Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.8 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

ĐỖ TIẾN THÀNH

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY
ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

ĐỖ TIẾN THÀNH

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY
ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC

Chun ngành:

Tài chính-Ngân hàng

Mã số:


60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRƢƠNG QUANG THƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
-----------------------Tôi xin cam kết luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các
nguồn tài liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và
trung thực. Đồng thời, tôi cam kết rằng kết quả nghiên cứu này chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.


MỤC LỤC
-------------Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 2
3.1. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 2
3.2. Thời gian thực hiện đề tài .................................................................................. 2
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 4
6. Cấu trúc đề tài............................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................. 6
1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM ................................................................ 6
1.1.1. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn .......................................................... 6
1.1.2. Nghiệp vụ huy động vốn qua tiền gửi của NHTM ................................................... 8

1.2. Những yếu tố có ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá
nhân của các NHTM ................................................................................................ 13


1.2.1. Những yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế-xã hội ........................................ 13
1.2.1.1. Sự ổn định chính trị ......................................................................................... 13
1.2.1.2. Chính sách điều hành của Chính Phủ và NHNN ............................................. 13
1.2.1.3. Sự tăng trưởng của nền kinh tế ........................................................................ 14
1.2.1.4. Sự cạnh tranh giữa các NHTM với nhau; với các tổ chức kinh tế khác .......... 14
1.2.1.5. Đặc điểm của địa phương và thói quen sử dụng tiền mặt ............................... 14
1.2.2. Những yếu tố khách quan từ phía khách hàng ....................................................... 15
1.2.2.1. Độ tuổi, thu nhập và giá trị tài sản của khách hàng ......................................... 15
1.2.2.2. Trình độ học vấn của khách hàng .................................................................... 15
1.2.2.3. Tình trạng hơn nhân của khách hàng ............................................................... 16
1.2.2.4. Khoảng cách từ nhà đến ngân hàng ................................................................. 16
1.2.2.5. Số người phụ thuộc .......................................................................................... 16
1.2.2.6. Có người quen làm việc trong ngân hàng ........................................................ 16
1.2.3. Yếu tố chủ quan từ phía các NHTM....................................................................... 17
1.2.3.1. Chất lượng sản phẩm huy động vốn ................................................................ 17
1.2.3.2. Cơ sở vật chất của ngân hàng .......................................................................... 18
1.2.3.3. Kỹ năng và tác phong làm việc của nhân viên ................................................ 20
1.2.3.4. Quy trình và thủ tục giao dịch ......................................................................... 20

1.2.3.5. Thương hiệu của ngân hàng ............................................................................ 21

1.3. Một số nghiên cứu trƣớc đây ........................................................................... 21
1.4. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất. ......................... 23
1.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 23
1.4.1.1. Chất lượng sản phẩm huy động vốn của ngân hàng ........................................ 23
1.4.1.2. Cơ sở vật chất của ngân hàng .......................................................................... 23


1.4.1.3. Kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng .................................. 24
1.4.1.4. Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng ..................................................... 24
1.4.1.5. Thương hiệu của ngân hàng ............................................................................ 24
1.4.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 24

1.5. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................... 25
1.5.1. Thảo luận nhóm ...................................................................................................... 25
1.5.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................................. 25
1.5.2.1. Phân tích nhân tố (EFA) .................................................................................. 26
1.5.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach alpha) ............................................ 27

Kết luận chƣơng 1........................................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC .............. 30
2.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 30
2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội ....................................................... 31
2.3. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................ 32
2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2012 ....................... 32

2.4. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng .................................................... 33
2.4.1. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn

2010-2012 ......................................................................................................................... 33
2.4.2. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước 6 tháng
đầu năm 2013 ................................................................................................................... 34

2.5. Thực trạng huy động vốn khách hàng cá nhân của các ngân hàng thƣơng
mại trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. ......................................................................... 39


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC CHI
NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC ....................................... 41
3.1. Mơ hình và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 41
3.2. Phân tích thống kê mơ tả kết quả nghiên cứu ................................................ 42
3.2.1. Tần suất theo giới tính ............................................................................................ 42
3.2.2. Tần suất theo độ tuổi .............................................................................................. 42
3.2.3. Tần suất theo nghề nghiệp ...................................................................................... 43
3.2.4. Tần suất theo trình độ học vấn ............................................................................... 44
3.2.5. Tần suất theo tình trạng hơn nhân .......................................................................... 45

3.3. Phân tích nhân tố .............................................................................................. 45
3.3.1. Đối với các biến độc lập ......................................................................................... 45
3.3.2. Đối với biến phụ thuộc ........................................................................................... 50

3.4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo .................................. 51
3.4.1. Nhân tố 1: Chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng .................................... 51
3.4.2. Nhân tố 2: Cơ sở vật chất của ngân hàng ............................................................... 52
3.4.3. Nhân tố 3: Kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng........................ 53
3.4.4. Nhân tố 4: Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng .......................................... 54
3.4.5. Nhân tố 5: Thương hiệu của ngân hàng.................................................................. 56
3.4.6. Khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng ................................. 58


3.5. Phân tích tƣơng quan và hồi quy .................................................................... 59
3.5.1. Phân tích tương quan .............................................................................................. 59
3.5.2. Phân tích hồi quy .................................................................................................... 60
3.5.2.1. Kiểm định vi phạm giả định hồi quy ............................................................... 61
3.5.2.2. Mơ hình hồi quy .............................................................................................. 63


3.5.2.3. Sự thích hợp của mơ hình hồi quy ................................................................... 64
3.5.2.4. Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy ..................................................................... 65

Kết luận chƣơng 3........................................................................................................ 67
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH PHƢỚC VÀ KẾT LUẬN................................................................................. 68
4.1. Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân đối với các
Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc ................................................. 68
4.1.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn .............................................................. 68
4.1.2. Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm thu hút khách hàng gửi tiền ........................ 69
4.1.3. Thực hiện việc chăm sóc khách và chương trình khuyến mãi................................ 70
4.1.4. Hồn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất ................................................. 70
4.1.5. Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ..................... 71
4.1.6. Thực hiện chế độ lương, thưởng và đãi ngộ hợp lý ................................................ 72
4.1.7. Cải tiến và hồn thiện mẫu biểu chứng từ, quy trình thủ tục giao dịch .................. 72
4.1.8. Duy trì và phát triển thương hiệu ........................................................................... 72

4.2. Kiến nghị với các cơ quan có liên quan .......................................................... 73
4.2.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ .................................................................................. 73
4.2.2. Kiến nghị đối với NHNN ....................................................................................... 74


KẾT LUẬN .................................................................................................................. 76
Kết luận chƣơng 4........................................................................................................ 77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
---------------------------------------------Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ATM (Automated teller machine)

Máy rút tiền tự động

EDC (Electronic Data Capture)

Thiết bị đọc thẻ điện tử

FDI (Foreign Direct Investment)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF (International Monetary Fund)

Quỹ tiền tệ quốc tế

L/C (Letter of Credit)


Thư tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTW

Ngân hàng Trung ương

POS (Point of Sale)

Máy (Điểm) chấp nhận thanh toán thẻ

TCKT

Tổ chức kinh tế


TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

UBND

Ủy ban Nhân dân

USD

Đồng Đô la Mỹ

VND

Đồng Việt Nam

WB (World Bank)

Ngân hàng thế giới

XDCB

Xây dựng cơ bản



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
-------------------------------------------------

Số

Ký hiệu

thứ

hình vẽ và

tự

bảng

1

Hình 1.1

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

25

2

Hình 1.2

Mơ hình nghiên cứu chính thức

29


3

Hình 3.1

Mơ hình nghiên cứu

41

4

Hình 3.2

Hình kiểm định phân phối chuẩn phần dư

62

5

Hình 3.3

Hình kiểm định phương sai thay đổi

63

6

Bảng 1.1

Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập


26

7

Bảng 1.2

Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc

27

8

Bảng 1.3

Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố.

28

9

Bảng 2.1

Tên hình vẽ và bảng

Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ của tỉnh Bình Phước giai đoạn
từ năm 2010 đến năm 2012

Số
trang


32

Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình hoạt động ngành ngân
10

Bảng 2.2

hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2010 đến năm

33

2012
Cơ cấu nguồn vốn huy động phân loại theo hình thức huy

11

Bảng 2.3

12

Bảng 3.1

Bảng kết quả phân tích tần suất khách hàng theo giới tính

42

13

Bảng 3.2


Bảng kết quả phân tích tần suất khách hàng theo độ tuổi

42

14

Bảng 3.3

động vốn

Bảng kết quả phân tích tần suất khách hàng theo nghề
nghiệp

39

43


Bảng kết quả phân tích tần suất khách hàng theo trình độ

15

Bảng 3.4

16

Bảng 3.5

17


Bảng 3.6

Bảng kết quả phân tích hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s

46

18

Bảng 3.7

Bảng kết quả phân tích phương sai trích biến độc lập

47

19

Bảng 3.8

Bảng kết quả phân tích xoay các nhân tố

48

20

Bảng 3.9

Bảng kết quả phân tích hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s

50


21

Bảng 3.10

Bảng kết quả phân tích phương sai trích biến phụ thuộc

50

22

Bảng 3.11

23

Bảng 3.12
Bảng 3.13

24

học vấn
Bảng kết quả phân tích tần suất khách hàng theo tình trạng
hơn nhân

Bảng kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang
đo chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng
Bảng kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang
đo cơ sở vật chất của ngân hàng
Bảng kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang
đo kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng


25

Bảng 3.14

26

Bảng 3.15

27

Bảng 3.16

Bảng kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang
đo quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng
Bảng kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang
đo thương hiệu của ngân hàng
Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố

44

45

51

52

53

54


56
57

Phân tích kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha của
28

Bảng 3.17

thang đo khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của

58

ngân hàng
29

Bảng 3.18

Bảng kết quả phân tích hệ số tương quan

59


30

Bảng 3.19

Bảng kiểm định tự tương quan

61


31

Bảng 3.20

Bảng kết quả phân tích kiểm định đa cộng tuyến.

61

32

Bảng 3.21

Bảng kết quả phân tích sự biến thiên của mơ hình hồi quy

63

33

Bảng 3.22

Bảng kết quả phân tích sự thích hợp của mơ hình hồi quy

64

34

Bảng 3.23

Bảng kết quả phân tích hệ số hồi quy


65

35

Bảng 3.24

Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết

66


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta trong những năm
qua, ngành công nghiệp ngân hàng đã phát triển bùng nổ trong khoảng hơn một thập
niên gần đây. Bên cạnh các ngân hàng quốc doanh đã có từ khá lâu, hàng loạt các
NHTM, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập khá nhiều trong thời
gian gần đây đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế nước ta. Là ngành
xương sống, cung cấp vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các ngành nghề khác
của xã hội đã cho thấy những vai trò quan trọng của ngành ngân hàng đối với sự phát
triển của nền kinh tế.
Sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian qua không chỉ thể hiện ở số
lượng các NHTM tham gia vào thị trường, quy mơ nguồn vốn tự có của các NHTM
mà cịn thể hiện ở cả sự đa dạng ở các mảng nghiệp vụ mà các NHTM cung cấp cho
khách hàng của mình. Tuy nhiên, dù các dịch vụ của các ngân hàng phát triển đến đâu
chăng nữa thì hoạt động của các NHTM vẫn xoay quanh hai mảng nghiệp vụ chủ yếu
là huy động vốn và cho vay-thu nợ. Trong đó, công tác huy động vốn được xem là cốt

yếu và là vấn đề sống còn đối với một NHTM khi mà hầu hết các NHTM không thể
đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường chỉ với nguồn vốn tự có của mình. Bên cạnh
đó, với sự phát triển nhanh và mạnh về số lượng các NHTM, thì sự cạnh tranh gay gắt
giữa các NHTM là điều không tránh khỏi. Song song với đó, việc các Quỹ đầu tư,
Cơng ty tài chính, Cơng ty bảo hiểm tham gia vào việc huy động vốn nhàn rỗi từ cư
dân bằng nhiều hình thức khác nhau cũng làm nhỏ bớt đi thị phần của các NHTM hiện
nay.
Nguồn vốn huy động của các NHTM đến từ rất nhiều nguồn, trong đó một số
lượng lớn nguồn vốn huy động đến từ các khách hàng cá nhân. Việc huy động tốt
nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng cá nhân khơng chỉ góp phần quan trọng trong việc
đảm bảo tính thanh khoản giúp các NHTM đẩy mạnh hoạt động và sự lớn mạnh của


2

mình mà cịn góp phần đưa nguồn vốn nhàn rỗi vào phục vụ sự phát triển của nền kinh
tế thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề khác.
Qua đó cho thấy, cơng tác huy động vốn của các NHTM là rất quan trọng trong
quá trình hoạt động, phát triển của mình và nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM là
rất cần thiết, qua đó kiến nghị các giải pháp nhằm giúp các NHTM thực hiện tốt công
tác huy động vốn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tập trung nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến khả
năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh
Bình Phước. Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố đó, đề tài đưa ra một số giải pháp
nhằm làm gia tăng khả năng huy động vốn nhàn rỗi của các Chi nhánh NHTM từ
khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn
khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước, do vậy
việc thực hiện đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa lý là tỉnh Bình
Phước.
3.2. Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013
đối với nghiên cứu định lượng và thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 đối với nghiên
cứu định tính.
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn
khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước, do vậy


3

đối tượng là những cư dân, khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh đã có giao dịch gửi
tiền hoặc cá nhân bất kỳ có khả năng gửi tiền vào các NHTM trong tương lai. Các đối
tượng này có tuổi đời, lĩnh vực nghề nghiệp, trình độ học vấn… khác nhau.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong nghiên
cứu định tính tác giả dùng phương pháp chuyên gia nhằm hiệu chỉnh thang đo, trong
nghiên cứu định lượng bao gồm định lượng sơ bộ sử dụng công cụ Cronbach alpha và
EFA nhằm hiệu chỉnh mơ hình và thang đo, sau đó là nghiên cứu định lượng chính
thức sử dụng các cơng cụ thống kê như: thống kê mô tả, Cronbach alpha, EFA, bình
phương bé nhất (OLS) với cơng cụ hồi quy tuyến tính bội đối với việc phân tích các số
liệu sơ cấp. Bằng phương pháp này, tác giả ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ
thuộc (khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên địa
bàn tỉnh Bình Phước) như là một hàm số đối với các biến độc lập (các nhân tố có ảnh
hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên
địa bàn tỉnh Bình Phước). Dựa trên kết quả phân tích để đưa ra một số giải pháp là gia

tăng khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.


4

Khung nghiên cứu được mô tả sơ bộ theo sơ đồ như sau:
Vấn đề nghiên cứu:
Những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng
cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Cơ sở lý thuyết về NHTM và
nghiệp vụ huy động vốn của
NHTM

Thu thập số liệu nghiên cứubao
gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ
cấp

Mơ hình và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng gồm các
công cụ thống kê như: thống kê mô tả, Cronbach alpha, EFA và bình
phương bé nhất (OLS).
Kết quả nghiên cứu
Kiến nghị và kết luận
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tiền gửi của khách hàng tạo nguồn vốn để các NHTM thực hiện các hoạt động
cho vay để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động vốn và cho
vay-thu nợ. Việc không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường từ nguồn vốn tự có
nên bắt buộc các NHTM phải tạo nguồn vốn từ việc đi vay trên thị trường liên ngân

hàng và huy động tiền gửi từ các TCKT, TCTD khác và từ cư dân. Tuy nhiên, việc tạo
nguồn vốn từ việc đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao sẽ làm giảm lợi
nhuận của các NHTM. Vì vậy, cơng tác huy động tiền gửi được xem là phương án tối
ưu để tạo nguồn vốn hoạt động cho các NHTM.
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các NHTM cả về số lượng và quy mô
vốn chủ sở hữu là sự phát triển của các tổ chức tài chính khác như các Cơng ty tài
chính, các Công ty bảo hiểm và các Quỹ đầu tư... Bên cạnh đó, khi hàng rào bảo hộ


5

cho các NHTM ngày càng được nới lỏng và dần được xóa bỏ theo cam kết hội nhập thì
sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngồi với uy tín lâu năm và nguồn vốn dồi dào sẽ
tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành ngân hàng. Các kênh huy động
vốn nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thị phần của các NHTM trong nước bị chia sẻ,
nguồn vốn huy động được ít hơn tất yếu làm lợi nhuận của các NHTM trong nước
giảm sút.
Từ thực tế đó, qua kết quả nghiên cứu, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình
Phước, tác giả mong muốn góp phần giúp cho các NHTM trên địa bàn tỉnh nhận biết
rõ hơn về khách hàng gửi tiền của mình. Qua đó xây dựng được những chính sách
trong việc huy động vốn khách hàng cá nhân nói riêng và trong cơng tác huy động vốn
nói chung phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động trong công tác huy động vốn. Góp phần ổn định hoạt động chung và định
hướng phát triển lâu dài của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
6. Cấu trúc đề tài
Nội dung của đề tài bao gồm các nội dung như sau:
Phần mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về hoạt động huy động vốn của NHTM.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn khách hàng cá nhân của các Chi nhánh

NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Chương 3: Kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động
vốn khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Chương 4: Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của
các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước và kết luận.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng
nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện
các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của NHTM, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy
động vốn được phản ánh bên phần tài sản Nợ. Do vậy, huy động vốn còn được gọi là
nghiệp vụ tài sản Nợ.
Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật Các TCTD, NHTM được
huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới các hình thức
tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửỉ có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp
thuận,....
- Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và của các TCTD nước
ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của Luật NHNN Việt Nam.
1.1.1. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho NHTM
nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn xem như
khơng có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn
điều lệ theo quy định. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ
sở, văn phịng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân


7

hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân
hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ
khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân
hàng cũng như đối với khách hàng và nền kinh tế.
Đối với NHTM: Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn
cho ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản và thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh khác. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ
cho hoạt động của mình. Mặt khác, thơng qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể
đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó,
NHTM có các biện pháp khơng ngừng hồn thiện hoạt động huy động vốn để giữ
vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp
phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn khơng chỉ có ý nghĩa quan
trọng đối với ngân hàng mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Nghiệp vụ
huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho
tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt
khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an tồn để cất trữ
và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách
hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh
tốn qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh
doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.

Ngày nay, giữa các NHTM và khách hàng doanh nghiệp cũng như các tổ chức
khác có mối quan hệ gắn bó, theo đó ngân hàng vừa cung cấp dịch vụ ngân hàng vừa
thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Cụ thể NHTM nhận chi trả tiền lương trực tiếp cho
nhân viên làm việc ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác thông qua dịch vụ ghi Có
trực tiếp (direct credit). Bằng việc ghi có trực tiếp tiền lương vào tài khoản của khách
hàng mở ở NHTM đồng thời thực hiện luôn nghiệp vụ huy động vốn.


8

Đối với nền kinh tế: Điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế,
giúp ổn định thị trường tiền tệ, là cơng cụ góp phần kiểm sốt lạm phát. Tập trung các
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, từ đó tạo nguồn để phát triển nền kinh tế thơng
qua hoạt động cấp tín dụng cung cấp vốn cho các ngành nghề khác trong xã hội.
1.1.2. Nghiệp vụ huy động vốn qua tiền gửi của NHTM
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động cổ điển và mang
tính đặc thù riêng của NHTM. Do vậy,đây cũng là điểm khác biệt giữa NHTM và các
tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Chính vì đặc thù này, NHTM thường được gọi là tổ
chức nhận tiền gửi (depository institutions) trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân
hàng được gọi là tổ chức không nhận tiền gửi (non-depository institutions). Do nhu
cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được
nhiều khách hàng gửi tiền, NHTM phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản
phẩm tiền gửi khác nhau.
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh tốn:
- Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng: Tiền gửi thanh tốn là hình thức
huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền
gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ
chức, có nhu cầu thực hiện thanh tốn qua ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là một loại dịch vụ thanh tốn, theo đó ngân hàng
thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi nợ vào

tài khoản, sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng, bằng cách ghi có vào tài khoản.
Để thực hiện được nghiệp vụ thanh tốn này, địi hỏi khách hàng phải mở tài
khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng. Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh tốn của
khách hàng có thể hình thành từ hai nguồn: do khách hàng nộp tiền mặt vào hoặc do
khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khả
năng thanh tốn và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào.


9

Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư tài khoản tiền
gửi thanh toán của họ. Do vậy, đôi khi số dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi được
huy động vào thanh toán. Những lúc tạm thời nhàn rỗi số dư này trở thành nguồn vốn
của ngân hàng, do đó ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên,
do tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ
lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa
việc sử dụng loại tiền gửi này. Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường ngân
hàng trả lãi suất thấp, hoặc thậm chí khơng trả lãi cho khách hàng. Do không được
hưởng lãi cao hàng nên khách hàng thường duy trì số dư tài khoản tiền gửi thanh tốn
khơng nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của họ. Mặc dù số dư tài
khoản tiền gửi thanh toán của từng khách hàng thường không lớn, nhưng do là trung
tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên NHTM có số lượng khách
hàng rất đơng khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả khách
hàng trở nên lớn đáng kể.
- Thủ tục mở tài khoản: Hiện nay, hầu hết các NHTM đều khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng, kể cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức,
được mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Để mở tài khoản tiền gửi thanh
toán tại NHTM, khách hàng cần làm các thủ tục sau đây:
Đối với khách hàng cá nhân, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản
tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhân

dân.
Đối với khách hàng tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản
tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và mẫu con dấu của người đại diện, xuất trình
và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức và các giấy tờ
chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.
Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tài
khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại


10

diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử
dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản.
- Tính lãi tiền gửi thanh tốn: Theo thơng lệ ở các nước phát triển, ngân hàng
không trả lãi cho khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh tốn vì mục đích của khách
hàng khi sử dụng tài khoản này là để thực hiện thanh tốn qua ngân hàng chứ khơng
phải để hưởng lãi. Hơn nữa, ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư
tối thiểu để được hưởng các dịch vụ ngân hàng, nếu khơng có đủ số dư này thì khách
hàng phải trả phí cho ngân hàng.
Ở Việt Nam do dân chúng chưa có thói quen sử dụng tài khoản và gửi tiền vào
ngân hàng nên để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi đối với tài khoản tiền gửi
thanh toán. Tuy nhiên, mức lãi suất áp dụng thường rất thấp, khoảng 0,2 0,25%/tháng, so với lãi suất của những loại tiền gửi tiết kiệm khác. Lãi tiền gửi thanh
tốn có thể tính theo định kỳ hàng tháng hoặc quý theo phương pháp tích số và lãi
được nhập vào số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng.
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân: Tài khoản tiền gửi cá nhân
như tên gọi của nó, được mở cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng. Loại tài
khoản này thích hợp cho cá nhân có nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài khoản, khách
hàng được ghi “Có” vào tài khoản, ngược lại khi rút tiền tài khoản được ghi “Nợ”. Số
dư trên tài khoản này là “số dư có” phản ánh số tiền khách hàng cịn gửi ở ngân hàng.
Đây chính là nguồn vốn ngân hàng có thể huy động qua tài khoản này.

Thông thường số dư tài khoản này tăng lên khi khách hàng nhận tiền lương vào
thời điểm trả lương và giảm dần khi khách hàng rút tiền về chi tiêu. Mặc dù số dư trên
tài khoản tiền gửi cá nhân thường không lớn, nhưng với số lượng tài khoản rất lớn, kết
quả là ngân hàng thể huy động được khối lượng vốn đáng kể.
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm
- Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết
kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi


11

muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an tồn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế
hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền
gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với
ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên
ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp
tín dụng. Do vậy, ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng
0,25%/tháng).
Thủ tục mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản. Chỉ cần khách hàng
đến bất cứ chi nhánh nào của ngân hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm
khơng kỳ hạn có kèm theo giấy chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu. Nhân viên sẽ
hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng.
Với sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền
bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức tài khoản tiền gửi cá
nhân mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện
được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được
các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán.
Mặc dù, số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng
thường không lớn (do chỉ được hưởng lãi suất ở mức thấp) nhưng nếu ngân hàng thu
hút được số lượng khách hàng khá lớn thì tổng khối lượng vốn huy động qua hình thức

tiền gửi này có thể trở nên lớn đáng kể.
- Tiết kiệm định kỳ: Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi
tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương
lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu
nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng q.
Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là cơng nhân, viên chức hưu
trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi tức có được
theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trị quan trọng để thu hút được đối tượng khách


12

hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả
cho loại tiền gửi khơng kỳ hạn. Ngồi ra, mức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ
hạn gửi: tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng) và tùy theo
uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.
Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương tự như
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo
đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để khuyến
khích và thu hút khách hàng gửi tiền đôi khi ngân hàng cho phép khách hàng được rút
tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó khách hàng bị mất tiền lãi hoặc chỉ
được trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời
hạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,1 9, 10, 11, 12, và 13 tháng
hoặc lâu hơn đến 36 tháng. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành:
Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ.
Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ.
Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý).
Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm

tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi
tiền đa dạng của khách hàng.
- Các loại tiết kiệm khác: Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết khơng
kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết
kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc
trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách
hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.


13

1.2. Những yếu tố có ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá
nhân của các NHTM
1.2.1. Những yếu tố khách quan từ môi trƣờng kinh tế-xã hội
1.2.1.1. Sự ổn định chính trị
Khi một quốc gia có sự bất ổn về chính trị, thì niềm tin của người dân của quốc
gia đó sẽ bị ảnh hưởng khơng chỉ với nền chính trị, mà đối với hầu hết tất cả những
lĩnh vực khác trong cuộc sống. Ngân hàng cũng khơng phải là ngoại lệ. Khi sự bất ổn
về chính trị tăng cao, người dân thường có tâm lý tự giữ cho mình những loại tài sản
gọn, nhẹ và có giá trị cao, ít bị tác động bởi sự bất ổn về chính trị, đặc biệt là vàng và
các loại kim khí q khác. Do đó, các NHTM sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong q
trình hoạt động của mình tại quốc gia có sự bất ổn về chính trị. Ngược lại, một quốc
gia mà có nền chính trị ổn định thì người dân sẽ tin tưởng vào sự tồn tại bền vững đất
nước, tin vào hệ thống ngân hàng quốc gia đó và kết quả là họ sẽ tìm đến ngân hàng
như là một nơi an toàn để gửi nguồn vốn nhàn rỗi của họ và tìm kiếm lợi nhận thông
qua việc chi trả lãi suất của các NHTM. Như vậy, sự ổn định về chính trị có tác động
rất lớn vào tâm lý và niềm tin của người gửi tiền tại mỗi quốc gia.
1.2.1.2. Chính sách điều hành của Chính Phủ và NHNN
Sự thay đổi trong chính sách tài khóa của Chính Phủ, chính sách tiền tệ của
NHNN và các quy định khác để điều hành kinh tế vĩ mô cũng gây ảnh hưởng rất nhiều

tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của các NHTM. Như khi nền kinh
tế lạm phát, Chính Phủ và NHNN thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt
nhằm kiềm chế lạm phát sẽ làm cho lãi suất tăng cao, việc huy động vốn sẽ dễ dàng
hơn. Ngược lại khi nền kinh tế bị suy thối Chính Phủ và NHNN thực hiện chính sách
tài khóa và tiền tệ mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lượng tiền lưu thông nhiều
làm cho lãi suất giảm, khi đó gửi tiền ở NHTM khơng phải là kênh đầu tư hấp dẫn
người gửi tiền nữa. Bên cạnh đó các quy định về trần lãi suất huy động, trần lãi suất


×