Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.55 KB, 9 trang )

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH
VIỆT NAM HÀ NỘI
I-/ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT
NAM.
Nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưỏng kinh tế cũng như du lịch vào loại
nhanh nhất trên thế giới, lại có tiềm năng to lớn về du lịch nên trong những năm
qua du lịch Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhanh, từng bước khẳng địng
vai trò của mình trong nền khinh tế quốc dân. Từ chỗ chỉ đón được không quá
5.000 khách quốc tế vào năm 1996 đến nay nước ta đã đón được khoảng 1,7 triệu
luợt khách quốc tế một năm. Các chỉ tiêu khác, doanh thu tiền Việt, ngoại tệ và nộp
ngân sách đều có mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước khoảng 20 - 30
%.
BIỂU SỐ 5 - DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH CÁC NĂM
Năm
Mức tăng
trưởng
(%)
Số khách
Lưu trú
trung bình
Thu nhập từ DLQT
(không kể vận
chuyển)
1999 20 3.300.000 4.5 1.039,5
2000 15 3.800.000 5.0 1.330,0
2005 10 6.200.000 5.5 4.092,0
2010 7 8.700.000 6.0 8.352,0
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
tới 2010 - Tổng cục du lịch )
Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, dự đoán năm


2000 sẽ đón tiếp và phục vụ khoảng 3.4 - 4 triệu lượt khách quốc tế, còn đến năm
2010 sẽ phấn đấu thu hút 9 triệu lượt khách quốc tế. Nhưng bản dự báo này ra đời
trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên các số nêu ra đều cao
hơn rất nhiều so với thực tế có thể đạt được. Vì vậy, cần có một bản dự báo mới
phù hợp với tình hình hiện tại. Trên thực tế, dự báo năm 2000, được lấy là năm du
lịch Việt Nam đạt khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế.
Trong tương lai các thị trường du lịch mục tiêu của Việt Nam sẽ bao gồm:
- Khu vực thứ nhất: Khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
+ Nhật Bản: Năm 1997 có 56.055 lượt khách Nhật tớiViệt Nam chiếm 6,4%
tổng số khách quốc tế vào Việt Nam.
+ Đài Loan: Năm 1997 có 35.072 lượt khách vào Việt Nam, chiếm 4.5%
khách quốc tế vào Việt Nam.
+ Hồng Kông: Năm 1997 có 23.186 lượt khách quốc tế tới Việt Nam, chiếm
2.5% tổng số khách .
+ Trung Quốc: Đây là một thị trường rộng lớn gần với Việt Nam và có số
lượng khách rất dồi dào.
+ Các nước trong khối ASEAN
- Khu vực thứ hai: Tây Bắc Âu gồm: Pháp, Anh, Đức.....
- Khu vực thứ ba: Bắc Mỹ gồm: Mỹ, Canada.......
Trong nước sẽ hình thành hai điểm du lịch thương mại là nơi đón tiếp lhách
đầu tiên trước khi khách đi thăm Việt Nam đó là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Vùng
du lịch chính sẽ là Đà Lạt, Nha Trang.
* Cơ cấu khách du lịch vào Việt Nam trong những năm tới:
- Ngoại kiều: Mỹ, Nhật, Pháp,Đài Loan..., phần lớn là những doanh nhân kết
hợp du lịch để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.
- Việt kiều: Chủ yếu sống ở Mỹ, Pháp, mục đích đi du lịch ;à thăm thân nhân,
du lịch và làm ăn.
- Cựu chiến binh: Có khoảng 1/2 triệu cựu chiến binh của các nước qua hai
cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Mục đích dến Việt Nam chủ yếu là
thăm lại chiến trường xưa, du lịch tìm hiểu văn hoá Việt Nam.

* Còn về khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài trong những năm tới, các
nước có sức hấp dẫn là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, một số nước thuộc
Châu Âu (như Pháp, Anh, Ý...) và đặc biệt là nước gần nước ta nhất có rất nhiều
cảnh đẹp đó là Trung Quốc.
Ở nước ta hiện nay, lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế tuy còn mới mẻ
nhưng chính nó lại đem đến cho ngân sách nhà nước nói chung và cho các công ty
du lịch nói riêng một nguồn thu đáng kể. Vì vậy dẫn đến sự cạnh tranh vô cùng gay
gắt giữa các công ty du lịch với nhau. Không những thế, vì nguồn lợi nhuận này đã
gây ra tình trạng là nhiều công ty du lịch không có chức năng kinh doanh lữ hành
quốc tế cũng nhảy vào làm xáo trộn thị trường và nhiều khi mang đến sự không hài
lòng cho du khách, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành khi mà các công ty
này không hội đủ điều kiện để kinh doanh lữ hành quốc tế. Vì vậy, các ban ngành
có chức năng cần có biện pháp nghiêm khắc và kịp thời để khắc phục tình trạng
này.
II-/ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ
NỘI.
1-/ Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành
của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội
* Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Trước kia công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội có bộ máy quản lý cồng kềnh,
quản lý theo chức năng, gần đây do có sự sắp xếp hợp lý với hình thức quản lý trực
tuyến - chức năng mà phân công trách nhiệm giữa các bộ phận của công ty đã có
sự rõ ràng và đạt được một số hiệu quả nhất định. Mỗi một bộ phận phòng ban đầu
có người lãnh đạo trực tiếp điều hành và báo cáo kết quả thường xuyên với ban
giám đốc công ty. Tuy nhiên trong một số bộ phận các công việc còn chồng chéo
lên nhau. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên có biện pháp sắp xếp lại hợp lý đội
ngũ lao động hơn nữa, phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên trong
công ty.
* Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm chính của một công ty chuyên kinh doanh du lịch trong lĩnh vực lữ
hành là các chương trình du lịch. Để có được một chương trình du lịch trọn vẹn, hoàn
hảo thì công tác điều hành, hướng dẫn và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách phải
được thực hiện tốt. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ khách,
công ty cần tăng cường hơn nữa công tác này. Đây là việc làm thiết thực để thực hiện
tuyên truyền quảng cáo tại chỗ tốt nhất.
- Công tác điều hành: hiện nay công ty có 13 người phụ trách công tác điều
hành và xây dựng chương trình nên công việc rất bận rộn.
+ Công ty cần có sự điều chỉnh, mở rộng hơn nữa các đầu mối điều hành
khách. Việc này sẽ giúp cho lãnh đạo công ty có điều kiện lựa chọn phương án
thích hợp và tìm được đối tác, hợp đồng phục vụ khách tốt hơn.
+ Phân bổ rõ chức năng của mỗi nhân viên, không kết hợp quá nhiều cho
nhân viên điều hành.
+ Để đảm bảo chương trình được thực hiện tốt, công tác điều hành phải chặt
chẽ, chính xác và theo dõi sát chương trình hơn nữa.
- Về công tác hướng dẫn: có thể nói sự thành công trong việc thực hiện chương
trình du lịch phụ thuộc vào công tác này tới 60-70%. Vì vậy đội ngũ hướng dẫn viên
phải không ngừng nâng cao trình độ và chất lượng phục vụ khách.
+ Hiện nay đội ngũ hướng dẫn viên của công ty chưa nhiều. Vì vậy trong
tương lai công ty nên tuyển thêm hướng dẫn viên để có thể chủ động hơn trong
công tác nhất là vào mùa du lịch.
+ Công ty cần có những biện pháp khen thưởng, mức thù lao thoả đáng cho
đội ngũ hướng dẫn viên để họ ngày càng gắn bó với công việc.
+ Bộ phận hướng dẫn cần tăng cường thêm mối quan hệ với các bộ phận khác
trong công ty như bộ phận điều hành, đội xe, để cùng nhau phối hợp công tác phục vụ
khách được chu đáo, gây được thiện cảm và uy tín đối với khách.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách.
Công ty cần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng cách
xây dựng các tour du lịch độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét truyền thống văn hoá
lịch sử dân tộc và bản sắc của con người Việt Nam. Khai thác các tuyến điểm du

lịch, các loại hình du lịch mới nhằm phát huy khả năng hiện có của mình cũng như
của ngành du lịch Việt Nam.
Trong các chương trình du lịch, công ty nên cố gắng khai thác các dịch vụ bổ
sung, phát triển các dịch vụ cao cấp nhằm khai thác tối đa khả năng thanh toán của
khách, đồng thời phải khai thác triệt để mọi khía cạnh của ưu thế nền văn hoá Việt
Nam vào kinh doanh du lịch.
* Khai thác thật tốt thị trường truyền thống đồng thời mở rộng đến các thị
trường khác.
Thị trường truyền thống của công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội là thị trường
nước Pháp, thị trường này có uy tín nhiều năm nay, số lượng khách không ngừng
tăng trưởng. Vì vậy công ty nên có phương pháp phục vụ cho thật tốt để giữ vững
lòng tin của khách du lịch trong thị trường này. So sánh với các thị trường khác,
việc thanh toán nợ ở thị trường Pháp lại rất chậm trễ, gây tâm lý lo ngại khi phục
vụ. Vì đó công ty nên có giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
Công ty cần chú ý mở rộng thêm các thị trường khác cụ thể là các nước Đông
Nam á vì khu vực này có tốc độ tăng trưởng khách du lịch tương đối lớn. Ngoài ra
Việt Nam là một thành viên của ASEAN sẽ được tự do đi lại trong khu vực mà
không cần visa, hộ chiếu. Như vậy trong tương lai các nước ASEAN sẽ là nơi trực
tiếp gửi khách, vừa là chiếc cầu nối khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Do có
nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, phong tục tập quán, dựa trên điều kiện kinh
phí và trình độ kinh doanh của công ty thì việc đón tiếp và phục vụ đối tượng
khách từ các nước Đông Nam á là tương đối phù hợp.
Trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đời sống của
người dân được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch sang các nước để mở rộng tầm hiểu
biết ngày càng đông. Vì vậy công ty nên tăng cường quảng cáo, khuếch chương

×