Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.14 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở
HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG
I- NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA
HUYỆN ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ
NÔNG DÂN.
1- Điều kiện tự nhiên:
a-Vị trí địa lý:
Thanh miện là một huyện đồng bằng nằm ở phía tây Nam của tỉnh Hải
dương.Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 122 km
2
trải dài từ 106
0
7’50’’
đến 106
0
16’20” kinh độ đông và từ 20
0
40’45” đến 20
0
50’55’’ vĩ độ bắc. Phía tây
bắc giáp với huyện Bình Giang,
Phía đông bắc giáp với huyện Gia Lộc,
Phía tây giáp với huyện Phù Cừ của Hưng Yên,
Phía đông nam giáp với huyện Ninh Giang,
Phía nam giáp với tỉnh Thái Bình.
Trung tâm huyện Thanh Miện cách Hà Nội 66 km; cách thành phố Hải Dương
23 km và thị xã Hưng yên 30 km theo đường bộ. Với vị trí địa lý như trên, cùng
với mạng lưới giao thông tốt, Thanh miện là một huyện có nhiều điều kiện thuận
lợi để sản xuất hàng hoá.
b-Đặc điểm thời tiết, khí hậu.
Do nằm trong vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng nên Thanh Miện có


khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong
năm phân biệt thành bốn mùa rõ rệt. Lượng mưa nhiều chủ yếu vào hai thời kỳ đó
là từ tháng 4 đến tháng 9 và mưa rất ít từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng
mưa trung bình của huyện trong năm từ 1350 tới 1600 mm (cao nhất 2501 mm
(1973); thấp nhất 752,2 mm (1989)). Nhiệt độ trung bình trong năm trên địa bàn
huyện là 23,3
0
C số ngày nóng trong năm là 180 đến 200 ngày. Độ ẩm trung bình từ
81 đến 87%.
c-Đặc điểm đất đai, địa hình và nguồn nước.
Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn toàn huyện là 122 km
2
, trong đó có
8464 ha đất nông nghiệp. Cơ cấu đất nông nghiệp của huyện rất phức tạp trong đó
có 1489,02 ha đất chân cao; 4462,91 ha đất chân vàm; 1757,3 ha đất thấp và
354,84 ha đất triều chũng. Trong tổng số 8464 ha đất nông nghiệp của huyện thì có
tới 6.028 ha đất ở độ chua cấp một (PH< 4,5), chiếm tỷ lệ ~ 70%. Nhìn chung đất
nông nghiệp nghèo dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng, tỷ lệ đất nghèo lân chiếm tới
gần 60%.
Đất nông nghịêp của huyện ở địa hình dốc từ tây bắc xuống đông nam, có cao
trình cao thấp xen kẽ nhau.
Cao độ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
3,0 - 2,0 3500 40,6
2,0-1,5 2200 25,5
1,5-1,0 2004 23,2
dưới 1,0 942 10,7
Nguồn nước tưới tiêu trên địa bàn huyện khá đa dạng và ổn định do Thanh
Miện nằm trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải. Phía nam huyện giáp sông Luộc
với chiều dài 2,8 km. Trong nội đồng có sông Hàng kẻ sặt, sông Cửu an là trục
chính Bắc Hưng Hải. Toàn bộ hệ thống sông nội đồng này tiếp giáp với sông ngoài

bằng cửa Cầu xe và An thổ.
2- Điều kiện kinh tế - xã hội:
Trong những năm vừa qua, hoà chung với sự phát triển vượt bậc của nền kinh
tế đất nước, kinh tế huyện Thanh Miện cũng có sự khởi sắc đáng khích lệ. Tốc độ
tăng trưởng trung bình của nền kinh tế trong 5 năm 1996-2000 là 8,12%. Năm
2000 dân số toàn huyện là 128.800 người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%. Tổng
giá trị nội huyện đạt 454,6 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm bình quân đầu người đạt 3,5
triệu đồng, tăng 1,42 triệu so với năm 1995. Lương thực bình quân đầu người đạt
710 kg/ người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,1% vào năm 2000, không còn hộ đói.
Cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện năm 2000: nông nghiệp đạt 302,2 tỷ đồng
chiếm 66,5% tiểu thủ công nghiệp đạt 62,4 tỷ chiếm 13,7%, dịch vụ đạt 90 tỷ
chiếm 19,8% tổng giá trị nội huyện. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ và nhân
dân huyện Thanh Miện đã có sự cố gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy
nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn lớn, đặc biệt số lao động làm việc trong
ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo điều tra năm 2000 thì vẫn còn tới
84,6% số lao động toàn huyện làm việc trong ngành này. Trong khi đó số lao động
làm việc trong ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chỉ có 15,2%. Đây là tỷ lệ
không hợp lý mà trong một vài năm tới Thanh Miện sẽ phải cố gắng để cải thiện
tình hình này.
Nhìn chung hiện nay cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện khá đầy đủ
và khang trang. Cả huyện có hai trường THPT. Mỗi xã có một trường THCS, một
trường tiểu học, mỗi thôn có ít nhất một nhà trẻ mẫu giáo; trạm y tế xã đã được
hoàn tất từ lâu. Tất cả các đường giao thông nông thôn đều được dải nhựa, đá, bê
tông hoặc gạch ngiêng. Hệ thống công trình thuỷ lợi cũng được hoàn tất và đảm
bảo tưới tiêu trên toàn bộ diện tích canh tác của huyện. Đời sống của nhân dân
trong huyện ngày càng được cải thiện, số hộ giàu ngày càng nhiều, tỷ lệ hộ nghèo
ngày càng giảm. An ninh, trật tự ổn định và đảm bảo. Đời sống văn hoá tinh thần
được bảo đảm và không ngừng được nâng cao.
II- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN HUYỆN
THANH MIỆN-TỈNH HẢI DƯƠNG.

1- Tình hình sản xuất của huyện trong một số năm vừa qua.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự cố gắng của Đảng Bộ và nhân dân
trong toàn huyện, nền kinh tế huyện Thanh Miện đã có những chuyển biến và khởi
sắc đáng mừng. Tổng sản phẩm nội huyện liên tục tăng với tốc độ khá.
Biểu2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành thời kỳ 1997-2000
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Ngành
1997 1998 1999 2000
Tốc độ phát triển
(%)
98/97 99/98 00/99 TB
GDP 371.800 406.500 431.200 454.600 9,33 6,07 5,42 7,00
1-Nông-nghiệp 255.600 275.600 289.800 302.200 7,82 5,15 4,27 5,70
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
2-TTCN-XD
3-Dịch vụ-TM
188.900
66.700
50.600
65.900
241.000
61.600
55.400
75.500
219.600
70.200
58.900
83.200

226.700
75.500
62.400
90.000
13,28
-7,65
9,48
14,56
2,61
13,96
6,31
10,20
3,23
7,55
5,94
8,17
6,36
4,66
7,24
11,00
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Miện.
Qua biểu số liệu chúng ta nhận thấy tổng sản phẩm nội huyện, trong thời kỳ
vừa qua tăng trưởng với tốc độ khá (trung bình 7%). Tuy nhiên không đều, cụ thể
là giảm dần trong những năm gần đây. GDP toàn huyện vẫn tăng qua các năm
nhưng tốc độ tăng giảm dần, năm 2000 tốc độ tăng chỉ còn 5,42%.Đó là điều
chúng ta cần phải suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân của nó. Nhìn vào các ngành cụ
thể chúng ta cũng thấy tình trạng diễn ra tương tự mặc dù hai ngành là TTCN và
Thương mại - dịch vụ có tăng ở tốc độ khá cao. Năm 1998 tốc độ tăng trưởng đạt ở
mức cao nhất trong thời kỳ ở tất cả các ngành. Năm 1999 tốc độ tăng trưởng của
ngành trồng trọt giảm mạnh từ 13,28%, năm 1998 xuống chỉ còn 2,61% . Điều đó

đã có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung. Nhưng ngành chăn nuôi lại có sự khởi
sắc vào năm này với tốc độ tăng trưởng đạt 13,96%, điều này lại càng có ý nghĩa
khi chúng ta biết trước đó, năm 1998 tốc độ tăng trưởng đạt - 7,65%. Năm 2000 tất
cả các ngành đều có tốc độ tăng trưởng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm đã ít đi. Riêng
ngành trồng trọt của huyện đã có bước đầu khởi sắc trở lại với tốc độ 3,23%. Đây
thực sự là tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế Thanh Miện.
Tuy tốc độ tăng trưởng của các ngành trong huyện không đều nhưng nhìn
chung cả thời kỳ chúng ta vẫn có tốc độ tăng trưởng khá ở tất cả các ngành, phù
hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cả nước. Đặc biệt trong ngành nông
nghiệp đã có mức tăng cao hơn (5,7%).
Biểu1 cũng cho chúng ta thấy một điều là sự phát triển kinh tế của huyện phụ
thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Tốc độ tăng
trưởng của trồng trọt có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh
tế. Mà thời gian vừa qua ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng thấp và không đều
nhất là các năm 1999 và 2000. Điều này xảy ra có nhiều nguyên nhân, mà một
nguyên nhân chủ yếu là bộ giống cây trồng của huyện không có sự thay đổi đột
biến tích cực. Nhiều giống cây trồng cho năng xuất không cao vẫn được sử dụng từ
nhiều năm nay.
Tình trạng xuy giảm nội lực trong toàn bộ nền kinh tế cũng có ảnh hưởng xấu
đến tốc độ phát triển của nền kinh tế mà trong một số năm sắp tới, Thanh Miện
phải tìm cách cải thiện tình hình này.
Cùng với việc giữ nhịp độ phát triển khá của nền kinh tế, huyện Thanh Miện
đang phấn đấu tới một cơ cấu kinh tế cân bằng và hợp lý đối với một huyện đồng
bằng châu thổ sông Hồng.
Biểu3 cho chúng ta thấy một cơ cấu giá trị sản lượng theo ngành trong vài
năm trở lại đây. Chúng ta có thể nói rằng nền kinh tế của huyện đang dần tiến tới
một cơ cấu hợp lý với việc giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp từ 68,8% năm 1997
xuống còn 66,5% vào năm 2000, tăng tỷ trọng ngành TTCN,Xây dựng, dịch vụ,
Thương mại từ 31,2% năm1997 lên 33,5% năm 2000.
Tuy tốc độ chuyển dịch còn diễn ra rất chậm, nhưng cũng là một

Biểu3: Cơ cấu giá trị sản lượng theo ngành thời kỳ 1997-2000.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Ngành
1997 1998 1999 2000
Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị %
GDP 371,8 100 406,5 100 431,2 100 454,6 100
1-Nông nghiệp
-Trồng trọt
-Chăn nuôi-thuỷ sản
2-TTCN-XD
3-DV-TM
255,6
188,9
66,7
50,6
65,9
68,8
73,9
26,1
13,5
17,7
275,6
214,0
61,6
55,4
75,5
67,8
77,64
22,36

13,6
18,2
289,8
219,6
70,2
58,9
83,2
67,1
75,7
24,3
13,6
19,3
302,3
226,7
75,5
62,4
90
66,5
75,0
25,0
13,7
19,8
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Miện.
Tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế của toàn huyện.
Ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp, lại tăng rất chậm
trong những năm vừa qua, năm 1997 chiếm 13,5% thì tới năm 2000 con số này chỉ
là 13,7%, một tỷ lệ tăng khá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
trọng ngành TTCN và xây dựng tăng chậm trong cơ cấu nền kinh tế là vì trong
những năm vừa qua Thanh Miện chưa quan tâm đầu tư phát triển đúng mức đối với
lĩnh vực này mặc dù giá trị tổng sản lượng vẫn tăng đều qua các năm. Tiểu thủ

công nghiệp thì nhỏ bé lại tự phát theo quy mô hộ gia đình chủ yếu chỉ sản xuất
các công cụ phục vụ cho nông nghiệp và xây dựng gia đình nên không tránh khỏi
việc chiếm tỷ lệ không cao.
Ngành nông nghiệp là ngành chủ yếu và truyền thống của vùng cũng như của
huyện nên việc nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP toàn huyện đã tồn
tại rất lâu. Mặc dù trong năm 2000 này tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhiều,
còn 66,5% thấp hơn các thời kỳ trước nhưng đó vẫn là một con số quá lớn so với
cơ cấu hợp lý.
Ngành dịch vụ và thương mại tuy cũng có tốc độ tăng trưởng cao và dần
chiếm vị trí xứng đáng trong GDP toàn huyện từ 17,7% năm 1997 lên đến 19,8%
năm 2000 nhưng vẫn còn quá thấp. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng một nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó là sự phát triển tự phát của ngành này, chưa có
sự quan tâm và quy hoạch đúng mức của huyện. Các ngành dịch vụ chủ yếu phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp, còn thương mại phục vụ cho nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân nên phần nào khó tránh khỏi tình trạng nhỏ bé như hiện nay.
Nhìn vào toàn bộ cơ cấu GDP của huyện chúng ta vẫn thấy một sự chưa hợp
lý mà trong thời gian tới cần nhiều công sức để cải thiện nhất là việc chuyển dịch
cơ cấu còn diễn ra rất chậm.
Qua hai biểu ở trên chúng ta đã thấy được phần nào vị trí của nông nghiệp
trong nền kinh tế của huyện Thanh Miện cũng như vị trí độc tôn của ngành trồng
trọt trong nông nghiệp. Để hiểu thêm về vấn đề này chúng ta hãy xem biểu sau:
Biểu4: Số lượng và cơ cấu diện tích cây trồng và con nuôi của huyện
Thanh Miện thời kỳ 1997-2000
Năm
Cây trồng vật nuôi
ĐV
1997 1998 1999 2000
SL % SL % SL % SL %
1-Trồng trọt
-Diện tích cấy lúa

-Diện tích ngô
-Diện tích khoai lang
- Diện tích rau
- Diện tích đỗ tương
- Diện tích chuyển đổi
thành nhãn vải
- Diện tích cây trồng khác
Ha 18.932,7
15.466
1.315
791
1.104
147
49,3
59,8
100
81,69
6,95
4,17
5,83
0,77
0,26
0,33
19.111,7
15.402
835
1.043
1.450
156
106,4

119,3
100
80,59
4,37
5,45
7,59
0,81
0,56
0,63
18.614,1
15.428
487
1,399
839
165
148,6
147,5
100
82,8
2,62
7,59
4,50
0,89
0,80
0,80
18.673
15.435
520
1410
900

168
148,6
91,4
100
82,6
2,78
7,55
4,82
0,90
0,8
0,49
2-Chăn nuôi
-Số lượng lợn
- Số lượng trâu
- Số lượng bò
- Số lượng gà
- Số lượng vật nuôi khác
con 485.996
45.815
1.234
4.247
409.100
25.600
100
9,43
0,25
0,87
84,18
5,27
529.264

47.648
1.276
4.440
453.300
22.600
100
9,00
0,24
0,84
85,65
4,27
542.659
49.134
1.206
4.459
464.100
32.760
100
9,05
0,22
0,82
85,5
4,41
561.689
51.470
1.150
4.489
485.300
19.280
100

9,16
0,20
0,80
86,4
3,44
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Miện.
Qua biểu số 3 chúng ta đã phần nào thấy được vị trí độc tôn của trồng trọt
trong nông nghiệp của Thanh Miện với tỷ trọng về giá trị thường xuyên ở mức trên
73%. Ngành chăn nuôi và thuỷ sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ở mức ~ 26%. Thì ở
biểu số 3 này chúng ta sẽ thấy được vị trí của những cây trồng, vật nuôi chủ yếu
trong nông nghiệp của huyện.
Đứng đầu ngành trồng trọt là vị trí độc tôn của cây lúa cả về giá trị và diện
tích gieo trồng. Diện tích trồng lúa của huyện trong những năm vừa qua thường
xuyên chiếm trên 80% diện tích gieo trồng. Trồng lúa đã trở thành thế mạnh của
Thanh Miện trong những năm trở lại đây với diện tích hàng năm đạt sấp xỉ 15,5
nghìn ha. Hệ số lần trồng ngày càng tăng đạt từ 2,3 đến 2,4 lần tính chung cho toàn
diện tích đất nông nghiệp. Đây là hệ số không cao so với một huyện đồng bằng
nhưng cũng đã là sự cố gắng của nhân dân trong những năm vừa qua.
Ngô là cây trồng, ngày càng giảm cả về diện tích lẫn tỷ trọng trong ngành
trồng trọt nhưng nó vẫn giữ vị trí quan trọng trong các cây vụ đông của huyện.
Năm 1997 diện tích ngô là 1.315 ha chiếm 6,95% diện tích gieo trồng nhưng tới
năm 2000 con số này chỉ còn 520 ha với 2,78%. Sản phẩm hạt ngô của huyện chỉ
chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, rất ít cho sinh hoạt của con người và hầu
như không dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Diện tích khoai lang và đậu
tương có tăng qua từng năm nhưng tăng chậm với tốc độ ổn định. Năm 1997 diện
tích khoai lang trên địa bàn huyện là 791 ha, chiếm 4,17% tổng diện tích gieo trồng
thì đến năm 2000 các con số này đã là 1.410 ha và 7,55%. Sản phẩm củ và dây
khoai lang chủ yếu dùng làm thức ăn gia súc trực tiếp tại các hộ. Còn đậu tương
năm 1997 có 147 ha chiếm 0,77% tổng diện tích gieo trồng thì tới năm 2000 chỉ
tăng chút ít là 168 ha với 0,90% diện tích gieo trồng.Sản phẩm đậu tương chủ yếu

dùng làm thực phẩm cho con người, một số để bán nhưng không đáng kể. Diện tích
rau cũng thường xuyên chiếm ở mức cao với năm 1997 là 1.104 ha và năm 2000 là
900 ha, cao nhất là năm 1998 với 1450 ha.Rau trên địa bàn huyện chủ yếu được
trồng ở xã Phạm Kha, cung cấp cho một số xã và thị trấn trong huyện. Số rau xanh
trồng được cũng chỉ chủ yếu đáp ứng nhu cầu rau của vùng, mang lại hiệu quả khá
cao nhưng cũng chưa được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên quy mô rộng,
chủ yếu trồng theo quy mô hộ và diện tích hẹp.
Trong những năm vừa qua, huyện đã có sự chỉ đạo của cấp trên duyệt cho
phép đến năm 2000 chuyển 196,42 ha đất nông nghiệp sang trồng cây ăn quả chủ
yếu là nhãn, vải nhưng tới nay con số này vẫn chưa đạt được. Năm 1997 bắt đầu có
chủ trương chuyển dịch nhưng cũng mới làm được 49,3 ha, qua các năm tiếp theo
con số này lần lượt là 106,4 ha và 148,6 ha đến năm 2000 vì nhiều lý do khác nhau
mà con số này cũng chỉ dừng lại ở mức 148,6 ha chiếm 1,8% tổng diện tích đất
canh tác của huyện. Thật là con số khiêm tốn so với hiệu quả đem lại. Biêủ số 4
cũng cho chúng ta một sự hiểu biết về mặt nào đó của ngành chăn nuôi Thanh
Miện. Nhìn tổng quan các số liệu trên biểu chúng ta có thể nhận định ngành chăn
nuôi của Thanh Miện chủ yếu theo lối tận dụng gia đình, sản xuất lớn cực ít. Số
lượng các loại vật nuôi thường ổn định, ít biến động theo một sự sắp đặt có từ rất
lâu. Mỗi hộ nông dân ở Thanh Miện có từ 1 đến 2 con lợn, 10 đến 20 con gà. Trâu
bò chủ yếu dùng làm sức kéo phục vụ nông nghiệp và vận chuyển. Số lượng trâu
bò nuôi rất ít vì hiện nay các công việc phục vụ nông nghiệp đã được cơ giới hoá
một phần. Chỉ có một điều đáng quan tâm ở đây là số lượng gà thường xuyên
chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi. Chúng thường xuyên chiếm tới 93 đến
96% số đầu gia cầm nuôi trong nhà. Ngoài ra các vật nuôi khác như dê, ngan,
ngỗng, vịt...rất ít được nuôi trong địa bàn huyện, tổng của chúng chỉ chiếm 3,44%
số đầu vật nuôi trong năm 2000.
Về thuỷ sản, cho chúng ta một bức tranh tương tự như trong chăn nuôi khi mà
sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thường xuyên ổn định qua một số năm vừa qua.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 1997 là 425 tấn;năm 1998 là 686 tấn;
năm1999 là 735 tấn và năm 2000 là 760 tấn. Tuy tăng với tốc độ khá cao nhưng

những con số trên quá nhỏ bé. Sản lượng khai thác năm 1997 là 77 tấn;năm1998 là
135 tấn; năm1999 là 183 tấn và năm2000 cũng chỉ có 183 tấn. Trọng lượng cá
chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt với tỷ
trọng thường xuyên ở mức 92 đến 98%.
Nhìn chung, qua xem xét cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi của Thanh Miện
chúng ta nhận thấy trong những năm tới đây cây trồng chủ lực của huyện vẫn là
cây lúa, ngoài ra còn có ngô,khoai, rau, đậu tương và nhãn,vải cũng chiếm tỷ trọng
đáng kể. Các cây trồng khác chiếm tỷ trọng rất thấp. Quá trình chuyển dịch cần có
sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa của nhân dân trong toàn huyện.
Vật nuôi chủ yếu vẫn là gà và lợn, đây cũng là hai nguồn thu nhập đáng kể
của nông dân trên địa bàn huyện, các vật nuôi khác cho thu nhập không đáng kể.
Sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện của ngành chăn nuôi còn quá khiêm tốn,
không đóng góp được vai trò quan trọng vào thu nhập của hộ nông dân trong
những năm vừa qua.
Trong những năm tới đây, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi chúng ta phải thực sự quan tâm đến những vấn đề này.
2- Cơ cấu các loại hộ nông dân trong huyện.
a-Cơ cấu theo loại hình sản xuất.
Hiện nay trên địa bàn huyện,hộ nông dân tồn tại ở hai hình thức đó là hộ nông
dân thuần nông và hộ nông dân kiêm thương mại- dịch vụ.
Biểu 5: Cơ cấu theo loại hình sản xuất hộ nông dân thời kỳ 1997-2000.
Đơn vị: hộ
Năm
Xã thị trấn
1997 1998 1999 2000
Thuần
nông
Kiêm
Thuần
nông

Kiêm
Thuần
nông
Kiêm
Thuần
nông
Kiêm
1-Lam Sơn
2-Diên Hồng
3-Phạm Kha
4-Thanh Tùng
5-Thị Trấn
6-Tiền Phong
7-Hùng Sơn
8-Chi Lăng Nam
9-Đoàn Tùng
10-Ngũ Hùng
1.406
668
1.504
923
1.582
1.105
781
1.218
1.424
1.589
95
39
73

356
504
90
85
131
251
121
1.439
662
1.498
925
1.278
1.097
801
1.099
1.319
1.568
112
48
82
368
491
112
79
126
231
132
1.477
646
1.497

916
1.232
1.092
752
1.095
1.455
1.741
136
45
78
366
476
116
58
121
246
193
1.511
656
1.609
944
1.342
1.108
790
1.153
1.332
1.583
142
47
91

362
458
122
66
13
228
167
11-Tân Trào
12-Thanh Giang
13-Hồng Quang
14-Lê Hồng
15-Đoàn Kết
16-Ngô Quyền
17-Cao Thắng
18-Chi Lăng Bắc
19-Tứ Cường
1.492
1.862
1.911
1.664
1.484
1.478
1.206
1.768
2.181
97
184
112
138
148

174
94
132
208
1.665
1.961
1.896
1.688
1.487
1.756
1.235
1.761
2.039
148
198
156
196
156
250
86
134
287
1.528
1.948
1.951
1.647
1.435
1.913
1.131
1.598

2.052
139
205
152
175
171
270
97
102
298
1.597
1.618
1.914
1.685
1.462
1.963
1.119
1.602
2.048
141
182
126
178
186
271
81
98
278
Tổng số: SL 27.246 3.032 27.174 3.392 27.106 3.444 27.026 3.356
% 89,996 10,004 88,902 11,098 88,726 11,274 88,953 11,047

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Miện.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy tỷ lệ hộ nông dân kiêm thương mại-dịch vụ
trên toàn huyện Thanh Miện hiện nay ở mức thấp, thường xuyên từ 10 đến 11,5%
tổng số hộ nông dân. Tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng rất chậm, năm 1997 là
10,004%; năm 1998 là 11,098%; năm1999 là 11,274% và năm 2000 là 11,047%.
Tỷ lệ hộ lông dân kiêm thương mại-dịch vụ lại phát triển không đều ở các xã, có
những xã, thị trấn như Thị trấn Thanh Miện, Xã Thanh Tùng, xã Đoàn tùng tỷ lệ hộ
kiêm rất cao. Nhưng cũng có những xã tỷ lệ này rất thấp như Diên Hồng, Phạm
Kha, Ngũ Hùng. Qua xem xét em thấy rằng ở những xã có điều kiện phát triển các
phố, thị tứ, Thị trấn, bến xe, chợ thì tỷ lệ hộ nông dân kiêm cao và ngược lại những
xã chưa có điều kiện như trên lại có tỷ lệ thấp. Những hộ nông dân kiêm thương
mại-dịch vụ ở Thanh Miện chủ yếu là buôn bán và dịch vụ nhỏ. Phục vụ trên địa
bàn thôn và xã, chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài
những công việc nông nghiệp của gia đình, hộ tận dụng thời gian để tiến hàng các
khâu dịch vụ như cầy, bừa, chở thuê...hoặc buôn bán những mặt hàng phục vụ cho
sản xuất như lân, đạm, thuốc trừ sâu...hay các mặt hàng khác . Những hộ kiêm này
thường là những hộ nông có lực lượng lao động dồi dào có chút ít vốn đầu tư. Thu
nhập của họ cao hơn hẳn so với các hộ thuần nông. Một điều chúng ta cần phải giải
thích thêm đó là cùng với sự phát triển của dân số, số hộ gia đình sẽ tăng lên và
theo đó hộ nông dân cũng tăng qua thời gian. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thấy
tăng là bao qua biểu số 5, có lúc còn giảm. Em thấy đó cũng là điều đáng mừng khi
mà người nông dân đã biết chuyển sang sản xuất ở những ngành khác, họ nhượng
lại ruộng đất cho những hộ không có điều kiện này. Đây là cơ sở bước đầu cho việc
tích tụ đất đai, số hộ làm nông nghiệp sẽ ngày càng ít đi tương đối.
Nắm bắt được tất cả những điều này, chúng ta sẽ có cách thức tác động vào
từng loại hộ nông dân và từng xã phù hợp.
b-Cơ cấu các loại hộ nông dân theo mức thu nhập và mức sống.
Biểu 6: Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới
trong toàn huyện năm 2001
Đơn vị: hộ

Chỉ tiêu
Xã-thị trấn
Tổng số %
Hộ
gia đình
Hộ
nông dân
Hộ
nghèo
Trong hộ nông dân
Trong hộ
gia đình
1-Tiền Phong
2-Đoàn Kết
3-Đoàn Tùng
4-Ngũ Hùng
5-Thanh Tùng
6-Ngô Quyền
7-Cao Thắng
8-Diên Hồng
9-HùngSơn
10-Tân Trào
11-Lê Hồng
12-Chi Lăng Nam
13-Chi Lăng Bắc
14-Hồng Quang
15-Thị Trấn
16-Lam Sơn
17-Thanh Giang
18-Tứ Cường

19-Phạm Kha
1.228
1.667
1.722
1.905
1.310
2.300
1.287
700
865
1.830
1.860
1.285
2.008
2.083
2.145
1.650
2.179
2.470
1.700
1.226
1.648
1.560
1.750
1.306
2.234
1.200
700
856
1.738

1.853
1.285
1.700
2.030
1.800
1.643
1.800
2.326
1700
246
200
112
220
249
226
129
61
68
170
285
99
281
261
161
126
204
223
251
20,10
12,13

7,18
12,57
19,06
10,12
10,75
8,90
7,94
9,78
15,38
7,70
16,53
12,86
8,94
7,67
11,33
9,58
14,70
20,06
11,80
6,50
11,00
19,00
9,80
10,00
8,90
7,90
9,30
15,00
7,40
12,20

13,00
7,30
7,63
10,60
9,00
14,70
Tổng số 32.186 30.355 3.572 11,76 11,10
Nguồn: Phòng tổ chức-lao động-xã hội huyện Thanh Miện.
Công cuộc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng của
huyện Thanh Miện đã được quan tâm thực hiện từ rất sớm. Qua nhiều năm đã đạt
được những thành quả to lớn, số hộ giầu, khá tăng nhanh, số hộ nông dân nghèo
đã giảm nhiều và số hộ đói không còn nữa. Vấn đề cốt yếu trong việc phát triển
kinh tế hộ của huyện hiện nay là giảm dần tiến tới xoá bỏ tình trạng hộ nghèo trên
toàn huyện.
Theo tiêu chí mới ban hành nhận dạng hộ nghèo thì hiện nay toàn huyện
Thanh Miện có 3572 hộ nghèo, chiếm 11,10% trong toàn bộ hộ gia đình và 11,76%
trong tổng hộ nông dân. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi theo điều tra của phòng tổ
chức lao động và xã hội huyện thì gần như toàn bộ những hộ nghèo trên địa bàn
huyện là những hộ nông dân.
Nếu tính theo chuẩn mới,với tiêu trí chủ yếu là thu nhập của mỗi nhân khẩu
trong hộ dưới 100.000 đồng/1tháng thì toàn huyện có 11,10% hộ nghèo. Còn nếu
tính theo chuẩn cũ tức là thu nhập của mỗi nhân khẩu trong hộ dưới 20 kg gạo 1
tháng thì trên toàn huyện có khoảng trên 5% số hộ nghèo.
Đây là một con số cao đối với một huyện đồng bằng như Thanh Miện, tuy
nhiên công cuộc phát triển kinh tế hộ, xoá đói giảm nghèo cũng đã ghi nhận sự cố
gắng của toàn Đảng bộ nhân dân trong huyện.
Qua biểu số 6 chúng ta nhận thấy rằng, ở một số xã còn tỷ lệ hộ nghèo rất cao
như Tiền Phong 20,06%; Thanh Tùng 16,6%; Lê Hồng 15,00%; Phạm Kha 14,7%.
Và một số xã có tỷ lệ hộ nghèo khá thấp như Đoàn Tùng 6,50%; Hùng Sơn 7,9%;
Thị trấn Thanh Miện 7,3%; Chi lăng Nam 7,40%. Có thể có rất nhiều nguyên nhân

dẫn đấn sự chênh lệch này như: cơ cấu hộ, truyền thống sản xuất, địa thế địa hình...
nhưng chúng ta không thể không kể tới một số nguyên nhân làm giảm hộ nghèo
của các xã có sự chênh lệch khác nhau. Đó là sự hoạt động của các cấp chính
quyền, đoàn thể có nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo ở các xã, các tổ chức này hoạt
động tốt sẽ dẫn tới sự đầu tư có hiệu quả từ các hộ nghèo, và tình trạng hộ nghèo
giảm đi nhanh chóng, và ngược lại, tình trạng nghèo nàn sẽ không được cải thiện
nếu sự đầu tư không mang lại hiệu quả.
Chúng ta cũng nhận thấy một điều rằng, đa số những hộ nghèo trong huyện
đều là những hộ nông dân. Điều này đòi hỏi trong công cuộc giảm nghèo của
huyện cần chú trọng và giành sự đầu tư đặc biệt vào các giải pháp phát triển nông
nghiệp. Như vậy phần nào sẽ trợ giúp được các hộ nông dân trong việc xoá đói của
chính mình.
Có rất nhiều lý do để dẫn tới tình trạng nghèo đói của một hộ gia đình như:
thiếu vốn; thiếu kinh nghiệm sản xuất; ốm đau... ở Thanh Miện, qua cuộc phỏng vấn
và tìm hiểu 3572 hộ nghèo, chúng ta được kết quả về nguyên nhân nghèo như sau:
Biểu 7: Số lượng hộ nghèo phân theo nguyên nhân nghèo đói:
Đơn vị: hộ
Xã-Thị trấn
Thiếu
kinh
nghiệm
làm ăn
Thiếu
lao
động
Thiếu
vốn
Thiếu
đất
Có người

ốm, tàn
tật, già
yếu

người
mắc
TNXH
Đông
người
ăn
Rủi
ro
Khác
1-Tiền Phong
2-Đoàn Kết
3-Đoàn Tùng
4-Ngũ Hùng
5-Thanh Tùng
6-Ngô Quyền
7-Cao Thắng
8-Diên Hồng
9-Hùng Sơn
10-Tân Trào
11-Lê Hồng
12-Chi Nam
13-Chi Bắc
14-Hồng Quang
15-Thị Trấn
16-Lam Sơn
17-Thanh Giang

18-Tứ Cường
19-Phạm Kha
25
20
12
22
25
23
13
6
6
17
30
9
30
26
16
13
21
23
25
30
14
13
25
18
28
16
7
8

20
34
11
33
31
19
15
24
26
30
88
82
40
79
91
82
47
80
24
64
102
36
101
94
61
46
75
80
90
10

8
5
4
9
10
5
3
3
8
11
4
11
8
7
5
8
8
10
49
40
23
48
49
46
26
12
8
34
57
20

56
52
32
26
41
45
50
4
2
1
2
4
8
3
2
2
3
4
0
3
3
5
2
4
6
3
29
24
13
28

30
27
15
5
8
21
34
12
33
31
19
15
24
26
30
8
6
3
9
18
2
4
0
6
3
10
7
11
14
2

4
5
7
11
3
4
2
3
5
0
0
0
3
0
3
0
3
2
0
0
2
2
2
Cộng 362 402 1.362 137 714 61 425 130 34
% 10,0 11,1 3,78 3,78 19,68 1,68 11,71 3,58 0,97
Nguồn: Phòng lao động-Tổ chức-xã hội huyện Thanh Miện.
Theo số liệu điều tra của phòng tổ chức-lao đông và xã hội huyện Thanh Miện
đối với 3572 hộ nghèo. Mỗi hộ có một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
nghèo đói, được kết quả như ở biểu 7. Qua đây chúng ta sẽ thấy một cách tổng
quan những nguyên nhân chính của tình trạng nghèo đói trong các hộ. Đứng đầu

nhóm nguyên nhân này là do thiếu vốn sản xuất: 37,5%, sau đó đến có người tàn
tật, ốm đau, già yếu: 19,68%; đông người ăn: 11,71% và thiếu lao động 11,1%.
Chúng ta cũng phải thấy rằng thiếu vốn sản xuất đang là tình trạng phổ biến đối
với các hộ nông dân trong nông thôn hiện nay. Nhưng qua cuộc điều tra này, một
lần nữa lại khẳng định tầm quan trọng của vốn sản xuất đối với công cuộc xoá đói
giảm nghèo nói chung và ở huyện Thanh Miện nói riêng. Có người ốm, tàn tật, già
yếu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo đói
do chi phí chạy chữa, chăm sóc lớn. Kéo theo đó là những nguyên nhân quan trọng
khác như thiếu lao động, đông người ăn. Những điều này thực sự đã trở thành một
gánh nặng đối với nguồn thu nhập ít ỏi của các hộ nông dân. Thiếu kinh nghiệm
làm ăn cũng là một nguyên nhân đáng kể dẫn đến tình trạng này (10%), tuy nhiên
nếu đúng hơn chúng ta phải nói là thiếu kiến thức và hiểu biết do trình độ của
những người trong hộ có hạn.
Ngoài ra các nguyên nhân khác không đáng kể, chỉ chíêm một tỷ lệ nhỏ. Tình
trạng thiếu đất trong các hộ nghèo cũng chiếm một tỷ lệ khá (3,78%), đây không
phải là những hộ không làm nông nghiệp mà chủ yếu họ là những vợ chồng khá
trẻ, sinh con cái muộn vì vậy không có đất canh tác cho những trẻ em sinh sau này.
Nên có những gia đình 4 hoặc 5 người nhưng chỉ có bố mẹ là có ruộng cấy, dẫn
đến tình trạng thiếu đất để sản xuất.
Phân biệt được những nguyên nhân này, chúng ta sẽ có những giải pháp hữu hiệu
nhằm thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.
3- Các yếu tố sản xuất của hộ nông dân trong huyện.
3.1-Đất đai:
Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện trong một vài năm trở lại đây
thường xuyên ổn định ở mức 8464,1 ha. Gồm nhiều loại đất và ở mỗi cánh đồng
đều có cao độ khác nhau.
Cao độ đất có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tưới tiêu, thiết kế các công trình
thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Nhưng còn một
nguyên nhân khác quan trọng hơn khiến chúng ta phải nghiên cứu cao độ đất trên
từng cánh đồng, đó là việc thiết kế, quy hoạch các loại cây trồng ứng với mỗi cao

độ cụ thể, phát hiện ra nhừng vùng đất có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những
cánh đồng có thể canh tác theo kiểu chuyên môn hoá và ứng với mỗi cao độ có
những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Qua biểu 8 chúng ta biết rằng, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện được chia làm 4 loại tuỳ theo cao độ của chúng, theo từng cánh đồng đó là:
chân cao, chân vàm, chân thấp và triều chũng. Tổng diện tích đất nông nghiệp ở
chân cao là 1487,2 ha, chiếm 18,45% đất nông nghiệp; chân vàm có 462,91 ha
chiếm 55,35%; chân thấp có 1737,30 ha chiếm 21,80% và triều chũng có 354,84
ha chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
Xã Hùng Sơn là nơi có cao độ đất nông nghiệp thấp nhất của huyện, chỉ có từ
1 đến 1,6. Và Thị trấn Thanh Miện là nơi đất nông nghiệp có cao độ lớn hơn cả, từ
1,5 đên 2,5.
Biểu8: Các loại đất phân theo cao độ đất nông nghiệp trong huyện.
Đơn vị: ha
Xã-Thị trấn
Tổng
DTích
Chân cao Chân vàm Chân thấp Triều chũng
DTích Cốt đất DTích Cốt đất DTích Cốt đất DTích Cốt đất
1-Ngô Quyền
2-Tân Trào
3-Đoàn Kết
4-Hồng Quang
5-Lê Hồng
6-Đoàn Tùng
7-Thanh Tùng
8-Phạm Kha
9-Lam Sơn
10-Thị Trấn
11-Hùng Sơn

12-Tứ Cường
13-Cao Thắng
14-Ngũ Hùng
15-Chi Bắc
16-Chi Nam
17-Diên Hồng
18-Thanh Giang
19-Tiền Phong
669,98
513,57
464,63
641,87
603,76
373,50
352,78
364,68
482,34
407,60
195,71
580,2
382,7
560,25
367,00
304,40
196,68
427,59
172,80
89,42
147,60
125,88

39,93
6,66
73,80
165,50
38,46
40,35
270,85
-
160,30
78,70
53,80
49,10
70,00
64,12
16,45
11,1
2,4-2,55
2,4-2,8
2,2-2,7
2,4-2,7
2,2-2,5
2,2-2,4
2,4-2,5
2,6-3,0
2,4-2,6
2,2-2,5
-
2,0-2,9
2,4-2,9
1,9-2,5

2,0-2,5
1,8-2,2
1,7-1,95
2,0-2,5
1,95-2,1
427,65
221,39
171,00
508,51
465,95
267,6
90,71
272,15
351,51
29,10
34,67
252,80
150,60
337,10
232,30
150,90
23,29
340,00
135,70
1,7-2,4
1,8-2,4
1,8-2,2
2,0-2,4
2,0-2,4
2,0-2,2

2,2-2,4
2,0-2,4
2,1-2,4
2,0-2,2
1,35-1,6
1,5-1,9
1,7-2,3
1,5-1,8
1,5-1,95
1,45-1,7
1,5-1,55
1,3-1,8
1,2-1,5
130,37
130,84
93,52
93,43
72,21
32,20
88,57
41,00
95,44
99,55
155,86
152,30
131,6
133,5
29,80
83,80
106,54

37,70
-
1,5-1,8
1,51-1,8
1,5-1,8
1,8-1,0
1,7-2,0
1,6-2,0
2,0-2,2
1,5-1,8
1,5-2,1
1,7-1,95
1,1-1,35
1,1-1,4
1,4-1,6
1,1-1,4
1,15-1,3
1,05-1,4
1,03-1,4
1,05-1,2
-
22,18
13,74
73,50
-
35,86
-
-
13,07
10,64

8,10
5,18
14,80
33,30
36,10
53,60
-
3,03
32,59
-
1,3-1,5
1,2-1,5
1,2-1,5
-
1,5-1,7
-
-
1,4-1,5
1,5-1,7
1,5-1,7
1,0-1,1
0,9-1,0
1,2-1,38
0,9-1,0
1,0-1,1
-
0,9
0,8-1
-
Tổng 8062,0 1487,2 18,45% 4462,90 55,35% 1757,3 21,80% 354,54 4,4%

Nguồn: Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Thanh Miện.
Nhìn chung với cao độ như ở trên, đất nông nghiệp của huyện khá thuận lợi
trong việc canh tác nhất là cây lúa. Hiện nay cây lúa giữ vị trí đặc biệt trong những
cây trồng nông nghiệp, nó được gieo trồng từ rất lâu và trên hầu hết các diện tích
đất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên nếu chúng ta đề cập đến vấn đề hiệu quả thì
việc này chưa mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân. Bởi những diện tích
có thể trồng một số loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay trên đất triều chũng của huyện có cao độ dưới 1 thì việc sử dụng rất
khó khăn, người nông dân chỉ có thể cấy một vụ với những giống lúa dài ngày,
thân cao, không mang lại hiệu quả lớn, nếu có thể kết hợp với nuôi cá sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn. Còn đối với chân cao và chân vàm ngoài việc trồng lúa
chúng ta hoàn toàn có thể trồng những cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cả những
cây như nhãn, vải, táo cho hiệu qủa kinh tế cao hơn. Nghiên cứu thêm về những
điều này chúng ta sẽ có sự quy hoạch trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp
lý và hiệu quả. Diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Miện vài năm trở lại
đây thường xuyên ổn định mức 8484,1 ha. Với dân số 128800 người như hiện nay
thì diện tích đất bình quân theo đầu người chỉ có 0,0657 ha. Đây là con số không
thấp đối với một huyện trung tâm của đông bằng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên
cơ cấu các loại đất nếu xét theo việc sử dụng thường xuyên không ổn định. Chúng
ta hãy xem biểu đồ số liệu sau:
Biểu 9: Số lượng và tỷ trọng từng loại đất nông nghiệp thời kỳ 1997-2000.
Đơn vị: ha
Xã-Thị trấn
1998 2000
Đất
trồng
cây
hàng
năm
Đất

vườn
tạp
Đất
trồng
cây lâu
năm
Đất có
mặt
nước
nuôi
trồng
thuỷ sản
Đất
trồng
cây
hàng
năm
Đất
vườn
tạp
Đất
trồng
cây lâu
năm
Đất có
mặt
nước
nuôi
trồng
thuỷ sản

1-Tiền Phong
2-Diên Hồng
3-Thanh Giang
4-Ngũ Hùng
5-Chi Lăng Nam
6-Chi Lăng Bắc
7-Tứ Cường
8-Cao Thắng
9-Thị Trấn
10-Lam Sơn
11-Hùng Sơn
12-Phạm Kha
165,2
173,2
410,4
520,2
277,5
347,4
591,3
377,3
345,7
476,4
194,6
357,7
8,39
1,41
-
11,32
17,18
3,31

3,7
4,41
13,48
-
5,4
0,83
-
8,81
0,27
-
5,00
1,29
0,39
5,7
4,0
5,86
-
-
11,01
29,08
23,09
35,76
35,74
20,47
33,97
18,88
31,3
24,35
6,45
17,48

163,9
172,7
403,3
519,5
283,6
348,6
589,6
382
343,6
478
197,2
352,7
11,11
1,41
-
11,32
17,18
3,31
3,7
4,41
18,24
5,65
5,4
0,75
10,0
-
7,95
2,13
-
2,42

1,29
0,39
6,27
4,0
4,39
1,59
0,31
7,08
10,01
31,0
25,16
29,5
30,58
20,8
30,26
19,28
21,44
30,79
8,63
22,7
46,36

×