Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) những giải pháp để thúc đẩy thị trường chứng khoán việt nam phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 111 trang )

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------

NGUYỄN THỊ LỆ HOA

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


-2-

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1-

Tổng quan về Thị trường chứng khốn .......................................................................... 1
1.1.1. Tính tất yếu và lịch sử ra đời của TTCK trên thế giới ...................................... 1
1.1.2. Khái niệm về Thị trường chứng khoán ............................................................... 2
1.1.3. Chức năng của Thị trường chứng khoán ............................................................. 2
1.1.4. Phân loại Thị trường chứng khoán....................................................................... 3

1.2-



Hàng hoá của thị trường chứng khoán .................................................................... 5
1.2.1. Cổ phiếu ................................................................................................................. 5
1.2.2. Trái phiếu ............................................................................................................... 6
1.2.3.

Chứng chỉ Quỹ đầu tư........................................................................................... 8

1.2.4. Các loại chứng khoán khác ................................................................................... 8
1.3-

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán............................................................. 10
1.3.1. Chủ thể phát hành ................................................................................................10
1.3.2. Chủ thể đầu tư.......................................................................................................10
1.3.3. Tổ chức môi giới và kinh doanh chứng khoán ...................................................11

1.4-

Giới thiệu Thị trường chứng khoán một số nước ......................................................... 11
1.4.1. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ........................................................................11
1.4.2. Thị trường chứng khoán Anh Quốc................................................................... 13
1.4.3. Thị trường chứng khoán Nhật Bản .................................................................. 15

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1-

Giới thiệu khái quát về sự ra đời của Thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1.


Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ......................................................................... 17

2.1.2.

Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán .................. 17


-3-

2.2-

2.1.2.1.

Khái niệm ................................................................................................ 17

2.1.2.2.

Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh........................................ 17

2.1.2.3.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội .......................................... 18

Tình hình hoạt động trên Thị trường chứng khoán Việt Nam................................... 19

2.2.1.

Hoạt động tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ chí Minh ............................ 19


2.2.2.

Hoạt động tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội .............................. 21

2.2.3.

Hoạt động trên thị trường OTC........................................................................ 22

2.3-

Đánh giá tổng quát về Thị trường chứng khoán Việt nam ....................................... 23

2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 23
2.3.1.1.

Hoạt động niêm yết trên thị trường...................................................... 23

2.3.1.2.

Giá trị vốn hoá thị trường ...................................................................... 25

2.3.1.3.

Qui mô giao dịch trên Thị trường chứng khoán.................................. 27

2.3.1.4

Chỉ số giá chứng khoán .......................................................................... 29

2.3.1.5.


Sự tham gia các nhà đầu tư trong và ngoài nước ............................... 31

2.3.2. Những bất cập trên TTCK Việt Nam................................................................... 32
2.3.2.1.

Bất cập về cơ chế chính sách quản lý chứng khoán của nhà nước ..... 33

2.3.2.2.

Sự biến động về giá thị trường chứng khoán ...................................... 38

2.3.2.3.

Những bất cập trên thị trường OTC ................................................... 41

2.3.2.4.

Hệ thống thông tin thiếu rõ ràng, minh bạch ...................................... 43

2.3.2.5.

Đối với các công ty phát hành.............................................................. 46

2.3.2.6.

Đối với các công ty chứng khoán ......................................................... 51

2.3.2.7.


Thị trường chứng khoán Việt nam còn nhỏ bé .................................. 55

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TTCK VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
3.1. Định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 ..................................................................................................................... 60
3.1.1

Mục tiêu ............................................................................................................... 60


-4-

3.1.2.

Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK Việt nam................................... 60

3.1.3.

Định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020....................................................................................................... 61

3.2.

Những giải pháp thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững ................................ 62
3.2.1. Giải pháp về sự biến động giá chứng khoán ..................................................... 62
3.2.1.1.

Nâng cao vai trò nhà tạo giá thị trường do CTCK đảm nhiệm......... 62


3.2.1.2.

Biện pháp đối với các nhà đầu cơ ảnh hưởng tới thị trường.............. 64

3.2.1.3.

Ngăn chặn giá cổ phiếu biến động....................................................... 65

3.2.1.4.

Hạn chế việc rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư ................................... 66

3.2.2.

Hình thành và phát triển thị trường OTC đích thực ........................................ 67

3.2.3. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam lành mạnh ............................... 68
3.2.3.1.

Tăng cường công khai thông tin minh bạch trên TTCK................... 68

3.2.3.2.

Hạn chế việc tăng vốn điều lệ trong doanh nghiệp phát hành ........ 71

3.2.3.3. Cần có chính sách nhất quán về vay vốn kinh doanh chứng khoanù

71

3.2.3.4.


Bảo lãnh phát hành chứng khoán ......................................................... 73

3.2.3.5.

Lập Hiệp hội bảo vệ nhà đầu tư .......................................................... 73

3.2.3.6.

Giao dịch thanh toán bù trừ .................................................................. 74

3.2.4. Đẩy mạnh và phát triển nhiều loại thị trường mới .......................................... 74
3.2.4.1.

Đẩy mạnh phát triển TTCK nợ ........................................................... 74

3.2.4.2.

Đẩy mạnh phát triển công cụ phái sinh trên TTCK ......................... 74

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát
Phụ lục 3: Các văn bản hướng dẫn luật chứng khoán & Nghị định 14/2007/NĐ-CP
Phụ lục 4: Danh sách các công ty được thực hiện kiểm toán
Phụ lục 5: Danh sách công ty chứng khoán
Phụ lục 6:Danh sách các công ty chứng khoán bị UBCKNN phạt

.



-5-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTCK

Thị trường chứng khoán

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN

Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


-6-

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU – BIỂU ĐỒ - PHỤ LỤC


• SƠ ĐỒ:
+ Sơ đồ 1.1: Giao dịch và tổ chức kinh doanh của một công ty chứng
khoán

+ Sơ đồ 1.2: Tổ chức Trung tâm giao dịch chứng khốn

• BẢNG BIỂU:
+ Bảng 2.1: Qui mơ niêm yết tại TTGDCK TP.HCM
+ Bảng 2.2: Qui mô niêm yết tại TTGDCK Hà Nội
+ Bảng 2.3: Giá trị vốn hoá 10 công ty niêm yết lớn nhất tại TTGDCK TP.HCM
+ Bảng 2.4: Giá trị vốn hố 10 cơng ty niêm yết lớn nhất tại TTGDCK Hà Nội
+ Bảng 2.5: Qui mô giao dịch tại TTGDCK TP. HCM qua các năm
+ Bảng 2.6: Qui mô giao dịch tại TTGDCK Hà Nội qua các năm
+ Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu lợi nhuận của 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hố lớn
nhất thị trường
+ Bảng 2.8: Hiệu quả hoạt động kinh doanh tài chính


-7-

• BIỂU ĐỒ:
+ Biểu đồ 2.1: Số lượng cổ phiếu tại TTGDCK TP.HCM qua các năm
+ Biểu đồ 2.2: Số chứng khoán niêm yết
+ Biểu đồ 2.3: Khối lượng niêm yết
+ Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng giá trị vốn hoá TTCK so với GDP của 1 số quốc gia
trong khu vực năm 2006
+ Biểu đồ 2.5: Chỉ số VN-INDEX từ 2002 đến 2007
+ Biểu đồ 2.6: Chỉ số HASTC-INDEX
+ Biểu đồ 2.7: Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư qua các năm

+ Biểu đồ 2.8: Khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ

• PHỤ LỤC
+ Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
+ Phụ lục 2: Kết quả khảo sát
+ Phụ lục 3: Các văn bảng hướng dẫn thi hành luật chứng khoán và Nghị định
14/2007/NĐ-CP
+ Phụ lục 4: Danh sách các công ty được kiểm tốn
+ Phụ lục 5: Danh sách các cơng ty chứng khốn
+ Phụ lục 6: Danh sách các cơng ty chứng khoán bị UBCKNN phạt


-8-

LỜI MỞ ĐẦU
1/

Sự cần thiết của đề tài:

Nước Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước hơn 20 năm, đã từng bước thay da đổi thịt để trở thành một nước có nền kinh tế
đang phát triển trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong những
năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Chỉ số GDP tăng
trưởng liên tục trong nhiều năm. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng, vấn đề trước nhất đặt
lên hàng đầu là nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế. Vốn từ ngân hàng quốc gia không
thể đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho dự án, chỉ có thị trường chứng khốn là nơi huy động
tất cả nguồn vốn cần thiết cho các dự án từ các nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong cộng
đồng trong và ngồi nước, chúng ta cần có hệ thống các kênh huy động vốn hiệu quả.
Một nền kinh tế thị trường hồn chỉnh tất yếu địi hỏi phải có một thị trường chứng
khốn – nơi thu hút và tích luỹ vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế phát triển. Trong xu

thế hội nhập kinh tế toàn cầu và nhất là Việt Nam trở thành thành viên WTO, thị trường
chứng khoán Việt Nam phải mở cửa và đón nhận nhiều cơ hội cũng như thách thức như
là một tất yếu khách quan.
Trong thời gian qua, 7 năm hoạt động thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc, được xem là thị trường chứng khốn hấp dẫn nhất năm 2006.
Nhưng đi đơi với sự phát triển đó, cịn tiềm ẩn nhiều bất cập gây bất lợi cho các nhà đầu
tư và thị trường tài chính Việt nam. Do vậy, vấn đề cần đặt ra cho các nhà quản lý cũng
như các nhà đầu tư quan tâm đến sự hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán
là phải làm thế nào để hạn chế, loại bỏ, khắc phục những điều bất ổn trên thị trường tạo
môi trường hoạt động sôi động, xây dựng một thị trường chứng khoán vững mạnh ngang
tầm so với các nước trong khu vực.


-9-

Vì thế, chúng ta cần nhận định và đánh giá thực trạng hoạt động bất cập của thị trường
chứng khoán để từ đó đưa ra một cách có hệ thống các giải pháp phát triển thị trường
bền vững trong thời gian tới.
Từ những vấn đề bức xúc trên, tôi xin chọn đề tài “Những giải pháp để thúc đẩy thị
trường chứng khoán Việt nam phát triển bền vững” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2/ Mục tiêu nghiên cứu đề tài
-

Về mặt lý luận, nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tính tất yếu hình

thành thị trường chứng khốn, chức năng, các nguyên tắc hoạt động cũng như các chủ
thể tham gia thị trường. Luân văn cũng giới thiệu quá trình hoạt động thị trường chứng
khoán của một số nước phát triển, từ đó cho chúng ta một nhận định về một thị trường
phát triển lành mạnh, rút ra kinh nghiệm hỏi học để cải thiện môi trường hoạt động ngày

càng tốt hơn theo thơng lệ quốc tế.
-

Về mặt thực tiễn, có dẫn chứng những kết quả hoạt động của thị trường chứng

khoán trong 7 năm qua tại hai sàn giao dịch TP.HCM và Hà Nội, là hai tổ chức chính
thức của thị trường chứng khoán Việt nam được thành lập trong điều kiện tất yếu phát
triển kinh tế của Việt nam. Trên cơ sở chỉ ra những điểm bất cập đã diễn ra trên thị
trường chứng khốn Việt nam cịn non trẻ. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục dựa
trên những kinh nghiệm hoạt động thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những điểm bất cập trong hoạt động thị trường chứng khoán
Việt Nam của các chủ thể tham gia thị trường từ cơ quan quản lý đến thành viên thị
trường và các nhà đầu tư trong nước.
Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động của TTCK Việt Nam đến 31/05/2008.
4/ Phương pháp nghiên cứu


-10-

Phương pháp thực hiện xuyên suốt luận văn là nhận định và đánh giá các hoạt động đã
diễn biến trên thị trường trong thời gian qua. Từ đó nêu ra những điểm bất cập của thị
trường so sánh với những hoạt động của các nước trên thế giới. Luận văn sử dụng những
số liệu thông tin qua cung cấp của UBCK NN và Cục thống kê.
Đồng thời luận văn còn kiểm định lượng tính về những hoạt động trên thị trường vừa
qua, được thực hiện với 100 mẫu điều tra từ các cơ quan, nhân viên, cơng ty chứng
khốn và các nhà đầu tư khác trong sàn giao dịch TP.HCM.
5/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn đưa ra những điểm chính đóng góp cho thực tiễn hoạt động thị trường chứng
khoán sau:

-

Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán,

những điểm bất cập đã xảy ra làm thiệt hại cho nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nhỏ và bất
ổn của thị trường tài chính nói chung.
-

Đưa ra những giải pháp để hồn thiện thị trường hoạt động ngày càng tốt hơn

trước những thách thức và cơ hội khi gia nhập WTO, xây dựng trở thành thị trường lành
mạnh và vững chắc qua những kinh nghiệm học hỏi của các nước trên thế giới.
6/ Kết cấu của Luận văn


Phần mở đầu



Chương I: Tổng quan về Thị trường chứng khốn



Chương II: Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
trong thời gian qua



Chương III: Những giải pháp thúc đẩy Thị trường chứng khoán Việt Nam
phát triển bền vững




Phần kết luận


-11-

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1-

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN (TTCK)

1.1.1. Tính tất yếu và lịch sử ra đời của TTCK trên thế giới
Trước đây khi sản xuất và trao đổi hàng hoá chưa phát triển, q trình tái sản xuất
xã hội mang nặng tính giản đơn và nền kinh tế khơng có nhiều dự án đòi hỏi nguồn vốn
lớn. Lượng của cải dư thừa người ta có xu hướng cất trữ dưới dạng những thoi và nén
vàng trong những chum, lọ cho con cháu đời sau. Khi xã hội phát triển và nền sản xuất
hàng hoá được đổi mới về chiều rộng lẫn chiều sâu, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng và phong phú của con người, do đó q trình tái sản xuất đã phát sinh hàng loạt các
dự án đòi hỏi những khoản vốn đầu tư lớn. Các doanh nghiệp thường khơng thoả mãn
với qui mơ hiện có và ln có kế hoạch ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm
cải tạo và mở rộng qui mô, Nhà nước thực hiện những cơng trình thực hiện những cơng
trình phát triển kinh tế - xã hội mang tầm vóc quốc gia mà bản thân ngân sách Nhà nước
không đủ khả năng đáp ứng. Tất cả tạo nên nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn. Mặc khác,
trong khung cảnh nền kinh tế phát triển sôi động người ta không dại gì cất kín trong két
sắt những đồng tiền tiết kiệm được mà ln tìm cách so sánh giữa đồng tiền hiện tại và
đồng tiền tương lai, từ đó, muốn tìm mọi biện pháp để được sinh sơi. Đó là nguồn tiền
tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức và các tầng lớp dân cư. Ngoài ra, với

xu hướng quốc tế hố thị trường thì những nguồn vốn nhàn rỗi từ nước ngoài cũng tạo
nên nguồn cung ứng vốn đầu tư đang đi tìm nơi dừng chân của chúng.
Với thực tế khách quan nêu trên đã đặt ra yêu cầu là tạo điều kiện cho những
dòng chảy của vốn gặp gỡ nhau thông qua hàng loạt các hình thức đầu tư thích hợp. Qua
đó, cho thấy nền kinh tế thị trường không chỉ nơi gặp gỡ của những nguồn cung - cầu
hàng hố mà cịn diễn ra các quan hệ điều tiết vốn tiền tệ đó là sự giao lưu giữa những
cung - cầu về vốn.


-12-

1.1.2. Khái niệm về TTCK
Nhiều định nghĩa và cách giải thích về TTCK, ta có thể định nghĩa TTCK sau:
TTCK là nơi hoạt động cung cấp vốn dài hạn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, được
tổ chức bao gồm nhiều hình thức hoạt động và được kiểm sốt chặt chẽ bởi pháp luật.
Mỗi một nước có hệ thống pháp luật và hệ thống luật lệ nội bộ của các tổ chức thành
viên để điều hành việc nối liền nguồn cung và nguồn cầu về vốn đầu tư.
1.1.3. Chức năng của TTCK:
1.1.3.1. Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh
tế xã hội:
Được giải quyết nhờ sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính – làm các nguồn vốn
vận động từ nơi thừa sang nơi thiếu. Kích thích tiết kiệm và đầu tư.
1.1.3.2. Thị trường tài chính tạo ra cơ hội đầu tư cho mọi thành viên trong xã hội:
Là cơ hội đầu tư sinh lời đầy hấp dẫn; mọi cá nhân và tổ chức kinh tế…thông qua thị
trường tài chính đều có thể dùng đồng tiền của mình để đầu tư chứng khốn dưới nhiều
hình thức để kiếm lời dưới nhiều qui mô khác nhau.
1.1.3.3. Thị trường tài chính có chức năng nâng cao nâng suất và hiệu quả hoạt động
của toàn bộ nền kinh tế:
Nhờ có hoạt động thị trường tài chính mà tạo cơ hội đầu tư cho mọi thành viên của xã
hội mà còn tăng hiệu suất kinh doanh, nhờ thị trường tài chính ngày càng phát triển,

cơng nghệ tiến tiến được ứng dụng rộng rãi làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ
ngày càng cao.
1.1.4. Vai trò của thị trường chứng khoán:
1.1.4.1. Huy động vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế:
TTCK ra đời, giúp cho cơng chúng có thể đầu tư từ đồng tiền nhàn rỗi, mua
chứng khoán do các cơng ty phát hành, số tiền đó được đưa vào hoạt động sản xuất kinh


-13-

doanh và góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thơng qua TTCK, Chính phủ và chính
quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ nhu cầu chung của xã hội.
1.1.4.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội
lựa chọn phong phú. Các loại chứng khốn trên thị trường rất khác nhau về tính chất,
thời hạn và độ rủi ro, cho phép nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hố phù hợp với khả
năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng
mức tiết kiệm quốc gia.
1.1.4.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn:
Nhờ có TTCK, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán của họ sở hữu
thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là
một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán thu hút nhà đầu tư. Đây là yếu tố
cho thấy tính linh hoạt, an tồn cho vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có
hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khốn giao dịch trên thị trường càng cao.
1.1.4.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Chứng khoán phản ánh một cách tổng hợp và chính xác hoạt động của các doanh
nghiệp, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh
chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng cơng nghệ mới, cải tiến nâng cao chất

lượng sản phẩm. Sự biến động khơng ngừng của giá chứng khốn, nhà đầu tư có thể
đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan và khoa học dựa trên công bố công khai
thông tin trên TTCK mới thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần.
1.1.4.5. Tạo môi trường hiệu quả giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ
mô:


-14-

Các chỉ số của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và
chính xác. Giá chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng
trưởng. Ngược lại, giá chứng khoán giảm cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng
giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mơ ổn định kinh tế xã hội. Thơng qua
TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo nguồn thu bù đắp thâm
hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngồi ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số
chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát
triển cân đối của nền kinh tế.
1.1.5. Phân loại Thị trường chứng khốn:
1.1.5.1. Căn cứ vào tính chất phát hành chứng khoán hay lưu hành chứng khoán,
TTCK chia làm hai cấp:
Thị trường cấp I – còn gọi là thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường



phát hành:
Là hoạt động chào bán ra công chúng lần đầu tiên một loại chứng khốn của
Chính phủ hay doanh nghiệp, đó chính là việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng.
Trừ trái phiếu Chính phủ, tất cả các tổ chức kinh tế muốn phát hành chứng khoán đều
phải được phép của UBCKNN. Đồng thời được các tổ chức tài chính trung gian như

cơng ty chứng khốn, cơng ty tài chính, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư trợ
giúp trong việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng.
Đặc điểm:
-

Là thị trường tạo vốn cho các đơn vị phát hành

-

Làm tăng nguồn vốn đầu tư hiệu quả cho nền kinh tế

-

Tạo ra lượng cung hàng hoá chứng khoán cho thị trường giao dịch

-

Chỉ được tổ chức một lần, việc phát hành chứng khoán được bắt đầu từ khi
đơn vị phát hành chứng khoán được UBCKNN cho phép chào bán chứng


-15-

khốn ra cơng chúng và chấm dứt khi tồn bộ chứng khoán của đợt phát hành
đã đến tay các nhà đầu tư lần đầu.


Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp II - Thị trường giao dịch hay
thị trường lưu hành chứng khoán (Sơ đồ 1.1):


Là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán từ tay nhà đầu tư mua
và bán chứng khoán nhiều lần.
Đặc điểm:
-

Việc mua và bán chứng khốn khơng làm tăng hay giảm nguồn vốn của chủ
thể phát hành ra nó. Nhưng chính hoạt động giao dịch chứng khoán lại xác
định giá trị thị trường của công ty phát hành và ảnh hưởng rất lớn đến giá cả
của cổ phiếu ở các lần phát hành sau.

-

Là một thị trường cạnh tranh, giá cả của chứng khoán phản ánh theo qui luật
cung cầu của thị trường.

-

Là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán nhiều
lần trên thị trường.

Mối quan hệ giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp:
+ Thị trường sơ cấp là tiền đề cho hoạt động thị trường thứ cấp bởi vì chính nơi đây đã
tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch.
+ Ngược lại, thị trường thứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp đã
tạo ra tính thanh khoản cho chứng khốn đó là tính chất dễ dàng chuyển đổi thành tiền
mặt. Các nhà đầu tư nắm giữ các loại chứng khoán thường nhắm các cơ hội để bán đi
chứng khốn kiếm lời, chính tính thanh khoản đã thu hút các nhà đầu tư đến với Thị
trường chứng khốn.
1.1.5.2. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hình thức tổ chức thị trường chia ra:



Thị trường chứng khoán tập trung:


-16-

Là điểm hoạt động chính thức của các giao dịch chứng khốn cố định cịn gọi là
SGDCK. Đó là nơi các nhà mơi giới kinh doanh chứng khốn gặp gỡ để đấu gía từ hai
chiều, thương lượng mua bán chứng khốn cho khách hàng hay cho chính mình theo
ngun tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của luật chứng khốn.


Thị trường khơng tập trung:

Là hoạt động giao dịch chứng khốn khơng qua SGDCK, mà được thực hiện bởi
các cơng ty chứng khốn thành viên dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào
giá cạnh tranh thông qua phương tiện thông tin như điện thoại và internet với trợ giúp
thiết bị đầu cuối.
1.1.5.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường, chia ra:


Thị trường trao ngay (Spot market):
Là thị trường của những giao dịch chứng khoán mà lệnh của khách hàng

được thực hiện ngay căn cứ vào giá cả hiện tại và sẽ được thanh tốn vào một ngày gần
sau đó.


Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai (Future market):


Là thị trường của các hợp đồng tương lai và các cộng cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp
đồng được ký kết căn cứ vào giá cả hiện tại nhưng ngày giao dịch thanh toán lại diễn ra
một ngày ở tương lai trong kỳ hạn.
1.2-

HÀNG HOÁ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.2.1. Cổ phiếu:
Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác định các quyền và lợi ích hợp
pháp của cổ đông đối với tài sản hoặc vốn liếng của công ty cổ phần.
Người mua cổ phiếu được gọi là cổ đông, giấy chứng nhận cổ phần gọi là cổ phiếu. Trên
giấy này có ấn định mệnh giá cổ phiếu. Cổ phiếu gồm có 2 loại là cổ phiếu thường và cổ
phiếu ưu đãi.


-17-

Người sở hữu cổ phần thường gọi là cổ đông thường, người sở hữu cổ phần ưu
đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp
nên là người chủ trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu
mọi rủi ro trong kinh doanh.
Các quyền của cổ đông được qui định ở các điều 53,54,55,56 và 57. Điều 58
dành cho cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.
Cổ phiếu công ty cổ phần được qui định chi tiết ở điều 59 và việc chào bán, chuyển
nhượng cổ phần, việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu qui định ở điều 62,63,64,65.
Ngày 31/7/1997, Bộ Tài chính có quyết định số /TC/QĐ-TCDN về việc lưu hành
tờ cổ phiếu và ban hành qui chế tạm thời về việc mua tờ cổ phiếu trong các công ty cổ
phần.
Điều 4 của Nghị định – 48/CP qui định mệnh giá thống nhất cho cổ phiếu, chứng chỉ

quỹ đầu tư là 10.000đ. Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là 100.000đ.
Cổ phiếu của các cơng ty đã cổ phần hố:
Do nhu cầu huy động vốn, đồng thời chuyển bớt một số công ty, doanh nghiệp
mà Nhà nước khơng cịn cần quản lý, hay chỉ cần chi phối trong việc quản lý. Sau nhiều
lần thí điểm cổ phần hố, ngày 29/6/1998 Chính phủ đã có Nghị định số 44-1998 về
chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Điều 5 của Nghị định này cho phép bán công khai cổ phần của các cơng ty cổ
phần hố ngay tại doanh nghiệp hay thơng qua Ngân hàng thương mại, các cơng ty tài
chính và các Sở, trung tâm giao dịch chứng khốn.
Tính đến tháng 8/2006 đã sắp xếp 4.447 doanh nghiệp trong đó cổ phần hoá
3.060 doanh nghiệp, năm 2001 đến nay đã sắp xếp 3.830 doanh nghiệp Nhà nước gần
68% số doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng góp 40%
GDP và 50% tổng thu ngân sách Nhà nước. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2010 sẽ cổ
phần hoá khoảng 1.500 doanh nghiệp. Năm 2007 cổ phần hoá 550 doanh nghiệp


-18-

(khoảng 20 Tổng công ty), qui mô về vốn các cơng ty cổ phần hố nhỏ chiếm hơn 88%
có vốn dưới 10 tỷ.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Cổ phiếu Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày 26/6/1999, Chủ tịch nước CHXHCNVN
đã ký lệnh số 05/L/CTN công bố luật Doanh nghiệp do Quốc hội khố X thơng qua ngày
12/6/1999, luật này có tầm quan trọng rất lớn vì phạm vi điều chỉnh bao gồm: các Công
ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh, Doanh nghiệp tư nhân.
1.2.2. Trái phiếu:
Trái phiếu là một chứng chỉ hoặt bút toán ghi sổ xác định số vốn cho vay của trái chủ
(người cho vay) đối với tổ chức phát hành (người đi vay) theo đó trái chủ được hưởng
những quyền và lợi ích hợp pháp (như được chia lợi tức trái phiếu, được hoàn trả vốn
khi đáo hạn) tại tổ chức phát hành (Nhà nước, cơng ty hoặc chính quyền các cấp).

Trái phiếu cịn được gọi là chứng khốn nợ - vì tổ chức phát hành, phát hành trái phiếu
để vay nợ sau đó đến hạn sẽ hồn trả vốn và lãi cho trái chủ.
Trái chủ là những tổ chức hoặc cá nhân đã bỏ tiền ra cho vay đối với Chính phủ hoặc
các cơng ty bằng việc mua trái phiếu do các tổ chức này phát hành.
Như vậy trái phiếu là hợp đồng nợ được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay
doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn
gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn.
Mệnh giá trái phiếu là số tiền được ghi trên trái phiếu, theo điều 4 của Nghị định 48/CP
qui định mệnh giá tối thiểu là 100.000 đ. Đây là căn cứ để tính tiền lãi trái phiếu.
Trái phiếu có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Nếu căn cứ vào chủ thể phát
hành có: trái phiếu Chính phủ, Chính quyền địa phương và trái phiếu cơng ty.
Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương:


-19-

Là chứng khốn nợ do Chính phủ hay chính quyền địa phương phát hành nhằm mục
đích bù đắp sự thiếu hụt ngân sách và tài trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơng
trình phúc lợi cơng cộng Trung Ương và địa phương.
Nghị định 72-CP ngày 26/7/94 đã ban hành qui chế phát hành trái phiếu Chính phủ.
Chính phủ qui định Bộ Tài chính phát hành các loại trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu
Chính phủ gồm 2 loại ký danh và vô danh và chia ra 3 phân loại:
- Tín phiếu kho bạc:

Trái phiếu ngắn hạn dưới 1 năm.

- Trái phiếu kho bạc:

Trái phiếu có thời hạn trên 1 năm.


- Trái phiếu cơng trình: Trái phiếu vay vốn cho từng cơng trình có thời hạn
trên 1 năm.
Trái phiếu cơng trình có hai phân loại: Trái phiếu cơng trình Trung Ương và Trái phiếu
cơng trình Địa phương. Điều 4 của nghị định qui định các loại trái phiếu Chính phủ
được mua bán ở TTCK. Lãi suất trái phiếu bảo đảm lãi suất cộng với hệ số trượt giá.
Ngày 22/3/1995, Chính phủ ra nghị định số 23-CP về việc phát hành trái phiếu quốc tế,
theo đó có 3 loại trái phiếu:
-

Trái phiếu Chính phủ

-

Trái phiếu Ngân hàng (Thương mại quốc doanh)

-

Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu công ty:
Là những trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn với mục đích huy động vốn
để bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt phục vụ cho đầu tư phát triển.
Trái phiếu công ty bao gồm nhiều loại: Trái phiếu có bảo đảm (bằng những tài sản thế
chấp cụ thể), trái phiếu khơng bảo đảm (bảo đảm bằng uy tín của công ty).
1.2.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư:
Định nghĩa Quỹ đầu tư chứng khoán như sau: là tập hợp một số vốn do nhiều tổ
chức, cá nhân đóng góp và giao quyền quản lý cho một công ty quản lý Quỹ để điều


-20-


hành và đầu tư vào các loại chứng khốn. Có rất nhiều dạng Quỹ đầu tư, theo Nghị định
48/CP và qui chế ban hành của QĐ 05/UBCK3 ngày 13/10/1998 chỉ có hai loại quỹ
được tham gia TTCK Việt Nam:
- Quỹ đóng (Closed – end Funds): chỉ phát hành chứng chỉ Quỹ một lần lúc thành lập.
- Quỹ mở (Open – end Funds): được phát hành nhiều lần sau lần phát hành đầu tiên.
Quyền sở hữu góp vốn vào các quỹ đầu tư thể hiện bằng chứng chỉ quỹ đầu tư. Điều 4,
khoản 3 của Nghị định 48/CP ấn định rõ mệnh giá mỗi chứng chỉ quỹ đầu tư là 10.000đ.
Trong khi đó, cách tính cổ phần (Shares) của các Quỹ đầu tư nước ngoài thường khác
nhau tuỳ theo cách phát hành (Issue hay placing).
Như vậy, các Quỹ đầu tư mới sẽ được thành lập ở Việt Nam theo Nghị định 48/CP và có
qui chế tính giá lại cho việc phát hành cổ phiếu của Quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư dành
riêng cho Việt Nam nếu điều này được Nhà nước cho phép.
1.2.4. Các loại chứng khoán khác:
1.2.4.1.

Hợp đồng tương lai (Futures):

Hợp đồng mua bán chứng khoán mà tại ngày giao dịch, đôi bên thoả thuận về số lượng
và giá cả, nhưng việc thanh toán và giao hàng sẽ diễn ra ở một ngày trong tương lai.
Future thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong
kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng Future bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các
giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như hợp đồng tương lai chỉ số
chứng khoán (Index Futures), hơp đồng tương lai lãi suất (Interes Futures), hợp đồng
tương lai ngoại hối (Currency Futures),…
1.2.4.2. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): là thoả thuận trong đó một người mua và một
người bán chấp nhận thực hiện giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định, tại một thời
điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hơm nay. Hàng
hố ở đây có thể bất kỳ thứ hàng hố nào: từ nơng sản, tiền tệ cho tới các chứng khoán.
Điểm khác biệt của Forward với Future là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa



-21-

theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hố
có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng.
1.2.4.3. Quyền lựa chọn cổ phiếu (Options): là quyền của các nhà đầu tư (nhưng
không phải nghĩa vụ) được mua hay bán một lượng cổ phiếu xác định trước theo một giá
xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu đó trên thị trường, có hai loại
Đối với option mua, người mua option sẽ trả cho người bán option một khoản
tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn và người mua option sẽ có quyền
được mua (nhưng khơng bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định (chứng khoán,
ngoại tệ, hàng hoá,…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước tại thời điểm đã xác
định trong tương lai. Người bán option nhận được tiền từ người mua option nên họ có
trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một giá cả đã được thoả
thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc được thực hiện trước ngày đó)
khi người mua option muốn thực hiện cái quyền được mua.
Đối với option bán, khi một nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán sụt giảm, họ
có thể sử dụng option bán để tự bảo vệ. Do đó, nếu số cổ phiếu này bị mất giá thì cũng
khơng lo lắng vì đã có người cung cấp option bán bảo đảm mức giá cho mình. Người
cung cấp option được hưởng lợi từ phí option.
Option được phát minh dựa trên yếu tố các nhà đầu tư ưa thích cảm giác an tồn khi họ
chắc chắn họ sẽ được mua và bán với giá ấn định, họ thu lợi nhuận không cao nhưng bù
lại sẽ ổn định. Đối tượng của option có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi
suất, ngoại hối,…Option có thể được mua bán trên thị trường tập trung như thị trường
quyền lựa chọn cổ phiếu Chicago – CBOE, thị trường hợp đồng tương lai quốc tế
London – Liffe hay các thị trường phi tập trung OTC.
1.2.4.4. Swaps cũng là công cụ phái sinh: dựa trên sự trao đổi và thực hiện hợp đồng
trong lĩnh vực lãi suất và tiền tệ. Nhiều cơng ty, ngân hàng muốn có swap để ấn định tỷ
lệ lãi suất nhằm giảm thiểu sự bất ổn trong kinh doanh. Ngoài ra, swap cũng rất hiệu quả

trong việc huy động vốn.


-22-

1.3.

Giới thiệu thị trường chứng khoán của một số nước:

1.3.1. Thị trường chứng khốn Hoa Kỳ:
Có hai mảng lớn SGDCK NewYork (NYSE) và SGDCK Mỹ (AMEX) ra đời
cách đây nhiều thế kỷ tại phố Uôn năm 1792, nơi mà hiện nay hai cơ sở giao dịch lớn
đang điều hành việc mua bán chứng khoán lớn nhất hành tinh cùng thời kỳ với một số
trung tâm TTCK quan trọng khác ra đời tại một số thành phố lớn của Hoa Kỳ.
Năm 2000, tổng số có 262,5 tỷ cổ phần được giao dịch trên NYSE, số cổ phần giao dịch
bình quân ngày đạt 1.041,6 triệu, giá trị giao dịch bình quân ngày đạt 43,9 tỷ USD.
Năm 2000 cũng là năm hoàn thiện hệ thống giao dịch bằng sự thay đổi của cách yết giá
(yết giá dạng thập phân thay vì dạng phân số trước đây). Cuối năm 2000 có 2.862 cổ
phiếu được niêm yết trên NYSE với tổng giá trị là 17,1 nghìn tỷ USD.
Khác với NYSE, SGDCK NASDAQ, một sở xuất hiện hệ thống giao dịch chứng khoán
điện tử đầu tiên trên thế giới. Các giao dịch chứng khoán trên NASDAQ được thực hiện
thống qua hệ thống mạng máy tính và điện thoại theo mơ hình của thị trường tồn cầu.
Hiện nay trên NASDAQ có tới trên 5.000 cơng ty niêm yết.
Sự sụp đổ TTCK lần đầu:
TTCK Mỹ đã bị sụp đổ lần đầu tiên ngày 23/10/1929 khi hàng loạt các chỉ số
chứng khoán bị tụt điểm thảm hại sau những ngày tăng điểm nhảy vọt – như chỉ số bình
quân công nghiệp tờ New York Times từ con số 180,57 của năm 1925, đã tăng vọt lên
469,49 vào ngày 19/9/1929.
Thảm hoạ đã ụp xuống trên đầu những nhà đầu tư vào ngày thứ tư 23/10/1929 khi
chỉ số New York Times sụt 31 điểm. Ngày 28/10/1929 chỉ số đó tụt thêm 49 điểm và

vào ngày 29/10/1929 lại sụt thêm 43 điểm nữa.
Hệ quả khủng khiếp của thảm hoạ này làm cho TTCK mất hết giá trị, bắt đầu cho thời
kỳ khủng hoảng kinh tế của những năm 1930. Chỉ số bình qn cơng nghiệp Dow Jones
giảm từ 386 điểm xuống cịn 41 điểm.


-23-

Phản ứng tất yếu của Chính phủ và Quốc hội Mỹ là cuộc điều tra Pecora do
Thượng nghị viện Mỹ tiến hành, nhằm phát hiện ra những nguyên nhân và khuyết điểm
của nền kinh tế trong đó có TTCK và chuẩn bị cho việc ban hành các đạo luật mới. Cuộc
điều tra kéo dài 17 tháng đã thu thập trên 12.000 chứng cứ đóng thành 20 tập điều trần.
Nội dung chính các chứng cứ đã đưa ra kết luận về tình trạng gian lận, các hành vi bất
hợp lệ, vơ đạo đức của nhiều nhà môi giới kinh doanh chứng khốn đã được cơng bố
trên báo chí một cách cơng khai và rộng khắp. Phản ứng quyết định của Quốc hội và
Chính phủ Liên Bang là phải đặt sự quản lý và quyền điều tiết TTCK trong tầm kiểm
sốt chính quyền Mỹ.Thể hiện cụ thể bằng việc ban hành các điều luật:
-

Đạo luật về chứng khoán (The securities Act 1933)

-

Đạo luật về giao dịch chứng khoán (The securities exchange Act 1934)

-

Đạo luật về ngân hàng (Glass – Steagall Act )

-


Đạo luật về cơng ty Holding

Một Uỷ ban trực thuộc chính quyền Liên Bang được thành lập gọi tên là The
Securities and Exchange Commission, UBCK Liên Bang (SEC) có đầy đủ quyền hạn để
triển khai thực thi các đạo luật liên quan đến thị trường tài chính nói trên.
TTCK Mỹ đã tổ chức lại quyền lực của các Uỷ ban do các Hiệp hội chi phối lúc này
được giao về cho một Hội đồng Thống đốc của TTCK – (Board of Governors). Đại diện
của công chúng đã được đưa vào Hội đồng.
Một cải cách lớn trong công nghiệp TTCK được tiến hành vào năm 1977 bằng
việc thiết lập hệ thống mua bán liên thị trường (Intermarkets Trading System) đã lần
lượt nối mạng TTCK New York với thị trường Philadelphia, Amex Boston, Cincinnati,
Midwest và Pacific.
Giao dịch phát triển, nhu cầu thông tin cũng lần lượt được đáp ứng qua sự hình
thành hệ thống dữ liệu thị trường II (Market Data System Two), hệ thống Dot, hệ thống
Super Dot 250 và OARS (Opening orders Automated Report Services).


-24-

Tiếp theo biến cố giữa năm 1970-1980, Quốc hội Mỹ quyết định cho thành lập
Công ty Bảo vệ tài sản của nhà đầu tư viết tắt là SIPC- để giúp việc cho Quỹ tín thác đặc
biệt (Special Trust Fund) bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư khác hàng.
1.3.2. Thị trường chứng khốn Anh (Ln Đơn):
Lịch sử hình thành chứng khoán Anh Quốc đi ngược lại năm 1566 khi Sir
Theomes Goesham Bộ trưởng Tài chính Hồng gia tham quan TTCK Bỉ trở về và hoàng
gia Anh đã cho thiết lập một nền tảng sơ khai cho TTCK Hoàng gia Anh vào năm 1566
để tiến hành những hoạt động mua bán tương tự các nước Châu Âu lân cận khác.
Vào cuối thế kỷ 17, đã có khoảng 140 cơng ty cổ phần được niêm yết với tổng trị
giá vốn 4,7 triệu bảng Anh. Phần lớn việc giao dịch vẫn thực hiện ở các quán cà phê.

Vào cuối thế kỷ 17, đã có khoảng 140 cơng ty cổ phần được niêm yết với tổng trị
giá vốn 4,7 triệu bảng Anh. Phần lớn việc giao dịch vẫn thực hiện ở các quán cà phê.
Một sự cố bùng nổ trong TTCK Anh vào năm khi chứng khốn của một cơng ty tên là
Nam Hải (South Sea) do Chính phủ kiểm sốt đã đột ngột tăng giá từ 128 bảng Anh mỗi
cổ phiếu lên đến 1.050 bảng Anh mỗi cổ phiếu trong vòng 4 tháng. Quả bóng đã tan vỡ
trong vịng 8 tuần lễ sau khi đã vượt giá 1.000 bảng Anh, cổ phiếu này đã rơi giá còn
175 bảng Anh mỗi cổ phiếu. Sự cố này liên quan nhiều nhân vật lớn trong Chính phủ
Hoàng Gia Anh kể cả Thủ tướng Sir Robert Warpole và nhiều Huân tước, Công tước.
Tất cả trở thành một bi kịch trong lịch sử tài chính Vương quốc Anh.
Sau giai đoạn khủng hoảng này, từ năm 1824, TTCK Anh phục hồi do sự phát triển công
nghiệp mỏ, đường sắt và kênh đào. Hàng trăm triệu bảng Anh đã được huy động qua
TTCK.
Tính đến năm 1842, có 66 cơng ty đường sắt được niêm yết trên TTCK Luân
Đôn. Vào năm 1845 tiếp nối bằng thời đại vô tuyến viễn thông Anh quốc trên TTCK
Luân Đôn. Các tỉnh bắt đầu thành lập các TTCK địa phương. Từ tháng 10/1986, việc
mua bán giao dịch bằng tay và miệng trên sàn chấm dứt để được thay bằng hệ thống
điện toán gọi là SEAQ sau biến cố Big Bang.


-25-

Big Bang (cú nổ lớn):
Tháng 10/1986 là thời điểm đáng ghi nhớ của lịch sử TTCK Luân Đôn khi Thủ
tướng Margaret Thatcher quyết định tấn công TTCK bằng các yêu cầu thay đổi lớn.
-

Tỉ lệ hoa hồng cố định phải thay bằng tỷ lệ biến đổi.

-


Các định chế tài chính được quyền tham gia rộng rãi hơn vào TTCK.

Rào cản chính giữa các ngân hàng, ngân hàng thương mại, định chế đầu tư và
những người môi giới phải được phá vỡ, tất cả cần tập trung vào một “siêu thị tài chính”
nếu họ muốn. Lý do chính của sự thay đổi này có ngun nhân từ sự phát triển cơng
nghệ thơng tin tốc độ cao và các máy vi tính đã cho phép thực hiện mua bán toàn cầu từ
bất kỳ vị trí nào. Vào thời điểm này, các hảng kinh doanh chứng khoán lớn đã thành lập
tổ chức tự quản chứng khoán quốc tế đầu tiên tên là International Securities Regulatorry
Organization viết tắt là ISRO. Ngày 12/11/1986, các thành viên TTCK Luân Đôn bỏ
phiếu nhập vào tổ chức ISRO thành tổ chức mới đổi tên là Internation Stock Exchange
of the U.K and Northern Ireland.
Theo quy định luật nước Anh, ngân hàng Anh Quốc là cơ quan giám sát cao nhất của
các ngân hàng nhằm đảm bảo các thanh khoản được bảo vệ thận trọng và chặt chẽ.
Thảm hoạ ngày thứ hai đen tối 1987 (sụp đổ sau Big Bang): tại thời điểm trước
sự sụp đổ, một cơn bão xoáy lịch sử đã đổ bộ lên nước Anh. Vô số nhà cửa bị tàn phá,
nhiều nhà máy hư hại nặng và phải di dời, xây dựng lại. Trong khi đó bên kia Đại Tây
Dương lại phôi thai cơn bão lớn về tài chính. Chỉ số Dow Jones rớt 100 điểm trong một
ngày. Chỉ vài ngày sau đã diễn ra thảm họa ở Nữu Ước. Chiều ngày thứ hai 19/10/1987
nay được gọi là ngày thứ hai đen tối. Sự hoảng sợ đã tràn qua tồn thể các thị trường tài
chính – giá cổ phiếu ở Anh sụt mất 1/8. Qua tối hôm sau, thứ hai 20/10/1987, chỉ số FT
100 mất đi 1/5 giá trị. Hơn 39 triệu cổ phiếu thẻ xanh (bluechips) của các công ty lớn bị
sang tay và bị mất đi 2/5 giá trị. Cuộc khủng hoảng 1987 kéo dài hơn ba tháng mới bắt
đầu dừng lại và có dấu hiệu phục hồi vào năm 1988.


×