Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.75 KB, 16 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. Những vấn đề chung về lao động, tiền lương:
- Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản tư liệu lao động, đối tượng lao
động, sức lao động và là nhân tố mang tính chất quyết định để tiến hành quá trình
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản, cấu thành nên
giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Quản lý lao động là một nội dung
quan trọng trong công tác quản lý toàn diện các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sử
dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp phần hạ thấp giá
thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người
lao động trong doanh nghiệp. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, các doanh nghiệp cần
phải chú ý đến hai vấn đề là sử dụng lao động và bồi dưỡng lao động.
1.1- Khái niệm về tiền lương, các khoản trích theo tiền lương
- Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao
các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động). Trong đó lao
động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc con người, sử dụng các tư liệu lao
động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Để đảm bảo liên tục quá trình tái
sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà con người bỏ ra
cần phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động, đó là tiền lương.
- Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản
xuất hàng hoá. Trong xã hội chủ nghĩa, tiền lương thực chất là “một phần thu nhập
quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch
cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi
người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức
dựa trên nguyên tắc phân phối lao động nhằm tái sản xuất sức lao động bù đắp hao
phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ”.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công viêc mà


người lao động đã công hiến cho doanh nghiệp.
-Khái niệm: Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất
sức lao động, bù đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình
hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá
trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Chính vậy người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản
tiền công theo nguyên tắc cung cầu, giá trị của thị trường và theo các qui định của
nhà nước.
Theo những giác độ nghiên cứu về tiền lương, các nhà nghiên cứu còn sử
dụng một số thuật ngữ như tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế tiền lương tối
thiểu...
+Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền người lao động nhận được theo hợp
đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người
lao động có thể mua được bằng tiền lương của mình sau khi đóng các khoản thuế
theo qui định của Nhà nước. Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả
và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.
Trong thực tế người lao động quan tâm đến tiền lương thực tế nhiều hơn tiền
lương danh nghĩa, bởi nó quyết định đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ cũng
như năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy Nhà
nước qui định về mức lương tối thiểu chứ không đặt ra mức lương tối đa để giúp
cho người lao động khỏi thiệt thòi và đáp ứng cho các doanh nghiệp trong khâu
quản lý, hạch toán tiền công, chi phí vào đúng đối tượng chịu chi phí.
* Đặc điểm của tiền lương:
+Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản
xuất hàng hoá.
+ Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một
yếu tố chi phí sản xuất-kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ.

+Hệ thống thang, bậc lương, chế độ phụ cấp, thưởng đối với từng ngành
nghề phù hợp chính là công cụ điều tiết lao động.
+ Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích
công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không
chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến
tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
1.2.1. Phân loại lao động :
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi
cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao
động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất
định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu thức
sau:
* Phân theo thời gian lao động:
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành:
+Lao động thường xuyên trong danh sách.
+Lao động ngoài danh sách.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình,
từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết đồng
thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước được chính
xác.
* Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất:
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân lao
động doanh nghiệp thành hai loại:
+Lao động trực tiếp sản xuất: Đây chính là bộ phận công nhân trực tiếp sản
xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao
vụ, dịch vụ. Lao động trực tiếp sản xuất bao gồm những người điều khiển thiết bị,

máy móc để sản xuất sản phẩm, những người phục vụ quá trình sản xuất...
+Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận tham gia lao động gián tiếp
vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp sản xuất
bao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành
chính. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ
cấu lao động và có biện pháp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh
giảm bộ máy gián tiếp.
* Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Theo cách phân loại này, toàn bộ lao động có thể chia thành 3 loại:
+Lao động thực hiện chức năng chế biến: bao gồm những người tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các
lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng...
+Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những người lao động tham gia
hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ như nhân viên tiếp thị,
nghiên cứu thị trường...
+Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt
động quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên
quản lý kinh tế, nhân viên hành chính...
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được
kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
1.2.2. Phân loại tiền lương :
Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối
tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế
có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo cách thức trả
lương ( lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng trả lương (lương
sản xuất, lương bán hàng, lương quản lý)... Mỗi một cách phân loại đều có những
tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác hạch toán
nói riêng và quản lý nói chung, về mặt hạch toán, tiền lương được chia làm 2 loại:
tiền lương chính, tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian

người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc
và các khoản phụ cấp kèm theo.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ
phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng lương theo chế độ.
Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản
xuất ra sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với
từng loại sản phẩm. Vì vậy, việc phân chia tiền lương chính và tiền lương phụ có ý
nghĩa quan trọng đối với công tác phân tích kinh tế. Để đảm bảo hoàn thành và
hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực
hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác số lượng, chất lượng lao
động của cán bộ công nhân viên.
- Tính đúng số tiền công và các khoản phải trả cho người lao động và thanh
toán kịp thời tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động.
- Phân bổ chi phí tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT và kinh phí công
đoàn vào các đối tượng sử dụng lao động.
- Kiểm tra phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền công, quỹ BHXH, quỹ
BHYT và kinh phí công đoàn.
1.3. Các hình thức tiền lương và các phương pháp chia lương.
Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ
theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên
thực tế thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:
- Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời
gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức
trả lương này, tiền lương theo thời gian phải trả được tính bằng: thời gian làm việc
nhân với mức lương thời gian. Có hai cách tính lương theo thời gian.
+ Tiền lương theo thời gian giản đơn:

Tiền lương được lĩnh = Mức lương x Số ngày làm việc
trong tháng một ngày thực tế trong tháng
Mức lương tháng theo chức vụ + Các khoản phụ cấp
Mức lương =
ngày Số ngày làm việc theo chế độ(22ngày)
+ Tiền lương theo thời gian có thưởng:
Tiền lương theo thời
=
Tiền lương theo thời + Các khoản tiền thưởng
gian có thưởng gian giản đơn có tính chất thường xuyên
Để áp dụng trả lương theo thời gian doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép
thời gian làm việc của người lao độngvà có mức lương thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế, đó là chưa gắn chặt tiền
lương với kết quả và chất lượng lao động. Do đó không khuyến khích được người
lao động hăng hái làm việc, cũng không phát huy được tính chủ động, sáng tạo đối
với sản phẩm
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số
lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng
và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm, công việc đó.
Các tính lương theo sản phẩm:
+ Lương sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương phải = Số lượng sản x Đơn giá tiền lương
trả người lao động phẩm hoàn thành cho 1 đvị sản phẩm
+ Lương sản phẩm gián tiếp:
Tiền lương sản = Số lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương
phẩm gián tiếp hoàn thành của CNSX sản phẩm gián tiếp
+ Lương sản phẩm có thưởng:
Lương sản phẩm = Hai hình thức tiền + Các khoản thưởng có
có thưởng lương kể trên thể thường xuyên
+ Lương sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức trả lương này, ngoài tiền lương

tính theo sản phẩm trực tiếp, còn căn cứ vào số lượng sản phẩm định mức lao động
để tính thêm một số tiền lương theo tỉ lệ luỹ tiến.
+ Lương sản phẩm tập thể : Được chia thành lương theo trình độ, thời gian,
cấp bậc.
2. Quỹ tiền lương và các chế độ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp
phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý sử dụng.

×