Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN KINH DOANH LỮ HÀNH CHO CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.84 KB, 11 trang )

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN KINH DOANH LỮ
HÀNH CHO CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT SÀI GÒN
I. Những cơ sở, căn cứ đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến tại
chi nhánh côngty DVDLĐSSG:
Qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
công ty trong 2 năm 1999 - 2000 ta nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty chưa đạt được hiệu quả cao. Song nhìn chung vẫn đảm bảo được khả năng
sinh lời của đồng vốn, đảm bảo mức lương cơ bản cho toàn thể cán bộ công nhân
viên của toàn chi nhánh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
1.1. Căn cứ vào mục tiêu của chi nhánh công ty
1.1.1. Về khả năng của chi nhánh công ty:
Chi nhánh công ty dịch vụ du lịch đường sắt Sài gòn có một hậu phương vững
chắc là công ty chính trực thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam và bộ giao thông
vận tải. Tuy chi nhánh mới thành lập chưa lâu chưa có được tiếng tăm và uy tín
trên thị trường miền Bắc. Song chi nhánh có đội ngũ cán bộ công nhân viên có
trình độ cao (90% tốt nghiệp đại học , 10% còn lại tốt nghiệp cao đẳng đều thuộc
chuyên ngành du lịch). Có cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, đủ điều kiện kinh doanh
lữ hành quốc tế. Vốn và tài sản đang trong thời kỳ thuận lợi đáp ứng được việc mở
rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Về phương hướng chiến lược kinh doanh của chi nhánh công ty:
Với tình hình thực tế năm 2000 và triển vọng năm 2001 chi nhánh công ty đã
căn cứ vào khó khăn và thuận lợi từ đó đưa ra phương hướng, chiến lược kinh
doanh cho kỳ sau. Từ những tình hình thực tế hiện nay chi nhánh công ty đã đưa ra
những chiến lược sau: Tăng cường nghiên cứu thị trường củng cố thị trường hiện
có, mở rộng các thị trường bị thu hẹp , tìm kiếm các thị trường mới. Tạo ra các sản
phẩm đa dạng, phong phú và đặc thù với giá cả hợp lý và chất lượng cao. Tăng
cường công tác xúc tiến trên thị trường trong nước và quốc tế. Tăng cường hợp tác
và tổ chức môi giới các đơn vị cung ứng dịch vụ. Hoàn thiện bộ máy tổ chức nâng
cao chất lượng công tác điều hành, hướng dẫn.
1.2. Căn cứ vào phương hướng , chiến lược phát triển của ngành du lịch
Việt Nam:


Năm 2000 đã qua năm 2001 đã tới, năm mở đầu cho một thế kỷ mới, một
thiên niên kỷ mới, trước tình hình kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách
thức. Hoạt động du lịch đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực, đồng bộ thì mới
có được những chỉ tiêu kết quả tốt hơn năm trước. Tuy nhiên xu thế chung của sự
phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới rồi thành tựu của công cuộc đổi
mới điều kiện đất nước hoà bình ổn định lại được đảng, Nhà nước, chính phủ quan
tâm, các ngành các cấp hỗ trợ cùng với sự nỗ lực toàn ngành đang triển khai những
chương trình hành động khả thi là điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển
trong tương lai. Dưới đây là phương hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam:
bao gòm các nội dung sau: Quảng bá tuyên truyền du lịch, du lịch văn hoá gắn liền
với các lễ hội phát triển nâng cấp các tuyến điểm du lịch, tạo thuận lợi khuyến
khích hoạt động du lịch; chấn chỉnh nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du
lịch. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, khai thác thế mạnh riêng của từng
vùng trong cả nước. Tạo ra các sản phẩm , loại hình du lịch mới độc đáo, đa dạng
đặc trưng mang bản sắc dân tộc, có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch, có khả năng
cạnh tranh để hội nhập thị trường du lịch khu vực và quốc tế. Cụ thể đẩy mạnh
công tác tiếp thị Quảng bá du lịch hướng mạnh vào thị trường đã được tạo lập với
các nước trong khu vực trước hết là các ASEAN, Trung quốc, Đông bắc á. Tiếp tục
khôi phục thị trường truyền thống SNG và các nước Đông Âu, phát triển thị trường
tới các nước thuộc liên minh Châu Âu và Bắc mĩ. Mở rộng việc tìm kiếm về du
lịch với các nước Trung cận Đông, Châu Phi, Mỹ la Tinh, đồng thời đẩy mạnh các
hình thức, biện pháp tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào
công tác quảng bá du lịch. Triển khai mở văn phòng đại diện ra nước ngoài để
nghiên cứu tiếp cận thị trường tuyên truyền quảng bá thu hút khách. Kết hợp với
việc đưa ra các giải pháp quan trọng khác để phát triển du lịch Việt Nam nhanh,
mạnh, bền vững theo hướng du lịch văn hoá, cảnh quan, môi trường dần dần tiến
tới đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực.
1.3. Căn cứ vào xu hướng khách ở Việt Nam và Hà Nội.
Việt nam nằm ở khu vực Đông Nam á có vị trí địa lý và giao thông quốc tế
thuận lợi, lại nằm trong lòng chảo của khu vực phát triển du lịch sôi động và cũng

có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch cùng với các nước trong khu vực. Có thể dự
đoán nguồn khách vào Việt Nam chủ yếu từ 3 nguồn sau:
a) Châu á Thái Bình dương bao gồm: khách Nhật, Hồng Kông, úc, Thái lan,
Hàn quốc, Đài loan, Singapo, Malaixia, Trung quốc...Trong đó Nhật bản , Hàn
quốc , úc, Đài loan, Trung quốc là những nước có tiềm năng và số lượng khách vào
Việt Nam lớn hơn cả.
b) Châu Âu bao gồm: khách Pháp, Đức, Bỉ , Thuỵ sĩ, Italia...Nguồn khách
này vào Việt Nam khá đông chủ yếu là khách Pháp. Song các nước Đức, Bỉ, Italia
đang có xu hướng tăng nhanh hơn.
c) Bắc Mĩ bao gồm: khách Mĩ và Canada là hai thị trường có triển vọng hơn
cả, nguồn khách này chủ yếu là khách cựu chiến binh và Việt kiều về thăm quê
hương thăm lại chiến trường xưa ...
Mặt khác ngày nay cùng với những chính sách của Đảng quan hệ Việt
-Trung đã tiến triển tốt đẹp hơn các cửa khẩu giữa hai nước đi lại dễ dàng bên cạnh
đó đoàn tàu liên vận quốc tế Việt -Trung liên tục ra vào hai nước đã làm cho lượng
khách du lịch Trung quốc tăng nhanh. Trong thời gian tới sự gia tăng của khách du
lịch vào khu vực Đông Nam á, lượng khách vào Việt Nam có xu hướng tăng và đã
có những con số dự báo sau:
Biểu dự báo khách quốc tế ở Hà Nội và Việt Nam
Năm Vào Việt Nam Vào Hà Nội
1989 2.700.000 900.000
1997 1.700.000 -
1998 1.900.000 -
2000 3.800.000 1.300.000
2005 4.500.000 1500.000
2010 5.000.000 1800.000
Nguồn: VND
Về khách du lịch nội địa:
Trong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta
nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đời sống văn hoá xã hội của

người dân không ngừng cải thiện, nhu cầu đi du lịch của người lao động và đối
tượng trong xã hội ngày càng phổ biến. Trong những năm tới du khách nội địa sẽ
tăng nhanh, tuy nhiên các du khách vẫn tập trung chủ yếu vào các loại hình du lịch
nghỉ biển và thăm quan thắng cảnh văn hoá.
Nhu cầu đi du lịch của thị trường nội địa phát triển rất nhanh và mạnh mẽ cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính vì thế ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng
như công ty dịch vụ du lịch đường sắt Sài Gòn nói riêng cần nhận thức rõ việc tập
trung khai thác khách du lịch quốc tế nhưng không xem nhẹ thị trường khách du
lịch nội địa mà phải tăng cường các hoạt động nhằm khai thác thị trường khách du
lịch nội địa mạnh hơn nữa trong những năm tới.
II. Các đề xuất -Giải pháp nhằm hoàn thiện giải pháp xúc tiến kinh
doanh tại chi nhánh Công ty Dịch vụ du lịch đường sắt Sài gòn.
2.1. Các nguyên tắc của một chiến lược xúc tiến: việc tài chính, phát triển
và vận dụng một chiến lược xúc tiến trong công ty đòi hỏi phải tôn trọng những
nguyên tắc chung và căn bản của mọi chiến lược xúc tiến. Cụ thể là 8 nguyên tắc
sau:
a) Nguyên tắc tồn tại: Một chiến lược xúc tiến phải được viết ra phát đivà
tiếp nhận bởi tất cả những người trực tiếp liên quan.
b) Nguyên tắc liên tục: một trong những chất lượng cốt yếu của một chiến
lược xúc tiến là đã tài liệu để tồn tại lâu dài. Phát triển một hình ảnh sáng sủa của
một khái niệm dịch vụ , một nhãn hiệu, xây dựng cá tính cho nó đòi hỏi thời gian ,
tính kiên trì và bền bỉ. Bao giờ cũng là một quá trình kéo dài nhiều năm.
c) Nguyên tắc phân biệt: sự phân biệt là kết quả của một chính sách
Marketing thành công. Nó đem lại cho nhãn hiệu có cá tính, khẳng định riêng biệt
của nó, xác định nó, trước mắt người tiêu dùng một tính chất không thể bắt trước.
d) Nguyên tắc rõ ràng: Một thông tin tốt phải rõ ràng nó phải dựa trên những
tư tưởng mạnh và giản dị...Một chiến lược quá rắc rối và cách biện luận tinh vi với
các nguyên tắc vận hành quá phức tạp có nguy cơ đem lại những kết quả thảm hại.
e) Nguyên tắc thực tế: nguyên tắc này chặt chẽ hơn là về quảng cáo, có liên
quan với các mục tiêu và phương tiện. Không nên có những mục tiêu quá lớn do

các mục tiêu so với các phương tiện có được.
f) Nguyên tắc dễ biến chuyển: một chiến lược xúc tiến phải có thể thích ứng
mà không mất sức mạnh của nó trong các hình thức thông tin khác nhau.
g) Nguyên tắc ăn khớp:
h) Nguyên tắc nội bộ có thể chấp nhận được: nói chung thông tin cùng các
thông báo của nó phải được nghe thấy và hiểu không chỉ bởi những ngươì tiêu
dùng mà còn bởi công chúng bên trong công ty như nhân viên...Nguyên tắc này
hoàn toàn căn bản đối với mỗi một đơn vị tổ chức kinh doanh du lịch bởi vì một
phần tử của xúc tiến, không phải là phần tử nhỏ nhất sẽ được thực hiện bởi nhân
viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Trên đây là 8 nguyên tắc trong chiến lược xúc tiến thành công tuy nhiên 8
nguyên tắc này không phải là điều kiện duy nhất làm cho chiến lược thành công
mà nó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cuả thành công. Công ty có thể tham
khảo và áp dụng vào chiến lược xúc tiến của mình.

×