Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch núi bà đen, tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thanh Thủy

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN,
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thanh Thủy

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN,
TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 8310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đến Q Thầy, cơ khoa Địa lí, phịng
Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và q Thầy, Cơ
khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Với tất cả tình cảm của mình, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, người đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm
giúp đỡ tôi những phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức q báu để tơi
hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND tỉnh Tây Ninh; Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý KDL núi Bà Đen, Phòng thống kê phường núi
Sam thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang, các cá nhân và tổ chức liên quan đến
du lịch đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu và trả lời phỏng vấn, điều tra.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp
và các bạn học viên Địa lí học K28 yêu quý đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong

suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ......... 11
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 11
1.1.1. Du lịch và điểm đến du lịch .................................................................. 11
1.1.2. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch .................................................. 14
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch ............................................................................................. 22
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch.................................................................................................... 25
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ........... 28
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số điểm đến
du lịch ở Đông Nam Á .......................................................................... 28

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số điểm đến
du lịch ở Việt Nam ................................................................................ 32
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho điểm đến du lịch núi Bà Đen, tỉnh
Tây Ninh ............................................................................................... 35
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 37
Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH ........................................... 39


2.1. Khái quát thực trạng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh .................................. 39
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh
Tây Ninh ............................................................................................... 39
2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2008 - 2018 .................................................................................. 43
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh .............................................................. 44
2.2.1. Vị trí điểm đến du lịch núi Bà Đen ........................................................ 44
2.2.2. Kinh tế - xã hội ..................................................................................... 45
2.2.3. Quảng bá, xúc tiến du lịch .................................................................... 46
2.2.4. Giá cả .................................................................................................... 46
2.2.5. Quy hoạch và chính sách phát triển du lịch của điểm đến.................... 47
2.2.6. An ninh trật tự và môi trường ............................................................... 47
2.2.7. Sự thuận tiện tiếp cận điểm đến du lịch núi Bà Đen ............................ 48
2.2.8. Điểm đến du lịch cạnh tranh hiện tại .................................................... 49
2.2.9. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của điểm đến du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh ................................. 49
2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch núi Bà Đen, tỉnh
Tây Ninh ...................................................................................................... 50
2.3.1. Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch ........................................................... 50
2.3.2. Nguồn nhân lực du lịch.......................................................................... 60

2.3.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 63
2.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................ 67
2.3.5. Sản phẩm và dịch vụ du lịch .................................................................. 71
2.3.6. Đầu tư du lịch ........................................................................................ 76
2.3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ................................................... 78
2.4. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch núi Bà Đen,
tỉnh Tây Ninh ................................................................................................. 88
2.4.1. So sánh với điểm đến du lịch núi Sam (tỉnh An Giang) ........................ 88
2.4.2. Kết quả điều tra sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch


núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh .................................................................... 93
2.4.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về điểm đến du lịch núi Bà Đen,
tỉnh Tây Ninh ...................................................................................... 102
2.4.4. Đánh giá tổng quát về thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh ...................................................... 103
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 110
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN, TỈNH
TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030........ 111
3.1. Quan điểm, mục tiêu, dự báo và phân tích ma trận SWOT đối với nâng
cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh ....... 111
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch núi Bà Đen ............................................ 111
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch núi Bà Đen................................................ 112
3.1.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch .................................................. 113
3.1.4. Phân tích ma trận SWOT ..................................................................... 118
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh .............................................................. 121
3.2.1. Đầu tư nâng cao chất lượng điểm đến du lịch ..................................... 121
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ...................................... 127

3.2.3. Đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch ..... 128
3.2.4. Đẩy mạnh quản lý chất lượng điểm đến du lịch .................................. 132
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 134
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 135
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 138
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ĐĐDL

Điểm đến du lịch

E-VISA

Visa điện tử

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

KDL

Khu Du lịch

NLCT

Năng lực cạnh tranh

OECD

Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới của Liên hiệp quốc

USNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

VISA


Thị thực (thị thực nhập cảnh)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ......................................... 18 

Bảng 2.1.

Một số chỉ số về khí hậu tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 ........... 40 

Bảng 2.2.

Khách du lịch và doanh thu du lịch Tây Ninh giai đoạn
2008 - 2018 ........................................................................................... 43 

Bảng 2.3.

Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người tại núi Bà Đen,
năm 2018 ............................................................................................... 52 

Bảng 2.4.

Hiện trạng cơ sở lưu trú tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 ....... 68 

Bảng 2.5.

So sánh thông số kỹ thuật của hệ thống cáp treo cũ và mới ................. 70 


Bảng 2.6.

Thống kê khách du lịch đến núi Bà Đen giai đoạn 2008 - 2018 .......... 79 

Bảng 2.7.

So sánh lượng khách du lịch của núi Bà Đen với khách du lịch có
lưu trú của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 ................................. 83 

Bảng 2.8.

Tổng thu du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 .... 86 

Bảng 2.9.

Thực trạng lao động du lịch tỉnh Tây Ninh và An Giang năm 2018 .... 90 

Bảng 2.10. Giới tính và độ tuổi của khách du lịch trong nước và quốc tế .............. 94 
Bảng 2.11. Thống kê mô tả các biến đo lường của thang đo cơ sở hạ tầng ............ 97 
Bảng 2.12. Thống kê mô tả các biến đo lường của thang đo khả năng tiếp cận ..... 98 
Bảng 2.13. Thống kê mô tả các biến đo lường của thang đo yếu tố môi trường .... 98 
Bảng 2.14. Thống kê mô tả các biến đo lường của thang đo sức hấp dẫn .............. 99 
Bảng 2.15. Thống kê mô tả các biến đo lường của thang đo nhân viên phục vụ.. 100 
Bảng 2.16. Thống kê mô tả các biến đo lường của thang đo giá cả hàng hóa
và dịch vụ ............................................................................................ 100 
Bảng 2.17. Kết quả độ tin cậy của các thang đo NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen .. 101 
Bảng 2.18. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về thực trạng năng lực
cạnh tranh của điểm đến Du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh............. 103 
Bảng 3.1.


Ma trận SWOT điểm đến du lịch núi Bà Đen .................................... 118 

Bảng 3.2.

Phát triển sản phẩm du lịch núi Bà Đen ............................................. 129 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch núi Bà
Đen, tỉnh Tây Ninh ............................................................................... 26

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh ......................................................... 38

Hình 2.2.

Lược đồ phân tích các giá trị cảnh quan Khu du lịch núi Bà Đen,
tỉnh Tây Ninh ........................................................................................ 56

Hình 2.3.

Lược đồ vị trí các điểm du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh ................. 59

Hình 2.4.

Lược đồ thực trạng phát triển du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2008 - 2018 ......................................................................... 109


Hình 3.1.

Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) ........ 123

Hình 3.2.

Sơ đồ quy hoạch chi tiết 1/500 Khu du lịch tham quan nghỉ dưỡng
trên đỉnh núi Bà................................................................................... 124


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1.

Lao động ngành du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2018 ........ 60

Biểu đồ 2.2.

Cơ cấu trình độ lao động ngành du lịch tỉnh Tây Ninh (%) ............. 61

Biểu đồ 2.3.

Số lượt khách du lịch đến núi Bà Đen và khách Hội Xuân giai
đoạn 2008 - 2018 .............................................................................. 80

Biểu đồ 2.4.

Cơ cấu khách du lịch đến núi Bà Đen trong tổng lượt khách du
lịch cả nước và khách du lịch tỉnh Tây Ninh (%)............................. 81


Biểu đồ 2.5.

Cơ cấu khách Hội Xuân của núi Bà Đen giai đoạn 2008 - 2018 ..... 82

Biểu đồ 2.6.

Cơ cấu khách lưu trú toàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2018 .................... 84

Biểu đồ 2.7.

Số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ và thời gian lưu trú
trung bình của khách du lịch tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2008 - 2018 ....................................................................................... 85

Biểu đồ 2.8.

Đóng góp của du lịch vào cơ cấu GRDP tỉnh Tây Ninh (%) ........... 87

Biểu đồ 2.9.

Kết quả hoạt động kinh doanh của núi Bà Đen và núi Sam ............. 92

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch ................................................... 94
Biểu đồ 2.11. Cơ cấu mục đích chuyến đi .............................................................. 95
Biểu đồ 2.12. Cơ cấu nhu cầu sử dụng cơ sở lưu trú (%) ....................................... 96
Biểu đồ 2.13. Cơ cấu độ dài chuyến đi của du khách (%) ...................................... 96
Biểu đồ 3.1.

Dự báo tổng thu du lịch từ Khu du lịch núi Bà Đen đến 2030 ....... 115


Biểu đồ 3.2.

Dự báo nhu cầu lao động cho núi Bà Đen đến năm 2030 .............. 116

Biểu đồ 3.3.

Dự báo tổng chi phí hoạt động du lịch núi Bà Đen đến 2030 ........ 117

Biểu đồ 3.4.

Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú khách du lịch ở núi Bà Đen
đến 2030 ......................................................................................... 117

Biểu đồ 3.5.

Cơ cấu dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển
khu du lịch núi Bà Đen đến 2030 (%) ............................................ 121


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch được xem là một ngành kinh tế “khơng khói” và có vị trí, vai trị quan
trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, trong chương 3, điều 42 của Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà
nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch
quốc tế” (Hiến pháp, 1992). Điều đó cho thấy, từ lâu Chính phủ đã nhận định du
lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là chiến lược quan trọng nhằm góp

phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và tồn cầu,
mơi trường kinh doanh của các điểm đến du lịch (ĐĐDL) được mở rộng song sự
cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, nan giải hơn. Đó cũng là những thách thức
lớn mà các ĐĐDL phải đối mặt.
Thực tế cho thấy, trong hoạt động kinh doanh du lịch thì việc đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh (NLCT) của ĐĐDL hết sức quan trọng. Một ĐĐDL hấp dẫn
cùng với chất lượng phục vụ tốt cả về vệ sinh, môi trường, an ninh… thì ĐĐDL đó
sẽ mang lại hiệu quả cạnh tranh cao, thu hút lượng khách du lịch lớn, doanh thu du
lịch tăng mạnh... và ngược lại. Vì vậy, việc nâng cao NLCT điểm đến để thu hút
khách du lịch đang được nhiều quốc gia coi trọng trong đó có Việt Nam.
Cùng với xu thế đó, gần đây ngành du lịch tỉnh Tây Ninh nói chung và núi Bà
Đen nói riêng đã tăng khá mạnh, lượng khách quốc tế cũng như trong nước ngày
càng tăng, ngành du lịch đã góp phần tạo cơng ăn việc làm, an sinh xã hội cho
người dân. ĐĐDL núi Bà Đen ngày càng được biết đến nhiều hơn và là biểu tượng
cho mảnh đất và con người Tây Ninh.
Tuy nhiên, so với các điểm đến khác trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và
Nam Bộ thì ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh còn nhiều hạn chế về NLCT. Những
hạn chế thể hiện ở chỗ: Hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính thời vụ cao;
tiềm lực tài chính yếu, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào núi Bà Đen; nguồn


2
nhân lực du lịch cịn yếu về trình độ chun mơn, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ; cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đáp ứng nhu cầu khách
tham quan…
Do đó, để núi Bà Đen có thể trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong
tương lai, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao NLCT.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài

này, tác giả chỉ xem xét ở khía cạnh địa lý học.
Thơng qua kết quả nghiên cứu, tác giả hi vọng được đóng góp một phần nhỏ kiến
thức của mình nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen trên thị trường quốc tế
và trong nước, đóng góp vào sự nghiệp phát triển cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
tỉnh nhà.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần nâng cao NLCT của ĐĐDL núi Bà
Đen, tỉnh Tây Ninh.
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT để vận dụng nghiên cứu thực
trạng NLCT của ĐĐDL; đề xuất các tiêu chí đánh giá thực trạng NLCT của ĐĐDL;
phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh
Tây Ninh; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT tại điểm du lịch này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả sẽ giải quyết một số
nhiệm vụ chính trong luận văn của mình như sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
NLCT của ĐĐDL.
Hai là, xác định các tiêu chí đánh giá NLCT của ĐĐDL, qua đó vận dụng các
tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến phù hợp nhất.
Ba là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen.
Bốn là, mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của ĐĐDL núi Bà
Đen trong giai đoạn 2008 - 2018.


3
Năm là, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao NLCT của ĐĐDL núi Bà
Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là Thực trạng năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh; (trường hợp điển cứu: So sánh ĐĐDL
núi Sam – Châu Đốc, tỉnh An Giang).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng NLCT của
ĐĐDL, đề xuất một số tiêu chí đánh giá, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến thực
trạng NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh; từ đó đưa ra một số giải pháp
ưu tiên nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen.
 Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong phạm vi khu vực núi
Bà Đen, tỉnh Tây Ninh trong mối quan hệ so sánh điển cứu với điểm đến có nét
tương đồng về sinh thái và tâm linh là núi Sam – Châu Đốc (tỉnh An Giang).
 Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong
giai đoạn 2008 - 2018, riêng số liệu về Hội Xuân núi Bà được thu thập đến năm
2019; số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2019. Các giải pháp được đề
xuất đến năm 2030.
4. Lịch sử nghiên cứu
NLCT nói chung và NLCT của ĐĐDL nói riêng đã từ lâu được xác định là một
trong những yếu tố đem đến thành công trong phát triển du lịch địa phương.
Chủ đề này cũng đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu đề cập đến “cạnh tranh điểm đến du lịch” phần lớn nghiên cứu sự
cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch thông qua các yếu tố về giá cả.
Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, ngành du lịch và những nhà nghiên cứu du
lịch đã ý thức được bên cạnh lợi thế cạnh tranh, giá cả thì còn nhiều chỉ tiêu khác để
đo lường sức cạnh tranh của ĐĐDL.


4
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến cạnh tranh ĐĐDL,
trong đó phải kể đến “Yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh điểm du lịch châu

Á - Thái Bình Dương: Tồn diện và phổ quát” (Michael J. Enright. & James
Newton., 2005). Nghiên cứu này dựa trên kết quả khảo sát và thu thập dữ liệu từ các
học viên ngành du lịch tại ba điểm đến cạnh tranh chặt chẽ ở châu Á – Thái Bình
Dương. Đồng thời kết quả này cho thấy tầm quan trọng của cạnh tranh có thể khác
nhau giữa các địa điểm, tùy thuộc vào phân khúc sản phẩm và phân khúc thị trường
mục tiêu, đặc biệt đối với ngành phức tạp và nhiều hạn chế như du lịch.
Tiếp đến là ấn phẩm về “Phân tích điểm đến cạnh tranh ở Đông Nam Á”
(Douglas G. Pearce, 1997), tác giả phân tích, so sánh có hệ thống những thuộc tính
đa dạng của các điểm đến cạnh tranh, trong đó ĐĐDL Sarawak của Malaysia được
sử dụng để minh họa.
Ngoài ra, trong “Khả năng cạnh tranh về giá của du lịch và du lịch: So sánh 19
điểm đến. Quản lý du lịch” (Dwyer, L., Forsyth, P. & Rao, P., 2000). Trong nghiên
cứu này, tác giả đề cập đến khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch qua yếu tố
giá cả và chỉ giới hạn ở tầm vi mô, chưa thể hiện cụ thể ở tầm vĩ mô. Mặc dù đối
với ĐĐDL cũng như doanh nghiệp thì giá cả đóng vai trị hết sức quan trọng trong
cạnh tranh.
Như vậy, các nghiên cứu trên và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới đã thể hiện
khá đa dạng về NLCT của một ĐĐDL song các nghiên cứu này rất khó để áp dụng
vào thực tế của nước ta đặc biệt là đối với núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về NLCT trên lĩnh vực kinh tế,
chính trị, du lịch.
Vận dụng vào nghiên cứu NLCT của ĐĐDL đã có nhiều cơng trình cơng trình
nghiên cứu khoa học ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau, trong đó một số cơng
trình đáng chú ý là:
Luận văn “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt” (Dương
Ngọc Lang, 2014), đề tài này nghiên cứu theo hướng đánh giá định lượng để phân
tích hiện trạng, các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến NLCT của ĐĐDL và đánh giá



5
định tính bằng việc phân tích các số liệu tổng hợp từ việc thu thập ý kiến của du
khách, áp dụng công cụ NPS để nhận định rõ hơn mức độ hài lòng của du khách.
Luận văn “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang”
(Nguyễn Thị Ngọc Thắm, 2015), đề tài này phân tích, đánh giá NLCT của ĐĐDL
dựa trên lý thuyết của Metin Kozak và các chỉ số của Dwyer & Kim.
Luận án “Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam” (Nguyễn Anh
Tuấn, 2010), nghiên cứu dựa trên mơ hình lý thuyết của WEF để đánh giá NLCT
của ĐĐDL.
Sách “Lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp thương mại” (Phạm Văn Công, Đinh
Việt Hòa, Đinh Văn Hiến và Nguyễn Văn Định, 2016), nội dung sách khái quát về
cạnh tranh và NLCT của doanh nghiệp thương mại, thực trạng và một số giải pháp
nâng cao NLCT của doanh nghiệp thương mại Việt Nam.
Sách “Giáo trình kinh tế du lịch” (Vũ Mạnh Hà, 2014), nội dung khái quát về
cầu du lịch, cung du lịch, giá cả, lao động du lịch, tiêu dùng du lịch và dự báo du
lịch …
4.3. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trước đây chủ yếu tập
trung nghiên cứu vào hai khía cạnh định lượng và định tính.
Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các luận văn, luận án của các tác giả đã nghiên cứu
trước đây, tác giả nhận thấy ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên
cứu nào đề cập đến thực trạng NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
Vì vậy, luận văn nghiên cứu thực trạng NLCT tại ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây
Ninh bằng việc đánh giá dựa trên các tiêu chí về định lượng và định tính để phân
tích rõ hơn vấn đề dưới góc độ địa lí học.
Và tất cả những cơng trình đã nghiên cứu về NLCT của ĐĐDL là nền tảng, là cơ
sở vững chắc để tác giả áp dụng và nghiên cứu về thực trạng NLCT của ĐĐDL núi
Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.



6

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Ở đây, hiện trạng NLCT của ĐĐDL bao hàm nhiều vấn đề về số lượng khách du
lịch đến, doanh thu từ du lịch, chất lượng phục vụ du lịch, đầu tư vào du lịch, mức
độ hài lòng của du khách… Theo quan điểm này, khi nghiên cứu núi Bà Đen cần
nghiên cứu tổng hợp các vấn đề để đưa ra đánh giá thực trạng NLCT của ĐĐDL núi
Bà Đen.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Khi nghiên cứu thực trạng NLCT của ĐĐDL ngoài nhân tố bên trong cịn có
nhân tố bên ngồi…
Do đó, cần phân tích tổng hợp các mối quan hệ trên một lãnh thổ thống nhất từ
đó nhận xét chính xác về NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Tất cả vạn vật đều có lịch sử hình thành và phát triển, vấn đề ĐĐDL cũng không
ngoại lệ.
Hiện trạng NLCT của ĐĐDL hiện tại là kết quả của q trình phát triển ở giai
đoạn trước đó.
Vì vậy, cần dựa trên quan điểm lịch sử để nắm được sự thay đổi và giải thích
được sự phát triển hiện tại cũng như dự báo về NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh
Tây Ninh trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Mọi sự vật hiện tượng đều có quy luật phát triển trong mơi trường nhất định, do
đó cần nghiên cứu đến môi trường, làm thế nào để có mơi trường sống tốt hơn và
bền vững lâu dài.
Theo quan điểm này, đòi hỏi phát triển du lịch phải đảm bảo sự phát triển bền
vững về tài nguyên, môi trường, chất lượng phục vụ du khách...
5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu


7
 Số liệu thứ cấp: Thông tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được
thu thập, tổng hợp chủ yếu từ các nguồn sau:
 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh gồm: Số liệu thống kê tình

hình hoạt động của ngành du lịch hàng năm trong giai đoạn 2008 - 2018 (riêng số
liệu Hội Xuân núi Bà Đen đến năm 2019) với một số chỉ tiêu cụ thể: Lượt du khách,
doanh thu ngành du lịch, số lượng cơ sở lưu trú, số lượng lao động trong ngành du
lịch …. Và các văn bản, chính sách, đề án quy hoạch có liên quan đến núi Bà Đen.
 Các cơ quan ban ngành, tổ chức, dự án có liên quan gồm: Tổng Cục Du

lịch, Tổng Cục Thống kê, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hiệp quốc
(UNWTO)… Sử dụng các giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học
các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học.. Ngồi ra, tác giả cịn
tham chiếu thêm số liệu du lịch của núi Sam - Châu Đốc (tỉnh An Giang) năm 2018
để so sánh.
 Số liệu sơ cấp: Đề tài này được tác giả thực hiện phân tích với nguồn số
liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập từ:
 Phỏng vấn chuyên gia: Tác giả phỏng vấn ý kiến và đánh giá của các

chuyên gia về đối tượng nghiên cứu từ đó tìm giải pháp tối ưu cho đề tài.
Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia: Gồm hai phần: Phần A giới thiệu về
mục tiêu của cuộc phỏng vấn. Phần B là nội dung chính của cuộc phỏng vấn. (Xem
phụ lục 1).
Thời gian phỏng vấn: 30 phút.
 Điều tra sự hài lòng của khách du lịch: Nhằm xác định giá trị trung bình


của các thang đo, kiểm định độ tin cậy của các thang đo.
 Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được tác giả xây dựng một cách logic nhằm tạo

điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình. Các tiêu chí trong
bảng hỏi được xây dựng để điều tra đối tượng du khách đến với núi Bà Đen, tỉnh
Tây Ninh (bảng hỏi được thiết kế với 2 ngơn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh
nhằm phục vụ cả đối tượng là du khách quốc tế).
 Thời gian khảo sát: Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 04 năm 2019.

Phương pháp chọn mẫu khảo sát về mức độ hài lòng của khách du lịch có cỡ


8
mẫu là 133 du khách với hai hình thức trong cùng thời điểm. Hình thức thứ nhất, tác
giả khảo sát trực tiếp du khách đến núi Bà Đen và được tiến hành theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng khách du lịch quốc tế và trong nước đến và nghỉ tại
các cơ sở lưu trú. Các cơ sở lưu trú được tiến hành trong cuộc điều tra gần khu vực
núi Bà Đen và thành phố Tây Ninh được chọn theo phương pháp chọn mẫu “cân
bằng rải đều” và thu được 98 mẫu đạt yêu cầu. Hình thức thứ hai, cũng cùng phiếu
khảo sát thực tế tác giả khảo sát bằng công cụ Google.Docs trên mạng xã hội để
khảo sát và thu được 35 mẫu. (Xem phụ lục 3 và 4).
Tóm lại, kết quả phỏng vấn chuyên gia được phân tích, tổng hợp cụ thể gồm
23 tiêu chí đánh giá thực trạng NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen và Sự hài lịng của du
khách là nhóm tiêu chí đo lường NLCT của ĐĐDL.
5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Tương ứng với mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài, tác giả sử dụng một số kỹ
thuật, cơng cụ phân tích dữ liệu như sau:
Thứ nhất, tác giả sử dụng Excel, phần mềm SPSS.20, GIS và phần mềm
Mapinfo vào việc xử lý phân tích, số liệu để xây dựng các biểu đồ, bảng số liệu, bản
đồ, lược đồ có liên quan cũng như thể hiện kết quả nghiên cứu. Đồng thời sử dụng

trích dẫn, lược khảo thơng tin thứ cấp để giải thích thực trạng của vấn đề nghiên
cứu.
Thứ hai, để đánh giá thực trạng NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
Trước hết cần nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá, sau đó nghiên cứu sử
dụng thang đo Likert 5 mức độ (1. Rất khơng hài lịng; 2. Khơng hài lịng; 3. Trung
bình; 4. Hài lịng; 5. Hồn tồn hài lịng) để đánh giá sự hài lòng của du khách.
Thứ ba, trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tác giả dựa vào các tiêu chí
cũng như số liệu thống kê để tính tốn, nhận định, dự báo về tình hình NLCT của
ĐĐDL núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh.
5.2.3. Phương pháp dự báo
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong
tương lai. Dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu đã thu thập được để căn cứ vào khối
lượng, nhu cầu khách du lịch, tài nguyên du lịch, sức chứa điểm tài nguyên, cơ sở


9
vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch,… nhằm đưa ra một số dự báo về NLCT của
ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh trong tương lai.
Phương pháp này rất cần thiết trong việc nghiên cứu kinh tế - xã hội, đặc biệt
đối với địa lí học, đồng thời là cơ sở quan trọng để định hướng cũng như đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen đến năm 2030.
5.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thơng tin địa lí (GIS)
Đây là phương pháp khá quan trọng trong không gian nghiên cứu, đồng thời thể
hiện mối liên hệ với các khu vực lân cận.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phần mềm GIS để thể hiện kết quả nghiên cứu,
xây dựng hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề về thực trạng phát triển du
lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh bằng phần mềm MapInfo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn xác định được 23 tiêu chí với bảy nhóm chỉ tiêu đánh giá NLCT của

ĐĐDL.
Luận văn có thể áp dụng được đối với các ĐĐDL địa phương có thế mạnh tài
nguyên du lịch tâm linh, sinh thái.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét các điều kiện đặc thù từng địa phương để đề xuất
hoặc điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của ĐĐDL tỉnh Tiền Giang, Đà Lạt (tỉnh
Lâm Đồng), núi Sam (tỉnh An Giang), Thái Lan, Malaysia, rút ra được sáu kinh
nghiệm nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
Đánh giá được thực trạng NLCT của ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh; phân
tích được giá trị và kiểm định độ tin cậy về các thang đo sự hài lòng của du khách
đối với ĐĐDL núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
Đánh giá được những thuận lợi và hạn chế thực trạng NLCT của ĐĐDL núi
Bà Đen, tỉnh Tây Ninh để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng
cao NLCT của ĐĐDL này trong tương lai.
Đề xuất được bốn nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao NLCT của ĐĐDL


10
núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch núi Bà Đen, tỉnh
Tây Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh



11

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Du lịch và điểm đến du lịch
 Du lịch

Theo Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) năm 1991 “Du lịch là hoạt
động của con người đi du lịch đến và ở lại những nơi bên ngồi nơi cư trú thường
xun của họ khơng q một năm liên tiếp cho mục đích giải trí, kinh doanh và các
mục đích khác” (Nguyễn Minh Tuệ và Vũ Đình Hịa, 2017). Quan niệm này tiếp
cận du lịch từ khía cạnh cầu, đó là du khách.
Theo Hunziker và Krapf năm 1942 “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và
các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người
ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đó khơng thành cư trú thường xun và không
liên quan hoạt động kiếm lời” (Nguyễn Minh Tuệ và Vũ Đình Hịa, 2017). Quan
niệm này tiếp cận du lịch từ khía cạnh cung và thể hiện khá đầy đủ các hiện tượng
du lịch, song chưa làm rõ được đặc trưng và mối quan hệ du lịch.
Theo UNWTO năm 1993: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi
khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan,
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt động để có thù lao
ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” (Nguyễn Minh Tuệ et al., 2012).
Theo Luật Du lịch Việt Nam, ban hành năm 2017 tại Điều 3 chương I thì “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp
với mục đích hợp pháp khác” (Quốc hội, 2017). Khái niệm này, mặc dù có sự điều

chỉnh thêm thời gian cụ thể so với luật cũ nhưng cũng đều cho thấy đây là một dạng
hoạt động xuất phát từ nhu cầu cá nhân hay tập thể về việc rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của họ bằng những cuộc hành trình trong ngày hoặc dài ngày với
nhiều mục đích riêng biệt đến một nơi khác. Hành trình của họ gắn với giải trí, nghỉ


12
dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng, du lịch khen thưởng hoặc
kinh doanh…
Qua các khái niệm cơ bản trên có thể hiểu, những nhu cầu khám phá, tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng,… ở những ĐĐDL ngồi nơi cư trú thường ngày của du
khách.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm về “Du lịch” theo Luật Du lịch
Việt Nam năm 2017 để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
 Điểm đến du lịch

 Khái niệm
Theo WTO, ĐĐDL là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một
đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến
và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và
quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường.
Các ĐĐDL địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng
đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một ĐĐDL lớn hơn
(WTO, 2007).

Theo tác giả Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hịa, “ĐĐDL là một địa
điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lí, đường biên
giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có
khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” (Nguyễn Văn Mạnh
và Nguyễn Đình Hịa, 2009).

Từ các quan điểm trên có thể hiểu, những điểm tài nguyên du lịch nổi trội, có
khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan, đạt hiệu quả kinh doanh cao và đảm
bảo phát triển bền vững…tại một ĐĐDL. Và trong luận văn, tác giả dựa vào khái
niệm thứ hai làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
 Phân loại điểm đến du lịch

ĐĐDL rất đa dạng với nhiều cách phân loại khác nhau. Trong đề tài này tác
giả muốn đề cập theo phạm vi địa lý với những cấp độ sau:


13
 Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực

Việc cạnh tranh nguồn khách du lịch trên thị trường thế giới ngày càng gay
gắt. Thời gian qua các quốc gia trong từng khu vực khác nhau vừa hợp tác vừa cạnh
tranh để thu hút nguồn khách du lịch bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh, xúc tiến du lịch …
Trong sáu khu vực du lịch trên thế giới thì châu Á – Thái Bình Dương được
UNWTO đánh giá cao nhất với tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm vượt
trên năm khu vực khác. Do đó, các nước ASEAN thường xuyên hợp tác tổ chức các
sự kiện để quảng cáo hình ảnh ASEAN như một ĐĐDL hấp dẫn, trung tâm hội nghị
và du lịch chữa bệnh của nhân loại.
 Điểm đến du lịch mang tính phạm vi quốc gia

Trong bối cảnh tồn cầu hóa du lịch, các quốc gia trong khu vực đi đến hợp
tác để xây dựng hình ảnh ĐĐDL của khu vực, đồng thời cũng quảng bá những giá
trị du lịch đặc thù để cạnh tranh và thu hút nguồn du khách đến với đất nước mình.
Nguồn khách quốc tế là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Do đó ngồi việc
tun truyền, quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch thì mỗi nước cần có một bộ Luật
Du lịch nhằm tạo điều kiện cho du khách, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho

các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Không chỉ vậy, việc đảm bảo cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho phát triển du lịch cũng rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc miễn thị thực (visa) cũng
góp phần rất lớn trong việc thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến tham quan.
Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt
Nam đã miễn visa cho công dân trên 50 nước đến du lịch tại đây và đặc biệt công
dân của các nước trong khối ASEAN đi du lịch không cần visa.
 Điểm đến du lịch mang tính địa phương

Trên thế giới có rất nhiều ĐĐDL khơng chỉ mang tính địa phương mà còn
được xem là biểu tượng, là thương hiệu du lịch của quốc gia.
Ví dụ: khi nhắc đến Thái Lan người ta thường liên tưởng đến xứ Chùa vàng
với những ngôi đền nguy nga rực rỡ, cùng thành phố biển Pattaya - nơi được mệnh
danh là Hawaii của phương Đông, đảo Phuket được xem là đại diện cho hầu hết khu


14
nghỉ dưỡng biển đảo của Đông Nam Á và được ví như viên ngọc của Ấn Độ
Dương.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
 Cạnh tranh

Cạnh tranh được hiểu là một hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa
các cá thể có chung một mơi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào
đó. Về lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm
giành lấy những lợi thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để đem về nhiều lợi nhuận
nhất. Theo trường phái cổ điển thì cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và
phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Học thuyết kinh tế cho rằng, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh
tế thị trường, nơi cung – cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản tạo nên cơ

chế hoạt động thị trường. Do là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và có nhiều
cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo C. Mark, “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch” (Phạm Văn Công, Đinh Việt Hòa, Đinh Văn
Hiến và Nguyễn Văn Định, 2016).
Theo nhà kinh tế học P. Samuelson, “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các
doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường” (Phạm Văn Công et al.,
2016).
Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam, “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua
giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều
kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi” (Phạm Văn Cơng et al., 2016).
Như vậy, cạnh tranh có thể được hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó có sự ganh
đua lẫn nhau, nghiên cứu những biện pháp tối ưu nhất nhằm chiếm lĩnh thị trường,
nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích tiêu dùng của khách hàng.
 Năng lực cạnh tranh

NLCT được hiểu là một dạng khái niệm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở


×