Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.16 KB, 3 trang )
Các vai trò: Nguồn gây căng thẳng cho lãnh đạo
Hiểu rõ tình trạng căng thẳng của lãnh đạo hiện nay không chỉ giúp nhận ra các nguyên
nhân gây nên căng thẳng, mà còn biết rõ ai là người gây nên tình trạng này. Bởi vì các
lãnh đạo phải tiếp xúc với rất nhiều nhóm người, nên sự căng thẳng đến từ rất nhiều
nguồn khác nhau.
Nhóm nào cũng có thể gây căng thẳng cho lãnh đạo ở mức
độ tương đương nhau, các nhóm chẳng hạn như: các sếp,
những người đồng cấp, các báo cáo trực tiếp và khách hàng
gây căng thẳng theo các cách khác nhau.
Có rất ít sự khác biệt giữa các sếp, người đồng cấp, các báo
cáo trực tiếp và các khác hàng trong việc trở thành các nguồn
gây căng thẳng. Các lãnh đạo đều nhất trí rằng các khách
hàng (63%) và báo cáo trực tiếp (63%) là các nguồn gây căng
thẳng nhất, nhưng những người đồng cấp (62%) và các sếp
cũng gây căng thẳng không kém. Các lãnh đạo chịu căng
thẳng từ các nguồn trên với các mức độ như nhau, nhưng lại
theo các cách thức khác nhau.
Căng thẳng từ sếp
Căng thẳng từ các sếp có xu hướng xuất phát từ cảm giác rằng anh/ cô ta không hỗ trợ đủ cho
lãnh đạo hoặc không bày tỏ sự kính trọng đối với quyền hành của lãnh đạo. Các sếp với phong
cách lãnh đạo và quản lý khác nhau cũng là một nguồn gây căng thẳng đáng kể.
Căng thẳng từ người đồng cấp
Căng thẳng từ những người đồng cấp không giống như căng thẳng xuất phát từ các sếp. Sự
ganh đua và thiếu cơ hội làm việc theo nhóm cùng các người đồng cấp là các nguồn chính gây ra
căng thẳng cho lãnh đạo. Giữa những người đồng cấp mà thiếu đi sự nhiệt tình khi làm việc theo
nhóm, cũng như thiếu sự cộng tác là các nguyên nhân chính gây căng thẳng cho cá nhân người
lãnh đạo.
Căng thẳng từ báo cáo trực tiếp và khách hàng
Báo cáo trực tiếp về thực hiện công việc là nguồn chính yếu dẫn tới căng thẳng cho cá nhân lãnh
đạo, nhưng không có các vấn đề nảy sinh từ thực hiện công việc, thì các báo cáo trực tiếp ít khi
trở thành một nguồn gây căng thẳng.