Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Biên soạn ebook hóa học hữu cơ 3 bằng phần mềm adobe acrobat 9 0 pro extended

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHI MINH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM HÓA HỌC
CHUN NGÀNH HĨA HỮU CƠ
Khóa 2009-2013

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Văn Đăng
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hoàng Phương
Lớp: Hố 4B

Tp.Hồ Chí Minh,ngày 5 tháng 5 năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành tốt khố luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn
Đăng, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình hồn thành khố luận
tốt nghiệp. Thầy khơng những chỉ bảo em về kiến thức và phương pháp thực hiện mà
cịn giúp đỡ em rất nhiệt tình khi em gặp vấn đề khó khăn. Ngay từ khi nhận đề tài,
thầy đã cung cấp cho em các phần mền tin học và các sách tham khảo liên quan đến
khoá luận và trong suốt quá trình làm thầy cũng ân cần chỉ dẫn những vấn đề em còn
vướng mắc.
Em xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm cùng các thầy, cơ
trong tổ bộ mơn Hố đã tạo điều kiện cho em hồn thành tốt khố luận này. Trong suốt
4 năm của giảng đường Đại học, dưới sự giảng dạy tận tâm và nhiệt tình của các thầy
cô đã giúp em tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích khơng chỉ là nền tảng cho q trình
nghiên cứu mà cịn là hành trang trang q báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Em cũng thầm cảm ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè – những người thân u ln


là chỗ dựa vững chắc cho em.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng để hồn thành tốt khố luận này nhưng chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi những sai sót rất mong sự đóng góp rất nhiệt tình từ phía thầy, cơ và
các bạn để hồn thiện khố luận này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hoàng Phương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 2
MỤC LỤC ........................................................................................ 3
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 6
3. Tình hình nghiên cứu ngồi nước.......................................................... 6
4. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 7
5. Nhiệm vụ của đề tài................................................................................. 7
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 7
7. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 8
8. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 8
9. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu............................................. 8
9.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................8
9.2 Phương tiện nghiên cứu ...............................................................................8

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................... 9
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ....................................................................9

1.2.Tự học .........................................................................................................12
1.3. Giới thiệu về ebook....................................................................................14

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC PHẦN MỀN ỨNG DỤNG THIẾT
KẾ EBOOK HOÁ HỌC ............................................................................... 20
2.1. Adobe Acrobat Pro 9 Extended .................................................................20


2.2. Một số phần mềm hỗ trợ ............................................................................33

CHƯƠNG 3: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ EBOOK HOÁ HỌC ............... 51
3.1. Nghiên cứu tài liệu ....................................................................................51
3.2. Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2007 ......................................51

CHƯƠNG 4: EBOOK HOÁ HỌC HỮU CƠ 3 ...................................... 81
CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................... 83
5.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ..........................................................83
5.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ...............................................................83
5.3. Tiến hành thực nghiệm ..............................................................................83
5.4. Kết quả thực nghiệm..................................................................................83

PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................. 86
1. Kết luận .................................................................................................. 86
1.1 Kết quả nghiên cứu.....................................................................................86
1.2 Nhận định ...................................................................................................87

2. Đề xuất ý kiến ........................................................................................ 89
3. Hướng phát triển của đề tài ................................................................. 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 91

PHỤ LỤC ....................................................................................... 92


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Hố học hữu cơ là một ngành chuyên nghành rộng lớn, nghiên cứu về thành phần,
cấu tạo, tính chất và cơ chế phản ứng… của các hợp chất hữu cơ. Đặc biệc là “Hoá
học hữu cơ III” nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ có ứng dụng rất quan trọng đối với
đời sống của con người.
- Hố học là mơn học khoa học gắn liền với thực nghiệm vì thế vai trị của thí
nghiệm đối với hố học là vơ cùng to lớn. Thí nghiệm là một yếu tố của nguồn nhận
thức thế giới, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa hiện tượng tự nhiên và nhận
thức của con người. Khơng những thế, thí nghiệm cịn là một cơng cụ hỗ trợ người học
hình dung kiến thức một cách dễ dàng.
- Ngày nay, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão (đặc biệt là
công nghệ thông tin), cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm
trung tâm. Giáo viên là người người tổ chức và hướng dẫn, thông qua đó người học tự
lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri
thức đã được giáo viên sắp đặt. Do đó nguồn tài liệu tham khảo là rất cần thiết cho
quá trình tự nghiên cứu, tìm tịi tri thức của sinh viên. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao
cho sinh viên có những tài liệu tham khảo bổ ích cho q trình học của mình. Nếu tài
liệu tham khảo chỉ là những cuốn sách thì chúng chẳng có gì ngồi kiến thức và một số
hình ảnh mang tính minh họạ. Nhưng nếu chúng là sản phẩm của cơng nghệ thơng tin
thì ngồi những kiến thức, cịn các ứng dụng đa truyền thơng khác như hình ảnh, âm
thanh, video, các hiệu ứng,…Ebook mang đầy đủ tính năng trên ngồi ra chúng cịn ít
tốn kém hơn so với sách thông thường; không bị sờn, rách, mối mọt; vơ cùng nhỏ gọn,
1 DVD có thể chứa hàng ngàn quyển ebook các loại; tiết kiệm các nguồn nguyên liệu
phục vụ cho in ấn do có khả năng tái sử dụng cao; bảo vệ môi trường và dễ dàng trao
đổi và chia sẻ tài liệu…
- Với các lí do trên, em đã chọn đề tài “BIÊN SOẠN EBOOK HÓA HỌC HỮU 3

BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT 9.0 PRO EXTENDED”


- Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo trực tuyến về hóa học
hữu cơ cho sinh viên đại học chun ngành hóa, hồn thiện kĩ năng ứng dụng tin học
trong hóa học, em hi vọng đề tài này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích để phục vụ
cho việc học tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên.

2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, Thiết bị đọc sách điện tử (e-reader) chuyên dụng ra đời cách đây vài
năm được xem như một sự đột phá của công nghệ cao; đồng thời, nó cũng chính thức
đưa sách điện tử (e-book) trở thành một sản phẩm thông dụng. Hiện nay nhu cầu đọc
sách điện tử ngày càng tăng dần theo sự phát triển khơng ngừng của các thiết bị đọc
sách. Do đó, các website hố học cung cấp Ebook miễn phí cũng xuất hiện ngày càng
nhiều như:
 /> o/
 /> /> ( trang web của bộ giáo dục và đào tạo ) .
Mặc dù các trang website này cung cấp nhiều tài liệu về hoá học nhưng tài liệu về
hoá học hữu cơ rất ít . Và cũng chưa tìm thấy tác giả nào thiết kế ebook hữu cơ 3 bằng
phần mền Adobe Acrobat pro 9; chưa tìm thấy tác giả nào thiết kế ebook hữu cơ có
lồng hình ảnh và video clip thí nghiệm phản ứng hữu cơ.

3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ebook được biết đến như một bước đột phá của công nghệ và ngày càng phát triển
trên thế giới. Hiện nay có một kho tàng khổng lồ ebook trên mạng Internet để người
dùng chia sẻ và trao đổi. Đa phần ebook có thể tải miễn phí từ các website như:
 www.free-eBook-download.net
 www.e-booksdirectory.com
 www.onlinefreeeBooks.net
Và có rất cuốn eBook chuyên về hóa học được biên soạn bởi các tác giả nổi tiếng.

Chúng được chăm chút kĩ càng cả về nội dung lẫn hình thức. Nội dung sách được biên
soạn rõ ràng, khoa học, cập nhật thường xuyên theo kịp xu hướng phát triển. Tại trang


web có ebook Organic Chemistry của tác giả Maitland
Jones, Jr, Đại học New York và tác giả Steven A. Fleming, Đại học Temple có lồng
ghép hình ảnh 3D của hợp chất hữu cơ vào bài giảng nhưng chưa có video clip thí
nghiệm về phản ứng hữu cơ.

4. Mục đích nghiên cứu
- Việc sử dụng “eBook Hóa hữu cơ 3” bao gồm lí thuyết, hình ảnh minh hoạ sinh
động và video clip về các thí nghiệm phản ứng hữu cơ sẽ nâng cao khả năng khám
phá, tìm tịi tri thức của sinh viên. Đây chính là chìa khố vàng của q trình tự học.
- Phát huy tính tích cực chủ động, niềm hăng say nghiên cứu khoa học.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại và áp dụng công nghệ thông tin
phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên.
- Với đề tài này giúp em nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng một cách hiệu quả
nhiều phần mềm như Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended, Adobe Reader X, Microsoft
Office Word 2007, MathType 6.0, Chemwindow 6.0, Snagit 9.13, Ulead Studio Video
11, QuickTime 7.8 để ứng dụng cho việc thiết kế cuốn eBook hữu cơ III nhằm đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Đại học.

5. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu vai trò, thế mạnh và thực trạng của việc sử dụng ebook hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu phù hợp với chương trình hóa học hữu cơ 3.
- Nghiên cứu các phần mềm tạo eBook, chủ yếu là các phần mềm Adobe Acrobat 9
Pro Extended, Microsoft Office Word 2007, Ulead Studio Video 11.Nghiên cứu các
phần mềm bổ trợ như Chemwindow 6.0, MathType 6.0, Adobe Reader 9.3, Snagit 10,
QuickTime 7.8. Thiết kế cuốn eBook hữu cơ III bao gồm cơ sở lí thuyết và video thí

nghiệm hóa học dành cho sinh viên chuyên nghành hoá.

6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học hố học ở trường đại học
- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended
để thiết kế cuốn ebook “Hoá hữu cơ 3”.


7. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về việc thiết kế ebook hoá hữu cơ III bằng phần mềm Adobe Acrobat
9.0 Pro Extended.
- Phạm vi khơng gian: chương trình hố hữu cơ III.
- Phạm vi thời gian thực hiện: năm 2012-2013

8. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu thành công đề tài này thì sẽ:
- Nâng cao hiệu quả học tập, giúp sinh viên hình dung và ghi nhớ kiến thức một
cách dễ dàng với các hình ảnh và video minh hoạ.
- Tạo hứng thú và niềm đam mê vào bộ mơn hố học.
- Nâng cao kĩ năng ứng dụng cơng nghệ thông tin.
- Thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên và những người u thích
hố học.
- Dễ dàng trao đổi các tài liệu hóa học bổ ích, bàn luận các vần đề hóa học thơng
qua mạng Internet.
- Phát huy khả năng tự học, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của sinh viên.

9. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
9.1 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc biên soạn E-book hóa học.

- Sưu tầm các cuốn eBook trên Internet để tham khảo và rút kinh nghiệm.
- Tìm hiểu cách thực hiện các đoạn phim thí nghiệm hóa học.
- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, bạn bè.
9.2 Phương tiện nghiên cứu
- Các tài liệu về hóa học hữu cơ 3.
- Máy vi tính có cấu hình mạnh.
- Các phần mềm hỗ trợ cho việc nghiên cứu.


PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học
1.1.1. Phương pháp dạy học
Theo TS Trịnh Văn Biều [4]:
- Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình
dạy học. Cùng một nội dung nhưng học sinh có hứng thú, tích cực hay khơng, có hiểu
bài một cách sâu sắc khơng, phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người
thầy, phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt nên nó ln ln được người
thầy phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt nên nó ln luôn được các nhà
giáo dục quan tâm.
- Phương pháp dạy học là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy
và người học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ day học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và
thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy học và hoạt động học trong quá trình day
học.
- Phương pháp day học theo nghĩa rộng bao gồm:
+ Phương tiện dạy học.
+ Phương thức tổ chức dạy học
+ Phương pháp dạy học theo nghĩa hẹp.
1.1.2. Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố với mục tiêu

đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước cơng nghệ hố ở trình độ hiện
đại. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng
và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ
giáo dục phổ thông, mà trước hết phải xác dịnh được mục tiêu đào tạo như xác định
được những gì cần đạt được (đối với người học) sau một q trình đào tạo. Nói chung,
phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và
chắc chắn.


Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính năng bùng nổ của khoa học
cơng nghệ thể hiện qua ra đời của nhiều lí thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng
ứng dụng của chúng vào thực tế. Học vấn của nhà trường trang bị không đủ để thâu
tóm hết mọi kiến thức mong muốn. Vì vậy, việc dạy học ngay nay đòi hỏi phải coi
trọng dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó tiếp tục
tự học suốt đời. Xã hội ngày nay địi hỏi người học có học vấn hiện đại khơng chỉ có
khả năng lấy ra từ trí nhớ dưới dạng có sẵn mà phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụnng
các tri thức mới một cách độc lập. Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là
nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.
Hơn nữa, cùng với những biến động mạnh mẽ về kinh tế-xã hội toàn cầu, đối tượng
giáo dục trong các nhà trường cũng thay đổi.
Kết quả nghiên cứu tâm sinh lí của học sinh , sinh viên và những điều tra xã hội gần
đây cho thấy: ở nước ta thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm –
sinh lí, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện
truyền thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, hiểu biết hơn, linh
hoạt hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi mấy mươi năm trước đây. Trong học tập, học
sinh khơng thoả mãn với vai trị của người gián tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận
các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giải quyết
yêu cầu đó của học sinh: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển các kĩ năng. Từ
đó giúp tạo ra con người năng động, có khả năng hợp tác với nhau trong cơng việc, có

khả năng làm việc cộng đồng; có khả năng sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại.
Cùng với yêu cầu đó, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hố người
học, học tập theo nhóm, học cùng với công nghệ thông tin được tăng cường.
1.1.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng
tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang
tìm tịi khám phá.
- Cá thể hóa việc dạy học.
- Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là ứng dụng tin học vào dạy
học.


- Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về
tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
- Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
- Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát
triển của học sinh, theo cấp học, bậc học).
1.1.4. Đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Với sự phát triển như vũ bão của CNTT, việc phổ biến kiến thức ngày càng nhanh
chóng thơng qua mạng internet, lao động của con người được đơn giản hoá và hiệu
quả hơn. Do đó, việc dạy và học cũng dần thích ứng và tận dụng những thành tựu của
công nghệ để đạt được kết quả cao hơn.
Bảng so sánh PPDH trước đây và PPDH ứng dụng CNTT
PPDH trước đây
- phấn bảng

PPDH ứng dụng CNTT
- Kết hợp phấn bảng với trình
chiếu điện tử

Về phương pháp trình
- thầy đọc, trị chép
- đối thoại, diễn giải, trình
bày
bày
- máy chiếu overhead ( - máy chiếu multimedia, giúp
thể hiện được kiến thức trực
Về phương tiện trình hình ảnh tĩnh )
quan như mơ hình dây chuyền
chiếu
sản xuất, cơ chế phản ứng,…
Tiến hành trực tiếp
Tiến hành trực tiếp kết hợp
mô phỏng sinh động trên máy
Về thí nghiệm
những thí nghiệm độc hại, tốn
kém
- chủ yếu là kênh chữ
Multimeđia với hình ảnh,
phim, tiếng nói, âm thanh
Về phương tiện truyền
- SGK thuần chữ
sinh động
tải thông tin
-SGK, website, e-book…
Độc thoại, dạy dỗ
Hướng dẫn, tổ chức các hoạt
động giúp học sinh động não,
Vai trò của GV
thảo luận

Thụ động nghe giảng và Được giao lưu, trò chơi, thảo
Vai trị của HS
học thuộc lịng
luận, làm việc nhóm,…
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ từ cuối thế kỉ XX đến nay đã
tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ, vượt qua mọi dự đốn. Vì vậy, khả năng thu
nhận và xử lí thơng tin một cách nhanh chóng và chính xác là một yêu cầu quan trọng
trong cuộc sống hiện đại. Điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi tiêu chí đào tạo trong


xã hội hiện nay, phải thay đổi từ mục tiêu là khả năng ghi nhớ sang khả năng tìm kiếm,
thu nhận và xử lí thơng tin để đạt tới mục tiêu đặt ra.
Hiện nay, hầu như khơng cịn tranh cãi về việc có nên hay khơng nên áp dụng cơng
nghệ giáo dục mới trong trường học. Mọi người đều đồng ý rằng HS cần phải được
tiếp cận với máy tính, internet và các công nghệ hiện đại khác. Khả năng sử dụng
những cơng nghệ này cũng chính là điểm thiết yếu cho việc chuẩn bị nghề nghiệp cho
HS.
1.2.Tự học
1.2.1. Khái niệm tự học
Theo Từ điển Giáo dục học-NXB Từ điểnBách khoa 2001[8], tự học là “ quá trình
tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành khơng có
sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo”.
Tự học thể hiện bằng cách đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio,
truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, xem
kịch, giao tiếp với người học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn
trong các lĩnh vực khác nhau.
Người tự học phải biết cách chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan
trojng của tài liệu đã học, đã nghe, phải biết ghi chép những điều cần thiết, biết viết
gtóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo , biết cách làm
việc trong thư viện…

Cốt lõi của học là tự học. Người học phải qua một quá tình rèn luyện lâu dài mới
tìm ra phương pháp tự học hiệu quả, phù hợp với mình. Do đó, tự học địi hỏi người tự
học phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.2.2. Các hình thức tự học
Theo PGS. TS. Trịnh Văn Biều [3], có nhiều hình thức tự học nhưng có thể chia
làm ba hình thức chính:
- Tự học có người hướng dẫn: Người học tự tìm tài iệu để đọc, hiểu và vận dụng các
kiến thức. Cách học này gây nhiều khó khăn cho người học vì mất rất niều thời gian và
địi hổi sự kiên trì, khả năng tự học cao.


- Tự học có hướng dẫn: Người học có GV hướng dẫn từ xa bằng các phương tiện
nghe nhìn và các phương tiện thơng tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: người học có tài liệu và được trao đổi trực tiếp với
GV một số tiết trong ngày, trong tuần để GV hướng dẫn, giảng giải sau đó về nhà tự
học.
Trong thực tế, có thể học theo nhiều kiểu khác nhau nhưng dưới hìnnh thức nào thì
tự học vẫn là cốt lõi của quá trình học. Tự học đóng vai trị quan trọng trong q trình
tiếp thu tri thức và hoàn thiện nhân cách của con người.
1.2.3. Vai trò của tự học
Theo xu thế giáo dục hiện đại, người học đứng ở vị trí trung tâm của quá trình dạy
học, người dạy học chỉ đóng vai trị định hướng, cố vấn cho quá trình ấy. Vì thế, người
học cần phải chủ động, tích cực trong việc học của mình. Muốn chủ động, người học
bắt buộc phải có cơng đoạn chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung bài mới ở nhà để khi đến lớp
người học mới có đủ khả năng làm chủ quá trình chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó, việc
nắm vững nội dung bài cũ cũng là một tiền đề quan trọng giúp người học tự tin hơn
trong việc nghiên cứu bài mới. Muốn làm tốt cả hai yêu cầu trên, người học bắt buộc
phải có năng lực tự học vì những kiến thức tự do đem lại mới là những kiến thức bền
vững nhất.
Thời gian tự học không những giúp người học ôn tập lại những gì nghe giảng trên

lớp mà cịn là thời gian để người học vận dụng tìm tịi, suy ngẫm những bài tập, những
kiến thức khó theo cách riêng của mình. Thơng qua đó, tự học bồi dưỡng năng lực
phân tích, bản lĩnh vững vàng trước khó khăn, thử thách.
Tự học cịn là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng
kiến thức đồ sộ với quĩ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó khắc phục nghịch lí tri thức thì
vơ hạn mà thời gian đến trường thì có hạn. Ngày nay, khoa học cơng nghệ đang phát
triển như vũ bão, do đó xã hội cũng liên tục biến đổi. Do vậy, để không trở lên lạc hậu,
mọi người cần liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với những
biến đổi của xã hội.
Mặc khác, con người luôn ý thức về tương lai, chú trọng năng lực suy nghĩ, năng
lực lí giải cho tương lai của mình. Để có được những năng lực ấy, con người phải học


tập không ngững, học tập liên tục, học tập suốt đời thơng qua nhiều hình thức, nhưng
tự học là điều rất quan trọng.
Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng
thú, sự tìm tịi, nghiên cứu và lựa chọn. Phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học
tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, học sinh sẽ có ý thức và xây dựng thời gian
tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạo.
Vì những lí do nêu trên, tự học đã trở thành một trong những phẩm chất bắt buộc
mà người học cần phải có khơng những trong quá trình học tập mà cả trong cuộc sống
sau này.
1.2.4. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình tự học
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả lĩnh vực đã tác
động rất lớn đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh. Đa số các em
học sinh hiện nay rất năng động, sáng tạo và u thích cái mới vì vậy cơng nghệ thơng
tin giữ một vai trị rất quan trọng trong quá trình tự học của các em. Cụ thể là:
- Công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc nghiên cứu, tìm tịi,
xây dựng các kiến thức mới.

- Công nghệ thông tin tạo môi trường khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho q trình
học tập
- Cơng nghệ thơng tạo mơi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua cộng đồng
và qua phản ánh.
1.3. Giới thiệu về ebook
1.3.1. Khái niệm về ebook
EBook (electronic book), nghĩa là sách điện tử, theo định nghĩa của từ điển Oxford
của Anh "là một phiên bản điện tử của một cuốn sách in mà có thể được đọc". Có thể
hiểu nó là một phương tiện số tương ứng của các loại sách in thông thường. Các loại
sách thông thường được in trên giấy và xuất bản rồi phân phối đến người đọc. Sách
điện tử không được in trên giấy, nó là một dạng thơng tin số đã được mã hóa dưới
nhiều định dạng khác nhau, địi hỏi phải có thiết bị và phần mềm chuyên dụng mới


xem được. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát, chia sẻ trên
Internet.
Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách điện tử là
một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc mọi nơi trên những
thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy điện
thoại... có trang bị phần mềm chuyên dụng để đọc.
Ngày nay nhiều nhà xuất bản bên cạnh việc phát hành các bản sách in cịn pháthành
thêm loại hình sách điện tử với giá cả phải chăng hơn cho một bộ phận người đọc. Chi
phí phát hành của sách điện tử rất thấp nên mang lại nhiều thuận lợi về kinh tế cho cả
nhà xuất bản và người đọc.
Sự bùng nổ của Internet giúp cho sách điện tử ngày càng được nhiều người quan
tâm. Hầu hết các cuốn sách in nổi tiếng đã được chuyển thành sách điện tử để chia sẻ
trên mạng Internet. Nhiều trang web đã được lập ra để bán hoặc chia sẻ sách điện tử.
1.3.2. Đặc điểm của ebook
1.3.2.1. Ưu điểm
Thiết bị đọc E-book nhiều chức năng: Có thể được đọc trong ánh sáng thấp hoặc

thậm chí cả bóng tối. Có nhiều chế độ đọc khác nhau, có thể chỉnh sửa nội dung sách
điện tử hay ghi chú, đánh dấu trên sách mà khơng làm hư hại gì đến sách. Có chức
năng tìm kiếm nhanh một từ bất kì trong sách … Ngồi chức năng đọc văn bản và hình
ảnh, thiết bị đọc E-book có thể đọc được cả file âm thanh và video. Do đó, nếu người
đọc khơng thích đọc văn bản thì có thể chọn chức năng nghe phiên bản âm thanh. Một
số E-book cịn có những ứng dụng flash cho phép người đọc tương tác với các nội
dung trong E-book.
Khơng tốn chi phí vận chuyển: Chỉ cần tải E-book từ trang web, không cần
phương tiện vận chuyển và không mất thời gian vận chuyển.
Chức năng tìm kiếm tiện lợi: Phần mềm đọc E-book có chức năng tìm kiếm, chỉ
cần nhập một từ cần tìm trong ơ tìm kiếm, lập tức sẽ nhảy đến trang có chứa từ cần
tìm. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần tra cứu tài liệu, chẳng hạn khi tra từ điển.
Chi phí cập nhật thấp: Khi tác giả cần cập nhật một số phần của E-book thì chỉ
cần chỉnh sửa trên các tài liệu điện tử và sau đó thơng báo cho khách hàng về việc phát
hành mới. Điều này giúp tiết kiệm các phiên bản cập nhật của sách in.


Nguồn tài liệu rộng lớn: Hiện có sẵn một kho E-book khổng lồ để người đọc có thể
tải về và lưu trữ trong các thiết bị số cầm tay như điện thoại di động, pocket PC, thiết
bị đọc E-book …
Khả năng lưu trữ và di chuyển: Với một thiết bị đọc E-book nhỏ gọn như kích
thước của một cuốn sách thơng thường nhưng có thể lưu hàng ngàn sách điện tử tùy
thuộc vào dung lượng bộ nhớ của nó.
Đa ngơn ngữ: Hiện nay, một cuốn sách điện tử có thể được dịch ra nhiều thứ tiếng
khác nhau. Người đọc có thể lên trang web và chọn mua một cuốn sách phù hợp với
ngơn ngữ của mình. Điều này rất thuận lợi cho người đọc ở mọi quốc gia trên thế giới,
giúp cuốn sách đến được với nhiều đối tượng khác nhau.
Chi phí thấp: Chi phí cho một cuốn E-book rẻ hơn nhiều lần so với sách in thông
thường. Hơn nữa, phần lớn sách điện tử là miễn phí.
Phân phối: So với cách xuất bản sách dạng bản in trên giấy, xuất bản sách dưới

dạng E-book rẻ hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt thuận lợi cho các tác giả tự xuất bản sách
điện tử.
1.3.2.2. Nhược điểm
Thiết bị đọc E-book đắt tiền: Sách điện tử yêu cầu một thiết bị điện tử để hiển thị
nó. Nhiều định dạng E-book yêu cầu phần mềm chuyên dụng để hiển thị chúng. Một
cuốn sách điện tử phụ thuộc vào thiết bị để đọc nó, nếu thiết bị hay phần mềm đọc Ebook bị lỗi thì sẽ gây ảnh hưởng đến nó. Giá cả đắt đỏ cũng là trở ngại với việc phổ
biến E-book đến với nhiều đối tượng. Tuy nhiên nếu coi đây là sự đầu tư lâu dài thì
với chi phí mua một thiết bị đọc E-book và E-book vẫn tiết kiệm hơn so với đầu tư
một kho sách in khổng lồ.
Hạn chế quyền sử dụng: Kỹ thuật quản lý quyền kỹ thuật số có thể hạn chế những
tác động của người dùng đối với E-book. Chẳng hạn, không thể chuyển quyền sở hữu
của một cuốn sách điện tử cho người khác, mặc dù giao dịch như vậy được phổ biến
với các sách in thơng thường.
Tính phổ cập thấp: Hiện nay, phần lớn độc giả lại thích đọc sách in bình thường
hơn so với đọc sách trên màn hình vi tính.
Vi phạm tác quyền: Trong một vài trường hợp, sách điện tử có thể được phổ biến
mà khơng có sự chấp thuận của tác giả hoặc nhà sản xuất.


Vấn đề môi trường: Các thiết bị đọc E-book gây ra vấn đề về mơi trường. Tuy
nhiên cũng phải nhìn nhận rằng E-book đã tiết kiệm được nguồn tài nguyên giấy dùng
để in sách.
Tóm lại, ngồi ưu điểm thì E-book cũng có những khuyết điểm riêng. Nhưng cân
nhắc giữa lợi và hại thì E-book vẫn là lựa chọn hàng đầu, phù hợp với xu hướng
phát triển cơng nghệ và trí tuệ con người.
1.3.3. Một số định dạng của ebook
1.3.3.1. DOC (Document)
Đây có thể nói là định dạng đơn giản nhất để lưu trữ một E-book. Định dạng này có
thể lưu trữ được chữ, hình ảnh, bảng, đồ thị,…
Định dạng DOC có thể được mở và xem tốt nhất bằng Microsoft Word, nhưng nếu

ta khơng có tiền để mua bản quyền bộ Microsoft Office của Microsoft, ta có thể sử
dụng Writer trong Open Office.org là ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở với những
tính năng khơng thua kém gì sản phẩm của Microsoft. Ngồi ra ta cũng có thể mở một
file doc thông qua các ứng dụng office online như Google Docs, ThinkFree Office,
Zoho Office,…
1.3.3.2. PDF (Portable Document Format)
Một định dạng quen thuộc khác với chúng ta, PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh
Portable Document Format, "Định Dạng Tài liệu Di Động") là một định dạng tập tin
văn bản khá phổ biển của hãng Adobe Systems. Tương tự như định dạng Word (.doc),
PDF hỗ trợ văn bản thô (text) cùng với phơng chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều
hiệu ứng khác. Tuy nhiên, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường
làm việc của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như
văn bản Word, một văn bản PDF, trong hầu hết các trường hợp, sẽ được hiển thị giống
nhau trên những mơi trường làm việc khác nhau. Chính vì ưu điểm này, định dạng
PDF đã trở nên phổ biển cho việc phát hành sách, báo hay các tài liệu khác qua mạng
Internet.
1.3.3.3. CHM (Compiled HTML Help File)
Giống như tên gọi, đây vốn là định dạng để lưu trữ những tài liệu trợ giúp dưới
dạng HTML được biên soạn và nén lại trong 1 file duy nhất. Đây cũng là một trong


những định dạng phổ biến để làm E-book vì khả năng lưu trữ và sắp xếp tài liệu tốt, dễ
truy cập thơng tin. Một số E-book CHM có thể được mở bằng chính trình duyệt Web,
một số khác thì phải sử dụng ứng dụng đọc CHM để mở.
Trên Windows, để đọc được CHM chúng ta không cần bất cứ phần mềm nào.
Chúng ta có thể tạo và chỉnh sửa E-book định dạng CHM bằng phần mềm Fly Help
(bản cũ có tên là Pocket CHM).
Trên đây là ba định dạng E-book phổ biến thường gặp, ngồi ra cịn một số định
dạng khác như PRC, LIT, DJVU, CBR, CBZ, PDB, PS, RB,…
1.3.4. Tình hình sử dụng ebook

1.3.4.1. Ngồi nước
Thiết bị đọc sách điện tử (e-reader) chuyên dụng ra đời cách đây 6 năm được xem
như một sự đột phá của công nghệ cao; đồng thời, nó cũng chính thức đưa sách điện tử
(e-book) trở thành một sản phẩm thông dụng, phương thức đọc này đã trở thành cú
huých văn hóa đọc theo chiều hướng tích cực. Chính vì có những ưu điểm vượt trội mà
tới 50% số người sau khi sử dụng e-book khơng cịn dùng sách in nữa (Báo cáo của
Cơng ty nghiên cứu thị trường PR Bowker). Theo thống kê của hãng bán lẻ trực tuyến
Amazon (“cha đẻ” của máy đọc sách Kindle), vào tháng 7/2010, cứ 100 cuốn sách in
bán ra thì có 143 cuốn sách điện tử bán ra tương ứng. Báo cáo đầu năm 2012 của Hiệp
hội xuất bản Mỹ, khảo sát hơn 1000 nhà xuất bản cho thấy lợi nhuận của việc bán
sách điện tử lần đầu tiên đã vượt qua sách giấy, cán mốc 282 triệu USD. Trong khi đó
chỉ qua một năm mà lợi nhuận từ sách in đã giảm đi 10,5%. Từ đây, cho thấy việc đọc
sách điện tử đang đang dần dần chiếm ưu thế hơn so với sách in.
1.3.4.2. Trong nước
Ở Việt Nam, sách điện tử đang dần chiếm thị phần đáng kể trong xuất bản. Các đơn
vị phát hành sách trực tuyến như Vinabook.com, Công ty Lạc Việt, Công ty Vinapo...
đã bắt đầu giới thiệu hệ thống phân phối sách điện tử phục vụ rộng rãi bạn đọc.
Và nếu nhìn vào con số 6.500 lượt yêu cầu của bạn đọc về sách điện tử, so với
2.000 yêu cầu sách truyền thống mà Thư viện Quốc gia Việt Nam thống kê mới đây,
có thể thấy, sách điện tử đang là một xu thế tất yếu của xuất bản điện tử.


Hiện nay, sách điện tử đang có nhiều lợi thế để khẳng định vị trí của mình, chúng
hồn tồn thích hợp với những độc giả lúc nào cũng háo hức với việc đọc và cả những
độc giả không thường xuyên; rất tiện dụng cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC PHẦN MỀN ỨNG DỤNG THIẾT KẾ
EBOOK HOÁ HỌC
2.1. Adobe Acrobat Pro 9 Extended

2.1.1. Giới thiệu phần mền Adobe Acrobat Pro 9 Extended
Adobe Acrobat 9 Professional Extended là phần mềm cho ta dễ dàng tạo tập tin
PDF từ các chương trình khác dưới dạng Plug-ins tích hợp trong Microsoft Office,
Outlook, Internet Explorer, Project, Visio, Access, Publisher, AutoCAD®, Lotus
Notes… Ngồi ra, chương trình cịn có thể liên kết các tài liệu, các bảng vẽ với các nội
dung media khác và cho xuất bản dưới dạng PDF. Chương trình hoạt động hiệu quả
trong việc tối ưu hóa dung lượng tập tin, sắp xếp.
Giao diện chính của phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended

Adobe Acrobat 9.0 gồm ba phiên bản là Standard, Pro và Pro Extended.
2.1.1.1. Cách dowload và cài đặt phần mềm
Download phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended tại địa chỉ:
- Adobe Pro: www.adobe.com/go/acrobatpro_trial
- Adobe Pro Extended: www.adobe.com/go/acrobatproext_trial
Phiên bản mới nhất của dòng sản phẩm Adobe Acrobat 9 Pro Extended là phiên bản
Adobe Acrobat 9.3.2 Pro Extended, có thể được download trực tiếp trên


www.adobe.com hoặc nếu máy đã cài sẵn Adobe Acrobat 9 Pro Extended thì có thể tải
bản Update của phiên bản này tại địa chỉ:
/>2.1.1.2. Một số tính năng mới của phần mềm
 Tạo file PDF
Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended đã tích hợp thêm menu Acrobat vào bộ Microsoft
Office 2003, 2007, 2010 nhằm giúp người dùng tạo nhanh định dạng PDF từ những
chương trình như Word, Excel, PowerPoint, Visio...
Bên cạnh rất nhiều định dạng tài liệu khác, menu File > Create PDF > From file
của Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended cũng hỗ trợ tạo file PDF từ AutoCAD. Chương
trình hỗ trợ chuyển đổi nhanh các dạng tài liệu thành PDF từ menu chuột phải của
Windows Explorer bằng lệnh Convert to Adobe PDF.
 Ghi chú minh hoạ trong PDF bằng hình ảnh 3D, âm thanh, flash, video

Chỉ ở phiên bản Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended hoặc phiên bản mới hơn thì mới
khai thác được file PDF có chèn thêm hình ảnh, flash, video.
 Nhúng nhiều định dạng file vào file PDF
Nếu muốn tạo ra một file PDF chứa những định dạng file khác trong nội dung (kể
cả file PDF khác) hay còn gọi là PDF Portfolio, ta bấm vào biểu tượng Combine >
Assemble PDF Portfolio. Tính năng này tương tự phương pháp giấu những dữ liệu
quan trọng vào trong một file PDF.
Trong cửa sổ Editor Portfolio xuất hiện, bấm nút Add Files và tìm chọn những file
muốn add vào file PDF sẽ tạo ra (hỗ trợ mọi định dạng file). Nút Add Folder cho ta
chọn nguyên thư mục chứa file, còn nút New Folder dùng để tạo ra 1 thư mục mới
chứa các file nhúng trong file PDF này.
Tiếp đó, chọn kiểu hiển thị cho tất cả file trong mục CHOOSE A LAYOUT là Basic
Gird, On an Image, Revolve hay Sliding Row.
Phần ADD WELCOME & HEADER giúp ta chèn hình ảnh, Flash và Text vào trang
chào mừng của file PDF đích. Mọi thao tác khá dễ dàng, ta chỉ việc bấm vào biểu
tượng tương ứng và tìm chọn file cần chèn vào là xong. Tại phần PUBLISH, ta lưu lại
file PDF hoặc gửi qua email cho ta bè.


 Bảo mật file PDF
Mã hoá file PDF là một trong những tính năng mới của Adobe Acrobat 9.0 Pro
Extended. Để bảo mật một tập tin PDF: mở tập tin, bấm vào biểu tượng Secure >
Encrypt with PassWord rồi chọn Yes. Trong phần Compatibility, xác định phiên bản
Acrobat có thể mở được file PDF sẽ mã hóa này (nên chọn Acrobat 7.0 or later).
Tiếp đó đánh dấu vào mục Require a passWord to open the docment, rồi nhập mật
khẩu chống mở file vào hộp trống phía dưới. Tương tự, đánh dấu mục Restrict editing
and printing of the document rồi nhập mật khẩu chống chỉnh sửa và in file PDF. Sau
cùng, bấm OK, nhập lại mật khẩu mở file và bấm OK 2 lần; nhập lại mật khẩu chống
chỉnh sửa và in file rồi bấm OK 2 lần nữa là hoàn tất.


 Lưu giữ, chia sẽ PDF thông qua dịch vụ Acrobat.com


Menu hiện ra khi bấm vào biểu tượng Collaborate

gồm các lệnh

đáng chú ý như:

Upload Documents to Acrobat.com…: Tải file PDF đang mở lên server của
Acrobat.com
Share Documents on Acrobat.com…: Chia sẻ file PDF với cộng động người dùng
dịch vụ Acrobat.com
Create BuzzWord Document: Liên kết nhanh đến ứng dụng tạo văn bản trực tuyến
của Acrobat.com
Send & Collaborate Live..: Gửi file PDF cho người quan tâm.
Share My Screen…: Chia sẻ màn hình đang làm việc bằng ứng dụng Adobe
CONNECTNOW.
2.1.2. Các tính năng của phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended
2.1.2.1. Khởi động phần mềm
- Cách 1: Double click vào icon
- Cách 2: Start/All Programs/Adobe Acrobat 9 Pro Extended
Sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ làm việc của chương trình
2.1.2.2. Giới thiệu thanh menu
 File
Open…:

Mở một file PDF đã lưu.

Organizer: Mở cửa sổ hiển thị danh sách các file PDF đã mở ra.

Create PDF Portfolio: Tạo file PDF Porfolio (là một dạng file PDF trong đó có
chứa các file với định dạng khác).


Modify PDF Portfolio: Chỉnh sửa file PDF Porfolio.
Create PDF:

Tạo file PDF mới, gồm:

+ From File…: Tạo file PDF từ các file khác.
+ From Sanner: Tạo file PDF từ máy chiếu.
+ From Web Page…: Tạo file PDF từ trang web.
+ From 3D Capture…: Tạo file PDF từ file
AutoCAD.
+ From Blank Page: Mở một trang mới để
tạo file PDF.
+ Assemble PDF Porfolio…: Tạo file mới từ
file PDF Porfolio.
+ Merge files into a Single PDF…: Kết hợp nhiều
file khác nhau thành một file PDF.
+ Batch Create Multiple Files…: Kết hợp nhiều file document (văn bản Word)
thành một file PDF.
+ From Clipboard: Tạo file PDF từ clipboard (bộ nhớ tạm khi ta copy hay cut một
đối tượng).
Combine:
Collaborate:

Kết hợp các file khác nhau thành một file PDF.
Các ứng dụng online của Adobe Acrobat.


Save: Lưu file đang làm việc.
Save As: Lưu file dưới một tên khác.
Save as Certified Document:

Lưu file dưới dạng đã

đăng kí bản quyền.
Export:

Xuất file PDF sang định dạng khác.

Attach to Email: Đính kèm vào email.
Revert: Quay trở lại trạng thái lần save cuối (tương tự chức năng Undo).
Close: Đóng file đang làm việc.
Properties…: Trình bày các thuộc tính của file PDF đang làm việc.
Print Setup…: Định dạng trang in.


Print…: Cài đặt các thông số khi in.
History:

Danh sách các file PDF đã mở.

Exit: Thốt khỏi chương trình.
 Edit
Undo: Hủy lệnh vừa thực hiện.
Redo: Lấy lại lệnh vừa hủy.
Cut: Cắt đối tượng, lúc này đối
tượng được lưu vào clipboard (bộ nhớ
tạm).

Copy: Sao chép đối tượng và lưu
vào clipboard.
Paste: Dán đối tượng từ clipboard
vào vùng làm việc.
Delete: Xóa đối tượng.
Copy File to Clipboard: Sao chép
file vào clipboard.
Select All: Chọn tất cả các đối
tượng.
Desselect All: Bỏ chọn tất cả các đối tượng.
Check Spelling: Kiểm tra lỗi chính tả.
Look Up Selected Word…: Tra nghĩa của từ được chọn trên trang web
www.dictionary.com. Cách khác: bôi đen từ, right click > Look Up “ …” .
Find: Tìm kiếm một từ trong file PDF đang làm việc. Ở khung Find, gõ từ cần tìm
kiếm > enter.
Search: Tìm kiếm trong các tài liệu khác đã lưu trong bộ nhớ của máy tính.
Search Results: Có các tùy chọn Next Result (kết quả tìm kế tiếp), Previous Result
(kết quả tìm trước), Next Document (kết quả tìm kết tiếp ở tài liệu khác), Previous
Document (kết quả tìm trước ở tài liệu khác).
Preferences…: Thiết lập các thơng số cho chương trình.
 View


×