Bài :TRÀNG GIANG
Huy Cận
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Giúp hs cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn , nỗi sầu nhân thế ,
niềm khao khát được hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước
của tác giả .
- Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới .
II / PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Phân tiùch , gợi mở , bình giảng ,…
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ n đònh lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
Trong phong trào thơ mới 1932-1945 , nếu như XD được coi là nhà thơ có cái nhìn
độc đáo và tinh tế về thời gian , thì một người bạn thơ của ông , lại được coi là có cái
nhận sâu lắng về không gian . Đó chính là Huy Cận , với một giọng thơ ảo nảo buồn ,
nỗi buồn như thấm sâu , lan xa vào cảnh vật , thể hiện sự cảm nhận không gian tinh
tế của nhà thơ qua bài Tràng Giang .
Hoạt động của gv và hs Nội dung
Gọi hs đọc tiểu dẫn ,
Yêu cầu trình bày những nét
chính về cuộc đời , sự nghiệp
thơ văn của Huy Cận .
Thơ Huy Cận trước và sau
Cách Mạng Tháng Tám 1945
có đặ điểm gì nổi bật?
I / Tìm hiểu chung về tiểu dẫn :
1/ Cuộc đời :
Huy Cận (1919-2005) , tên khai sinh: Cù Huy Cận , quê : Hương Sơn-
Hà Tónh .
- Sau khi học hết trung học ở Huế , ông ra Hà Nội học trường cao
đẳng canh nông (1939).
- Trong kháng chiến Huy Cận tham gia hoạt động cách mạng từ
1942 , và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong làng văn VN ,
cũng như bộ máy nhà nước : thứ trưởng bộ văn hoá , bộ trưởng
đặc cách công tác văn hoá- nghệ thuật tại văn phòng hội đồng
bộ trưởng kiêm uỷ ban trung ương liên hiệp vhnt VN .
- ng được bầu làm viện só viện hàn lâm thơ thế giới .
2/ Sự nghiệp thơ văn :
a/ Trước cách mạng tháng tám :
HC có các tập thơ :Lửu Thiêng , Kinh Cầu Tự , Vũ Trụ Ca : thể hiện
nỗi buồn ảo nảo , sự bơ vơ .
b / Sau cách mạng tháng tám :
Trời mỗi ngày lại sáng , Đất nở hoa , Bài thơ cuộc đời …thời kì hồn thơ
của ông không còn cô đơn , bơ vơ ,ảo não như trước nữa , mà tràn ngập
Tập thơ đã khảng đònh tài
năng và tên tuổi của Huy Cận
là tập Lửu Thiêng , chúng tìm
hiểu vài nét về tập thơ này .
Một trong những bài thơ tiêu
biểu cho hồn thơ Huy Cận
trước Cách Mạng Tháng Tám
là bài Tràng Giang ,sơ lược
vài nét bài thơ này.
Em hiểu ntn về câu đề từ của
bài , từ đó có mối liên hệ ntn
với bức tranh thiên nhiên và
tâm trạng tác giả ?
Sau khi đọc xong bài thơ
em có nhận xét gì về âm
hưỡng chung của bài thơ ?
Vui hay buồn ?
Bài thơ mở đầu bằng hình
ảnh nào ?
Nếu như câu 1 tả sóng , thì
niềm yêu đời , yêu cuộc sống , yêu đất nước , yêu nhân dân ….
3/ Vài nét về tập Lửu Thiêng :
Đây là tập thơ đầu tay của HC xuất bản năm 1940 , bao trùm lên tất cả
là một nỗi buồn , sự bơ vơ lạc lõng , tập thơ đã khảng đònh được một
trong những vò trí hàng đầu của phong trào Thơ mới 1932-1945.
4 / Sơ lược về bài Tràng Giang :
Bài thơ được HC viết vào tháng 9 năm 1939 ,sau đó được in trong tập
Lửu Thiêng xuất bản 1940 , đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của hồn thơ
HC trước C/ Mg Tháng Tám năm 1945.
II / Đọc hiểu văn bản :
1/ Nhan đề :
Tràng Giang là một từ Hán Việt mang âm hưởng cổ kính . Tràng Giang
đồng nghóa vơí trường giang ( con sông dài ) nếu dùng trường giang thì
cái hay của tiêu đề sẽ giảm đi rất nhiều , cách hiệp vần “ang “tạo nên
một dư âm vang xa trầm lắng mênh mang . Như vậy
Tràng giang không chỉ là con sông dài mà còn là con sông rộng lớn .
2/ Lời đề từ :
“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài “
+ “ trời rộng “, “sông dài “ chỉ không gian bao la mênh mông rộng lớn
.
+ “ bâng khuâng “, “nhớ” tâm trạng buồn cô đơn giữa trời rộng sông
dài .
Đối diện với cái vô cùng vô tận của không gian , cái vô biên của
thời gian , con người càng thấm thía nỗi cô đơn , sự lẻ loi , bơ vơ , lạc
lõng của chính mình . Đó cũng chính là nỗi niềm cái tôi của nhà thơ .
Âm hưởng chung của toàn bài là buồn , nỗi buồn thấm sâu vào cảnh
vật , dường như mỗi khổ thơ là một cách miêu tả khác nhau về nỗi
buồn . Một nỗi buồn đìu hiu xa vắng trải dài vô tận theo không gian và
thời gian .
3/ Phân tích :
a/ Khổ một : Bài thơ mở đầu bằng cảnh sông nước mênh mông , bát
ngát , và nỗi buồn cũng trải ra bất tận , khôn cùng .hai từ “sóng gợn”
gợi tả vòng xoáy đang lan ra , loang ra , gối lên nhau , xua đuổi nhau
đến vô tận , như nỗi buồn âm thầm mà da diết khôn nguôi .
Hai từ “ sóng gợn “ lại được tác giả sắp xếp liền kề trước hai từ “tràng
giang” , khiến người ta có cảm giác con sóng cứ nối nhau đến tận cuối
trời sông nước , cùng với nó là những nỗi buồn chồng chất tầng tầng ,
lớp lớp “ buồn điệp điệp “
Nếu như câu một tả sóng , thì câu hai là hình ảnh “con thuyền” . Ở
câu 32 tả hình ảnh gì ?
Sang câu 3 mạch cảm xúc
có gì thay đổi không ?
câu 4 tác giả đã sử dụng
biện pháp nt gì là tiêu biểu ?
Tác giả có dụng ý gì khi sử
dụng biện pháp nt đó ?
Gv yêu cầu học sinh phân
tích hai câu đầu , và nhận xét
các từ ngữ : xuống , lên , sâu
chót vót , dài rộng , cô liêu
trong hai câu sau.
Các sự vật trong khổ thơ
thừ ba được sắp đặt ntn ?
Gv yêu cầu hs phát hiện ,
phân tích màu sắc cổ điển và
cái tôi hiện đại trong khổ thơ
cuối .
đây có thể là con thuyền nương theo dòng nước mà trôi , có thể là con
thuyền bất lực ngay cả với mái chèo của mình , đênh lênh cho dòng
nước cuốn đi .
Hai câu thơ mang một nỗi sầu lớn vì nó còn gợi cảm giác chia lìa ,
không gắn bó . Con thuyền cô đơn vô đònh , xuôi dòng nước mà như
không có mỗi liên hệ với nước , đi với dòng mà như chia li với dòng .
Câu 3 :
Cũng gợi một cảm giác chia lìa , thuyền về một ngả , nước lại một
đường , khối sầu toả đi khắp trăm ngả buồn thương . Nỗi sầu ở đây đã
được tác giả tăng cấp từ “buồn điệp điệp “sang sầu .
Câu 4 :
Với biện pháp nt đảo ngữ “củi một cành khô “ , đã cho thấy rõ hơn
cái khô của củi , cái bé nhỏ gầy guộc của cành . Câu thơ gợi lên trong
lòng người đọc thân phận của những kiếp phù sinh bé nhỏ , lênh đênh
lạc loài trôi nổi giữa dòng đời vô đònh . Đây là hiện thân của cái tôi cá
nhân tự ý thức thấy mình bơ vơ giữa cõi người , bé nhỏ giữa dòng đời ,
và trở thành tha hương trên chính quê hương mình .
b/ Khổ 2 :
Nếu như khổ một ta thấy bức tranh tràng giang hiện lên thật cô liêu
vắng lặng , thì khổ hai bức tranh ấy như có thêm sức sống của “làng
xa” , “chợ chiều “ , bên sông …nhưng tất cả chỉ làm cho cảnh thêm
mênh mang hiu quạnh . Cồn thì nhỏ , cây cỏ thì đìu hiu hoang vắng ,
làng thì xa , chợ thì vãn khiến bên sông trở nên cô liêu giữa sông dài ,
trời rộng .
Nắng càng xuyên xuống , trời càng được nâng lên , sự chuyển động
được hoàn tất bởi cụm từ “sâu chót vót “ . Chót vót là từ láy dùng để
chỉ chiều cao , nhưng ở đây HC đã dùng để chỉ chiều sâu . Đó là sự lạ
hoá của cái nhìn do cảm giác đưa lại . Không phải nhà thơ đứng dưới
mặt đất nhìn lên trời ,cũng không phải nhà thơ đứng trên đỉnh trời nhìn
xuống đất , mà thi nhân như đang đứng bơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm để
nhìn xuyên vào lòng đất ruột đất .
Khổ thứ ba :
Các sự vật được đặt cạnh nhau :bèo thì hàng nối hàng , bờ xanh thì
tiếp bãi vàng , không cầu , không đò …các sự vật đặt cạnh nhau , nhưng
tất cả đều không có mỗi liên hệ , không cần nhau tất cả chỉ gợi cảm
giác hiu quạnh trống vắng .
Khổ thứ tư :
Màu sắc cổ kính thể hiện qua việc sử dụng các hình ảnh : mây núi ,
cánh chim, bóng chiều .
Hình ảnh cánh chim lẻ loi cô độc bay nghiêng trong ánh hoàng hôn
đã trở thành tín hiệu thẩm mó trong thơ cổ điển :
Tổng kết nd tư tưởng và đặc
sằc nt của bài .
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Huyện Thanh Quan
Lạc hà giữ cô lộ tề phi
( Ráng chiều và cánh cò cùng bay )
Vương Bột
Tuy nhiên cánh chim nhỏ trong thơ mới nói chung , và trong khổ thơ
này của HC nói riêng ,không chỉ có ý nghóa báo hiệu hoàng hôn mà
còn là biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi cô độc trước cuộc đơì ảm đạm
không có nổi một giờ vui .
Tổng kết :
Tràng Giang là một bài thơ hay của HC bao trùm bài thơ là một nỗi
buồn thương đau đớn mênh mang . Xét đến cùng đó là cái buồn thế
hệ , nỗi sầu vũ trụ , nỗi buồn thương về cuộc đời , kiếp người.Đằng sau
tâm trạng buồn , cô đơn , là niềm khát khao sự sống , khát khao sự cảm
thông hoà hơp .Mặt khác trong chiều sâu cảm xúc còn là t/y quê hương
đất nước kín đáo mà tha thiết .