Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂUTHỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THẠCH THẤT TỈNH HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.09 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂUTHỦ CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN THẠCH THẤT TỈNH HÀ TÂY
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN.
-Vị trí địa lý: Thạch Thất là một vùng bán sơn địa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà
Tây. Với diện tích tự nhiên 119,5km
2
. Có toạ độ địa lý 20
o
58

23

-21
o
06

10

độ vĩ
bắc 105
o
27

54

-105
o
32

22


độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Phúc Thọ; phía nam,
đông giáp huyên Quốc Oai; phía tây giáp huyện Lương Sơn-Hoà Bình, huyện Ba
Vì, thị xã Sơn Tây.
Trung tâm huyện cách thị xã 13km về phía Tây Bắc, cách thị xã Hà Đông
28km về phía Đông nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Đông, gồm 19
xã và 1 thị trấn. Có đường quốc lộ 32 chạy qua phía bắc huyện, quốc lộ 21A ở phía
Tây, đường cao tốc Láng-Hoà Lạc chạy qua ở phía Nam huyện, tỉnh lộ 80, 84 chạy
qua huyện tạo nên mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-
xã hội.
Địa hình huyện là khu vực chuyển tiếp của vùng núi tỉnh Hoà Bình xuống
đồng bằng sông Hồng. Hình dáng địa hình có xu hướng dốc từ phía Tây-Bắc
xuống Đông-Nam, nghiêng từ Tây sang Đông, được chia thành 2 vùng chính:
+ Vùng đồi gò bán sơn địa: Nằm phía hữu ngạn sông Tích thuộc khu vực phía Tây
huyện với diện tích 70,56km
2
chiếm 60,7% diện tích toàn huyện.
+ Vùng đồng bằng: Nằm phía tản ngạn sông Tích thuộc khu vực phía Đông của
huyện, nói chung địa hình tương đối bằng phẳng, ở phía đông nam có nhiều vùng
trũng.
-Về khí hậu: Thạch Thất thuộc vùng khí hậu miền bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới
gió mùa, mùa nóng ấm và mùa khô hanh, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,8
o
C. Độ
ẩm không khí trung bình từ 80%- 85%.lượng mưa trung bình 1753mm, số ngày
nắng trong năm khoảng 270 ngày. Hướng gió chủ yếu là tây- bắc, đông- nam,
ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Lào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Với đặc
điểm khí hậu nêu trên là điều kiện thận lợi để nuôi trồng các loại cây, con vùng
nhiệt đới, nhưng cũng có hạn chế là mùa mưa thường ngập úng, mùa khô hanh
thường bị hạn đặc biệt là vùng đồi gò, còn gần 800 ha thường bị hạn do chưa có
công trình tưới nước.

-Về tài nguyên:
+ diện tích đất tự nhiên của Huyện Thạch Thất 11948,84 ha trong đó đã khai thác
đưa vào sử dụng 10775,45 ha chiếm 90,18% quĩ đất, chử dụng 1173,39 ha bằng
9,82%.
+ Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam vể thổ nhưỡng đất đai của huyện được
chia làm 4 nhóm chính.
- Nhóm đất phù sa: với diện tích 7.979 ha bằng 90,31%.
- Nhóm Feralit: với diện tích 138 ha chiếm 1,56%.
- Nhóm dốc tụ: diện tích 407 ha bằng 4,61%.
- Nhóm đất vàng đỏ trên đồi cao diện tích 311 ha bằng 3,52%.
Nhìn chung đất đai ở các vùng đồng bằng có độ phì nhiêu cao, với nhiều
loại địa hình nên có thể bố trí nhiều loại cây trồng.
+ Tổng quỹ đất của huyện phân bố không đều, các xã vùng đồi gò bán sơn địa dân
cư thưa, diện tích lớn, các xã vùng đồng bằng dân cư đông đúc, diện tích nhỏ. Bình
quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khoảng 0,09 ha. Đất nông nghiệp chiếm
65%, bình quân khẩu nông nghiệp 562m
2
/người. Đất lâm nghiệp có khoảng 905,06
ha thuộc loại rừng trồng. Đất chuyên dùng 2.070,81 ha chiếm 17,33% diện tích đất
tự nhiên.
+ Tài nguyên nước: Nước mặt chủ yếu ở các sông, suối trong nội huyện cung cấp
và sự điều tiết ở nơi khác đến bằng các hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm
tưới phù sa và hồ Đồng mô.
Nước ngầm ở vùng đồng bằng tương đối dồi dào và ở mức nông, vùng đồi gò chưa
có tài liệu khoan địa chất nhưng với giếng đào của dân khoảng 6-10m đã có nước.
+ Khoáng sản: Từ trước đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu, đánh giá đầy đủ
nguồn khoáng sản trên địa bàn 20 xã của huyện, chỉ có phát hiện ra đất sét ở Minh
Nghĩa, Đại Đồng vào năm 1971 do đoàn địa chất 307 lập năm 1982.
+ Phân vùng sinh thái: Do đặc điểm tự nhiên về khí hậu, địa hình thổ nhưỡng,
thuỷ văn huyện Thạch Thất có thể phân ra hai vùng sinh thái:

- Tiểu vùng đồi gò bán sơn địa thuộc hệ sinh thái đồi vườn và trồng lúa nước,
rất thích hợp các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi trâu, bò.
- Tiểu vùng đồng bằng: Thuộc hệ sinh thái đồng bằng, chế độ canh tác chính
là 2 vụ lúa, một vụ màu, có lợi thế với cây ăn quả và chăn nuôi lợn, gia cầm
và nuôi thuỷ sản.
+ Về cảnh quan, di tích lịch sử và du lịch: Thạch Thất là một vùng đất cổ, hình
thành và phát triển sớm ở nước ta. Theo thống kê của ngành văn hoá có 98 di tích
như đình chùa, đền miếu, văn chỉ, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng. Nổi bật
có đền thờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, chùa Tây Phương, cùng nhiều lễ hội
làng Việt cổ, làng nghề truyền thống.
Sự hiện diện của vùng đồi thấp, bên cạnh có hồ nước Tân Xã cây xanh bốn
mùa nằm ở khu vực phía Tây của huyện và sông Tích uốn khúc chảy từ Bắc xuống
Nam. Với tài nguyên nhân văn và cảnh quan du lịch với vị trí không xa thủ đô Hà
Nội nên có nhiều thuận lợi trong phát triển du lịch.
+ Dân số và lao động: Dân số Thạch Thất năm 1997 là 137.202 người, tốc độ tăng
bình quân 1,2%. Mật độ dân số trung bình 1.142 người/km
2
, trong đó vùng đồng
bằng 1.942 người/km
2
, vùng bán sơn địa 635 người/km
2
.
Lao động có 63.773 người trong đó lao động vùng nông nghiệp 84,5%, lao động
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 10,5%, còn lại là lao động ngành dịch vụ, có
8/20 xã trong huyện có làng nghề thủ công nghiệp.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THẠCH THẤT GIAI
ĐOẠN 1995-1997.
1. Kinh tế.
1.1 .Về sản xuất:

- Tổng giá trị sản xuất 1995: 270,237 tỷ đồng, năm 1996: 294,43 tỷ đồng, năm
1997: 322,734 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 3 năm (1995-1997) là 8,2%.
Tổng giá trị tăng thêm (GDP) năm 1995 là 165,938 tỷ đồng, năm1996 là
184,907 tỷ đồng, năm 1997 là 194,773 tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân
3 năm (1995-1997) là 7,2%, trong đó: nông nghiệp tăng 2,2%, công nghiệp,
thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 12,5%, dịch vụ-du lịch tăng 13,4%.
- Huy động ngân sách từ GDP năm 1995 là 3,15%, năm 1996 là 3,3%, năm
1997 là 2,86%. GDP bình quân đầu người năm 1995 là 1,237 triệu đồng,
năm 1996 là 1,362 triệu đồng, năm 1997 là 1,419 triệu đồng, bình quân tăng
3 năm là 8,5%, bình quân lương thực đầu người năm 1995 là 357kg, năm
1996 là 333kg, năm 1997 là 320kg.
Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình, nhưng điểm
xuất phát trên 3 mặt chủ yếu là GDP bình quân đầu người, mức lương thực bình
quân và tỷ lệ huy động ngân sách do chưa có xuất khẩu nên có mức thu nhập thấp.
Tuy đời sống nhân dân có được cải thiện hơn song vẫn còn khó khăn.
a. Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp nhìn chung có những bước phát triển do được đầu tư
về cơ sở vật chất nên giá trị trồng trọt năm 1995, vụ xuân năm 1996, 1997 có bước
phát triển khá, năng xuất cao nhất từ trước tới nay (trên 50 tạ/ha/vụ). Nhưng vụ
mùa của 2 năm 1996-1997 do sâu bệnh và ngập úng nặng nên sản lượng lương
thực giảm. Chăn nuôi từng bước phát triển, cơ cấu ngành đã có bước chuyển dịch.
- Cây lương thực chiếm tỷ trọng cao về diện tích: 88,3%, ngô và cây rau màu khác
chiếm tỷ trọng rất thấp, cần đẩy mạnh cây vụ đông lên 62% diện tích lúa vụ mùa.
- Ngành chăn nuôi của huyện Thạch Thất cũng từng bước được phát triển, trong
cơ cấu ngành công nghiệp tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng dần, nhưng
mức tăng vẫn còn chậm. Một số vật nuôi chu yếu: Đàn trâu năm 1997 tăng 5% so
với năm 1995, đàn bò tăng 14%, đàn lợn tăng 5,5% và gia cầm tăng gần 30% (năm
1997 so với năm 1995). Từng bước đã đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn
nuôi như bò lai sind, lợn hướng nạc…
Song việc áp dụng các tiến bộ khoa học còn chậm, chưa có hướng đầu tư

chăn nuôi, các con vật nuôi có giá trị kinh tế cao như dê, bò sữa…
b. Lâm nghiệp:
Toàn huyện có 9.055,06 ha đất lâm nghiệp chiếm7,57% diện tích đất tự
nhiên và 8,4% diện tích đất sủ dụng.Đất lâm nghiệp của Thach Thất chủ yếu trồng
keo, bạch đàn và một số loại cây khác được trồng từ những năm 80 theo chương
trình dự án 327,dự án PAM.Việc khai thác gỗ, củi chỉ mới tiến hành gần đây song
giá trị rất nhỏ: năm 1995 là 467 triệu đồng, năm 1996 là 557 triệu đồng, năm 1997
là 685 triệu đồng.
c.Thuỷ sản:
Hiện tại huyện Thạch Thất có 219 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm
3,12% đất nông nghiệp và 306,2 ha mặt nước chưa sử dụng.Việc nuôi thuỷ sản
trong một vài năm gần đây có xu thế giảm.Tổng giá trị sản xuất năm 1995 là 1.200
triệu đồng, năm 1996 là 2.494 triệu đồng, năm 1997 là 2.711 triệu đồng, tốc độ
bình quân 3 năm là 5%. Hướng tập trung khai thác đưa vào sử dụng hết diện tích
mặt nước chưa chăn thả cá, phát động nông dân phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ
đặc sản để tăng nhanh giá trị sản phẩm về thuỷ sản.
d. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được tổ chức lại thích
ứng với cơ chế thị trường, chuyển hướng sản xuất kinh doanh cải tiến mẫu mã từng
bước đạt kết quả khá.
- Tổng giá trị sản xuất năm 1995 là 59.694 triệu đồng, năm 1997 là 81.399 triệu
đồng. Tốc độ tăng bình quân 3 năm (1995-1997) là 12,5%.
- Hiện tại có một doanh nghiệp nhà nước (gạch Cẩm Thanh) tổng vốn kinh doanh
là 5,52 tỷ đồng với 220 công nhân. Có 4 công ty TNHH hành nghề xây dựng và
trang trí nội thất tổng số vốn đăng ký 6,172 tỷ đồng với 196 lao động. Có 2714 hộ
cá thể sản xuất thủ công nghiệp với gần 8.695 lao động.
- Thủ công nghiệp của Thạch Thất chủ yếu là làng nghề truyền thống, có 5 làng
nghề với 2.270 hộ làm nghề thủ công tập trung vào một số ngành như kim khí, chế
biến lâm sản, sản xuất đồ mộc, sản xuất vật liệu xây dựng, làm hàng mây tre đan,


1.2. Lưu thông hàng hoá:
a. Thương mại dịch vụ: Trong những năm qua hoạt động dịch vụ ở các cụm
dân cư, ở trung tâm các xã, các thị trấn, các chợ trên địa bàn huyện phát triển
mạnh. Năm 1997 có khoảng 3.200 lao động tham gia vào ngành thương mại
dịch vụ và khoảng 2.700 lao động nông nghiệp kết hợp tham gia hoạt động
thương mại. Tổng giá trị sản xuất năm 1995 là 28.808 triệu đồng, năm 1997
là 38.251 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 16% đã đáp ứng được
nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
b. Dịch vụ các ngành phi vật chất: Do nhu cầu ngày càng tăng nhanh về sản
xuất hàng hoá và đời sống nhân dân nên các dịch vụ về tài chính ngân hàng,
bưu điện, y tế, bảo hiểm,…ngày càng tăng. Giá trị sản xuất năm 1995 là
35.644 triệu đồng, chiếm 55,3% trong cơ cấu lưu thông, năm 1997 là 54.460
triệu đồng, chiếm 58,8% cơ cấu lưu thông dịch vụ. Đã đáp ứng được nhu cầu
phục vụ đời sống và quản lý Nhà Nước.
c. Du lịch: Huyện Thạch Thất thuộc cụm du lịch Sơn Tây-Thạch Thất-Quốc
Oai, có chùa Tây Phương, hồ Tân Xã, các đình, chùa, di tích lịch sử văn hoá,
các làng nghề truyền thống và các lễ hội truyền thống. Nhưng trong những
năm qua chưa được đầu tư xây dựng điểm tham quan du lịch, nên nền kinh
tế du lịch chưa được hình thành.

×