Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tải Đề thi thử Đại học môn Lịch sử 2015 - Đề thi đại học môn Lịch sử có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.91 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<sub> ĐỀ CHÍNH THỨC </sub>

<b>ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015</b>
(Đề thi gồm có 01 trang) <b> Môn: LỊCH SỬ </b>


<i>Ngày thi: 22 tháng 01 năm 2015 </i>
<i> Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề </i>


<b>Câu I (2,0 điểm) </b>


Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá về Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất được thể hiện trong các tài liệu nào? Nêu nội dung của tư tưởng đó.


<b>Câu II (2,0 điểm) </b>


Trình bày và nhận xét việc tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong
thời kì 1930– 1945.


<b>Câu III (3,0 điểm) </b>


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, chiến thắng nào của quân dân
Việt Nam đã làm phá sản ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp? Trình bày hồn cảnh,
diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó.


<b>Câu IV (3,0 điểm) </b>


Vì sao nói giai đoạn 1960-1973 là giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản? Nguyên
nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” đó? Theo anh/chị, Việt Nam có thể học được những bài
học kinh nghiệm gì từ sự thành công của Nhật Bản?


--- Hết ---


<i><b>Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm. </b></i>



Họ và tên thí sinh...Số báo danh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐỀ CHÍNH THỨC <b>ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM </b>


<b>ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015</b>
<b>Môn: LỊCH SỬ </b>


(Đáp án – thang điểm có 05 trang)


<b>Câu </b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm </b>


<b>Câu I: </b>


<b>2,0 điểm </b>


<b>Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá về Việt </b>
<b>Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất được thể hiện trong các tài liệu nào? Nêu</b>
<b>nội dung của tư tưởng đó. </b>


<b>a. Tài liệu:</b>


- Các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ báo Nhân đạo
(của Đảng cộng sản Pháp); báo Đời sống công nhân (Liên đoàn
Lao động Pháp); Sự thật (Đảng cộng sản Liên Xơ); tạp chí Thư tín
quốc tế (Quốc tế cộng sản); báo Người cùng khổ, báo Thanh niên.


0,25


- Qua các bài tham luận của Nguyễn Ái Quốc trình bày trong Đại



hội quốc tế cộng sản lần thứ V, Đại hội quốc tế nông dân (1924). 0,25


- Qua tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường
Kách mệnh (1927).


0,25


<b>b. Nội dung</b>


- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trước hết
phải thực hiện “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.


0,25


- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong
kiến và phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự
do, từng bước thực hiện khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày”
(chống đế quốc giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ lớn nhất).


0,25


- Lực lượng tham gia: Trong cuộc cách mạng đó, cơng nhân và
nơng dân là gốc của cách mạng nhưng cần lôi kéo tiểu tư sản, trí
thức, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ.


0,25



- Lãnh đạo: Nông dân và công nhân là bạn đồng minh tự nhiên,
song giai cấp nông dân muốn giải phóng mình phải đặt dưới sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội
tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Phải thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của giai
cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.


0,25


<b>Câu II: </b>


<b>2,0 điểm</b>


<b>Trình bày và nhận xét về chủ trương tập hợp lực lượng cách </b>
<b>mạng trong các hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương từ </b>
<b>năm 1930 đến 1945.</b>


<b>a. Giai đoạn 1930 – 1931:</b>


- Tại hội nghị thành lập Đảng, trong bản Cương lĩnh chính trị đầu
tiên:


<i><b>+ Chủ trương: Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu</b></i>
tư sản, trí thức. Đối với phú nơng, trung tiểu địa chủ và tư bản
phải lợi dụng hoặc trung lập.


0,25


<i><b>+ Nhận xét: Đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thái độ </b></i>


chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong
xã hội Việt Nam. Mặt khác, thể hiện rõ tư tưởng đại đồn kết dân
tộc, qua đó khai thác sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp
cứu nước.


0,25


- Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng
sản Đông Dương (10–1930), trong bản Luận cương chính trị:


<i><b>+ Chủ trương: Động lực của cách mạng là công nhân, nông dân. </b></i>
<i><b>+ Nhận xét: Luận cương không thấy được khả năng cách mạng </b></i>
của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả
năng phân hóa và lơi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ đi theo
cách mạng.


0,25


<b>b. Giai đoạn 1936–1939: Trong hội nghị Ban Chấp hành </b>
<b>Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7–1936:</b>


<i><b>- Chủ trương: Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ, từ lực </b></i>
lượng cơ bản (công nhân, nông dân), đến các tầng lớp trên (tiểu tư
sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ) và cả một bộ phận những
người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, tức là cả
một bộ phận lực lượng ngoài dân tộc. Thành lập Mặt trận thống
nhất nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1938 đổi thành Mặt
trận dân chủ Đông Dương).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>- Nhận xét: Chủ trương này đáp ứng yêu cầu cụ thể của cuộc vận </b></i>


động dân chủ, nhằm đoàn kết rộng rãi tất cả những lực lượng có
khả năng chống phát xít, phản động thuộc địa, cơ lập cao độ bộ
phận phản động nhất trong thực dân Pháp ở Đông Dương, là bộ
phận không chịu thực hiện những chính sách mà Chính phủ nhân
dân Pháp ban hành. Từ đó địi các quyền tự do dân chủ, cơm áo,
hịa bình.


0,25


<b>c. Giai đoạn 1939 – 1945: Trong hội nghị Ban Chấp hành </b>
<b>Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11–1939 và </b>
<b>tháng 5–1941:</b>


<i><b>- Chủ trương: Tập hợp mọi lực lượng dân tộc như công nhân, </b></i>
nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ, các cá
nhân yêu nước không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc. Lực
lượng này sẽ được tổ chức thống nhất trong các mặt trận:


+ Hội nghị Trung ương tháng 11–1939, chủ trương thành lập Mặt
trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.


+ Hội nghị Trung ương tháng 5–1941, chủ trương thành lập Mặt
trận Việt Nam độc lập đồng minh.


0,25


025


<i><b>- Nhận xét: Đó là một chủ trương đúng đắn nhằm huy động lực </b></i>
lượng tồn dân tộc, cơ lập cao độ kẻ thù; khắc phục triệt để những


hạn chế về tập hợp lực lượng trongLuận cương chính trị tháng
10–1930, khẳng định lại tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.


0,25


<b>Câu 3:</b>
<b>3,0 điểm </b>


<b>Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, chiến thắng </b>
<b>nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” </b>
<b>của thực dân Pháp? Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của </b>
<b>chiến thắng đó.</b>


<i><b> a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm</b></i>
<i><b>1954, chiến thắng của quân dân Việt Nam đã làm phá sản ý đồ</b></i>
<i><b>“đánh nhanh, thắng nhanh”của thực dân Pháp là chiến dịch</b></i>
<i><b>Việt Bắc thu đơng 1947. </b></i>


0,25


<b>b.Hồn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa</b>


<b>* Hoàn cảnh: </b>


<i><b>- Về phía Pháp: </b></i>


Bước sang năm 1947, Pháp gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết
những khó khăn đó và thực hiện âm mưu “đánh nhanh thắng



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc nhằm đánh
phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ
lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta. Chúng âm mưu giành
thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh
chóng kết thúc chiến tranh.


<i><b>- Về phía Việt Nam: </b></i>


Cơ quan Trung ương của ta rút về căn cứ Việt Bắc để kháng chiến
lâu dài. Lực lượng kháng chiến của ta lúc này vẫn còn non yếu.
Trung ương Đảng chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh
sinh.


0,25


<i><b>* Diễn biến </b></i>


<i><b>- Hành động của Pháp: Để thực hiện kế hoạch trên, Pháp huy </b></i>
động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương do tướng
Valuy chỉ huy, tiến công Việt Bắc từ ngày 7–10–1947. Chúng
chia thành 3 cánh quân tiến công lên Việt Bắc:


+ Sáng ngày mùng 7–10–1947, một binh đồn qn dù do
Sơvanhắc chỉ huy đổ bộ xuống Bắc Kạn, Chợ Mới.


+ Cùng ngày, một binh đồn bộ binh do Bơphơrê chỉ huy từ Lạng
Sơn tiến lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn bao vây Việt Bắc
ở phía đơng và phía bắc.



+ Ngày 9–10–1947, một binh đồn bộ binh và lính thủy do
Comuynan chỉ huy từ Hà Nội ngược lên sông Hồng, sơng Lơ, lên
Tun Quang, Chiêm Hóa rồi đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc
ở phía tây.


<i><b>- Chủ trương, hành động của Việt Nam: </b></i>


+ Ngày 15–10–1947, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị
“phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.Quân ta
anh dũng chiến đấu, đẩy lùi mọi hướng tấn công của địch.
.+ Ở Bắc Kạn, quân ta bao vây, tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ
Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ
Rã (cuối tháng 11–1947)


+ Ở mặt trận hướng đông, ta chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu
biểu là trận ở đèo Bông Lau (30–10–1947). Ở hướng tây, ta phục
kích, đánh địch trên sơng Lơ, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau.


0,5


0,25


0,25


0,25


<i><b>*Kết quả:</b></i>


- Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch, bắn rơi 16
máy bay và bắn chìm 11 tàu chiến, ca nơ; phá hủy nhiều xe quân


sự và vũ khí, quân trang quân dụng của địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Buộc quân Pháp rút khỏi Việt Bắc vào ngày 19–12–1947. Cơ
quan chỉ đạo kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta
trưởng thành.


0,25


<i><b>* Ý nghĩa:</b></i>


- Là chiến dịch phản công đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến
chống Pháp giành thắng lợi. Chứng minh sự đúng đắn của đường
lối kháng chiến của Đảng ta, chứng minh khả năng vững chắc của
căn cứ địa Việt Bắc.


- Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc
Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta.


0,25


0,25


<b>Câu IV:</b>
<b> 3 điểm</b>


<b>Vì sao nói giai đoạn 1960-1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế </b>
<b>Nhật Bản? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” đó? Theo em, Việt</b>
<b>Nam có thể học được những bài học kinh nghiệm gì từ sự thành cơng của Nhật </b>
<b>Bản?</b>



<b>a) Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản </b>


- Sau khi nền kinh tế phục hồi và đạt mức trước chiến tranh, từ
năm 1952 đến năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Từ
năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn
phát triển “thần kì”:


+ Tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số
(1960–1969 là 10,8%).Từ năm 1970–1973, tuy có giảm đi nhưng
vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn các nước phát triển khác.


+ Năm 1968, Nhật đã vượt qua Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang
Đức, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mỹ). Nhật
Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế
giới (cùng với Mỹ và Tây Âu).


- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, tập trung
vào lĩnh vực sản xuất phục vụ dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ
lạnh, ô tô,…), các tàu chở dầu có tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây
dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền hai đảo Hôn-su
và Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ dài 9,7 km nối hai đảo
Hôn-su và Sicôcư,…


<b>b) Nguyên nhân </b>


<i><b>* Nguyên nhân chủ quan </b></i>


+ Coi trọng yếu tố con người, người dân Nhật với truyền thống
văn hóa, giáo dục, đạo đức lao động tốt, có ý thức tổ chức kỉ luật,



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức
cộng đồng,…được xem là vốn q nhất, là “cơng nghệ cao nhất”,
là nhân tố quyết định hàng đầu.


+ Nhà nước quản lý kinh tế một cách có hiệu quả, có vai trị rất
lớn trong việc phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô.


+ Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý
tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.


+ Nhật Bản luôn áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện
đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá
thành sản phẩm.


+ Chi phí cho quốc phịng ít nên có điều kiện tập trung cho phát
triển kinh tế (Hiến pháp quy định không vượt quá 1% GDP)


0,25


0,25


0,25


0,25


<i><b>* Nguyên nhân khách quan </b></i>


+ Nguồn viện trợ Mỹ, dựa vào Mỹ về mặt qn sự để giảm chi phí
quốc phịng; lợi dụng các cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950–
1953), Việt Nam (1954–1975) để làm giàu.



+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đạt được nhiều thành
tựu. Mặt khác, đây cũng là giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế
giới.


0,25


0,25


<b>c. Bài học cho Việt Nam. </b>


- Chú trọng yếu tố con người. Cần phải đào tạo, rèn luyện những
cá nhân có ý thức kỉ luật cao, được trang bị kiến thức, cần cù, tiết
kiệm, ý thức cộng đồng,…


- Nâng cao vai trị lãnh đạo, quản lí của Nhà nước và các công ty
(nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, thơng tin và dự báo,…); tích
cực áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất,
… ; tận dụng tốt các các cơ hội từ bên ngoài,...


0,25


</div>

<!--links-->

×