Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giới hạn ôn tập HKI - Toán 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.11 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
Năm học 2010 – 2011
MÔN TOÁN LỚP 6
PHẦN SỐ HỌC
A. Các kiến thức trọng tâm
1. Khái niệm về tập hợp, phần tử
2. Tập hợp N các số tự nhiên
- Tập hợp N và N*
- Ghi và đọc số tự nhiên. Hệ thập phân, các chữ số La Mã
- Các tính chất của phép cộng, trừ, nhân, chia trong N.
- Phép chia hết, phép chia có dư.
- Lũy thừa với số mũ tự nhiên
3. Tính chất chia hết trong tập hợp N
- Tính chất chia hết của 1 tổng.
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9.
- Ước và bội.
- Số nguyên tố, hợp số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Ước chung, ƯCLN, bội chung, BCNN.
4. Số nguyên âm, thứ tự trong tập hợp Z, giá trị tuyệt đối.
B. Bài tập
1. Các bài tập nhận biết các phần tử thuộc, hay không thuộc tập hợp, biết cách
viết một tập hợp.
Ví dụ: Bài 1; 3; 4; 7;16; 17; 19; 21; 22; 23 (SGK Toán 6 – Tập 1).
2. Các bài tập thực hiện đúng thứ tự các phép tính, tính toán hợp lý, tìm x.
Ví dụ: Bài 27; 31;44; 47; 73; 74; 77(SGK Toán 6 – Tập 1).
3. Các bài tập vận dụng tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết cho 2;
5; 3; 9.
Ví dụ: Bài 83; 84; 91; 93; 95; 101; 103; 104 (SGK Toán 6 – Tập 1)
4. Nhận biết các số nguyên tố, hợp số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Ví dụ: 115; 117; 125; 127(SGK Toán 6 – Tập 1)
4. Tìm ước, bội của một số, ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN của hai hoặc


3 số.
Ví dụ: 111; 112; 134; 135; 139; 140; 142; 143;144;146; 149; 150; 152; 153;
154; 157; 158; 167 (SGK Toán 6 – Tập 1)
5. Xác định số đối, giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Ví dụ: Bài 11; 12; 14; 15; 20 (SGK Toán 6 – Tập 1)
PHẦN HÌNH HỌC
A. Kiến thức trọng tâm
1. Điểm, đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng, đường thẳng đi qua 3 điểm.
2. Tia, đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.
3. Trung điểm của đoạn thẳng.
B. Bài tập
1. Nhận biết điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng, 3 điểm thẳng
hàng, 3 điểm không thẳng hàng. Xác định số giao điểm của các cặp đường
thẳng, vẽ hình theo đề bài.
Ví dụ: Bài 1; 3; 4; 5; 9; 10; 11; 15; 18; 20 (SGK Toán 6 – Tập 1 phần Hình học).
2. Nhận biết trên hình vẽ những tia đối nhau, trùng nhau
Ví dụ: Bài 22; 23; 25; 28; 33; 34; 37 (SGK Toán 6 – Tập 1 phần Hình học).
2. Xác định điểm nằm giữa 2 điểm còn lại, tính độ dài đoạn thẳng.
Ví dụ: 42; 43; 46; 47; 48; 51; 53; 54; 56; 60 (SGK Toán 6 – Tập 1 phần Hình
học).
3. Xác định trung điểm của đoạn thẳng, chứng tỏ một điểm là trung điểm của
đoạn thẳng cho trước.
Ví dụ: Bài 60; 61; 62; 63; 65 (SGK Toán 6 – Tập 1 phần Hình học).
Bài 6 (SGK Toán 6 – Tập 1 phần Hình học ôn tập chương).
--------------------Hết--------------------

×