Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung
thư và tim mạch
Chen, Shiu-Nan Ph.D.
Application of Mushroom Immunomodulatory Peptides,
β-Glucans and Fibrolytic Enzymes
on Cancer and Cardiovascular Disease
z Bác học chuyên khoa bệnh nhiệt đới Đại học
Liverpool Anh
z Giáo sư ngành khoa học sự sống Viện khoa học
sự sống Đại học Quốc Gia Đài Loan
z Giáo sư kiêm chủ nhiệm khoa ngành khoa học sự
sống Đại học Quốc lập Cao Hùng
z Chủ tịch Hiệp hội Glucan sinh học Đài Loan
z Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu kiêm chủ nhiệm
khoa sinh học Đại học Quốc lập Đài Loan
z Trung tâm nghiên cứu sinh vật đánh bắt Đại học
Quốc Gia Đài Loan
z Ủy viên Ban chủ nhiệm Ủy ban phát triển ngành
đánh bắt Đại học Quốc Gia Đài Loan
z Phó Giáo Sư ngành vi sinh vật Đại học Bang
Oregon Mỹ
z Ủy viên Ủy ban chuyên gia bệnh cá kiêm đại diên
khu vực châu Á và châu Đại Dương của Cục thú
y quốc tế.
z Người đoạt giải thưởng “Kiệt xuất” của Ủy ban
khoa học Đài Loan 5 năm liền (1985-1996)
z Giải thưởng nhân tài Khoa học Kỹ thuật.
z Giải thưởng nông nghiệp xuất sắc của Ủy ban
Nông nghiệp Đài Loan.
z Giải thưởng danh dự nghiên cứu kiệt xuất Quỹ
Hầu Kim Đôi đài Loan.
z Ủy viên nghiên cứu khách mời của Ủy ban khoa
học Đài Loan.
CHEN SHIU-NAN Ph.D.
Professor, Department Of Life Science National Taiwan University
Chairman, Taiwan Beta-Glucan Association
I began organizing our research proposal for Lactobacillus,
Bifidobacterium and yeast immunomodulatory polysaccharides during the fall of
1982, at the time also started evaluating the potential of mushroom β-glucan.
Time moves on quickly, and 24 years have passed by in just a blink of an eye , but
it has been no less than a very productive period. Throughout these years, I have
focused much of my research effort in exploring the field of mushroom
immunomodulators and continuously sought out innovative developments.
Currently, I have finally accumulated substantial experience and results from
years of research and experimentation. After decades of a career in research, I
have not forgotten my original purpose of serving the society in the field of
scientific research. I am constantly reminded of my personal goal of establishing
mushroom immunomodulators as an important industry in Taiwan under the
current field of biotechnology, and I am very happy to see that it has begun its
growth and expansion. In the recent five years, our research has been targeting
the treatments using β – glucan, immonomodulatory proteins of mushroom
enzymes for cancer patients and for those suffering from cardiovascular
disorders. While laboratory work may often be tough and tedious, the joy of
diffusing my confusion has been worth the years of sweat.
Cancer and cardiovascular disorder are two major diseases humans suffer
today. Our research has shown that mushroom-related substances can provide
very positive effects in supplementing the treatment and prevention of these two
diseases. Other than obtaining related research results in proving the clinical
data, this book also offer a discussion of related background information on the
functions and effects of mushroom substances inside the human body. I believe
that strong scientific research evidence plays the crucial role as the backbone
for the establishment of any new product in order to be convincing. Only after
presenting the experimental data of the mushroom products to the public care
we further move along their development. In this book we illustrate the theory
behind mushroom fibrolytic enzyme, a product of our research work in the
recent years that we are happy to share with the public. In this book, we discuss
in detail the roles of β – glucan or immunomodulatory protein and fibrolytic
enzyme of mushroom in combating cancer and cardiovascular disease.
The vastness of scientific realm amplifies our smallness, as our slight
advancement have taken us more than two decades of time to achieve. There
still is much work ahead of us yet to be completed. I hope that through this
book, we can help the reader understand more in depth the contributions of
mushroom-related substances to humans. Most importantly, we hope that this
book will explain the efficacy of mushroom products in enhancing human
body’s anti-cancer ability but also making it clear that it is by no means a
panacea for cancer. They are natural substances supported by ample scientific
evidence to strengthen health and furthermore, to serve as an effective
supplement in the battle against cancer and thrombus, given proper
manufacturing and appropriate use. This book may lack complete information,
and I much welcome any corrections and suggestions from the readers.
Shiu-Nan Chen
, Ph.D.
Professor, College of Life Science National Taiwan University
January, 9. 2007 in Lab.
Tôi bắt đầu thiết lập kế hoạch nghiên cứu của chúng tôi về vi khuẩn lên
men sữa Lactobacillus, Bifidobacterium và các polysaccharide điều hòa miễn
dịch từ men trong khoảng năm 1982, cũng vào thời điểm đó chúng tôi bắt đầu
đánh giá khả năng của chất β-glucan từ nấm. Thời gian trôi qua nhanh, và 24
năm đã qua trong chớp mắt, nhưng cũng không thể ít hơn cho một giai đoạn hữu
ích. Trong suốt bấy nhiêu năm, tôi đã tập trung cao độ cho sự nỗ lực nghiên cứu
và khám phá về lãnh vực các yếu tố điều hòa miễn dịch từ nấm và tiếp tục theo
đuổi việc triển khai các phát kiến mới.
Hiện nay, tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm và kết quả đáng kể từ nhiều
năm nghiên cứu và thử nghiệm. Sau những thập kỷ của sự nghiệp nghiên cứu, tôi
đã không hề quên mục tiêu nguyên thủy của tôi là phụng sự cho xã hội từ lãnh
vực nghiên cứu khoa học. Tôi luôn tự nhắc nhở mục tiêu về thiết lập hệ thống
điều chỉnh miễn dịch với các loại nấm như là một công nghệ quan trọng tại Đài
Loan trong lãnh vực công nghệ sinh học, và tôi rất vui mừng khi thấy điều này đã
có sự tiến triển và mở rộng. Trong khoản năm năm gần đây, sự nghiên cứu của
chúng tôi tập trung vào việc điều trị sử dụng β – glucan, thuộc nhóm protein
chiết xuất từ nấm có tác dụng điều chỉnh hệ miễn dịch dùng cho các bệnh nhân
ung thư và những người mắc các chứng bệnh tim mạch. Dù rằng công trình
nghiên cứu dai dẵng và mệt mỏi nhưng niềm vui về thành quả của nó đã lan tỏa
và đền bù xứng đáng cho bao năm vất vả qua.
Ung thư và rối loạn tim mạch là hai bệnh chủ yếu mà con người đang mắc
phải ngày nay. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những chất chiết
xuất từ nấm có khả năng gây ra các tác dụng rất tích cực trong hỗ trợ điều trị và
ngăn ngừa hai loại bệnh trên. Ngoài việc đề cập đến những thành quả nghiên
cứu nhằm chứng minh các dữ liệu lâm sàng, quyển sách này cũng đề nghị một sự
thảo luận liên quan đến các thông tin cơ bản về chức năng và tác dụng của các
chất từ nấm trong cơ thể con người. Tôi tin rằng sức mạnh của chứng cớ khoa
học sẽ đóng vai trò trụ cột cho việc tạo ra những sản phẩm mới nhằm mang lại
sự tin tưởng về tác dụng. Chỉ sau khi các số liệu nghiên cứu về những sản phẩm
nấm được trình bày với cơ quan chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chúng tôi đã
tiến đến việc triển khai các sản phẩm này. Trong quyển sách này chúng tôi làm
sáng tỏ về mặt lý thuyết cho việc sử dụng các enzyme trong sợi nấm, một sản
phẩm từ công trình nghiên cứu trong những năm gần đây mà chúng tôi rất tâm
đắc để chia xẻ nó với mọi người. Trong quyển sách này, chúng tôi thảo luận chi
tiết về vai trò của β – glucan, protein điều chỉnh hệ miễn dịch và các enzyme sợi
nấm trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư và tim mạch.
So với lĩnh vực khoa học bao la rộng lớn, thành quả của chúng tôi chỉ rất nhỏ
bé nhưng cũng phải mất hơn hai thập kỷ để đạt được. Vẫn còn rất nhiều việc
trước mắt phải làm mà chúng tôi chưa hoàn thành được. Tôi hy vọng rằng
thông qua quyển sách này, chúng tôi có thể giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về
những đóng góp của các chất chiết xuất từ nấm cho con người. Quan trọng
nhất, chúng tôi mong rằng quyển sách sẽ giải thích cho hiệu quả của những sản
phẩm nấm trong việc nâng cao khả năng tự chống ung thư của cơ thể con người
nhưng cũng cần làm rõ ràng rằng nó không có nghĩa là thuốc chữa mọi loại
ung thư. Chúng chỉ là những chất thiên nhiên được minh chứng khoa học cho
tác dụng tăng cường sức khỏe và hơn thế nữa được xem như một chất hỗ trợ
hiệu quả trong cuộc chiến chống ung thư và tắc nghẽn tuần hoàn máu, phục vụ
cho việc sản xuất và sử dụng. Quyển sách này chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất
mong sự đóng góp và sửa chữa của Quý độc giả để giúp quyển sách hoàn thiện
hơn.
Shiu-Nan Chen
, Ph.D.
Giáo sư, Ngành khoa học sự sống Trường Đại học Quốc Gia Đài Loan
Ngày 09 tháng 01 năm 2007, viết tại phòng thí nghiệm.
z Điều trị ung thư
__________________________________
z Chăm sóc bệnh
__________________________________
z Phòng chống ung thư
__________________________________
z Lời tựa
__________________________________
z Tế bào là đơn vị cơ bản tạo ra cơ thể
con người
__________________________________
z Giới thiệu sơ lược về bệnh ung thư
__________________________________
z Chẩn đoán ung thư
__________________________________
Mục Lục
35
Xét nghiệm vật tiêu biểu tế bào ung thư
38
Phân cấp bệnh lý ung thư
40
41
Nguyên tắc điều trị ung thư
43
Điều trị phẫu thuật
45
Xạ trị
46
Hóa trị
48
Điều trị bằng hormone
49
Điều trị bằng gene
50
Điều trị nhiệt
51
Điều trị lạnh
52
Điều trị miễn dịch
56
56
Ăn uống của người bị bệnh ung thư
57
Kiểm soát cơn đau của bệnh nhân ung
thư
60
Môi trường gia đình của bệnh nhân
61
Mười nhân tố đẩy lùi ung thư
70
70
Ba cấp phòng chống ung thư
72
Ăn uống và ung thư
1
6
6
Sinh trưởng của tế bào và hình thành tế
bào ung thư
8
Thế nào gọi là ung bướu
10
Bướu lành tính và bướu ác tính
12
Nguyên nhân chính hình thành bệnh ung
thư
17
Sự phát triển của bệnh ung thư mang
tính quy luật
18
Triệu chứng bệnh ung thư
19
Tên gọi bệnh ung thư
21
21
Chẩn đoán siêu âm
23
Chẩn đoán X-quang
24
Chụp CT
26
Chẩn đoán MRI
28
Chẩn đoán PET
30
Chụp hình miễn dịch phóng xạ
31
Chụp hình thuốc phóng xạ
32
Chẩn đoán nội soi
34
Chẩn đoán bệnh lý
116
Mối quan hệ giữa ung thư và miễn dịch
117
Điều trị miễn dịch và điều trị truyền thống
118
Thuốc chống ung thư và chất điều tiết miễn
dịch
120
126
128
136
141
141
Bối cảnh khai thác
142
Nghiên cứu và bước tiến về Polysaccharid
144
Cơ chế tác dụng của Polysaccharid và bào
chế thuốc trong tương lai
150
152
Tìm hiểu về bệnh động mạch vành
154
156
Tìm hiểu chức năng ưu việt của nấm
đối với huyết khối
78
Tập luyện và ung thư
79
Thuốc lá và ung thư
80
Cau và ung thư
82
Rượu và ung thư
83
Ánh nắng và ung thư
84
Nghề nghiệp và ung thư
85
Kiến nghị phòng chống ung thư
88
Tự kiểm tra
89
Kiểm tra phòng chống ung thư
91
91
Hệ miễn dịch cơ thể: Phòng tuyến tự vệ
91
Thành viên hệ miễn dịch
92
Tác dụng của hệ miễn dịch
96
Globin miễn dịch
98
Phản ứng dị ứng
101
101
Cơ hội mới cho điều trị ung thư
106
Cơ chế chống ung bướu với Polysaccharid
của nấm và Globin điều tiết miễn dịch
112
Chất trao đổi Polysaccharid trong nấm
và hoạt tính ức chế men Tomomerase
114
Ung thư và liệu pháp miễn dịch của
Polysaccharid trong nấm
z Hệ miễn dịch
__________________________________
z Biện pháp điều trị miễn dịch
__________________________________
z Tác dụng chống ung thư về Globin
của chất chiết xuất từ nấm
__________________________________
z Polysaccharid trong nấm giảm tác
dụng phụ của xạ trị và hóa trị
__________________________________
z Polysaccharide trong nấm với di căn
của tế bào ung thư
__________________________________
z Polysaccharide trong nấm và chống
ung thư
__________________________________
z Khai thác và ứng dụng thuốc miễn
dịch Polysaccharid
__________________________________
z Căn bệnh tim mạch
__________________________________
z Điều trị bệnh mạch vành
__________________________________
158
158
Cơ chế tạo huyết khối và tan huyết khối
trong cơ thể
160
Thế nào gọi là huyết khối?
161
Thuốc điều trị bệnh huyết khối
164
Phòng chống bệnh huyết khối
167
Thức ăn phòng chống bệnh tim mạch
168
174
182
182
Ứng dụng men nấm
183
Vai trò của chất chiết xuất nấm đối với
hệ tuần hoàn máu
186
190
z Phòng chống và điều trị bệnh tắc
nghẽn do huyết khối
__________________________________
z Polysaccharid của nấm với tác dụng
phòng chống bệnh tim mạch
__________________________________
z Chất chiết xuất nấm và cơ chế cải
thiện tuần hoàn máu
__________________________________
z Công trình nghiên cứu và khai thác
men nấm
__________________________________
z Bệnh tim mạch và ăn uống
__________________________________
z Tài liệu tham khảo
__________________________________
TẾ BÀO LÀ ĐƠN VỊ CƠ BẢN TẠO RA CƠ THỂ CON NGƯỜI
Cơ thể con người bao gồm rất nhiều cơ quan chức năng để duy trì sự sống và
cơ chế sinh lý bình thường, có sự phân công vai trò riêng cho mỗi cơ quan. Hình
thái và chức năng các cơ quan trong cơ thể tuy có nhiều khác biệt, tuy nhiên
chúng đều được tạo ra từ một đơn vị cơ bản giống nhau, đó là tế bào. Các cơ
quan trong cơ thể kết hợp và hỗ trợ tác động lẫn nhau mới tạo ra sự sống và duy
trì hoạt động bình thường cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ khi tế bào được sinh trưởng
bình thường và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ, mới giúp cho các bộ phận và
các cơ quan trong cơ thể hoạt động được suôn sẻ. Vì vậy sự sinh trưởng và hoạt
động bình thường của đơn vị tế bào có mối liên quan mật thiết đến sức khỏe của
cơ thể người.
Phôi thai được nguyên phân từ trứng thụ tinh, sau đó phân hóa thành nhiều
loại mô khác nhau, và có những chức năng cụ thể. Tuy hình thái và kết cấu các
mô khác nhau, nhưng kết cấu cơ bản của tế bào vẫn là một. Nhìn chung có thể
chia làm 3 phần chính: nhân, tế bào chất và màng sinh chất.
Trước hết, xin giới thiệu về nhân tế bào: Nhân là nơi chủ yếu để cất giữ thông
tin di truyền, có thể xem nhân là bộ tư lệnh để điều khiển hình thái và chức năng
tế bào. Chúng mang theo phân tử di truyền là DNA (deoxyribonucleic acid), bề
ngoài bao phủ Histone, và chất nhiễm sắc. Bình thường, chúng phân tán trong tế
bào, đến khi sinh trưởng, chất nhiễm sắc sẽ xoắn vào nhau, ta gọi là nhiễm sắc
thể. Tế bào dù với chức năng hoặc hình thái ra sao đều mang theo thông tin di
truyền như nhau. Tuy nhiên do phân hóa và biểu hiện khác biệt về gene, nên
khiến tế bào xuất hiện với nhiều hình thái và chức năng. Khi sinh trưởng, tế vào
sẽ nhân đôi chất di truyền mang theo. Lúc này, trong tế bào có 2 nhóm DNA
giống hệt nhau, sau đó lại chia chất di truyền ra làm hai. Thế là nhân đôi thành
công hai tế bào giống nhau.
Phần nằm ngoài nhân là tế bào chất. Nếu chúng ta xem tế bào chất là một nhà
máy, thì các bào quan bên trong tế bào sẽ là các phòng ban sản xuất khác chức
năng, chúng phân công cùng duy trì sự trao đổi chất bình thường trong tế bào và
thực hiện chức năng của tế bào.
Ví dụ, Ti thể, cung cấp năng lượng cho tế bào; Ribôxôm, tổng hợp chất đạm
và chất men; còn Gôngi, tổng hợp kết cấu của chất protein; Lixôxôm, giúp phân
hủy chất thải tế bào và chất thâm nhập. Qua phân công và hợp tác của các bào
quan, tế bào thức hiện được chức năng đặc thù, và môi trường làm việc của các
bào quan chính là tế bào chất.
Màng sinh chất là kết cấu ngoài cùng của tế bào với chức năng chính là ngăn
cách và bảo vệ, đặc biệt giúp ngăn cách nơi làm việc của từng tế bào, tránh bị can
thiệp. Màng sinh chất chế tạo bởi lớp keo phốtpholipit, có nhiều prôtein khảm
động, prôtein khác nhau, tình trạng khảm động cũng khác nhau, cũng có prôtein
xuyên thấu màng kép. Ngoài prôtein ra, màng sinh chất có lỗ nhỏ để các chất
trong ngoài lưu thông qua lại màng tế bào, vận chuyển các chất, tiếp nhận và
truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào. Màng sinh chất có chứa loại
glucose, với nhiệm vụ chính là đón nhận và truyền tải thông tin.
Mỗi tế bào có vai trò khác nhau và thực hiện công việc cũng không giống
nhau. Tế bào phải tạo ra prôtein theo yêu cầu, và hoàn thành công việc. Khi tế
bào thực hiện công việc, sẽ tìm đến chất di truyền AND, tiến hành nhân bản,
chuyển AND thành ARN quá trình này được tiến hành chủ yếu trong nhân tế bào,
được nhiều nhân tố hỗ trợ, để uốn nắn sai lệch. Sau đó tiến hành phân bào II.
Dưới hỗ trợ của bào quan trong tế bào chất, tế bào hoàn thành công việc hữu hiệu
và chính xác.
Ngày nay do ngành công ngiệp phát triển nhanh chóng, mức sống của con
người cũng được nâng cao. Tuy nhiên bệnh tật cũng xuất hiện thường xuyên, đó
là do môi trường sống bị ô nhiễm nặng, áp lực trong cuộc sống,… là những
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh ung thư. Con số tử vong do bệnh ung thư
rất lớn, uy hiếp đến sinh mạng và sức khỏe của con người và mang lại nhiều gánh
nặng cho gia đình bệnh nhân. Tuy ngành y tế ra sức nghiên cứu những biện pháp
phòng chống ung thư. Nhưng hiệu quả vẫn còn giới hạn, nên khiến mọi người
đều lo lắng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Sự giấu diếm có thiện ý của người
nhà và ý nghĩ tiêu cực của bệnh nhân, càng làm tăng thêm con số tử vong. Đây là
vấn đề khiến chúng ta phải suy tư, chúng ta phải làm thế nào để giữ sức khỏe
được tốt? Điều then chốt là nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Mọi sinh vật
đều có khả năng phòng chống mầm bệnh xâm nhập, có khả năng tự bảo vệ, xin
đừng lầm tưởng những người xui xẻo mới bị ung thư, thực ra trong cơ thể mỗi
con người ít nhiều cũng sản sinh tế bào ung thư, nhưng số tế bào này không
ngừng bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch, cho nên những người yếu sức đề kháng
dễ bị xâm hại bởi bệnh ung thư. Phòng chồng bệnh ung thư là một cuộc chiến
tranh, chúng ta muốn cầm chắc phần thắng, phải hiểu thấu kẻ địch, mới có hy
vọng giành chiến thắng. Vì vậy phòng chống và điều trị bệnh ung thư, trước hết
cần có hiểu biết cơ bản về bệnh ung thư.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỆNH UNG THƯ
Ung bướu ác tính còn gọi là ung thư, là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe, uy hiếp mạng sống của chúng ta. Xưa nay, bệnh ung thư,
bệnh tim mạch, và tai nạn là 3 nguyên nhân chính gây tử vong lớn trên thế giới.
Vì vậy, Tổ chức Y tế trên thế giới và các cơ quan y tế các nước đều coi trọng
nhiệm vụ phòng chống và điều trị bệnh ung thư.
SINH TRƯỞNG CỦA TẾ BÀO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
Từ khi trứng thụ tinh ra đời, cũng là lúc khởi đầu một cá thể sống độc lập, muốn
duy trì sự sống và cơ chế sinh lý bình thường của cá thể, đòi hỏi tồn tại các tế bào
khác chủng loại và chức năng, chúng đều được hình thành từ trứng thụ tinh qua
giai đoạn sinh trưởng và phân hoá của tế bào. Tế bào giữ chức năng khác nhau
ngày đêm làm việc, dù cơ thể đang nghỉ ngơi. Do hoạt động liên tục, nên cũng
giống như máy móc sẽ bị hao mòn, tế bào của cơ thể chúng ta cũng bị lão hóa suy
yếu dần, công suất làm việc cũng bị giảm bớt. Nên cơ thể tùy theo tình hình sẽ
tiến hành đổi cũ thay mới, sản sinh thêm tế bào, để duy trì tốt hoạt động sinh học
cho cơ thể. Sự sinh sản tế bào mới sẽ được hoàn tất qua việc nhân bản của tế bào.
Quá trình sinh trưởng của tế bào gọi là chu kỳ của tế bào, chu kỳ này chia làm 4
giai đoạn, được ký hiệu là G1, S, G2 và M. Pha G1 là giai đoạn tế bào nhân đôi.
Khi tế bào nhận được thông tin sinh trưởng phân chia, sẽ bắt đầu khâu chuẩn bị,
tăng trưởng đến một kích thước nhất định, thì chúng sẽ tiến hành nhân đôi DNA,
kiểm tra theo trình tự sắp xếp DNA trong nhiễm sắc thể, lập tức tu bổ khi DNA bị
khiếm khuyết, và tránh xa những sắp xếp DNA sai lệch. Công việc kiểm tra cần
khoảng 10 đến 12 giờ, sau khi hoàn tất tế bào sẽ đi qua pha S. Khi tế bào không
vượt qua được điểm giới hạn, sẽ đi vào quá trình biệt hóa. Ở pha S tế bào cần 6
đến 8 giờ để diễn ra nguyên phân, hình thành 2 bộ nhiễm sắc thể giống nhau
100%. Pha G2 tiếp tục sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtein có vai trò đối với sự
hình thành thoi phân bào. Chuẩn bị chuyển sang pha M, pha M chủ yếu là phân
chia tách thành 2 tế bào con, tạo thành 2 nhân mới có số nhiễm sắc thể bằng
nhau, và bằng nhiễm sắc thể của bố mẹ. Thế là hoàn thành chu kỳ tế bào.
Trong quá trình nguyên phân, mỗi giai đoạn đều có mặt của chất mem, chất men
xúc tác các phản ứng, giúp uốn nắn những sai lệch, hỗ trợ tế bào hoàn thành
nguyên phân. Khi chất men bất kỳ đánh mất chức năng hoặc biến đổi bất thường,
nguyên phân của tế bào sẽ không bình thường. Nguyên phân của tế bào không
phải tiến hành liên tục mà điều tiết bởi gien. Khi có nhu cầu sinh trưởng hoặc
nguyên phân, mới khởi động chu kỳ tế bào. Đặc trưng chủ yếu của tế bào ung thư
chính là mất đi sự điều khiển theo cơ chế bình thường và tăng sinh không ngừng.
THẾ NÀO GỌI LÀ UNG BƯỚU
Con người phát hiện ung bướu đến nay đã có hơn 3000 năm lịch sử. Từ khi có
kính hiển vi vào thế kỷ thứ 19, đã bắt đầu hình thành khâu nghiên cứu về ung
bướu. Kể từ thế kỷ 20 do ngành khoa học tự nhiên phát triển, đi đôi với việc
nghiên cứu lý luận căn bản, và ứng dụng kỹ thuật mới, người ta bắt đầu tìm hiểu
kỹ càng về bệnh ung bướu.
Cũng như phần trên đã trình bày, hoạt động của tế bào chủ yếu được điều tiết bởi
gen, mà gen là một đoạn của DNA. Thông thường tế bào được sinh trưởng một
cách có kế hoạch, nhưng khi gen điều tiết phát sinh đột biến do một nguyên nhân
bất kỳ (tiếp xúc đến tác nhân gây ung bướu), tế bào bình thường bắt đầu dị dạng
tăng trưởng liên tục không chịu khống chế. Quá trình đột biến từ lượng đến chất,
là hậu quả tác dụng lâu dài bởi tác nhân gây ung bướu trong cơ thể yếu kém sức
đề kháng.
Khi số tế bào khác thường này không ngừng tăng trưởng biến thành một khối tế
bào ta gọi là khối u. Khối u này được hình thành và phát triển trong cơ thể, không
chịu sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch. Nếu hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
nhận biết ngay từ đầu tế bào ung thư thì sự sinh trưởng của tế bào ung thư sẽ bị
giới hạn hoặc tiêu diệt. Vì vậy, chính chức năng miễn dịch điều tiết là điều then
chốt để điều trị và phòng chống bệnh ung thư ngay từ gốc, không phải tất cả các
khối u đều là ung thư, ngành y học tùy theo mức độ nguy hại đến cơ thể đã chia
khối u thành hai loại lớn: bướu ác tính và bướu lành tính.
BƯỚU LÀNH TÍNH VÀ BƯỚU ÁC TÍNH
Tế bào của bướu lành tính có hình thái và chức năng gần giống với tế bào bình
thường bên cạnh, sinh trưởng hơi chậm, đa số đều có màng bọc, phân ranh rõ
ràng và sinh trưởng ở chỗ cố định. Có xảy ra hiện tượng chèn ép và gây ra ách
tắt, xong không lan tỏa di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể, chỉ cần tách
bóc, không tái phát, ít nguy hại. Còn kết cấu và chức năng của tế bào ung bướu ác
tính khác nhau rất lớn so với tế bào bình thường, hình thù quái dị, kích thước và
hình thái không đồng đều, chức năng yếu hoặc mạnh hoặc biến mất, tăng trưởng
cực mạnh không chịu khống chế, có tính xâm phạm và lan tỏa, nên dễ xâm nhập
vào các mô hoặc tế bào bình thường để tranh giành chất dinh dưỡng. Bướu ác
tính ngoài gây chèn ép và ách tắt, còn gây xuất huyết hoại tử, và lên cơn sốt, nếu
không được điều trị nó sẽ di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể thông qua hệ
thống bạch huyết hoặc mạch máu. Ngoài ra bướu ác tính sau khi điều trị vẫn có
khả năng tái phát.
BẢNG SO SÁNH BƯỚU LÀNH TÍNH VÀ BƯỚU ÁC TÍNH
MỨC SO SÁNH BƯỚU LÀNH TÍNH BƯỚU ÁC TÍNH
Kiểu sinh trưởng Bành trướng, ranh giới rõ, đa số có
màng bọc.
Ngâm tẩm, phá hoại, không ranh
giới, không màng bọc.
Tốc độ sinh trưởng Tăng trưởng chậm, ít nhân đôi. Tăng trưởng nhanh, nhân đôi liên
tục, hoại tử lỡ loét.
Tái phát It tái phát sau phẩu thuật. Dễ tái phát sau phẩu thuật.
Di căn Ít di căn. Di căn qua máu hoặc bạch huyết
Mức độ phân hóa
và kết cấu
Hình thái phân hóa gần giống mô
thường, qui tắc sắp xếp và kết cấu
tổ chức gần giống mô thường.
Mức độ phân hóa không đồng
đều, biến dạng, qui tắt sắp xếp và
kết cấu tổ chức khác hẳn mô
thường.
Ảnh hưởng đối với
cơ thể
Chèn ép một chỗ cố định, ảnh
hưởng ít hơn (khi chèn ép cơ quan
quan trọng, sẽ ảnh hưởng chức
năng, gây hậu quả nghiêm trọng).
U trong cơ quan nội tiết gây cương
cơ năng.
Ngoài chèn ép một chỗ cố định,
còn phá hoại và ngâm tẩm cơ
quan xung quanh, gây hoại tử xuất
huyết, viêm nhiễm, di căn, gây hại
nghiêm trọng đến tính mạng.
Có điểm phải chú ý là giữa bướu lành tính và bướu ác tính đôi khi không có ranh
giới tuyệt đối, cũng có một số ung bướu có biểu hiện cả hai gọi là lưỡng tính. Ví
dụ, u lành tính ở đầu bàng quang, có hình thái tế bào lành tính, nhưng lại dễ tái
phát hoặc tai biến thành bướu ác tính. Số bướu lành tính mà không có màng bọc
ranh giới không rõ ràng, sau khi tách bóc cũng dễ tái phát. Bướu lành tính nảy
sinh ở một số cơ quan quan trọng cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng như
bướu lành tính trong não, sẽ chèn ép mô não, dẫn tới tác hại rất lớn, hoặc bướu
tim sẽ làm rối loạn nhịp tim, gây đột quỵ. Bướu ác tính cũng chưa hẳn gây hậu
quả nghiêm trọng. Đối với tế bào ung thư da, thường sinh trưởng chậm, hầu như
không di căn, sau khi điều trị có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Song tính chất lành ác
của khối u cũng không phải tuyệt đối không thay đổi. Đôi khi bướu lành tính nếu
không chữa trị kịp thời vẫn sẽ có cơ hội chuyển thành bướu ác tính, đôi khi bướu
ác tính cũng có thể chuyển thành bướu lành tính.
NGUYÊN NHÂN CHÍNH HÌNH THÀNH BỆNH UNG THƯ
Nhìn chung gồm 3 lý luận:
1. Mô hình hai giai đoạn hoặc mô hình nhiều giai đoạn
Trước hết là tác nhân gây ung thư (Initiator), gây nên sự biến đổi không bình
thường về DNA, dẫn tới quá trình hình thành chất đạm cũng không bình thường,
làm ảnh hưởng quá trình trao đổi chất trong tế bào, dẫn tới tế bào không bình
thường. Tác nhân gây ung thư bao gồm hóa chất, tia phóng xạ, tia tử ngoại, thuốc
lá, virus v.v. ngoài ra, nếu đồng thời tồn tại tác nhân xúc tác (Promotor), sẽ tăng
nhanh quá trình phát bệnh. Qua nghiên cứu có 35% nguyên nhân gây ung thư có
liên quan đến thức ăn uống, 30% có liên quan đến thuốc lá, còn 10% có liên quan
tới nhiễm độc mãn tính và nhiễm độc virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân
khác như làm việc quá sức, thiếu ngủ, strees … nếu chỉ có tác nhân gây ung thư
mà không có tác nhân xúc tác, thì ung thư cũng không thể phát sinh.
2. Sự xuất hiện của gen gây ung thư
Mỗi người chúng ta đều có gen gây ung thư. Trong môi trường thích hợp, gen
này sẽ đóng vai trò môi giới, hình thành tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng ta cũng
có vài gen ức chế tế bào ung thư, chức năng giữa các gen này tác động qua lại,
giúp phòng chống tế bào bình thường đột biến thành tế bào ung thư. Trường hợp
tất cả gen ức chế ung thư đều xảy ra đột biến, không còn giữ được chức năng
bình thường, sẽ không thể ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư, từ đó dẫn
tới bệnh ung thư
3. Hệ miễn dịch trong cơ thể bị trục trặc
Hệ miễn dịch trong cơ thể cũng hỗ trợ đối phó với tế bào ung thư. Nhưng trường
hợp hệ miễn dịch không tốt hoặc mất tác dụng miễn dịch, thì khả năng chống ung
thư cũng giảm xuống. Một khi tế bào ung thư lọt qua giám sát của hệ miễn dịch
sẽ bắt đầu tăng trưởng.
Sự phát sinh bệnh ung thư thông thường do nhiều tác nhân tích tụ lâu ngày,
những tác nhân này gồm: rượu mạnh, thức ăn ướp muối hun khói, ô nhiễm thuốc
lá, nhiễm độc virus (như viêm gan siêu vi B và C), di truyền hoặc ảnh hưởng môi
trường hoặc do viêm nhiễm qua đường truyền. Tóm lại, các bạn có độ tuổi lớn
hoặc thường xuyên bộc lộ trong môi trường có nhiều tác nhân gây ung thư, về lâu
về dài, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng tăng lên.
Cơ thể bao gồm các loại tế bào có liên quan đến chức năng miễn dịch, số tế bào
này đóng vai trò bảo vệ cơ thể không bị mần bệnh xâm hại, như quân đội bảo vệ
nước nhà, thông qua nhiều phòng tuyến khác nhau, đạt đến mục đích phòng vệ.
Chỉ khi những tế bào trong khâu miễn dịch này hoạt động bình thường thì cơ thể
mới đủ sức chống lại bệnh tật. Trường hợp chức năng của tế bào này bị cản ngại,
cơ thể sẽ không đủ sức chống lại bệnh tật, đi tới mắc bệnh. Vì vậy, mắc bệnh có
mối liên quan tuyệt đối đến hệ miễn dịch. Tế bào miễn dịch ngoài tiêu diệt mầm
bệnh, còn có khả năng nhận biết tế bào khác thường trong cơ thể. Một khi có tế
bào khác thường xuất hiện, tế bào miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận biết và tiến
hành tiêu diệt chúng, khiến số tế bào khác thường này không thể ảnh hưởng đến
hoạt động bình thường của cơ thể.
Tế bào ung thư nói tóm lại là những tế bào không bình thường trong cơ thể,
nhưng tại sao không bị hệ miễn dịch tiêu diệt, lại tồn tại trong cơ thể gây hại vậy?
Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Nhìn chung tế bào
miễn dịch bình thường đủ sức tìm ra những tế bào không bình thường và tiêu diệt
chúng, nhưng giả sử số tế bào miễn dịch này không đủ sức nhận biết và tiêu diệt
số tế bào không bình thường, thì số tế bào không bình thường đó sẽ có cơ hội tiếp
tục tồn tại trong cơ thể và phá hoại sâu hơn.
Trình độ khoa học kỹ thuật khoa học ngày càng phát triển thì ô nhiễm cuộc sống
cũng ngày một tăng lên, cơ thể chúng ta sống trong môi trường đầy ô nhiễm,
cộng thêm sức ép cuộc sống và công việc, hấp thụ nhiều phụ gia gây độc hại qua
chế biến thức ăn. Những tác nhân gây độc hại nêu trên tồn tại và tích lũy dần
trong cơ thể, ảnh hưởng liên tục đến chức năng hoạt động của cơ thể, hệ miễn
dịch từ đó suy yếu dần. Những vật chất có hại trong môi trường cũng gây ảnh
hưởng xấu đến gen, làm cho gen trở nên khác thường, không thể phục hồi tế bào
bình thường và khiến tế bào khác thường tăng nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến cơ
thể.
Do tế bào ung thư hết sức ngoan cố. Ban đầu chưa hẳn bị phát hiện và dễ bị di
căn. Nên dù đã xử lý mầm bệnh vẫn lo bị tái phát hoặc di căn. Cho nên chúng ta
luôn luôn cảnh giác và tránh xa tiếp xúc với nguồn ô nhiễm và chú ý nâng cao
chức năng của hệ miễn dịch. Nhằm nâng cao tỉ lệ tiêu diệt của tế bào miễn dịch
đối với số tế bào khác thường, để chúng không gây hại cơ thể. Từ đó giảm tỉ lệ
mắc bệnh ung thư.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH UNG THƯ MANG TÍNH QUY LUẬT
Ung thư là một quá trình diễn biến phức tạp và nhiều giai đoạn, hình thành bởi tế
bào ung thư với đặc điểm chính là sự đột biến về gen di truyền, dẫn tới tế bào liên
tục tăng trưởng khác thường, hình thành ung bướu, xâm phạm đến các tổ chức
xung quanh và di căn sang các cơ quan khác để gây hại. Đây là hình thức chủ yếu
gây hại của tế bào ung thư biểu hiện qua lâm sàng là nhóm bệnh tật toàn thân với
đặc trưng là khối u cục bộ. Nhìn chung, quy trình phát triển của tế bào ung thư
gồm:
1. Bắt đầu từ ổ bệnh, kích thước từ nhỏ đến lớn (dưới kính hiển vi tới 1g, hoặc số
tế bào từ 10
1
đến 10
9
).
2. Từ ổ bệnh xâm phạm đến các mô xung quanh hoặc bạch huyết xung quanh ( số
tế bào từ 10
10
đến 10
12
).
3. Từ ổ bệnh xâm nhập mạch máu hoặc mạch bạch huyết cục bộ và lan tỏa sang
các cơ quan xa hơn ( số tế bào trên 10
12
).
Thông thường, khi tế bào tăng trưởng tới số tế bào 10 lũy thừa 9, mới dễ phát
hiện triệu chứng lâm sàng, ta gọi thời gian này là giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn
này ngắn hoặc dài tùy theo loại ung thư. Trong quá trình sinh trưởng của tế bào
ung thư, chúng cũng cần dinh dưỡng và oxy, cũng thải ra chất thải. Cho nên khi
tế bào ung thư còn nhỏ, thường nằm chung với tế bào mạch máu bình thường, khi
chúng lớn dần và mạch máu không đủ cung cấp dinh dưỡng, chúng sẽ tạo ra
mạch máu riêng cho mình. Quá trình này gọi là tăng sinh mạch máu. Sau khi tế
bào ung thư có được dinh dưỡng và oxy đầy đủ sẽ lớn nhanh, lớn mạnh. Đồng
thời, tế bào ung thư tách từ khối u sẽ thông qua mạch máu mới này di căn sang
các bộ phận khác trong cơ thể. Sự sinh trưởng và di căn của tế bào ung thư nếu
không được khống chế, sẽ phá hoại những cơ quan quan trọng dẫn tới suy kiệt,
cuối cùng là tử vong. Có một số ít chứng bệnh ung thư (ung thư phổi) có khả
năng ác tính cao, lan tỏa ra các cơ quan xung quanh cũng rất nhanh chóng. Sự
phát triển của ung thư máu thì ngay từ đầu đã mang tính toàn thân. Tóm lại trong
quá trình ung thư phát triển trong các cơ quan, ban đầu gây hại ít hơn, điều trị ít
hơn, hiệu quả cũng khá lớn, nhưng sau khi chúng lan tỏa, tỷ lệ trị khỏi sẻ giảm
còn rất thấp, thậm chí mất cơ hội trị khỏi bệnh và trong quá trình điều trị sự tác
hại và tác dụng phụ cũng cao hơn.
TRIỆU CHỨNG UNG THƯ
Do bệnh ung thư gồm rất nhiều loại, và phát sinh trong các bộ phận khác nhau,
nên triệu chứng cũng không giống nhau, mức độ nghiêm trọng cũng có phần khác
nhau. Dưới đây chỉ giới thiệu sơ lược về một vài triệu chứng của bệnh ung thư.
1. Sụt cân: nguyên nhân khả năng gây sụt cân
a. Tăng tốc độ trao đổi chất dẫn đến tăng tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên do tỷ lệ
thay đổi trao đổi chất của bệnh nhân ung thư không giống nhau, nên mức độ giảm
cân cũng khác nhau.
b. Bệnh tình ác tính (gầy, yếu cực độ, uể oải và yếu sức đối với số bệnh nhân giai
đoạn cuối).
c. Biếng ăn.
2. Thay đổi vị giác.
3. Thuốc men có thể gây buồn nôn, biếng ăn.
4. Có đến 80% bệnh nhân ung thư có hiện tượng chất đạm bị giảm xuống rất
thấp, do nguyên nhân tai biến trong ruột.
TÊN GỌI BỆNH UNG THƯ
Tên được đặt theo nguồn gốc tế bào bị bệnh.
• Ung thư tế bào thượng bì (Carcinoma)
: ngoài da hoặc bề ngoài cơ quan.
• Bướu thịt: tế bào mô (Sarcoma) : sụn, xương và cơ bắp.
• Ung thư sắc tố đen (Melanoma) : tế bào sắc tố của da.
• Ung thư bạch huyết (Lymphoma)
: mô bạch huyết.
• Bệnh bạch cầu (Leukemia) : tế bào máu từ máu và tủy xương.
• Ung thư tủy xương (Myeloma) : tế bào tương trong máu.
• Ung thư thần kinh (Gliomas) : tế bào mô thần kinh.
Trong đó bệnh bạch cầu và ung thư bạch huyết, đôi khi còn gọi là bướu nước, vì
nguồn gốc từ hệ tuần hoàn. Đặc biệt là hệ tuần hoàn máu và bạch huyết. Còn khối
u bên ngoài hệ thống tuần hoàn thì thường là khối u đặc, gọi là ung thư hoặc
bướu thịt.
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ
Đa số bệnh ung thư không có triệu chứng trước khi tế bào ung thư lớn lên, nên
chẩn đoán có tác dụng giúp phát hiện sớm căn bệnh. Cung cấp thông tin cần thiết
trong điều trị, như vị trí, bị di căn chưa… Chẩn đoán trước khi lập bệnh án, bác
sĩ tiến hành khám bằng mắt hoặc sờ bằng tay, chụp hình. Với nguyên tắc an toàn
tiện lợi, chẩn đoán không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Chẩn đoán siêu âm
Đây là biện pháp kiểm tra an toàn, đơn giản và nhanh chóng. Cho kết quả chẩn
đoán tốt trên các bộ phận chứa nước trên cơ thể; sau đó phản xạ hiện ra hình ảnh
trên màn hình.
Chẩn đoán siêu âm thường áp dụng để khám và phát hiện khối u ở sọ, mắt, tuyến
giáp, tuyến nước bọt, tuyến ngực, hoành cách mạc, tai biến và khối u phổi và
màng ngực, u gan, mật, tụy, dạ dày, đường ruột, tuyến thượng thận, bạch huyết ác
tính, u bàng quang, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, tử cung buồng trứng và sau màng
bụng……
Ưu khuyết điểm
1. Chẩn đoán siêu âm giúp tìm ra hình thù, kích thước, chức năng co giản của
túi mật, là biện pháp tốt nhất để kiểm tra bệnh túi mật.
2. Siêu âm nhận biết được động mạch bụng, xác định vị trí và tai biến của
tuyến tụy, xác suất phát hiện bướu tuyến tụy đạt 85-90%
3. Có giới hạn đối với các chứng viêm tuyến ngực mãn, xơ cứng, ung thư
tuyến ngực giai đoạn đầu và bướu xơ kém màng bọc, còn cần nghiên cứu tiếp
và nâng cao.
4. Siêu âm không xuyên thấu mô phổi có không khí, nên không ý nghĩa mấy
đối với khám u phổi.
5. Hiệu quả khám dạ dày và ruột không lý tưởng, kém hơn so với chụp X
quang và nội soi.
Chẩn đoán X quang
Ứng dụng tác dụng xuyên thấu, huỳnh quang và cảm quang của X quang, xuyên
thấu cơ thể, chụp lên hình ảnh trên màn hình hoặc phim, để tiến hành chẩn đoán.
Chụp X quang này được áp dụng ở các khoa lâm sàng, so sánh tỷ lệ ở các bộ
phận như ngực, xương, khi phát hiện khác thường về mật độ, mới cần kiểm tra
thêm hoặc chụp khác. Hiện nay chủ yếu được ứng dụng để phát hiện khối u ngực,
hệ thống xương, hệ tiêu hóa, tiết niệu, não,...
Ưu khuyết điểm
1. Do hệ thống xương có mật độ cao trong kết cấu cơ thể. Tỉ lệ nổi bật so với
mô xung quanh, chất xương bị phá hoại hay tăng sinh do ung bướu, sẽ trông rõ
ràng qua phim chụp X quang, tiện cho chẩn đoán.
2. Phổi tràn đầy không khí, có tỉ lệ so sánh tốt. Tai biến, kích thướt và hình thù
của khối u thấy rõ qua phim chụp, có thể phát hiện sớm bệnh tật, tiện cho việc
khám và theo dõi bệnh.
3. Tai biến xương phức tạp và nhỏ, do kết cấu của che lấp trùng điệp, phim
chụp khó thấy và không rõ, tai biến phổi ở vị trí nhỏ hoặc bị ẩn nấu (trong phổi
rãnh bên cột sống), tai biến khí quản hoặc thanh khí quản cũng không thể thấy
hoàn toàn. Nên phối hợp với chụp hoặc kiểm tra đặc thù.
4. Khi thiếu vị trí so sánh, như hệ tiêu hóa, tiết niệu, não tủy khó nổi bật tai
biến, khó khám chức năng cơ quan. Nên không thích hợp khám khối u tiết niệu
và tiêu hóa. Tuy nhiên, lại là cách hỗ trợ khám bướu hệ thần kinh. Dù cho thấy
chất lượng xương thay đổi do bướu sọ và ống cột sống, song cũng cần chụp
CT, MRI hoặc tạo ảnh, mới khẳng định được kết quả chính xác.
Chụp CT
Đây là nguyên lý ứng dụng X quang để chụp cắt lớp trên một phạm vi nhất định.
Do mô cơ thể hấp thụ X quang có mức chênh lệch, qua phân tích của máy vi tính,
sẽ cho hình ảnh giải phẩu cắt lớp, tạo hình 3D, có độ phân giải cao, phân biệt
được chênh lệch cực nhỏ mật độ giữa các tổ chức, hình ảnh cắt lớp giúp phát hiện
trực tiếp kết cấu và tai biến các cơ quan mà X quang không phát hiện, ngoài ra,
còn đo đạt trị số mật độ các mô, cung cấp thông tin để chẩn đoán.
Gần 20 năm nay, CT đã trở thành một phương pháp quan trọng chẩn đoán vị trí
khối u.
Chẩn đoán CT chủ yếu ứng dụng trên khối u hệ thần kinh trung khu, khối u mắt,
mũi, họng, khối u ngực và xương chậu.
Ưu khuyết điểm
1. Tính chính xác khi chụp CT dễ chẩn đoán u trong sọ tương đối cao. Vì mật
độ giữa khối u khác nhất định so với mô thông thường, u thiên ác tính còn xuất
hiện mạch máu bị phá hoại, cho tín hiệu hình rõ hơn. CT giúp xác định vị trí,
kích cỡ, số lượng khối u, xuất huyết bên trong, hoại tử, nang, phù thủng xung
quanh khối u... qua đó tiến hành định vị chẩn đoán.
2. Đối với khối u nằm trong cơ quan phủ tạng có khoản trống, do thành ruột
mỏng, có hơi, ảnh hưởng của tiêu hoá và thức ăn thừa, đôi khi gây khó khăn
khi chụp, nên không dễ phát hiện sớm khối u giai đoạn đầu.
3. Do chụp CT cần thời gian, nên cũng chịu ản hưởng bởi hoạt động sinh lý
như hít thở, nhịp tim, nhu động ruột, mà sinh ra ngộ nhận, làm giới hạn kết quả
chẩn đoán.
4. Đối với biến chứng nhỏ dễ bị bỏ qua.
5. Do khối u thiên lành tính có mật độ gần như mô bình thường, độ quét hình
không rõ, khó chẩn đoán phát hiện.
6. Giá đắt, có thể có bức xạ gây hại nhất định.
Chẩn đoán MRI
Ứng dụng lâm sàng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ là một cuộc cách mạng hình
ảnh học ngành y, sau kỹ thuật CT và siêu âm. Với nguyên lý tận dụng sóng điện
và từ trường, để tạo nên hiện tượng cộng hưởng của proton bên trong cơ thể từ đó
quan sát hình ảnh bên trong. Do cơ thể chúng ta có nhiều mô, như xương sụn,
xương cứng, mô mềm...,
hàm lượng nước và mỡ của các cơ quan cũng khác nhau,
mật độ proton trong môi trường bình thường và tai biến cũng có chênh lệch.
nên nghiên cứu trạng thái phân bổ của proton qua độ phân giải 2D, 3D, có ý
nghĩa lớn trong ngành y học. Chụp MRI không gây hại vì không có tia bức xạ, có
ưu điểm là độ phân tích mô và không gian cao, không bị can thiệp ngộ nhận.
Đồng thời với liều so sánh khác, sẽ giúp tìm thấy thay đổi giữa dòng máu trong
mạch và tim. Nay đã được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán ung thư.
Ưu khuyết điểm
1. Trong tất cả kỹ thuật chụp hình chẩn đoán, MRI có độ phân giải cao nhất đối
với các mô mềm. Nhìn thấy rõ mô mềm như cơ bắp, màng gân, mỡ...
2. Có khả năng chụp cắt lớp trực tiếp từ nhiều góc độ, không cần thay đổi vị trí
người bệnh, qua đó nhìn rõ kết cấu cơ quan hoặc các mô, không có góc chết.
Nay mở rộng diện tích quét, cho phép dựng lại hình quét nhiều mặt, tiện theo
dõi lập thể kết cấu giải phẩu và ổ tai biến.
3. MRI không tạo vết thương, không tia hại, tránh gây tác hại.
4. Hệ số tham chiếu của hình MRI nhiều, thông tin nhiều, độ phân giải cao. Có
tiềm năng ứng dụng nghiên cứu lâm sàng rất lớn.
5. Thiết bị và chi phí kiểm tra MRI cao, nên mức thông dụng bị giới hạn.
6. Ngoài máy quét MRI từ trường thấp (0,02- 0,04T) và open style (<0,2T),
buồng máy MRI bình thường không dùng để hồi sức hoặc cấp cứu, hoặc kiểm
tra đối với bệnh nguy cấp.
7. Có người bệnh bị hoảng sợ khi đưa vào buồng máy, dẫn đến kiểm tra không
thành.
8. Vôi hóa có hỗ trợ nhất định cho định bệnh, song vôi hóa không tạo ra tín
hiệu MRI, nên không có kết quả.
Chẩn đoán PET
PET (Poitron Emission Tomography) là kỹ thuật phát triển nhanh trong những
năm gần đây, với nguyên lý tiêm chất phóng xạ theo dõi (FDG) vào cơ thể, tế bào
ung thư hút màu đặc thù của chất này, qua máy chụp định vị và mức độ bệnh
trạng của khối u. Đồng thời xác định căn bệnh đơn, tái phát hoặc di căn.
FDG (Fluorodeoxyglucose) với phân tử cực giống glucose, phủ hình ảnh qua hệ
trao đổi chất, tìm ra tỉ lệ trao đổi chất của tế bào bình thường ở một nơi nào đó,
cộng với định lượng PET, chẩn đoán ra mức độ bệnh ung thư.
PET dùng để đo đạt sự biến đổi hóa học và trao đổi chất trong cơ thể, còn kỹ
thuật CT và MRI dùng để khám kết cấu các mô, độ nhạy bén và tính đặc thù của
PET tốt hơn so với CT và MRI. Nhất là phân biệt giữa mô thường và mô ung thư,
giữa mô lành tính và mô ác tính (vết sẹo sau xạ trị).
PET chủ yếu dùng để chẩn đoán ung thư phổi, đầu cổ, trực tràng, thực quản, bạch
huyết, ngực, da, buồng trứng, tuyến giáp, cổ tử cung, tụy tạng, bướu não,…
Ưu khuyết điểm
1. Độ phân giải và tính chính xác cao, đặc biệt khi phân biệt bướu lành hoặc ác
tính. Đánh giá và theo dõi hiệu quả chẩn đoán và điều trị tốt.
2. Có thể quét kiểm tra toàn thân, ngoài kiểm tra khối u, còn tổng quan bạch
huyết, phổi, gan, xương.
3. Khuyết điểm lớn nhất của kỹ thuật PET là không cung cấp vị trí giải phẩu
chính xác. Hiện nay đang nghiên cứu sử dụng PET kết hợp với ảnh tổng hợp từ
CT và MRI, để nhìn rõ vị trí chính xác của mô ung thư từ 3D; và máy quét mới
sẽ là bộ máy kết hợp PET và CT.
RII : Chụp hình miễn dịch phóng xạ
Tiêm kháng thể đặc thù (có kháng nguyên liên quan với ung thư) có ký hiệu
phóng xạ vào cơ thể, khi theo máu đi tới khối u, sẽ kết hợp với kháng nguyên của
khối u, xuất hiện tia phóng xạ lớn hơn mô thường, qua kỹ thuật chụp bên ngoài,
thu được hình ảnh dương tính.
Hiện nay chủ yếu áp dụng cho chẩn đoán ung thư trực tràng, ung thư gan nguyên
phát, ung thư buồng trứng, phổi, tuyến tiền liệt, u nội tiết AFP, khối u CEA....
Ưu khuyết điểm
1. Kỹ thuật này tìm ra khối u bị kỹ thuật khác ngộ nhận hoặc chẩn đoán sai,
dùng trong giai đoạn đầu hoặc phân kỳ, tìm ra vị trí tái phát hoặc lan tỏa.
2. Khá nhạy bén, chuyên biệt và tính chính xác cao.
3. Trạng thái cung cấp máu của mô ung thư và mức độ kháng nguyên của khối
u, sẽ quyết định mức độ tụ tập của kháng thể có ký hiệu. Khối u chu cấp máu
tốt sẽ cho hiệu quả định vị cao hơn; khi khối u bị hoại tử, thiếu máu, hiệu quả
định vị kém hơn. Cần thời gian hiện hình ảnh và phải tiêm kháng thể ký hiệu
qua ống cắm động mạch.
4. Chế xuất kháng nguyên đặc thù và kháng thể đặc thù tương ứng hơi khó
khăn.
Chụp hình dược phóng xạ
Tiêm thuốc phóng xạ qua cơ thể, cách một khoảng thờii gian, để thuốc tụ tập tại ổ
bệnh, sau đó chụp hình, căn cứ vào cường độ tia phóng xạ ở ổ bệnh, xem xét
bệnh tình. Tia xạ tụ tập cao hơn so với mô bình thường xung quanh, gọi là hình
vùng nóng. Kỹ thuật này có giá trị tham khảo quan trọng đối với chẩn đoán ung
thư. Tuy nhiên cũng cần tiến hành chẩn đoán khác như siêu âm, CT, MRI, và kỹ
thuật khác để tránh sai sót.
Hiện nay kỹ thuật này ứng dụng chủ yếu trong chẩn đoán u não, tuyến nội tiết,
gan, phổi, thận, ổ bệnh di căn ở xương, ung thư tuyến ngực, cổ tử cung, bàng
quang, tuyến tiền liệt và hậu môn...
Chẩn đoán nội soi
Kính nội soi (Endoscope) đã ra đời hơn 100 năm, với nguyên lý cắm đầu soi vào
cơ quan dạng ống hoặc chụp ảnh nhờ cáp quang hiện qua màn hình để xem xét
bệnh tình. Cận đại phát triển thêm máy soi Fiberscope, Video Endoscope, giúp
quan sát kiểm tra tận các cơ quan như đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường tiết
niệu, lồng ngực, ổ bụng, khớp, đồng thời cho phép tiến hành phẩu thuật để tách
bóc khối u, thông ách tắc do ung thư, cắt túi mật...., ứng dụng kỹ thuật viba, laser,
chức năng chụp hình, ghi hình, phóng to, xử lý vi tính, tóm lại là thiết bị chẩn
đoán kỹ thuật tinh vi hiện đại.
Do kính nội soi có thể chẩn đoán khối u ở dạ dày, phổi, thực quản, đại tràng...
đáng tin cậy, nhất là phát hiện sớm ung thư giai đoạn đầu, chẩn đoán bệnh lý tốt
hơn so với chẩn đoán khác (kể cả MRI, CT và siêu âm). Phẩu thuật nội soi có thể
điều trị hữu hiệu đa dạng đối với u lành tính, u ác tính cạn, ung thư giai đoạn đầu.
Đối với ung thư giai đoạn cuối, phẩu thuật nội soi và ứng dụng kỹ thuật lồng
bụng, giúp thuyên giảm triệu chứng, kéo dài mạng sống. Do vậy, kỹ thuật nội soi
không ngừng được cải tiến và ứng dụng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư
và phát triển lâm sàng.
Hiện nay, kính nội soi gồm kính thực quản, kính tá tràng, kính lồng ngực, kính
thanh khí quản, kính bàng quang....
Ưu khuyết điểm
1. Tìm hiểu trực tiếp hình thù, phạm vi, tính chất của khối u, chẩn đoán mô
tươi, làm căn cứ tin cậy cho chẩnn đoán hoặc điều trị.
2. Giúp kiểm tra, nhận định, chụp hình đối với tai biến ở các cơ quan, chỗ hẹp,
khối u giai đoạn đầu, là thiết bị quan sát ung bướu ban đầu hữu hiệu nhất hiện
nay.
3. Giúp đi sâu nghiên cứu ung bướu và bệnh liên quan, tìm ra nguyên nhân
bệnh, cơ chế phát bệnh.
4. Tiến hành phẩu thuật kín hoặc nữa kín cho khối u lành hoặc ác tính.
5. Quá trình kiểm tra làm bệnh nhân khó chịu và đau đớn.
Chẩn đoán bệnh lý
Là cắt lấy mẫu hoặc phết lấy mẫu để soi dưới kính hiển vi, quan sát kết cấu và
hình thù tế bào. Chẩn đoán qua hình ảnh, sinh hoá, miễn dịch về ung thư, tuy có
bước phát triển, song muốn xác định tính chất, chủ yếu còn phải dựa trên chẩn
đoán bệnh lý. Đây là một nhánh của ngành bệnh lý học, thường chia làm bệnh lý
mô và bệnh lý tế bào. Chẩn đoán tìm ra bướu lành bướu ác, làm căn cứ lâm sàng.
Đồng thời còn dựa trên chỉ tiêu “phân loại ung thư chuẩn quốc tế”, tìm ra kết quả
chẩn đoán và tên gọi thống nhất cho bệnh lý. Có lợi cho giao lưu và nghiên cứu.
Hiện nay, chủ yếu ứng dụng trên ung thư di căn bạch huyết, ung thư cổ tử cung,
gan, phổi, ung thư cổ họng, dạ dày,…
Ưu khuyết điểm
1. Quan sát trực tiếp và xác định tính chất ung thư
2. Kiểm tra mẫu tươi. Chỉ là một phần nhỏ của tai biến được phát hiện dưới
kính hiển vi, đôi khi không thể đại diện cho căn bệnh.
3. Chẩn đoán bệnh lý cần kết hợp kiểm tra lâm sàng, vì ung thư có hình thù,
bệnh lý đa dạng. Đôi khi u ác tính phân hoá tốt cũng chẳng khác biệt so với u
lành tế bào hoặc tai biến u sôi nổi, sẽ đi đến ngộ nhận và chẩn đoán sai lầm.
Xét nghiệm vật tiêu biểu tế bào ung thư
Vật tiêu biểu tế bào ung thư là mẫu đặc thù của bản thân tế bào khối u hoặc do
bài tiết của tế bào khối u, hoặc chất sinh ra từ tế bào bình thường có phản ứng với
tế bào ung thư. Vật tiêu biểu thường tồn tại ở tế bào ung thư hoặc chất dịch cơ thể
bệnh dưới hình thức kháng nguyên, men, hormone, sản phẩm từ trao đổi chất.
Qua lấy mẫu máu, chất dịch mô hoặc chất bài tiết để kiểm tra, dựa trên tính miễn
dịch, sinh hóa của mẫu sinh thiết để chẩn đoán. Vật tiêu biểu của ung bướu gồm
các đặc trưng như sau :
1. Tạo ra tế bào ung thư ác tính, từ máu, chất dịch mô, mô ung bướu.
2. Không tồn tại ở mô bình thường hoặc căn bệnh thường.
3. Vật tiêu biểu của một vài thứ ung bướu thường bị tìm ra ở đa số người mắc
chứng bệnh này.
4. Tốt nhất nên phát hiện trước khi có bằng chứng xác thật bị ung thư.
5. Số lượng của vật tiêu biểu tốt nhất nên phản ảnh đúng kích cỡ ung bướu.
6. Trên một mức nhất định, giúp đánh giá hiệu quả điều trị, dự kiến tái phát
hoặc di căn.
PT : ung bướu nguyên phát.
Tuy nhiên, với vật tiêu biểu đã biết hiện nay, tuyệt đại đa số có cả ở bướu lành và
bướu dữ, thậm chí mô phôi thai và mô bình thường. Chẳng còn là sản phẩm đặc
thù, tuy chỉ nhiều hơn ở người bệnh u ác tính. Nên gọi là kháng nguyên có liên
quan đến ung bướu.
• Ptis : ung thư vị trí cố định : trong thượng bì, chỉ xâm phạm lớp cố định.
• PT0 : mô tách phẩu thuật không phát hiện ung thư nguyên phát.
• PT1, PT3, PT3, PT4 : ung bướu nguyên phát lớn lên.
Vật tiêu biểu của ung bướu được chia làm nhiều loại lớn: kháng nguyên phôi thai,
(như AFP, CEA, ACTH), men (như LDH, NSE, men PAP tuyến tiền liệt, β2M),
sản phẩm trao đổi chất, kháng nguyên ung bướu (như CA19-9, CA125, CA), gen
ung thư (như là e-mye, ras, p53, Rb), nguyên tố vi lượng (như sắt, kẽm, đồng,
arsenic và selenium).
• PTx : sau phẩu thuật và kiểm tra bệnh lý, đều không thể xác định phạm vi ngâm
tẩm của ung bướu.
PN : hạch bạch huyết cục bộ.
• PN0 : hạch bạch huyết chưa di căn.
Kiểm tra vật tiêu biểu ung thư và nghiên cứu lâm sàng có ý nghĩa quan trọng, ứng
dụng các mặt sau :
• PN1, PN2, PN3 : hạch bạch huyết tăng di căn.
• PN4 : hạch bạch huyết di căn xung quanh.
1. Kiểm tra ung bướu : là cách chính để phát hiện và chẩn đoán ung thư gan
• PNx : phạm vi ngâm tẩm ung bướu không xác định.
2. Kiểm tra người có nguy cơ mắc bệnh ung bướu cao : tỉ lệ người mắc bệnh
ung thư tuyến giáp cao hơn khi có bệnh sử gia đình về bệnh này.
PM : di căn vùng xa.
3. Chẩn đoán ung thư : men acid phosphate ở tuyến tiền liệt khác với ở mô khác,
có thể dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt hoặc phán xét ung thư di căn có
phải đến từ tuyến tiền liệt.
• PM0 : không chứng cứ di căn vùng xa.
• PM1 : di căn xa.
• Mx : không xác định có hoặc không di căn xa.
4. Giám sát ung bướu : trước, đang hoặc sau khi tiến hành điều trị, theo dõi vật
tiêu biểu giúp nắm vững kết quả trị liệu. Giám sát tái phát hoặc di căn. Như CEA
giám sát ung thư đại tràng, HCG giám sát ung thư mao mạch.
5. Phân loại ung bướu : dùng CEA, NSE để phân loại giữa ung bướu dạ dày -
ruột với ung thư hạch (CEA dương tính, NSE âm tính), hoặc ung thư cơ quan
(CEA âm tính, NSE dương tính).
6. Giai đoạn ung bướu: bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, PAP
huyết thanh cao rõ ràng so với bệnh nhân giai đoạn đầu. Kiểm tra mức độ PAP,
hỗ trợ cho công việc chẩn đoán phân chia giai đoạn bệnh.
7. Định vị: dùng kháng thể có ký hiệu phóng xạ và kháng nguyên ung bướu,
quét laser để định vị khối u.
8. Điều trị: ứng dụng kháng thể và thuốc độc tế bào để phối hợp điều trị.
Phân cấp bệnh lý ung thư
Tùy theo hình thù bệnh lý, phân cấp bệnh lý cho ung bướu, để nắm vững mức độ
ác tính, dùng làm căn cứ cho điều trị lâm sàng và dự phòng.
Theo tổ chức UICC, căn cứ kích thước, phạm vi (T), hạch bạch huyết (N) và tình
trạng di căn (M), để phân cấp bệnh lý cho ung bướu như sau :
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Ung thư không phải là chứng bệnh cục bộ, mà là căn bệnh toàn thân hết sức phức
tạp. Ung thư giai đoạn giữa và cuối mang biến chứng toàn thân. Tỉ lệ phát sinh
các loại ung bướu và vị trí, phạm vi biến chứng, mức độ nghiêm trọng, giai đoạn
chia bệnh, quá trình biến chứng, điều kiện chữa trị, do các nhân tố không giống
nhau nên phản ứng và hiệu quả điều trị cũng khác nhau.
Trong vài chục năm qua, đã ra đời nhiều cách chữa trị bệnh ung thư. Chủ yếu
gồm điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hormone, điều trị nhiệt, điều trị lạnh,
điều trị miễn dịch. Trong đó, liệu pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, là 3 liệu pháp
thường dùng nhất trong các bệnh viện. Các liệu pháp trên có thể dùng kết hợp,
hoặc dùng riêng biệt. Khi dùng kết hợp trên hai liệu pháp, ngoài liệu pháp chính,
liệu pháp còn lại đóng vai trò phụ trợ. Song 3 liệu pháp được xem là cách điều trị
tiêu biểu nhất hiện nay, có lẽ làm ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, giúp
căn bệnh thuyên giảm, nhưng không có cách uốn nắn nguyên nhân gây bệnh
chính đó là sa sút hệ miễn dịch, đôi khi còn gây giảm chức năng miễn dịch. Vì
vậy, khi xây dựng kế hoạch điều trị, chẳng những cần nghĩ đến hiệu quả, mà còn
phải chăm lo các chức năng các cơ quan khác, giảm tối đa tác dụng phụ, nâng cao
chất lượng sống cho bệnh nhân. Ngoài điều trị ở bệnh viện, chúng ta đề nghị bệnh
nhân nên chú ý thay đổi thói quen sống không tốt, tận dụng thức ăn uống và tập
luyện để tăng cường thể chất, củng cố sức khỏe, điều này góp phần lớn cho hồi
phục sức khỏe.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Dù áp dụng liệu pháp nào, nguyên tắc chung của điều trị là khống chế và tiêu diệt
ổ bệnh. Duy trì sức khỏe chung, để đạt tới mục đích hồi phục.
Nhìn chung, căn cứ giai đoạn biến chứng, chủng loại bệnh lý của căn bệnh, phải
nắm vững nguyên tắc điều trị sau đây :
1. Không chỉ riêng ung thư, mà kể cả khi chọn cách điều trị cho các căn bệnh
nói chung, trước hết cần nghĩ tới tính quan trọng của điều trị, so với bó tay không
làm gì cả, thì mức độ hiệu quả sau điều trị có ý nghĩa quan trọng.
2. Căn cứ giai đoạn sớm muộn của căn bệnh, phải có cách điều trị tương ứng, ví
dụ, giai đoạn đầu khối u nhỏ, thể trạng người bệnh còn tốt, nên lấy điều trị tận
gốc là chính. Qua biện pháp phẫu thuật, xạ trị, tiêu diệt hoàn toàn mầm ổ bệnh,
đối với số ít tế bào ung thư ở bộ phận khác, có thể kết hợp điều trị miễn dịch để
ngăn ngừa tái phát hoặc di căn. Nghĩa là điều trị chính cục bộ, cộng với hỗ trợ
toàn thân. Còn bệnh nhân giai đoạn giữa, phải dùng biện pháp điều trị toàn thân
như hóa trị, điều trị nội tiết, miễn dịch, đông tây y kết hợp... nhằm diệt sạch tế
bào ung thư còn lại. Bệnh nhân giai đoạn cuối, do biến chứng di căn, sức khỏe
yếu, phải chọn các liệu pháp hỗ trợ, tăng cường cơ địa và chức năng miễn dịch
trước, sau đó tùy theo mức độ hồi phục mà tìm cách điều trị thích hợp. Nếu
không thể trị khỏi tận gốc, thì kéo dài mạng sống và giúp thuyên giảm bệnh tình,
sẽ trở thành hai mục tiêu lớn trong điều trị. Nghĩa là chỉ để kéo dài mạng sống và
giảm đau đớn, nâng cao chất lượng sống cho ngày tháng còn lại.
3. Căn cứ vào đặc tính sinh vật học của ung bướu mà chọn cách điều trị tương
ứng. Đối với những khối u phân hóa tốt, hơi chín mùi, mức độ ác tính không cao.
Tế bào ung thư gần giống như tế bào mô bình thường, nên tiến hành điều trị phẫu
thuật là chính. Vì có những trường hợp ung thư chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ là sẽ
được hồi phục. Đối với những khối u phân hóa kém hơn, ác tính cao hơn, tế bào
ung thư khác nhiều so với các mô ban đầu thì phải tiến hành điều trị toàn thân là
chính, chờ ổ bệnh teo lại mới áp dụng điều trị cục bộ như phẫu thuật, hoặc xạ trị.
Điều trị ung bướu cần áp dụng và phát huy sự kết hợp giữa các khoa phòng để
tiến hành điều trị tổng hợp, thông qua hội chẩn để chọn ra phương pháp điều trị
tốt nhất. Đối với một người bệnh ung bướu, khâu chẩn đoán và điều trị, ít nhất
phải tham khảo ý kiến hội chẩn của 5 chuyên gia gồm : bệnh lý, khoa ngoại, khoa
nội, chẩn đoán phóng xạ và điều trị phóng xạ, thậm chí phải mời thêm bác sĩ
chuyên khoa để tham gia hội chẩn. Tổng hợp các cách điều trị, để phát huy sở
trường của từng cách để đạt đến hiệu quả tốt nhất.
Theo bước chân tiến bộ của ngành y học, liệu pháp điều trị ung thư ngày càng gia
tăng, vì chủ thể điều trị là người bệnh và chịu đựng nỗi đau cũng là người bệnh,
nếu không trị khỏi, thì mất mạng cũng là người bệnh, cho nên bản thân người
bệnh phải quan tâm chịu khó thu tập thông tin, suy nghỉ và tìm ra cái lợi và tác
dụng phụ của điều trị. Xuất phát từ giá trị quan trọng của bản thân, tự quyết định
phương chân điều trị cho mình. Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh
phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng quyết định và cùng chịu
trách nhiệm.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Chủ yếu để nhanh chóng cắt bỏ khối u ác tính, là cách điều trị xưa nhất, truyền
thống và thường dùng. Khoảng 90% bệnh ung thư được chẩn đoán và điều trị
từng giai đoạn bằng phẫu thuật. Đối với khối u nhỏ hơn và chỉ ở một nơi trong cơ
thể, cách này là cách điều trị mang lại hiệu quả tốt. Trường hợp tế bào ung thư đã