BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-------------
LÊ ĐÀO ANH TUẤN
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GẠCH KHÔNG NUNG TẠI PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------
LÊ ĐÀO ANH TUẤN
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GẠCH KHƠNG NUNG TẠI PHÚ N
Chun ngành:
Chính sách cơng
Mã số:
603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện, các kết quả nghiên cứu thu
được là trung thực. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn
từ những tài liệu được phép cơng bố và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tơi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Lê Đào Anh Tuấn
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ thầy cơ giáo của Chương trình giảng
dạy kinh tế Fulbright – Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng
như hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa – người trực tiếp quan tâm, trao đổi, hướng dẫn và
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Sở Kế hoạch và
Đầu tư Phú Yên đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như nghiên cứu luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp MPP3, những người đã đồng hành chia sẻ, góp ý trong suốt
quá trình học tập của mình, đặc biệt là các bạn Nguyễn Thị Kim Ngọc, Trà Thanh Danh, Trần
Thanh Điền, Nguyễn Kim Huệ, Trần Mai Huy, Nguyễn Tú Mai, Phan Châu Mỹ, Lê Huỳnh
Chi Loan, Võ Ngọc Hoàng Vy…
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và anh chị tôi, những người đã luôn luôn
quan tâm động viên, hỗ trợ tôi trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Lê Đào Anh Tuấn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................ v
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ .................................................................................................................. vi
TĨM TẮT....................................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1.1.
Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................ 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 3
1.4.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................................. 4
1.5.
Phương pháp và cấu trúc của đề tài ................................................................................. 4
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 4
1.5.2. Cấu trúc và bố cục đề tài .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 6
2.1.
Khung lý thuyết “phân tích tác động của quy định” – RIA ........................................... 6
2.2.
Khung phân tích thể chế và vai trị của các cấp quản lý ................................................. 7
2.3.
Những nghiên cứu trước và kinh nghiệm ........................................................................ 8
2.4.
Văn bản pháp lý của cụm chính sách phát triển GKN.................................................... 8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GẠCH KHƠNG
NUNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN ....................................................................................................... 10
3.1.
Khái niệm gạch đất sét nung và gạch khơng nung........................................................ 10
3.2.
Khái qt về cụm chính sách phát triển gạch khơng nung ........................................... 11
3.3.
Khái qt về tình hình sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây tại Phú Yên .......................... 12
3.3.1. Tình hình sản xuất gạch đất sét nung thủ cơng ............................................................. 12
3.3.2. Tình hình sản xuất gạch đất sét nung theo cơng nghệ Tuynel ..................................... 14
3.3.3. Tình hình sản xuất gạch khơng nung ............................................................................. 15
3.3.4. Tình hình tiêu thụ gạch tại Phú Yên .............................................................................. 15
3.4.
Khái quát tình hình triển khai chính sách phát triển gạch khơng nung tại Phú Yên... 16
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ................................................................................ 19
4.1.
Những ưu điểm của việc sử dụng GKN thay thế cho GĐSN....................................... 19
4.1.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất và an ninh lương thực .................................................. 19
4.1.2. Bảo vệ môi trường (giảm khí thải, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, năng
lượng). .......................................................................................................................................... 19
4.1.3. Chất lượng vượt trội và giá thành hợp lý của gạch không nung .................................. 20
4.1.4. Người tiêu dùng vẫn muốn sử dụng GĐSN thay vì GKN............................................ 21
4.2.
Phân tích tác động của cụm chính sách ......................................................................... 22
4.2.1. Các đối tượng chịu tác động của chính sách ................................................................. 22
4.2.2. Phân tích tác động của phương án hiện tại .................................................................... 22
iv
4.2.3.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.4.
4.5.
4.6.
4.6.1.
4.6.2.
Đánh giá sơ bộ phương án đang triển khai .................................................................... 24
Những bất cập của việc triển khai chính sách ............................................................... 25
Việc cấm các lị gạch thủ cơng chưa thành cơng .......................................................... 25
Thiếu sự bền vững trong quy hoạch phát triển.............................................................. 26
Khuyến khích gạch khơng nung chưa có một chính sách cụ thể rõ ràng .................... 27
Vai trò và quyền hạn của các đơn vị quản lý Nhà nước ............................................... 27
Ý kiến của các nhà quản lý và các chuyên gia .............................................................. 28
Kinh nghiệm của các tỉnh khác ...................................................................................... 29
Kinh nghiệm của các nước ............................................................................................. 30
Trung Quốc...................................................................................................................... 30
Một số nước khác ............................................................................................................ 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................................. 34
5.1.
Đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các nhóm bị tác động..................................................... 34
5.1.1. Hỗ trợ cho các chủ lò gạch thủ công.............................................................................. 34
5.1.2. Hỗ trợ giải quyết việc làm do lao động dơi dư từ các lị gạch thủ cơng ...................... 35
5.1.3. Đảm bảo lợi ích tốt hơn cho toàn xã hội ....................................................................... 35
5.2.
Đưa giá thành gạch đất sét nung về đúng giá trị thật của nó........................................ 36
5.2.1. Áp dụng các mức phí bảo vệ mơi trường và thuế tài nguyên tối đa ............................ 37
5.2.2. Phân cấp giám sát và thu thuế tài nguyên đất ............................................................... 37
5.3.
Tổ chức giám sát và triển khai chính sách .................................................................... 38
5.4.
Văn bản pháp luật và các chế tài thực hiện ................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 42
Tiếng Việt ....................................................................................................................................... 42
Tiếng Anh ....................................................................................................................................... 45
PHỤ LỤC ....................................................................................................................................... 46
Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa ....................................................................................................... 46
Phụ lục 2: Sơ đồ quy trình sản xuất các loại gạch........................................................................ 55
Phụ lục 3: So sánh gạch đất sét nung và gạch không nung ......................................................... 58
Phụ lục 4: Các giả định và tính tốn đánh giá chi phí lợi ích của chính sách ............................ 65
Phụ lục 5: Ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý cấp địa phương .................................... 70
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
Chỉ thị
CV
Công văn
DN
Doanh nghiệp
GĐSN
Gạch đất sét nung
GNTC
Gạch ngói thủ cơng
GKN
Gạch khơng nung
GTC
Gạch thủ cơng
RIA
Regulatory Impact Analysis – phân tích tác động của quy
định
NĐ
Nghị định
QĐ
Quyết định
UBND
Ủy ban nhân dân
VBPL
Văn bản Pháp luật
VLXD
Vật liệu xây dựng
VLXKN
Vật liệu xây không nung
V/v
Về việc
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:
Những đặc điểm chủ yếu của các loại công nghệ sản xuất GĐSN………………..10
Các sản phẩm gạch cơ bản của nghiên cứu……………………………………….11
Cơ sở sản xuất GĐSN thủ cơng…………………………………………………...12
Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạch tại Phú Yên………………………………….15
Dự báo nhu cầu tiêu thụ gạch tại Phú Yên………….……………………………..15
Khí thải gây ô nhiễm của các công nghệ ...……………………………………….19
So sánh tiêu chuẩn kỹ thuật giữa GKN và GĐSN……………….………..……...20
Các đối tượng bị tác động…..……………………………………………………..21
Tác động định lượng của các đối tượng …………………………………………..22
vi
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Gạch đất sét nung (gạch đỏ): là loại VLXD có từ rất lâu đời. GĐSN có nguyên liệu
từ đất sét thông qua công nghệ nung bằng chất đốt tự nhiên (củi, trấu, than đá…) để tạo độ
cứng và độ bền cho gạch. GĐSN hiện nay được chế tạo chủ yếu qua các công nghệ bao gồm:
Tuynel, Hoffman (lò vòng), lò đứng liên tục và lò thủ công.
Gạch không nung: là loại gạch được sản xuất theo cơng nghệ khơng dùng đất nơng
nghiệp, tự đóng rắn khơng sử dụng q trình nung nóng đỏ để tạo độ bền cho gạch. Độ bền
của GKN được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc ép rung lên viên gạch và thành phần kết
dính của chúng. Thêm vào đó, GKN sử dụng các nguyên liệu là phế liệu hoặc các sản phẩm
vật liệu thông thường nhất như cát, đá và xi măng để cấu thành nên sản phẩm nên rất thân
thiện với môi trường. GKN tại Việt Nam hiện nay được biết đến với rất nhiều công nghệ, các
loại gạch có thể kể đến là gạch block bê tơng (xi măng cốt liệu), gạch nhẹ bê tông bọt, gạch
nhẹ chưng khí áp (AAC), gạch polymer (từ cơng nghệ đất hóa đá) …
Gạch Block bê tơng: là một trong những loại GKN phổ biến nhất hiện nay ở Việt
Nam. Gạch được sản xuất từ xi măng, cát và chất độn như sỏi, đá dăm, v.v…, gạch block
chính là bê tông với tỷ lệ nước thấp và cốt liệu nhỏ được lèn chặt trong khn thép thành các
sản phẩm có hình dạng theo khn mẫu, và sau đó dưỡng hộ cho tới khi cứng đạt mác tương
ứng với cấp phối.
Tuynel (tunnel): là một trong những công nghệ sản xuất GĐSN. Lị tuynel có dạng
thẳng gồm lị nung và lị sấy đặt song song nhau. Chuyển liệu cho lò là hệ thống đường ray,
kích đẩy thủy lực và xe phà. Nhiệt khí thải lị nung được tái sử dụng cho lị sấy qua hệ thống
quạt và kênh dẫn khí nóng. Vật liệu được nung (gạch mộc) được xếp trên xe goong chạy trên
đường ray qua lò sấy rồi sang lò nung. Chuỗi xe goong trong lị tì sát vào nhau và 2 bên sườn
xe có tấm thép ngập vào rãnh cát của lị, hệ thống tự làm kín khí nóng vùng trên mặt xe và
gầm xe. Nhiên liệu - bột than được cấp vào lò qua các lỗ tra than trên nóc vùng giữa lị. Các
vùng nhiệt độ của lị giữ không đổi về thời gian, không gian và cường độ. Điều này giúp tiết
kiệm được năng lượng hơn so với các công nghệ khác cùng loại như Hoffman hay lị thủ cơng.
Gạch được sản xuất bằng cơng nghệ này được gọi là gạch tuynel.
Vật liệu xây không nung: là các loại VLXD không sử dụng công nghệ nung. Các sản
phẩm đó bao gồm chủ yếu là gạch và ngói khơng nung. Ngồi ra cịn có các loại vật liệu khác
bao gồm tấm tường thạch cao, tấm 3D …
vii
TĨM TẮT
Thơng qua khung lý thuyết và các ngun tắc về “phân tích tác động của quy định”
(Regulatory Impact Analysis, gọi tắt là RIA), luận văn nghiên cứu, tìm hiểu tình hình triển
khai thực hiện cụm chính sách về phát triển gạch theo công nghệ không nung, sản phẩm thân
thiện môi trường để thay thế các loại vật liệu theo công nghệ nung truyền thống (gây ô nhiễm
môi trường, hao tổn năng lượng, nguồn đất sét và ảnh hưởng đến ruộng lúa và an ninh lương
thực) tại tỉnh Phú Yên như thế nào? Đồng thời tìm ra những nguyên nhân tại sao việc triển
khai chính sách này lại chưa thành công.
Kết hợp các phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và phỏng vấn chuyên gia, các nhà
quản lý và các DN, luận văn sẽ phân tích, đánh giá để tìm ra những hướng giải quyết nhằm
đảm bảo hài hịa lợi ích của các nhóm có liên quan chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ
chính sách trên. Qua đó đề xuất những biện pháp cụ thể để cải thiện và nâng cao hiệu quả của
chính sách, làm cho GKN dần thay thế GĐSN như một tất yếu khách quan góp phần bảo vệ
mơi trường để phát triển bền vững.
Với nhiệm vụ trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của chính
sách đến các chủ thể có liên quan bao gồm: các lị GTC, các DN sản xuất theo công nghệ
tuynel (vẫn sử dụng công nghệ nung nhưng tiết kiệm năng lượng hơn), các DN sản xuất theo
công nghệ không nung, các nhà quản lý cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã/phường để xem lợi
ích, trách nhiệm và vai trị của các nhóm trên thay đổi như thế nào khi có chính sách trên.
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Phú Yên nói riêng cũng như Việt Nam nói
chung cần phải nhanh chóng giảm dần tiến tới loại bỏ các lị GTC ơ nhiễm mơi trường, thay
thế vào đó bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như GKN. Để đạt các mục tiêu đó,
cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thực hiện đồng thời nhiều chính sách để đảm bảo hài hịa lợi ích của các nhóm bị tác
động. Cụ thể, khuyến khích trực tiếp vào việc sản xuất và sử dụng GKN, tiến tới thay
thế hoàn toàn GĐSN;
Sử dụng các chính sách về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường để đưa giá của
GĐSN trở lại giá trị thật của nó;
viii
Thành lập tổ chức quản lý có chức năng và đủ thẩm quyền để triển khai chính sách;
Tăng cường chế tài xử lý để giúp các VBPL được thực hiện một cách nghiêm túc.
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
với phương châm tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã
hội để phát triển bền vững. Cho nên việc sử dụng hợp lý tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tiết
kiệm năng lượng, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khắc phục biến đổi khí hậu, bảo
đảm an ninh lương thực… đang là những chủ đề rất được quan tâm ở Việt Nam và thế giới
hiện nay. Do đó, mọi hoạt động phát triển, mọi dự án đầu tư phải thỏa mãn được các vấn đề
quan tâm trên mới được xem xét, cho phép triển khai. Hiện nay, Chính phủ đang tiến hành siết
chặt về đầu tư, hạn chế tối đa các dự án chiếm diện tích đất nông nghiệp lớn như sân golf hay
các dự án bất động sản. Ngồi ra, các dự án gây ơ nhiễm môi trường lớn đang được xử lý
nghiêm hơn như trường hợp của Vedan, Sonadezi … hay hạn chế cấp phép đầu tư như các dự
án về chế biến sắn, công nghiệp nặng, chế biến cao su cốm để hướng đến những quy định của
thế giới về giảm chất thải, khí thải gây ơ nhiễm mơi trường.
Tuy vậy, trên thực tế có một ngành sản xuất đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho mơi
trường nhưng lại chưa có nhiều biện pháp xử lý, khắc phục, đó là ngành sản xuất GĐSN sử
dụng để xây dựng các cơng trình, nhà ở… Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
VLXD năm 2020, Việt Nam có nhu cầu khoảng 42 tỷ viên gạch tiêu chuẩn đất sét nung. Ước
tính với tổng lượng gạch sản xuất trong 10 năm từ 2011- 2020 là khoảng 330 tỷ viên, sẽ tiêu
tốn khoảng 500 triệu m3 đất sét (khai thác ở độ sâu 2m). Như vậy, Việt Nam sẽ mất khoảng
25.000ha đất nơng nghiệp trong vịng 10 năm, tiêu tốn hơn 40 triệu tấn than và thải ra bầu khí
quyển khoảng 148 triệu tấn khí độc hại.1 Đây là một điều báo động trong quá trình phát triển
của đất nước phải được tính tốn tháo gỡ từ bản thân ngành xây dựng và nền kinh tế nước nhà.
Hiện nay, các VLXD thân thiện với môi trường đã bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam
như các loại GKN có cốt liệu từ cấu kiện bê tơng, gạch nhẹ AAC hay các loại vật liệu dùng
đất đồi bạc màu sử dụng công nghệ polymer … Tuy nhiên, việc sản xuất và đưa những sản
phẩm này thay thế dần gạch nung công nghệ cũ đang gặp rất nhiều khó khăn. Các quy định
1
Đình Bắc (2012)
2
pháp luật về khuyến khích sử dụng các vật liệu khơng nung đã được ban hành có thể kể đến
như QĐ 15/2000-BXD ngày 24/7/2000 của Bộ Xây dựng v/v Ban hành quy định đầu tư sản
xuất gạch ngói đất sét nung; QĐ 121/2008 ngày 29/8/2008 của Thủ tướng CP v/v Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020; hay QĐ 567/2010 ngày
28/4/2010 của Thủ tướng CP v/v Phê duyệt chương trình phát triển vật liệu khơng nung đến
năm 2020. Theo đó, lộ trình thay thế gạch nung đã được đề ra nhưng dường như chưa có tác
dụng cụ thể.
Phú Yên là một tỉnh duyên hải nam trung bộ Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 5.060
km2, dân số 868.514 người (2010) (với hơn 73% là lao động nơng nghiệp), có thế mạnh về
nơng nghiệp với cánh đồng lúa Tuy Hòa lớn nhất miền trung, diện tích trồng lúa và hoa màu
lên tới 56.615 ha2. Hàng năm, tỉnh sản xuất được khoảng 346.872 tấn lúa3. Do vậy, chính sách
phát triển vật liệu khơng nung tác động rất lớn đến ngành nông nghiệp của tỉnh (lấy đất), phá
rừng (lấy chất đốt), tác động đến nhiều vấn đề, trong đó có việc giải quyết lao động nơng
thơn... Theo thống kê4, tính đến đầu năm 2012, Phú Yên vẫn còn 311 lò GTC sản xuất khoảng
101,35 triệu viên/năm đang hoạt động, mặc dù theo QĐ 15/2000-BXD ngày 24/7/2000 của Bộ
Xây dựng, thì đến hết năm 2010, các lị này phải chấm dứt hoạt động. Như vậy, trong gần 12
năm triển khai, cụm chính sách này vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai xây dựng nông thôn mới – nông thôn hiện đại và
truyền thống với an sinh xã hội được đảm bảo, có mơi trường sống trong lành cho mọi người
dân – thì việc nhiều cơ sở sản xuất GĐSN đầy khói bụi độc hại cho cây trồng, vật ni, hao
tổn nhiều đất, năng lượng vẫn đang tồn tại là điều khó có thể chấp nhận được. Việc tìm kiếm
vật liệu khác (GKN) thay thế phù hợp là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Vì thế, là một người dân Phú n, tỉnh có thế mạnh nơng nghiệp, là một cơng chức
được theo học chương trình kinh tế Fulbright, được tiếp cận với khung lý thuyết “phân tích tác
2
Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2010, tr.100)
Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2010, tr.102)
4
Sở Xây dựng (2012b)
3
3
động của quy định” – RIA. Tôi quyết định chọn đề tài này nhằm góp phần vào q trình phát
triển đi lên bền vững của tỉnh nhà.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu, đi sâu vào đánh giá cụm chính sách phát triển GKN được triển
khai tại Phú Yên, các tác động tích cực và tiêu cực đến xã hội, đến người lao động (đặc biệt là
khu vực nơng thơn trong q trình xây dựng nơng thơn mới), và sự hợp lý trong việc phân bổ
các nguồn lực chung. Qua đó để cung cấp, củng cố thêm cơ sở luận cứ khoa học thực tiễn phù
hợp, phải thay thế GĐSN bằng loại GKN thân thiện mơi trường.
Chính sách phát triển GKN tác động đến các đối tượng bao gồm: người chủ và lao
động của lò GTC, các DN sản xuất theo công nghệ tuynel (vẫn sử dụng đất làm nguyên liệu)
và các DN theo đuổi công nghệ thân thiện với mơi trường như sản xuất gạch có cốt liệu bê
tông, vật liệu nhẹ AAC, bê tông bọt, polymer đất … Đề tài đánh giá xem lợi ích của từng đối
tượng bị tác động, qua đó đánh giá sự phân bổ các nguồn lực xã hội. Trên cơ sở phân tích
đánh giá lợi ích của các đối tượng đó, đề xuất một số giải pháp, chính sách phù hợp để hướng
đến mục tiêu giúp cụm chính sách phát triển GKN triển khai có hiệu quả hơn.
Ngồi ra, mục tiêu của đề tài là tìm kiếm những giải pháp về áp dụng các chế tài khi
không thực hiện cụm chính sách kể trên. Sự thiếu vắng hoặc áp dụng chưa nghiêm các chế tài
này cũng là một trong những ngun nhân khiến chính sách khơng được thực thi một nghiêm
minh.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu:
Việc triển khai thực hiện cụm chính sách phát triển GKN ở Phú Yên như thế nào?
Nguyên nhân nào khiến cụm chính sách này chưa được thực hiện thành công?
4
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài khơng những góp phần vào tiến trình hồn thiện chính
sách phát triển GKN cho tỉnh Phú n mà cịn có thể áp dụng cho một số tỉnh khác trong nước
cũng như các Bộ ngành có liên quan.
Ngoài ra, đề tài cũng gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các cụm chính sách
khuyến khích khác theo hướng thân thiện môi trường, hướng tới bền vững như ngành gỗ ép
(thay thế gỗ tự nhiên), năng lượng sạch (thay cho các nguồn năng lượng truyền thống) …
Cuối cùng qua đề tài này, một lần nữa nhấn mạnh vai trị của RIA trong q trình
hoạch định, đánh giá và hồn thiện chính sách; giúp các nhà quản lý cấp trung ương và địa
phương có cái nhìn đầy đủ hơn về vai trò của RIA đối với hệ thống chính sách của Nhà nước.
1.5. Phương pháp và cấu trúc của đề tài
1.5.1.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu thực hiện dựa trên phương pháp thống kê mô tả từ các dữ
liệu sơ cấp được tác giả tự điều tra, phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan
quản lý cấp địa phương như UBND Tỉnh, Sở Xây dựng, UBND Huyện và đặc biệt là UBND
cấp xã phường, những người quản lý trực tiếp các đối tượng chính bị tác động (các chủ lò
GTC, người lao động địa phương …). Từ dữ liệu đó, kết hợp các cơ sở lý thuyết, tác giả tiến
hành phân tích và đánh giá các khía cạnh có liên quan. Ngồi ra, đề tài cịn áp dụng phương
pháp xã hội học (chuyên gia, quan sát, thâm nhập, phỏng vấn …), thu thập dữ liệu thông qua
các cuộc hội thảo chuyên đề có liên quan, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong ngành, để
từ đó giúp nghiên cứu có nhiều góc nhìn khách quan.
Đề tài dựa trên thực tiễn ra đời cụm chính sách phát triển GKN tại Việt Nam và việc
triển khai của tỉnh Phú Yên. Với khung lý thuyết phân tích là RIA được nghiên cứu từ tài liệu
của trường Fulbright, OECD và những kinh nghiệm triển khai RIA ở một số nước, đề tài đánh
giá sự ảnh hưởng về lợi ích của các nhóm đối tượng bị tác động, để từ đó đánh giá những
vướng mắc của việc triển khai chính sách này, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm bổ sung,
điều chỉnh để chính sách được triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
5
1.5.2.
Cấu trúc và bố cục đề tài
Cấu trúc nghiên cứu của đề tài gồm 05 chương:
Chương 1 – MỞ ĐẦU – giới thiệu chung về bối cảnh nghiên cứu, sự cần thiết,
phương pháp nghiên cứu, mục tiêu đề tài, các câu hỏi chính sách và ý nghĩa thực
tiễn của đề tài.
Chương 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI – chỉ ra khung phân tích của
nghiên cứu bao gồm vai trị và mục tiêu của nó trong việc hoạch định chính sách.
Chương 3 – THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GKN TẠI
TỈNH PHÚ YÊN – giới thiệu về cụm chính sách phát triển GKN, và việc triển khai
thực hiện chúng trên thực tế (cụ thể tại Phú Yên).
Chương 4 – KẾT QUẢ - BÀN LUẬN – chỉ ra những điểm bất cập trong cụm
chính sách hiện tại đối với việc triển khai tại địa phương (cụ thể là Phú Yên).
Chương 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ – nêu ra những quan điểm của tác giả
trong việc hồn thiện chính sách nhằm đạt mục tiêu hiệu quả cao hơn và nhanh
chóng hơn.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khung lý thuyết “phân tích tác động của quy định” – RIA
RIA là một q trình phân tích các tác động có thể của một sự thay đổi về chính sách
và đưa ra một loạt các lựa chọn để thực hiện điều đó. Cơng cụ này có thể được sử dụng nhằm
đánh giá5:
Tất cả các tác động tiềm năng về mặt xã hội, mơi trường, tài chính và kinh tế của
một quy định;
Tất cả các quy định chính thức: văn bản pháp luật chính thức (luật, pháp lệnh, NĐ,
QĐ, các bản kế hoạch) và các quy định khơng chính thức (ví dụ hướng dẫn về các
thông lệ cần tuân thủ, các chương trình nâng cao nhận thức của cơng chúng);
Sự phân bổ tác động đối với các đối tượng khác nhau, bao gồm người tiêu dùng,
DN, các đối tượng trong khu vực cơng, các tổ chức phi chính phủ, khu vực nơng
thơn, thành thị hoặc các nhóm đối tượng khác.
Mục tiêu chính mà RIA hướng đến là đảm bảo các VBPL có chất lượng thực thi cao
hơn. Một số nguyên tắc chính để nâng cao chất lượng VBPL bao gồm6:
Chỉ đưa ra quy định pháp luật khi cần thiết;
Xem xét tất cả các phương án, bao gồm cả phương án “không làm gì”;
Khi cần thiết, đưa ra quy định ở mức hợp lý và tương thích với rủi ro và vấn đề
đang được xử lý;
Giảm bớt và đơn giản hóa các quy định pháp lý bất cứ khi nào có thể.
Một cách tổng quát, một VBPL có chất lượng cao cần có:
5
6
Tạo ra gánh nặng tối thiểu (cho xã hội và doanh nghiệp). Các biện pháp pháp luật
cần đảm bảo tính tối thiểu, đủ để đạt các kết quả dự kiến. Cần xem xét một cách
minh bạch, rõ ràng các phương án mà không cần phải sử dụng tới VBPL;
Được xây dựng sao cho ảnh hưởng tối thiểu đến sự cạnh tranh;
Tương thích với các thơng lệ và tiêu chuẩn quốc tế hoặc được quốc tế công nhận
nhằm giảm thiểu các cản ngại đối với thương mại.
Mallon, Raymond (2005)
Mallon, Raymond và Lê Duy Bình (2007)
7
Rõ ràng, minh bạch, thống nhất và có thể tiên liệu được: các đối tượng liên quan
cần phải hiểu được một cách dễ dàng quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong khn
khổ VBPL đó;
Tập trung vào vấn đề chính và giảm thiểu các tác động khác;
Xác định cơ chế trách nhiệm rõ ràng về thực hiện và giám sát. Các cơ quan chịu
trách nhiệm cần đảm bảo rằng mình đã “tiến hành một Đánh giá dự báo tác động
pháp luật (RIA) và thấy rằng lợi ích của đề xuất thay đổi lớn hơn chi phí của việc
thực hiện đề xuất đó”.
RIA thường được thực hiện như một bước đánh giá trước khi ban hành một VBPL,
một chính sách cụ thể. Ngồi ra, RIA cũng có thể được thực hiện sau khi ban hành một chính
sách nào đó như một khâu hậu kiểm. RIA sẽ đánh giá để tìm ra những trục trặc của chính sách
đó khi ban hành, sự phản ứng của các đối tượng có liên quan đến chính sách… để từ đó xem
xét khả năng bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm mang lại
hiệu quả cao hơn.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp đánh giá “Lợi ích – Chi phí” để
đánh giá Cụm chính sách phát triển GKN như một khâu hậu kiểm, qua đó xem xét q trình
triển khai chính sách này tại Phú Yên, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm bổ sung, triển khai
áp dụng vào thực tiễn.
2.2. Khung phân tích thể chế và vai trị của các cấp quản lý
Đề tài sẽ sử dụng một phần của khung phân tích thể chế để tìm hiểu vai trị và thẩm
quyền của các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, phối hợp và triển khai chính sách GKN cụ
thể là Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường và các đơn vị trực tiếp thực hiện tại địa
phương như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND Huyện/Thành phố, UBND
Xã/Phường.
Thơng qua đó, xem xét phân tích, đánh giá việc phân tán quyền quản lý Nhà nước theo
ngành và theo địa phương vùng lãnh thổ cho nhiều cơ quan, tác động như thế nào đến hiệu quả
triển khai cụm chính sách phát triển GKN.
8
2.3. Những nghiên cứu trước và kinh nghiệm
GKN là vật liệu sản xuất theo công nghệ mới được các nhà chuyên môn cũng như các
nhà quản lý đánh giá cao và tập trung nghiên cứu về tính lợi ích nhiều mặt của nó. Tuy nhiên,
luận văn này là tác phẩm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên về phân tích chính sách trong lĩnh
vực này. Đề tài sẽ giúp một phần cho việc triển khai áp dụng một vài đề tài tương tự nhưng
chuyên sâu về kĩ thuật đã có như: “Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ sản xuất và
khuyến khích sử dụng VLXD khơng nung, từng bước thay thế một phần vật liệu nung trên địa
bàn tỉnh Phú n” của Lê Hồng Thơng, hay đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công
nghệ sản xuất và khuyến khích sử dụng VLXD khơng nung thay thế cho vật liệu nung trên địa
bàn tỉnh” do Huỳnh Lữ Tân, Phó giám đốc Sở Xây Dựng Phú Yên chủ nhiệm … vào thực
tiễn.
2.4. Văn bản pháp lý của cụm chính sách phát triển GKN
Việt Nam đã chính thức sử dụng RIA trong xây dựng pháp luật từ khi Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật và NĐ 24/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành
luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Theo khảo sát của Viện kinh tế Việt Nam và cơ quan phát
triển Hoa Kỳ (USAID), riêng trong năm 2010, Việt Nam đã áp dụng RIA vào được 22/25 dự
luật, mặc dù báo cáo RIA có chất lượng còn thấp, nhưng đây là dấu hiệu khả quan cho bước
đầu triển khai.
Đối với cụm chính sách phát triển GKN, cơ sở pháp lý căn cứ vào các VBPL sau:
Đối với các VBPL của Trung Ương :
-
-
QĐ 15/2000-BXD ngày 24/7/2000 của Bộ Xây dựng v/v Ban hành quy định đầu tư sản
xuất gạch ngói đất sét nung. Trong đó kiểm sốt việc lấy đất sét làm ngun liệu làm
gạch, khuyến khích sử dụng cơng nghệ tuynel và đặt ra lộ trình đến năm 2005 loại bỏ
các lị GTC khỏi các đơ thị, đến năm 2010 thì xóa bỏ hoàn toàn.
QĐ số 115/2001/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD đến
năm 2020 và định hướng đến 2020; Trong đó quy định khuyến khích VLXKN định
hướng đến năm 2005 chiếm tỉ lệ 20% và 30% vào năm 2010 trong tổng số vật liệu xây.
9
-
-
-
QĐ 121/2008 ngày 29/8/2008 của Thủ tướng CP v/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020. Trong đó định hướng phấn đấu tỷ lệ GKN
đến năm 2015 là 20 – 25% và năm 2020 là 30 – 40% tổng số vật liệu xây trong nước.
CV 2383/BXD – VLXD ngày 27/11/2008 của Bộ Xây dựng gửi Sở Xây dựng các tỉnh
thành phố về phát triển vật liệu xây, GKN thay thế cho GĐSN để giảm ô nhiễm môi
trường. Trong đó đề nghị các Sở Xây dựng báo cáo tình hình hoạt động các cơ sở sản
xuất GKN để Bộ có hình thức hỗ trợ.
QĐ 567/2010 ngày 28/4/2010 của Thủ tướng CP v/v Phê duyệt chương trình phát triển
vật liệu khơng nung đến năm 2020. Trong đó đề xuất mục tiêu phát triển sản xuất và sử
dụng VLXKN thay thế GĐSN đạt tỷ lệ 20 – 25% năm 2015 và 30 – 40% năm 2020;
hằng năm Việt Nam sử dụng khoảng 15 – 20 triệu tấn phế thải cơng nghiệp (tro xỉ
nhiệt điện, xỉ lị cao) làm GKN, tiết kiệm khoảng 1.000ha đất nông nghiệp và hàng
trăm ha đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hồn tồn GĐSN bằng lị thủ cơng. Ngồi ra,
QĐ này cũng quy định kể từ năm 2011, các nhà cao tầng từ 9 tầng trở lên bắt buộc sử
dụng 30% GKN trong tổng số vật liệu xây.
Đối với địa phương Phú Yên, các văn bản đã ban hành như:
-
CT 22/2011/CT-UBND của UBND tỉnh Phú Yên v/v chấn chỉnh việc sản xuất gạch
ngói đất sét nung bằng lị thủ cơng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó quy định đến
hết năm 2013, khơng cịn lị thủ cơng sản xuất GĐSN tại các đô thị (thị trấn, thị xã,
thành phố); đến hết năm 2014 khơng cịn lị thủ cơng sản xuất GĐSN trên địa bàn tỉnh.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng khung phân tích là RIA với phương pháp
đánh giá “Lợi ích – Chi phí” nhằm đánh giá cụm chính sách phát triển GKC tại Phú n.
Ngồi ra, nghiên cứu cũng sử dụng một phần của khung phân tích thể chế để đánh giá sự phân
tán quyền quản lý Nhà nước theo ngành và theo vùng lãnh thổ đã tác động như thế nào đến
hiệu quả triển khai chính sách trên. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành thu thập các ý kiến
chủ quan của các chuyên gia, các nhà quản lý cấp địa phương, các doanh nghiệp có liên
quan…, để giúp cho nghiên cứu có được góc nhìn khách quan nhất.
Với cơ sở lý thuyết về RIA, một phương pháp phân tích đánh giá tác động tiên tiến,
bảo đảm hài hịa lợi ích các đối tượng liên quan với chi phí hợp lý được áp dụng vào nhiều
lĩnh vực chính sách kinh tế ở các nước phát triển. Tác giá vận dụng vào thực tiễn tỉnh Phú Yên
và Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề chính sách về sản xuất và sử dụng GKN, tìm ra
những giải pháp và chính sách hợp lý để phát triển trong thời gian tới.
10
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GẠCH
KHÔNG NUNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Khái niệm gạch đất sét nung và gạch khơng nung
GĐSN (hay cịn gọi là gạch đỏ) là loại VLXD có từ rất lâu đời. GĐSN có ngun liệu
từ đất sét thơng qua cơng nghệ nung để tạo độ cứng và độ bền cho gạch. Trong năm 2011,
Việt Nam đã sản xuất khoảng 22 tỷ viên7 bằng các công nghệ gồm công nghệ tuynel, công
nghệ lị hoffman (hay cịn gọi là lị vịng), cơng nghệ lị đứng liên tục, cơng nghệ lị đứng thủ
cơng. Riêng tại Phú Yên, GĐSN được tạo ra chủ yếu bằng hai cơng nghệ là tuynel và lị thủ
cơng.
Bảng 3.1 : Những đặc điểm chủ yếu của các loại công nghệ sản xuất GĐSN.
Nguồn: Viện VLXD – Bộ Xây dựng
7
Lương Đức Long (2012)
11
GKN là loại gạch được sản xuất theo công nghệ khơng dùng đất nơng nghiệp, tự đóng
rắn khơng sử dụng q trình nung nóng đỏ để tạo độ bền cho gạch. Độ bền của GKN được gia
tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc ép rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Thêm
vào đó, GKN sử dụng các nguyên liệu là phế liệu hoặc các sản phẩm vật liệu thông thường
nhất như cát, đá và xi măng để cấu thành nên sản phẩm nên rất thân thiện với môi trường.
GKN tại Việt Nam hiện nay được biết đến với rất nhiều cơng nghệ, các loại gạch có
thể kể đến là gạch block bê tông, gạch nhẹ bê tơng bọt, gạch nhẹ chưng khí áp (AAC), gạch
polymer (từ cơng nghệ đất hóa đá) …
Tại Phú n hiện nay, GKN được sản xuất chủ yếu là gạch block bê tơng. Ngồi ra,
hiện có 01 nhà máy theo cơng nghệ AAC và 01 nhà máy theo công nghệ bê tông bọt đang
được triển khai xây dựng.
Nghiên cứu này sẽ lấy gạch block bê tông (đại diện cho GKN), GTC và gạch Tuynel
(đại diện cho GĐSN) để phân tích và đánh giá. Tất cả gạch nung và không nung, công suất sản
xuất và tiêu thụ được quy đổi về gạch ống 4 lỗ (8x8x19cm) để tính tốn và phân tích, được gọi
chung là gạch quy chuẩn.
Bảng 3.2 : Các sản phẩm gạch cơ bản của nghiên cứu
GTC
Gạch Tuynel
Gạch Block (GKN)
Nguyên liệu
Đất sét
Đất sét
Cát, đá, xi măng, phế phẩm
Hao tổn nhiên liệu
180-220 kg than/1000 viên GTC
100-120 kg than/1000 viên GTC
Dùng điện
3.2. Khái qt về cụm chính sách phát triển gạch khơng nung
Cụm chính sách phát triển GKN xuất hiện tại Việt Nam nói chung và Phú Yên nói
riêng kể từ năm 2000 với QĐ 15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2000 về việc ban hành
quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2005 loại bỏ
ra khỏi các vùng ven đô thị, thành phố, các thị xã, thị trấn huyện các lò thủ cơng hiện có, tới
năm 2010 khơng cịn lị thủ cơng sản xuất GĐSN tại tất cả các địa phương.
Kể từ sau chính sách này, hàng loạt các chính sách nhằm khuyến khích sản xuất và sử
dụng GKN được ban hành bởi Chính phủ và Bộ Xây dựng có thể kể đến như: QĐ số
115/2001/QĐ-TTg, QĐ 121/2008/QĐ-TTg, CV 2383/BXD – VLXD, QĐ 567/2010/QĐ-TTg.
12
Tuy nhiên riêng tại Phú Yên, hầu như chưa có VBPL nào được ban hành nhằm triển khai cụm
chính sách này. Mãi đến năm 2011, UBND tỉnh mới ban hành CT 22/2011/CT-UBND trong
đó quy định: đến hết năm 2013, khơng cịn lị thủ cơng sản xuất GĐSN tại các đơ thị (thị trấn,
thị xã, thành phố); đến hết năm 2014 khơng cịn lị thủ cơng sản xuất GĐSN trên địa bàn tỉnh.
Như vậy so với QĐ 15/2000/QĐ-BXD, CT 22/2011/CT-UBND đã gia hạn cho việc loại bỏ
các lò GTC thêm 4 năm tới năm 2014 thay vì ngay từ năm 2010.
3.3. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây tại Phú Yên8
3.3.1.
Tình hình sản xuất gạch đất sét nung thủ công
Theo thống kê của Sở Xây dựng, hiện nay Phú Yên có khoảng 248 cơ sở sản xuất
GĐSN (trong đó 17 cơ sở đã ngừng hoạt động) với 311 lị nung thủ cơng, sản xuất khoảng 101
triệu viên gạch quy chuẩn/năm, các lò này chủ yếu tập trung ở các vùng nơng thơn, nơi có
nhiều ngun liệu là đất sét chủ yếu được khai thác từ ruộng lúa. Gần như tồn bộ các lị gạch
này đều khơng có hệ thống xử lý khí thải, khói bụi phân tán trực tiếp ra môi trường làm ảnh
hưởng đến toàn bộ cây trồng, gia súc và con người ở khu vực xung quanh.
Bảng 3.3 : Cơ sở sản xuất GĐSN thủ cơng
STT
Địa phương
1
2
3
4
5
6
TP Tuy Hịa
TX Sơng Cầu
H. Sơng Hinh
H. Sơn Hịa
H. Tây Hịa
H. Đơng Hịa
7
H. Phú Hịa
8
9
H. Đồng Xn
H. Tuy An
TỔNG CỘNG
8
Sở Xây dựng (2012a)
Số cơ sở
sản xuất
03
00
12
11
29
78
Năng lực sản xuất
(triệu viên)
1,00
0,00
1,03
4,11
3,72
40,40
105
47,88
08
2,19
02
0,95
248
101,35
Nguồn: Sở Xây dựng Phú Yên (2012a)
Ghi chú
17 cơ sở tạm
dừng hoạt động
13
Có thể thấy, địa phương tập trung nhiều lị GTC nhất là Phú Hịa (42,3%), tiếp đến là
Đơng Hịa (31,5%) và Tây Hịa (11,7%). Đây là các huyện có diện tích đất trồng lúa lớn và có
nguồn đất sét khá dồi dào. Các địa phương cịn lại có số cơ sở và sản lượng không đáng kể.
Sản phẩm chủ yếu là gạch ống các loại: 10x10x20 (cm), 8x8x16 (cm); gạch thẻ các
loại 4,5x9x19, 5x9x19 (cm)… hầu hết các sản phẩm có kích thước và chất lượng khơng đồng
đều, khơng đảm bảo theo các tiêu chuẩn Việt Nam về gạch xây.
Về tình hình lao động tại các cơ sở sản xuất GĐSN: theo số liệu khảo sát của Sở Xây
dựng, bình quân cứ 01 cơ sở sản xuất cần khoảng 20 lao động. Với 248 cơ sở đang hoạt động
cần khoảng gần 5.000 lao động; trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 40%, hầu hết là lao
động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Thời gian lao động trung bình khoảng 10 tháng/năm
(các tháng mưa khơng sản xuất được vì sản phẩm phụ thuộc thời tiết).
Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất chủ yếu là đất sét dễ chảy và thêm một phần đất sét
khó chảy hay sét pha cát. Đất sét dùng làm gạch thường chứa 20 – 60% hạt sét, phần lớn
nguồn nguyên liệu này được khai thác chủ yếu từ các ruộng lúa với chiều dày khai thác trung
bình từ 0,5 – 1,0m. Bình quân để sản xuất 1.000 viên GĐSN cần sử dụng 1,5 m3 đất sét. Như
vậy, với năng lực sản xuất hiện tại, mỗi năm các cơ sở sản xuất GTC cần hơn 150.000 m3 đất
sét tức là khoảng 15 – 30 ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng tùy theo chiều sâu khai thác (1 –
2m).
Nhiên liệu sử dụng để nung gạch chủ yếu là củi (chiếm 65%); than đá (chiếm 20%);
trấu, mùn cưa (chiếm 10%) và các loại khác (chiếm 5%). Bình quân để nung 1.000 viên gạch
cần 150kg than đá. Như vậy hằng năm các lò GTC tiêu thụ một lượng chất đốt tương đương
15.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 50.000 tấn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và các khí
thải độc hại khác gây ơ nhiễm mơi trường như SOx, NOx, CO…
Tồn bộ 248 cơ sở sản xuất GTC hiện nay chưa có hệ thống xử lý khói bụi đạt chuẩn
nên khí thải ơ nhiễm phân tán theo gió ra hầu hết các khu dân cư lân cận (190 cơ sở chiếm
80%). Hiện nay, nhiều địa phương chưa có quy hoạch khu vực sản xuất gạch ngói tập trung
cho các cơ sở sản xuất GTC.
14
3.3.2.
Tình hình sản xuất gạch đất sét nung theo cơng nghệ Tuynel
Theo số liệu điều tra, Phú yên hiện có 05 nhà máy sản xuất gạch nung với quy mô
công nghiệp đang hoạt động, gồm:
Nhà máy gạch Tuynel Phú Yên tại xã An Phú, TP. Tuy Hòa;
Nhà máy gạch nung liên tục của cơ sở Minh Ngọc Thành tại xã Hòa Trị, H. Phú Hòa;
Nhà máy gạch nung tuynel Phú Sơn tại xã Hòa Quang Nam, H. Phú Hòa;
Cơ sở gạch nung liên tục kiểu đứng Tân An, H. Đông Hịa
Nhà máy sản xuất gạch ngói tuynel tại thơn Đá mài, xã Sơn Thành, H. Tây Hòa.
Tổng sản lượng đạt 120 triệu viên quy chuẩn/năm.
Các sản phẩm chính là: gạch 2 lỗ (50x90x190mm, 220x105x60mm), gạch rỗng 4 lỗ
(90x90x190mm, 80x80x190mm, 80x80x180mm,…), gạch rỗng 6 lỗ (220x105x150mm), gạch
đặc (40x80x190mm, 40x80x190, 50x90x190) và các loại gạch khác.
Tổng số lao động tại các nhà máy khoảng 640 người (gồm: bộ máy quản lý và lao
động trực tiếp), trong đó: tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 55%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
nghề chiếm 18%. Các nhà máy này hoạt động liên tục trong cả năm do dây chuyền sản xuất
trong nhà xưởng cơng nghiệp, ít chịu tác động của thời tiết.
Ngun liệu sử dụng cho sản xuất chủ yếu là từ đất sét (chiếm 99%) và thêm một phần
chất phối trộn. Đất sét dùng làm gạch thường chứa 20 – 60% hạt sét, phần lớn nguồn nguyên
liệu này được khai thác từ mỏ thuộc các ruộng lúa. Với năng lực sản xuất hiện tại, mỗi năm
các cơ sở sản xuất gạch cần 180.000m3 đất sét, tương đương 18ha - 36ha đất nông nghiệp bị
ảnh hưởng (tùy theo độ sâu 1 – 2m).
Nhiên liệu chủ yếu là than đá (nhà máy gạch tuynel Phú Yên sử dụng 100% nhiên liệu
là than); trấu, mùn cưa (các lò liên tục kiểu nằm sử dụng 90% là trấu, mùn cưa). Bình quân
cần 120 kg than đá để nung 1.000 viên gạch, như vậy, hằng năm các nhà máy tiêu thụ một
lượng chất đốt tương đương 14.400 tấn than đá. Tất cả các cơ sở sản xuất này đều có hệ thống
xử lý khí thải đạt chuẩn nhưng vận hành chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
15
3.3.3.
Tình hình sản xuất gạch khơng nung
Phú n hiện có 03 nhà máy GKN đang hoạt động, có cơng suất khoảng 17 triệu
viên/năm (kích thước 390x190x190mm). Trong đó, có 02 dây chuyền bán tự động có cơng
suất khoảng 10 triệu viên/năm và 01 dây chuyền tự động hồn tồn có cơng suất 7 triệu
viên/năm. Ngồi ra, Phú n cũng đã cấp phép triển khai cho 02 dự án sản xuất GKN cao cấp
(25
triệu
viên
(90x90x190mm)/năm)
và
gạch
bê
tơng
nhẹ
(1,5
triệu
viên
(390x190x190mm)/năm).
3.3.4.
Tình hình tiêu thụ gạch tại Phú n9
Theo số liệu điều tra của Sở Xây dựng, Phú Yên tiêu thụ khoảng 180 – 220 triệu viên
gạch quy chuẩn/năm, trong đó GTC chiếm khoảng 55%, gạch tuynel chiếm 43%, cịn lại là
gạch bê tơng chiếm 2% (khoảng 3 triệu viên). Như vậy, cơng suất thiết kế của tồn bộ các nhà
máy GKN hiện tại nếu hoạt động hết công suất chỉ chiếm khoảng 25,5% thị trường.
Có thể thấy, gạch đất sét nung vẫn là vật liệu cơ bản trong ngành xây dựng tại tỉnh Phú
Yên trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, GĐSN thủ công đang ngày càng đánh mất dần lợi thế
cạnh tranh so với gạch tuynel:
Bảng 3.4 : Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạch tại Phú Yên
STT
Thống kê
theo năm
I
2008
2009
2010
2011
II
2008
2009
2010
2011
Số cơ sở
sản xuất
Năng lực sản xuất
(triệu viên)
GTC
249
133,90
274
150,89
248
101,35
235
90,5
Gạch Tuynel
01
25,00
02
55,00
04
69,00
05
120,00
Nguồn: Sở Xây dựng Phú Yên
Sản lượng tiêu thụ
(triệu viên)
133,90
150,89
93,00
90,00
25,00
55,00
68,00
90,00
Bảng 3.5 : Dự báo nhu cầu gạch trong thời gian tới
STT
9
Giai đoạn
Nhu cầu tiêu thụ (triệu viên)
Sở Xây dựng Phú Yên (2012b).
Ghi chú