Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.95 KB, 24 trang )

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I .Ngân hàng thương mại
Ơ hầu hết các nước, các ngân hàng trung ương và chỉ có các ngân hàng
trung ương mới có thể phát hành tiền. Song, nếu như bạn cộng tất cả mệnh
giá của các tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm ở trong nước, chúng sẽ cho
một tổng số lớn hơn nhiều so với số tiền được in. Vậy số tiền thêm này ở
đâu ra ?
Thực tế, cung tiền được tạo ra do sự tác động qua lại của các ngân hàng và
ngân hàng trung ương. Chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét một số khía cạnh
về lịch sử và thể chế của ngân hàng thương mại.

1.Quá trình ra đời của ngân hàng
Nguồn gốc của Ngân hàng khởi đầu từ quá khứ xa xưa của lịch sử. Những
nhà nghiên cứu đã tìm thấy nó trong những thể chế có từ hàng nghìn năm trước
cơng ngun, các nhà hài hước coi nó như “một nghề cổ nhất trên thế giới”.


Tuy nhiên C.Mark cho rằng ngân hàng thương mại ra đời từ các nhà tư bản
thương nghiệp trong nhóm các nhà tư bản thương nghiệp tách ra một nhóm làm
việc chuyển, đổi tiền giữa các quốc gia, các vùng. Trong q trình làm việc
chuyển đổi tiền đó, người ta nắm được một quỹ tiền nhàn rỗi nào đó và họ thấy
tốt nhất là sử dụng cho vay hoặc đầu tư để thu thêm một khoản lợi nhuận.
Trong khi đó các nhà kinh tế học hiện đại lại cho rằng các ngân hàng thương
mại ra đời từ các nhà thợ kim hoàn và trải qua một thời kỳ gồm ba giai đoạn :
+ Giai đoạn các nhà thợ vàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi và giữ
hộ vàng cho khách hàng, thông qua việc này họ nhận được một khoản hoa
hồng. Đặc trưng của giai đoạn này là các thợ kim hoàn giữ lại 100% số tiền
hoặc số vàng khách hàng gửi. Như vậy kho chứa tiền của các thợ kim hồn
cũng giống như những kho hàng thơng thường khác.


+ Giai đoạn các nhà thợ vàng nhận thấy việc giữ lại 100% tiền gửi của
khách là không cần thiết vì việc mọi khách hàng rút tiền cùng một lúc là khơng
xaỷ ra thường xun. Hơn nữa, hàng ngày có một số người rút tiền ra nhưng
đồng thời cũng có một số người gửi tiền vào. Vì vậy họ quyết định giữ lại một
tỉ lệ nhất định nào đó trong trong số tiền gửi của khách hàng, nhằm bảo đảm


khả năng chi trả tiền thường xuyên. Phần lớn số tiền còn lại được đem cho vay
hoặc đầu tư.
+ Giai đoạn các nhà thợ vàng vừa cho vay và đầu tư vừa mở rộng ra những
lĩnh vực dịch vụ khác như chuyển tiền hộ, thanh toán cho khách hàng, mua bán
hộ tiền nước ngồi,...
Có thể nói ngân hàng chỉ xuất hiện khi có ba nghiệp vụ : nhận tiền gửi, cho
vay đầu tư, dịch vụ thanh tốn.
Từ đó ta có khái niệm về ngân hàng thương mại : là tổ chức kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ tín dụng và ngân hàng mà hoạt động chủ yếu, thường xuyên
của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hồn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, đầu tư để chiết khấu và để làm phương tiện thanh toán.
Chiết khấu là ngân hàng thương mại mua lại những kỳ phiếu thương mại của
khách hàng.
Đầu tư là ngân hàng thương mại sử dụng vốn với tính chất hợp tác kinh
doanh có thể với các doanh nghiệp, ngân hàng khác theo phương thức cùng
chia sẻ rủi ro và phân chia lợi nhuận.


Phương tiện thanh toán được thực hiện khi một doanh nghiệp mở tài khoản
ở ngân hàng có số dư, ngân hàng sẽ sử dụng số dư đó để thanh tốn cho khách
hàng hộ doanh nghiệp.
2. Phân loại ngân hàng :
Có nhiều tiêu thức để dựa vào đó phân loại ngân hàng.

- Theo hình thức sở hữu :
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh : là các ngân hàng có vốn điều lệ
100% của nhà nước. Hiện nay, Việt Nam có bốn ngân hàng thương mại quốc
doanh là : đầu tư phát triển, công thương, ngoại thương, nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
+ Ngân hàng cổ phần : là ngân hàng có vốn điều lệ do các cổ đơng đóng
góp. Các cổ đơng có thể là tư nhân hoặc các đơn vị kinh tế của nhà nước.
Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thì các cổ đơng chỉ gồm có các
tư nhân. Ngân hàng thương mại cổ phần hỗn hợp thì các cổ đơng gồm có
cả các tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
- Theo chuyên ngành :
+ Ngân hàng nông nghiệp


+ Ngân hàng ngoại thương
+ Ngân hàng công thương
+ Ngân hàng đầu tư và phát triển
Trong nền kinh tế ngân hàng thương mại đa số được hiểu là ngân hàng
thương mại cổ phần. Nhưng hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam là hệ
thống ngân hàng nhà nước.
3. Chức năng của ngân hàng thương mại
- Chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ – tín dụng và ngân hàng nhằm
mục tiêu thu lợi nhuận. Kể từ khi trong nền kinh tế – xã hội có hệ thống ngân
hàng hai cấp, thì chức năng của các loại hình ngân hàng được phân định một
cách rõ ràng. Sự phân định đó được chỉ rõ bằng luật. Ngân hàng Trung ương
chỉ thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước. Mục tiêu của ngân hàng
Trung ương là ổn định giá trị đồng tiền và thực hiện bảo đảm sự an toàn trong
quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng thương
mại thực hiện chức năng kinh doanh. Trong quá trình thực hiện chức năng này,
ngân hàng thương mại đã thực hiện việc dẫn vốn từ những người có khả năng

cho vay đến người muốn vay trong nền kinh tế. Thông qua việc thực hiện


chức năng cho vay, ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ thanh tốn
như chuyển tiền, mơi giới tư vấn cho khách hàng ...
- Chức năng tạo ra tiền gửi. Lượng tiền cung ứng bao gồm tiền lưu hành và
tiền gửi séc. Tiền lưu hành là giấy bạc do ngân hàng Trung ương phát hành,
thông thường chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số các phương tiện thanh toán.
Tiền của ngân hàng thương mại là tiền gửi séc được tạo ra thơng qua hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
Tiền gửi séc = tiền dự trữ / tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Tiền gửi séc thường chiếm khoảng 90% - 95% trong lượng cung ứng tiền.

II.Cho vay của ngân hàng thương mại
Cho các khách hàng vay, ngân hàng đóng vai trị chủ nợ. Nhận tiền gửi
của khách hàng, ngân hàng đóng vai trị người đi vay. Thơng qua nghiệp vụ
này, ngân hàng đã mang lại lợi ích cho cả hai phía. Người gửi tiền đã góp
cho nền kinh tế một số vốn và thu được lợi tức, người đi vay có vốn để phát
triển sản xuất, kinh doanh. Và tất nhiên, ngân hàng cũng thu được lợi nhuận.


1. Thuyết cho vay thương mại
Theo học thuyết cho vay thương mại, hay còn được gọi là luận điểm về các
thương phiếu thực, khoản cho vay thương mại phải là khoản cho vay ngắn hạn,
có khả năng tự hồn trả, có khả năng tự thanh tốn.
“ Có khả năng tự hoàn trả ” được lý giải là nguồn tiền dự tính trả nợ phải
được xuất hiện cùng thời điểm với hoạt động được tiến hành bằng khoản đi
vay. Thí dụ : khoản cho các hãng, các cá nhân vay để mua hàng. Khi được sử
dụng mua hàng, đã làm nảy sinh nguồn tiền trả nợ gốc và lãi.
Ngày nay, các ngân hàng khơng cịn tn theo những ngun tắc của các học

thuyết này. Học thuyết thực sự chứa đựng những khiếm khuyết về mặt lý luận.
Sai lầm cơ bản của nó là khơng có bất cứ một khoản cho vay nào có được khả
năng tự trang trải, tự thanh tốn một cách tự động, vì chúng ln ln phải ở
trong một hệ thống và chịu tác động của các yếu tố khác. Thí dụ : do một điều
kiện nào đó, người tiêu dùng khơng thể mua hàng, thì rõ ràng khả năng tự hồn
trả khơng có tính hiện thực. Trong những thập niên gần đây, để bảo đảm khả


năng thanh toán tiền mặt, các ngân hàng thương mại đều phải coi việc chuyển
đổi các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc...là các hình thức hữu hiệu hơn.
Việc hạn chế nghiệp cụ Có bằng cách cấp một số tín dụng thương mại ngắn
hạn sẽ củng cố tính ổn định, nâng thêm mức độ an toàn cho toàn hệ thống.
Theo quan điểm của học thuyết cần thông qua khối lượng tín dụng lẫn tổng
khối lượng tiền tệ ( dươí dạng tiền gửi hay kỳ phiếu ngân hàng ), để tác động
đến nhu cầu tiền cho vay trong các giai đoạn của một chu kỳ. Thí dụ : trong
thời kỳ hưng thịnh kinh tế, những người bảo vệ học thuyết này đưa ra quan
điểm khách hàng có thể cho vay theo hai cách : cung cấp tiền cho khách bằng
cách hoặc nâng số dư cân đối trên tài khoản tiền gửi không thời hạn, hoặc phát
hành kỳ phiếu ngân hàng. Việc xuất hiện tiền “ bổ sung ” sẽ kích thích tăng
trưởng kinh tế. Song trong mọi tình huống tổng khối lượng tiền cho vay chỉ
được xấp xỉ với tổng khối lượng tài sản Nợ của Ngân hàng.
Theo học thuyết, vai trị quyết định tính ổn định kinh tế phải là số lượng tiền
tệ trong lưu thông đảm bảo ổn định trong suốt chu kỳ, đặc biệt trong thời kỳ
suy thoái. Hiện nay yếu tố đảm bảo mức độ an tồn và tính ổn định của hệ
thống ngân hàng khơng phụ thuộc vào các mức độ hạn chế loại hình cho vay,


mà phụ thuộc vào thực tế bảo hiểm tiền cho vay. Do vậy cần có những hình
thức cho vay đảm bảo được nguồn vốn của ngân hàng.


2. Các vấn đề chung
1.0- Các loại hình cho vay
Phân loại các khoản cho vay của ngân hàng thương mại có thể được xem xét
trên nhiều tiêu thức.
Theo tiêu thức thời gian ta có tín dụng ngắn, trung và dài hạn.
Theo tính chất huy động, chia ra tín dụng có thể huy động và tín dụng khơng
thể huy động ( có thể ván lại và khơng thể bán lại ).
Tín dụng có thể dưới hình thức cho vay tiền, hoặc dựa trên việc chuyển
nhượng trái quyền.
Cho vay tiền là một loại hợp đồng kinh tế. Người cho vay cam kết giao cho
người vay một khoản tiền và người vay cam kết hoàn trả gốc và laĩ theo một
lãi suất quy định vào một thời điểm nhất định.
Cho vay trên cơ sở chuyển nhượng trái quyền là hình thức khách hàng là
chủ một trái phiếu có kỳ hạn nhưng muốn có vốn ngay lập tức, nên họ yêu cầu


ngân hàng cấp cho ngay số tiền đó, trừ đi phần trả lãi. Họ chuyển nhượng trái
quyền cho ngân hàng. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ địi người có trách nhiệm
phải thanh tốn trái phiếu đó. Trái phiếu được sử dụng phổ biến là kỳ phiếu.
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng thương mại đều thực hiện cho vay trên cơ
sở kỳ phiếu. Trên kỳ phiếu, thông thường một cá nhân, hay một hãng, một tổ
chức của chính phủ(được gọi là người phát hành kỳ phiếu ) khẳng định bằng
văn bản trách nhiệm bất khả kháng trả một số tiền nhất định cho người giữ kỳ
phiếu vào một thời hạn nhất định. Thông thường khi nhận kỳ phiếu, ngân hàng
chỉ cho vay 75% tổng gía trị kỳ phiếu. Khi người phát hành kỳ phiếu khơng trả
đúng hạn ngân hàng có quyền khởi tố theo luật tố tụng.
Kỳ phiếu không chỉ được lập trên cơ sở có giao dịch thực về hàng hố mà
cịn có thể lập trên cơ sở nghiệp vụ tài chính ( cho nhau vay vốn ), nhằm để
nhận một số tiền bằng cách chiết khấu hay dùng kỳ phiếu làm vật thế chấp.
Để bảo đảm thu được tiền vay, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng

phải thế chấp bằng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, cổ
phiếu, thẻ tiết kiệm, giấy tờ bảo hiểm... hoặc giấy tờ xác nhận quyền sở hữu
ô tô, các loại tài sản có giá trị và có phải thời hạn sử dụng lâu dài


( được mua ) trong thời hạn vay tiền ... Nếu khách hàng khơng hồn trả đúng
thời hạn, ngân hàng có quyền phát mại số tài sản thế chấp để thu nợ.
Hiện nay khách hàng có xu hướng dùng chứng khốn làm vật thế chấp vì đối
với loại cho vay này ngân hàng thu lợi tức không cao. Thêm vào đó, khách
hàng vẫn giữ được quyền lợi của mình do chứng khoán đem lại.
Trong các điều kiện khác nhau, tiền vay có thế chấp ít rủi ro nên chịu lãi
suất thấp hơn loại cho vay khơng có tài sản thế chấp. Đối với các khách hàng
có khả năng thanh tốn cao, ngân hàng thường chi vay khơng có bảo đảm.
1.1- Hạn mức tín dụng
Theo luật định, ngân hàng khơng được cho một khách hàng vay vượt quá
một tỉ lệ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng. Vốn tự có của ngân hàng
bao gồm tổng giá trị cổ phiếu cộng vốn dự phòng và lợi nhuận chưa chia.
Hạn mức này nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay, đảm bảo nguyên tắc phân
tán rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, tránh rủi ro đạo đức từ phía khách
hàng. Một nghịch lý trong thực tế là khoản cho vay càng lớn thì rủi ro đạo
đức từ phía khách hàng càng cao.


Các ngân hàng không tài trợ 100% cho những nhu cầu của các xí nghiệp.
Các ngân hàng địi hỏi các xí nghiệp phải có vốn đầu tư tự có vào khoảng
25-30% để hạn chế rủi ro của ngân hàng.
1.2- Lãi suất cho vay
Các khoản cho vay chiết khấu thường có nhiều loại lãi suất khác nhau.
Lãi suất áp dụng còn phụ thuộc mức độ rủi ro có thể xảy ra. Các xí nghiệp
nhỏ thường có nguy cơ vỡ nợ nhiều hơn các xí nghiệp lớn. Do vậy, vay vốn

phải chịu lãi suất cao vì quản lý phí trên một đơn vị tiền gửi cho vay lớn
hơn.
Thị trường cho vay mang tính cạnh tranh khốc liệt, vì vậy lãi suất của các
ngân hàng ngày càng có khuynh hướng xích lại gần nhau.
Lãi suất được cơng bố trên báo chí là lãi suất cơ bản. Luật Ngân hàng Nhà
nước quy định Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản. Có
thể hiểu lãi suất cơ bản là lãi suất “gốc” để các tổ chức tín dụng căn cứ vào đó
mà hình thành lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản có thể được Ngân
hàng Nhà nước xác định và công bố ở các cấp độ khác nhau tuỳ từng điều kiện
cụ thể :


-

-

Lãi suất sàn (tiền gửi), lãi suất trần (cho vay) và mức chênh lệch
Chỉ lãi suất trần (cho vay)
-

Lãi suất tái cấp vốn (tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ

có giá ngắn hạn) đối với các tổ chức tín dụng.
Lãi suất cơ bản đã làm cho giá cả tín dụng trở nên hợp lý. Các ngân hàng
thương mại quan tâm tới vấn đề này, đôi khi để tránh tình trạng căng thẳng giả
tạo trên thị trường vay vốn, ngân hàng đưa ra các khuyến nghị với khách hàng
về việc gửi ,hoặc rút số tiền ở mức nhất định.
Lãi suất của các ngân hàng thương mại được hình thành trên cơ sở cung cầu
thị trường theo nguyên tắc là tự do. Thật vậy, mỗi ngân hàng áp dụng mức lãi
suất đảm bảo cho mình vừa có lãi thoả đáng vừa có một vị trí cạnh tranh so với

những tổ chức tín dụng khác. Cần lưu ý rằng mọi thoả thuận (về mặt này) giữa
các ngân hàng đều bị cấm. Lãi suất của mỗi ngân hàng dĩ nhiên là phụ thuộc
vào lãi suất hiện hành trên nhiều thị trường tái cấp vốn khác nhau. Ngoài lãi
suất này các ngân hàng cịn cộng thêm một tỷ lệ phí để bù đắp cho những chi
phí hoạt động và những rủi ro mà các ngân hàng gặp phải đồng thời đảm bảo
có lãi cho ngân hàng. Phí này hiển nhiên cịn lớn hơn đối với các khoản tín


dụng không đáp ứng được các tiêu chuẩn để được tái cấp vốn, như vậy rủi ro bị
đọng vốn trong trường hợp này cao hơn nhiều.
Cuối cùng, các ngân hàng thường cộng thêm vào lãi suất được tính như trên
một khoản phí cam kết được tính trên số dư tín dụng còn chưa sử dụng.

3. Các loại cho vay

-

Cho vay công - thương nghiệp : trong những năm 50, hơn 3/4 nhu cầu vốn của
các doanh nghiệp công nghiệp được trang trải bằng nguồn vốn nội bộ. Song
những thập niên gần đây xu hướng sử dụng vốn vay ngày càng tăng. Phần chủ
yếu của tiền cho vay được dùng để mua vật tư, hàng hoá. Nhiều trường hợp các
khoản cho vay được đảm bảo bằng dự trữ vật tư, hàng hố, thiết bị của xí
nghiệp, thậm chí bằng cả xí nghiệp. Song dù có thế chấp, thủ tục cho vay vẫn
địi hỏi có báo cáo phản ánh chi tiết tình hình tài chính của xí nghiệp, cụ thể là
bảng tổng kết tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ, lãi). Qua phân tích
tình hình tài chính của xí nghiệp, ngân hàng quyết định cho vay và mức độ tiền
vay.


-


Cho vay bảo đảm bằng bất động sản : Người vay tiền ngân hàng dùng bất

động sản của mình làm tài sản thế chấp. Ngân hàng cho vay loại này với thời
hạn dài và trong điều kiện vay, bao giờ cũng có điều khoản khi cần thiết có thể
chuyển thành cho vay thương mại, hay cho vay tiêu dùng và ngân hàng được
coi như đồng chủ sở hữu để kiểm soát chặt chẽ.
Hiện nay, loại cho vay cầm cố này được gọi là cho vay trả sau. Người vay
hàng tháng phải trả một phần gốc và tiền lãi.
-

Cho vay lãi suất điều chỉnh : ngoài cho vay với lãi suất cố định, ngân

hàng còn cho vay theo lãi suất điều chỉnh, như điều chỉnh theo lãi suất tín
phiếu kho bạc, điều chỉnh theo chỉ số lạm phát. So với các loại cho vay
khác, lãi suất cho vay điều chỉnh thường thấp hơn. Song có thể có rủi ro khi
sự điều chỉnh diễn ra đúng vào thời điểm lãi suất bị kích lên.

-

-

Cho vay theo bão lãnh của cơ quan chính quyền
Cho vay cá nhân:
-

Cho vay bảo đảm bằng chứng khoán : là các khoản cho những người

mơi giới chứng khốn, các cá nhân mua cổ phiếu và chứng khoán vay .
Những người môi giới thực hiện việc mua cổ phiếu cho khách hàng, thực



hiện nghiệp vụ chứng khốn của Chính phủ thường phải vay khơng thời hạn.
Ngân hàng có quyền địi hồn lại tiền vay vào bất kỳ thời điểm nào. Vào
giữa những năm 30, ngân hàng chỉ cho những người môi giới có tài khoản
tiền gửi tại ngân hàng vay. Ngân hàng Nhà nước sẽ qui định hạn mức tiền
vay dùng cho mua chứng khốn.
- Cho vay nơng nghiệp : Các chủ trang trại thường có nhu cầu vay vốn
ngắn hạn theo thời vụ, vay vốn dài hạn để cải tạo ruộng đồng, thay dổi thiết
bị, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, mua phân bón, thay đổi giống...Trong điều
kiện có thể, các chủ trang trại thường vay vốn của Ngân hàng phục vụ nơng
nghiệp để được hưởng các ưu đãi, phần cịn lại mới vay của ngân hàng
thương mại.
- Tín dụng thuê mua : Trong số các nghiệp vụ mới phát sinh gần đây, tín
dụng leasing hay được gọi làcho vay tư bản sản xuất đóng vai trị quan
trọng. Đó là nghiệp vụ cho thuê máy móc, thiết bị và bất động sản (nhà
xưởng, kho tàng...). Sự khác biệt giữa tín dụng leasing với tín dụng thơng
thường là đối tượng của tín dụng leasing là vốn dưới dạng phương tiện sản


xuất, cịn đối tượng tín dụng thơng thường là tiền. Các ngân hàng thương
mại Mỹ bắt đầu tham gia vào tín dụng leasing từ đầu những năm 1960.
III. Vai trị của nghiệp vụ cho vay đối với nền kinh tế
Nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ tín dụng cho vay ngày càng được
mở rộng và hồn thiện, góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của
đất nước.

1.

Đối với đời sống kinh tế - xã hôi


Nền kinh tế nước ta vừa trải qua thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp nên cơ sở
vật chất kỹ thuật còn thấp kém, chưa đáp ứng được yâu cầu phát triển sản xuất
của đất nước. Nghiệp vụ cho vay đã tạo điều kiện thay đổi đời sống kinh tế xã
hội.

1.1

– Thúc đẩy sản xuất phát triển
Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế,

NH đã thu hút những nguồn vốn dư thừa, tạm thời nhàn rỗi để đưa vào hoạt


động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, từ đó ,
phục vụ cho sự nghiệp tăng trưởng nền kinh tế.
Mặt khác, trong quá trình cho vay, để tránh rủi ro NH ln đánh gía, phân
tích khả năng tài chính và thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh
doanh để có thể điều chỉnh, tác động kịp thì khi cần thiết, hướng hoạt động
của doanh nghiệp đi đúng hướng. Do vậy, nghiệp vụ cho vay đã góp phần thức
đẩy sản xuất phát triển vững mạnh, từng bước tạo tiền đề vật chất cho xã hội.

1.2

– Góp phần ổn định tiền tệ và giá cả
Trong nền kinh tế thị trường, chú trọng phát triển lưu thông hàng hố phải

gắn với ổn định lưu thơng tiền tệ. Do những nét ưu việt của mình mà nghiệp
vụ cho vay đã góp phần ổn định lưu thơng tiền tệ. Nghiêp vụ cho vay là một
trong những cách để đưa tiền vào lưu thơng và từ đó có thể kiểm sốt được

phần nào khối lượng tiền trong lưu thơng nhằm làm cho khối lượng tiền tệ
trong nền kinh tế phù hợp với khối lượng hàng hoá. Nếu nghiệp vụ cho vay
phát huy được hiệu quả thì nó sẽ góp phần đảm bảo cho khối lượng tiền cụng
ứng phù hợp ( vì khi cho vay là NH đưa tiền vào lưu thông và khi thu nợ là
NH rút tiền ra khỏi lưu thông ). Mặt khác , với chức năng tạo tiền các NHTM


có khả năng mở rộng tiền gửi làm tăng khối lượng tiền trong lưu thơng. Vì
vậy, các NHTM phải thực hiện điều tiết hoạt động tín dụng như : tỷ lệ dự trứ
bắt vuộc, hạn mức tind dụng... Nhờ nghiệp vụ cho vay đã góp phần ổn định
lưu thơng tiền tệ làm khối lượng tiền tệ phù hợp với khối lượmg hàng hố lưu
thơng trong nềin kinh tế nên giá cả hàng hóa dần dần ổn định.
1.3 - Góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổnđịnh trật tự xã
hội
Nghiệp vụ cho vay chú trọng vào những lĩnh vực mới, cải tạo và nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mơ sản xuất từ
đó tạo ra thêm nhiều cơng ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, do
năng lực sản xuất được nâng lên nên số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ nhiều, đó
là nguồn để tăng thu nhập của cán bộ trong xí nghiệp và góp phần ổn định đời
sống cho chính họ. Mặt khác, tín dụng trung dài hạn hạn cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư, làm cho cơ cấu nền kinh tế trở
nên hợp lý, từ đó làm tiền đề cho sự ổn định và trật tự an toàn xã hội.

2.

Đối với các doanh nghiệp


Thực trạng hiện nay là tài sản cố định cảu các doanh nghiệp đã cũ nát và
lạc hậu, thời gian khấu hao đã hết làm cho doanh nghiệp khó có thể tăng

năng suất lao động và phát triển sản xuất. Nghiệp vụ cho vay đã góp phần
giúp các doanh nghiệp khắc phục được vấn để đó.

2.1

– Làm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh các chủ thể kinh doanh ln phải chủ

động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp để làm cho sản phẩm của nình
tiêu thụ được nahnh, nhiều trên thị trường như : ứng dụng những thành tựu
khoa học đổi nới cơng nghệ, hồn thiện nghệ thuật quản trị kinh doanh, tìm
kiếm thị trường mới ... để tự nâng cao khả năng sản xuất của chính mình, làm
cho các sản phẩm của bản thân doanh nghiệp có chỗ đững trên thị trường. Nhờ
vậy mà doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Có thể nói , nghiệp vụ
cho vay đã góp phần rất lớn vào q trình sản xuất kinh doanh ổn định của
doanh nghiệp, nhờ đầu tư sây dựng mới cũng như áp dụng công nghệ mà
doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp nâng cao được uy tín và
vị thế trên thị trường, thu hút được khách hàng, làm cho mục tiêu lợi nhuận
của doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn.


2.2– Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường
Khi được đầu tư trung dài hạn, doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng quy mơ
sản xuất, đầu tư để tăng thêm máy móc thiết bị cũng như dây truyền sản xuất
mới nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm có mẫu mã và chất lượng cao để cung ứng
ra thị trường. Nhờ vậy sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường tin tưởng
và chấp nhận, từ đó sản phẩm tiêu thụ được nhiều, dần dần chiếm được lịng
tin và cảm tình của khách hàng làm cho sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường,
mở rộng thị phần hoạt động, tạo tiền đề về vật chất cho doanh nghiệp.
Qua tiến hành đầu tư vào những dự án mới, doanh nghiệp có cơ sở và

điều kiện để tăng số lượng hàng hoá dịch vụ cung ứng ra thị trường từ đó
làm tiền đề cho việc tăng doanh thu của doanh nghiệp, nhờ vậy lợi nhuận
doanh nghiệp thu được tăng.

3. Đối với Ngân hàng
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM là huy động vốn và cho vay,
bên cạnh đó NH cũng tiến hành một số các dịch vụ khác nhằm thu được lợi
nhuận.


Hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn của NH. Qua sử dụng vốn để
đầu tư vào các dự án, NH thu lãi do doanh nghiệp trả. Có càng nhiều khoản
đầu tư tín dụng thì NH càng có cơ sở để thu được nhiều lãi. Từ phần lãi thu
được đó, sau khi đã trừ đi phần chi phí cần thiết khác như trả lãi vốn huy
động, trả lương cho cán bộ cơng nhân viên, trích lập các quỹ ... là phần lợi
nhuận của NH.
Bên cạnh đó, khi NHTM đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp, nhất là những
doanh nghiệp mới thì thường hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với NH,
mọi nhu cầu về vốn lưu động phục vụ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đều qua NH, nhờ vậy NH có thể tăng thêm được các loại hình
tín dụng khác từ đó góp phần tăng thêm thu nhập cho NH .
Ngoài ra khi doanh nghiệp tiến hành vay vốn của NHTM thì doanh nghiệp
phải mở tài khoản tại NH, do đó mọi hoạt động thu chi doanh nghiệp đều
nhờ NH thực hiện hộ. Như vậy NH có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ cho
khách hàng. Nhờ phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ cho vay, NH có thể củng cố
thêm vị thế trên thị trường , điều này vô cùng thuận lợi cho NH trong cả
công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn. Nếu NH có uy tín, khách


hàng sẽ đến giao dịch với NH nhiều hơn, sử dụng các dịch vụ NH thường

xuyên hơn. Đây là cơ sở để NH mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường nhằm thu được nhiều lợi nhuận.

IV. Một số kinh nghiêm

1.

Kinh nghiệm của Ngân hàng công thương tỉnh Đồng tháp
Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp hoạt động tại một tỉnh
ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa
phương, chi nhánh đã tổ chức và mở rộng các mặt hoạt động nghiệp vụ phù
hợp và nghiệp vụ cho vay vẫn là chủ yếu.
Nếu cuối năm 1988 dư nợ cho vay là 10,6 tỷ đồng thì đến cuối năm 2001
là 238 tỷ đồng, tăng 22,5 lần. Trong 3 năm gần đây (1999-2001) dư nợ tăng
bình quân mỗi năm 60 tỷ đồng. Nợ quá hạn có xu hướng giảm : năm 1999 :
2,38% ; năm 2000 : 1,87% ; năm 2001 : 1,72%. Hiệu quả kinh doanh ngày
càng tăng. Lợi nhuận hạch toán năm 2001 là 8,5 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so
với năm 1999.


Tuy nhiên, trong thời gian qua có một giai đoạn chi nhánh gặp rất nhiều
khó khăn, xuất phát từ năm 1996 và gây hậu quả kinh doanh lỗ trong 2 năm
1997-1998 mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động tín dụng khơng hiệu
quả, nợ q hạn chiếm 1/4 tổng dư nợ. Trong thời kỳ bị thua lỗ, chi nhánh đã
có nhiều biện pháp để chấn chỉnh và điều hành hoạt động đi dần vào ổn định
và phát triển theo chiều hướng tốt. Sau khi lâm vào hoàn cảnh thua lỗ, chi
nhánh đã phân tích lại tình hình, hiện trạng, từ đó xác định lại hướng cho
vay :
- Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả. Đối
với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả, kiến nghị địa phương có

biện pháp chấn chỉnh, sắ xếp lại hoặc giải thể.
- Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế khác : Tăng cường cho vay các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể có hướng làm ăn tốt, nhất là
các doanh nghiệp chế biến lương thực. Đặc biệt là mở rộng cho vay hộ sản
xuất tại các xã trong tỉnh có đủ điều kiện đặt quan hệ và ký hợp đồng dịch
vụ cho vay.


Về đối tượng cho vay chủ yếu đầu tư vốn cho các đơn vị để tổ chức các
hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ tại chỗ. Hạn chế việc vay vốn kinh
doanh lòng vòng ở các địa phương khác. Việc thực hiện đúng đắn định hướng
đầu tư trên đã đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Đến cuối năm 2001, dư nợ cho vay khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 1/3,
nợ cho vay hộ sản xuất chiếm 1/2 tổng dư nợ.
Việc mở rộng cho vay hộ sản xuất làm đội ngũ cán bộ tín dụng lúc đầu bị
căng thẳng do phải phục vụ quá nhiều khách hàng. Chi nhánh đã từng bước
sắp xếp và bổ sung cán bộ tín dụng để thực hiện tốt việc cho vay. Đến cuối
năm 2001, chi nhánh có 38 cán bộ tín dụng, chiếm 28% cán bộ CNV ( trước
đây dưới 20% ) được phân công địa bàn và khách hàng tương đối phù hơpj với
năng lực và điều kiện từng người. Ngoài việc tăng về số lượng, hàng năm
thường vào mùa nước nổi, chi nhánh hệ thống hố các văn bản liên quan đến
cơng tác tín dụng và tập trung cán bộ tín dụng ddể nghiên cứu học tập. Cuối
đợt tập trung có giải đáp các vướng mắc và tổ chức kiểm tra.
Một số trường hợp cần vận dụng thể lệ cho vay, thế chấp đối với doanh
nghiệp và hộ sản xuất, chi nhánh đều báo cáo thỉnh thị xin ý kiến và chỉ thực


×