Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá đặc điểm một số tính chất đất vùng trồng cây có múi tại Phủ Quỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 7 trang )

HOẠT ĐỘNG KH-CN

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT
vùng trồng cây có múi tẠi PHỦ QUỲ
n Phạm Văn Linh, Trần Thị Quỳnh Nga, Trần Đình Hợp
Mai Sỹ Cường, Giáp Thị Luân và Cộng sự
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phủ Quỳ là một địa danh thường gọi
trước đây, về địa giới hiện nay chủ yếu gồm
hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, với tổng
diện tích là 166.941ha (trong đó Nghĩa Đàn
và Thị xã Thái Hòa 72.769ha, Quỳ Hợp
94.172ha). Huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp,
tỉnh Nghệ An là khu vực trọng điểm vùng
Bắc Trung Bộ có diện tích trồng cây ăn quả
có múi (cam, qt, bưởi…) lớn và thổ
nhưỡng chính là nhóm đất đỏ bazan nên
thích hợp cho việc trồng các cây có giá trị
kinh tế cao.
Sau nhiều năm canh tác trên các đối
tượng cây trồng khác nhau, trong đó chủ
yếu là cây ăn quả có múi, cây lâu năm,
hằng năm hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng
trong đất làm đất bị mất cân bằng. Nghiên
SỐ 10/2017

cứu về một số tính chất đất là căn cứ để đưa ra các biện
pháp duy trì các đặc tính ưu việt của đất, đề xuất các biện
pháp sử dụng đất tối ưu trước tác động thường xuyên của
tự nhiên và con người. Với tác động thường xuyên của


tự nhiên và con người thì cơng tác điều tra, đánh giá tính
chất đất cần được tiến hành thường xuyên. Từ những lý
do trên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung
Bộ đã tiến hành thực hiện “Đánh giá đặc điểm một số
tính chất đất vùng trồng cây có múi tại Phủ Quỳ, tỉnh
Nghệ An”.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Vật liệu
- Đối tượng: Đất trồng cây có múi và các tính chất đất.
- Địa điểm: xóm Minh Đình, Minh Hòa, Minh Cầu,
Minh Long, Minh Lợi thuộc xã Minh Hợp, huyện Quỳ
Hợp; xã Nghĩ Long, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hiếu và Nghĩa
Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[1]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu

STT
1

2
3


Phương pháp
Số hiệu tiêu chuẩn
lấy mẫu đất
Chất lượng đất - Lấy
• TCVN 5297:1995
mẫu - Yêu cầu chung
Chất lượng đất - Lấy
• TCVN 7538-2:2005
mẫu Phần 2: Hướng
(ISO 10381-2:2002)
dẫn kỹ thuật lấy mẫu
Đất trồng trọt. Phương
• TCVN 4046:1985
pháp lấy mẫu

- Số lượng mẫu thu thập: gồm 55 mẫu tại khu vực
xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và hợp tác xã trọng điểm
(xã Nghĩa Long, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hiếu và Nghĩa
Sơn) thuộc huyện Nghĩa Đàn, là những khu vực có diện
tích lớn, thâm canh cao trong vùng Phủ Quỳ.
- Cách lấy mẫu:
+ Ở một địa điểm (tiến hành lấy 01 mẫu hỗn hợp ở
tầng đất 20-30cm): lấy 5 điểm phân bố đều trên tồn
diện tích theo quy tắc chéo góc, gom lại thành mẫu hỗn
hợp có khối lượng ít nhất 2kg, trộn đều và loại bỏ bớt
mẫu cũng theo nguyên tắc đường chéo góc. Mẫu hỗn
hợp trung bình cần lấy tại một địa điểm có khối lượng
ít nhất 0,5kg đất.
- Khi lấy mẫu đất chứa nhiều vật liệu cỡ lớn (sỏi, xác

hữu cơ...) do các điều kiện đất không đồng nhất hoặc
hạt quá to, các vật liệu loại bỏ phải được mô tả, cân hoặc
ước lượng, ghi lại để cho phép đánh giá kết quả phân
tích có liên quan tới kết cấu của mẫu gốc.
+ Mẫu đất lấy về được xử lý và bảo quản theo đúng
quy trình quy phạm quan trắc mơi trường đất của Tổng
cục Bảo vệ Mơi trường: các chỉ tiêu hóa học cần phân
tích mẫu tươi thì tiến hành phân tích ngay; các chỉ tiêu
phân tích mẫu đất khơ thì tiến hành phơi mẫu khơ
khơng khí, xử lý mẫu bằng chày và cối sứ, các mẫu đất
đồi nhiều sỏi sạn thì xử lý bằng chày cao su, qua rây
2mm, các chỉ tiêu tổng số qua rây 0,5mm, bảo quản
trong túi nhựa sạch để phân tích.
b. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
- Xác định pHKCl: theo TCVN 5979:2007 “Phương
pháp hóa học”.
- Xác định OM: theo TCVN 4050:1985. Tiêu chuẩn
này quy định phương pháp xác định tổng số chất hữu
cơ của đất trồng, dùng kali biđromat làm chất oxy hóa.
- Xác định N tổng số: theo TCVN 6498:1999
“Phương pháp Kjeldhal cải biên”.
SỐ 10/2017

- Xác định P2O5 tổng số: theo TCVN
8940:2011 “Phương pháp so màu”.
- Xác định K2O tổng số: theo TCVN
8660:2011 “Phương pháp quang kế ngọn
lửa”.
- Xác định P2O5 dễ tiêu: theo TCVN
5256:2009 “Phương pháp Oniani”.

- Xác định K 2 O dễ tiêu: theo TCVN
8662:2011 “Phương pháp quang phổ phát
xạ”.
- Xác định Ca2+, Mg2+: theo TCVN
8569:2010 “Phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử”. Ca2+, Mg2+ trong đất được chiết
bằng dung dịch CH3COONH4 1M, pH = 7.
- Xác định Cl- : theo TK. TCVN 61941996. Xác định bằng “Phương pháp chuẩn độ
bạc nitrat”.
- Xác định SO42-: theo “Phương pháp đo
độ đục”.
c. Phương pháp đánh giá chất lượng đất
- Mức thang đánh giá độ pHKCl: đặc biệt
chua (pHKCl<3,5); chua nhiều (pHKCl= 3,54,5); chua (pHKCl= 4,5-5,5); ít chua (pHKCl=
5,5-6,5) và không chua (pHKCl>6,5) (Nguồn:
Lê Văn Căn, 1968).
- Mức đánh giá chất hữu cơ trong đất: rất
cao (OM>6%); cao (OM=4,3-6%); trung
bình (OM=2,1-4,2%); thấp (OM=1-2%); rất
thấp (OM<1%) (Nguồn: Agricultural compendium, 1989).
- Mức đánh giá hàm lượng đạm tổng số
trong đất: rất cao (NTS>0,3%); cao
(NTS=0,226-0,3%); trung bình (NTS=0,1260,225%); thấp (NTS=0,05-0,125%); rất thấp
(NTS <0,05%) (Nguồn: Agricultural compendium, 1989).
- Mức đánh giá hàm lượng lân tổng số
trong đất: giàu lân (PTS>0,1%); trung bình
(PTS=0,06-0,1%); nghèo lân (PTS<0,06%)
(Nguồn: Lê Văn Căn, 1968).
- Mức đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu
trong đất: giàu lân (PDT>15 mg/100g đất);

trung bình (PDT=10-15 mg/100g đất); nghèo
lân (PDT= 5-10 mg/100g đất); rất nghèo lân
(PDT<5 mg/100g đất) (Theo phương pháp
Oniani).
- Mức đánh giá hàm lượng Kali tổng số
trong đất: giàu Kali (K2O>2%); trung bình
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[2]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
(K2O=1-2%); nghèo Kali (K2O<1%) (Nguồn: Lê Văn
Căn, 1968).
- Mức đánh giá hàm lượng Kali dễ tiêu trong đất:
giàu Kali (K2O>15 mg/100g đất); trung bình (K2O =1015 mg/100g đất); nghèo Kali (K2O <10 mg/100g đất)
(Nguồn: Lê Văn Căn, 1968).
- Mức đánh giá Ca2+ và Mg2+ trong đất: rất cao
(Ca2+>20meq/100g đất, Mg2+>8meq/100g đất); cao
(Ca2+=10-20meq/100g đất, Mg2+=3-8meq/100g đất);
trung bình (Ca2+=5-10meq/100g đất, Mg2+=1,53meq/100g đất); thấp (Ca2+=2-5meq/100g đất,
Mg2+=0,5-1,5meq/100g đất); rất thấp (Ca2<2meq/100g
đất, Mg2+<0,5meq/100g đất) (Nguồn: Agricultural compendium, 1989).
d. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê và các phần
mềm thống kê cơ bản như Excel.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đánh giá kết quả phân tích và đánh giá đặc

điểm tính chất đất vùng trồng cây có múi
1.1. Độ chua (pHKCl)
Kết quả phân tích: pHKCl tại 37 điểm lấy mẫu gồm
5 xóm (Minh Đình, Minh Hịa, Minh Cầu, Minh
Long và Minh Lợi) ở khu vực xã Minh Hợp, huyện
Quỳ Hợp và 18 điểm lấy mẫu ở huyện Nghĩa Đàn,
Nghệ An cho thấy: có 21 điểm đất chua nhiều chiếm
phần lớn với 38,18% số mẫu (pHKCl =3,5-4,5); 16
điểm đất chua chiếm tỷ lệ 29,09 % số mẫu (pHKCl
=4,5-5,5); 12 điểm đất đặc biệt chua chiếm 21,82 %
số mẫu (pHKCl <3,5); 6 điểm (chiếm 10,91 % số mẫu)

Biện pháp canh tác hợp lý
giúp cây ăn quả có múi sinh trưởng, phát triển tốt

SỐ 10/2017

là đất ít chua (pHKCl =5,5-6,5); và khơng có
điểm nào đất khơng chua.
1.2. Hàm lượng mùn tổng số (OM)
Kết quả phân tích hàm lượng mùn tổng số
trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã
Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy
mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An cho thấy:
có 33 mẫu mùn cao chiếm phần lớn với 60%
tổng số mẫu; 18 mẫu mùn trung bình chiếm
32,73% tổng số mẫu; 3 mẫu mùn rất cao
chiếm 24,32% tổng số mẫu; và khơng có mẫu
nào có hàm lượng thấp đến rất thấp. Có thể
kết luận đất xã Minh Hợp có hàm lượng mùn

cao trong đất.
Như vậy, hàm lượng mùn trong đất ở các
điểm của vùng lấy mẫu phân tích có hàm
lượng mùn chênh lệch nhau. Cần tiếp tục duy
trì những vùng như xã Minh Hợp chủ yếu
hàm lượng mùn tương đối cao. Những điểm
có hàm lượng mùn thấp cần có biện pháp tăng
cường mùn và chất hữu cơ trong đất vì biện
pháp này giữ vai trò rất quan trọng.
1.3. Hàm lượng đạm tổng số (Nts)
Kết quả phân tích hàm lượng đạm tổng số
trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã
Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy
mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An cho thấy:
có 35 mẫu chiếm phần lớn 63,64 % tổng số
mẫu phân tích có hàm lượng đạm tổng số ở
mức trung bình; 19 mẫu chiếm 34,55% mẫu
phân tích có hàm lượng đạm tổng số thấp; và
1 mẫu chiếm 1,82% mẫu phân tích có hàm
lượng đạm tổng số cao.
Như vậy, lượng đạm tổng số trong đất ở
các khu vực hầu hết chỉ ở mức thấp đến trung
bình nên cần bổ sung thêm đạm trong q
trình chăm sóc cây. Một số loại phân đạm
được khuyến cáo dùng cho vùng đất này như:
Đạm Sunfatamon (SA), ngồi ra có thể sử
dụng dạng đạm trong phân bón DAP và NPK.
Các loại phân bón này đều rất phù hợp với
đặc tính thổ nhưỡng vùng, vừa cung cấp dạng
đạm cây trồng dễ hấp thụ, vừa có thể cải tạo

được độ chua của đất.
1.4. Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu
Kết quả phân tích hàm lượng lân tổng số
trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã
Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[3]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An cho thấy:
có 37 mẫu giàu lân tổng số chiếm phần lớn
62,27%, 15 mẫu có hàm lượng lân tổng số
trung bình, chiếm 27,27%; 3 mẫu nghèo lân
tổng số, chỉ chiếm 5,45% tổng số lượng mẫu
phân tích.
Kết quả phân tích hàm lượng lân dễ tiêu
trong đất tại 37 điểm lấy mẫu ở khu vực xã
Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và 18 điểm lấy
mẫu ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An cho thấy:
có 32 mẫu đất rất nghèo đến nghèo lân dễ tiêu
chiếm nhiều nhất 58,18% trong tổng số mẫu
phân tích; 13 mẫu đất hàm lượng lân dễ tiêu
ở mức trung bình chiếm 23,64%; 10 mẫu đất
giàu lân dễ tiêu chiếm 18,18%.
Như vậy, ở 2 khu vực xã Minh Hợp, huyện
Quỳ Hợp và huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An chủ

yếu giàu lân tổng số nhưng lại nghèo lân dễ
tiêu. Do đó, song song với việc bón bổ sung
lân, cũng cần phải chú ý thực hiện cải tạo độ
chua cho đất vì nếu đất quá chua, lân trong
đất sẽ tồn tại chủ yếu ở dạng kết tủa nhôm
sunphat và sắt sunphat, cây trồng không thể
hấp thụ được loại phân lân ở dạng này.
Một số loại lân được khuyến cáo dùng cho
bà con ở những vùng đất bị chua là: DAP Phú
Mỹ, NPK, lân nung chảy, Apatit, Phosphorit
1.5. Hàm lượng kali tổng số và kali dễ tiêu
Theo kết quả phân tích, hàm lượng kali
tổng số tại các vùng đều rất thấp. Tất cả các
mẫu phân tích đều nghèo kali chiếm 100%
trong tổng số mẫu phân tích.
Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất cũng rất
ít, cụ thể: có 34 mẫu nghèo kali dễ tiêu, chiếm
phần lớn 61,82% số mẫu phân tích; 11 mẫu ở
mức trung bình, chiếm 20% tổng số mẫu phân
tích; chỉ có 10 mẫu giàu kali dễ tiêu, chiếm
18,18% tổng số mẫu phân tích.
Như vậy, lượng kali trong các vùng đất
tiến hành lấy mẫu, điều tra và phân tích hầu
như khơng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
cây ở tất cả các giai đoạn phát triển, do đó cần
phải bổ sung bằng biện pháp bón phân cho
cây. Tùy theo loại đặc điểm thổ nhưỡng của
đất mà lựa chọn loại phân bón thích hợp và
tùy giai đoạn phát triển của cây có cách bón,
liều lượng bón hợp lý.

Một số lưu ý khi bón phân kali cho cây:
SỐ 10/2017

Lượng kali trong đất có liên hệ mật thiết với lượng đạm
cây hấp thụ ở dạng NH4+. Nếu đất thiếu nhiều kali, mà
bón phân đạm ở dạng chứa gốc NH4+, cây sẽ hấp thụ
đạm nhiều ở dạng này, gây ngộ độc cho cây. Do đó, khi
bón phân đạm có kết hợp với phân kali, cần lựa chọn
dạng phân đạm phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến
lượng phân kali, tránh bón thừa, gây ảnh hưởng xấu đến
chất lượng quả. Loại phân kali khuyến cáo dùng là:
dạng phân đạm KNO3, vừa cung cấp kali, đạm, vừa cải
tạo được độ chua của đất. Một số sản phẩm phân bón
NPK có hàm lượng kali cao, không gây chua cho đất
cũng được khuyến cáo dùng cho vùng đất này.
1.6. Hàm lượng cation kiềm trao đổi
Dựa vào kết quả phân tích, có thể kết luận: có 44
mẫu hàm lượng Ca2+ rất thấp đến thấp, chiếm 80,00%
tổng số mẫu, có 7 mẫu chiếm 12,73% số mẫu hàm
lượng Ca2+ ở mức trung bình; chỉ có 4 mẫu hàm lượng
Ca2+ cao, chiếm 7,27%. Còn chỉ tiêu Mg2+ trong đất đa
số tỷ lệ đều rất thấp đến thấp: có 37 mẫu chiếm phần
lớn 67,28%; 3 mẫu chiếm 5,45% là mức độ trung bình;
12 mẫu chiếm 21,82% ở mức cao; chỉ có 3 mẫu chiếm
5,45% ở mức rất cao.
Như vậy, đa số mẫu đất tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ
Hợp và huyện Nghĩa Đàn đem đi phân tích đều thiếu
Ca2+ và Mg2+. Khuyến cáo có thể bón thêm vơi trong
q trình chăm sóc có tác dụng bổ sung thêm Ca trong
đất và điều chỉnh độ chua của đất.

Bón vơi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm cải
tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của đất để
quyết định lượng vơi cần bón. Khi bón vơi, dùng vơi
xám tốt hơn vơi trắng vì có cả Ca2+ và Mg2+. Một số loại
phân bón trung tính hoặc kiềm khuyến cáo bà con dùng
như: đạm sunfatamon [NH4(SO4)2], DAP, KNO3,
Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit, Phosphorit,
NH4NO3…
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả phân tích đánh giá một số chỉ tiêu trong
đất cho cây có múi tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp
và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đưa ra
một số kết luận sơ bộ về thực trạng đất tại vùng Phủ
Quỳ, Nghệ An như sau:
- pHKCl của các khu vực hầu hết nhỏ hơn 5 được
đánh giá hầu hết chua cho đến đặc biệt chua mà pHKCl
thích hợp cho cây có múi là 5,3-6,3.
Bón vơi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm cải
tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của đất để
quyết định lượng vơi cần bón. Khi bón vơi, dùng vơi
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[4]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
xám tốt hơn vơi trắng vì bổ sung thêm cả Ca

và Mg. Các loại vơi dùng để bón trung hịa
đất bị chua càng mịn, hạt càng nhỏ thì tác
dụng càng nhanh (kích thước các hạt đất vơi
khoảng 0,15mm là tốt nhất). Theo Ths Lê
Thanh Phong - Khoa Nông nghiệp và Sinh
học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ chỉ
cần bón 1 lần vơi trong năm là đủ và theo
khuyến cáo của các chuyên gia Đài Loan.
Nên bón vơi ngay sau khi thu hoạch trái và
những vườn có pH của đất dưới 5,0. Vơi có
tính di động thấp nên phải bón và lấp đất ở độ
sâu ít nhất từ 15-30cm với hàm lượng khuyến
cáo là 2-3 kg/cây. Đối với đất ở khu vực này,
khuyến cáo bón 1-1,5 tấn/ha/năm. Nên trộn
vôi chung với phân xanh hay phân ủ (compost) trước khi bón sẽ làm cho đất được
thống khí hơn, tránh được hiện tượng bị
đóng cục. Do vơi làm giảm hoạt tính nitơ của
đạm, do đó khơng nên bón vơi chung với các
loại phân hóa học và chỉ được bón phân vơ
cơ 1 tháng sau khi bón vơi. Vơi chỉ được bón
khi thật cần thiết, vì vậy nhà vườn nên thường
xun theo dõi pH đất trước khi bón vơi, nếu
bón q nhiều vơi khơng chỉ lãng phí mà dẫn
đến hiện tượng thiếu một số dinh dưỡng vi
lượng khác. Việc bón vơi để trung hịa độ
chua đất phải ngừng lại khi đất đạt giá trị pH
vào khoảng 6.0.
Khi sử dụng phân hóa học, nên chọn loại
phân trung tính hoặc kiềm. Thực hiện quản
lý nước thích hợp, hạn chế dịng chảy, trồng

cây che phủ đất kết hợp làm phân xanh.
Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng
đất, làm giảm hệ sinh vật đất, giảm lượng
hữu cơ trong đất.
Một số loại phân bón trung tính hoặc kiềm
khuyến cáo bà con dùng như: Ure, DAP,
KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit,
Phosphorit, NH4NO3…
- Hàm lượng mùn tổng số (OM) trong đất
tại các khu vực khá chênh lệch nhau. Chúng
tôi đã đưa ra khuyến cáo trong việc duy trì và
tăng cường độ mùn tại các khu vực. Hàm
lượng chất hữu cơ tổng số yêu cầu đối với cây
ăn quả có múi là từ 2% trở lên.
Biện pháp duy trì hàm lượng hữu cơ trong
đất cũng là một trong những biện pháp cải
SỐ 10/2017

Một số đối tượng cây ăn quả phổ biến của vùng đất Phủ Quỳ:

Quýt PQ1

Cam Vinh

Bưởi hồng Quang Tiến

Tạp chí

KH-CN Nghệ An


[5]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
thiện độ màu mỡ của đất. Hàm lượng hữu cơ
của đất là yếu tố rất quan trọng đối với việc
quản lý đất bền vững cho việc sản xuất cây
có múi, là tác nhân thúc đẩy sự hình thành
các kết cấu đất để đất ln thống khí và
thốt nước tốt. Bón phân bón hữu cơ cho đất
(phân chuồng, phân vi sinh, phân rác, bùn
ao…) ít nhất 1 đợt/năm bằng biện pháp bón
lót sau khi thu hoạch trái. Bón phân hữu cơ,
đặc biệt là phân chuồng không những tăng
chất lượng hữu cơ cho đất, nguồn thức ăn
đầy đủ mà còn cung cấp cho đất một lượng
vi sinh vật phong phú.
Trồng cây phân xanh (các loại họ đậu, cốt
khí, tử vân anh...): tránh rửa trơi, xói mịn đất.
Bón vơi, đặc biệt bón vơi kết hợp với phân
hữu cơ là biện pháp tạo mùn ở dạng HumatCa hoặc FulvatCa ít tan tránh được rửa
trơi, đồng thời điều hịa phản ứng đất tạo điều
kiện cho vi sinh vật đất hoạt động mạnh.
Biện pháp canh tác: muốn tạo điều kiện
cho xác hữu cơ phân giải tốt, tạo nhiều mùn
cho đất ta phải làm đất thoáng vừa phải bằng
các biện pháp canh tác như bừa, xới xáo,
tưới tiêu… hợp lý và kịp thời để đất ln có
độ ẩm thích hợp.
Chú ý: Nếu nhà vườn sử dụng phân hữu

cơ có hàm lượng đạm cao thì phải giảm bớt
phân hóa học, theo các chuyên gia nếu sử
dụng song song hai loại phân này với liều
lượng cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa đạm,
kết quả các chồi non sẽ phát triển vào mùa
hè và mùa thu sẽ mang nhiều lá, cây sẽ cho
ít trái và những trái này sẽ chậm chuyển
màu khi chín. Có thể sử dụng phân chuồng
đã hoai mục để làm nguồn hữu cơ và tuyệt
đối khơng được bón phân cịn tươi chưa
hoai mục cho cây trồng, sẽ làm rễ cây có
múi bị tổn thương. Nếu bón phân chuồng
phải ủ phân thật hoai mục để tránh nhiễm
bệnh cho cây. Nếu tận dụng tàn dư thực vật
làm phân bón cho cây phải xử lý lượng tàn
dư bị nhiễm sâu bệnh hại trước khi dùng
cho cây trồng.
- Nitơ (đạm) là nguyên tố có ảnh hưởng
lớn nhất trong sản xuất cây có múi. Cây có
múi cần nhiều nitơ hơn so với chất dinh
dưỡng khác. Nitơ là một thành phần của chất
SỐ 10/2017

diệp lục, kết hợp với chức năng quan trọng trong cây
như tăng trưởng, phát triển bộ lá, hình thành hoa, đậu,
phát triển và chất lượng quả. Đủ nitơ, cây sinh trưởng
khỏe, sung sức, quả nhiều, phát triển cân đối. Thiếu
nitơ, mất màu xanh của lá cây, lá cây tái nhợt, nhỏ. Lá
già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết.
Cây tăng trưởng chậm, phát triển nhiều cành tược, tỷ

lệ đậu quả thấp, quả nhỏ, giảm năng suất đáng kể. Khi
thiếu nitơ nhẹ, lá màu xanh vàng nhạt, nặng thì cành
non chết khơ, chồi ngắn, rụng quả non. Sự thiếu hụt
nitơ tồi tệ hơn khi lượng phốt pho thấp. Thừa nitơ làm
giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ. Quả
lớn nhanh và phồng, tăng thời gian quả xanh, quả chín
chậm. Vỏ quả dày lên và thô, tép khô, tăng thời gian
chuyển màu của dịch quả. Dư thừa nitơ thúc đẩy sự
tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại
cảnh. Đạm tổng số tại các khu vực ở mức thấp đến
trung bình nên cần bổ sung thêm đạm trong quá trình
chăm sóc cây, bón cân đối và hợp lý. Tùy vào độ tuổi
khác nhau mà nhu cầu về lượng đạm đối với cây có
múi khác nhau (cây thời kỳ kiến thiết cơ bản từ tuổi
1-3 cần 0,15-0,45kg Urê/cây/năm; thời kỳ kinh doanh:
tuổi 4-5 cần 0,52-0,79kg Urê/cây/năm; tuổi >6 cần
0,83-1,0kg Urê/cây/năm).
- Phốt pho (lân) thực hiện nhiều chức năng quan
trọng như quang hợp, hoạt động enzym, trong sự hình
thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát
triển bộ rễ, hình thành hoa và phát triển và tăng chất
lượng quả. Thiếu phốt pho: ít có các triệu chứng thiếu
hụt được nhìn thấy trên lá, sự tăng trưởng, năng suất,
chỉ khi thiếu hụt q mức thì lá có màu xanh sạm và
cây dễ bị đổ. Phốt pho thấp ảnh hưởng đến chất
lượng quả, gây biến dạng quả, lõi rỗng và thô,
vỏ dày. Quả mềm và khô nước, chua. Tuy
nhiên, không ảnh hưởng đến tổng chất rắn hòa
tan của dịch quả. Trong trường hợp sử dụng quá
nhiều phân đạm thì hậu quả của việc thiếu hụt phốt

pho lên chất lượng quả sẽ tồi tệ hơn. Do đó, việc
cung cấp cân đối nitơ và phốt pho sẽ cho năng
suất và chất lượng quả tốt. Thừa phốt pho:
quá nhiều phốt pho không gây ra bất kỳ tổn thất nào
về năng suất, chất lượng trái cây, nhưng có thể có tác
động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu quả năng
suất. Lân tổng số tại các khu vực hầu như cao nhưng
lân dễ tiêu tại điểm các khu vực lại thấp nên cần bổ
sung trong quá trình chăm sóc và bón cân đối hợp lý.
Nhu cầu dinh dưỡng về lượng lân đối với cây có múi
là: cây thời kỳ kiến thiết cơ bản từ tuổi 1-3 cần 0,5Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[6]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
0,8kg Supe lân/cây/năm; thời kỳ kinh
doanh: tuổi 4-5 cần 1-1,2kg Supe
lân/cây/năm; tuổi>6 cần 1,2-1,7kg Supe
lân/cây/năm.
- Kali là một ngun tố có đặc tính di
động cao và có khả năng tái phân phối ở
những vùng sinh trưởng. Thiếu kali thì kali
ở những mơ già có thể chuyển vị đến mơ
non. Ngồi ra, kali cịn có nhiệm vụ điều
hịa lượng nước trong cơ thể giúp cho sự
gia tăng lực giữ nước trong nguyên sinh
chất giúp cho cây kháng hạn. Cây hấp thụ

kali dưới dạng ion K+. Trường hợp cây hấp
thụ N ở dạng NH4+, nếu thiếu kali sẽ đưa
việc tích tụ nhiều NH4+ gây độc cho cây, vì
quá trình thành lập amino acid không xảy
ra. Thiếu kali, trái nhỏ, vỏ mỏng và bóng
láng, dễ rụng. Thiếu kali thường xảy ra trên
đất có đá vơi do sự đối kháng ion. Sử dụng
dư thừa kali có thể tạo ra sự thiếu magnesium. Điều này là do hai khoáng chất này
đối lập nhau. Mức độ cao của kali có thể
làm giảm sự hấp thu bình thường của magnesium. Tình trạng kali quá cao cũng sẽ có
một số hiệu quả nghịch trên trái, làm vỏ
trái thô và nhiều acid. Tại các khu vực kali
tổng số và kali dễ tiêu hầu hết nghèo cần
bổ sung trong các giai đoạn chăm sóc, bón
cân đối và hợp lý. Nhu cầu dinh dưỡng về
lượng kali đối với cây có múi là cây thời
kỳ kiến thiết cơ bản từ tuổi 1-3 cần 0,50,8kg KCl/cây/năm; thời kỳ kinh doanh ở
tuổi 4-5 cần 0,8-0,9kg KCl/cây/năm; tuổi
>6 cần 1-1,5kg KCl/cây/năm.

Một số loại phân bón vơ cơ được khuyến cáo dùng
vùng đất này như NPK gồm các loại 15:15:15+TE,
16:16:8+13S+TE, 16:7:17+Bo+TE hoặc 15:8:20+10S;
Đạm Sunfatamon (SA), nên sử dụng đạm KNO3, vừa
cung cấp kali, vừa cung cấp đạm, ngồi ra có thể sử
dụng dạng đạm trong phân bón DAP; lân nung chảy,
Apatit, Phosphorit và các loại phân bón này đều rất phù
hợp với đặc tính thổ nhưỡng vùng, cung cấp dạng đạm,
lân, kali cây trồng dễ hấp thụ và có thể cải tạo được độ
chua của đất.

- Đa số mẫu đất tại các khu vực đem đi phân tích
đều thiếu Ca 2+ , Mg 2+ cần bổ sung trong q trình
chăm sóc.
2. Đề nghị
- Nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của các yếu tố vi
lượng với cây có múi.
- Đây chỉ là kết quả bước đầu nghiên cứu, cần phải
nghiên cứu trong các giai đoạn của các năm tiếp theo để
có kết luận chính xác hơn.
- Những vùng đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp cần
bổ sung bón phân bón hữu cơ, phân chuồng, phân vi sinh
ít nhất 1 đợt/năm bằng biện pháp bón lót sau khi thu
hoạch trái. Chú ý, nếu bón phân chuồng phải ủ phân thật
hoai mục để tránh nhiễm bệnh cho cây, nếu tận dụng tàn
dư thực vật làm phân bón cho cây phải xử lý lượng tàn
dư bị nhiễm sâu bệnh hại trước khi dùng cho cây trồng.
- Cần bổ sung vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản
nhằm cải tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của
đất để quyết định lượng vơi cần bón. Khi bón vơi, dùng
vơi xám tốt hơn vơi trắng vì có cả Ca2+ và Mg2+.
- Cả hai khu vực trên đều có lượng lân tổng số trong
đất cao nhưng lượng lân dễ tiêu thấp. Chúng ta có thể
nghiên cứu loại chế phẩm sinh học để chuyển từ lân tổng
số sang lân dễ tiêu./.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Ánh, Nguyễn Văn Bộ, Lê Văn Tiềm, Cơng Dỗn Sắt (2000), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, Đất
Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.179-219.
2. Đỗ Ánh (2001), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn Đăng Nghĩa, Sổ tay sử dụng phân bón, NXB Nơng
nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, năm 2000.
4. Tôn Thất Chiểu (2000), Tổng quan về nghiên cứu đất Việt Nam, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.5-18.
5. Trần Văn Chính và cộng sự (2006), Giáo trình thổ nhưỡng học, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà, Nguyễn Hữu Thành, Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội, 2006.
7. Trần Khải (1997), Nghiên cứu thổ nhưỡng đất dốc trung du và miền núi, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
8. Trần Kông Tấu, Nguyễn Thị Dần (2000), Vật lý đất, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.71-108.
9. Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, Sổ tay phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội, 1998.
10. Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, Sổ tay phân bón, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội, năm 2005.

SỐ 10/2017

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[7]



×