Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.62 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn ‘‘LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG TẠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM” là cơng trình nghiên cứu của chính tác
giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Dương Thị Bình
Minh
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Khoa đào tạo sau đại học Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tơi trong suốt q trình tham gia học tập tại
Trường.
Tôi chân thành cảm ơn Cô – GS.TS. Dương Thị Bình Minh đã tận tình chỉ
bảo, góp ý và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Lời nói đầu
Mục tiêu nghiên cứu
Tóm tắt .......................................................................................................................1
Chương 1: Giới thiệu chung .....................................................................................2
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây...................................................3
2.1. Lạm phát mục tiêu................................................................................................3
2.2. Các điều kiện áp dụng ..........................................................................................5
2.3. Kinh nghiệm ở các thị trường mới nổi .................................................................10
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................15
3.1.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................15
3.2.Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu ....................................................17
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu ...........................................................18
4.1. Thực trạng lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2012 ....................................18
4.2. Khả năng áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam ............................25
4.2.1.Phân tích sự độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .................................25


4.2.2.Phân tích mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nước ...................................26
4.2.3. Kết quả thực nghiệmhiệu quả của chính sách tiền tệ: kiểm định mối quan hệ

giữa công cụ thực hiện chính sách tiền tệ và lạm phát ở Việt Nam ............................29
Chương 5: Kết luận ...................................................................................................63
5.1. Kết luận của bài nghiên cứu .................................................................................63
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................64
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI: Chỉ số giá
DTBB: Dự trữ bắt buộc
GDP: Sản lượng quốc gia thực
LPMT: Lạm phát mục tiêu
M2: Cung tiền mở rộng
NER: Tỷ giá danh nghĩa
NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
R: lãi suất


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả kiểm định chuỗi thời gian là dừng hay không dừng
Bảng 2: Kết quả kiểm định chuỗi thời gian là dừng hay không dừng ở sai phân lần 1
Bảng 3: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen của M2 và CPI
Bảng 4: Kết quả hồi quy M2 và CPI
Bảng 5: Phân rã phương sai M2 và CPI
Bảng 6: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen M2, CPI và R
Bảng 7: Kết quả hồi quy M2, CPI và R
Bảng 8: Phân rã phương sai M2, CPI và R
Bảng 9: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen M2, CPI và NER
Bảng 10: Kết quả hồi quy M2, CPI và NER

Bảng 11: Phân rã phương sai M2, CPI và NER
Bảng 12: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen M2, CPI, R và GDP
Bảng 13: Kết quả hồi quy M2, CPI, R và GDP
Bảng 14: Phân rã phương sai M2, CPI, R và GDP


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Logarithm của cung tiền mở rộng M2
Hình 2: Sai phân lần 1 của log M2
Hình 3: Logarithm của chỉ số giá CPI
Hình 4: Sai phân lần 1 của log CPI
Hình 5: Logarithm của tỷ giá danh nghĩa NER
Hình 6: Sai phân lần 1 của log NER
Hình 7: Logarithm của sản lượng thực GDP
Hình 8: Sai phân lần 1 của log GDP
Hình 9: Lãi suất R
Hình 10: Sai phân lần 1 của R
Hình 11: Hàm phản ứng đẩy M2, CPI
Hình 12: Hàm phản ứng đẩy M2, CPI và R
Hình 13: Hàm phản ứng đẩy M2, CPI và NER
Hình 14: Hàm phản ứng đẩy M2, CPI, R và GDP


LỜI NĨI ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mơ quan trọng

đốivới

một nền kinh tế. Chính sách tiền tệ phổ biến ở Việt Nam hiện nay là hỗn hợp giữa
chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý và khung tiền tệ. Nhưng hiệu quả của chính sách

tiền tệ ở Việt Nam khó có thể ước lượng khi ngânhàng Nhà nước có quá nhiều mục
tiêu: lạm phát thấp, tăng trưởng cao và ổn định tỷ giá. Ngoài ra, lạm phát trong
những năm gần đây ở Việt Nam tăng cao khiến cho nhiều nhà kinh tế nghĩ rằng lạm
phát mục tiêu là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên để thực hiện chính sách lạm phát mục
tiêu chúng ta phải đáp ứng những điều kiện và đối mặt với những thách thức nào?
Đó là động lực để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu để đi trả lời các câu hỏi:
¾ Những điều kiện tiên quyết nào để có thể áp dụng khn khổ lạm phát mục
tiêu?
¾ Việt Nam đã đủ điều kiện để áp dụng lạm phát mục tiêu?


1

TĨM TẮT
Đề tài trình bày các yếu tố trong khn khổ lạm phát mục tiêu và tìm hiểu các điều
điều kiện tiên quyết để thực hiện lạm phát mục tiêu:
1.

Sự độc lập của ngân hàng trung ương

2.

Một mục tiêu duy nhất

3.

Tồn tại một mối quan hệ ổn định và vững chắc giữa cơng cụ thực thi


chính sách tiền tệ và lạm phát.
Bài nghiên cứu điều tra khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở nền kinh tế Việt
Nam.Trong bài nghiên cứu, bằng chứng thực nghiệm đã được tiến hành để ước
lượng sự thỏa mãn các điều kiện của lạm phát mục tiêu bằng việc sử dụng mơ hình
VAR. Kết quả khuyến cáo rằng lạm phát có độ ỳ và những thay đổi trong lãi suất,
tỷ giá khơng có ý nghĩa kinh tế và thống kê quan trọng lên giá. Hầu hết các thay đổi
trong giá được giải thích bằng chính nó. Theo kết quả VAR, mối liên hệ trực tiếp
giữa cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ và lạm phát dường như khơng mạnh, ổn
định và có thể dự đốn được.
Kết quả là, trong khi có một số điều kiện gần như đã đáp ứng được bước đầu như sự
độc lập của Ngân hàng nhà nước thì vẫn còn vấn đề về một mục tiêu duynhất



mối quan hệ ổn định và có thể dự đốn được giữa cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ
và lạm phát ở Việt Nam.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Tại nhiều nước, lạm phát được coi là vấn đề kinh tế- xã hội rất nghiêm trọng. Khi
một nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao sẽ dẫn đến sụt giảm tiết kiệm, sụp đổ đầu
tư, các luồng vốn trong nước sẽ chạy ra nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát sẽ làm giảm
nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn của
quốc gia và nhược điểm của nó tạo nên sự căng thẳng về chính trị và xã hội. Chính
phủ mỗi nước ln ln phấn đấu tìm ra những giải pháp, chính sách để đối phó và
khắc phục khi lạm phát xảy ra. Từ đó chính sách lạm phát mục tiêu ra đời.
Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Chúng ta vừa kỳ
vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhanh chóng vươn lên và ra khỏi nhóm nước có

thu nhập thấp và giải quyết công ăn việc làm, vừa kỳ vọng kiểm soát giá cả và lạm
phát, ổn định tiền tệ, vừa sử dụng chính sách tiền tệ như một cơng cụ bổ trợ ổn định
ngân sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc gia. Thực hiện chính sách
tiền tệ đa mục tiêu với neo danh nghĩa là tổng phương tiện thanh toán chúng ta cũng
đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ
chế chính sách tiền tệ này đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của mình. Vậy làm thế
nào để vừa kiềm chế được lạm phát, vừa tiếp tục tăng trưởng ở mức độ hợp lý là
một bài tốn rất khó.
Ngày càng nhiều các nước áp dụng khn khổ lạm phát mục tiêu, khuôn khổ này
được mở rộng từ các nước cơng nghiệp cho các nước có thị trường mới nổi như
Brazil, Chile, Colombia, Hungary, Israel, Hàn Quốc, Ba Lan, Nam Phi, Thái
Lan…và đã đạt được những thành công trong việc kiềm chế lạm phát. Bài nghiên
cứu cũng đã tìm hiểu các điều kiện tiên quyết để thực hiện chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu và kinh nghiệm của các thị trường mới nổi trong việc thực hiện khn
khổ LPMT. Phần này sẽ được trình bày ở mục 2.1 và 2.2 trong bài.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt ra là liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều
kiện áp dụng khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa? Đây cũng
chính là mục tiêu của bài nghiên cứu và phần này được trình bày ở mục 4.2


3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Có nhiều cơng trình nghiên cứu quốc tế về khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát
mục tiêu. Các cơng trình nghiên cứu tập trung vào những nội dung cơ bản của
khuôn khổ LPMT, bao gồm: khái niệm, lợi ích khi thực hiện chính sách tiền tệ
LPMT, những điều kiện tiên quyết để áp dụng khuôn khổ LPMT thành công.
2.1. Khái niệm lạm phát mục tiêu.
Qũy tiền tệ quốc tế IMF cho rằng: Chính sách tiền tệ LPMT là một bản cơng báo ra
công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm

quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin
về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng
và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt
được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa
trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hồn tồn hay rõ ràng) đóng vai trị là chỉ
tiêu trung gian của chính sách tiền tệ”.
Miskin (2000) lạm phát mục tiêu là một chiến lược tiền tệ bao gồm 5 nhân tố: (1)
công bố ra công chúng mục tiêu lạm phát định lượng trong trung hạn;(2) cam kết
thể chế nhằm ổn định giá cả như một mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ; (3)
chiến lược thông tin bao gồm nhiều biến số ( khơng chỉ có tổng cung tiền hay tỷ giá
hối đối) được sử dụng cho việc thiết lập cơng cụ chính sách; (4) tăng tính minh
bạch của chiến lược chính sách tiền tệ thông qua việc công bố ra công chúng và thị
trường về kế hoạch, mục tiêu, những quyết định của Ngân hàng trung ương và (5)
tăng trách nhiệm giải trình.
Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát mục tiêu, nhưng tựu trung các nghiên
cứu đều nhất trí rằng: Lạm phát mục tiêu là một khung cơ bản cho chính sách tiền tệ
trong đó NHTW tính tốn và cơng khai công bố một chỉ số lạm phát mục tiêu, và sẽ
cố gắng duy trì mục tiêu này để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định và tỷ
lệ thất nghiệp thấp.
Federic S. Miskin (2004): Khuôn khổ lạm phát mục tiêu ở các nước thì rất phức tạp,
LPMT không phải là một liều thuốc hữu hiệu giúp các nước này tăng cường tính ổn


4

định của nền kinh tế. Tác giả xem xét những khía cạnh của các nước có nền kinh tế
chuyển đổi và mới nổi để lạm phát mục tiêu có thể thực hiện, những khó khăn mà
các nước này gặp phải. Những khó khăn và khác biệt bao gồm: (i) các định chế tài
khóa yếu kém, (ii) các định chế tài chính yếu kém, (iii) mức độ tin cậy thấp của các
định chế tiền tệ, (iv) tình trạng đơ la hóa, và (v) tính dễ bị tổn thương của các nước

này trước sự dừng lại đột ngột của dòng vốn vào. Theo tác giả, các quốc gia có nền
kinh tế chuyển đổi và mới nổi nên tập trung vào phát triển những thể chế này để
đảm bảo chiến lược chính sách tiền tệ hướng về lạm phát mục tiêu tạo ra được các
kết quả vĩ mô tốt hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả lấy hai trường hợp nghiên cứu
là ChiLe và Brazin, hai nước này có những kinh nghiệm quý báu trong việc giảm
lạm phát và duy trì ổn định vĩ mô từ mức lạm phát cao thông qua thực hiện khn
khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.
Federic S. Miskin (2005): Khn khổ LPMT giúp các nước có tỷ lệ lạm phát thấp
hơn trong dài hạn; tỷ lệ lạm phát cũng ít bị ảnh hưởng bởi các cú sốc giá dầu, tỷ giá
hối đối, tăng cường tính độc lập của CSTT; nâng cao hiệu quả của CSTT. Khuôn
khổ LPMT không những giúp quốc gia giảm lạm phát mà còn giữ cho tỷ lệ lạm phát
ổn định.
Joel Bogdanski, Alexandre Antonio Tombini và Sergio Ribeiro C.Werlang (2000):
khuôn khổ lạm phát mục tiêu giúp cải thiện tính minh bạch của CSTT bằng việc
tăng cường trao đổi với công chúng (việc thông báo, trao đổi với công chúng,
những người tham gia thị trường tài chính là rất quan trọng), tăng trách nhiệm của
NHTW trong việc đạt được mục tiêu. Khuôn khổ LPMT cũng giúp cho nhân viên
của ngân hàng hiểu rõ hơn cơ chế truyền tải của CSTT, và có hiểu biết để quyết
định kênh nào là phù hợp để đạt được mục tiêu lạm phát.
Giorgi Bakradze và Andreas Billmeier (2010) đã nghiên cứu ước lượng và thấy
nước Georgia đã sẵn sàng thơng qua chính sách lạm phát mục tiêu. Sau khi quan sát
các điều kiện tiên quyết để thực hiện LPMT, bài nghiên cứu tập trung vào một điều
kiện tiên quyết đặc biệt là kỹ thuật chuyển giao tiền tệ ổn định. Bài nghiêncứu chỉ


5

ra rằng chỉ có sự độc lập của ngân hàng trung ương có thể vượt qua được thủ tục
hành chính và hoạt động yếu kém và thiết lập một kỹ thuật chuyển giao tin cậy hơn.
Batini và Douglas Laxton (2007) đã nghiên cứu các điều kiện theo đó lạm phát mục

tiêu có thể được thơng qua và kinh nghiệm ở các nền kinh tế mới nổi. Dựa trên quan
sát mới và chi tiết của 31 ngân hàng trung ương, tác giả đã chỉ ra rằng lạm phát mục
tiêu ở các nước kinh tế mới nổi đã đem lại lợi ích to lớn cho các nước thơng qua nó
cân đối với các mục tiêu khác như tiền hay mục tiêu tỷ giá. Hơn nữa so sánh hiệu
quả của các nước thực hiện lạm phát mục tiêu với các nước theo đuổi các chính
sách tiền tệ khác đã chỉ ra rằng có một sự cải tiến lớn trong neo lạm phát và lạm
phát kỳ vọng khơng có ảnh hưởng bất lợi đối với sản lượng đầu ra. Thêm nữa, dưới
lạm phát mục tiêu, lãi suất, tỷ giá và dự trữ quốc tế ít mất ổn định hơn và rủi ro tiền
tệ do liên quan đến tiền hay tỷ giá mục tiêu là thấp hơn. Thú vị hơn, “IT làm cho tỷ
giá tốt hơn”. Bằng chứng quan sát chỉ ra rằng không cần thiết các nướcđáp ứng một
cách nghiêm ngặt các điều kiện tiên quyết về hành chính, kỹ thuật, và kinh tế để có
thể thơng qua thành cơng lạm phát mục tiêu.
2.2. Điều kiện tiên quyết của lạm phát mục tiêu.
Ba điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách lạm phát mục tiêu là: 1) sự độc lập
của ngân hàng trung ương, 2) sự vắng mặt của những cam kết đối với các mục tiêu
khác mà nó có thể mâu thuẫn với mục tiêu lạm phát thấp, 3) sự hiện hữu của mối
quan hệ ổn định và có thể tiên đốn được giữa cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ
và lạm phát.
2.2.1. Sự độc lập của ngân hàng trung ương
Yêu cầu cơ bản của chính sách lạm phát mục tiêu là ngân hàng trung ương phải có
sự độc lập hồn tồn để điều chỉnh tự do các cơng cụ của chính sách tiền tệ nhằm
đạt được mục tiêu lạm phát thấp. Sự độc lập khơng mang nghĩa độc lập hồn tồn
nhưng ít nhất độc lập trong cơng cụ cho phép tự do hơn trong việc quản lý chính
sách tiền tệ và hàm ý chính rằng ngân hàng trung ương khơng thể cung cấp tiền cho
ngân sách chính phủ. Theo đó, ngân hàng trung ương không nên được yêu cầu tỷ lệ


6

lãi suất thấp trên nợ cơng hoặc duy trì một tỷ giá danh nghĩa đặc biệt. Khơng nên có

bất cứ áp đặt nào lên ngân hàng trung ương để nâng tỷ lệ tăng trưởng theo đó mâu
thuẫn với việc đạt được lạm phát mục tiêu (Debelle và Lim, 1998).
2.2.2. Đảm bảo rằng mục tiêu lạm phát không bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu
khác.
Điều kiện thứ hai để thông qua chính sách lạm phát mục tiêu là sự vắng mặt của các
mục tiêu danh nghĩa khác như tiền lương, nhân cơng và tỷ giá danh nghĩa. Nói cách
khác, chỉ có một mục tiêu duy nhất trong hệ thống. Ví dụ, khi một nước lựa chọn
chính sách tỷ giá cố định, nó sẽ khơng có khả năng đạt được lạm phát mục tiêu và
tỷ giá mục tiêu ở cùng một thời điểm. Bởi vì, đặc biệt sự hiện diện của lưu thơng
vốn, tỷ giá mục tiêu phụ thuộc vào chính sách tiền tệ được thi hành và làm cho
trệch khỏi mục tiêu lạm phát. Mặt khác, có nhiều hơn một mục tiêu có thể phá hủy
sự tin cậy của các neo và có sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu
kinh tế khác có thể đạt được khi nó phù hợp với mục tiêu lạm phát. Dưới hệ thống
tỷ giá khơng cố định, ví dụ, một mục tiêu tỷ giá danh nghĩa có thể cùng tồn tại với
mục tiêu lạm pháttrong phạm vi mục tiêu lạm phát được ưu tiên trước khi có mâu
thuẫn tăng hơn. Nhưng trong thực tế, sự cùng tồn tại có thể khó giải quyết bởi vì
các nhà điều hành chính sách tiền tệ sẽ khơng có khả năng giải thích ưu tiên mục
tiêu lạm phát để công chúng tin cậy trước khi mâu thuẫn xảy ra. Trong hồn cảnh
này, cơng chúng sẽ có những suy luận của chính họ về hành động của chính phủ và
khơng có gì đảm bảo rằng lập trường của chính phủ sẽ đưa những tín hiệu phù hợp
cho công chúng về hành động và sẽ gây ra những phản ứng thật. Do đó, cách an
tồn và tốt nhất để tránh vấn đề là khơng có những mục tiêu danh nghĩa và coi mục
tiêu lạm phát là một mục tiêu chính của chính sách ( Masson, Savastano và Sharma,
1997)
2.2.3. Hiệu quả của chính sách tiền tệ
Yêu cầu thứ ba của chính sách lạm phát mục tiêu là tồn tại mối quan hệ ổn định giữa
kết quả lạm phát và cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ . Nhà điều hành chính sách


7


tiền tệ nên ước đốn cơng cụ chính sách tiền tệ có hiệu quả trong việc ảnh hưởng
lên các biến kinh tế vĩ mô.
Charles Freedman và Inci Otker-Robe (2010): Tác giả đã kiểm tra các điều kiện
chắc chắn phải được đáp ứng trước khi nền kinh tế mới nổi thông qua chính sách
lạm phát mục tiêu và cung cấp các bằng chứng kinh nghiệm về vấn đề trên. Theo
tác giả có ba điều kiện cốt lõi để hoạt động lạm phát mục tiêu, đó là: mục tiêu lạm
phát là mục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ; khơng có áp chế
tài chính; độc lập về công cụ CSTT ( ngân hàng trung ương chủ động hồn tồn
trong việc sử dụng các cơng cụ CSTT). Đa số các điều kiện và các yếu tố khác được
coi là căn bản đối với khuôn khổ lạm phát mục tiêu có thể được thiết lập sau khi
đưa ra áp dụng LPMT. Các điều kiện này bao gồm xây dựng các mơ hình chính
thức để dự báo lạm phát, nghiên cứu thực chứng về cơ chế phát hành các báo cáo
về chính sách tiền tệ hoặc các báo cáo về lạm phát, và củng cố hệ thống tài chính
thơng qua việc cải thiện quy chế và giám sát các định chế tài chính và khuyến khích
sự phát triển của các thị trường trái phiếu dài hạn bằng đồng bản tệ. Thậm chí nếu
mơi trường kinh tế và thể chế tại các nền kinh tế mới nổi không tuyệt đối lý tưởng
ngay từ đầu, thì những lợi ích từ việc áp dụng LPMT và sau đó là sự cải thiện mơi
trường là đáng kể và điều này là kinh nghiệm tại các nền kinh tế công nghiệp và
mới nổi áp dụng LPMT.
Hovarth, Jakub Materu (2011) tìm hiểu cách lạm phát mục tiêu được xây dựng. Đầu
tiên, tác giả thu thập bằng chứng cách lạm phát mục tiêu được xây dựng ở ngân
hàng trung ương và cơng bố của chính phủ từ bảng câu hỏi do các tác giả thiết
kế.Thứ hai, tác giả ước lượng rõ mức lạm phát mục tiêu ở 19 quốc gia áp dụng lạm
phát mục tiêu bằng cách sử dụng bảng hồi quy bất cân xứng thời gian để giải quyết
việc công bố rằng mục tiêu được xây dựng đặc biệt như một dải hơn là một điểm.
Tác giả thấy rằng mục tiêu cao hơn là phù hợp với mức biến động và lạm phát cao
hơn. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các nước đã bộc lộ sự tăng hơn của lạm phát
mục tiêu. Kết quả chỉ ra rằng chính quyền thiết lập một khoảng mục tiêu rộng hơn



8

cho lạm phát khi môi trường kinh tế vĩ mô kém ổn định. Mặt khác, sự định hướng
của chính phủ khơng quan trọng thậm trí rất ít sự độc lập của ngân hàng trung ương.
Lạm phát mục tiêu được đáp ứng như là một khung chính sách tiền tệ ở các nước
phát triển. Nó đã được chứng minh khá hữu ích khi nó tăng sự minh bạch của chính
sách và trách nhiệm giải trình. Khi nghiên cứu về việc thi hành chính sách tiền tệ
lạm phát mục tiêu ở các nước đang phát triển các tác giả đã thấy những vấn đề
chung sau:
Một vài nước đang phát triển đã không đáp ứng được những điều kiện tiên quyết
của lạm phát mục tiêu. Ví dụ, ở một vài nước nơi lạm phát thường xuyên ở mức cao
trên 30-40% trong nhiều năm, các biến danh nghĩa sẽ có khuynh hướng chỉ ra mức
độ trì trệ và thiếu đồng bộ cao. CSTT phải giải quyết nhiều vấn đề, do đó CSTT sẽ
có những tác động ngắn hạn và không thể dự báo được lên tỉ lệ lạm phát. Ưu tiên
hàng đầu của chính sách kinh tế trong những bối cảnh này là giảm lạm phát trong
dài hạn. Việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp với lạm phát mục tiêu sẽ là một
lựa chọn chỉ khi nào gốc rễ của những vấn đề tài khóa được xóa bỏ và tỉ lệ lạm phát
giảm xuống mức trung bình ( Masson, Savastano and S. Sharma, 1997).
Tuy nhiên, đối với hầu hết các nước đang phát triển, mức độ tuân thủ những điều
kiện tiên quyết cơ bản của lạm phát mục tiêu thật khó để đánh giá. Thống trị tài
khóa khơng phải ln dẫn đến một tỉ lệ lạm phát tăng cao và nhanh chóng khơng
thể chống đỡ được; việc chính sách tiền tệ thích ứng một cách bị động với những
biến số danh nghĩa khác và các cú sốc trong nền kinh tế chỉ trở nên rõ ràng tại một
tỉ lệ lạm phát cao và bị ảnh hưởng bởi những nhân tố quốc gia cụ thể ; và việc thực
hiện tỉ giá ở giữa thả nổi và cố định (ví dụ thả nổi có quản lí, con rắn tiền tệ ) khiến
cho các cơ quan tiền tệ có thể tự do sắp xếp các mục tiêu đối nội và đối ngoại một
cách không rõ ràng.
Để ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ ở các nước đang phát triển phải
đương đầu với nhiều vấn đề khó khăn và có nhiều khác biệt so với các nước phát



9

triển. Trong đó chủ yếu là ba vấn đề sau: sự lệ thuộc quá lớn vào thu nhập từ việc
phát hành tiền, thị trường vốn khơng có chiều sâu và hệ thống ngân hàng yếu.
Sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu của chính sách
Ở các nước đang phát triển với thị trường tài chính đang được vận hành một
cách hợp lý, mức lạm phát thấp vừa phải và khơng có các biểu hiện rõ ràng của
thống trị tài khóa, cơ hội để thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập trở nên phụ
thuộc chủ yếu vào chế độ tỷ giá hối đoái được lựa chọn bởi các cơ quan chức
năng và mức độ chu chuyển vốn.
Mộtyếu tốphức tạphơnlà việcthiếumộtkhungphân tíchchặt chẽđể đánhgiáthực
nghiệmhiệu quảcủachính sáchtiền tệvàlạm phát dự báoở nhữngnước này. Điều
nàylàm giảmkhả năng củangân hàngtrung ương trong việc xây dựngchính sáchtiền
tệvàđánh giásự phát triển tiền tệ từ bên ngồi.
Một khung lạm phát hiệu quả thì mục tiêu lạm phát được ưu tiên hơn so với các
mục tiêu khác của chính sách tiền tệ, lạm phát dự báo được sử dụng như một mục
tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.Những điều kiện này khó thỏa mãn vì ổn định
tỷ giá thực tế hay danh nghĩa vẫn là mục tiêu ngầm hoặc cơng khai của chính sách
tiền tệ vàsự hiểu biết vềcácliên kếtthực nghiệmgiữa các cơng cụ vàmục
tiêucủachính sách tiền tệcịn hạn chế. Chính phủ thiếucácphương tiệnđáng tin
cậyđểtruyền tảitới cơng chúngcác ưu tiên vềmục tiêuchính sách của mình và khơng
minh bạch giữa mục tiêu lạm phát và tỉ giá.
Chừng nào mà mục tiêu lạm phát tồn tại đồng thờivớicác mục tiêu kháccủachính
sáchtiền tệvàngân hàng trung ươngthiếucác phương tiện đểtruyền đạttớicơng chúng
các ưu tiên chính sách và thủ tục điều hành theo một cáchđáng tin cậyvà minh bạch,
thì sự căng thẳnggiữamục tiêulạm phátvà các mục tiêukhác làkhông thể tránh khỏi.
Trong những trường hợp như vậy, lợi ích từviệc áp dụngmộtkhung chính sáchtương
tự LPMT nhất thiết sẽ giảmvàcácthách thức củaviệc điều hànhchính sáchtiền tệgây

rabởicácđiều kiệnđang tồn tạiphổ biếnởnhiều nền kinh tế thị trường mới nổi
vẫnchưa được giải quyết.


10

2.3. Bài học kinh nghiệm của một số nước.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là một ví dụ thơng qua chính sách lạm phát mục tiêu thành công
(Soyoung Kim và Yung Chul Park, 2006). Trước năm 1997, Hàn Quốc theo đuổi
mục tiêu tiền tệ sử dụng M1 và M2 là neo danh nghĩa. Sau năm 1998, Hàn Quốc
thơng qua chính sách LPMT, sử dụng lãi suất là mục tiêu hoạt động. Sau vài năm
dựa vào hai trụ cột (tăng trưởng tiền tệ và mục tiêu lạm phát là neo danh nghĩa),
chính quyền Hàn Quốc đã thơng qua lạm phát mục tiêu hồn tồn vào năm 2004.
Mục tiêu lạm phát được ngân hàng Hàn Quốc quy định năm 1997. Trong những
năm đầu của LPMT, Hàn Quốc sử dụng CPI là mục tiêu lạm phát. Từ năm 2000,
chỉ số lạm phát được sử dụng bao gồm năng lượng và lương thực. Hàn Quốc cũng
theo đuổi các mục tiêu khác như sản lượng đầu ra, cán cân thanh tốn và ổn định tài
chính. Và mục tiêu lạm phát là linh hoạt hơn. Ủy ban chính sách tiền tệ thông báo
trực tiếp và ngay lập tức thi hành sau khi có quyết định và giải thích rõ ràng trên
báo cáo về lạm phát đối với Quốc hội.
Ngân hàng Hàn Quốc sử dụng lãi suất qua đêm để báo hiệu quan điểm của mình đối
với thị trường tài chính. Ngân hàng Hàn Quốc cũng phát triển phương pháp VAR
của Christiano, Eichenbaum và Evans(1996) để ước lượng kênh truyềndẫn của tiền
tệ, bao gồm các biến sản lượng đầu ra công nghiệp, chỉ số CPI, lãi suất qua đêm và
tiền tệ cơ sở.
Hàn Quốc thiết lập mục tiêu lạm phát hàng năm, đưa vào tính tốn nhiều chỉ dẫn
khác như mong đợi của thế giới và điều kiện kinh tế trong vùng, chỉ số sản lượng,
cầu hiện hành, chỉ số tài sản, lỗ hổng sản lượng đầu ra, NAIRU và cân bằng giá cả.
Thông thường dải là cộng trừ 1 %. Năm 1998 mục tiêu là 9 ± 1%, sau đó giảm

xuống 3 ± 1% năm 1999 và 2,5 ± 1% năm 2000 và 3 ± 1% năm 2001. Trong giai
đoạn đầu sau khi thông qua LPMT, lạm phát thực thường nằm ngoài khoảng mục
tiêu. Từ năm 2000, Hàn Quốc đã thiết lập mục tiêu trung hạn 2004 – 2006 là 2,5 –
3,5%, và chỉ số lạm phát CPI thực thường trong khoảng mục tiêu.


11

Để kiểm tra có hay khơng hiệu quả việc thực hiện LPMT ở Hàn Quốc, Ngân hàng
Hàn Quốc sử dụng phương pháp chuỗi thời gian của Levin, Natalucci và
Piger(2004) và kết luận rằng LPMT có thể giữ được sự ổn định giá cả. Sự dao động
lạm phát giảm và lạm phát kỳ vọng trở lên ít nhạy cảm với các cú sốc lạm
phát.Tương tự như Chi Lê, thành công của Hàn Quốc có lẽ là kết quả từ sự thiếu
thống lĩnh của tài chính. Khoản nợ ngân sách từ năm 1980-1985 rất thấp khoảng
0,9% mỗi năm ( Masson et al, 1997, P.25). Hàn Quốc cũng dự đoán lạm phát dựa
trên phương pháp cơ sở, hiệu quả của công cụ thực thi chính sách tiền tệ, và sự
minh bạch và trách nhiệm giải trình cao trong sự ổn định chính sách tiền tệ. Tuy
nhiên, kết luận cần một vài tiêu chuẩn khi điều kiện của Hàn Quốc được thỏa mãn
để ổn định lạm phát như cầu tăng trưởng thấp, tiền nội tệ có giá trị và tỷ lệ tăng
lương thấp. Chỉ sốlạm phát ở Hàn Quốc do tăng lương chứ không phải do tỷ giá.
Hàn Quốc là nền kinh tế mở và nếu có sức ép lạm phát từ thương mại khi đó mục
tiêu lạm phát ở Hàn Quốc sẽ được thay đổi.
Chi Lê
Do phải hứng chịu cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng vào đầu những năm
1980, nên NHTW Chilê phải cải tổ việc xây dựng và điều hành CSTT, chuyển sang
chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu. Trước khi theo đuổi lạm phát mục
tiêu, Chilê đã thơng qua Luật NHTW mới vào năm 1989 và có hiệu lực vào năm
1990, trao quyền độc lập cho NHTW và quyền theo đuổi mục tiêu lạm phát là mục
tiêu chính. Ngân sách nhà nước cũng được củng cố, theo đó thặng dư ngân sách từ
năm 1991 đến 1997. Bên cạnh đó là một loạt các biện pháp được áp dụng sau cuộc

khủng hoảng. Các quy định về giám sát và quản lý hoạt động ngân hàng mà Chilê
đã thiết lập, được đánh giá là một trong các thể chế tốt nhất ở các quốc gia thị
trường mới nổi và được xem là có thể so sánh với thể chế ở các quốc gia tiên tiến.
Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để Chile áp dụng khuôn khổ lạm phát mục
tiêu.
Chilê là nước đầu tiên trong số các quốc gia mới nổi áp dụng chính sách lạm phát
mục tiêu, năm 1990 với tỷ lệ lạm phát của Chilê hơn 20%.


12

Khn khổ chính sách lạm phát mục tiêu giúp cho Chilê giảm được mức lạm phát
từ trung bình xuống mức thấp và ổn định. Quá trình trên được chia làm hai giai
đoạn:
Từ 1991 đến 2000: áp dụng lạm phát mục tiêu, nhưng chưa có khn khổ hồn
chỉnh: chưa có dự báo lạm phát và cam kết mạnh với dân chúng về mức lạm phát.
Trong giai đoạn này, NHTW đã thành công trong việc giảm mức lạm phát từ 2030% xuống mức 1 con số.
Từ năm 2000 đến nay, NHTW Chilê đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu
hồn chỉnh với mục tiêu là lạm phát danh nghĩa (hay chỉ số CPI) hàng năm là 3%
(với biên độ +/-1%).
Chilê theo đuổi khuôn khổ lạm phát mục tiêu được coi là khá thành công, tỷ lệ lạm
phát giảm từ trên 20%, khi bắt đầu công bố theo đuổi khuôn khổ lạm phát mục tiêu
xuống còn 3% hiện tại. Cùng thời điểm đó, GDP tăng trưởng cao, bình qn
8%/năm từ 1991 đến 1997.
Brazil:
Khác với Chile, Brazil đã thiết lập cơ chế LPMT ngay sau khi đồng real sụp đổ vào
tháng 1/1999. Trong vòng 4 tháng sau khi vị thống đốc mới của ngân hàng trung
ương Brazil- ông Arminio Fraga được bổ nhiệm, ông đã thông qua việc áp dụng cơ
chế LPMT. Cụ thể là ngày 21/06/1999, Tổng thống Brazil ban hành nghị định về
thể chế hố LPMT. Khn khổ pháp lý này chứa đựng tất cả đặc điểm của một cơ

chế LPMT đầy đủ, bao gồm:
(1) Thông báo về các mục tiêu lạm phát trong thời kỳ nhiều năm (với mục tiêu bằng
những con số cụ thể cho tỉ lệ lạm phát 12 tháng của các năm 1999, 2000, 2001 và
cam kết sẽ thông báo về mục tiêu cho năm 2002 cùng với 02 năm tiếp theo;
(2) Giao cho Uỷ ban Tiền tệ Quốc gia nhiệm vụ đặt ra các mục tiêu về lạm phát và
biên độ dao động cho phép trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Tài chính;


13

(3) Giao cho NHTW Brazil hoàn toàn trách nhiệm trong việc thi hành các chính
sách cần thiết để đạt được mục tiêu lạm phát đã đề ra;
(4) Thiết lập các quy trình để tăng cường tính trách nhiệm của NHTW (cụ thể là nếu
lạm phát vượt ra ngoài biên độ cho phép, thì thống đốc NHTW sẽ phải có văn bản
cơng khai gửi đến Bộ trưởng Tài chính để giải trình về nguyên nhân, các biện pháp
khắc phục và thời gian để đưa lạm phát trở lại vùng biên độ cho phép);
(5) Thực hiện các công việc để cải thiện tính minh bạch của CSTT (cụ thể là
NHTW phải phát hành báo cáo lạm phát hàng q theo mơ hình báo cáocủa NHTW
Anh).
Thành công ban đầu của cơ chế LPMT ở Brazil là giúp kiềm chế lạm phát dưới
10% (mặc dù đồng nội tệ giảm giá đáng kể), tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là
Brazil có thể giải quyết triệt để những khó khăn về tài khóa. Do đó, vẫn có nhiều
nghi ngại về sự thành cơng lâu bền của cơ chế LMPT ở nước này. Thật vậy, mục
tiêu lạm phát đầu tiên được đặt ra là 8% cho năm 1999, 6% cho năm 2000 và 4%
cho năm 2001, với biên độ dao động cho phép là 2%.Lạm phát trong năm 1999 là
8,9%, cao hơn so với mục tiêu 8% nhưng vẫn hoàn toàn năm trong biên độ dao
động 2% cho phép; trong năm 2000 lạm phát tiếp tục giảm và lạm phát tại thời điểm
cuối năm 2000 đúng bằng mức mục tiêu 6% mà NHTW đã đặt ra vào thời điểm
giữa năm 1999. Tuy nhiên, trong năm 2001 lạm phát đã tăng lên mức 7,7%, vượt
quá mức mục tiêu là 4% cộng với biên độ dao động 2% cho phép. Nguyên nhân của

sự biến động này là do tình hình chính trị của Brazil lúc bấy giờ: Ơng Luna-người
có nhiều triển vọng sẽ đắc cử chức tổng thống Brazil đã có những tuyên bố có xu
hướng làm suy yếu các thể chế về tài khóa và tiền tệ: (1) ơng ta sẽ khuyến khích
chính sách tài khố có mức nới lỏng cao và ông ta sẽ không đưa ra các biện pháp
nhằm chống lại khả năng Brazil không trả được nợ nước ngồi; (2) ơng sẽ khơng tái
bổ nhiệm vị thống đốc NHTW đang rất được kính trọng – ông Arminio Fraga; (3)
những cam kết của ông Lula đối với tính độc lập của NHTW, việc bình ổn giá cả và
cơ chế LPMT cũng rất không rõ ràng. Vì vậy có sự thiếu vắng lịng tin của cơng


14

chúng khi ông Luna đắc cử chức tổng thống, điều này dẫn đến việc phá giá mạnh
đồng real và tỷ lệ lạm phát tăng lên 12.5% vào năm 2002.
Để khắc phục tình trạng này, NHTW đã có những động thái tích cực. Đầu tiên là
giải thích vì sao tỉ giá đã ở mức quá cao và họ đã đưa ra ước tính rõ ràng, cơng khai
về mức độ của các cú sốc cũng như thời gian mà chúng diễn ra. Sau các ước tính,
NHTW đã đi đến mục tiêu lạm phát năm 2003 là 8.5%. Thứ hai, NHTW Brazil đã
nhận ra rằng phải điều chỉnh mục tiêu lạm phát vì thị trường và công chúng đã nhận
rõ rằng lạm phát sẽ đi chệch mục tiêu ấn định từ ban đầu. Thứ ba, NHTW Brazil chỉ
ra rằng họ không chỉ quan tâm đến kiểm sốt tỷ giá mà cịn quan tâm đến sự biến
động của sản lượng. Những hành động nêu trên sẽ giúp tăng cường sự ủng hộ cho
tính độc lập của NHTW Brazil.
Kết quả của những hành động này làm lạm phát ở Brazil đã giảm nhanh từ 12.5%
năm 2002 xuống còn 9.3% năm 2003, trong biên độ dao động cho phép của mức
LPMT 8.5%.
Những ví dụ nêu trên về Chilê và Brazil, Hàn Quốc cho thấy rằng LPMT thực sự có
tính khả thi ở các quốc gia thị trường mới nổi, cho dù mơi trường kinh tế, chính trị ở
các nước này phức tạp hơn. LPMT cho đến nay đã chứng tỏ là có thể tạo ra chiếc
neo danh nghĩa mạnh, có thể kiểm sốt được kỳ vọng về lạm phát. Tuy nhiên, cơ

chế này đòi hỏi NHTW khơng những phải có sự trao đổi thơng tin tốt và đảm bảo
tính minh bạch, mà cịn phải có các chính sách hỗ trợ để phát triển các thể chế tiền
tệ, tài chính và tài khố vững mạnh.


15

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu và mơ hình sử dụng
Để xem xét khả năng Việt Nam có thể áp dụng khn khổ LPMT hay không đề tài
dựa vào các nền tảng lý thuyết đưa ra lý luận chung về LPMT và các điều kiện tiên
quyết để áp dụng LPMT. Đề tài cũng đi vào nghiên cứu các đặc điểm chung của các
nước đang phát triển khi xây dựng lạm phát mục tiêu và các ví dụ điển hình về việc
xây dựng LPMT ở Hàn Quốc, Chi Lê, Braxin và đi vào xem xét các điều kiện Việt
Nam liệu có thể đáp ứng các điều kiện trên hay không?
Một trong những điều kiện trước tiên của việc thực hiện chính sách lạm phát mục
tiêu hiệu quả là phải tồn tại mối quan hệ ổn định và có thể dự báo được giữa lạm
phát và các cơng cụ của chính sách tiền tệ. Trong phần này, tác giả phân tích mối
quan hệ thống kê giữa các biến này ở Việt Nam để đánh giá khả năng dự báo của
các biến tài chính. Mơ hình kinh tế lượng được xây dựng theo cách Gottschalk và
Moore đã thực hiện trước đây ở Ba Lan thông qua phương pháp VAR để tìm ra mối
quan hệ giữa các cơng cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt là giữa lãi suất ngắn hạn
và lạm phát. Bài nghiên cứu này mở rộng qua hai cách: 1) GDP thực được đưa thêm
vào ước lượng; 2) Bốn mơ hình VAR khác nhau được ước lượng từ mơ hình hai
biến gồm cung tiền và giá, sau đó, thêm các biến tài chính như tỷ giá danh nghĩa và
lãi suất để xem xét mối quan hệ của chúng với lạm phát ở Việt Nam.
Mơ hình sử dụng dữ liệu q từ q 1/2001 đến q 1/2013. Các biến của mơ hình
gồm:
1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (kiểm định lạm phát kỳ trước và kỳ vọng lạm phát của
người dân tác động đến lạm phát)

2. Cung tiền mở rộng M2 (xem xét tốc độ gia tăng cung tiền nội tệ có ảnh hưởng
đến lạm phát)
3.Tỷ giá hối đoái danh nghĩa NER


×