Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Điều tra thành phần loài cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố pakse tỉnh champasak lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

SENGPACHANH PHETSOMPHONE

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LỒI CÂY
BĨNG MÁT VÀ CÂY CẢNH Ở THÀNH
PHỐ PAKSE - TỈNH CHAMPASAK - LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SENGPACHANH PHETSOMPHONE

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LỒI CÂY
BÓNG MÁT VÀ CÂY CẢNH Ở THÀNH
PHỐ PAKSE - TỈNH CHAMPASAK - LÀO
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM VĂN NGỌT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tp. HCM, ngày ... tháng 05 năm 2013
Tác giả

SENGPACHANH PHETSOMPHONE

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................4
3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................4
4. Giới hạn đề tài ................................................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ....................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 6
1.1. Tổng quan cơng trình nghiên cứu về cây xanh và cây cảnh ...................................6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................................6
1.1.2. Ở Lào .......................................................................................................................6
1.2. Tổng quan về thành phố Pakse ..................................................................................7
1.2.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................................7
1.2.2. Khí hậu ....................................................................................................................7
1.2.3. Lượng mưa ..............................................................................................................7

1.2.4. Cây xanh ở thành phố Pakse ...................................................................................8

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 10
2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................11
2.2.1. Phương pháp thu thập dẫn liệu ..............................................................................11
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa, thu mẫu [6] .........................................................11
2.2.3. Phương pháp xử lý mẫu và làm tiêu bản [6] .........................................................11
2.2.4. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật ........................................................12

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................. 13
3.1. Thành phần lồi cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse ...........................13
3.2. Hiện trạng cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse.....................................29
3.2.1. Cây đường phố ......................................................................................................29
3.2.2. Cây xanh công viên ...............................................................................................33
3.2.3. Cây xanh trong các khuôn viên .............................................................................33
3.2.4. Cây xanh trong nhà dân ở ven đường phố ............................................................34
2


3.3. Một số cây bóng mát và cây cảnh phổ biến ở thành phố Pakse ............................34
3.3.1. Bò cạp nước – Muồng hoàng yến .........................................................................34
3.3.2. Sứ cùi - Đại............................................................................................................35
3.3.3. Phượng vĩ ..............................................................................................................37
3.3.4. Mật sâm - Trứng cá ...............................................................................................38
3.3.5. Bằng lăng tím ........................................................................................................39
3.3.6. Xoài .......................................................................................................................40
3.3.7. Trang son – Đơn đỏ ...............................................................................................41
3.3.8. Cau kiểng vàng ......................................................................................................42
3.3.9. Xương rắn – Xương rồng Bát tiên.........................................................................43

3.4. Kết quả xây dựng bộ tiêu bản và bộ sưu tập hình thực vật ..................................44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 47
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 49

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Champasak là một tỉnh lớn ở Tây Nam Lào, tài nguyên phong phú và đa dạng, là một
trong những vựa lúa lớn nhất của Lào. Champasak còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: khu đền Wat Phou – di sản văn hóa thế giới, thác
Khone Phapheng – thác nước lớn nhất Đông Nam Á, các đền đài cổ mang đậm màu sắc kiến
trúc Angkor…
Thành phố Pakse là thủ phủ của tỉnh Champasak. Trên bản đồ, Pakse trông như một dải
đất nhô ra, được ôm ấp bởi hai dịng sơng Sedon ở phía Bắc và sơng Mê Cơng phía Nam.
Pakse có nghĩa là “thành phố cửa sơng”.
Tỉnh Champasak có đa dạng sinh học cao. Trong đó, sự đa dạng sinh học các lồi cây
thuộc hệ thống sinh thái mơi trường thành phố Pakse có giá trị rất lớn. Tuy vậy, những năm
gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội trong thành phố Pakse với tốc độ cao và qui mô lớn đã
tác động rất mạnh đến môi trường tự nhiên của thành phố, diện tích che phủ của cây xanh
trong thành phố Pakse suy giảm, khí hậu thay đổi, nhiệt độ ngày càng tăng cao, mưa ít, nắng
nóng.
Nhận thức được vai trị quan trọng của cây lấy bóng mát và cây làm cảnh đối với đời
sống đô thị, người dân thành phố Pakse trồng nhiều lồi cây lấy bóng mát và làm cảnh ở
đường phố, trong vườn nhà. Hàng năm, ngày 01 tháng 6 là ngày trồng cây trên cả nước Lào.
Để đánh giá đầy đủ về cây xanh và cây cảnh trong thành phố Pakse chúng tôi tiến hành đề
tài “Điều tra thành phần lồi cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse, tỉnh

Champasak - Lào”

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài cây xanh và cây cảnh ở thành phố Pakse. Trên cơ sở đó đề
xuất trồng và bảo vệ các loài cây xanh và cây cảnh.
- Xây dựng bộ hình chụp và một số tiêu bản khơ về cây xanh và cây cảnh có ở Pakse
phục vụ cho giảng dạy ở trường đại học Champasak.

3. Nội dung nghiên cứu
- Lập danh lục thành phần loài cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse.
4


- Phân tích hiện trạng cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse.
- Mô tả một số cây bóng mát và cây cảnh phổ biến ở thành phố Pakse.
- Thực hiện bộ mẫu khơ và hình chụp cây xanh, cây cảnh.

4. Giới hạn đề tài
Điều tra thành phần lồi cây bóng mát và cây cảnh ở ven đường phố và công viên trong
nội thành của thành phố Pakse thuộc tỉnh Champasak.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Kết quả nghiên cứu về các loài cây xanh và cây cảnh ở thành phố Pakse có giá trị khoa
học, cung cấp những dẫn liệu cho các nhà quản lý hoạch định chính sách bảo tồn và phát
triển cây xanh và cây cảnh cho thành phố, góp phần xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan cơng trình nghiên cứu về cây xanh và cây cảnh
1.1.1. Trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến cây xanh và cây cảnh ở các thành phố và
đô thị. Quan tâm đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật của quốc gia mình để phục vụ
cho cơng tác nghiên cứu và giáo dục. Các cơ sở dữ liệu này thường cung cấp những thông
tin khái quát về các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, cơng dụng, hiện trạng bảo tồn …
của các lồi thực vật. Có những các cơng trình nghiên cứu như:
- Sách “Cây xanh – phát triển và quản lý trong môi trường đô thị” của Chế Đình Lý
(1997) giới thiệu 31 lồi cây bụi, tiểu mộc, 32 loài dây leo, 22 loài hoa ngắn ngày, 9 lồi cỏ
dùng để trang trí, 31 lồi thực vật che phủ nền bồn hoa và trồng trong chậu với một số đặc
điểm về màu hoa, kích thước trưởng thành.
- Đề tài “Xây dựng hệ thống dữ liệu phân loại cây xanh hoa cảnh ứng dụng trong
công tác thiết kế và trang trí cảnh quan đơ thị ở một số tỉnh miền đông nam bộ” của Phạm
Minh Thịnh (2006).
- Tài liệu “Cây trồng đô thị” của Viện Quy hoạch đơ thị nơng thơn (1981) giới thiệu
các lồi thực vật được phân loại theo cơng dụng, độ cao, hình khối tán, màu sắc lá, màu sắc
hoa, thời gian ra hoa, thời gian ra lá non…
- Trần Hợp (1998) đã cơng bố về “Cây xanh và cây cảnh Sài Gịn - Thành phố Hồ
Chí Minh” có 139 lồi cây bóng mát, 63 cây thân cột, 47 cây thân leo làm cảnh, 71 cây có
thân mọng nước làm cảnh, 80 cây làm bonsai, 64 cây có lá làm cảnh, 127 cây có hoa làm
cảnh, 37 cây có quả - cây ở nước làm cảnh. [9]
1.1.2. Ở Lào
Hệ thực vật của Lào được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ thứ 20 do Le Comte
chủ biên với cơng trình: "Flore Générale de l' Indo-Chine" (1907-1951).
Các nhà khoa học ước đốn có khoảng 8.000 – 11.000 loài thực vật ở Lào (MAF &
STEA, 2003).

6



Lamphay Inthakoun và Claudio O. Delang (2008) công bố danh lục thực vật ở Lào.
Tài liệu liệt kê các loài thực vật có ở Lào với tên Latin, tên Lào và tên phiên âm. Qua đó cho
thấy hệ thực vật ở Lào gần giống với hệ thực vật của Việt Nam và Campuchia [16].
Trang Web giới thiệu một số lồi cây lấy bóng mát và
làm cảnh ở Lào. Cây lấy bóng mát có các chi như: Albizia, Ficus, Calliandra, Erythrina ….
Các cây làm cảnh gồm có: cây cảnh thủy sinh, cây có thân hành, cây cảnh là dây leo, cây
cảnh lấy lá, cây cảnh ra quả một lần (ornamental monocarps), cây cảnh có thân gỗ, cây cảnh
thân thảo, bonsai [20][21].
Chính phủ Lào quyết định ngày 01 tháng 6 hàng năm là ngày trồng cây. Vào ngày này,
toàn dân hưởng ứng trồng cây xanh ở các công viên, đường phố, trường học và các công sở.
Tài liệu “Biện pháp trồng cây xanh và cây cảnh” của Trường Đại học Nông nghiệp
tỉnh Champasak (2009) đề cập đến các phương pháp trồng cây xanh và cây cảnh; các biện
pháp giữ gìn, bảo vệ cây xanh và cây cảnh.
Nhìn chung, việc nghiên cứu về cây xanh và cây cảnh ở thành phố Pakse chưa được
chú ý.

1.2. Tổng quan về thành phố Pakse
1.2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Pakse là thủ phủ của tỉnh Champasak được thành lập năm 1905, phía bắc
giáp huyện Sa Na Som Bun, phía nam giáp huyện Ba Chiêng, phía tây giáp với sông Mê
Kông và huyện Phôn Thoong. Tổng diện tích của thành phố là 12.508 hecta. Thành phố
Pakse có 151 đường phố với tổng chiều dài 1.470.061km.
1.2.2. Khí hậu
Thành phố Pakse có khí hậu ơn hịa, nằm trong vùng khí hậu nhiệt độ gió mùa với đặc
điểm điển hình là: nền nhiệt độ cao và ổn định quanh năm; phân bố thành 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5.
1.2.3. Lượng mưa
Theo số liệu thống kê của trạm khí tượng thủy văn thành phố Pakse, lượng mưa trung
bình hàng năm là 2.233,3 mm. Các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm đến 89%
tổng lượng mưa hàng năm, cao nhất vào tháng 8 (665,1 mm). Các tháng mùa khô từ tháng

7


12 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể; các tháng 1, 2, 3 và 4 hầu như khơng có
mưa.

Hình 1.1. Bản đồ thành phố Pakse, tỉnh Champasak [22]
1.2.4. Cây xanh ở thành phố Pakse
Vai trò của cây xanh trong mơi trường đơ thị có thể tóm tắt trong bốn nhóm cơng
dụng:
- Giúp cải thiện khí hậu: điều hịa nhiệt độ, ngăn và giữ các khí độc từ các khu cơng
nghiệp, điều hịa độ ẩm khơng khí;
- Hạn chế xói lở, điều hịa mức thủy cấp, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, hạn chế tiếng
ồn;
- Có vai trị quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh quan trong đó
hoa, cây cảnh là vật liệu khơng thể thiếu trong thiết kế;
- Bảo tồn nguồn gen thực vật, tạo ra các khu vui chơi, giải trí, sinh hoạt, thư giãn cho
người lớn và trẻ em.

8


Ở thành phố Pakse, mỗi năm cây xanh và cây cảnh mất đi một ít vì nhiều ngun nhân
như đào đường, mở đường, xây dựng đô thị, mưa bão. Tuy nhiên, việc thay mới, trồng mới
lại chưa được chú trọng.
Theo các chuyên gia cảnh quan đô thị, hệ thống cây xanh Pakse cũng chưa tạo được
nét đặc thù riêng. Trên các tuyến đường, có nhiều cây như Bị cạp nước, Đại hoa trắng,
Bằng lăng, Phượng vĩ... Trong đó, hầu hết đã già cỗi, bị cắt trụi, cong queo xấu xí, có cây rễ
to ăn ngang, phá nát vỉa hè.


9


CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Thành phố Pakse có 151 đường phố lớn nhỏ. Chúng tôi chọn các tuyến đường lớn và các
công viên để nghiên cứu cây xanh và cây cảnh:
Đường số 1, dài 3 km
Đường Pakse, dài 2 km
Đường số 13, dài 16 km
Đường Mê Kông, dài 3 km
Đường Sa La Kiêu Đông Chông, dài 13 km
Đương Đao Hương, dài 3 km
Đường Kuôi Mai, dài 2 km
Đường Sa La Khăm, dài 4 km
Đường Ta Lad Sao, dài 2 km
Đường Lak Soong, dài 4 km
Đường Phone Sa Vanh, dài 7 km
Đường Hoong Kha Ngom, dài 10 km
Đường Phone Kung, dài 7,5 km
Đường Tha Hin, dài 1,5 km
Đường Tha Sế Mai, dài 2,5 km
Đường Houy Phu, dài 3,7 km
Đường Phone Sy Khải, dài 3 km
Đường Lak phết, dài 4 km
Đường Bản Băng Đỏ, dài 19 km
Đường Sa Tha Ny, dài 1,5 km
Đường Suon Sa Văn, dài 3 km
Đường Bản Ke, dài 20 km
Đường Bản Thông, dài 2 km

Đường Bản Pak Sế, dài 2,3 km
Đường Tha Luong, dài 2,5 km
Đường Phon Sa at, dài 3,2 km
10


Đường Bản Đon Kho, dài 1 km
Công viên Khemkhong

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dẫn liệu
Thu thập các các tài liệu đã được công bố về các loài cây xanh và cây cảnh ở thành
phố Pakse, của tỉnh Champasak, cũng như ở nước Lào; các đặc điểm điều kiện tự nhiên,
hướng phát triển của thành phố Pakse trên các tạp chí, sách, báo, báo cáo khoa học, các luận
án, luận văn.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa, thu mẫu [6]
- Chụp hình các lồi cây có trên các tuyến đường và cơng viên.
- Thống kê số lồi cây bóng mát, cây cảnh có trên mỗi tuyến đường
- Dùng thước dây và thước kẹp đo đường kính thân cây ở 1,3m, chiều cao cây đối với
một số cây bóng mát lớn trên 50 năm tuổi.
- Thu mẫu và làm tiêu bản khơ một số lồi cây xanh và cây cảnh: dùng kéo cắt cây
cắt một cành dài 30 cm:


Đối với cây gỗ, cây bụi: có hoa, quả.



Đối với cây leo: chọn 1 đoạn thân có hoa, quả.




Đối với cây thân cỏ: lấy cả cây có rễ và hoa. Cây dài thì gập lại hình chữ z.



Đối với dương xỉ lá lớn thì lấy lá có túi bào tử.

2.2.3. Phương pháp xử lý mẫu và làm tiêu bản [6]
Các mẫu thu được đem ép vào giấy báo cho phẳng. Cắt tỉa bớt các lá sâu nhưng chừa
lại cuống lá và lật mặt dưới của một lá lên để khi mẫu khơ có thể thấy được cả mặt trên và
mặt dưới của lá. Đối với lá hay hoa của mẫu mọng nước nên ép thêm giấy thấm để mẫu
không bị dập.
Đặt khoảng 10 – 15 mẫu vào cặp giá gỗ, dùng dây buộc chặt rồi đem vào tủ sấy với
nhiệt độ khoảng 70 – 800C . Lưu ý, sau vài giờ lấy mẫu ra đảo mẫu trong ra ngoài và ngược
lại. Đem mẫu vào tiếp tục sấy khoảng 3- 4 ngày thì mẫu khơ.

11


Sau khi mẫu khô được tẩm độc bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch CuSO4 20g và cồn
700 1.000 ml trong 10 phút. Sau đó vớt mẫu ra và ép vào giấy báo rồi đem hay sấy lại cho
khô.
Mẫu sau khi sấy khô và tẩm độc được khâu bằng chỉ vào giấy bìa cứng khổ 30 x 40 cm
có dán nhãn.
2.2.4. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật
Dựa vào các tài liệu định loại thực vật để xác định tên khoa học của các mẫu thu được.
- Cây cỏ có ích Việt Nam (1999) của Võ Văn Chi và Trần Hợp.
- Cây cỏ Việt Nam (2003) của Phạm Hoàng Hộ.
- Cây cảnh, hoa Việt Nam (2000) của Trần Hợp.

Sắp xếp các loài, họ thực vật theo thứ tự alphabet.

12


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thành phần loài cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse
Kết quả điều tra, khảo sát trên các tuyến đường và công viên của thành phố Pakse,
chúng tôi bước đầu lập được danh lục các lồi cây bóng mát và cây cảnh với 171 taxa, 161
loài thuộc 124 chi, 60 họ của 4 ngành thực vật bậc cao (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh lục các lồi cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse.
S
t
t

Taxon

Tên Việt Nam

Số
cây

(1)

(2)

(3)

(4)


Tần
số
xuất
hiện
(5)

3

2

1

1

I. PTERIDOPHYTA

NGÀNH DƯƠNG XỈ

FAM.1. Aspleniaceae

Họ Tổ điểu

Asplenium nidus L.

Ráng ổ phụng

FAM.2. Davalliaceae

Họ Ráng đà hoa


Nephrolepis sp.

Ráng thận lân

II. CYCADOPHYTA

NGÀNH TUẾ

FAM.3. Cycadaceae

Họ Tuế

3

Cycas revoluta Thunb.

Thiên tuế uốn - Vạn tuế

6

6

4

Cycas rumphii Miq.

Thiên tuế rumphius - Thiên tuế

1


1

III. CONIFEROPHYTA

NGÀNH THÔNG

FAM.4. Araucariaceae

Họ Bách tán

5

Araucaria cunninghamii Aiton & D.
Don

Bách tán xa mu

8

4

6

Araucaria heterophylla (Salisb.) Franco

Bách tán

6

6


FAM.5. Cupressaceae

Họ Hoàng đàn

Thuja orientalis L.

Trắc bá - Trắc bách diệp

18

8

IV. MAGNOLIOPHYTA

NGÀNH MỘC LAN

IV.1. MAGNOLIOPSIDA

LỚP MỘC LAN

FAM.6. Acanthaceae

Họ Ơ rơ

Acanthus integrifolius T. Anders.

Ắc ó

3


3

1

2

7

8

13


(1)

(2)
Pseuderanthemum carruthersii (S.) G.
var. atropurpureum (Bull.) Fosberg

(3)
Xuân hoa đỏ - Ơ rơ đỏ - Nhớt
tím

(4)

(5)

11


8

FAM.7. Amaranthaceae

Họ Rau dền

10

Alternanthera bettzickiana (Regel)
Nichols.

Dền kiểng - Dệu đỏ - Dệu bò
vằn

6

4

11

Alternanthera dentata R. E. Fr.

Mắt nai

30

17

12


Celosia argentea L. var. cristata L.

Mồng (mào) gà

1

1

13

Gomphrena globosa L.

Bách nhật - Nở ngày

4

4

FAM.8. Anacardiaceae

Họ Xoài

Mangifera indica L.

Xoài

149

24


FAM.9. Annonaceae

Họ Na

15

Annona squamosa L.

Na - Mãng cầu ta

1

1

16

Polyalthia longifolia (Lam.) Hook. f.

Huyền diệp - Hoàng nam

75

11

FAM.10. Apocynaceae

Họ Trúc đào

17


Adenium obesum (Forssk.) Roem. &
Sch.

Sa huệ - Sứ Thái Lan

32

18

18

Allamanda cathartica L.

Huỳnh anh - Dây huỳnh

4

3

19

Catharanthus roseus (L.) G. Don

Bông dừa - Dừa cạn

29

15

20


Cerbera odollam Gaertn.

Mật sát - Mướp xác vàng

7

7

21

Mandevilla sanderi (Hemsl.) Woodson

Hồng anh

1

1

22

Nerium oleander L.

Trúc đào

6

4

23


Plumeria obtusa L.

Đại lá tù

60

7

24

Plumeria rubra L. var. acutifolia (Ait.)
Woods.

Sứ cùi - Đại hoa trắng

329

17

25

Plumeria rubra L. var. rubra

Sứ cùi - Đại hoa đỏ

16

6


26

Plumeria rubra L. var. tricolor (R. & P.)
Woods.

Sứ đại nhiều màu

3

3

27

Tabernaemontana divaricata (L.) R. Br.

Lài trâu - Ngọc bút - Bánh hỏi

27

17

28

Thevetia peruviana (Pars.) K. Schum.

Thông thiên - Huỳnh liên

3

2


29

Wrightia antidysenterica (L.) R.Br.

Mai chỉ thiên

1

1

30

Wrightia religiosa (Teisjm. & Binn.)
Hook.f.

Mai chấn (chiếu) thủy

1

1

FAM.11. Araliaceae

Họ Nhân sâm

Polyscias balfouriana Bail.

Đinh lăng lá tròn


9

6

9

14

31

14


(1)

(2)

(3)

(4)
3

(5)

3

Polyscias filicifolia Bail.

Đinh lăng lá ráng


Polyscias guilfoylei (Cogn. & Marches.)
Bail.
Schefflera arboricola var. variegata
Hort.

Đinh lăng trổ - Đinh lăng lá quạt

6

5

Chân chim vằn

1

1

FAM.12. Balsamiaceae

Họ Bóng nước

Impatiens walleriana Hook. f. in Oliv.

Bóng nước đỏ

2

2

FAM.13. Begoniaceae


Họ Thu hải đường

Begonia semperflorens Link. et. Otto

Thu hải đường trường sinh

3

3

FAM.14. Bignoniaceae

Họ Núc nác

37

Campsis radicans (L.) Seem.

Đăng tiêu

1

1

38

Tecoma stans (L.) Kunth

Huỳnh liên


4

3

FAM.15. Bombacaceae

Họ Gạo

Ceiba pentandra (L.) Gaertn.

Gòn ta

13

3

FAM.16. Boraginaceae

Họ Vòi voi

Cordia latifolia Roxb.

Lá trắng - Bạch tạng

6

6

FAM.17. Cactaceae


Họ Xương rồng

Nopalea cochenellifera (L.) Salm. Dyck.

Tay cùi - Xương rồng bà không
gai

3

3

FAM.18. Caesalpiniaceae

Họ Vang

42

Caesalpinia mimosoides Lam.

Điệp trinh nữ - Móc mèo

15

5

43

Caesalpinia pulcherrima (L.) Sw.


Điệp ta - Điệp cúng - Kim
phượng

22

13

44

Cassia fistula L.

Bị cạp nước - Muồng hồng yến

346

23

45

Delonix regia (Hook.) Raf.

Phượng - Phượng vĩ

275

14

46

Peltophorum pterocarpum (A.P. de

Cand.) Back. ex Heyne.

Lim sét

12

2

47

Tamarindus indica L.

Me

44

14

FAM.19. Caricaceae

Họ Đu đủ

Carica papaya L.

Đu đủ

47

21


FAM.20. Combretaceae

Họ Bàng

49

Quisqualis indica L.

Dây giun - Sử quân tử

15

13

50

Terminalia catappa L.

Bàng biển

40

11

32
33
34

35


36

39

40

41

48

15


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

FAM.21. Compositae

Họ Cúc

51

Cosmos bipinnatus Cav.


Sao nhái - Cúc chuồn nhái

1

1

52

Tagetes patula L.

Vạn thọ nhỏ - Cúc vạn thọ lùn

10

10

53

Zinnia elegans Jacq.

Cúc di nha - Cúc cánh giấy

1

1

FAM.22. Convolvulaceae

Họ Bìm bìm –

Họ Khoai lang

54

Ipomoea purpurea (L.) Kunth.

Bìm tía - Bìm bìm biếc

1

1

55

Ipomoea quamoclit L.

Tóc tiên

1

1

FAM.23. Crassulaceae

Họ Thuốc bỏng

Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.

Thuốc bỏng - Sống đời


4

3

FAM.24. Dipterocarpaceae

Họ Sao dầu

Dipterocarpus alatus Roxb.

Dầu con rái - Dầu nước

33

1

FAM.25. Ehretiaceae

Họ Cùm rụm

Carmone microphylla (Lam.) Don.

Cùm rụm

29

5

FAM.26. Euphorbiaceae


Họ Thầu dầu

59

Acalypha hispida Burm.f.

Tai tượng đuôi chồn

1

1

60

Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.

Tai tượng trổ

5

5

61

Codiaeum variegatum var. pictum
Muell., Arg.

Mú kiểng - Cơ tịng - Cù đèn
màu


62

22

62

Euphorbia antiquorum L.

Xương rồng 3 cạnh

4

2

Euphorbia milii Ch. des Moulins var.
imperatae Hort.
Euphorbia milii Ch. des Moulins
var. imperatae (Leandri) Ursch & Leadri
Euphorbia milli Ch. Des. Moulins var.
albiflora Hort.

Xương rắn đỏ - Bát tiên đỏ

81

23

Xương rắn vàng

8


6

Xương rắn trắng - Bát tiên trắng

2

1

66

Jatropha pandurifolia Andr.

Dầu lai lá đơn - Nhất chi mai

1

1

67

Jatropha podagrica Hook. f.

Dầu lai có củ - Ngô đồng

1

1

68


Phyllanthus acidus(L.) Skeels.

Chùm ruột

64

22

FAM.27. Fabaceae

Họ Đậu

Clitoria ternatea L.

Biếc - Đậu biếc

6

4

2

2

56

57

58


63
64
65

69

FAM.28. Lythraceae
70

Cuphea hyssopifolia (L.) Tranh.

Họ Tử vi –
Họ Bằng lăng
Bóng nẻ tím –
Hồng huyết mai

16


(1)
71

Lagerstroemia floribunda Jack.

Bằng lăng nhiều hoa

(4)
24


72

Lagerstroemia reginae Roxb.

Bằng lăng tím

188

11

73

Punica granatum L.

Lựu

6

6

FAM.29. Malvaceae

Họ Bông

74

Hibiscus rosa-sinensis L.

Bụp


4

3

75

Hibiscus schizopetalus (Mast.) Hook. f.

Bụp rìa - Bụp sẻ - Bụp lồng đèn

2

2

FAM.30. Mimosaceae

Họ Trinh nữ

76

Acacia auriculaeformis A. Cunn. ex
Benth.

Keo lá tràm - Tràm bông vàng

38

9

77


Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.

Me keo

5

3

78

Samanea saman (Jacq.) Merr.

Còng - Muồng ngủ

46

7

FAM.31. Moraceae

Họ Dâu tằm

79

Artocarpus heterophyllus Lamk.

Mít

20


12

80

Ficus benjamina L.

Si - Gừa - Xanh - Da nhỏ

6

4

81

Ficus benjamina L. var. variegata Hort.

Si đốm

2

2

82

Ficus racemosa L.

Sung

2


2

83

Ficus religiosa L.

Bồ đề - Đề - Da bồ đề

2

2

FAM.32. Myrtaceae

Họ Sim

84

Eucalyptus longifolia Link. & Otto

Khuynh diệp lá dài - Bạch đàn

11

4

85

Psidium guajava L.


Ổi

1

1

FAM.33. Nelumbonaceae

Họ Sen

Nelumbo nucifera Gaertn.

Sen

9

7

FAM.34. Nyctaginaceae

Họ Hoa giấy

Bougainvillea brasiliensis Rauesch.

Bơng giấy - Móc diều - Biện lý

33

13


FAM.35. Nymphaeaceae

Họ Súng

88

Nymphaea nouchali Burm. f.

Súng lam

1

1

89

Nymphaea pubescens Willd. L.

Súng trắng

1

1

FAM.36. Ochnaceae

Họ Lão mai - Họ Mai

90


Ochna atropurpurea DC.

Mai tứ quý - Mai đỏ

2

2

91

Ochna integerrima (Lour.) Merr.

Mai vàng - Huỳnh mai

6

3

86

87

(2)

(3)

17

(5)


6


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

1

8

7

8

6

4

3


130

23

FAM.37. Oxalidaceae

Họ Khế - Họ Chua me đất

Averrhoa carambola L.

Khế

FAM.38. Portulacaceae

Họ Rau sam

Portulaca pilosa L. subsp. grandiflora
(Hook.) Gees

Lệ nhi đỏ - Mười giờ đỏ

FAM.39. Rosaceae

Họ Hoa hồng

Rosa chinensis Jacq.

Hồng - Hường

FAM.40. Rubiaceae


Họ Cà phê

95

Ixora coccinea L.

Trang son - Đơn đỏ

96

Ixora coccinea L. var. compacta Hort.

Trang lùn - Trang Thái

97

Ixora coccinea var. caudata Pierre ex
Pit.

Trang cam

3

3

98

Ixora duffii T. Moore


Trang to

6

6

99

Ixora finlaysoniana Wall.

Trang trắng

1

1

100

Ixora rosea Wall.

Trang hồng

12

8

101

Ixora stricta Roxb.


Trang vàng

4

3

Nhàu

14

11

Bướm hồng

1

1

Mussaenda frondosa L.

Bướm bạc lá

1

1

FAM.41. Sapotaceae

Họ Hồng xiêm


105

Chrysophyllum cainito L.

Vú sữa

8

4

106

Mimusops elengi L.

Sến cát - Viết

6

2

107

Pouteria sapota (Jacq.) Moore et Stearn.

Trứng gà

2

2


FAM.42. Tiliaceae

Họ Đoạn

Muntingia calabura L.

Mật sâm - Trứng cá

245

17

FAM.43. Theaceae

Họ Chè - Họ Trà

Camellia amplexicaulis (Pit.) Coh.Swart.

Trà hoa lá ôm - Hải đường

1

1

FAM.44. Verbenaceae

Họ Cỏ roi ngựa

110


Duranta repens L.

Ria Xanh-Thanh quan dâm xanh

66

16

111

Lantana camara L.

Ngũ sắc - Thơm ổi

3

3

92

93

94

102
103
104

108


109

Morinda citrifolia L. var. bracteata
Hook. f.
Mussaenda erythrophylla Schum. &
Thonn.

18


(1)

(2)

(3)

(4)
32

(5)

7

Tectona grandis L.f.

Tách - Giá tỵ

IV.2. LILIOPSIDA

LỚP HÀNH


FAM.45. Agavaceae

Họ Thùa

113

Agave americana L.

Agao Mỹ

5

4

114

Agave americana L. var. marginata Bail.

Agao Mỹ trổ - Thùa - Dứa Mỹ
trổ

4

2

115

Agave vilmoriniana A. Berger


Agao bạch tuột - Thùa bạch tuột

3

3

116

Cordyline fruticosa (L.) Goepp. var.
angusta Hort.

Huyết dụ nhỏ

32

20

FAM.46. Aloaceae

Họ Lô hội

Aloe barbadensis Mill. var. sinensis
Haw.

Lô hội - Nha đam - Lưỡi hổ

7

7


FAM.47. Amaryllidaceae

Họ Thủy tiên - Họ Lan Huệ

118

Hymenocallis speciosa Salisb.

Huệ chân vịt lá cụt – Bạch trinh

36

17

119

Zephyranthes carinata Herb.

Tóc tiên hoa hồng

1

1

FAM.48. Anthericaceae

Họ Lục thảo

Chlorophytum bichetii Back.


Lục thảo bichet - Cỏ lan chi

1

1

FAM.49. Araceae

Họ Ráy

121

Aglaonema costatum N. E. Brown

Minh ty sóng

12

8

122

Aglaonema hybrid

Bạch mã hồng tử - Cung điện
vàng - Bà la thông

12

9


123

Alocasia macrorrhiza (L.) G. Don.

Ráy - Ráy voi

4

4

124

Anthurium andreanum Lindl.

Vĩ hoa tròn - Buồm đỏ - Hồng
môn

5

3

125

Caladium bicolor (Ait.) Vent. var
albomaculatum Engler.

Môn đốm - Môn lưỡng sắc

27


13

126

Dieffenbachia amoena Hort.

Môn trường sinh vạch

19

14

127

Dieffenbachia seguinae (Jacq.) Schott.

Môn trường sinh đốm

17

11

128

Epipremnum giganteum Schott.

Thượng cán to - Ráy leo lá lớn

2


2

129

Epipremnum pinnatum (L.) Engler cv.
aureum Nichols.

Trầu bà vàng - Vạn niên thanh

3

3

130

Philodendron bipinnatifidum Schott.

Ráy Mỹ xẻ - Trầu bà chân vịt

2

2

131

Spathiphyllum patinii N. E. Br.

Bạch diệp - Buồm trắng


14

9

132

Syngonium podophyllum Schott. var.
"Imperial white" Hort.

Tróc bạc

7

6

112

117

120

19


(1)

(2)

(4)
13


(5)

133

Zamioculcas zamiifolia (G. Lodd.) Engl.

Kim phát tài

FAM.50. Cannaceae

Họ Chuối hoa - Họ Dong riềng

Canna generalis Bail.

Ngải hoa - Chuối hoa

23

15

FAM.51. Commelinaceae

Họ Thài lài

135

Tradescantia discolor L'Herit.

Lão bạn - Lẻ bạn - Sò huyết


13

10

136

Tradescantia pallida (Rose) D. Hunt

Trai đỏ - Thài lài tím

1

1

FAM.52. Cyperaceae

Họ Cói

Cyperus involucratus Poiret.

Lác dù - Thủy trúc

2

2

FAM.53. Dracaenaceae

Họ Huyết giác


138

Beaucarnea recurvata Ch. Lem.

Náng đế - Cọ đế - Chân voi

1

1

139

Dracaena draco L.

Phất dụ rồng - Huyết rồng

4

4

140

Dracaena fragrans (L.) Ker. & Gawl.

Phất dụ thơm - Thiết mộc lan

46

19


Dracaena fragrans var. massangeana
Hort.
Dracaena godseffiana Hort. var.
punctulata Hort.

Phất dụ một sọc

13

9

Phất dụ trúc - Trúc thiết quan âm

1

1

143

Dracaena marginata Lamk.

Phất dụ tam sắc - Phất dụ mảnh

8

7

144


Sansevieria hyacinthoides (L.) Druce.

Lưỡi cọp xanh - Hổ thiệt

1

1

Sansevieria trifasciata Praik. var. hahnii
Hort.
Sansevieria trifasciata Praik. var.
laurenti N. E. Br.

Lưỡi mèo - Lưỡi hùm lùn

1

1

Lưỡi cọp - Lưỡi cọp vằn - Hổ vĩ

6

6

FAM.54. Gramineae

Họ Hòa thảo

147


Bambusa ventricosa Mc Clure.

Tre ống điếu - Trúc đùi gà

1

1

148

Bambusa vulgaris var. aureo-variegata
Hort.

Tre trổ - Tre vàng sọc

1

1

149

Zoysia tenuifolia Willd. & Thiele.

Cỏ lông heo - Cỏ nhung

1

1


FAM.55. Heliconiaceae

Họ Chuối pháo

150

Heliconia bihai (L.) L.

Mỏ két đỏ

1

1

151

Heliconia psittacorum Sesse & Moc.

Mỏ két vàng - Mỏ két nhỏ

9

6

152

Heliconia rostrata Ruiz & Pavon

Chuối pháo rũ


4

4

FAM.56. Marantaceae

Họ Huỳnh tinh - Họ Dong

Calathea lancifolia Boom

Huỳnh tinh - Đuôi phượng

11

9

134

137

141
142

145
146

153

(3)


20

9


(1)

(2)

(3)

(4)
1

(5)

25

15

12

7

1

Calathea makoyana E. Morren

Kim tiền phụng


FAM.57. Musaceae

Họ Chuối

Musa paradisiaca L.

Chuối

FAM.58. Orchidaceae

Họ Lan

Spathoglottis plicata Bl.

Cau diệp tím - Chu đinh lan

FAM.59. Palmae

Họ Cau - Họ Cọ - Họ Cau dừa

157

Areca catechu L.

Cau trầu

34

18


158

Bismarckia nobilis Hildebr. & H.Wendl.

Kè lá bạc

1

1

159

Caryota mittis Lour.

Đủng đỉnh - Móc cổng chào

3

3

160

Cocos nucifera L.

Dừa

43

16


161

Cyrtostachys lakka Becc.

Cau kiểng đỏ - Cau đỏ bẹ

1

1

162

Chrysalidocarpus lutescens Wendl.

Cau kiểng vàng

101

26

163

Elaeis guineensis Jacq.

Cọ dầu - Dừa dầu

2

2


164

Hyophorbe lagenicaulis (L. Bailey) H.
E. Moore

Cau sâm panh

1

1

165

Licuala grandis Wendl.

Mật cật to - Kè quạt - Kè Nhật
Bản

1

1

166

Licuala spinosa Wurmb.

Mật cật gai - Kè gai - Ra gai

4


3

167

Normanbya normanbyi (A. W. Hill) L.
H. Bailey

Cau đuôi chồn

28

9

168

Phonenix hanceana Naud.

Chà là Miên

9

4

169

Roystonea regia O. F. Cook

Cau bụng

5


2

170

Veitchia merrilli Wendl.

Cau trắng

7

6

FAM.60. Strelitziaceae

Họ Thiên điểu - Họ Mỏ két

Ravenala madagascariensis Sonn.

Chuối rẽ quạt

3

3

154

155

156


171

Kết quả phân tích độ ưu thế của các lồi cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố Pakse
thông qua số lượng cá thể và tần số xuất hiện trên các tuyến đường khảo sát thể hiện ở bảng
3.2.
Qua bảng 3.2 cho thấy có 9 lồi cây bóng mát và cây cảnh chiếm ưu thế về số lượng cá
thể trong đó Bị cạp nước (Cassia fistula L.) có số lượng cá thể nhiều nhất với 346 cây (tỷ lệ
9,49%).
21


Bảng 3.2. Các lồi cây bóng mát và cây cảnh có số cá thể chiếm ưu thế
ở thành phố Pakse
Stt

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Số cây

Tỷ lệ %

1

Cassia fistula L.

Bò cạp nước - Muồng hoàng
yến


346

9,49

2

Plumeria rubra L. var.
acutifolia (Ait.) Woods

Sứ cùi - Đại (hoa trắng)

329

9,02

3

Delonix regia (Hook.) Raf.

Phượng - Phượng vĩ

275

7,54

4

Muntingia calabura L.


Mật sâm - Trứng cá

245

6,72

5

Lagerstroemia reginae Roxb.

Bằng lăng tím

188

5,16

6

Mangifera indica L.

Xoài

149

4,09

Trang lùn - Trang Thái

130


3,57

Cau kiểng vàng

101

2,77

Xương rắn đỏ - Bát tiên đỏ

81

2,22

1.844

50,58

7
8
9

Ixora coccinea L. var.
compacta Hort.
Chrysalidocarpus lutescens
Wendl.
Euphorbia milii Ch. des
Moulins var. imperatae Hort.

Tổng cộng


Về tần số xuất hiện các lồi cây bóng mát và cây cảnh được thể hiện ở bảng 3.3. Qua
các số liệu cho thấy có 24 lồi cây bóng mát và cây cảnh có tần số xuất hiện cao, trên 50%
số tuyến đường khảo sát. Trong đó Cau kiểng vàng là lồi có tần số hiện cao nhất với 26 lần
trên tổng số 27 tuyến đường khảo sát.
Từ bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy trong hệ cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố
Pakse có 8 lồi chiếm ưu thế cả về số lượng cá thể và tần số xuất hiện trên các tuyến đường
khảo sát là: Bò cạp nước, Đại hoa trắng, Phượng vĩ, Trứng cá, Xoài, Trang lùn, Cau kiểng
vàng và Xương rắn đỏ.
Bảng 3.3. Các lồi cây bóng mát và cây cảnh chiếm ưu thế
về tần số xuất hiện ở thành phố Pakse
Stt

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Tần số
xuất hiện

1

Chrysalidocarpus lutescens Wendl.

Cau kiểng vàng

26

2


Mangifera indica L.

Xoài

24

22


3

Cassia fistula L.

Bị cạp nước - Muồng hồng yến

23

4

Ixora coccinea L. var. compacta Hort.
Euphorbia milii Ch. des Moulins var.
imperatae Hort.
Phyllanthus acidus(L.) Skeels.
Codiaeum variegatum var. pictum
Muell., Arg.
Carica papaya L.
Cordyline fruticosa (L.) Goepp. var.
angusta Hort.
Dracaena fragrans (L.) Ker. & Gawl.


Trang lùn - Trang Thái

23

Xương rắn đỏ - Bát tiên đỏ

23

Chùm ruột
Mú kiểng - Cơ tịng - Cù đèn
màu
Đu đủ

22

Huyết dụ nhỏ

20

Phất dụ thơm - Thiết mộc lan

19

Cau trầu

18

Sa huệ - Sứ Thái Lan

18


5
6
7
8
9
10
11

22
21

Sứ cùi - Đại (hoa trắng)

17

14

Areca catechu L.
Adenium obesum (Forssk.) Roem &
Sch.
Plumeria rubra L. var. acutifolia (Ait.)
Woods
Muntingia calabura L.

Mật sâm - Trứng cá

17

15


Hymenocallis speciosa Salisb.

Huệ chân vịt lá cụt – Bạch trinh

17

16

Mắt nai

17

Lài trâu - Ngọc bút - Bánh hỏi

17

18

Alternanthera dentata R. E. Fr.
Tabernaemontana divaricata (L.) R.
Br.
Duranta repens L.

Ria Xanh-Thanh quan dâm xanh

16

19


Cocos nucifera L.

Dừa

16

20

Catharanthus roseus (L.) G. Don.

Bông dừa - Dừa cạn - Hải đăng

15

21

Musa paradisiaca L.

Chuối

15

22

Canna generalis Bail.

Ngải hoa - Chuối hoa

15


23

Delonix regia (Hook.) Raf.

Phượng - Phượng vĩ

14

24

Tamarindus indica L.

Me

14

25

Dieffenbachia amoena Hort.

Mơn trường sinh vạch

14

12
13

17

Kết quả phân tích độ đa dạng thành phần lồi cây bóng mát và cây cảnh ở thành phố

Pakse theo các bậc phân loại được thể hiện qua bảng 3.4 và bảng 3.5.
Bảng 3.4. Độ đa dạng về phân loại cây bóng mát và cây cảnh
ở thành phố Pakse theo các ngành thực vật
Họ
Ngành
PTERIDOPHYTA

Chi

Loài

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

2

3,33

2

1,61


2

1,24

23


×