Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển tổng công ty lắp máy việt nam đến năm2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 252 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HIỀN

PHÁT TRIỂN TỔNG CƠNG TY LẮP MÁY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HIỀN

PHÁT TRIỂN TỔNG CƠNG TY LẮP MÁY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. HỒ TIẾN DŨNG – ĐHKT TP. HCM
2. TS. NGUYỄN THANH HỘI – ĐHKT TP. HCM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án “Phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đến
năm 2020” đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu được sử dụng
trung thực và kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2009
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ VĂN HIỀN


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................
MỤC LỤC ..............................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................
MỞ ĐẦU................................................................................................................. ...1
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠNG NGHIỆP
LẮP MÁY
1.1

Tổng quan về ngành cơng nghiệp lắp máy................................................... 8

1.1.1 Sự hình thành của ngành cơng nghiệp lắp máy.............................................. 8
1.1.2


Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp lắp máy trên thế giới .............. 11

1.2

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành cơng nghiệp lắp máy .................... 16

1.2.1 Quy trình sản xuất của ngành công nghiệp lắp máy .................................... 16
1.2.2 Nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp lắp máy .............................. 17
1.2.3 Máy móc và thiết bị thi cơng trong ngành công nghiệp lắp máy .................. 18
1.2.4 Lao động........................................................................................................ 19
1.2.5 Vốn ................................................................................................................ 22
1.2.6 Mơ hình tổ chức sản xuất và quản lý............................................................. 23
1.2.7 Thị trường...................................................................................................... 23
1.3 Vai trò của ngành công nghiệp lắp máy trong phát triển kinh tế xã hội .. 23
1.3.1 Tạo ra giá trị sản lượng.................................................................................. 23
1.3.2 Góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước...................................... 25


1.3.3 Góp phần vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành......................................... 28
1.3.4 Góp phần vào việc phát triển ngành cơ khí chế tạo ...................................... 29
1.3.5 Góp phần vào việc đào tạo và thu hút lao động kỹ thuật bậc cao ................. 31
1.4 Những yếu tố tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp lắp máy ....... 32
1.4.1 Những yếu tố bên trong................................................................................. 32
1.4.2 Những yếu tố môi trường bên ngoài ............................................................ 34
1.5 Kinh nghiệm phát triển của một số tổng công ty trong lĩnh vực công
nghiệp lắp máy trên thế giới ........................................................................... 38
1.5.1 Một số mơ hình tổng công ty trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp lắp máy...................................................................................... 38
1.5.2 Đánh giá tổng quát về kinh nghiệm phát triển một số tổng công ty hoạt

động trong lĩnh vực công nghiệp lắp máy trên thế giới ................................ 43
Tóm tắt chương 1.................................................................................................... 45
CHƯƠNG 2:

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY
LẮP MÁY VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam.......................................... 47
2.1.1 Lịch sử hình thành Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.................................... 47
2.1.2 Về cơ cấu sản phẩm hiện trạng của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.......... 49
2.1.3 Quy mơ và mơ hình tổ chức hiện trạng của Tổng Công ty Lắp máy
Việt Nam.......................................................................................................... 54
2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.......... 58
2.2.1 Giá trị sản xuất kinh doanh.............................................................................. 58
2.2.2 Lợi nhuận......................................................................................................... 59
2.2.3 Khả năng tài chính và tích lũy vốn.................................................................. 60
2.2.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu .............................................................................. 61
2.3 Đánh giá sự tác động các yếu tố bên trong đối với hoạt động của
Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam .................................................................. 62


2.3.1 Sản xuất kinh doanh ........................................................................................ 62
2.3.2 Sản phẩm chủ lực và thị trường....................................................................... 66
2.3.3 Trang thiết bị và công nghệ ............................................................................. 68
2.3.4 Nguyên liệu...................................................................................................... 72
2.3.5 Lao động .......................................................................................................... 74
2.3.6 Về đầu tư ......................................................................................................... 82
2.3.7 Mơ hình tổ chức sản xuất và quản lý............................................................... 85
2.3.8 Về năng lực cạnh tranh.................................................................................... 90
2.3.9 Ma trận các yếu tố bê trong – IFE ................................................................... 91
2.3.10 Tóm lược các điểm mạnh, điểm yếu của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam ….92


2.4 Đánh giá sự Tác động của yếu tố bên ngoài đối với hoạt động của Tổng
Công ty Lắp máy Việt Nam ............................................................................. 94
2.4.1 Môi trường vĩ mô............................................................................................. 94
2.4.2 Môi trường vi mô............................................................................................. 98
2.4.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài – EFE..............................................................100
2.4.4 Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính (CPM) .................................102
2.4.5 Tóm lược các cơ hội và nguy cơ của Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam......103
Tóm tắt chương 2..................................................................................................106
CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam
đến năm 2020 ...............................................................................................110
3.1.1 Quan điểm phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 ....110
3.1.2 Mục tiêu ......................................................................................................113
3.2

Các giải pháp phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đến
năm 2020.....................................................................................................116

3.2.1 Cơ sở hình thành và lựa chọn các giải pháp phát triển Tổng Công ty


Lắp máy Việt Nam ......................................................................................116
3.2.2 Hệ thống các nhóm giải pháp để phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đến
năm 2020……………………………………………………………...134
3.3


Một số kiến nghị ........................................................................................150

3.3.1 Với Chính phủ .............................................................................................150
3.3.2 Với Bộ Xây dựng ........................................................................................151
3.3.3 Với các Bộ khác ..........................................................................................151
Tóm tắt chương 3..................................................................................................152
KẾT LUẬN ...........................................................................................................156
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ..................................................................163
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................165
PHỤ LỤC ..............................................................................................................171


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
– 3D: 3 Direction – Ba chiều
– ACAD: Auto Computer Added Design – Phần mềm thiết kế với sự hỗ trợ
tự động của máy tính
– AEDA: Advanced Electrical Design Analysis – Phần mềm phân tích thiết
kế điện nâng cao
– ASME: American Society of Mechanical Engineers – Hiệp hội các Kỹ sư
Cơ khí Hoa kỳ
– AS: Attractiveness Score – Điểm thu hút
– BOQ: Bill Of Quantity – Bảng tổng hợp khối lượng
– BOT: Built– Operation Transfer – Xây dựng vận hành và chuyển giao
– CNC: Computer Numeric Control – Điều khiển bởi máy tính
– CNKT : Công nhân kỹ thuật
– CNXH: Chủ nghĩa Xã hội
– CNH–HĐH : Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
– CEO: Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành
– CFO: Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính
– CIO: Chief Information Officer – Giám đốc công nghệ thông tin

– CPM : Competitive Profile Matrix – Ma trận đối thủ cạnh tranh chính
– CTCI: Tổng Cơng ty lắp máy hàng đầu Đài loan
– DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
– ĐVT: Đơn vị tính
– DWT: Dead Weight Tonnage – Tải trọng hàng hóa của tàu


– EDF: Tổng Công ty điện lực hàng đầu của Pháp
– EFE Matrix : External Factor Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài
– EPC : Engineering Procurement Construction – Thiết kế, cung cấp thiết bị,
xây lắp và chạy thử
– ETAP : Electrical Transient Analysis Program – Phần mềm Phân tích
nhanh hệ thống điện
– EU: European Union – Liên hiệp Châu Âu
– E&C: Electrical & Control – Điện và điều khiển
– FCAW: Flux – Cored Arc Welding – Hàn bán tự động với dây hàn có lõi
thuốc
– FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
– GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
– G7 : Group Seven Countries – Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế
giới
– GE: General Electric – Tập đồn Cơng nghiệp điện hàng đầu Hoa Kỳ
– GTVT: Giao thông vận tải
– HHI : Hyundai Heavy Industries – Tổng Công ty Công nghiệp nặng hàng
đầu Hàn Quốc
– HTRI : Heat Transfer Research Inc – Nghiên cứu về trao đổi nhiệt
– IFE Matrix : Internal Factor Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các
yếu tố bên trong
– JIS : Japan Industry Standards – Các Tiêu chuẩn Công nghiệp của Nhật

Bản
– LHI : LILAMA Heavy Industries – Tổng Công ty Công nghiệp nặng
LILAMA
– LILAMA : Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam


– MAG: Metal Active Gas Welding – Hàn bán tự động với khí hoạt tính bảo
vệ
– MHI : Mitsubishi Heavy Industries – Tổng Công ty Công nghiệp nặng
hàng đầu Nhật Bản
– MIG : Metal Inert Gas Welding – Hàn bán tự động với khí trơ bảo vệ
– MTO : Material Take Off – Bảng tổng hợp vật liệu
– NC : Numeric Control – Điều khiển bằng kỹ thuật số
– NDT: Non Destructive Testing – Phương pháp kiểm tra không phá hủy
– NSLĐ : Năng suất lao động
– P&I D: Piping & Instrument Diagram – Sơ đồ ống công nghệ và thiết bị
điều khiển.
– PFD: Process Flow Diagram – Sơ đồ công nghệ
– PDS : Plant Design System – Phần mềm thiết kế hệ thống nhà máy
– PDMS : Plant Design Management System – Phần mềm quản lý thiết kế
hệ thống nhà máy
– PV– Elite : Pressure Vessel – Elite – Phần mềm phân tích các thiết bị áp
lực
– QC: Quality Control – Kiểm tra chất lượng
– QSPM : Quantitive Stratergic Planning Matrix – Ma trận hoạch định chiến
lược có thể định lượng
– R&D: Research & Development – Nghiên cứu và phát triển
– SAW: Submerged Arc Weld – Hàn tự động hồ quang chìm
– Siemens: Tổng Cơng ty cơng nghiệp nặng hàng đầu của Đức
– SWOT: Strengths, Weaknesses, Opportunities Threats – Phương pháp

phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
– SXKD : Sản xuất kinh doanh
– TAS : Total Attractiveness Score – Tổng số điểm thu hút


– TCT: Tổng công ty
– TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– TPC: Tổng Công ty điện lực hàng đầu Đài Loan
– TW: Trung Ương
– WTO : World Trade Origanization – Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ

A. DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Doanh thu của một số tổng công ty trong ngành công nghiệp

Trang
24

lắp máy năm 2007
Bảng 1.2

Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam

25

giai đoạn 2005 - 2008

Bảng 1.3

Danh mục các cơng trình trọng điểm quốc gia LILAMA đã

28

thực hiện hoàn thành giai đoạn 2001 - 2008
Bảng 1.4

Báo cáo chế tạo thiết bị do LILAMA thực hiện giai đoạn

30

2001- 2008
Bảng 2.1

Giá trị sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Lắp máy

58

Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008
Bảng 2.2

Lợi nhuận của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam giai đoạn

60

2001-2008
Bảng 2.3


Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Lắp máy Việt

61

Nam giai đoạn 2001-2008
Bảng 2.4

Hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam

63

giai đoạn 2001 - 2008
Bảng 2.5

Hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam

64

giai đoạn 2004 - 2008
Bảng 2.6

Giá trị sản lượng phân theo lĩnh vực hoạt động của Tổng

66

Công ty Lắp máy Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008
Bảng 2.7

Danh mục các phần mềm thiết kế của Tổng Công ty Lắp máy


69

Việt Nam tại thời điểm 2008
Bảng 2.8

Lao động chia theo trình độ của Tổng Công ty Lắp máy Việt

75


Nam giai đoạn 2001 - 2008
Bảng 2.9

Lao động chia theo lĩnh vực chuyên môn của Tổng Công ty

75

Lắp máy Việt Nam 2001 - 2008
Bảng 2.10

Cơ cấu lao động của HHI tại thời điểm 2007

78

Bảng 2.11

Cơ cấu lao động của LILAMA tại thời điểm 2008

78


Bảng 2.12

Năng suất lao động của LILAMA Giai đoạn 2001 - 2008

79

Bảng 2.13

Năng suất lao động của một số tổng công ty trong ngành

81

công nghiệp lắp máy thời điểm 2007
Bảng 2.14

Danh mục vốn đầu tư thực hiện phân theo nhóm của

84

LILAMA thời điểm 2008
Bảng 2.15

Ma trận các yếu tố bên trong - IFE

92

Bảng 2.16

Ma trận các yếu tố bên ngồi - EFE


101

Bảng 2.17

Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính (CPM)

102

Bảng 3.1

Ma trận SWOT

116

Bảng 3.2

Ma trận QSPM về phương án cơ cấu sản phẩm chủ lực

120

Bảng 3.3

Ma trận QSPM về phương án công nghệ

122

Bảng 3.4

Ma trận QSPM về phương án nguồn nguyên liệu chính


124

Bảng 3.5

Ma trận QSPM về phương án nguồn nhân lực

126

Bảng 3.6

Ma trận QSPM về phương án vốn đầu tư

128

Bảng 3.7

Ma trận QSPM về phương án mơ hình tổ chức Tổng Cơng ty

130

Bảng 3.8

Ma trận QSPM về phương án cơ chế chính sách của Đảng và

132

Nhà nước
B.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1

Sơ đồ quy trình sản xuất trong ngành cơng nghiệp lắp máy

16

Biểu đồ 1.2

Mơ hình M.Porter về 5 lực lượng cạnh tranh

37

Biểu đồ 1.3

Cơ cấu nguồn nhân lực của HHI thời điểm 2007

42

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu giá trị sản lượng của LILAMA tại thời điểm 2008

49

Biểu đồ 2.2

Mơ hình tổ chức của LILAMA thời điểm 2008

55



Biểu đồ 2.3

Giá trị sản lượng của LILAMA giai đoạn 2001 - 2008

58

Biểu đồ 2.4

Doanh thu của LILAMA giai đoạn 2001 - 2008

59

Biểu đồ 2.5

Vốn chủ sở hữu của LILAMA giai đoạn 2001 - 2008

60

Biểu đồ 2.6

Tổng số lao động của LILAMA giai đoạn 2001 - 2008

74

Biểu đồ 2.7

Cơ cấu lao động chia theo trình độ của LILAMA tại thời


76

điểm 2008
Biểu đồ 2.8

Cơ cấu lao động chia theo lĩnh vực hoạt động của LILAMA

76

tại thời điểm 2008
Biểu đồ 2.9

Năng suất lao động thời điểm 2007 của các Tổng Công ty

80

SIEMENS, MHI, HHI, LILAMA
Biểu đồ 2.10

Vốn đầu tư xây dựng của LILAMA thời kỳ 2001 - 2008

82

Biểu đồ 2.11

Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo nhóm của LILAMA thời

83

điểm 2008

Biểu đồ 2.12

Sơ đồ tổ chức thực hiện các dự án của LILAMA

88

Biểu đồ 3.1

Quan điểm phát triển Tổng Công ty Công nghiệp nặng

112

LILAMA (LHI)
Biểu đồ 3.2

Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Công nghiệp nặng LILAMA

114

(LHI)
Biểu đồ 3.3

Cơ cấu nguồn nhân lực của LILAMA

142

Biểu đồ 3.4

Mơ hình tổ chức và lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty


146

Công nghiệp nặng LILAMA đến năm 2020


1

MỞ ĐẦU

I.

LÝ DO NGHIÊN CỨU
Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp nhà nước trong phát triển thị trường, tiếp cận công
nghệ mới, tổ chức lại SXKD... Bên cạnh những cơ hội nêu trên, các doanh
nghiệp đã và đang gặp phải thách thức lớn nhất là môi trường cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt hơn và mang tính tồn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam
phải đối mặt với nhiều tập đoàn đa quốc gia, các tổng cơng ty lớn của thế giới
và khu vực, có trình độ cơng nghệ hiện đại, năng lực tài chính cao, kinh
nghiệm kinh doanh và mơ hình tổ chức quản lý tiên tiến với mạng lưới kinh
doanh tồn cầu.
Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam với gần 50 năm trưởng thành và phát
triển, đã từng tham gia lắp đặt chế tạo thiết bị cho hầu hết các cơng trình trọng
điểm quốc gia. Trong những năm vừa qua đã thực hiện mô hình tổng thầu
trọn gói EPC quốc tế cho các dự án điện lớn quốc gia như: nhiệt điện Cà Mau,
nhiệt điện Nhơn Trạch và nhiều dự án khác, đã đóng góp một phần quan trọng
trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Tổng Cơng ty Lắp
máy Việt Nam đã từng tham gia đấu thầu cạnh tranh ở các dự án lớn tại Việt

Nam mà trước đây trong lĩnh vực này chỉ có các tập đồn, tổng công ty hàng
đầu của quốc tế tham gia. Việc tham gia đấu thầu cạnh tranh ở các dự án lớn
đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của các dự án trên.
Tuy vậy, nếu so sánh với yêu cầu của q trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế như: trình độ cơng nghệ


2

trong sản xuất còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, cơ cấu sản
phẩm chủ lực chưa chun mơn hóa cao, năng lực cạnh tranh quốc tế cịn
thấp, chưa chủ động về nguồn ngun liệu chính, cấu trúc bộ máy, tổ chức
quản lý sản xuất chưa tối ưu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Vì vậy,
trong q trình phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam cần đánh giá đầy
đủ năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, mơ hình tổ chức bộ máy đã đảm
bảo cho công ty phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế hay
khơng? Cần làm gì và làm như thế nào đảm bảo cho Tổng Công ty Lắp máy
Việt Nam phát triển bền vững? Đây là địi hỏi khách quan trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Là người đã có nhiều năm làm việc trong Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam, nên đã hiểu khá rõ các bước thăng trầm của Tổng Cơng
ty, vì vậy đã quyết định chọn đề tài “Phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt
Nam đến năm 2020” để làm luận án tiến sĩ với mục đích góp phần nhỏ về các
khuyến nghị của mình cho sự phát triển của Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam
đến năm 2020.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Ngồi nước
Việc nghiên cứu quá trình phát triển nhằm để tái cấu trúc các công ty
đang được đề cập nhiều trong mười năm trở lại đây, đã có nhiều quốc gia
nghiên cứu, triển khai và thực hiện nhằm làm cho các công ty phát triển thành

cơng trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế như: Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapore, Malaysia... Các nước trên đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, đã
được khái quát thành lý luận, có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho tiến trình
phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam, sau khi Việt Nam đã trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tiêu biểu có các tác
phẩm sau:


3

- Tái cấu trúc Tổng Công ty (Corporate Restructuring: Managing The
Change Process From Within). Tác giả Gordon Donaldson xuất bản
năm 1994 [II.10].
- Tái lập Công ty của Michael Hammer và James Champy do Vũ
Tiến Phúc dịch, Nhà xuất bản TP.HCM xuất bản năm 2002 [I.22].
- Nghiên cứu về tổ chức lại các Tổng Công ty của Hàn Quốc sau khủng
hoảng tài chính (Restructuring Korea 'Inc': Financial Crisis, Corporate
Reform, Institution Transition). Tác giả: Jang- Sup Shin, xuất bản
năm 2005 [II.14].
- Tái lập lại các tổ chức (Reframing Organizations). Tác giả Lee G.
Bolman và Tarrence. E. Deal xuất bản năm 2003 [II.17].
Trong các quyển sách này các ông Gordon Donaldson, Michael
Hammer, James Champy, Lee G. Bolman, Ha Joon Chang và Tarrence.
E. Deal đã phân tích về sự cần thiết phải tổ chức lại tổng công ty cho phù
hợp thay đổi công nghệ, mơi trường cạnh tranh quốc tế. Từ đó, đã đưa ra các
nội dung về tổ chức lại tổng công ty trên các lĩnh vực; hoạch định chiến lược
sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại bộ máy, tổ chức lại chiến lược marketing
trong đó khách hàng là người quyết định mọi thay đổi của công ty. Nội dung
tái cấu trúc tổng công ty của các tác giả trên cũng chỉ là tài liệu tham khảo,
vì nó khơng hồn tồn phù hợp với mơ hình các tổng cơng ty nhà nước ở

Việt Nam. Tuy nhiên, các giải pháp mà các tác giả đưa ra có ý nghĩa về
phương pháp luận cho việc xây dựng phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt
Nam, cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Bên cạnh các tài liệu nghiên cứu về lý luận ở trên cũng có nhiều tài
liệu đúc kết về kinh nghiệm thực tiễn như; Bí quyết và nghệ thuật lãnh đạo
Tổng Công ty General Electric (GE) của Jack Welch. Tác giả: Robert


4

Slater, do Trần Kim biên dịch, Nhà xuất bản GTVT năm 2005 [I.32];
Không bao giờ thất bại! Tất cả là thử thách. Tự truyện của Chung Ju Yung
người sáng lập ra Tổng Công ty Hyundai, Nhà xuất bản Trẻ năm 2005 [I.8];
Chế tạo tại Nhật Bản ( MADE IN JAPAN): Akio Morita và Tổng Công ty
SONY [I.1]…
Các nghiên cứu từ kinh nghiệm của các tác giả trên cho rằng, việc phát
triển và tái cấu trúc tổng công ty là tất yếu, do có sự tác động của các yếu tố
khách quan và chủ quan. Vì thế, các ơng cho rằng bí quyết lãnh đạo tổng cơng
ty trước hết phải xây dựng cho được các chiến lược phát triển, thứ hai là bộ
phận nghiên cứu phát triển công nghệ, thứ ba là phát triển ngành dịch vụ phục
vụ cho ngành sản xuất chính…
Tuy nhiên, do mơi trường tác động đến phát triển tổng công ty là khác
nhau, thời gian khác nhau, điểm mạnh, điểm yếu khác nhau và mơ hình khác
nhau. Cho nên, khơng thể vận dụng máy móc lý luận và kinh nghiệm các tổng
cơng ty nước ngồi, mà phải nghiên cứu vận dụng sáng tạo và tìm ra những
yếu tố đặc thù phù hợp với môi trường đang tác động và mơ hình hoạt động
SXKD trong lĩnh vực cơng nghiệp lắp máy ở Việt Nam.
2. Trong nước
Xây dựng và phát triển các tổng công ty nhà nước đã được Đảng và

Nhà nước quan tâm. Điều này được thể hiện ở Quyết định 90/TTg [I.33] và
Quyết định 91/TTg [I.34] của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tổ chức lại hệ
thống các tổng cơng ty, các liên hiệp xí nghiệp thành các tổng cơng ty hoạt
động theo mơ hình mới và thí điểm thành lập một số tổng cơng ty theo mơ
hình tập đoàn kinh tế, với mục tiêu là thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao
khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương xóa bỏ dần chế độ Bộ
chủ quản, cấp hành chính chủ quản. Theo đó, đối với tổng công ty được thành
lập theo Quyết định 90/TTg (cịn gọi là Tổng Cơng ty 90) thì phải có tối thiểu


5

5 đơn vị thành viên với tổng vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, trong trường
hợp đặc thù thì cũng khơng ít hơn 100 tỷ đồng. Đối với tổng cơng ty được
thành lập theo Quyết định 91/TTg (còn gọi là Tổng Cơng ty 91) thì phải có ít
nhất 7 thành viên với tổng vốn pháp định trên 1000 tỷ đồng.
Trong các bài viết đề cấp đến mơ hình hoạt động của các Tổng Công
ty 90 và 91 của các tác giả; Hồ Xuân Hùng, Phó ban đổi mới DNNN trực
thuộc Thủ tướng Chính phủ [I.17], PGS.TS. Trần Ngọc Thơ [I.48], Ông
Trần Đức Lai Thứ trưởng Bộ Truyền thông- Thông tin [I.47] và của TS.
Nguyễn Trọng Hồi [I.27], đều có chung nhận định là các Tổng Cơng ty nhà
nước, đã có vai trò nhất định trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và hội nhập với nền kinh tế
thế giới, vẫn còn nhiều bất cập cần phải đánh giá tồn diện, để tiếp tục đổi
mới mơ hình hoạt động, nhằm phát huy vai trò chủ đạo của các Tổng Cơng ty
nhà nước, trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và để phù
hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam đã trở thành
thành viên của WTO.
Từ những phân tích của các tác giả trong nước như đã nêu ở trên, cho
thấy hiện nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về cả

lý luận lẫn thực tiễn liên quan đến mơ hình hoạt động của Tổng Cơng ty Lắp
máy Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu định hướng phát triển Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 là cần thiết, để góp phần làm tăng sức cạnh
tranh của ngành công nghiệp lắp máy Việt Nam trên thị trường trong nước và
quốc tế.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quá trình phát triển của ngành công
nghiệp lắp máy Việt Nam.


6

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu của luận án nhằm:
- Xây dựng cơ sở lý luận về vai trị của ngành cơng nghiệp lắp máy đối
với phát triển kinh tế xã hội.
- Phân tích quá trình phát triển và hiện trạng hoạt động của Tổng Cơng ty
Lắp máy Việt Nam. Từ đó, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
nguy cơ của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
- Đề xuất mục tiêu và các giải pháp phát triển Tổng Công ty Lắp máy
Việt Nam đến năm 2020.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án, tác giả sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp thơng kê - mơ tả,
phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia và phương pháp dự báo.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau.
1. Về mặt lý luận
- Trình bày cơ sở khoa học về vai trị của ngành cơng nghiệp lắp máy

trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và q trình phát triển nền kinh tế
Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống các phương pháp đánh giá thực trạng, nhằm tìm ra
các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và quy trình xây dựng các
chiến lược phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam.
- Khái quát bài học kinh nghiệm về phát triển của một số tổng công ty
Công nghiệp nặng trên thế giới họat động trong ngành công nghiệp lắp


7

máy, làm cơ sở tham khảo vào việc định hướng phát triển ngành cơng
nghiệp lắp máy nói chung và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
2. Về thực tiễn
- Vận dụng hệ thống các phương pháp để đánh giá thực trạng hoạt động
của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhằm
tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ và cụ thể để phát triển Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam đến năm 2020, thành Tổng Công ty Công nghiệp
nặng LILAMA.
- Giúp các Bộ ngành tham khảo bổ ích để xây dựng chiến lược, quy
hoạch và chính sách phát triển ngành cơng nghiệp lắp máy Việt Nam.
- Ngồi ra, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham khảo về phát triển
các tổng công ty nhà nước ở các ngành khác.


8

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC
VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP LẮP MÁY
Với phương pháp nghiên cứu nêu ở phần mở đầu, chương 1 sẽ trình
bày sự ra đời của ngành công nghiệp lắp máy, đặc điểm kinh tế kỹ thuật,
những đóng góp về mặt kinh tế, xã hội của ngành, các yếu tố môi trường tác
động đến sự phát triển của ngành. Mặt khác, sẽ nghiên cứu về mơ hình phát
triển của một số tổng công ty lớn trên thế giới hoạt động trong ngành công
nghiệp lắp máy, nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm từ các mơ hình đó, để
làm cơ sở cho việc đánh giá xây dựng định hướng phát triển Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam (LILAMA).
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP LẮP MÁY
1.1.1. Sự hình thành của ngành cơng nghiệp lắp máy
Các nước cơng nghiệp phát triển trên thế giới trong q trình cơng
nghiệp hóa, đã xuất hiện nhiều cơng ty chế tạo thiết bị, nhằm để sản xuất và
cung cấp thiết bị góp phần xây dựng nền công nghiệp nước nhà. Ban đầu các
công ty này vừa chế tạo cung cấp thiết bị vừa đảm nhận cơng việc lắp máy,
sau khi hồn thành công tác lắp máy họ chuyển giao nhà máy cho người mua
sử dụng. Đến lúc công nghiệp phát triển cao, việc cung cấp thiết bị cho một
cơng trình; bao gồm nhiều chủng loại thiết bị, do nhiều nhà cung cấp khác
nhau. Do đó, các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị phải tổ chức bộ phận lắp
máy để thực hiện việc lắp máy. Thực tiễn cho thấy nếu cứ thực hiện theo
phương thức này, thì sẽ khó khăn cho chủ đầu tư trong quản lý, mặt khác
không đảm bảo tiến độ và chi phí lắp máy cao. Vì thế, các chủ đầu tư yêu cầu
chỉ một nhà cung cấp thiết bị và lắp đặt trọn gói, từ đó đã hình thành nên mơ


9

hình nhà cung cấp thiết bị chính phải chịu trách nhiệm chọn các nhà cung cấp
thiết bị phụ cho công trình và đảm nhận tồn bộ cơng việc lắp máy cho cơng

trình cho đến lúc hồn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Thực tế đó, buộc họ
phải hình thành bộ phận chuyên thực hiện công việc lắp máy và cũng từ đó
ngành cơng nghiệp lắp máy ra đời.
Ngành cơng nghiệp lắp máy ra đời là xu thế tất yếu của q trình cơng
nghiệp hóa, chun mơn hóa và phân cơng lao động. Hoạt động chính của
ngành cơng nghiệp lắp máy là lắp đặt thiết bị trọn gói các cơng trình nhà máy
như; các nhà máy điện, lọc dầu, xi măng, hóa chất,… có các thiết bị cồng
kềnh với trọng lượng cao, cần phải có các thiết bị nâng chuyển chuyên dùng,
hoặc nhiều thiết bị, đường ống công nghệ, cần liên kết với nhau bằng công
nghệ hàn và hầu hết các thiết bị chính trong các dự án này là các thiết bị công
nghệ cao thuộc về lĩnh vực công nghiệp nặng. Từ đó, đã hình thành nên các
tổng cơng ty công nghiệp nặng để thực hiện công việc vừa chế tạo thiết bị,
vừa thi công lắp máy, chạy thử và bàn giao cơng trình.
Một số nước như: Đức có Tổng Công ty Công nghiệp nặng SIEMENS,
Tổng Công ty này vừa cung cấp thiết bị điện, vừa thực hiện công việc tổng
thầu EPC; ở Nhật Bản có các tổng cơng ty công nghiệp nặng như: Mitsubishi
Heavy Industries, Itochu Heavy Industries vừa cung cấp thiết bị vừa thực hiện
tổng thầu EPC; Ở Hàn Quốc có các tổng cơng ty cơng nghiệp nặng như:
Hyundai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries, lúc đầu họ là những
cơng ty thực hiện lắp máy sau đó trở thành những tổng công ty công nghiệp
nặng vừa chế tạo vừa cung cấp thiết bị và vừa đảm nhận tổng thầu EPC.
Ở mỗi nước, để phục vụ cho công cuộc xây dựng nền cơng nghiệp đất
nước, cũng có một vài tổng công ty công nghiệp lắp máy riêng của quốc gia
mình, như Trung Quốc có Tổng Cơng ty Donfang Electric, Tianjin,… Ở Đài


10

Loan có Tổng Cơng ty CTCI, ở Malaysia có Tổng Cơng ty RANHIL, ở
Singapore có Tổng Cơng ty Sambewang Corporation. Hầu hết các tổng công

ty này đều thực hiện các dự án quan trọng của quốc gia họ dưới hình thức
tổng thầu EPC.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, dưới sự hỗ
trợ của các nước Chủ Nghĩa Xã Hội “anh em” và một số nước bè bạn trên thế
giới, đã viện trợ thiết bị để xây dựng các nhà máy như: Thủy điện Hòa Bình,
Nhiệt điện Phả Lại, Xi măng Bỉm Sơn, Hồng Thạch, Giấy Bãi Bằng, Thủy
điện Trị An… Trong thời kỳ này, đất nước chúng ta đang quản lý theo cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, vì vậy các dự án này được thực hiện theo kế hoạch
nhà nước giao và Bộ Xây dựng có trách nhiệm đảm nhận tồn bộ cơng việc
xây dựng và lắp máy. Để thực hiện công việc này, Bộ Xây dựng đã thành lập
nhiều tổng công ty xây dựng và một tổng công ty chuyên ngành lắp máy, cho
nên, ở nước ta lúc đầu ngành lắp máy nằm trong lĩnh vực xây lắp. Qua việc
thực hiện lắp máy nhiều cơng trình lớn như trên, LILAMA được nhà nước
đầu tư về con người, công nghệ, trang thiết bị và do yêu cầu kỹ thuật mang
tính chuyên biệt với công nghệ cao và luôn tiếp cận với các công nghệ mới
trên thế giới, nên trong thực tế LILAMA đã trở thành tổng công ty hoạt động
theo chuyên ngành công nghiệp lắp máy.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, nhà nước đã từng bước xây dựng nền
kinh tế thị trường, cùng với việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt
Nam. Có nhiều dự án do nhà nước, do các tổng công ty nhà nước đầu tư và kể
cả các dự án FDI, lúc này do khơng cịn việc thực thực hiện theo kế hoạch nhà
nước giao, mà các dự án này thực hiện theo hình thức tổng thầu trọn gói EPC
thơng qua hình thức đấu thầu. Lúc đầu, chỉ có những tổng cơng ty EPC lớn
nước ngồi mới đủ năng lực trúng thầu các dự án này, sau khi trúng thầu họ


11

lựa chọn nhà thầu lắp máy trong nước, và chỉ có LILAMA là nhà thầu chuyên
nghiệp, đủ năng lực được chọn thầu để thực hiện lắp máy cho dự án.

Trong q trình cùng với các nhà thầu nước ngồi thực hiện các dự án
trên, LILAMA đã học tập được nhiều kinh nghiệm. Do đó, từ năm 2000 trở đi
LILAMA vừa đầu tư phát triển công nghệ lắp máy, vừa đầu tư vào việc phát
triển chế tạo thiết bị cơ khí, nhờ vậy năm 2004 LILAMA đã thắng thầu EPC
dự án Nhiệt điện ng Bí có cơng suất 300MW, năm 2005 thắng thầu dự án
Nhiệt điện Cà Mau 1 có cơng suất 750MW và Xi măng Thăng Long có cơng
suất 2,3 triệu tấn năm, năm 2006 thắng thầu dự án nhiệt điện Cà Mau 2 có
cơng suất 750MW và nhiệt điện Nhơn Trạch 1 có cơng suất 450MW.
LILAMA đã phát triển và làm tăng năng lực của ngành công nghiệp lắp máy
Việt Nam theo đúng với xu thế hội nhập, bước đầu có thể cạnh tranh với các
tổng cơng ty cơng nghiệp lắp máy của các nước trên thế giới đối với một số
dự án tại Việt Nam.
1.1.2. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp lắp máy trên thế giới.
1.1.2.1. Tổng quan
Thực tế hiện nay, các nhà đầu tư khi có vốn muốn đầu tư một nhà máy
sản xuất, trước tiên họ thuê các nhà tư vấn dự án tính tốn lập dự án khả thi.
Sau đó, lập thiết kế cơ sở (Basic Design), hồ sơ và kế hoạch đấu thầu theo
hình thức tổng thầu EPC, để lựa chọn một nhà tổng thầu có đủ năng lực thực
hiện dự án. Việc thực hiện theo mơ hình này trở thành thơng lệ phổ biến trên
thế giới vì nó mang lại nhiều lợi ích như sau:
(1) Đối với nhà đầu tư:
Một là: Họ không cần phải thành lập một bộ máy quản lý dự án cồng
kềnh, vừa mất thời gian vừa phải đào tạo để có kỹ năng quản lý dự án và vừa


×