Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giáo trình chiến thuật từng người trong chiến đấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.81 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG

#"

GIÁO TRÌNH

CHIẾN THUẬT TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU

LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2002

1


LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình huấn luyện chiến thuật “Cá nhân, tổ bộ binh trong
chiến đấu” là tài liệu được trình bày một cách có hệ thống, khoa học khá
đầy đủ và tương đối sâu về nội dung chủ yếu của tài liệu chuẩn, có ý
nghóa quan trọng trong việc thống nhất nội dung, phương pháp nghiên
cứu, là cơ sở để giáo viên biên soạn bài giảng : giúp người học nghiên
cứu, tham khảo nâng cao chất lượng học tập.
Giáo trình viết về (cá nhân, tổ bộ binh trong chiến đấu) với điều
kiện được trang bị vũ khí như hiện nay, chiến đấu trong đội hình cấp
trên. Đối tượng tác chiến là quân đội Mỹ, trang bị vũ khí hiện đại, công
nghệ cao.
Giáo trình dựa vào tài liệu chuẩn (từng người và tổ bộ binh trong
chiến đấu)
- BTTM xuất bản tháng 5 năm 1992 và một số tài liệu tham khảo
khác.
- Nhà xuất bản Q.Đ.N.D 1999.



2


Phần I: CÁ NHÂN TRONG CHIẾN ĐẤU

Chương I : CÁC TƯ THẾ ĐỘNG TÁC CƠ BẢN TRONG CHIẾN ĐẤU

1.1. Tư thế động tác đứng, quỳ, ngồi, nằm, tiến lên, vọt tiến dừng lại.
1.1.1. Ý nghóa :
Là những tư thế động tác cơ bản thường vận dụng trong chiến đấu, bảo đảm cho
người chiến só chọn vị trí thuận lợi trong quan sát hoặc sử dụng vũ khí tiêu diệt địch.
Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.1.2. Yêu cầu :
- Vận dụng thích hợp mọi điều kiện về địch, địa hình, địa vật, thời tiết.
- Hành động mưu trí, linh hoạt, nhanh chóng chính xác, bí mật bất ngờ.
Phân tích yêu cầu 1.
- Ý nghóa : Là yêu cầu chỉ đạo cách thức vận dụng linh hoạt các tư thế động tác
cơ bản trong chiến đấu, bảo đảm cho người chiến só dấu kín được ý định, hành động
chiến đấu của mình trong mọi tình huống.
- Nội dung.
Thể hiện :
+ Nắm chắc địch (lực lượng, phương tiện, thủ đoạn quy luật hoạt động những
điểm mạnh yếu của địch), phía trước, bên sườn nơi lợi dụng che dấu hành động của
mình để làm nhiệm vụ.
- Nắm chắc về địa hình, địa vật, thời tiết (đặc điểm, tính chất địa hình, đường
xá, sông suối, vật che khuất che đỡ...).
- Biện pháp :
+ Phải thành thạo các tư thế động tác, vận dụng một cách linh hoạt trong mọi
điều kiện địa hình, địa vật, vật che khuất che đỡ cụ thể.

+ Biết ngụy trang khéo léo, lừa địch.
+ Thường xuyên nắm chắc diễn biến về địch, xử trí kịp thời các tình huống.
Hai yêu cầu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình vận dụng các tư
thế động tác trong chiến đấu phải thực hiện tốt các yêu cầu, là cơ sở để hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Kinh nghiệm chiến đấu : Ngày 6 tháng 8 năm 1972 tại mặt trận đường 9 Nam
Lào, chiến só súng phun lửa Hoàng Văn Vẻ trong chiến đấu đã luôn bám sát nắm chắc
địch, mưu trí chiếm địa hình có lợi, vận dụng tốt tư thế động tác chiến đấu đã tiêu diệt
2 đại liên. 2 xe M 113 và 30 tên địch. Đ/c đã được phong danh hiệu anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
1.1.3. Động tác.
3


1.1.3.1. Động tác đứng lại, tiến lên.
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng khi phát hiện phía trước có địch hoặc hiện tượng lạ cần quan
sát hoặc cần dùng súng tiêu diệt địch. Khi có địa hình, địa vật, vật che khuất, che đỡ
cao ngang tầm người đứng.
* Động tác cụ thể.
- Động tác đứng lại :
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Người thu gọn nép sát vào vật lợi dụng, mắt
luôn quan sát mục tiêu. Súng để dọc theo thân người, tay phải (trái) giữ súng phần trên
của ốp lót tay. Nếu cần dùng súng thì dùng vai đẩy người ra : kết hợp hai tay đưa súng
lên bên phải (trái) vật lợi dụng làm động tác đứng bắn.
+ Đối với chiến só trung liên : động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu chân súng mở có thể gập chân súng.
+ Đối với chiến só B40 (B41) : động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, tay phải (trái) nắm phần tiếp giáp giữa miệng nòng
súng với quả đạn. Nếu súng chưa lắp đạn, tay phải xách súng ở ốp bọc nòng (dây súng

có thể khoác vào vai phải).
- Động tác tiến lên : Chuyển súng về tư thế mang súng, xách súng hoặc hai tay
cầm súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Khi tiến lên có thể bằng động tác chạy, đi hoặc
các động tác khác, tùy theo điều kiện địa hình, địch cụ thể để vận dụng cho thích hợp.
* Những điểm chú ý :
- Khi đứng phải nghiêng mình sang phài (trái) để thu nhỏ mục tiêu.
- Khi dùng súng : Lợi dụng vật che đỡ, che khuất làm điểm bắn không ảnh
hưởng đến độ chính xác của loạt bắn.
1.1.3.2. Động tác quỳ, tiến lên.
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng, khi phát hiện phía trước có địch hoặc hiện tượng lạ cần quan
sát, dùng súng tiêu diệt địch. Khi có địa hình, địa vật, vật che khuất, che đỡ cao ngang
tầm người ngồi.
* Động tác cụ thể.
- Động tác quỳ :
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Chân trái bước lên một bước hơi chếch sang
phải. Chân phải lấy mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái, hạ thấp trọng tâm người,
quỳ gối phải xuống đất. Mông phải ngồi lên gót chân phải, chân trái ống chân thẳng
đứng. Đùi phải và trái hợp với nhau một góc nhỏ hơn 90o. Mắt luôn quan sát mục tiêu.
Súng, trước khi quỳ dùng tay phải xách. Khi quỳ nếu quan sát thì tay trái cầm ốp lót
tay, tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt trên vành cò. Súng được đặt trên đùi trái và

4


phải, nòng súng hơi chếch lên, mặt súng nghiêng về bên trái. Nếu dùng súng kết hợp
hai tay giương súng lên bên phải (trái) vật lợi dụng làm động tác quỳ bắn.
+ Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Khi chưa dùng súng, tay phải đỡ súng, tay trái mở chân súng, sau đó về nắm
ốp lót tay : kết hợp hai tay đặt súng bên phải người, ốp lót tay ngang với bàn chân trái.

Nếu dùng súng : Do súng nặng lên tay trái cầm súng ở ốp lót tay, cánh tay đặt trên đùi
trái. Nách phải kẹp chặt súng ở cổ tròn báng súng.
+ Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, trước khi quỳ tay trái ngửa đỡ khoảng tiếp giáp giữa
miệng nòng súng với quả đạn : Nách phải kẹp chặt phần đuôi nòng súng. Khi quỳ, tay
trái giữ nguyên đặt lên đùi trái, tay phải rời ốp bọc nòng về cầm tay cò, đuôi nòng
súng đặt trên đùi phải hướng xuống đất. Nếu súng chưa lắp đạn : Trước khi quỳ, tay
phải xách súng, dây súng được đeo vào vai phải. Khi quỳ, hai tay cầm súng theo tư thế
tự nhiên, thoải mái.
- Động tác tiến lên :
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Dùng sức của đầu gối phải và chân trái đẩy
người đứng dậy. Súng có thể giữ nguyên ở tư thế quỳ hoặc tay phải rời tay cầm về nắm
ốp lát tay, kéo súng về tư thế xách súng. Chân phải bước lên để tiến theo hướng đã
định.
+ Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đặt bên phải người, thì tay phải nắm ốp lót tay xách súng đặt lên
đùi phải; tay trái gập chân súng lại sau chuyển về nắm ốp lót tay, tay phải rời ốp lót
tay khoác dây súng vào vai phải sau đó về cầm tay cầm hoặc cổ tròn báng súng.
+ Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, giữ nguyên như ở tư thế quỳ. Khi đứng dậy đồng thời
kẹp phần đuôi súng vào nách phải. Nếu súng chưa lắp đạn tay phải cầm ốp bọc nòng ở
tư thế xách súng, đứng dậy và tiến như các trường hợp khác.

* Những điểm chú ý :
- Khi quỳ hai đùi không nên mở quá rộng hoặc quá hẹp.
địch.

- Khi tiến phải nắm chắc thời cơ, bí mật bất ngờ, đột nhiên hoặc nghi binh lừa
1.1.3.3. Động tác ngồi xuống, tiến lên.
* Trường hợp vận dụng :


Thường vận dụng khi phát hiện phía trước có địch hoặc hiện tượng lạ cần quan
sát, dùng súng tiêu diệt địch. Nơi có địa hình địa vật, vật che khuất, che đỡ cao ngang
tầm người ngồi.
* Động tác cụ thể.
- Động tác ngồi :

5


+ Đối với chiến só tiểu liên AK. Xoay người nghiêng sang phải hoặc trái tùy
theo bước chân vào thời điểm định dừng, hạ thấp trọng tâm người từ từ ngồi xuống
theo thế ngồi xổm, người nép sát vào vật lợi dụng chuyển trọng tâm người sang chân
phải hoặc trái. Mắt luôn quan sát mục tiêu. Súng có thể giữ nguyên như khi đang vận
động hoặc dựng súng giữa hai đùi, sát, dọc theo thân người, nòng súng thẳng lên trên.
Nếu cần dùng súng thì chỉ cần hạ đầu gối phải xuống đất chuyển thành tư thế quỳ bắn.
+ Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Súng có thể đặt xuống đất như động tác quỳ.
+ Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như súng tiểu liên AK.
Chỉ khác: Nếu súng đã lắp đạn, cách cầm súng như ở tư thế quỳ.
- Động tác tiến lên :
quỳ.

+ Đối với chiến só tiểu liên AK. Động tác giống như động tác tiến lên ở tư thế

+ Đối với chiến só trung liên: Động tác cơ bản giống như động tác tiến lên ở tư
thế quỳ.
+ Đối với chiến só B40 (B41): Động tác giống như động tác tiến lên ở tư thế
quỳ.
* Những điểm chú ý :

- Khi thực hiện động tác không ngồi bệt xuống đất.
- Khi nép người vào vật lợi dụng súng B40 (B41) đã lắp đạn không được để đầu
quả đạn chạm vào vật lợi dụng.
1.1.3.4. Động tác nằm xuống, tiến lên.
* Trường hợp vận dụng : Thường vận dụng khi phát hiện phía trước có địch hoặc
hiện tượng lạ cần quan sát, dùng súng tiêu diệt địch. Nơi có địa hình, địa vật, vật che
khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.
* Động tác cụ thể.
- Động tác nằm xuống :
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Chân phải bước lên một bước, mũi bàn chân
chếch sang phải, người cúi thấp. Tay trái chống bàn tay xuống đất cách mũi bàn chân
phải một khoảng từ 25 đến 30cm. Hạ cánh tay và vai trái xuống đất, đồng thời chân
phải duỗi về sau thành tư thế nằm sấp, hai chân mở rộng bằng vai. Mắt luôn quan sát
mục tiêu. Súng, trước khi nằm chuyển về tư thế xách súng : khi nằm có thể súng ở tư
thế sẵn sàng chiến đấu hoặc giương súng ở thực hiện động tác nằm bắn.
+ Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Trước khi nằm, kết hợp hai tay đặt súng bên phải, sau đó hai tay về chống
xuống đất thực hiện động tác nằm. Khi nằm xuống nghiêng mình sang phải kết hợp hai
tay đưa súng về trước.
+ Đối với chiến só B40 (B41) : Nếu súng đã lắp đạn động tác cơ bản giống như
chiến só trung liên. Nếu súng chưa lắp đạn động tác cơ bản như chiến só tiểu liên AK.
- Động tác tiến leân :
6


+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Tay phải về cầm ốp lót tay, thu súng về phía
trước ngực, dùng sức đẩy của hai tay nâng người lên. Chân trái bước về phía trước một
bước, đồng thời tay phải nhấc súng lên đưa về trước, tay trái nắm ốp lót tay, tay phải
rời về cầm tay cầm. Khi tiến chân phải bước lên và tiếp tục tiến theo hướng đã định
(cũng có thể khi tiến tay phải xách súng, tay trái giữ lá ngụy trang).

+ Đối với chiến só trung liên, B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só
tiểu liên AK. Chỉ khác : Súng được đặt phía trước, hai tay chống trước ngực đẩy người
lên thực hiện động tác đứng dậy. Khi chân trái bước lên, kết hợp hai tay lấy súng và
tiến theo hướng đã định.
* Những điểm chú ý :
- Nếu thực hiện nằm bắn đối với chiến só tiểu liên AK, B40 (B41) thì người hợp
với hướng bắn một góc 30o ; đối với súng trung liên thì người hợp với hướng bắn từ 0
đến 15o.
- Trường hợp vận động gặp hỏa lực địch cần nằm gấp, thì thuận chân nào cũng
có thể chống tay nằm xuống được.
1.1.3.5. Động tác vọt tiến, dừng lại.
* Trường hợp vận dụng.
Thường vận dụng ở những nơi gần địch, vượt qua địa hình trống trải, dừng lại
quan sát hoặc dùng súng tiêu diệt địch.
* Động tác cụ thể.
- Động tác vọt tiến :
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Nếu vọt tiến ở tư thế cao (đứng, quỳ, ngồi, bò
cao) : Dùng sức của hai chân bật người về phía trước thành chạy nhanh. Khi vận động,
người cuối thấp hơi nghiêng về một bên để thu nhỏ mục tiêu. Mắt luôn quan sát mục
tiêu. Súng có thể ở tư thế xách hoặc hai tay cầm ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, nếu có
mang trang bị, khí tài thì súng được đeo ở sau lưng.
Nếu vọt tiến ở tư thế thấp (lê, bò thấp, trườn, nằm) : động tác cơ bản giống như
động tác nằm, tiến lên. Nhưng vận động nhanh hơn.
+ Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Dây súng được khoác vào vai phải khi vận động.
+ Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác vọt tiến cơ bản giống như chiến só tiểu
liên AK. Chỉ khác : Khi súng đã lắp đạn thì dây súng khoác vào vai phải, tay trái ngửa
đỡ khoảng tiếp giáp giữa nòng súng và quả đạn. Tay trái cầm ốp bọc nòng, nách phải
kẹp chặt đuôi nòng súng.
- Động tác dừng lại : Đang vận động, nếu cần dừng lại để quan sát hoặc dùng

súng tiêu diệt địch, thì tùy theo tình hình địch, địa hình, địa vật, vật che khuất, che đỡ
cụ thể để dừng lại theo tư thế đứng, quỳ, ngồi, nằm. Động tác dừng lại giống như động
tác đứng lại, quỳ, ngồi, nằm xuống, tiến lên.
* Những điểm chú ý :
7


- Động tác di chuyển phải nhẹ nhàng, bất ngờ, đột nhiên. Nếu địch đang theo
dõi phải nghi binh lừa địch.
Hành động dừng lại phải thật nhanh, không làm thay đổi hoặc rung động vật lợi
dụng.
1.2. Các tư thế động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu.
1.2.1. Ý nghóa :
Các tư thế động tác vận động, là những động tác cơ bản thường vận dụng trong
chiến đấu để nhanh chóng, bí mật đến gần, sát mục tiêu tìm mọi cách tiêu diệt được
địch, bảo vệ mình. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
1.2.2. Yêu cầu :
* Luôn quan sát địch, địa hình địa vật và đồng đội, vận dụng tốt các tư thế vận
động thích hợp.
* Hành động mau lẹ, mưu trí, bí mật.
Phân tích yêu cầu 1.
- Ý nghóa : Là yêu cầu quan trọng chỉ đạo biện pháp để nắm chắc tình hình
địch, địa hình và hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội trong chiến đấu.
- Nội dung.
Thể hiện :
+ Luôn quan sát địch : Nắm chắc tình hình địch (lực lượng, phương tiện, âm mưu
thủ đoạn, quy luật hoạt động của địch...).
+ Luôn quan sát địa hình, địa vật : Nắm chắc địa hình, địa vật khu vực đang
hoạt động, đánh giá được những mặt mạnh và những hạn chế của địa hình ở cả phía ta
và phía địch. Khi vận động, vận dụng tư thế động tác cho phù hợp, che dấu được hành

động của mình.
+ Luôn quan sát đồng đội : Nắm chắc ký, tín, ám hiệu hiệp đồng, sẵn sàng chi
viện cho nhau hoặc nghi binh thu hút tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội hoàn thành
nhiệm vụ.
- Biện pháp :
huống.

+ Phải xây dựng tinh thần chiến đấu cao, chủ động, sáng tạo trong mọi tình
+ Chấp hành nghiêm kỷ luật trong chiến đấu, tác phong khẩn trương, cụ thể tỉ

mỉ.
Hai yêu cầu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình vận dụng tư thế
động tác vận động trong chiến đấu phải thực hiện tốt các yêu cầu, là cơ sở để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
* Kinh nghiệm chiến đấu :
Trận chiến đấu phòng ngự Tích Tường ngày 20 tháng 11 năm 1972 của 1/1/e36.
Lúc 12 giờ, khi địch đột nhập trận địa của cBBI. Đồng chí Sinh nhận nhiệm vụ chỉ huy
8


một tổ đánh vào đội hình của địch. Do quan sát nắm chắc về địch, chỉ huy tổ triệt để
lợi dụng địa hình, địa vật và hiệp đồng tốt của các chiến só trong tổ. Sau 5 phút xuất
kích tổ đồng chí Sinh đã tiêu diệt địch đột nhập. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
1.2.3. Động tác :
1.2.3.1. Động tác đi khom :
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng khi vận động gần địch, trong điều kiện có địa hình, địa vật,
vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, sương mù địch khó phát hiện.
* Động tác cụ thể :

- Đối với chiến só tiểu liên AK : Tư thế người hơi nghiêng sang phải, hai đầu gối
chùng, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt luôn quan sát mục tiêu. Tay phải cầm súng ở tay
cầm, tay trái cầm ốp lót tay, mặt súng hơi nghiêng sang trái, nòng súng chếch lên cao
ngang tầm mắt. Súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Nếu điều kiện cho phép súng có thể
dùng tay phải để xách, tay trái vạch đường tiến hoặc giữ, cầm lá ngụy trang. Nếu
khoác dây súng vào vai phải thì tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng.
Khi tiến : Chân phải (trái) bước lên đặt cả bàn chân xuống đất. Nếu bước chân
phải thì lên mũi bàn chân chếch sang phải. Nếu bước chân trái lên thì mũi bàn chân
đặt theo hướng tiến. Chân trước gập, chân sau cong tự nhiên. Cứ như vậy hai chân thay
nhau liên tục tiến lên theo hướng đã định.
+ Trường hợp cần khom thấp : Động tác cơ bản giống như khom cao. Chỉ khác :
Chùng hai đầu gối, gập bụng xuống thấp hơn.
+ Trường hợp mang trang bị khí tài (bộc phá khối, bộc phá ống, thang ván...).
Động tác đi khom không thay đổi chỉ khác : Súng được đeo sau lưng, hai tay mang
trang bị khí tài.
+ Trường hợp vận động trong đêm tối gặp pháo sáng của địch : Người từ từ ngồi
xuống, đầu cúi thấp, mắt ngước lên quan sát mục tiêu. Súng được chống xuống đất,
giữa hai đùi, tay phải rời tay cầm về nắm đầu nòng súng, ngón trỏ bịt miệng nòng
súng.
- Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Do súng nặng, dây súng được khoát vào vai phải, hai tay cầm súng đẩy về
phía trước.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, dây súng được khoát vào vai phải, tay phải cầm cò,
tay trái ngửa đỡ khoảng tiếp giáp giữa miệng nòng súng và quả đạn. Nếu súng chưa
lắp đạn. Tay phải cầm súng ở ốp bọc nòng, tay trái cầm nòng súng. Súng B40 lỗ chích
khí thuốc quay lên trên. B41 kính quang học quay lên trên.
* Những điểm chú ý :
- Khi đi khom đầu không nhấp nhô hoặc bước giật cục.
- Mang đeo trang bị phải gọn gàng không phát ra tiếng động.

9


- Mắt luôn quan sát mục tiêu.
1.2.3.2. Động tác chạy khom :
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ vị trí này sang vị trí
khác hoặc vượt qua địa hình trống trải trong tầm quan sát hoặc bom đạn của địch. Có
thể vận dụng động tác chạy nhanh hoặc chạy chậm.
* Động tác cụ thể :
Đối với chiến só AK, trung liên, B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như động
tác đi khom. Chỉ khác : Tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn đối với chạy bước dài : ngắn hơn,
nhẹ nhàng hơn đối với chạy bước ngắn.
* Những điểm chú ý :
- Dùng động tác chạy bước dài hoặc chạy bước ngắn phải tùy thuộc theo khả
năng địch có thể nghe thấy tiếng động hay không để vận dụng cho thích hợp.
- Khi chạy khom không làm biến đổi địa hình, địa vật, vật che khuất che đỡ.
1.2.3.3. Động tác bò :
* Trường hợp vận dụng :
- Đối với bò cao : Thường vận dụng khi gần địch, vận động qua địa hình, địa
vật, vật che khuất che đỡ cao ngang tầm người ngồi, nơi dễ phát ra tiếng động (gạch,
ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành cây khô, lá mục v.v...) hoặc dùng tay để dò gỡ mìn.
- Đối với bò thấp : Thường vận dụng khi gần địch, vận động qua nơi bằng
phẳng, trống trải, hàng rào, dây leo, rành hẹp... có địa hình, địa vật, vật che đỡ che
khuất cao ngang tầm người nằm.
* Động tác cụ thể :
- Động tác bò cao hai chân một tay.
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Người ngồi xổm, hai gót chân kiễng lên, mắt
luôn quan sát mục tiêu. Dây súng được khoác vào vai phải, tay phải cầm súng ở ốp lót
tay, cánh tay kẹp chặt súng. Khi tiến : Người hơi ngã về trước, tay trái dò mìn hoặc dọn

đường tiến và tìm chỗ đặt chân. Động tác dọn đường tiến : Tay trái năm ngón tay chụm
lại đặt xuống đất từ từ bung ra. Dùng các đầu ngón tay trái và chân trái làm trụ để giữ
thăng bằng, chuyển trọng lượng thân người dồn vào chân trái, nhấc chân phải lên đặt
mũi bàn chân vào lòng bàn tay trái. Chuyển trọng lượng thân người vào chân phải. Tay
trái sau đó chuyển về phía trước dọn và tìm chỗ đặt cho chân trái. Cứ như vậy tay trái
kết hợp với hai chân đưa người tiến theo hướng đã định.
+ Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Súng được kẹp chặt vào nách phải, hộp tiếp đạn quay lên trên nằm ở sau
nách phải.
+ Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, tay phải ngửa nắm khoảng tiếp giáp giữa miệng nòng
súng và quả đạn.
- Động tác bò, hai chaân, hai tay :
10


+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Động tác cơ bản giống như bò một tay, hai
chân. Chỉ khác : Súng được đeo sau lưng, nòng súng quay xuống đất. Tay trái dọn và
tìm chỗ đặt cho chân trái, tay phải dọn và tìm chỗ đặt cho chân phải, thực hiện 3 chắc 1
vi.
+ Đối với chiến só trung liên B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só
tiểu liên AK. Chỉ khác : Súng đeo sau lưng, nòng súng quay lên trên.
- Bò thấp đường tiến rộng :
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Người nằm sấp, chân phải (trái) co, chân trái
(phải) duỗi thẳng tự nhiên. Hai khuỷu tay chống xuống đất, mở rộng bằng vai. Mắt
luôn quan sát mục tiêu. Tay trái cầm súng ở ốp lót tay, tay phải cầm cổ tròn báng súng,
mặt súng có thể quay lên trên, xuống dưới hoặc vào trong. Khi tiến : Dùng sức nâng
của hai khuỷu tay và má trong của đầu gối trái hoặc phải nâng người khỏi mặt đất ;
đồng thời co đầu gối trái (phải) về trước. Mông, lưng, đầu thành một đường thẳng. Kết
hợp tay nọ chân kia đẩy người tiến về phía trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất.

+ Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Chân súng gập, hộp tiếp đạn quay xuống dưới hoặc quay lên trên.
+ Đối với chiến só trung liên B40 (B41): Nếu súng đã lắp đạn, thường không vận
dụng động tác bò đường tiến rộng. Nếu súng chưa lắp đạn : Động tác cơ bản giống như
chiến só tiểu liên AK. Chỉ khác : Tay phải cầm ốp bọc nòng, tay trái cầm nòng súng
phía sau bệ thước ngắm. Súng B41 kính quang học quay lên trên, Súng B40 lỗ chích
khí thuốc quay lên trên.
- Động tác bò đường tiến hẹp.
+ Đối với chiến só tiểu liên AK: Động tác cơ bản giống như bòđường tiến rộng.
Chỉ khác: Tay phải nắm súng ở khâu dây đeo, ngón trỏ quàng qua nòng súng, súng
nằm trên cánh tay phải gần dọc theo thân người, mặt súng quay vào trong.
+ Đối với chiến só trung liên: Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Chân súng gập, 5 ngón tay cầm chắc dây súng sát khâu dây đeo phía trước
nòng súng hơi chếch sang trái.
+ Đối với chiến só B40 (B41): Động tác cơ bản giống như chiến só trung liên.
* Những điểm chú ý :
- Khi thực hiện bò cao, mông không được nhổm cao, không để báng súng, nòng
súng hoặc các trang bị mang theo va chạm đất.
- Khi thực hiện bò thấp, mông không được vật qua vật lại. Hai chân từ đầu gối
trở xuống để lỏng tự nhiên.
1.2.3.4. Động tác lẻ :
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng khi cần thu nhỏ mục tiêu ở những nơi gần địch, có địa hình,
địa vật, vật che đỡ che khuất cao ngang tầm người ngồi.
* Động tác cụ thể :

11


- Đối với chiến só tiểu liên AK: Tư thế ngồi nghiêng xuống đất, mông và đùi trái

tiếp đất. Chân trái co lên, đùi trái vuông góc với thân người, bàn chân trái đặt gần sát
ống chân phải. Chân phải duỗi thẳng tự nhiên. Tay trái, bàn tay trái chống xuống đất
sát hông trái. Mắt luôn quan sát mục tiêu. Tay phải cầm súng ở ốp lót tay đặt súng lên
đùi và cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái, đế
báng súng ngang bằng với bàn chân trái.
Khi tiến: Chân phải co lên đặt mũi bàn chân sát góc chân trái. Tay trái 5 ngón
tay khép lại đưa về trước một khoảng từ 30 – 40cm mũi bàn tay thẳng hướng tiến.
Dùng sức của tay trái và bàn chân phải nâng người lên, đẩy người là là mặt đất
về trước cho đến khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên. Cứ như vậy, chân, tay kết hợp đưa
người tiến theo hướng đã định.
- Trường hợp cần lê thấp : Động tác cơ bản giống như lê cao. Chỉ khác : Đặt cả
tay xuống đất. Khi tiến, đoạn đường ngắn hơn, chân phải cong tự nhiên.
Trường hợp mang trang bị khí tài : (Bộc phá khối, bộc phá ống, thang ván...).
Động tác lê không thay đổi. Chỉ khác : Súng được đeo vào sau lưng. Nếu mang bộc
phá khối thì tay phải cầm chữ thập đặt bộc phá lên phía trên hông phải, cánh tay kẹp
chặt bộc phá vào sườn phải. Nếu mang bộc phá ống đặt bộc phá trên cẳng và đùi trái,
đầu búp đa hơi chếch sang phải, tay phải choàng qua bộc phá, bàn tay ngửa đỡ lấy 1/3
bộc phá ống từ trên xuống.
- Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như súng tiểu liên AK. Chỉ
khác : Chân súng gập, đặt súng sao cho trọng lượng rơi đều trên cẳng và đùi trái, nòng
súng chếch nhiều sang trái.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, tay phải choàng qua súng, bàn tay ngửa đỡ phần tiếp
giáp giữa phần nòng súng với quả đạn. Nếu súng chưa lắp đạn, tay phải cầm súng ở ốp
bọc nòng phía sau bệ thước ngắm. B40 lỗ chích khí thuốc quay lên trên, B41 kính
quang học quay lên trên.
* Những điểm chú ý :
- Khi lê đầu không nhấp nhô, mông, đùi và chân trái không kéo lê dưới đất.
- Khi đưa chân phải lên, bàn chân không đạp vào đế báng súng hoặc bộ phận
gây nổ khi mang bộc phá ống.

- Mang, đeo trang bị phải gọn gàng không để phát ra tiếng động.
1.2.3.5. Động tác trườn :
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng trong trường hợp gần địch, cần hạ thấp mục tiêu, khi vượt qua
địa hình trống trải, bằng phẳng hoặc có địa hình, địa vật, vật che khuất, che đỡ cao
ngang tầm người nằm.
* Động tác cụ thể :

12


- Đối với chiến só tiểu liên AK : Tư thế người nằm sấp, hai tay gập lại, khuỷu
tay mở rộng bằng vai, hai bàn tay úp xuống đất và để sát vào nhau phía dưới cằm hơi
chếch về phía trước theo hướng tiến. Hai chân duỗi thẳng, hai gót khép lại tự nhiên, hai
mũi bàn chân quay ra ngoài. Súng được đặt dọc theo thân người cách một khoảng từ 15
đến 20cm, nòng súng hướng về phía trước và ngang đầu, hộp tiếp đạn quay ra ngoài.
Khi tiến : đưa hai cánh tay về trước khoảng 10 đến 15cm, hai mũi bàn chân co
về phía trước. Dùng sức của hai cánh tay và hai mũi bàn chân nâng người lên đẩy
người là là mặt đất tiến về phía trước. Cứ như vậy tay chân phối hợp đẩy người tiến
theo hướng đã định. Khi trườn hai, ba nhịp thì tay phải về nhấc súng đưa từ từ về trước
và đặt nhẹ nhàng xuống đất.
Trường hợp trườn qua địa hình mấp mô, lởm chởm : Động tác trườn không có gì
thay đổi. Chỉ khác : Khi tiến, hai tay co, khuỷu tay khép bên sườn, hai bàn tay chống
xuống đất, phối hợp sức của hai bàn tay và hai mũi bàn chân nâng người về trước.
Trường hợp có trang bị (bộc phá ống, thang ván...) động tác trườn không có gì
thay đổi. Chỉ khác : Súng được đeo sau lưng. Khi nhấc trang bị, khí tài thì người
nghiêng sang trái, chân phải co lên; kết hợp hai tay đưa trang bị, khí tài về trước theo
hướng tiến.
- Đối với chiến só trung liên: Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng ở tư thế giá súng thì đặt mặt súng nghiêng sang trái. Khi nhấc

súng lên, động tác giống như lấy trang bị, khí tài.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, khi đặt, súng B40 lỗ chích khí thuốc quay lên trên,
súng B41 kính ngắm quang học quay lên trên. Khi nhấc súng lên động tác giống như
chiến só trung liên.
* Những điểm chú ý :
- Khi trườn bụng, ngực không kéo lê dưới mặt đất.
- Khi nhấc súng lên phải nhẹ nhàng tránh va chạm vào vật cứng, nhất là súng
B40 (B41) đã lắp đạn.
1.2.3.6. Động tác lăn :
* Trường hợp vận dụng :
- Động tác lăn ngắn : Thường vận dụng khi vọt tiến dưới hỏa lực bắn thẳng của
địch hoặc đang nằm bắn cần thay đổi vị trí sang bên phải (trái) ở cự ly ngắn.
- Động tác lăn dài : Thường vận dụng khi cần thay đổi vị trí sang phải (trái)
bằng tư thế thấp ở cự ly xa, lăn xuống dốc thoải, qua đường...
* Động tác cụ thể :
- Động tác lăn ngắn :
- Đối với chiến só tiểu liên AK: Nếu lăn sang phải thì tư thế người: Chân phải
bước lên một bước dài theo hướng tiến, đầu gối gập tự nhiên, chân trái thẳng. Tay trái
năm ngón tay khép kín chống xuống đất cách mũi bàn chân phải khoảng 25 đến 30cm,
người cúi thấp. Tay phải cầm súng khoảng tiếp giáp thân súng với ốp lót tay, ngón caùi
13


choàng qua tay kéo bệ khóa nòng, bốn ngón con giữ chặt súng. Cánh tay kẹp súng và
nách phải, súng gần dọc theo thân người, mặt súng quay sang phải.
Khi lăn : Hạ vai phải xuống đất, đầu gối phải đánh sang trái, dùng sức đẩy của
tay trái và toàn thân lăn người sang bên phải. Chân phải cong, chân trái thẳng tự nhiên,
mũi bàn chân trái không di chuyển. Khi gối phải vừa chạm đất thì chuyển thành tư thế
khác (có thể thành tư thế nằm bắn hoặc vận động như bò, lê, trườn, vọt tiến... theo

hướng tiến).
Nếu lăn sang trái : Động tác cơ bản giống như lăn sang phải nhưng động tác
ngược lại. Chỉ khác : Khi bước chân lên, bước ngắn. Khi lăn thứ tự hạ cánh tay, khuỷu
tay và tay trái xuống đất.
Trường hợp khi đang nằm bắn cần thay đổi vị trí. Tay phải rời tay cầm về cầm
ốp lót tay thu súng về trước ngực, súng nằm trên cẳng tay phải, mặt súng quay sang
phải. Tay trái thu về trước ngực, nách hơi khép lại. Ý định lăn sang bên nào thì mũi
bàn chân đó quay vào trong, chân kia vẫn giữ nguyên. Khi lăn : Dùng sức toàn thân lăn
người sang phải (trái). Sau đó tiếp tục thực hiện động tác nằm bắn hoặc làm động tác
vọt tiến tùy theo ý định của mình.
- Động tác lăn dài :
+ Đối với chiến só tiểu liên AK : Tư thế người nằm nghiêng sang phải (trái) súng
đặt trên bụng dọc theo thân người, tay phải duỗi thẳng giữ phần cuối của hộp tiếp đạn,
tay trái nắm đầu nòng súng hơi đẩy súng sang phải, ngón trỏ bịt nòng súng, hai vai thu
nhỏ. Nếu lăn về bên nào thì cổ chân ấy đặt lên cổ chân kia, hai đùi khép chặt báng
súng, hai đầu gối mở rộng hơi co.
Khi lăn : Nghiêng người sang phải (trái) lấy đà. Dùng sức của toàn thân lăn
người đến vị trí đã định. Nếu chóng mặt thì lăn quá vị trí đã định mấy vòng, sau đó lăn
trở lại rồi chuyển sang tư thế khác.
+ Đối với chiến só trung liên B40 (B41) : Thường ít vận dụng động tác lăn ngắn,
lăn dài.
* Những điểm chú ý :
- Thực hiện động tác lăn ngắn ở tư thế cao, chân không vung quá cao, mông và
lưng không chạm đất.
- Khi lăn dài phải định hướng lăn cho chuẩn. Khi lăn qua đường không lăn
vuông góc với hướng địch để thu nhỏ mục tiêu.
1.2.3.7. Động tác xuống, lên hào và phát triển dưới hào.
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng trong chiến đấu tấn công, khi phát triển dưới hào, giao thông
hào.

* Động tác cụ thể :
- Động tác xuống hào.
+ Trường hợp xuống hào sâu từ 1,2m trở leân.

14


- Đối với chiến só tiểu liên AK : Nếu vận động bên mép phải hào thì chân phải
bước lên một bước dài, đặt bàn chân sát mép hào, đầu gối gập tự nhiên, người cúi thấp,
chân trái thẳng. Tay phải ở tư thế xách súng (nắm ở ốp lót tay) đặt súng bên phải bàn
chân phải. Dùng sức của hai chân và tay phải đẩy người lên và nhảy xuống hào. Quá
trình nhảy xuống phải đổi chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau. Khi hai bàn
chân chạm đất chùng hai gối để giữ thăng bằng. Tay phải chuyển súng về trước, tay
trái nắm ốp lót tay, tay phải về cầm tay cầm thành tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chân
phải bước lên tiếp tục tiến theo hướng đã định.
Nếu vận động ở mép hào bên trái, động tác xuống hào cơ bản giống như động
tác xuống hào bên phải. Chỉ khác : Tay phải xách súng, tay trái đặt sát mép hào phía
trước chân trái. Khi nhảy xuống hai chân không đổi.
Trường hợp xuống hào trong điều kiện đêm tối hoặc động tác cần nhẹ nhàng
giữ bí mật. Vận dụng xuống từ hai mép hào : Xoay người về hướng tiến, đưa chân phải
(trái) sang mép hào bên trái (phải) , người cúi thấp, tay phải cầm súng ốp lót tay đặt
súng bên bàn chân phải, tay trái chống xuống đất trước bàn chân trái. Dùng sức của hai
tay, đưa hai chân xuống hào, má ngoài của hai chân tỳ vào thành hào để giữ thăng
bằng và từ từ tụt xuống. Khi hai bàn chân vừa chạm đất, chân phải rút về sau, người
theo hướng tiến. Tay phải nhấc súng khỏi mép hào đưa súng về trước tay trái nắm ốp
lót tay, tay phải tiến về cầm tay cầm, tiếp tục tiến theo hướng đã định.
- Đối với chiến só trung liên : Động tác xuống hào cơ bản giống như chiến só tiểu
liên AK. Chỉ khác : Nếu chân súng mở thì giá súng dọc theo mép hào phải (trái). Tay
phải (trái) chống xuống đất.
- Đối với chiến só B40 B41) : Động tác xuống hào cơ bản giống như chiến só

trung liên. Chỉ khác : Khi đặt súng B40 lỗ chích khí thuốc quay lên trên, B41 kính
ngắm quang học quay lên trên.
+ Trường hợp xuống hào sâu không quá 0,8m : Dùng sức bật của hai chân đẩy
người lên và nhảy xuống hào. Khi hai chân vừa chạm đất chùn gối, xoay người theo
hướng tiến và vận động theo hướng đã định. Tư thế xách súng hoặc hai tay cầm súng
sẵn sàng chiến đấu.
- Động tác lên hào.
+ Trường hợp lên hào sâu 1,2m trở lên.
- Đối với chiến só tiểu liên AK. Nếu lên một bên hào, người quay về mép hào
định lên, tay phải cầm súng ở ốp lót tay đặt súng lên mép hào, nòng súng hướng về
phía trước. Hai tay chống về mép hào, hai đầu gối chùn xuống để lấy đà. Dùng sức của
hai chân, hai tay đẩy người lên. Khi toàn thân lên khỏi mặt hào, chân trái co tỳ vào
mép hào phía trước, chân phải thẳng tự nhiên, bàn chân đạp vào mép hào phía sau.
Tiếp tục đẩy người đứng thẳng lên; kết hợp tay phải nhấc súng (súng có thể ở tư thế
xách hoặc hai tay cầm súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu) tiến theo hướng đã định.
Nếu lên bằng hai mép hào: Tay phải cầm súng ở ốp lót tay đặt súng dọc theo
hào, chống hai tay xuống mép hào; kết hợp lực của hai chân, hai tay đẩy người lên.

15


Khi hai khuỷu tay chống thẳng, co hai chân lên mép hào tiếp tục đẩy người đứng thẳng
dậy, xoay người theo hướng tiến và vận động theo hướng đã định.
- Đối với chiến só trung liên: Động tác lên hào cơ bản giống như chiến só tiểu
liên AK. Chỉ khác: Nếu chân súng mở thì kết hợp hai tay giá súng. Khi súng nhấc lên
tay phải khoác dây súng vào vai phải.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác lên hào cơ bản giống như chiến só trung
liên. Chỉ khác : Khi đặt súng B40 lỗ chích khí thuốc quay lên trên, B41 kính ngắm
quang học quay lên trên. Nếu súng đã lắp đạn, khi nhấc súng lên tay trái ngửa đỡ lấy
khoảng tiếp giáp giữa miệng nòng súng và quả đạn hoặc kết hợp hai tay đưa súng lên

vai thành tư thế sẵn sàng bắn.
+ Trường hợp lên hào sâu không quá 0,8m.
- Đối với chiến só tiểu liên AK : Nếu lên bên phải, tay phải cầm súng ở ốp lót
tay đặt súng xuống mép hào bên phải, dùng sức đẩy của tay phải và chân phải bật
người lên, chân trái đạp vào thành hào phía trước tiếp tục đẩy người đứng thẳng dậy.
Xoay người theo hướng tiến và vận động theo hướng đã định. Nếu lên bên trái hào
động tác cơ bản giống như bên phải hào. Chỉ khác: Tay phải cầm súng, tay trái chống ở
mép hào bên trái. Nếu hào nông hơn, tay phải cầm súng ở tư thế xách hoặc tư thế sẵn
sàng chiến đấu. Khi lên hào dùng sức bật của hai chân nhảy lên khỏi hào, tiếp tục tiến
theo hướng đã định.
- Đối với chiến só trung liên: Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn khi đặt súng B40 lỗ chích khí thuốc quay lên trên, B41
kính ngắm quang học quay lên trên.
+ Động tác phát triển dưới hào.
- Đối với chiến só tiểu liên AK : Nếu phát triển dưới hào nông hoặc còn xa địch
: Động tác vận động cơ bản như đi khom, chạy khom nhưng tư thế thấp hơn, tốc độ tiến
nhanh hơn. Người hơi cúi về phía tử giác của mép hào để thu nhỏ mục tiêu. Nếu phát
triển dưới hào trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao, người nghiêng sang phải hoặc trái
lợi dụng tử giác của mép hào, tựa lưng vào thành hào bên phải hoăc trái. Hai tay cầm
súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Khi tiến : Chân phải (trái) bước lên, chân trái (phải)
bước đệm sau. Cứ như vậy tiến lên theo hướng đã định. Nếu phát triển qua ngã 3 ngã 4
hào hoặc đoạn hào gấp, ngoặt. Nếu phát triển bên nào thì chân đó bước lên sát mép
hào phía trước, làm động tác nghi binh hoặc quan sát đường tiến. Sau đó chân kia bước
ra chính giữa hào, xoay người theo hướng tiến và tiếp tục vận động.
- Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Dây súng được khoát vào vai phải, chân súng có thể gập hoặc mở.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn, tay trái ngửa nắm khoảng tiếp giáp nòng súng và quả
đạn, tay phải cầm ốp bọc nòng phía sau bệ thước ngắm.

* Những điểm chú ý :

16


- Khi phát triển dưới hào không để súng va đập vào thành hào, nhất là súng
B40, B41 đã lắp đạn.
- Không được để bụi, cát, đất vào nòng súng.
- Quá trình vận động dưới hào phải quan sát, phát hiện kịp thời vật cản, mìn của
địch bố trí.
1.2.3.8. Động tác vào, ra hầm các loại.
* Trường hợp vận dụng.
Thường vận dụng trong chiến đấu phòng ngự, ẩn nấp để tránh bị sát thương khi
hỏa lực địch bắn phá trực tiếp vào trận địa.
* Động tác cụ thể.
- Động tác vào, ra hầm ếch.
+ Động tác vào hầm ếch.
- Đối với chiến só tiểu liên AK : Nếu hầm ở bên phải thành hào, chân trái bước
lên chính giữa miệng hào, gối gập. Chân phải tự nhiên, người cúi thấp. Tay phải cầm
súng ở ốp lót tay. Chân phải bước vào hầm, bàn chân chếch vào trong ; đồng thời tay
phải đưa súng vào hầm, người thu vào hầm, đưa chân trái vào hầm. Khi ngồi tựa lưng
vào thành hầm hai chân mở rộng bằng vai đạp hai bàn chân vào thành hầm phía trước.
Súng được dựa vào vai phải, đế báng súng chống xuống đất giữa hai đùi, mặt súng
quay sang phải. Tay trái choàng qua bệ khóa nòng, tay phải nắm đầu nòng súng ngón
trỏ bịt miệng nòng súng. Nếu hầm ở bên trái thành hào, động tác vào hầm cơ bản
giống như vào bên phải. Chỉ khác : Động tác ngược lại.
- Đối với chiến só trung liên : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Khi vào hầm đặt súng dọc theo hào, nếu chân súng mở thì giá súng. Sau khi
vào hầm thì nhấc đế báng súng kéo súng vào trong, nòng súng chếch ra ngoài. Nếu
chân súng gập, khi đặt súng bệ khóa nòng quay lên trên.

- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só trung liên.
Chỉ khác : Khi đặt súng B40 lỗ chích khí thuốc quay lên trên, B41 kính ngắm quang
học quay lên trên.
+ Động tác ra hầm.
- Đối với chiến só tiểu liên AK : Nếu hầm ở bên phải thành hào : Tay phải rời
đầu nòng súng về nắm ốp lót tay, tay trái về chống xuống đất sát hông trái : kết hợp
tay trái và hai chân đẩy người lên. Chân phải và tay trái làm trụ đưa chân trái ra khỏi
hầm, tay phải đưa súng ra khỏi hầm, người nhô ra và đứng dậy, chân phải bước ra khỏi
hầm và vận động ra vị trí đã định. Nếu hầm ở bên trái thành hào : động tác ngược lại
với động tác ra hầm ở thành hào bên phải.
- Đối với chiến só trung liên : Động tác ra cơ bản giống như chiến só tiểu liên
AK. Chỉ khác : Khi ra kết hợp hai tay nhấc súng lên (tay trái cầm ốp lót tay, tay phải
cầm cổ tròn báng súng).
- Đối với chiến só B40 (B41) : Nếu súng chưa lắp đạn thì động tác cơ bản giống
như chiến só tiểu liên AK. Nếu súng đã lắp đạn thì động tác giống như chiến só trung
17


liên. Chỉ khác : Khi nhấc súng tay phải cầm ốp bọc nòng, tay trái ngửa đỡ khoảng tiếp
giáp giữa miệng nòng súng và quả đạn.
+ Động tác ra vào hầm kèo (hầm ẩn).
- Đối với chiến só tiểu liên AK : Động tác chạy khom dưới hào, tay trái nắm đầu
nòng súng, ngón trỏ bịt miệng nòng súng. Khi ngồi trong hầm : động tác cơ bản giống
như ngồi trong hầm ếch. Khi ra hầm : động tác ngược lại.
- Đối với chiến só trung liên : Khi vào động tác cơ bản giống như chiến só tiểu
liên AK. Khi ngồi trong hầm, động tác giống như ngồi hầm ếch. Khi ra : động tác
ngược lại.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác cơ bản giống như chiến só tiểu liên AK.
Chỉ khác : Nếu súng đã lắp đạn tay trái ngửa đỡ khoảng tiếp giáp giữa miệng nòng
súng và quả đạn. Tay phải cầm ốp bọc nòng. Khi ngồi trong hầm, động tác giống như

ngồi trong hầm ếch. Khi ra : Làm động tác ngược lại.
+ Động tác vào, ra hầm còi.
- Đối với chiến só AK, trung liên, B40 (B41) : Động tác vào, ra hầm còi cơ bản
giống như động tác vào, ra hầm kèo.
* Những điểm chú ý.
- Không để đất, cát vào nòng súng.
- Không để súng, trang bị va chạm vào thành hầm, nhất là súng B40 (B41) đã
lắp đạn.
cơ.

- Khi ngồi trong hầm phải chú ý nghe hiệu lệnh để ra vị trí chiến đấu đúng thời
1.3. Chiến só lợi dụng địa hình, địa vật.
1.3.1. Ý nghóa :

Lợi dụng địa hình, địa vật là để che kín hành động chiến đấu, dùng vũ khí tiêu
diệt địch thuận lợi và bảo vệ mình.
Ý nghóa xác định tầm quan trọng của việc lợi dụng địa hình, địa vật. Thành thạo
động tác lợi dụng là triệt để tận dụng thế mạnh của địa hình, địa vật hạn chế tầm quan
sát cũng như hiệu quả hỏa lực của địch trong mọi tình huống.
1.3.2. Yêu cầu :
* Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta.
* Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.
* Hành động phải khôn khéo, bí mật, tinh khôn.
* Ngụy trang thích hợp, không làm thay đổi hình dáng màu sắc và không làm
rung động vật lợi dụng.
* Tránh lợi dụng vật đột xuất :
Phân tích yêu cầu 1 :

18



- Ý nghóa : Là yêu cầu chỉ đạo biện pháp nắm chắc địch nhưng vẫn che dấu được ý
định chiến đấu của ta. Thực hiện tốt yêu cầu giúp người chiến só hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- Nội dung.
Thể hiện :
+ Nắm chắc âm mưu, thủ đoạn và những quy luật hoạt động của địch. Xác định
được điểm mạnh, điểm yếu của địch để có biện pháp chiến đấu phù hợp.
+ Nghi binh thu hút địch về hướng khác.
- Biện pháp :
+ Phải vận dụng tư thế động tác phù hợp với điều kiện địch, địa hình. Nắm chắc
thời cơ lợi dụng.
+ Khi lợi dụng đia hình, địa vật không làm thay đổi hình dáng màu sắc của địa
hình, địa vật.
+ Phải ngụy trang khéo léo nghi binh lừa địch.
Năm yêu cầu trên là một thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ
đạo mọi hành động của chiến só trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy đòi hỏi người
chiến só phải thực hiện đầy đủ và chính xác các yêu cầu trên. Bảo đảm luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
1.3.3. Đặc điểm các loại địa hình.
1.3.3.1. Địa hình, địa vật, vật che khuất :
* Khái niệm.
Là những vật có thể che kín được hành động nhưng không thể chống đỡ được đạn
bắn thẳng, mảnh bom đạn, đạn pháo cối, lựu đạn xuyên qua.
* Đặc điểm.
- Vật kín đáo : Như bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, cánh cửa mỏng... vật được cố định trên
địa hình có độ cao thấp khác nhau, có độ dày mà ở cự ly nhất định không nhìn thấy phía
sau.
+ Thuận lợi : Bằg các tư thế động tác phù hợp, khéo léo lợi dụng phía sau vật che
khuất sẽ bảo đảm giữ được yếu tố bí mật, quan sát thuận lợi, chủ động đánh địch.

+ Khó khăn : Nếu địch phát hiện hoặc bắn vu vơ vào khu vực vật che khuất thì khả
năng thương vong cao. Khi sử dụng súng thường không có bệ tỳ vững chắc.
- Vật không che kín : Như rào tre, dây thép gai, bụi cây, bụi cỏ thưa, cánh cửa
chớp, màn vải thưa, rèm trúc... là những vật cố định trên địa hình, độ cao thấp khác nhau,
có độ dày mà ở cự ly trong tầm quan sát có thể phát hiện được hành động con người phía
sau vật che khuất.
+ Thuận lợi : Nếu ngụy trang khéo léo, phù hợp với từng loại vật dụng, mỗi hành
động phải thận trọng cũng có thể hạn chế được khả năng quan sát phát hiện của địch.
+ Khó khăn : Khả năng bị lộ cao, không chủ động được khi cần di chuyển.
1.3.3.2. Địa hình, địa vật che đỡ.
* Khái niệm :

19


Là những vật có sức chống đỡ được đạn bắn thẳng. Mảnh bom đạn, pháo cối, lựu
đạn của địch khó xuyên qua : đồng thời cũngcó tác dụng che kín được hành động.
* Đặc điểm :
Vật cố định như mô đất, ụ mối, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố... có độ cao
thấp, dày mỏng khác nhau. Trong tầm bắn của đạn bắn thẳng hoặc mảnh pháo cối, lựu đạn
phía trước khó bị sát thương mặt khác dấu kín được hành động ở phía sau vật lợi dụng.
- Thuận lợi : Bảo đảm được yếu tố bí mật bất ngờ, tiện quan sát, chủ động đánh
địch. Tận dụng vật che đỡ để tỳ súng vững chắc tiêu diệt địch hiệu quả trên các hướng.
Chủ động di chuyển địch khó phát hiện.
- Khó khăn : Địch thường tập trung quan sát, dễ bị sát thương mảnh bom, đạn, pháo
cối bắn ở phía sau vật che đỡ.
1.3.3.3. Địa hình trống trải.
* Khái niệm :
Là những nơi không có vật che khuất, che đỡ, bằng phẳng, có thể quan sát được xa
và rộng.

* Đặc điểm :
Địa hình bằng phẳng như đồi trọc, bãi trống, mặt đường...
- Thuận lợi : Phát hiện hành động của địch từ xa.
- Khó khăn : Không tận dụng được thế của địa hình khi vận động, dễ bị hỏa lực
địch sát thương.
1.3.4. Cách lợi dụng địa hình, địa vật.
1.3.4.1. Cách lợi dụng vật che khuất.
* Trường hợp vận dụng.
Thường vận dụng chủ yếu để che dấu hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp,
hoặc làm công sự, vật cản, bố trí mìn, cậm bẫy tiêu diệt địch.
* Động tác cụ thể :
- Đối với chiến só tiểu liên AK.
+ Lợi dụng vật che khuất cao ngang tầm người đứng : Vận động tiếp ận đến cách
vật che khuất từ 5 đến 7m phải dừng lại quan sát nắm tình hình xung quanh vật lợi dụng.
Nếu phát hiện mìn, cạm bẫy của địch thì khắc phục ngay. Sau đó tiến sát vật lợi dụng. Khi
lợi dụng bên phải thì chân trái bước lên sát mép ngoài của vật lợi dụng, tay phải xách
súng, người nghiêng sang phải, tay trái gạt cành cây, lá để quan sát. Khi vận động tiếp thì
vòng qua bên trái vật che khuất để tiến.
Khi lợi dụng bên trái vật che khuất thì động tác ngược lại. Nếu vật che khuất có
chiều rộng, dày có thể lợi dụng khoảng giữa vật che khuất để quan sát. Động tác : Kẹp
súng giữa hai đùi, nòng súng chếch lên trên, hai tay chụm lại đưa từ sau ra trước từ từ rẽ
vật che khuất qua hai bên tạo một khoảng trống, mắt nhòm qua để quan sát. Sau khi quan
sát xong, hai tay từ từ chụm lại và co về sau. Tay phải xách súng hoặc hai tay cầm súng
tiến theo hướng đã định.

20


+ Lợi dụng vật che khuất cao ngang tầm người ngồi : Động tác cơ bản giống như
động tác đứng. Chỉ khác : Làm động tác quỳ, khi quan sát ở tư thế quỳ hoặc ngồi súng đặt

trên đùi trái (nếu lợi dụng bên phải). Đặt trên đùi phải (nếu lợi dụng bên trái) vật che
khuất.
+ Lợi dụng vật che khuất cao ngang tầm người nằm : Động tác lợi dụng cơ bản
giống như tư thế đứng. Chỉ khác : Làm động tác nằm xuống, khi quan sát ở tư thế nằm thân
người khuất vào bên trong vật che khuất, đầu hơi nhô ra để quan sát. Súng được đặt bên
phải cách thân người từ 20 đến 25cm.
+ Trường hợp có trang bị, khí tài (bộc phá ống, bộc phá khối...) động tác lợi dụng
vật che khuất ở tư thế đứng, quỳ, nằm cơ bản giống như trên. Chỉ khác : Súng được đeo
sau lưng, khi quan sát bộc phá khối ôm như khi vận động ; bộc phá ống đặt dọc theo
thân người chống búp đa xuống đất (tư thế đứng). Bộc phá ống, bộc phá khối đều đặt
xuống đất bên phải người (ở tư thế quỳ, ngồi quan sát).

- Đối với chiến só trung liên : Động tác lợi dụng vật che khuất cơ bản giống như
chiến só tiểu liên AK. Chỉ khác : Ở tư thế đứng chân súng có thể gập hoặc mở. Ở tư thế
quỳ, nằm có thể ở tư thế giá súng.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác lợi dụng vật che khuất cơ bản giống
như chiến só tiểu liên AK. Chỉ khác : Ở tư thế đứng, dây súng được khoát vào vai phải,
nòng súng chếch lên trên, tay phải cầm ốp bọc nòng sau khung thước ngắm. Nếu súng
đã lắp đạn thì tay phải choàng qua thân súng bàn tay ngửa đỡ lấy khoảng tiếp giáp
giữa miệng nòng súng và quả đạn. Ở tư thế quỳ, nằm khi đặt súng xuống đất B40 lỗ
chích khí thuốc quay lên trên, B41 kính ngắm quang học quay lên trên.
* Những điểm chú ý :
- Lợi dụng để làm công sự, vật cản, bố trí chông, mìn, cạm bẫy để tiêu diệt địch
phải chọn nơi kín đáo, bất ngờ, tiện ngụy trang địch khó phát hiện.
- Khi địch đã phát hiện phải nhanh chóng rời khỏi nơi đó để lợi dụng vật khác.
1.3.4.2. Lợi dụng vật che đỡ.
* Trường hợp vận dụng :
Thường vận dụng để có được tư thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch
chính xác ; đồng thời tránh được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, lựu đạn của địch. Có
thể lợi dụng để che dấu hành động của ta.

* Động tác cụ thể :
- Đối với chiến só tiểu liên AK.
+ Lợi dụng vật che đỡ cao ngang tầm người đứng : Vận động đến cách vật lợi
dụng từ 3 đến 5m, dừng lại quan sát nắm tình hình xung quanh vật lợi dụng. Nếu phát
hiện mìn, cạm bẫy của địch thì khắc phục ngay, sau đó mới cơ động vào. Nếu lợi dụng
bên phải vật che đỡ thì chân trái bước lên sát mép ngoài bên phải của vật che đỡ, tựa
vai trái vào vật che đỡ. Trọng lượng toàn thân rơi vào chân trái, chân phải thẳng tự
nhiên hơi kiễng. Tay trái cầm súng ở ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm kết hợp hai tay
trúc nòng súng hướng xuống, súng gần dọc theo thân người. Nếu quan sát : Đầu từ từ
nhô ra hướng mắt nhìn từ gần đến xa, từ phải qua trái. Nếu dùng súng : Vai trái đẩy
21


người ra, hai tay kết hợp gương súng lên thành tư thế đứng bắn có bệ tỳ. Nòng súng đặt sát
mép ngoài của vật che đỡ, đầu nòng súng cách vật che đỡ từ 5 đến 10cm.
Nếu lợi dụng bên trái vật che đỡ : Động tác cơ bản như lợi dụng bên phải nhưng
làm ngược lại. Chỉ khác : Khi dùng súng, chân phải bước lùi về sau một bước. Khi lợi dụng
vật che đỡ làm điểm tỳ bắn không để tay kéo bệ khóa nòng va chạm vào vật lợi dụng.
+ Động tác lợi dụng vật che đỡ cao ngang tầm người ngồi : Động tác trước khi lợi
dụng cơ bản giống như động tác đứng. Chỉ khác : Làm động tác quỳ quan sát, súng đặt ở
đùi phải (trái). Khi dùng súng thì ở tư thế quỳ bắn. Nếu bên trái thì xoay người chân phải
lùi về sau.
+ Động tác lợi dụng vật che đỡ cao ngang tầm người nằm : Động tác cơ bản như lợi
dụng ở tư thế đứng. Chỉ khác : Làm động tác nằm bắn. Nếu quan sát thì súng đặt bên phải.
Nếu dùng súng như động tác bắn.
- Đối với chiến só trung liên : Động tác lợi dụng vật che đỡ giống như chiến só tiểu
liên AK. Chỉ khác : Nếu ở tư thế đứng, khi quan sát thì tay phải cầm súng ở ngã ba chân
súng. Nếu ở tư thế quỳ, nằm : Súng được đặt hoặc giá bên phải.
- Đối với chiến só B40 (B41) : Động tác lợi dụng cơ bản giống như chiến só tiểu liên
AK. Chỉ khác : Nếu súng lắp đạn, ở tư thế đứng tay phải nắm súng ở khoảng tiếp giáp

miệng nòng súng với quả đạn. Ở tư thế quỳ, súng được đặt trên đùi trái (nếu lợi dụng bên
phải), trên đùi phải (nếu lợi dụng bên trái). Bàn tay trái (phải) ngửa đỡ khoảng tiếp giáp
giữa nòng súng và quả đạn. Ở tư thế nằm, súng được đặt bên phải. Khi dùng súng phải
quan sát phía trước, phía sau xem có vật chắn hay không ?
* Những điểm chú ý.
- Khi lợi dụng bên phải (trái), bên trên vật che đỡ làm bệ tỳ bắn phải đặt nòng súng
nhô ra phía trước từ 5 đến 10cm, đặc biệt là B40, B41 (B40, B41 thường ít khi lợi dụng bên
trái vật che đỡ.
1.3.4.3. Khắc phục địa hình trống trải.

* Trường hợp vận dụng :
Thường chỉ lợi dụng địa hình trống trải để quan sát hoặc phát huy hỏa lực diệt
địch có tầm xa, rộng.
* Động tác cụ thể.
Dùng các tư thế thấp, nghiêng mình để thu nhỏ mục tiêu, khéo léo, thận trọng.
Nếu tiến về hướng địch người không nhấp nhô qua lại và không làm rung động ngụy
trang, ngụy trang phải phù hợp. Nếu ẩn nấp và quan sát : Lợi dụng màu sắc địa hình
thích hợp, dùng tư thế thấp để thu nhỏ mục tiêu hành động phải khôn khéo thận trọng
không làm thay đổi hình dạng tư thế một cách đột ngột và rung động ngụy trang.
* Những điểm chú ý.
- Cách khắc phục tốt nhất để vận dụng trên địa hình trống trải : Là lợi dụng sơ
hở của địch hoặc sương mù, khói bụi...
- Tổ chức nghi binh thu hút sự chú ý của địch về một hướng.

22


Chương II : CÁ NHÂN CHIẾN ĐẤU

2.1. Cá nhân trong chiến đấu tấn công.

2.1.1. Nhiệm vụ.
Trong chiến đấu tiến công từng người có thể tự mình hoặc cùng tổ tiêu diệt các
mục tiêu như : địch trong ụ súng - lô cốt (có nắp hoặc không có nắp); địch ở trong
chiến hào, giao thông hào, hầm ngầm trong nhà, xe tăng, xe bọc thép, một tên địch hay
tốp địch ngoài công sự ngoài ra còn làm một số nhiệm vụ khác khi được giao nhiệm vụ
tự mình tiêu diệt một trong những mục tiêu trên, từng người phải triệt để lợi dụng địa
hình, địa vật cơ động bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch. Khi cùng
với tổ tiêu diệt mục tiêu thì phải tuyệt đối theo lệnh của tổ trưởng và hiệp động chặt
chẽ với các số trong tổ.
2.1.2. Yêu cầu chiến thuật.
* Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo.
* Linh hoạt, táo bạo, kịp thời.
* Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, yếu của địch đến gần địch tiêu diệt địch.
* Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.
* Phát huy cao độ của vũ khí, trang bị để tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn dược.
* Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.
Phân tích yêu cầu 1 :
- Ý nghóa : Là yêu cầu quan trọng chỉ đạo hành động chiến só nhằm giữ kín mọi
hành động chiến đấu, chủ động tiêu diệt địch. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
bảo vệ mình.
- Nội dung.
Thể hiện :
+ Bí mật : Là sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, vận dụng linh hoạt các tư thế
động tác chiến đấu của mình phù hợp với điều kiện địch, địa hình cụ thể để giữ kín ý
định chiến đấu, tạo thế bất ngờ diệt địch.
+ Bất ngờ : Là luôn giành và thế chủ động đưa địch và thế bất lợi tạo thế thuận
lợi cho ta.
+ Tinh khôn : Là sự sáng suốt trong nhận định tình hình chính xác, có nhiều cách
xử trí tình huống chiến đấu đạt hiệu quả cao.
+ Mưu mẹo : Là sự tài giỏi và vận dụng tốt thủ đoạn chiến đấu, biết lừa dụ địch

hành động theo ý đồ của ta để tiêu diệt địch.
- Biện pháp.
+ Phải thường xuyên xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao.
+ Phải vận dụng cách đánh một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện địa, địa
hình cụ thể.
23


+ Phải thường xuyên rèn luyện thành thạo các động tác và thủ đoạn chiến đấu.
Sáu yêu cầu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ đạo hành động và ý chí
quyết tâm của người chiến só trong công tác chuẩn bị và thực hành chiến đấu tiến công.
Vì vậy người chiến só phải thực hiện tốt các yêu cầu trên làm cơ sở cho việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ được giao.
* Kinh nghiệm chiến đấu.
Trận đánh ở mỏm cao gần Ninh Lễ cuối năm 1948 chiến só Lâm Úy, một mình
đã xông lên dùng lê tiêu diệt 6 tên địch cùng trung đội phá vỡ vòng vây của địch. Trận
Xuân Bồ (Quảng Bình) tháng 5 năm 1950, cùng đại đội đánh lui đội hình tiến công của
địch. Khi được lệnh phản kích đã xông lên dùng lê diệt 4 tên, lê gẫy dùng báng súng
trực tiếp chiến đấu, báng súng gẫy đã lao vào vật lộn với só quan Pháp và ôm địch lăn
xuống sông. Lâm Úy đã anh dũng hy sinh, được phong anh hùng lực lượng vũ trang.
2.1.3. Hành động sau khi nhận nhiệm vụ.
2.1.3.1. Hiểu rõ nhiệm vụ.
Để làm công tác chuẩn bị chu đáo, phục vụ chiến đấu giành thắng lợi. Vấn đề
hiểu rõ nhiệm vụ là nội dung hết sức quan trọng, có ý nghóa định hướng cho ta xây
dựng kế hoạch và phương pháp thích hợp. Vì vậy hiểu rõ nhiệm vụ cần tập trung vào
một số nội dung chính sau đây :
- Mục tiêu phải đánh chiếm : Là mục tiêu trên hướng phát triển chiến đấu của
từng người hoặc tổ mà người chỉ huy giao cho phải tiêu diệt.
- Nhiệm vụ, cách đánh.
+ Nhiệm vụ : Có thể từng người được giao nhiệm vụ tự mình tiêu diệt mục tiêu,

có sự chi viện của tổ hoặc làm nhiệm vụ chi viện, hiệp đồng trong tổ tiêu diệt mục
tiêu.
+ Cách đánh : Bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ xung phong ; kết hợp với lựu
đạn, thủ pháo, bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch hoặc : nghi binh, thu hút địch về một
hướng, vòng bên sườn, phía sau mục tiêu, tiêu diệt địch.
- Ký, tín, ám hiệu và báo cáo : Hiểu rõ là nắm chắc các quy luật hiệp đồng của
cấp trên đã được quy định trước để bắt liên lạc, báo cáo. Nắm chắc nguyên tắc sử dụng
ký, tín, ám hiệu và báo cáo. Trong bất kỳ tình huống nào cũng không được để lộ bí
mật.
- Đồng đội liên quan : Là nắm chắc bạn cùng chiến đấu phía trước, phía sau, hai
bên sườn để hiệp đồng khi cần thiết.
Tóm lại : Hiểu rõ nhiệm vụ là khi nhận nhiệm vụ của cấp trên phải nghe thật
rõ, nhận đầy đủ và chính xác. Nếu chưa rõ thì hỏi lại hoặc nhắc lại để người chỉ huy bổ
sung cho đầy đủ. Khi nhận nhiệm vụ xong phải suy nghó sắp xếp công việc nào làm
trước, công việc nào làm sau sao cho có kế hoạch và khoa học.
2.1.3.2. Làm công tác chuẩn bị và báo cáo.
* Làm công tác chuẩn bị.

24


- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, từng người tiến hành làm công tác chuẩn bị
chiến đấu. Khi làm phải căn cứ vào thời gian người chỉ huy quy định : đồng thời tiến
hành làm những việc quan trọng cần thiết trước, không quan trọng làm sau theo kế
hoạch đã xác định.
- Làm công tác chuẩn bị chiến đấu phải thật cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, kiểm tra kỹ
lưỡng. Thường tập trung vào một số công việc sau :
+ Kiểm tra súng đạn, trang bị.
+ Kiểm tra lựu đạn, thuốc nổ (nếu có) và các vật cần thiết cho chiến đấu.
địch.


+ Kiểm tra cách mang, đeo vũ khí, trang bị cho gọn nhẹ tiện cơ động, tiện đánh
* Báo cáo chỉ huy :

Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu phải báo cáo với người chỉ huy.
Có thể báo cáo toàn bộ công tác chuẩn bị, cũng có thể báo cáo theo yêu cầu của người
chỉ huy. Dù báo cáo theo phương pháp nào cũng phải báo cáo một cách trung thực, rõ
ràng về mức độ hoàn thành công tác chuẩn bị của mình.
2.1.4. Hành động trong chiến đấu.
2.1.4.1. Vận động đến gần địch.
Là giai đoạn cơ động tiếp cận địch. Yêu cầu phải giữa được yếu tố bí mật về ý
định, hành động của mình vì vậy để đảm bảo quá trình vận động đến gần địch thực
hiện nổ súng gây bất ngờ cho địch phải nắm chắc về địch, địa hình và vận dụng linh
hoạt các tư thế động tác và thủ đoạn chiến đấu.
* Trước khi vận động.
Luôn quan sát mọi diễn biến về địch, nhận định đánh giá được những thuận lợi,
khó khăn của địa hình nơi phải vượt qua để tiếp cận địch ; đồng thời dự kiến đường,
hướng vận động và vận dụng tư thế động tác nào phù hợp, đảm bảo yếu tố bí mật bất
ngờ. Đặc biệt quá trình quan sát phải tìm thấy sơ hở, yếu của địch để xác định thời cơ
vận động. Mặt khác, khi vận động phải thực hiện ngụy trang, nghi binh, lừa địch ở
những đoạn, đường vận động nào? để hạn chế và đánh lạc hướng quan sát của địch.
* Khi vận động.
- Trên cơ sở đã xác định : Đường, hướng và phương pháp vận động v.v... khi vận
động phải tuân thủ theo đúng như đã dự kiến. Xong cần vận dụng linh hoạt khi có tình
huống đột xuất xảy ra.
- Quá trình vận động phải giữ vững đường, hướng tiến, luôn sẵn sàng chiến đấu.
Tìm mọi cách đến sát mục tiêu được phân công.
- Khi đến đúng vị trí đã định phải nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn ,thủ
pháo, thuốc nổ v.v... Nắm vững thời cơ kiên quyết xông lên tiêu diệt mục tiêu được
quy định.

2.1.4.2. Đánh từng loại mục tiêu khác nhau.
* Đánh ụ súng – lô cốt (ụ súng có nắp hoặc không có nắp).

25


×