Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

15 ''''''''bi quyet'''''''' cho nguoi su dung may vi tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.62 KB, 4 trang )

15 “bí kiếp” cho người sử dụng máy vi tính
Được viết bởi: Ca | 03/12/2010
Bạn có thể là người chuyên hay không chuyên, sành hay không sành về máy tính. Nhưng có chung một
điểm, đó là khi đọc 15 điều nên biết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được vô số những vấn đề mà có thể,
bạn chưa có kinh nghiệm hay chưa từng biết tới để sử dụng máy tính một cách tốt nhất.
1. Không click đúp mọi thứ: Để mở một thư mục, ta thường hay nhấn đúp cho nhanh. Nhưng khi mở các
đường link, việc nhấn đúp chuột sẽ khiến ta có thể bỏ qua một số thông tin quan trọng mà có khi, khiến ta rất
hối hận bởi sự hấp tấp của mình.
2. Dùng dấu / và trong các tình huống thích hợp: Vẻ bề ngoài, nó rất giống nhau và hay nhầm lẫn. Tuy
nhiên, dùng cho các đường dẫn đến Windows và / là ký hiệu thường dùng trên Internet, các địa chỉ
website…
3. Ghi lại chính xác các thông báo lỗi: Khi máy tính gặp sự cố, có thể ta không biết nguyên nhân bởi
những chuỗi ký tự nhằng nhịt. Hãy save lại toàn bộ nội dung thông báo đó, sau đó dùng Google để tra cứu
xem nó là gì. Nếu có thông tin sẽ có cách sửa hoặc lưu giữ nó để cung cấp cho các nhân viên kỹ thuật. Nếu
máy không tự báo lỗi, với Windows 7 thì bạn hãy vào Control Panel, chọn Action Center. Tại đây, tìm thử
xem có thông báo lỗi nào nằm trong “View archived messages” hay “View problems to report” hay không.
4. Khôi phục tập tin lỡ xóa: Khi xóa một tập tin trên máy tính, thực tế thì tập tin đó vẫn còn tồn tại. Do đó,
có thể sử dụng những phần mềm khôi phục dữ liệu đã xóa có đầy rẫy trên mạng. Ví như tiện ích Recuva, tải
tại đây. Khả năng khôi phục được là khá cao.
5. Xóa hoàn toàn dữ liệu trên ổ cứng trước khi vứt bỏ: Ổ cứng khi bị vứt bỏ hay không sử dụng nữa thì
dữ liệu vẫn còn trên đó, người khác có thể dùng công cụ để khôi phục lại được. Do vậy, muốn hủy hoàn toàn
dữ liệu trên ổ cứng, phải phá hủy nó bằng búa (đập nát) hay dùng công cụ để xóa sạch ổ cứng Boot and
Nuke. Có thể download tại đây.
6. Bỏ chọn các dấu chọn trước khi cài đặt: Nhiều ứng dụng hữu ích cung cấp tùy chọn cài đặt thanh công
cụ tìm kiếm và các add-on khác – một trong số chúng thường được đề cao quá mức và các tùy chọn này
thường được mặc định cấu hình cài đặt vào máy tính, trừ khi bạn bỏ chọn chúng. Nếu cài đặt các add-on
này, bạn sẽ không biết rõ ngoài việc tải các add-on, máy tính còn gửi những thông tin, dữ liệu nào khác ra
bên ngoài hay không. Các add-on đi kèm ứng dụng thường đem lại lợi ích nào đó cho nhà phát triển hơn là
tính hữu ích cho người dùng. Vì vậy, bạn hãy để mắt đến các thông tin cài đặt trước khi nhấn nút Install, việc
bỏ chọn cài đặt thanh công cụ tìm kiếm và các add-on không làm ảnh hưởng đến ứng dụng mà bạn cài.
7. Cẩn thận virus trong tài liệu Office: Đây là kho virus có thể xâm nhập máy tính bất cứ lúc nào. Có thể


dùng tính năng Visual Basic sẵn có để tạo các macro tự động hóa những tác vụ phức tạp. Theo mặc định,
Office vô hiệu hóa hoạt động của macro và hiện thông báo khi bạn mở tài liệu có macro.
8. Đừng quá tin tưởng các ứng dụng dọn dẹp máy tính: Vì nó sẽ gây hại cho máy tính. Để dọn dẹp máy
tính hiệu quả, hãy dùng Disk Cleanup có sẵn trên Windows (vào Start Menu, All programs, Accessories,
System Tools).
9. Gỡ bỏ các ứng dụng cũ khỏi máy tính: Càng nhiều ứng dụng, máy càng hoạt động chậm, do đó nếu
những ứng dụng nào mà bạn cảm thấy không cần thiết thì hãy nên tháo nó ra khỏi máy cho nhẹ. Unistall nó,
đồng thời xóa luôn thư mục nếu có xuất hiện trong máy sau khi tháo vì trong những mục này, có thể chứa tin
rác.
10. Cấp cứu máy tính xách tay bị nước, chất lỏng đổ vào: Khi có những sự cố đó, hãy nhanh chóng rút
điện và tháo pin ngay lập tức vì nước vào rất dễ chạm mạch điện, bo mạch chỉ. Sau đó, rút các thiết bị gắn
với máy tính xách tay ra. Nghiêng máy cho nước hoặc chất lòng chảy ra ngoài, hãy cẩn thận vì nếu không,
nước có thể chảy vào sâu bên trong máy. Nếu thành thạo, hiểu rõ về các thiết bị của máy tính xách tay, có
thể mở máy ra và làm sạch, hoặc có thể mang ra tiệm sửa cho chắc.
11. Tắt tính năng kiểm soát tài khoản người dùng (User Account Control - UAC): Cả Windows 7 và
Windows Vista đều có tính năng UAC, hiển thị cảnh báo khi người dùng cài đặt ứng dụng hay thay đổi các
thiết lập hệ thống. Các cảnh báo này hữu ích trong việc ngăn chặn các ứng dụng cài đặt ngầm hoặc thay đổi
các thiết lập hệ thống. Tuy nhiên trên thực tế, nó gây nhiều phiền phức cho người dùng hơn là tính hữu
dụng. Nếu dùng Windows Vista, bạn có thể dùng tiện ích TweakUAC (tải tại đây) để hạn chế các cảnh báo.
Nếu dùng Windows 7, bạn có thể tùy chỉnh UAC theo nhiều mức thiết lập khác nhau, trong Control Panel vào
User Account, nhấn User Account Control settings.


12. Không nên dùng tài khoản quản trị (Administrator Account): Nhiều người dùng đăng nhập vào máy
tính bằng tài khoản quản trị, đặc biệt trong Windows XP. Thói quen này đôi khi giúp bạn tiết kiệm thời gian
đăng nhập, đăng xuất bằng tài khoản quản trị để cài đặt ứng dụng hay thay đổi các thiết lập hệ thống. Tuy
nhiên điều này sẽ để lại nhiều lỗ hổng cho phép virus dễ dàng lây nhiễm vào máy tính. Vì vậy, khi làm việc
hãy dùng tài khoản thông thường, khi cần cài đặt nên dùng tài khoản quản trị, việc này tuy làm bạn mất chút
thời gian nhưng sẽ giúp máy tính luôn an toàn.
13. Nên đặt Control Panel ở chế độ xem dạng biểu tượng (Icon View): chế độ xem theo nhóm

(Category) trong Control Panel đôi khi gây khó khăn cho bạn trong việc tìm kiếm một mục thiết lập nào đó
chẳng hạn phông chữ (font), ngày/giờ (date and time)… Trong Windows Vista, chọn Classic view; trong
Windows 7 chọn Large Icons hay Small Icons từ trình đơn View thả xuống.
14. Sắp xếp gọn gàng khay hệ thống: Sau khi cài đặt, các ứng dụng (dạng biểu tượng) thường nằm trên
khay hệ thống, bên phải của thanh tác vụ (taskbar) và luôn mở cho dù bạn có cần hay không. Hãy bỏ chút
thời gian để sắp xếp lại khay hệ thống, điều này sẽ hữu ích cho quá trình hoạt động của bộ nhớ RAM trên
máy tính. Trong Control Panel, mở Notification Area Icons, chọn ô Always show all icons and notifications on
the taskbar để biết có bao nhiêu ứng dụng đang “trú ngụ” trên khay hệ thống, chọn ứng dụng bạn không
muốn hiện diện và chọn Close.
15. Quản lý các thiết lập về nguồn điện trên máy tính xách tay: Vào Control Panel, mở Power
Options, chọn chế độ nguồn điện khi cắm nguồn và không cắm nguồn, hay bạn có thể tự tạo một chế
độ nguồn điện riêng. Nếu bạn muốn thiết lập nhiều hơn cho chế độ nguồn điện, hãy nhấn Change
plan settings, tại đây bạn có nhiều tùy chọn như tắt màn hình sau bao lâu, tắt Wi-Fi…

×