Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu luận văn tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.05 KB, 75 trang )

T RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ P HẠM TP. HỒ CHÍ MINH
T
9
3

T
9
3

T
9
3

K HOA NGỮ VĂN
T
9
3

L UẬN VĂN TỐT NGHIỆP
T
8
3

M ÔN VĂN HỌC VIỆT NAM
T
9
3

N GHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
T
8


3

TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

T
9
3

T
9
3

Người hướng dẫn: Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu
Người thực hiện: Bùi Thị Thuận

T hành phố Hồ Chí Minh - 2000
T
9
3


LỜI CẢM ƠN
Con xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Hiếu đã tận tình hướng dẫn cho
con hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ văn và bạn bè giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho
tơi trong quá trình thực hiện luận văn.
Sinh viên
T
2
4


T6
2
4

B ùi Thị Thuận
T
6
4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
T
7
5

T
7
5

MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
T
7
5

T
7
5


PHẦN MỘT: DẪN LUẬN .......................................................................................... 5
T
7
5

T
7
5

1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................5
T
7
5

T
7
5

2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................7
T
7
5

T
7
5

3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................16
T
7

5

T
7
5

4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................16
T
7
5

T
7
5

5. Cấu trúc luận văn. ........................................................................................................17
T
7
5

T
7
5

PHẦN HAI: NỘI DUNG .......................................................................................... 19
T
7
5

T

7
5

CHƯƠNG I: TRUYỆN NGẮN VÀ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN .....................................................................................19
T
7
5

T
7
5

1. Truyện ngắn là gì? ........................................................................................................19
T
7
5

T
7
5

1.1. Khái niệm .................................................................................................................19
T
7
5

T
7
5


1.2. Đặc trưng .................................................................................................................20
T
7
5

T
7
5

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện
ngắn ....................................................................................................................................22
T
7
5

T
7
5

2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................................22
T
7
5

T
7
5

2.1.1. Nhân vật văn học.......................................................................................................... 22

T
7
5

T
7
5

2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học ............................................... 24
T
7
5

T
7
5

2.2. Vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn ........................................27
T
7
5

T
7
5

CHƯƠNG II: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
MINH CHÂU ....................................................................................................................30
T
7

5

T
7
5

1. Xét từ góc độ phẩm chất, đặc điểm tính cách nhân vật và việc truyền đạt lý tưởng
của nhà văn, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu khắc họa thành cơng nhân vật chính
diện và nhân vật phản diện. .............................................................................................30
T
7
5

T
7
5

1.1. Nhân vật chính diện - nguồn cảm hứng và tấm lòng yêu mến của Nguyễn Minh
Châu. ...............................................................................................................................30
T
7
5

T
7
5

1.2. Nhân vật phản diện - niềm căm phẫn của ngòi bút Nguyễn Minh Châu .................34
T
7

5

T
7
5

2. Dựa vào nội dung cốt truyện, trong xu hướng vận động của nhân vật, truyện ngắn
sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung vào nhân vật bình thường trong cuộc
sống đời thường và nhân vật số phận .............................................................................36
T
7
5

T
7
5

2.1. Nhân vật bình thường trong cuộc sống đời thường - một cách tiếp cận cận nhân
tình của Nguyễn Minh Châu ...........................................................................................36
T
7
5

T
7
5

2.2. Nhân vật số phận - nỗi trăn trở của Nguyễn Minh Châu .........................................40
T
7

5

T
7
5


3. Căn cứ vào cấu trúc nội dung nhân vật, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xây
dựng các loại nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng ...............43
T
7
5

T
7
5

3.1 Nhân vật loại hình - khuynh hướng sử thi ca ngợi trong một mảng sáng tác của
Nguyễn Minh Châu .........................................................................................................43
T
7
5

T
7
5

3.2 Nhân vật tính cách ....................................................................................................44
T
7

5

T
7
5

3.3. Nhân vật tư tưởng - tự thức nhận về mình và thế giới quanh mình .........................48
T
7
5

T
7
5

CHƯƠNG III: CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYÊN MINH CHÂU ...........................................................................52
T
7
5

T
7
5

1. Thể hiện nội tâm, tính cách nhân vật bằng một vài nét miêu tả ngoại hình độc đáo,
có tính chất biểu trưng .....................................................................................................52
T
7
5


T
7
5

2. Miêu tả tâm lý nhân vật một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng nhiều thứ ánh
sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau ................................................................58
T
7
5

T
7
5

3. Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua những biểu hiện đa dạng của thủ pháp
độc thoại nội tâm...............................................................................................................63
T
7
5

T
7
5

PHẦN BA: KẾT LUẬN ............................................................................................ 68
T
7
5


T
7
5

THƯ MỤC THAM KHẢO ....................................................................................... 71
T
7
5

T
7
5


PHẦN MỘT: DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài.
Văn học có chức năng cao cả đó là thanh lọc tâm hồn con người. Nhà văn người nghệ sĩ đầy trở trăn tìm kiếm - là nhịp cầu nối đưa bạn đọc đến với cuộc sống
gần gũi hơn, thân thuộc hơn qua những trang sách của mình. Với ý nghĩa chân chính
của hai tiếng "nhà văn", khơng dễ người cầm bút nào cũng đạt được điều đó. Hịa
trong dịng chảy ngược xuôi trên con đường văn chương ấy, Nguyễn Minh Châu là
một người đi đường bình dị, âm thầm nhưng lấp lánh những nét son tỏa ra từ tâm
hồn.
Là một nhà văn xuất hiện trên văn đàn từ những năm 60, Nguyễn Minh Châu đã
từng bước khẳng định mình giữa bao thăng trầm của lịch sử. Từ những trang viết hào
hùng, mang âm hưởng của một thời kỳ nổi sôi của dân tộc đến những dịng văn thấm
đẫm tình người, đi sâu vào những cuộc đời: dung dị có, éo le có, Nguyễn Minh Châu
đã hồn thành sứ mệnh của mình và để lại những dư âm đẹp, ngân rung trong lòng
người đọc.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng. Điều cốt lõi để tạo nên chỗ đứng của

ông là tấm lòng, là bầu nhiệt huyết với những phát hiện tinh tế, sáng tạo. Gần 40 năm
qua, cùng với sự biến chuyển sâu sắc của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội... nhiều
tác phẩm của ông đã trải qua bao thử thách của thời gian để trụ lại một cách kiêu
hãnh, tự hào.
Người đọc quen thuộc Nguyễn Minh Châu từ tập Cửa sơng, một "hình ảnh hiên
ngang của miền Bắc chúng ta bất chấp đạn bom phá hoại của giặc Mỹ" 1 , quen nghe
F
0
P

1

P

Phong Lê - "Cửa Sông, một hình ảnh về quê hương của chúng ta trong chiến đấu ",

Tạp chí Văn học số 6 1967


âm hưởng hào hùng của bài ca ra trận trong Dấu chân người lính... dường như thấy
Nguyễn Minh Châu khác trước qua những truyện ngắn từ sau năm 1975 của ông. Đấy
là những trang viết kiếm tìm vật vã, là những cuộc đấu tranh đầy khắc khoải, khơng
n hịng tìm đến bản ngã đích thực của cuộc đời. Khơng phải là những tác phẩm ra
đời trong một sớm một chiều mà ở đó là sự kết tinh những suy tư, trăn trở từ những
ngày đầu cầm bút của ông: "Trong cuộc chiến đấu để giành lại đất nước với kẻ thù
bên ngoài hai mươi năm nay, ta rèn cho dân tộc ta bao nhiêu đức tính tốt đẹp như
lịng dũng cảm, sự xả thân vì sự nghiệp của Tổ quốc. Nhưng bên cạnh đó, hai mươi
năm nay, ta khơng có thì giờ để nhìn ta một cách thật kỹ lưỡng. Phải chăng bên cạnh
tính tốt đẹp thì tính cơ hội, nịnh nọt, tham lam, ích kỷ, phản trắc, vụ lợi cịn được ẩn
kín và có lúc ngấm ngầm phát triển đến mức gần như lộ liễu. Bây giờ ta phải chiến

đấu cho quyền sống của dân tộc. Sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng
con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp. Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu
dài." 2 Những lời tâm nguyện của nhà văn đã giải thích q trình sáng tác của ơng.
F
1
P

P

Nguyễn Minh Châu đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chiến sĩ, một
nhà văn - chiến sĩ. Đã đến lúc chính ơng "đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh họa" để tìm tịi, đào sâu vào bản thể của tâm hồn, trở về cuộc sống đời thường
nhưng vốn dĩ phức tạp của nó.
Khi đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, cuộc sống dần dần đi vào ổn
định, con người ta có thời gian và điều kiện để chiêm nghiệm lại mình. Nguyễn Minh
Châu có thể nói là một trong những người tiên phong đi vào mảnh đất mới ấy để
khám phá con người, khám phá cuộc đời trong giai đoạn chuyển mình. Những truyện
ngắn của ơng xuất hiện trong lúc này đã gây được những ấn tượng mạnh mẽ và tạo
nên những cuộc tranh luận sôi nổi, thu hút nhiều sự chú ý của bạn đọc. Nhiều ý kiến
thậm chí trái ngược nhau trong việc đánh giá những tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu. Sự kiến giải những điều mà nhà văn đặt ra ở nhiều người cũng khác. Và thời

2

Vương Trí nhàn, “Sự dũng cảm điềm đạm”, Tạp chí Cửa Việt, Quảng trị,số 1/1989


gian chính là vị giám khảo cơng bằng, lặng lẽ, một lần nữa đã dành cho Nguyễn Minh
Châu một vị trí xứng đáng trong nền văn học nước nhà.
Sắp bước sang thế kỷ mới, việc nhìn nhận và đánh giá đúng giá trị những tác

phẩm của Nguyễn Minh Châu trong kho tàng văn học Việt Nam là điều cần thiết và
bổ ích. Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu không phải là đề tài mới mẻ,
chúng tôi không dám mong khám phá những điều mới lạ trên những trang văn đã
được nhiều nhà văn, nhiều nhà phê bình có tên tuổi đào sâu, chúng tơi chỉ muốn góp
một tiếng nói bé nhỏ của mình với những rung động chân thành khi tiếp xúc với
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu để tỏ lòng yêu mến, ngưỡng mộ một nhà văn tài
năng đã quá cố. Kỷ niệm 10 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu, xin được thắp nén
tâm hương tưởng nhớ đến ông - một nhà văn "bất tử" (chữ dùng của Nguyễn Khải),
người đã mở ra hướng đi mới cho nền văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ
này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Minh Châu bắt đầu cầm bút từ những năm 60, với hình ảnh người lính
và cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc. Đầu những năm 70, tác phẩm của ông đã
được nhiều bạn đọc chú ý và xuất hiện nhiều ý kiến đánh giá, bàn luận. Vào thập kỷ
80, ngịi bút của ơng có sự chuyển hướng và sáng tác của ông trở thành đề tài sôi nổi
của các nhà nghiên cứu. Ba mươi năm qua, với bao đổi thay của đất nước, của con
người..., cách nhìn về tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn rất mới mẻ, phong phú.
Lần lại từ quá khứ, ta hãy xem quá trình tiếp nhận truyện của Nguyễn Minh Châu
như thế nào.
Trong phạm vi của đề tài, người viết chỉ đề cập, ghi nhận những ý kiến bàn về
nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn
Minh Châu và những nhận định chung nhất đánh giá ngịi bút của ơng.
Nguyễn Kiên khi "Đọc Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu"
(Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số 9/1970) đã cảm nhận: Anh yêu nhân vật của anh nên


anh đằm thắm[...] Ngòi bút Nguyễn Minh Châu chăm chỉ, chừng mực, mộc mạc,
chân tình; mỗi trang sách dường như đều thấp thoáng kỷ niệm. Truyện ngắn của anh
ngắn gọn nhưng khơng bó hẹp.
Nguyễn Đăng Mạnh và Trân Hữu Tá trong bài "Hướng đi và triển vọng của

Nguyễn Minh Châu" - đăng trên báo Văn Nghệ số 364, ngày 02/10/1970 có nhận xét:
Nguyễn Minh Châu hầu như chỉ xây dựng một loại nhân vật, những con người tốt
đẹp, những nhân cách cao thượng, anh hùng, cái bóng dáng tiêu cực chỉ thấy thấp
thoáng. Nhân vật Nguyễn Minh Châu giàu suy tưởng và cũng giàu tình cảm, đặc biệt
có ngọn lửa ở trong lòng và để biểu hiện những con người này ơng thường mượn
cảnh để tả tình. Bút pháp này khơng thuần túy về kỹ thuật mà lồng vào tình cảm thiết
tha của ông đối với thiên nhiên, đất nước nên không bị đơn điệu, nhạt nhẽo. Đến nay,
nhân vật thành cơng của ơng đều là nhân vật có tuổi, để phản ánh hiện thực ngày nay
không thể chỉ giới hạn thế giới nghệ thuật của ông trong loại nhân vật đó.
Trong bài "Những cố gắng lần theo Dấu chân người lính của Nguyễn Minh
Châu" của Song Thành, đã cho rằng: Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã lột tả được vẻ
đẹp tinh thần phong phú và đằng sau những khuôn mặt phong trần ấy, anh đã làm ánh
lên những nét hào hoa khơng phải là khơng có sức hấp dẫn, vẫy gọi đối với bạn đọc
thanh niên. (Văn Nghệ, số" 466, ngày 15/9/1972).
Phan Cự Đệ là người sớm phát hiện Nguyễn Minh Châu là "một cây bút văn
xuôi đầy triển vọng" (Văn Nghệ Quân Đội, số 1/1973) đã có ý kiến: [...] nhưng sức
hấp dẫn nghệ thuật của những trang miêu tả của Nguyễn Minh Châu dường như lại
tập trung ở khả năng tạo hình của ngơn ngữ văn xi của tác giả Nguyễn Minh Châu
rất giàu khả năng tư duy hình tượng, khả năng dựng lại các sự việc trước các hình
thái cụ thể, cảm tính của nó... Từ Cửa sơng đến Dấu chân người lính đã tiến những
bước vững chắc và hứa hẹn...
Cũng bàn về Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, trên Tạp chí Tác
phẩm mới số 23 tháng 2/1973, Ngô Thảo nhận định: Trong quá trình giới thiệu nhân
vật, hình như thủ pháp được tác giả sử dụng bao trùm là sự so sánh.


Các nhân vật luôn đi từng đôi để so sánh, phát hiện, bổ sung cho nhau... Quan hệ
tay đôi giữa các nhân vật khiến họ nhìn rõ mình và tự đánh giá khách quan hơn... Thủ
pháp so sánh ở đây chỉ để bộc lộ mặt khác nhau trong sự phong phú, đa dạng cửa
những con người một lòng một dạ chiến đấu cho độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc

[...] Điểm Nguyễn Minh Châu đi xa hơn nhiều người: trên cơ sở so sánh mà phát huy
sức liên tưởng của người đọc.
"Từ Cửa sơng đến Dấu chân người lính" (Tạp chí Tác phẩm mới, số 32, tháng
12/1973), Vương Trí Nhàn khái quát: Bên cạnh những nét đặc sắc riêng, dễ cảm thấy
những tác phẩm này vẫn có một cái gì đó thuộc về giọng điệu chung, chứng tỏ chúng
đều là những sản phẩm của một giai đoạn văn học, trong các giai đoạn kéo dài này,
tuy lịch sử chuyển từ hịa bình sang chiến tranh nhưng nếp cảm, nếp nghĩ của các tác
giả cũng như nhiều người trong chúng ta, vẫn là nằm trong một sự liên tục [...] Các
nhân vật ở đó tình cảm, lý trí thống nhất, tất cả sống đúng như mình có, khơng thấy
những lay động quá mức, những khát khao, những đòi hỏi phức tạp.
Nhị Ca nhận thấy "Sắc điệu mới của ngòi bút Nguyễn Minh Châu" (Văn Nghệ
Quân Đội, số 6/1978) qua hai tiểu thuyết Miền cháy và Lửa từ những ngôi nhà: Ở cả
hai truyện, Nguyễn Minh Châu đã phát triển ngòi bút phân tích tâm lý. Anh làm nảy
ra các nét nội tâm, nhân vật khơng chỉ hướng ngoại mà cịn quay nhìn vào bên trong
để tìm hiểu, cân nhắc, đánh giá các diễn biến tâm trạng, các động cơ hành động [...]
Ngịi búi kín đáo đó có những nhận xét đơi khi tinh qi, nó bỗng thị ra châm chích
làm giật mình người ngủ gật ngồi đời.
Đến đầu những năm 80, người đọc chú ý nhiều đến các truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu. Thiếu Mai với bài " Từ Dấu chân người lính đến Những người đi từ
trong rừng ra nghĩ về Nguyễn Minh Châu " (Văn nghệ Quân Bội số 4/1983), đã
thông qua tiểu thuyết để nhận định về khả năng viết truyện ngắn của nhà văn này:
Phong cách tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu dường như chưa ổn định. Anh hãy
cịn trên con đường khơng ngừng tìm tịi, thể nghiệm một cách viết riêng để tải được
đạt nhất những suy nghĩ sâu sắc cùng với cái vốn sống dày dặn của mình [...] Cái tạng
của Nguyễn Minh Châu hợp với loại truyện ngắn hoặc truyện vừa (hoặc tiểu thuyết


vừa) chỉ thể hiện một vấn đề, một chủ đề tập trung. Khả năng phân tích tinh tế mọi
khía cạnh ngóc ngách của một vấn đề, một tâm trạng vốn là chỗ mạnh của nhà văn, ở
loại truyện này anh có điều kiện để phát huy ưu thế, đem lại một chiều sâu bất ngờ.

Vẫn là Ngô Thảo, khi "Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu" (Văn
Nghệ, số 32 06/8/1983), đã có tâm trạng băn khoăn: Vối truyện ngắn này (Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành) Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ được thế mạnh của một
cây bút có khả năng phân tích và thể hiện được những biến động tâm lý khá phức tạp
của một con người không đơn giản [...] Cảm giác đơn điệu đã thống thấy. Có lẽ ở
đây, mọi sự đều nghiêm túc quá, thái độ nghiêm túc, lối thể hiện nghiêm túc. Ở
Nguyễn Minh Châu thiếu đi chút hài hước của chính đời sống, của sắc thái dân tộc và
dân gian, làm cho cách nhìn, cách nghĩ thêm sâu, thêm đậm đà và sự lên án thêm
nghiêm khắc. Mặt khác, sự thiếu vắng sắc thái lý tưởng, vốn giàu có trong các tiểu
thuyết của anh, cũng làm cho truyện ngắn trở nên nặng nề.
Khác với Ngơ Thảo, Huỳnh Như Phương có niềm tin vững chắc vào ngòi bút
của Nguyễn Minh Châu. Trong bài "Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành"
(Báo Văn Nghệ số 32 ngày 04/8/1984) có đoạn: "Bức tranh" lơi cuốn người đọc
khơng chỉ vì tác giả xốy sâu vào tâm lý con người mà cịn vì nghệ thuật tạo căng
thẳng dần, siết chặt dần [...] Nguyễn Minh Châu đã dùng nhiều thứ ánh sáng để soi
chiếu vào nhân vật của mình, từ những góc độ khác nhau. Tác giả đã cố gắng đưa
nhân vật đi đến sự phân tích bên trong để nhìn rõ chính nó. Sự kết hợp giữa các mảng
thời gian và các khoảng không gian xa cách nhau, đan xen giữa ý thức và tiềm thức,
hồi ức và tưởng tượng, sự hoà quyện của các giọng văn khác nhau (lời buộc tội và lời
biện hộ, độc thoại và đối thoại, tiếng tranh luận và tiếng thì thầm nội tâm...) tất cả đã
tạo ra một số truyện đạt đến chiều sâu nhất định cả về phương diện tự sự lẫn về
phương diện tâm lý, tất nhiên là trong giới hạn về dung lượng phản ánh của thể loại.
Đọc Nguyễn Minh Châu, càng thấy tin vào triển vọng cua văn xuôi Việt Nam hiện
đại.
Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Thị Minh Thái rất có "ấn
tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu" (TCVH số 3, tháng 5 và 6 1985): Với


cách dựng câu chuyện thoải mái tự nhiên, dựa trên sự suy ngẫm chín chắn, nhào nặn
kỹ càng chất liệu đời sống, cùng một bút pháp miêu tả tinh diệu những diễn biến tâm

lý phức tạp và vi tế của nhân vật chính, Nguyễn Minh Châu chứng tỏ một bản lĩnh
nhà văn biết phát biểu, biểu hiện nhân vật theo lối riêng. Cả thiên truyện hiện ra dần
dần cùng với cuộc khám phá tính cách nhân vật chính Quỳ, được miêu tả từ xa đến
gần, từ vẻ đẹp bên ngoài đến phần cốt lõi khó khăn phức tạp, đầy biến động nhất của
nội tâm, đó là các cuộc tình của Quỳ.
Từ những sáng tác mới của Nguyễn Minh Châu, xuất hiện nhiều ý kiến trao đổi,
thậm chí tranh cãi đến gay gắt. Cái mốc của sự tranh luận này là cuộc hội thảo bàn về
những truyện ngắn trong những năm gần đây của ơng. Điều đó ít nhất cũng chứng tỏ
Nguyễn Minh Châu được nhiều bạn đọc quan tâm.
Nhận xét về nhân vật của Nguyễn Minh Châu, Đào Vũ cho rằng: "Khi lướt một
vòng nhận mặt lại những nhân vật truyện ngắn ấy, dường như có những con người lạ
lẫm quá." Phan Cự Đệ cũng cùng mạch suy nghĩ: "Một số nhân vật của Nguyễn Minh
Châu được xây dựng có tính chất khiên cưỡng. Ở một hai truyện, nhân vật của anh
độc đáo nhưng hơi cá biệt." Xuân Thiều cũng chung tâm trạng đó: "Những nhân vật
anh đưa ra có vẻ khơng thật, nó là sản phẩm của một ý định truyền đạt cái vừa khám
phá." Nguyễn Kiên thì nhận thấy "anh Châu hơi nghiêng về nhân vật dị thường", Vũ
Tú Nam lại gọi đó là nhân vật cá biệt và cho rằng khi xây dựng loại nhân vật này, "có
lúc anh tùy tiện, bất chấp cả logic thơng thường, nên ta thấy có cảm giác giả giả,
khơng vào được người đọc một cách dễ dàng." Bùi Hiển cũng cảm nhận: "Về một số
truyện, anh đẩy sự tìm tịi khám phá về nội tâm, về tính cách, về hình ảnh cuộc sống
và ý nghĩa cuộc đời theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu
sắc hơn" [...] Phải chăng ở một vài truyện nói trên, do sự q say sưa phân tích mổ xẻ
nào đó, cái chủ đích ấy, cái niềm tin ấy phần nào như bị hẫng hụt. Đồng thời, hình
tượng quả có kém đi về chân thực sinh động và sức thuyết phục.
Tô Hồi và Lê Thành Nghị lại có cách nhìn khác. Tơ Hồi cho rằng những cái
tưởng như bình thường lặt vặt trong đời sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút
Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý. Tác


giả đã công phu và chủ tâm xây dựng nhân vật Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành thật, tự nhiên rất đời, một con người và một vấn đề tư tưởng đương có
trong cuộc đời hơm nay, điển hình và phổ biến. Lê Thành Nghị khẳng định: Nhà văn
lại tỏ rõ thêm một khía cạnh trong tài năng của mình. Sự đào xới sâu sắc vào phần
tâm lý sâu kín và rắc rối của con người. (Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây
của Nguyễn Minh Châu - Văn Nghệ số 27 và 28 tháng 7/1985).
Sau hội thảo, Nguyễn Minh Châu cho ra đời những tác phẩm càng làm xôn xao
dư luận, nhưng đa phần, bạn đọc nhận ra ở ông một tài năng về truyện ngắn và khả
năng tìm tịi, sáng tạo, nắm bắt tinh nhậy cuộc sống và chiều sâu tâm hồn.
Lại Nguyên Ân khi bàn về "Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh
Châu" trên báo Tạp chí Văn học, số 3/1987 đã cho rằng: Nó (truyện ngắn tự thú) hấp
dẫn người ta chủ yếu bằng độ căng của những tấn kịch nội tâm, độ căng của những
thao thức dằn vặt trong bề sâu ý thức nhân vật [...] Chiều sâu mới mẻ trong sáng tác
truyện của Nguyễn Minh Châu chính là nảy sinh trong sự đổi mới các bình diện nhận
thức đời sống, mạnh dạn đi tìm nhiều cách thể hiện khác nhau, tự làm phong phú các
khả năng nghệ thuật của mình và của chung nền văn xi chúng ta, vốn đang bước
vào thời kỳ phát triển mới.
"Bến quê, một phong cách trần thuật có chiều sâu" của Trần Đình sử, đăng trên
Tuần báo Văn Nghệ, số 8 ngày 21/02/1987 có đoạn: Anh là nhà văn có biệt tài sử
dụng chi tiết, miêu tả chân dung, môi trường, khắc họa tâm lý, chỉ trong ít nét mà làm
hiện lên một cuộc sống sinh động, điển hình như sinh hoạt khu tập thể, cảnh nhà ga,
nông thôn đô thị. Anh lại sành vận dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp, dựng lại được những
giọng điệu khác nhau của nhân dân [...] Anh tập trung những luồng sáng hàng nghìn
nến "vào một khn mặt", xây dựng luật "hội tụ ánh sáng" để soi rọi vào một chi tiết
làm cho hình tượng của anh tuy bề ngồi rất cá biệt nhưng lại có tầm khái quát đáng
kể.
Võ Hồng Ngọc nhận thấy trong Mảnh đất tình yêu là "sự tiếp nối của những câu
chuyện tình đời" (Báo Văn Nghệ, số 5,6 1988): Trong Mảnh đất tình yêu, sự chiêm


nghiệm, tự đối thoại của nhân vật thể hiện ở chỗ chân lý đời sống thường không chỉ

đến một lần là xong trong nhận thức của nhân vật, việc xáo trộn, đan xen các lớp thời
gian trần thuật - một đặc sắc bao trùm trong nghệ thuật kết cấu của cuốn tiểu thuyết
này - chính là nhằm tạo ra một hệ thống điểm nhìn trần thuật để tập trung soi rọi vào
một biến cố, từ đó lẩy ra ý nghĩa khách quan của nó. Đây cũng là một dấu hiệu nói
lên sự thay thế ý thức độc thoại bằng ý thức đối thoại trong tư duy nghệ thuật của nhà
văn.
Lã Nguyên với bài "Nguyên Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy
nghệ thuật" (Tạp chí Văn học, số 2/1989) nhận định: Trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, mạch suy tưởng, triết lý tràn vào mạch trần thuật, mạch kể, nhiều khi
phải đuổi theo mạch tả, dòng sự kiện hồi cố lấn át dịng sự kiện tiến trình cốt truyện...
làm cho cốt truyện ngày càng có khuynh hướng nới lỏng. [...] Ngịi bút của ơng ln
hướng tới những biểu hiện đầy biến động của các quá trình tư tưởng, tình cảm, tâm lý
để nắm bắt cái con người đích thực ở trong con người. Nhân vật của Nguyễn Minh
Châu vì thế khơng bao giờ đồng nhất với bản thân nó.
"Với Nguyễn Minh Châu" (Tạp chí Văn học, số 3/1989), Xuân Thiều cho rằng:
Nguyền Minh Châu là nhà văn đầy tìm tịi sáng tạo. Sự tìm tịi sáng tạo thường mấp
mé giữa cái đúng và cái tưởng như đúng, cái hay và cái tưởng là hay, cái thật và cái
tưởng là thật.
Thao Trường thì cho biết: Nhân vật của anh thì lại khá đỏng đảo phong phú, mà
đặc biệt nội tâm của họ ngày càng đa dạng, nhiều chiều ("Chút kỷ niệm nhỏ với anh
Nguyễn Minh Châu", Văn nghệ Quân đội số 3/1989).
Nguyễn Khải trong bức thư gởi cho vợ của Nguyễn Minh Châu, đăng trên Văn
nghệ Quân đội số 3/1989 với nhan đề "Nguyễn Minh Châu, niềm hãnh diện của
người cầm bút", có viết: Anh là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn
xuôi Việt Nam, và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau
này. Anh Châu là bất tử.
Đến ngày giỗ đầu của Nguyễn Minh Châu, tại trường viết văn Nguyễn Du, đã tổ


chức "Buổi hội thảo nhân ngày giỗ đầu nhà văn Nguyễn Minh Châu". Trong khơng

khí xúc động ấy, Ngun Ngọc đã mở đầu với sự khẳng định: Nguyễn Minh Châu
thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay.
Đỗ Đức Hiếu cũng phát biểu với bài "Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh
Châu": Nghệ thuật xây dựng truyện Phiên chợ Giát chủ yếu là cái pha màu, cái pha
trộn của các tâm trạng đối nghịch, là sự thâm nhập lẫn nhau của các chi tiết, là các nét
nhòe, cái mơ hồ, cái khơng xác định của các câu trúc hình tượng.
Phạm Vĩnh Cư khi bàn "về các tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu" cho rằng: [...] Chính ở đây xuất hiện những con người mang trong mình các
xung đột nội tâm sâu sắc, những con người "hoặc to lớn hơn số phận của mình hoặc
nhỏ bé hơn tính người của mình" (lời Bakhtin), chính ở đây xuất hiện lối hành văn
"giao hưởng" vang vọng dư âm những giọng nói khác nhau của các nhân vật thay thế
cho các văn phong đã trở nên quen thuộc trước đây trong những truyện dài của
Nguyễn Minh Châu. (Văn nghệ, số 7/1990).
Nguyễn Văn Hạnh trong bài "Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới
cách nhìn về con người" (Tạp chí Văn học số 3/1993) đã nhận xét: Nhà văn tập trung
chú ý vào số phận con người. Ông đã xây dựng thành công những, nhân vật phụ nữ
với những vẻ đẹp tâm hồn và hình ảnh người nơng dân mới mẻ, độc đáo, đầy hấp dẫn
(lão Khúng). Đặc biệt chú ý miêu tả hai bàn tay và đôi mắt cửa nhân vật, theo nhà
văn, tính cách, phẩm chất con người thể hiện không nhầm lẫn được ở hai bàn tay và
đôi mắt. Ông cũng chú ý miêu tả nội tâm, đời sống tình cảm của con người.
Trong "Chiến tranh qua những tác phẩm văn xi được giải" (Tạp chí Văn học
số 12/1994), Tôn Phương Lan ghi nhận: Nguyễn Minh Châu rất coi trọng yếu tố chi
tiết trong tác phẩm, chi tiết có sức chuyên chở khá nặng tư tưởng của nhà văn và thái
độ bình giá của ơng trước một hiện thực bộn bề, phức tạp. Ở một số tác phẩm ngơn
ngữ đã đạt sự chn xác, hài hịa.
Hồng Nhân với "Cỏ lau, nỗi đau và niềm tin" (Văn, số 34, tháng 8/1994) cho
rằng nghệ thuật viết văn của tác giả đã thực sự đổi mới. Thể hiện đời sống tâm tư của


nhân vật có chiều sâu, kết chặt quá khứ, hiện tại với tương lai, đặc biệt bút pháp thể

hiện cái tơi vừa trữ tình, vừa hiện thực. Đổi mới bút pháp nhưng vẫn tôn trọng chi tiết
chân thực và lịch sử.
Trần Thị Mai Nhi trong “Văn học hiện đại - Văn học Việt Nam giao lưu gặp gỡ"
(NXB Văn Học 1994) đã khẳng định Nguyễn Minh Châu sớm nổi tiếng về một ngịi
bút phân tích mổ xẻ tinh tế nội tâm con người, trong Phiên chợ Giát, sở trường đó
càng bộc lộ. Chỗ mạnh về nghệ thuật là ở chỗ mổ xẻ tế vi những diễn biến nội tâm
của nhân vật, làm xuất hiện trước người đọc một thế giới tâm linh hết sức phong phú
của một nông dân phải đối đầu với những thế lực làm phi nhân cách con người. Ơng
có cái nhìn nhân bản để khám phá thân phận người nông dân.
Phạm Quang Long trong bài "Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con
người: niềm tin pha lẫn lo âu." (Tạp chí Văn học, số 9/1996) cho rằng: cống hiến lớn
nhất của ông là sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cái nhìn nhận, đánh
giá về con người, ve những đoi mới trong phương thức biêu đạt [...] Ơng chứ khơng
phải là ai khác đã đi tiên phong, đã hứng chịu một số bất cơng do nhiều lý do nhưng
vẫn kiên trì thiên chức của mình.
Kỷ niệm 10 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều với bài "Thời gian
gần gũi Nguyễn Minh Châu" (Văn nghệ Quân đội, số 1/1999) cảm nhận: Truyện Mùa
trái cóc ở Miền Nam, một truyện mang rõ dấu ấn Nguyễn Minh Châu nhất, đấy là
khát vọng và tài năng của anh [...] Phải có khát vọng lớn về tình u thương con
người, phải có tài năng lớn mới rút ra từ trong cái mớ ghi chép vội vã ấy, một ý nghĩ
lớn để có khả năng hư cấu tạo dựng thành thiên truyện bất hủ.
Ngơ Vĩnh Bình khi viết về mảng "Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện
ngắn" (Văn nghệ Quân đội, số4/1999) đã cho rằng: Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã
sống và viết hết mình. Riêng với thể loại truyện ngắn, thể loại mà những năm tháng
cuối đời ông để nhiều tâm lực ông cũng đã làm như thế, hành động như thế. Những
truyện ngắn in trong tập Bến quê, Cỏ lau, và trong tập Truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu đã trở thành những truyện ngắn tiêu biểu của một giai đoạn văn học.


Lịch sử tiếp nhận truyện của Nguyễn Minh Châu sẽ cịn tiếp nối về sau. Tuy

nhiên nhìn chung, có thể tạm chia ra các loại ý kiến: loại ý kiến đánh giá cao như
Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Sử...; loại ý kiến khẳng định
sự đóng góp của ơng như Huỳnh Như Phương, Hồng Nhân, Nhị Ca, Nguyễn Thị
Minh Thái...; loại ý kiến còn băn khoăn, chưa khẳng định cách viết của Nguyễn Minh
Châu như Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Đào Vũ... Có một số nhận định của cùng một tác
giả nhưng khác nhau tùy theo sáng tác của Nguyễn Minh Châu như ý kiến của Xuân
Thiều, Phan Cự Đệ... Nếu như từ những năm 70, Phan Cự Đệ khẳng định Nguyễn
Minh Châu là cây bút văn xi đầy triển vọng thì những sáng tác sau này làm ông
cảm thấy hơi khiên cưỡng; với Xuân Thiều, nếu trước đây ơng cùng cách nhìn với
Phan Cự Đệ, cảm nhận nhân vật của Nguyễn Minh Châu có vẻ khơng thật thì về sau,
đặc biệt là với tác phẩm Mùa trái cóc ở Miền Nam được ơng đánh giá là "thiên truyện
bất hủ". Điều đó chứng tỏ rằng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn là mảnh đất
màu mỡ để bạn đọc đào xới, khám phá, và vì thế sẽ còn rất nhiều điều để khai thác,
tranh luận.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, do hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu cũng như tầm hiểu
biết, người viết chỉ tập trung nghiên cứu một số truyện ngắn viết sau 1975, đặc biệt ở
giai đoạn 1980 trở đi với việc trình bày một số ý kiến của mình về một vài thủ pháp
nghệ thuật tiêu biểu đã khiến cho nhân vật của Nguyễn Minh Châu có chỗ đứng vững
chắc trong lịng người đọc. Thơng qua việc tìm hiểu khái lược lý thuyết truyện ngắn
và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chúng tơi trình bày những cảm nhận vì nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu với hai vấn đề cơ bản:
các loại hình nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật để nhân vật bộc lộ
tâm lý, tính cách và đời sống tư tưởng của mình một cách sinh động, rõ nét.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống và phương


pháp so sánh.
Trước hết, chúng tôi tổng hợp những bài nghiên cứu, phê bình có liên quan đến

con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt chú ý đến những bài viết về
nghệ thuật xây dựng nhân vật để tổng hợp, khái qt và có một cái nhìn tổng thể về
việc tìm hiểu truyện ngắn của ơng. Sau đó trình bày những cảm nhận của mình trên
tinh thần làm việc nghiêm túc, thái độ khách quan.
Phương pháp hệ thống được vận dụng để xem xét truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu như là một chỉnh thể nghệ thuật và được đặt trong bối cảnh hiện tại để nhìn
nhận, đánh giá. Bên cạnh đó, chúng tơi dùng phương pháp so sánh - đặt truyện ngắn
của ông trong mối tương quan với các nhà văn đồng đại, với nền văn học đương đại,
có đối chiếu với văn học quá khứ và trong sự vươn lên hòa nhập với văn học thế giới.
5. Cấu trúc luận văn.
Trong phạm vi đề tài trên, người viết sẽ trình bày luận văn của mình theo trình
tự sau:
Sau phần dẫn luận, chúng tơi sẽ đi vào nghiên cứu sơ lược phần lý luận văn học
liên quan đến truyện ngắn (Chương I).
Trên cơ sở lý luận chung, chúng tơi trình bày các loại hình nhân vật mà Nguyễn
Minh Châu đã thể nghiệm trong truyện ngắn của mình, phân loại chúng để làm tiền
đề xác định các thủ pháp xây dựng nhân vật (Chương II).
Sau khi xác định các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu: Căn cứ vào việc truyền đạt lý tưởng, phân chia thành nhân vật chính diện và
phản diện; dựa vào nội dung cốt truyện, xây dựng nhân vật bình thường trong cuộc
sống đời thường và nhân vật số phận; xét trên bình diện cấu trúc, chia nhân vật làm 3
loại: nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng, chúng tơi đi sâu tìm
hiểu và nghiên cứu các thủ pháp nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã sử dụng để xây
dựng nhân vật, đó là: miêu tả ngoại hình độc đáo, dùng các yếu tố tâm lý xác thực và


thể hiện đa dạng độc thoại nội tâm (Chương II).
Phần cuối là kết luận chung về khóa luận này và các tài liệu tham khảo có liên
quan.



PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRUYỆN NGẮN VÀ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

1. Truyện ngắn là gì?
1.1. Khái niệm
"Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Nó khác với truyện vừa ở dung lượng
nhỏ hơn, tập trung mơ tả một sự kiện nào đó thường xảy ra trong đời của một nhân
vật, hơn nữa, thường bộc lộ một nét nào đó của nhân vật." 3
F
2
P

Thực ra, "truyện ngắn" là một khái niệm động, nó được thể hiện dưới rất nhiều
dạng thức, có thể đấy là một lời phát biểu theo kiểu định nghĩa nhưng cũng rất
thường được hiểu theo cách nói bóng bẩy, hình tượng:
"Như trên bức tường phẳng mà cả rêu và sơn nước đều mờ đi, trên vơ số những
kí hiệu, những tiếng động, những côn trùng... vụt bay lên một con bướm bí ẩn và rực
rỡ. Đó là truyện ngắn" (D. Boulanger). Cũng chính Boulanger đã từng nói: "Nếu tiểu
thuyết là cả tịa nhà thờ thì truyện ngắn là phịng xưng tội.” 4
F
3
P

Wiliam Soroyan, nhà văn Mỹ, thì cho rằng: "Truyện ngắn, đó là một cái gì
khơng cùng." Nhà văn Liên Xô Alexei Tolstoi cũng gần một suy nghĩ: "Truyện ngắn
là một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất."
Các nhà phê bình, nhà văn Việt Nam thì định nghĩa: "Truyện ngắn chỉ là một
dạng tiểu thuyết đặc biệt, nó chỉ tập trung tạo ra một ấn tượng duy nhất." (Vương Trí

3

Lý luận văn học, N.A. Gulaiep, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1982.

"Vài điều ghi nhận về truyện ngắn phương tây hiện đại ", Nguyễn Chí Thanh, Tạp chí Văn
nghệ Quân đội, số 4/1999

4


Nhàn). Theo Tơ Hồi, "Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc trong đời sống."
Với Vũ Thị Thường: "Viết truyện dài như làm một căn nhà đồ sộ, còn bắt tay viết
truyện ngắn là nhận lấy việc chạm trổ một cái khay, một tấm tranh khắc gỗ.”5
Như vậy, truyện ngắn là một thể loại rất thú vị, được nhìn dưới nhiều góc độ,
cấp độ khác nhau. Tựu trung lại, đó là một thể loại gây ấn tượng và đi sâu vào chi
tiết, khắc họa đậm nét nhân vật để gởi gắm một thơng điệp nào đó của tác giả đến bạn
đọc và cuộc đời.
1.2. Đặc trưng
Nếu như ở thơ ca tinh thần đặc thù là chất trữ tình, ở kịch là chất xung đột thì ở
tiểu thuyết là chất văn xuôi. Đấy là chất đời, chất sự kiện, chất sống của đời tư cá
nhân đầy ngổn ngang, bề bộn, nghịch lý và phức điệu, khơng lãng mạn hóa, cường
điệu hóa mà nó tái hiện đời sơng như là đời sống vốn có.
Nếu tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực với việc chiếm lĩnh toàn bộ đời sống
trong sự trọn vẹn, đầy đủ thì truyện ngắn chỉ "lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời
một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật được đặt trước một vấn đề phải băn
khoăn, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống và làm việc bình
thường. Trong đó nhân vật biểu lộ ý chí, tình cảm của mình. Có khi những hành động
mãnh liệt, những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một ý tình chớm nở."
(Bùi Hiển).
Như vậy, tính chất có một sự kiện, một vấn đề, đó là những đặc điểm tiêu biểu

của truyện ngắn với tư cách là một thể loại. Yếu tố đầu tiên để một truyện ngắn hình
thành là phải có được một cốt truyện, có thể là một cái gì đó đã xảy ra trong đời sống
kết hợp với sự dẫn dắt của trí tưởng tượng địi hỏi người viết phải bộc lộ ra. Truyện
ngắn rất đa dạng nên cốt truyện cũng thiên hình vạn trạng, tuy nhiên phải được xây
dựng liền mạch với sự phát triển tâm lý. Một cốt truyện hay sẽ gắn với một tình
huống lạ, có "tình thế xảy ra truyện", trong đó nhân vật tự bộc lộ mình một cách sắc
nét nhất thông qua hành động, và đặc biệt là bằng nội tâm, bằng những suy nghĩ, day
dứt trên những dòng độc thoại. Khi xây dựng nhân vật, cần phải chú ý đến vai trò của


người kể chuyện. Với hình thức tự sự cỡ nhỏ, người kể chuyện có quyền chỉ đề cập
đến một trường hợp riêng lẻ xảy ra trong đời sống, một biến cố riêng của cuộc sống
con người, cho nên truyện ngắn chỉ khắc họa một đến hai nhân vật có cá tính đặc sắc
và trong một thời điểm nào đó đã bộc lộ tính cách một cách trọn vẹn.
Đặc trưng của truyện ngắn không chỉ nằm ở cốt truyện, nhân vật, tình huống mà
cịn gồm cả một hệ thống dày đặc những tình tiết, chi tiết. Đó là những tình tiết được
chọn lọc kỹ để khắc họa nhân vật. khiến cho người đọc có thể hình dung được cả q
trình sống của nhân vật qua những trang văn cô đúc, dồn nén, ngắn gọn trong cách
tường thuật. Kết cấu của truyện ngắn thường là đơn giản, nó tập trung chú ý vào cái
cơ bản với sự hòa quyện của các chi tiết. Do đó, "chi tiết, một trong những phương
tiện quan trọng của điển hình hóa, mang trọng lượng nghệ thuật đặc biệt lớn trong
truyện ngắn."
Truyện ngắn đòi hỏi phải đạt được tính hồn chỉnh về nghệ thuật và hàm súc đặc
biệt về nội dung. Do đó, ngơn ngữ thường cơ đọng, súc tích và ít lời đối thoại. Truyện
ngắn hay ở văn, ở tính tự nhiên và trung thực của ngịi bút. Nói theo Nguyễn Minh
Châu: "Cũng như mỗi nhà văn có tài bao giờ cũng có cái gì như một lão phù thủy, có
khả năng cứ vài ba câu lại có một chữ dùng được phù phép, y như có một con ma
nằm trong cái chữ ấy. Đây là cái tài dùng chữ mà nhà văn đích thực nào dù ít dù
nhiều đều có..." 5
F

4
P

Điều kiện cốt yếu tạo được chỗ đứng của truyện ngắn còn ở những yếu tố nghệ
thuật gây được âm hưởng lâu bền trong trái tim người đọc. Mỗi truyện ngắn đều phải
có những nét riêng, đặc thù và in đậm đấu ấn của tác giả, do đó địi hỏi mỗi nhà văn
phải có giọng điệu riêng, độc đáo, không thể lẫn lộn với người khác.
Văn phong cũng ảnh hưởng, quy định đến hình thức thể tài truyện ngắn. "Lời
văn bộc lộ, giải bày những suy ngẫm về thế thái nhân tình, hình thành truyện ngắn
trầm tư thế sự; lời văn trần thuật hoạt kê tạo nên thể tài châm biếm, đả kích; lời văn
5

“Ngồi buồn viết mà cười”, Nguyễn Minh châu, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 4/1989


phân tích, mổ xẻ những vấn đề thời sự xã hội thì tính hiện thực cao." 6
F
5
P

Đặc trưng cuối cùng của truyện ngắn là đề tài, nội dung rất phong phú, nó phản
ánh mọi góc độ của đời sống, nhiều vấn đề có tính thời sự của xã hội. Điều cơ bản là
ở mỗi đề tài ấy, nhà văn đều có thể nêu lên vấn đề tư tưởng của truyện, nếu khơng nói
là "đề xuất một bài học làm người."
Như vậy, truyện ngắn là một thể loại luôn trong quá trình phát triển, nó có sức
chứa nội tại lớn lao. Nói như nhà văn Mỹ Wiliam Soroyan; "Chừng nào trên quả đất
này còn nhà văn, và họ còn viết, truyện ngắn cịn tìm được cách nhập vào mọi hình
thức đề tài, chọn cho mình mọi dung lượng, mọi phong cách, và nó cũng có thể vượt
ra, phá tung mọi hình thức, mọi khn khổ, phong cách đó."
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện

ngắn
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.1.1. Nhân vật văn học

Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng có một yếu tố quan trọng đấy là nhân
vật. Nhân vật ở đây được hiểu trên bình diện rộng, khơng chỉ là con người mà cịn có
thể là những sự vật, lồi vật khác, ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người,
được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người.
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,
NXB Giáo dục, 1992), nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả
trong văn học, có thể có tên riêng hoặc khơng, có thể là một vị thần mà có khi được
sử dụng như một ẩn dụ (Ví dụ nhân vật "nhân dân" trong Chiến tranh và hịa bình

6

Trần Ngọc Tuấn, Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao, Luận văn tốt

nghiệp, TP.Hồ Chí Minh 1997.


của LTolstoi, nhân vật "thời gian" trong truyện của Sêkhôp, nhân vật "đồng tiền"
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật "con chó sói" của Ch. Aimatov).
Nhân vật ln giữ vai trò rất quan trọng trong nội dung cụ thể của tác phẩm, nó
có chức năng cơ bản mang tính lịch sử là khái quát tính cách của con người.
Gắn liền với khái niệm "nhân vật" là khái niệm "tính cách". Nếu "nhân vật" là
khái niệm về hình ảnh con người thì "tính cách" là hình tượng về con người. Nói đến
tính cách là nói đến những đặc điểm tâm lý ổn định chi phối mọi hành vi, thái độ và
bộc lộ cốt cách, phẩm chất của nhân vật. Theo Hegel: "Tính cách là điểm trung tâm
của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức." Dostoievski cũng khẳng định: "Đối với
nhà văn, tồn bộ vấn đề là ở tính cách."

Văn học là vấn đề con người, nhà văn đắm mình trong cuộc sống, quan sát hiện
thực, đưa những con người từ thực tế bước vào trong văn, rơi từ những dòng văn,
người đọc đưa nhân vật bước ra cuộc đời, hịa mình trong dịng chảy bộn bề, sơi động
ấy. Tuy nhiên, nhân vật văn học không hề tái hiện một cách đơn giản con người có
thực trong cuộc sống. Ở mỗi nhân vật đều có một phần tâm hồn của nhà văn, bao giờ
cũng mang trong mình nó sự cảm nhận, đánh giá của nhà văn đối với cuộc sống
khách quan.
Thế giới nhân vật phong phú của văn học có thể khái qt thành một số các loại
hình nhất định. Dựa vào nội dung cốt truyện, vào khả năng xuất hiện, tầm quan trọng
và vai trò của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành nhân vật chính và nhân vật
phụ. Nêu xét theo đặc điểm tính cách, góc độ phẩm chất của nhân vật trong việc
truyền đạt lý tưởng của nhà văn thì có hai loại nhân vật: chính diện và phản điện. Căn
cứ vào thể loại thì ứng với tiểu thuyết sẽ có nhân vật tự sự; nhân vật trữ tình thường
xuất hiện trong thơ ca và nhân vật kịch được xây dựng trong thể loại kịch. Đi sâu vào
bản chất, dựa vào cấu trúc hình tượng, chia nhân vật văn học thành nhân vật chức
năng (mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng.


2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học

Con người là một thực thể đầy sinh động và bất ngờ. Nếu như người thợ nhiếp
ảnh thu được hình ảnh con người qua một khoảnh khắc, nhà điêu khắc tạo dựng nhân
vật trong một tư thế bất biến... thì nhà văn lại khơng sao chép thực tiễn một cách cứng
nhắc, tĩnh tại mà ln trong q trình vận hành. Ở đó, con người được thể hiện trong
đa dạng các mối quan hệ của mình qua lời ăn tiếng nói, qua nghĩ suy, hành động. Và
bởi lẽ đó, xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học chính là một nghệ thuật mang
những nét đặc thù riêng.
Nhà văn khắc họa tính cách nhân vật theo nhiều hướng, người đọc có thể nhận
biết những đặc điểm tâm lý, phẩm chất đạo đức của nhân vật thông qua người kể
chuyện hoặc qua một nhân vật khác, cũng có thể nhân vật đó tự bộc lộ, tự nói về

mình. Có khi, từ hành động của nhân vật hay nhận thức của nhân vật này đối với
nhân vật khác, người đọc tự rút ra những kết luận về tính cách nhân vật bằng chính
suy nghĩ, nhận thức của mình.
Dù nhân vật (tính cách nhân vật) được thể hiện qua nhiều cách cảm nhận, tựu
trung lại vẫn có một số thủ pháp chung để xây dựng nhân vật thơng qua lăng kính của
nhà văn.
Yếu tố đầu tiên hình thành diện mạo nhân vật là nghệ thuật miêu tả ngoại hình.
Tục ngữ có câu "Trơng mặt mà bắt hình dong" , tức là tự bản thân mỗi người đã tự
bộc lộ một điều gì đó qua chân dung của mình. Ngoại hình là một khái niệm chỉ dáng
vẻ, tác phong, diện mạo, trang phục, cử chỉ... nói chung là tất cả những gì tạo nên
hình dáng bên ngoài của nhân vật. Này là một Tú Bà: "Thoắt trông nhờn nhợt màu
da, ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao!" tạo ấn tượng rờn rợn về một tên chủ chứa; kia là
một đang anh hào "râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng thân mười thước cao"
gợi lên sức mạnh và ước mơ tung phá. Như vậy, việc miêu tả ngoại hình trước hết là
khắc họa một cách sinh động những con người bình thường trong cuộc sống bằng
những nét chân thực, hơn nữa, nó đã góp phần cá tính hóa nhân vật. u cầu cao nhất
của việc miêu tả ngoại hình là thơng qua đó, nhân vật bộc lộ tính cách, Tính cách của


con người, đôi khi, không phải là bất biến, do đó, khi tính cách thay đổi thì ngoại
hình cũng có thể linh động biến chuyển theo. Nhà văn xây dựng nhân vật khơng phải
là miêu tả tồn bộ, tỉ mỉ các đặc điểm ngoại hình mà chủ yếu chọn lọc ra, lựa chọn
một cách công phu những nét sắc sảo, đặc trưng riêng để nhân vật vừa cụ thể lại vừa
linh hoạt và có điều kiện bộc lộ nội tâm, tính cách của mình.
Khắc họa tính cách nhân vật bằng cách biểu hiện nội tâm là một biện pháp đặc
biệt quan trọng. Nội tâm chính là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng
tâm lý của bản thân nhân vật với những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật
chứng kiến, thể nghiệm trên bước đường đời của mình, là toàn bộ những biểu hiện
thuộc đời sống của nhân vật. “Phép biện chứng của tâm hồn" - phương pháp tâm lý
độc đáo của L. Tolstoi - đã phơi bày quá trình vận động tự thân trực tiếp của tư duy

và cơng việc phức tạp của tình cảm:
“ - Một ý nghĩ, do cảm giác đầu tiên sinh ra, dẫn tới những ý nghĩ khác, bị lôi
cuốn đi xa hơn, kết hợp những mộng tưởng và những cảm giác hiện thực, những ước
mơ về tương lai và suy tưởng về hiện tại.
- Một tình cảm nảy sinh trực tiếp từ một tình huống, hoặc một ấn tượng nào đấy,
chịu ảnh hưởng của hồi ức và sức mạnh của liên tưởng, chuyển thành những tình
cảm, trở về điểm xuất phát rồi lại du hành, thay đổi theo cả một chuỗi hồi ức."
Raxkonikov trong Tội ác và trừng phạt của Dostoievski, Hamlet trong kịch
Hamlet của Shakespear, Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du... là những nhân vật
thể hiện dòng tâm tư một cách sắc nét. Nhà văn đã tạo dựng những trang văn độc
thoại nội tâm xuất sắc, nhằm khắc họa tính cách nhân vật và lý giải quá trình vận
hành để dẫn đến hành động của nhân vật
Ngoài việc miêu tả ngoại hình, biểu hiện nội tâm, nhân vật cịn được thể hiện
thơng qua ngơn ngữ của chính mình. Ngơn ngữ nhân vật là lời ăn tiếng nói của nhân
vật, là căn cứ để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con người. Đó là phương
tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật,
đồng thời gợi ở người đọc trí tưởng tượng, hình dung được ngoại hình nhân vật.


×