BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP T.P HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC- THỰC PHẨM
Bài tiểu luận
Môn : Sinh Thái Học
GVHD:Thầy Trịnh Xuân Ngọ
Lớp : ĐHSH3
SVTH :Nhóm 7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 10 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.Khái quát chung về hệ sinh thái rừng 1
1.1.Khái niệm chung 1
1.2.Đặc điểm chung 1
2.Thành phần hệ sinh thái rừng 5
2.1.Thành phần thực vật rừng 6
2.1.1.Thành phần cây gỗ 6
2.1.2.Lớp cây tái sinh 6
2.1.3.Thành phần cây bụi 7
2.1.4.Thành phần thảm tươi 7
2.1.5.Thực vật ngoại tầng 7
2.2.Thành phần động vật rừng 7
3.Ảnh hưởng của môi trường đến hệ sinh thái rừng 10
3.1.Các nhân tố môi trường tác động tới hệ sinh thái 10
3.2.Ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến phân bố hệ sinh thái rừng 10
3.3.Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến hệ sinh thái rừng 11
3.3.1.Khí hậu 11
3.3.2.Đất đai 11
4.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến môi trường 11
4.1.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng tới các nhân tố sinh thái 11
4.1.1.Gio 11
4.1.2.Không khí 12
4.1.3.Nước 12
4.2.Ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến đất đai 12
4.2.1.Vật rơi rụng và thảm mục hệ sinh thái rừng 12
4.2.1.1.Vật rơi rụng 12
4.2.1.2.Thảm mục hệ sinh thái rừng 13
4.2.2.Tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong hệ sinh thái rừng 13
4.2.3.Qúa trình hình thành đất 13
4.3.Ảnh hưởng lãn nhau giữa các sinh vật 14
4.3.1.Cây kí sinh 14
4.3.1.1.Nhóm nửa kí sinh 14
4.3.2.1.Nhóm kí sinh hoàn toàn 14
4.3.2.Cây cộng sinh 14
4.4.Ảnh hưởng của sinh vật đất đến thực vật 14
4.5.Ảnh hưởng của động vật đối với thực vật 15
4.5.1.Tác dụng thụ phấn cho thực vật 15
4.5.2.Tác dụng phát tán 15
4.5.3.Động vật gây hại cho thực vật 15
4.6.Ảnh hưởng của người đối với thực vật và thảm thực vật 15
4.6.1.Phá hoại 15
4.6.2.Con người làm phong phú hệ thực vật địa phương 16
4.7.Diễn thế hệ sinh thái rừng 16
4.7.1.Khái niệm diễn thế hệ sinh thái rừng 16
4.7.2.Nguyên nhân diễn thế 16
4.7.3.Diễn thế nguyên sinh 17
4.7.4.Diễn thế thứ sinh 17
5.Các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam 18
5.1.Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 18
5.2.Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới 19
5.3.Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên 21
5.4.Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi 22
5.5.Hệ sinh thái rừng thưa cây họ Dầu (rừng khộp) 22
5.6.Hệ sinh thái rừng ngập mặn 23
5.7.Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca cajuputi) 24
5.8.Hệ sinh thái rừng tre nứa (Bambusa spp) 25
6.Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng 25
6.1.Khôi phục tài nguyên rừng 25
6.2.Ngăn chặn tình trạng phá rừng 26
6.3.Thành lập và xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên 26
6.4.Kiểm soát cháy rừng 26
6.5.Thay đổi thói quen sử dụng gỗ 27
6.6.Ngăn chặn tình trạng phá rừng để sản xuất nông nghiệp 27
6.7.Tổ chức lại lực lượng quản lí, bảo vệ rừng 28
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận ,nhóm em đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của thầy Trịnh Xuân Ngọ. Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy.
Đồng thời nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho
chúng em được học tập và nghiên cứu, thực hiện bài tiểu luận này .
Tuy nhiên, do khả năng và thời gian có hạn nên chúng em không tránh
khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn. Mong các thầy góp ý kiến cho bài tiểu luận
của em được hoàn chỉnh hơn.
Sinh Viên thực hiện
Nhóm 7
LỜI MỞ ĐẦU
Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ mà nếu ta
biết vận dụng chúng theo quy luật phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì
mới có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội đi đôi với môi trường.
Sinh thái học là khoa học về quan hệ của sinh vật hoặc một nhóm sinh vật
với môi trường xung quanh, hay là khoa học về quan hệ qua lại giữa sinh vật và
môi trường của chúng. Trong đó, rừng cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường sống của chúng ta.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước Việt Nam.Rừng không
những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ
quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển
ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu
mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn
phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm
mức ô nhiễm không khí và nước.
Và rừng luôn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà mỗi chúng ta cần nghiên
cứu, tìm tòi và lí giải những điều thú vị xung quanh .Bên cạnh đó hệ sinh thái rừng
rất đa dạng và phức tạp, các yếu tố ảnh hưởng và góp phần phát sinh hệ sinh thái
rừng? Các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở nước ta như thế nào?…Chính vì thế mà
nhóm em đã chọn đề tài ”Hệ Sinh Thái Rừng Việt Nam” làm tiểu tuận nhằm đem
lại một cái nhìn khái quát, tổng quan, giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái rừng nước
ta, đồng thời qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và cải thiện để hệ sinh thái
rừng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, là lá phổi xanh cho toàn bộ sinh vật trên
Trái đất.
NỘI DUNG
1.Khái quát chung về hệ sinh thái rừng :
1.1.Khái niệm chung
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa
hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1m
trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu
chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3m trở lên).
Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần
nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động
vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung
nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái,
về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh
vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật
này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum 1986, G.
Stephan 1980).
1.2.Đặc điểm chung :
Xét về mặt cơ cấu,có thể phân chia hệ sinh thái ra các thành phần sau
đây:
*Chất vô cơ (C, N, CO2, H2O…) tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.
*Chất hữu cơ (protêin, gluxid, lipid, các chất mùn…) liên kết các thành phần hữu
sinh và vô sinh.
*Chế độ khí hậu: nhiệt độ và các yếu tố khác.
*Sinh vât là thành phần sống của hệ sinh thái. Xét về quan hệ dinh dưỡng có hai
phần sau: sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng
+ Sinh vật tự dưỡng (còn gọi là sinh vật sản xuất) chủ yếu là cây xanh, chuyển hóa
quang năng thành hóa năng ngờ quá trình quang hợp. Ngoài ra còn có các cơ thể
hiển vi như: vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn hóa tổng hợp cũng dược coi là sinh
vật sản xuất.
+ Sinh vật dị dưỡng, chức năng cơ bản của chúng là sử dụng, sắp xếp lại và phân
hủy các chất hưu cơ phức tạp. Chia làm hai nhóm:
• Sinh vật tiêu thụ
• Sinh vật phân hủy
Rừng là một quần lạc sinh địa
*Theo Sucasốp,quần lạc sinh địa là tổng hợp trên một bề mặt nhất định các hiện
tượng tự nhiên đồng nhất (khí quyển,thực vật,thảm đá mẹ,thế giới động vật,thế
giới vi sinh vật,đất và điều kiện thủy văn),có đặc thù riêng về tác động tương hỗ
của các bộ phận tổ thành,có kiểu trao đổi vật chất và năng lượng xác định giữa
chúng với nhau và với các hiện tượng tự nhiên khác và là một thể thống nhất biện
chứng có mâu thuẫn nội tại đang ở trong sự vận động phát triển không ngừng.
*Bản chất mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của quần lạc sinh địa là quá
trình tích lũy, chuyển hóa vật chất và năng lượng. Đó gọi là chu trình quần lạc
sinh địa, nó quyết định mọi quy luật phát sinh, sinh trưởng, phát triển và diễn thế
hệ sinh thái.
*Mỗi hệ sinh thái rừng có một quá trình quần lạc sinh địa học đặc trưng, trong đó
quần lạc thực vật-nhất là tổ thành tầng cây cao-giữ vai trò quyết định trong việc
tích lũy và chuyển hóa vật chất năng lượng.
*Trong tổ thành loài cây cao, loài cây lập quần là loài cây có vai trò chủ đạo trong
việc sáng lập nên quần thể bển trong của quần thể. Chỉ có quần thể hệ sinh thái
rừng mới có khả năng tạo nên một nội cảnh riêng biệt khác với các nhân tố môi
trường bên ngoài.
*Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng là trong tổ thành thực vật, loài cây cao
phải chiếm ưu thế, chúng có một mật độ nhất định mọc chung với nhau trên một
diện tích nhất định, giữa các thực vật hệ sinh thái rừng với nhau và giữa thực vật
hệ sinh thái rừng với hoàn cảnh có mối quan hệ qua lại với nhau.
“Quần lạc sinh địa rừng nên hiểu là một khoảnh rừng bất kì trên một khoảnh đất
đai nhất định, có sự thuần nhất về tổ thành, cấu trúc và đặc tính của các thành
phần hợp thành, cả về mối quan hệ lẫn nhau, là thuần nhất về thảm thực vật, vi
sinh vật, lớp đá mẹ và về điều kiện thủy văn, khí quyển và đất, về sự tác động lẫn
nhau giữa chúng, về kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần
hợp thành và các hiện tượng tự nhiên khác.”
*Hệ sinh thái rừng luôn luôn vận động theo những quy luật tất yếu của hệ sinh thái
và hình thành nên những quần lạc có tính ổn định cao,luôn diễn ra các quá trình
chức năng để đảm bảo duy trì tính ổn định của hệ sinh thái:
Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ trong hệ sinh thái
• Quá trình tổng hợp:bản chất hóa học là quá trình oxy hóa nước giải phóng
oxy và phản ứng khử điôxit cacbon thành hyđrat cacbon và nước, diễn ra
trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh để chuyển hóa quan năng
của ánh sáng mặt trời thành hóa năng tồn tại trong các chất hữu cơ phức
tạp.
• Quá trình phân hủy: bản chất là quá trình oxy hóa sinh học giải phóng năng
lượng. Đây chính là quá trình phân hủy các chất hữu cơ thông qua hiện
tượng hô hấp. Hô hấp bao gồm 3 loại: hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên
men.
Hai quá trình này diễn ra đồng thời, quá trình tổng hợp chất hữu cơ tạo ra tiền đề
vật chất và năng lượng cho quá trình phân hủy, ngược lại quá trình phân hủy các
chất hữu cơ tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp.
Điều khiển sinh học của môi trường hóa học trong hệ sinh thái
• Mỗi sinh vật không những thích nghi với môi trường vât lý trong
sưj tác động tổng hợp theo khuôn khổ của hệ sinh thái mà còn thích
nghi với môi trường địa hóa theo nhu cầu sinh học của mình.
• Môi trường điều khiển hoạt động sống của sinh vậtnhưng bằng
những phương thức khác nhau sinh vật cũng ảnh hưởng và điều khiển
môi trường vô sinh.
Nội cân bằng của hệ sinh thái
* Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rất đa dạng và luôn có xu
hướng ổn định.
* Do có sự đa dạng về các thành phần trong hệ sinh thái rừng nên
có sự đa dạng về chuỗi thức ăn, mức độ dài ngắn của của chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái cũng khác nhau.
* Chuỗi thức ăn càng ngắn tức là càng gần với sinh vật gốc thì càng có
nhiều năng lượng được sử dụng.
* Nhu cầu về thức ăn của các thành phần hệ sinh thái rừng luôn có xu
hướng dẫn tới sự cân bằng và do đó nó giữ được sự ổn định của hệ thái rừng.
*Trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra quá trình nội cân bằng:
+ Hệ sinh thái rừng cũng tương tự như thành phần quần thể, các cá thể của chúng
luôn có khả năng tự duy trì và điều hòa.
+ Qua mối liên hệ ngược, cơ chế tự điều khiển tác động lên mức độ của hệ sinh
thái bao gồm cơ chế dự trữ và thải bỏ chất dinh dưỡng, cơ chế tổng hợp và phân
giải chất hữu cơ.
+ Sự điều khiển trong một giới hạn nào đó đảm bảo tính thích nghi của hệ sinh thái
với môi trường xung quanh
Hệ sinh thái rừng luôn diễn ra quá trình sinh địa hóa học
*Các chu trình sinh hóa học trong một giới hạn nhất định là các chu trình
khép kín và chúng góp phần đảm bảo tính ổn định cao của hệ sinh thái rừng.
+ Chu trình các chất khoáng, chu trình các chất hữu cơ góp phần nâng cao tính ổn
định của hệ sinh thái rừng:
• Các cơ thể dị dưỡng và ngay cả một vài cơ thể tự dưỡng cũng cần đến các
chất vitamin lấy từ môi trường bên ngoài.Các chất đó giống như các chất
vô cơ cũng tuần hòan giữa cơ thể và môi trường và đặc điểm của chúng là
có nguồn gốc từ sinh vật
• Chất dinh dưỡng hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của các
quần xã và chúng có thể trở thành yếu tố giới hạn
• Chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng có ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh
thái rừng.Kết quả của chu trình này là sự ổn định của hệ sinh thái rừng
+ Quy luật tái sinh:
• Sự tái sinh của các loài cây gỗ lâu năm là một quá trình sinh học mang tính
đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện ở sự xuất hiện một thế hệ cây con
thay thế cho thế cho thế hệ cây già cỗi
• Thế hệ cây mới này làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất vật chất và
năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái, thúc đẩy việc hình thành cân bằng
sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục.
+ Diễn thế rừng (hay quá trình thay thế một hệ sinh thái rừng nay bằng một hệ sinh
thái rừng khác):
• Về bản chất, đây là quá trình chọn lọc tự nhiên, loài cây nào thích nghi cao
thì tồn tại, thích nghi thấp sẽ bị đào thải khỏi tổ thành rừng.
• Quá trình này dẫn dắt rừng qua nhiều trạng thái ổn định tương đối lâu dài
gọi là quần lạc cao đỉnh mà ở giai đoạn này tổ thành loài cây cao về cơ bản
không thay đổi
• Tính ổn định này thể hiện qua các mặt sau:
• Thích nghi cao với điều kiện lập điạ
• Chống chịu cao với yếu tố gây hại
• Chất lượng rừng tốt
• Sản lượng rừng cao
• Tác dụng phòng hộ cao và lâu bền
Như vậy trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra các quy luật vậnđộng, các quá trình
chức năng với những đặc thù riêng của một hệ sinh thái mà thành phân chính là
những loài cây gỗ lớn, sự phong phú về tổ thành, tầng tán, cấu trúc…, có quá trình
tái sinh quá trình sinh trưởng phát triển phù hợp với quy luật của thiên. Do đó có
thể khẳng định rừng là một hệ sinh thái có tính ổn định cao.
2.Thành phần hệ sinh thái rừng:
Thành phần của hệ sinh thái rừng cũng giống như thành phần của một hệ
sinh thái điển hình song đối với rừng, thành phần thực vật mà đặc biệt là cây gỗ
được quan tâm hơn cả, đây chính là thành phần lập quần. Sau đây chúng ta sẽ
nghiên cứu thành phần cơ bản, quan trọng của hệ sinh thái rừng:
2.1. Thành phần thực vật rừng:
2.1.1.Thành phần cây gỗ:
Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Đối với rừng nhiệt đới nói
chung thành phần cây gỗ được chia thành 3 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh
thái và tầng dưới tán.
Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài mà người ta chia ra thành rừng
thuần loài và rừng hỗn loài. Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừng chỉ có một loài.
Tuy nhiên trên thực tế, rừng có một số loài khác nhưng số lượng các loài khác này
không vượt quá 10% thì vẫn được coi là rừng thuần loài (rừng thuần loài tương
đối). Với rừng hỗn loài, để biểu thị mức độ tham gia của các loài người ta dùng
công thức tổ thành. Thành phần cây gỗ là bộ phận chính và chủ yếu tạo nên độ
khép tán (được biểu diễn thông qua độ tán che), độ đầy và trữ lượng lâm phần.
2.1.2.Lớp cây tái sinh:
Đây là thuật ngữ dùng để nói về lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng
sống và phát triển dưới tán rừng, chúng sẽ là đối tượng thay thế tầng cây gỗ phía
trên khi tầng cây này được khai thác. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác
nhau người ta chia lớp cây tái sinh thành các giai đoạn: cây mầm, cây mạ và cây
con (hay cây non). Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng và xác định các biện pháp kĩ thuật trong chăm sóc, bảo vệ.
• Cây mầm: Là lớp cây nằm trong khoảng một vài tháng tuổi (tùy loài). Đặc
trưng của lớp cây ở giai đoạn này là cây chưa có khả năng quang hợp, vẫn
sống nhờ vào chất dinh dưỡng có sẵn trong phôi hạt. Trong giai đoạn này
cây chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố môi trường đặc biệt là nhân tố ánh
sáng và độ ẩm.
Theo W.Richard (1956), đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của cây tái sinh, cây tái
sinh có thể chết hàng loạt do môi trường thiếu nước hoặc nhiệt độ quá cao do ánh
sáng trực xạ. Cũng theo W. Richard, một nguyên nhân khác nguy hiểm đối với cây
mầm là các loài động vật rừng.
• Cây mạ:Là những thế hệ cây gỗ thường có tuổi từ một vài tháng đến 1 -2
năm, chiều cao thường không quá 50cm. Đặc điểm: Cây đã có khả năng tự
đồng hóa. Mặc dù đã lớn hơn lớp cây mầm song cây mạ vẫn rất yếu ớt và
chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố môi trường trong đó có sự cạnh tranh
của cỏ dại.
• Cây con (cây non): Là những thế hệ cây lớn hơn 2 năm tuổi, thường có
chiều cao >50cm. Cùng với sự sinh trưởng, nhu cầu ánh sáng của nó cũng
tăng dần. Khi cây con có chiều cao >1m, khoẻ mạnh thì được coi là những
cây con có triển vọng. Đây chính là đối tượng sẽ thay thế tầng cây gỗ trong
tương lai.
2.1.3.Thành phần cây bụi:
Là những cây thân gỗ, song chiều cao không quá 5m, phân cành sớm. Cây
bụi là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Trong kinh doanh rừng
hiện đại, lớp cây bụi mang lại rất nhiều lợi ích – đó là những lợi ích phi gỗ
(NTFPs)
2.1.4.Thành phần thảm tươi:
Bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có cấu tạo gỗ), chúng
thường sống dưới tán rừng. Cũng như cây bụi, nhiều loài cây thảo đem lại lợi ích
kinh tế khá cao. Đứng trên quan điểm sinh thái, lớp cây bụi và lớp thảm tươi có ý
nghĩa quan trọng, chúng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất,
tham gia vào quá trình hình thành, cải tạo đất. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là tác
nhân cản trở tái sinh gây những khó khăn trong công tác trồng rừng, phục hồi
rừng.
2.1.5.Thực vật ngoại tầng:
Bao gồm các loài dây leo, thực vật phụ sinh… chúng mọc không tuân theo
một trật tự nào về không gian, chúng không phân bố ở những tầng cụ thể nào. Một
số loài thực vật ngoại tầng có thể có giá trị kinh tế, làm dược liệu.
2.2.Thành phần động vật rừng:
Hệ động vật rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng
vào môi trường sống chung của các sinh vật trên Trái đất.Sau đây là một số hình
ảnh, đặc điểm chung của một số loài động vật tiêu biểu ở rừng Việt Nam:.
Bò rừng
Thức ăn chủ yếu lá cỏ, lá cây. Sinh sản vào
tháng 6 - 7. Thời gian có chửa 270 - 280
ngày. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 1 con.
Chúng thích sống ở những sinh cảnh thưa
thoáng mát, nhất là rừng khộp. Nơi ở
thường là những khu rừng rậm rạp hoặc thung lũng. Bò rừng sống thành đàn từ 10
- 30 con, tập tính sống đàn, ban đêm nghỉ ngơi ngủ, quây thành vòng tròn, con
non, con già ở giữa, con tơ khoẻ ở vòng ngoài bảo vệ đàn. Hoạt động kiếm ăn ban
ngày vào sáng và chiều tối, buổi trưa nghỉ ngơi và nhai lại.
Báo gấm
Thức ăn chủ yếu của báo gấm là các loài chim
thú nhỏ như khỉ, voọc, cu ly, cheo cheo, nai
non và hoẵn. Mùa sinh sản thường vào mùa hè.
Thời gian có chửa 90 - 95 ngày, mỗi lứa đẻ 2 -
4 con. Bào gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng,
trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang
hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đem, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. ban
ngày thường ngủ trên cành cây.
Chà vá chân nâu