Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Neubiettramnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.32 KB, 25 trang )

Đề số 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng
ngày một. Bạn có thể khơng hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người
giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt
cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những
giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
4. Đặt nhan đề cho đoạn văn?
5. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn là gì?
6. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng một đoạn
văn ngắn.
7. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) bàn về giá trị bản thân trong cuộc sống.
Gợi ý

1
2

3

4
5

6

7

Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.


Phương thức nghị luận.
Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có
thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra
những giá trị đó.
Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự khơng có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó
khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Đặt nhan đề cho đoạn văn?
Giá trị bản thân, Giá trị của mỗi con người,...
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn là gì?
Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và
chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong
khoảng một đoạn văn ngắn.
Đối với yêu cầu này, các bạn có thể tùy theo ý kiến của bản thân để đưa ra lựa chọn.
- Phải nêu được giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân là gì?
- Nó được thể hiện như thế nào?
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) bàn về giá trị bản thân trong cuộc sống.
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn, đúng ngữ pháp, chính tả
Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc
xích hoặc song hành.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị bản thân trong cuộc sống.
Gợi ý: Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo
nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
- Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.
- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những



người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.
- Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà cịn là sự đóng
góp, là vai trị của mỗi người với mọi người xung quanh. (Ví dụ: Bạn không cần là một
đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ.
Đấy chính một phần giá trị con người của bạn)
- Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân
loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều
kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người.
- Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế,
như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
- Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã
hội.
- Khơng được định giá người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu,
khơng phải ngày một ngày hai mà tạo ra.
Đề số 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ
rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn khơng theo đuổi nó, chắc chắn
nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình
muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về
chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng khơng,
có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải
bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang
nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
2. Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lý nào?

3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng
như vẽ một bức tranh vậy”.
4. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
5. Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nói về ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc đời mỗi
con người.
6. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu trong đoạn
trích ở phần đọc hiểu: “Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm
trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…”
Gợi ý
1
2

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là: nghị luận
Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lý
nào?
Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí:
ln cảm thấy dằn vặt, day dứt vì đã từ bỏ ước mơ của đời mình.


3

4

5

6

Lưu ý:
Chép trọn vẹn câu: Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào

đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sống
một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy”.
- So sánh: “Sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”.
- Tác dụng: tạo thêm điểm nhấn giúp lối diễn đạt cụ thể, sinh động; chỉ ra sự tương
đồng giữa một cuộc đời với vẽ một bức tranh giúp người đọc dễ hình dung ra cách
sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực.
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
- Ước mơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người
muốn biến thành hiện thực
- Con người cần biết giữ gìn bảo vệ khơng để những thử thách khó khăn trong cuộc
sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực
hiện ước mơ của mình.
Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 10-15 dịng) nói về ý nghĩa của ước mơ đối với
cuộc đời mỗi con người.
Yêu cầu: một đoạn văn nghị luận về chủ đề ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người.
Kết cấu đoạn phải chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp; bảo đảm dung lượng.
Gợi ý
- Giới thiệu vấn đề: ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người
- Giải thích: Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía mà con người tha thiết, khao khát, ước
mong hướng tới, đạt được
- Vai trò của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người:
+ Giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai
+ Là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn
+ Sống lạc quan, vui vẻ; cuộc sống có ý nghĩa hơn khi có ước mơ.

- Kết thúc vấn đề: khẳng định tầm quan trọng của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con
người.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được

nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của
mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi
chờ được đánh thức…”
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: Có đủ phần mở đoạn, phát triển đoạn và kết
đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết
luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. “Hãy tìm ra ước mơ… đợi chờ được đánh
thức”
c. Triển khai vấn đề được nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
Giải thích:
- “Ước mơ cháy bỏng”: là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc sống mà mỗi con
người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được
- “nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được
đánh thức…”: Biết lắng nghe và khích lệ những ước mơ của chính bản thân
- Nội dung ý kiến: Hãy biết ước mơ và hiện thực nó bằng ý chí, nghị lực, niềm tin và


khả năng của bạn.
Đề số 3
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
…Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải
vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cơ, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng
cho bạn. Cịn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy n lịng,
lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến
người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tơi thích nghĩ về mối quan
hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử
cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà
nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vơ tình tác động đến cuộc đời một người hồn tồn xa lạ theo kiểu

như vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
3. Anh/ chị hiểu thế nào về câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và
ảnh hưởng nhất định đến người khác”?
4. Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hạnh
phúc.
Gợi ý
1
2

3

4

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Nghị luận.
Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn
trích.
+ Biện pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: hạnh phúc
- Liệt kê: bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cơ, cha mẹ, bạn bè đề cảm thấy
xót xa, lo lắng cho bạn hoặc bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng
đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
- So sánh: “Mỗi con người là một mắt xích hoặc mối quan hệ giữa con người với
nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương” hoặc “Mỗi người là một nguyên tử
cacbon”.
+ Tác dụng:
- Làm cho đoạn văn hấp dẫn, xây dựng hình ảnh đặc sắc và khơi gợi cảm xúc.

- Làm rõ được vấn đề trong đoạn trích: Hạnh phúc khơng phải là vấn đề cá nhân,
riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn
bè tới cả những người xa lạ.
Anh/ chị hiểu thế nào về câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ
nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”?
Mỗi cá nhân đều có sự gắn kết trên một phương diện nào đó nên mọi cảm xúc, hành
động của bản thân sẽ tác động ít nhiều đến những người xung quanh. Vì vậy mỗi
người cần lan truyền cảm xúc tích cực và hạn chế cảm xúc tiêu cực để tránh ảnh
hưởng đến những người khác.
Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình


bày suy nghĩ về hạnh phúc.
Yêu cầu
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Gợi ý: Học sinh cần triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và
hành động:
- Hạnh phúc là cảm giác hân hoan, vui sướng khi đạt được mong muốn, khát khao của
mình.
- Hạnh phúc là điều ai cũng muốn có, là mục tiêu hướng tới cuối cùng, có ý nghĩa lớn
đối với mỗi người.
- Hạnh phúc khơng phải là một điều gì q xa xôi, cao cả mà hạnh phúc đến từ những
điều rất đỗi bình thường, biết quý trọng hiện tại cũng là hạnh phúc.
- Hạnh phúc không chỉ mang lại cảm xúc cho bản thân mà còn tác động đến những
người xung quanh. Bản thân hạnh phúc thì những người bên cạnh cũng cảm thấy vui
vẻ và ngược lại.
- Vì thế, mỗi người cần phải biết nhận ra và trân quý hạnh phúc ngay bên mình.
Đề số 4

Đọc văn bản thực hiện các u cầu
Tơi có đọc bài phỏng vấn Ngơ Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ u thích
“Ngón tay mình cịn thơm mùi oải hương”. Trong đó cơ kể rằng khi đi xin việc ở cơng ti Unilever, có
người hỏi nếu tuyển vào khơng làm marketing mà làm sales thì có đồng ý khơng. Un nói có. Nhà
tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng
vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tơi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận
marketing sẽ muốn đưa tơi qua đó, nhưng đã q muộn vì sales khơng đồng ý cho tơi đi.”
Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cơ đến xin thử
vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cơ đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tơi
chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ơng để tơi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng
vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tơi cho rằng, họ thành
cơng là vì họ tự tin.
Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thơng minh, xinh đẹp. Cịn tơi, tơi
đâu có gì để mà tự tin”. Tơi khơng cho là vậy. Lịng tự tin thực sự khơng bắt đầu từ gia thế, tài năng,
dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù
bạn là ai thì bạn cũng ln có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
2. Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.
3. Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó
bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?
4. Rút ra thơng điệp cho bản thân.
5. Trình bày về nghĩ của anh/ chị về lòng tự tin trong một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).
Gợi ý
1
2

Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
Nghị luận
Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.



3

4

5

Bàn về lòng tự tin
Tại sao tác giả cho rằng: Lịng tự tin thực sự khơng bắt đầu từ gia thế, tài năng,
dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?
Lịng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân
sẽ phát huy để thành công trong cơng việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế,
khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hồn thiện.
Rút ra thơng điệp cho bản thân.
Ví dụ:
- Tự tin xuất phát từ chính bản thân bạn.
- Nếu bạn muốn thành cơng, trước hết bạn phải có sự tự tin cho chính mình.
Trình bày về nghĩ của anh/ chị về lòng tự tin trong một đoạn văn ngắn (khoảng
200 chữ).
a. Giải thích vấn đề:
- Tự tin: tin vào bản thân mình, là bạn phải rèn cho mình một thói quen khẳng định
bản thân trước người khác.
b. Bàn luận vấn đề
- Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có sự tự tin con người dễ
gặt hái thành công trong cuộc sống
- Biểu hiện của lịng tự tin: ln tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình
huống, khơng lấy làm hổ thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc
phục điểm yếu để trở thành người hoàn thiện
- Mở rộng: Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại

- Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân
c. Bài học nhận thức, hành động
- Ln lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có
- Phấn đấu, nỗ lực khơng ngừng trước những khó khăn, thất bại để ln tự tin trong
cuộc sống.

Đề số 5
Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn,
chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã
hiểu hết, hiểu hết về nhau mà khơng cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như
lồi cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu
khơng phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn
được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì cịn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba,
với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau,
hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!”
dịu dàng!”.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr.48-49)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
2. Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
3. Chỉ ra hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.
4. Theo em, qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì? (Học sinh trả lời khơng
q 5 dịng).
Gợi ý
1

Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.


2


3

4

Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là phương thức nghị luận.
Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
- Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu ghép. Vì có nhiều
hơn hai cụm C – V và không bao chứa nhau:
Chúng ta (C) gặp nhau qua YM, tin nhắn (V), chúng ta (C) đọc blog hay những câu
status trên Facebook của nhau mỗi ngày (V), chúng ta (C) những tưởng đã hiểu hết,
hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời (V).
Chỉ ra hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.
- Phép lặp
- Phép liệt kê
Theo em, qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì? (Học
sinh trả lời khơng q 5 dịng).
Qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng con người hãy quan
tâm, gần gũi với nhau hơn, không nên quá lạm dụng và ỷ lại công nghệ, hãy giao tiếp,
nói và chia sẻ với nhau để hiểu nhau nhiều hơn. (Học sinh dựa vào ý chính này để tự
triển khai theo ý hiểu).

Đề số 6
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi
làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở
thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có tồn quyền lựa chọn cho cuộc đời
mình. Ba mẹ u thương con khơng phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở
thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình u của ba mẹ dành cho con vẫn
khơng thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một

người chính trực và biết u thương.”
Đó là lý do đầu tiên để tơi muốn trở thành một người chính trực và biết u thương. Thậm chí,
tơi chỉ cần một lý do đó mà thơi.
Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi”.
Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tơi những lời ba tơi đã nói.
[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua
quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn... - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết u thương là gì?
3. Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai
ngươi”, được anh/ chị hiểu như thế nào?
4. Anh/ chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau
khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt khơng? Vì sao?
Gợi ý
1
2

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận.
Lý do đầu tiên để nhân vật tơi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết u
thương là gì?
Lý do đầu tiên để nhân vật tơi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu
thương đó là lời nói của ba nhân vật: “Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất


3

4


hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương”.
Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con
trai của con trai ngươi”, được anh/ chị hiểu như thế nào?
Câu kinh đó ý nói: khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ
mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ
những thế hệ sau này. Những điều tốt đẹp ấy sẽ như một hạt giống tốt tươi được lan
xa, lan rộng.
Anh/ chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở
bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt khơng?
Vì sao?
Đó là điều đặc biệt. Vì khi chính cha mình – bằng tất cả tình u thương và tấm lịng
bao la của tình phụ tử thiêng liêng, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và có nhiều kỉ niệm
để nhớ về trên những chặng đường sau này hơn là được học từ một người khác.

Đề số 7
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao
nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến
bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng
cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và khơng thể điều
khiển đời mình được nữa, chỉ cịn bng xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến
đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.
Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học
khơng phải để thốt khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều
mình u thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách
xứng đáng và tự hào.
Mỗi một người đều có vai trị trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để
chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng cơng việc bình thường khác. (…)
Phần đơng chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó khơng thể ngăn cản chúng ta
vươn lên từng ngày. Bởi ln có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017)
1. Trong đoạn trích trên, cái nhìn khác mà tác giả đề cập đến là gì?
2. Theo tác giả, vì sao chúng ta khơng thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường
khác?
3. Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến: ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực
hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn?
4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm ln có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường khơng? Vì
sao?
Gợi ý
1

Trong đoạn trích trên, cái nhìn khác mà tác giả đề cập đến là gì?

2

Cái nhìn khác mà tác giả đề cập đến là:
- Chẳng có ước mơ nào tầm thường.
- Học để có thể làm điều mình u thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản
thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.
Theo tác giả, vì sao chúng ta khơng thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công


việc bình thường khác?
Vì mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.
3

Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến: ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức
mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn?
- Ước mơ là cần thiết nhưng chưa đủ, chưa phải là yếu tố quyết định thành công.
- Chỉ khi uớc mơ đó được cụ thể hóa bằng hành động thiết thực, phù hợp với hồn cảnh

thì con người mới đạt được mục đích mong muốn.

4

Anh/ chị có đồng tình với quan niệm ln có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường
khơng? Vì sao?
- Thí sinh nêu quan niệm của mình
- Lí giải phù hợp (từ hai lí lẽ trở lên)
Nếu đồng tình với quan niệm thì các ý lí giải có thể như sau:
+ Mỗi nghề đều có một vị trí, ý nghĩa trong xã hội, khơng có nghề nghiệp nào là cao quý
hay thấp hèn. Chỉ cần chúng ta lao động chân chính bằng sức của mình thì đó đều là
nghề cao q.
+ Nếu tâm huyết với nghề mình đã chọn, nỗ lực khơng ngừng trong lao động thì sẽ vươn
đến đỉnh cao của nghề.
- ….

Đề số 8
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tết
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hồng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn
tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà
năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hồng Trúc)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
2. Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.
3. Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.

4. Cho biết một thơng điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5-7 dòng).
5. Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình.
Gợi ý
1
2

3

4

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Phương thức: tự sự
Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.
Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà ngổn ngang,
cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng
rưng.
Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực
tiếp.
- “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
- “Năm nay có tết rồi!”.
- Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.
Cho biết một thơng điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong
khoảng 5-7 dòng).


5

- Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình.
- Tết khơng quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp
đầm ấm.

Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm
gia đình.
* Giới thiệu về tình cảm gia đình.
* Giải thích:
Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa
các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được
biểu hiện thơng qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên.
* Vai trị của tình cảm gia đình:
+ Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương.
+ Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương.
* Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng
xử.
* Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình.

Đề số 9
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Trong cuộc đời, mỗi khi gặp bất trắc hoặc thất bại trong đời sống, con người thường phiền
muộn, hoang mang. Những lúc ấy, những người có nghị lực thường động viên nhau: - đừng mất niềm
tin! Khơng được đánh mất niềm tin vì niềm tin đi liền với hi vọng mà mất hi vọng quả thật là mất tất
cả! Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở mức độ không được đánh mất niềm tin mà là không được đánh
mất niềm tin vào điều thiện. Xung quanh và trước mắt ta, không phải bao giờ lẽ phải và điều thiện
cũng được khẳng định và luôn chiến thắng trong cuộc đối mặt với điều sai trái và cái ác nhưng khơng
vì thế mà ta run sợ trước cái xấu, cái ác và quay lưng với điều thiện. Xét trong thế cuối cùng, điều
thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ”.
(Trích Hướng thiện, Triệu Phong)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Chỉ ra phép liên kết nối câu 2 với câu 1 của đoạn.
3. Anh/ chị có đồng tình với sự khẳng định: “Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến
thắng, lẽ phải được bảo vệ”?
4. Thông điệp anh/ chị nhận được từ đoạn trích là gì?

Gợi ý
1

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2

Nghị luận
Chỉ ra phép liên kết nối câu 2 với câu 1 của đoạn.

3

4

Phép liên kết: dùng từ “ấy” để thay thế cho “khi gặp bất trắc hoặc thất bại trong đời
sống”.
Anh/ chị có đồng tình với sự khẳng định: “Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ
cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ”?
Em hoàn toàn đồng ý với thơng điệp này. Vì cơng lý và sự thật, lẽ phải ln có sức mạnh
tồn tại trường tồn vĩnh cửu. Dù cho có những lúc chúng bị những điều xấu che lấp đi
nhưng chắc chắn cuối cùng thì những lẽ phải ấy sẽ tồn tại mãi mãi.
Thông điệp anh/ chị nhận được từ đoạn trích là gì?


Thơng điệp mà em nhận được đó là trong những hồn cảnh khó khăn thì con người khơng
được mất niềm tin vào lẽ phải, điều thiện để cố gắng sức vượt qua những thử thách chông
gai, những điều bất công trong cuộc sống.
Đề số 10
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong lớp học vẽ, hai mươi sinh viên cùng vẽ một người mẫu, kết quả được hai mươi bức họa

khác nhau, vừa có phần giống người mẫu, vừa giống người vẽ. Cho họ vẽ một lần nữa, lại được những
bức họa khác. Điều đó chứng tỏ khơng ai suy nghĩ giống ai và khơng ai có thể lặp lại mình y như
trước. Trong hàng trăm, hoặc hàng ngàn họa sỹ, có thể xuất hiện một người mà chúng ta công nhận là
danh họa. Anh ta vừa là một cá nhân duy nhất, vừa có thể tạo ra những tác phẩm mang tính phổ qt,
quyến rũ lịng người. Rồi một ngày nào đó, danh họa đó cũng trở nên cũ kỹ. Một họa sỹ mới và một
phong cách mới ra đời. Việc đời đại loại cũng như vậy, như dịng sơng chảy mãi khơng ngừng.
(Trích Nghệ thuật ngày thường, Phan Cẩm Thượng, Nxb Phụ nữ, 2008, tr.431)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Theo tác giả, họa sỹ được công nhận là danh họa có đặc điểm như thế nào?
3. Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh
trong đoạn trích trên.
4. Thơng điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?
Gợi ý
1
2

3

4

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Theo tác giả, họa sỹ được cơng nhận là danh họa có đặc điểm như thế nào?
Theo tác giả, họa sỹ được công nhận là danh họa vừa là một cá nhân duy nhất, vừa có thể
tạo ra những tác phẩm mang tính phổ quát, quyến rũ lịng người.
Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu hiệu quả của biện pháp tu
từ so sánh trong đoạn trích trên.
- Câu văn có biện pháp tu từ so sánh: Việc đời đại loại cũng như vậy, như dịng sơng chảy
mãi khơng ngừng.
- Hiệu quả: cách diễn đạt mang tính nghệ thuật, sinh động, hấp dẫn; làm rõ quy luật: cuộc

sống con người luôn vận động không ngừng, luôn mới mẻ, không lặp lại.
Thơng điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?
- Thí sinh có thể tự do lựa chọn chỉ ra một thông điệp bất kì nhưng phải phù hợp với nội
dung của văn bản đã cho (Gợi ý một số vấn đề sau: Khơng ai suy nghĩ giống ai và khơng
ai có thể lặp lại mình y như trước; Người có tài năng đặc biệt thật sự rất hiếm, đáng trân
trọng; Việc đời như dịng sơng chảy mãi khơng ngừng,…)
- Lý giải hợp lí, thuyết phục.

Đề số 11
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu:
(1) Bill Gates (doanh nhân nổi tiếng người Mĩ) nói: “Thói quen ỷ lại là một hịn đá cản bước
bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”.


(2) Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử
nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì
như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong cơng việc.
(3) Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ
của người khác; có người bất luận là có việc hay khơng, đều thích đi theo người khác, cho rằng người
khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Trong cuộc sống, những người như vậy ở đâu cũng có.
Đó là những người có tâm lí ỷ lại.
(4) Gặp phải vấn đề là nghĩ ngay đến người khác, đi theo người khác, cầu cứu sự giúp đỡ của
người khác; người khác nói sao mình làm vậy, họ bảo mình kinh doanh mình cũng làm theo; khơng có
lịng tự trọng, không dám tin tưởng vào bản thân, không dám làm theo chủ trương của mình, khơng
dám tự mình quyết định; ở nhà thì ỷ lại bố mẹ, ở bên ngoài ỷ lại đồng sự, ỷ lại cấp trên, khơng dám tự
mình sáng tạo, khơng dám thể hiện mình, sợ phải độc lập - những hành vi trên đều chứng tỏ rằng bạn
chưa chín chắn, nhân cách của bạn khơng kiện tồn, bạn chỉ là một bán sinh vật với một cơ thể và tâm
lí lười nhác, được đặt tên là sự ỷ lại.
(Trích Đừng sống dựa vào người khác , tapchidoanhnhan.net, ngày 21/04/2015)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong đoạn (4) và nêu hiệu quả của biện pháp đó.
4. Theo anh/ chị, vì sao Bill Gates lại cho rằng: Thói quen ỷ lại là một hịn đá cản bước bạn đến với
thành cơng?
Gợi ý
1
2

3

4

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Nội dung chính: thói quen ý lại sẽ khiến con người thiếu chín chắn, lười nhác, mất đi sự
tự chủ, ngăn cản con người bước đến thành công.
Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong đoạn (4) và nêu hiệu quả của biện pháp đó.
- Biện pháp liệt kê
- Hiệu quả: nhấn mạnh những biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của thói quen ỷ lại.
Theo anh/ chị, vì sao Bill Gates lại cho rằng: Thói quen ỷ lại là một hịn đá cản bước
bạn đến với thành cơng?
Thói quen ỷ lại là một hịn đá cản bước bạn đến với thành cơng vì:
- Thói quen đó khiến con người thiếu chủ động, tự tin, khơng dám mạnh dạn, quyết đốn
nắm bắt cơ hội để thành cơng.
- Thói quen đó dễ khiến con người thiếu bản lĩnh, khi gặp trở ngại thì ln trơng chờ ở
người khác, không biết cách khắc phục nghịch cảnh để vươn lên.

Đề số 12
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu chuyện chú Dê
Buổi sớm nọ, một chú Dê đừng lảng vảng ngoài vườn rau, chú ta muốn ăn cải trong vườn
nhưng vì bỏ rào cao nên khơng thể vào được.
Lúc ấy, trời vờn tối, mặt trời vừa ló dạng ở đằng đơng, Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài
thật di. Chú ta chợt nghĩ “Ơi, mình cao thế này ư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi, cần gì phải
ăn những cây cải dưới đất nữa”.


Ở đằng xa có một vườn táo. Các cây táo trĩu nặng những quả táo ửng hồng. Chú Dê hăm hở
chạy đến đó.
Khi đến nơi thì trời đã trưa, lúc này mặt trời lên đến đỉnh đầu. Bóng chú Dê trở thành một cái
bóng nhỏ sát chân chú.
“Ơi, thì ra mình bể nhỏ đến thế làm sao mình ăn quả trên cây được, thôi đành trở về ăn cải
trong vườn thôi”. Chú ta buồn bã quay lại nơi vườn cải.
Khi đến nơi, mặt trời đã xuống phía tây, cái bóng của chủ lại trải dài thật dài.
“Sao mình lại trở về đây làm gì nhỉ? Mình cao thế này thì ăn những quả táo trên cây đầu thành
vấn đề?” - Chú ta phiền não, lẩm bẩm.
(Nguồn />1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì (tự sự, thuyết minh, nghị luận)?
2. Em hãy chỉ ra những hành động của chú Dê trong câu chuyện trên.
3. Vì sao cuối câu chuyện, chú ta phiền não, lầm bầm?
4. Bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Gợi ý
1
2

3
4

Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì (tự sự, thuyết minh, nghị luận)?
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản tự sự.

Em hãy chỉ ra những hành động của chú Dê trong câu chuyện trên.
- lảng vảng ngồi vườn rau.
- nhìn thấy cái bóng của mình thật dài.
- chợt nghĩ “Ơi mình cao thể này ư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi cần gì
phải ăn những cây cài dưới đất nữa”.
- hăm hở chạy đến vườn táo.
- buồn bã quay lại nơi vườn cải.
- phiền não, lẩm bẩm.
Vì sao cuối câu chuyện, chú ta phiền não, lầm bầm?
Chú ta phiền não, lầm bầm vì thấy rằng quyết định của mình là sai lầm.
Bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Chúng ta nên xác định mục tiêu rõ ràng và kiên định với mục tiêu mình lựa chọn.

Đề số 13
Đọc đoạn thơ sau:
Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người khơng thương nhau có rất ít ở trên đời!
Anh hát em nghe về những con người
Sống với đất chết lẫn vào cùng đất
Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?
Thực hiện các yêu cầu:
1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong các dòng thơ:



Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
3. Anh/ chị hiểu nội dung các dong thơ sau như thế nào?
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?
4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Người khơng thương nhau có rất ít ở trên đời!?
Gợi ý
1
2

3

4

Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
Phương thức biểu đạt: tự sự.
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong các dòng thơ:
Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
 Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh (như)
 Tác dụng: Cho thấy được tình yêu làng quê da diết của tác giả, đó đã là một thứ
khơng thể nào chối bỏ. Nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của nụ cười chân thật trong
cuộc sống của mỗi con người.
Anh/ chị hiểu nội dung các dong thơ sau như thế nào?
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai qn ai khuya sớm nhọc nhằn?
Bốn câu thơ trên đã nhắc nhở chúng em cần phải biết quý trọng công lao của những
người làm ra hạt gạo, bởi q trình đó là một q trình gian khổ, tốn nhiều mồ hơi,
cơng sức mới có thể có được những hạt gạo sạch, thơm, ngon như vậy, họ cày sâu
cuốc bẫm, một nắng hai sương vất vả làm ra như vậy thế nên chúng ta cần phải biết
quý trọng hạt gạo, biết quý trọng công lao của những người đã làm ra.
Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Người khơng thương nhau có rất ít ở trên
đời!?
Em khơng đồng tình với quan điểm trên vì khi con người chúng ta chưa tiếp xúc với
nhau thì khơng thể biết ai tốt, ai xấu, nhưng có một sự thật rằng, trong xã hội này vẫn
còn tồn tại rất nhiều tình thương yêu mà con người dành cho nhau, có thể chỉ qua một
lần tiếp xúc hay một lần gặp mặt là ta đã cảm thấy quý mến họ.

Đề số 14
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách
khơng mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của
con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một
chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai
lấp lánh tuyệt đẹp (…)
(Theo Bùi Xuân Lộc - Trích Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2005)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?


2. Nêu các ý chính của câu chuyện?
3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và chất dẻo.
4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Vị khách khơng mời mà đến đó tuy rất nhỏ,

nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai”.
5. Câu chuyện trên gửi đến cho anh (chị) thơng điệp gì trong cuộc sống?
6. Từ câu văn:“Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên
ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” trong văn bản, Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200
từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Hãy chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó.
7. Trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện trên.
Gợi ý
1
2

3

4

5

6

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Nêu các ý chính của câu chuyện?
- Con Trai rất đau đớn khi một hạt cát lọt vào cơ thể.
- Khơng thể đưa được hạt cát ra ngồi, nó đành tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát.
- Cuối cùng con Trai đã biến hạt cát thành viên ngọc trai tuyệt đẹp.
Anh/ chị hiểu như thế nào về nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và chất
dẻo.
- Hạt cát: Những nghịch cảnh, khó khăn, rủi ro mà con người có thể gặp trong cuộc
sống.
- Chất dẻo: Cách ứng phó, khắc phục để vượt qua những rủi ro, trở ngại.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Vị khách không mời mà đến

đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của
con trai”.
Biện pháp tu từ nhân hóa.
Câu chuyện trên gửi đến cho anh (chị) thơng điệp gì trong cuộc sống?
- Cuộc sống ln tiềm ẩn những khó khăn, trở ngại, những việc bất thường. Vì vậy,
khi đứng trước khó khăn, mỗi người phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục để có được
sự thành công.
Từ câu văn:“Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho
mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” trong văn bản, Anh/ chị hãy viết
một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề:
Hãy chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó.
u cầu về hình thức:
- Viết đúng đoạn văn, khoảng 200 chữ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích:
- Câu chuyện là bài học về thái độ sống tích cực: có ý chí, có bản lĩnh và nghị lực để
vươn lên trong cuộc sống.
- Ý kiến trên khuyên chúng ta phải biết vượt qua và chiến thắng nghịch cảnh.
2. Phân tích:
* Vì sao phải chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó?
- Những khó khăn, trở ngại là một phần của cuộc sống. Dù muốn hay không con
người cũng phải đối mặt.
- Bất kỳ ai muốn đi đến thành công, muốn đạt được những thành quả tốt đẹp đều phải
nỗ lực hết mình, kiên trì chống chọi với nghịch cảnh và chiến thắng nó.


7

- Vượt qua nghịch cảnh và chiến thắng nó, con người sẽ trưởng thành hơn, và sống có

ý nghĩa hơn.
* Dẫn chứng: Ngắn gọn, phù hợp
3. Bàn luận:
- Phê phán một số người sống thụ động, hèn nhát, khơng có ý chí, bản lĩnh để đối
mặt với khó khăn.
- Liên hệ bản thân:
+ Nhận thức: Hiểu ý nghĩa, giá trị giáo dục từ câu chuyện; lời khuyên tích cực của
câu nói
+ Hành động: Khơng ngừng học tập để nâng cao tri thức, linh hoạt, nhạy bén đối phó
với những khó khăn , nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra; rèn luyện ý chí, nghị lực, bản
lĩnh để chiến thắng nghịch cảnh.
Trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện trên.
* Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo
lí rút ra từ một câu chuyện ngắn. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu
lốt, khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở nắm vững cách làm bài, hiểu ý nghĩa câu chuyện, học
sinh phải rút ra bài học có ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh ngọc trai và hạt
cát. Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được các
yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
2. Phân tích, bàn luận vấn đề:
a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
+ Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất thường…có thể xảy
đến với con người bất kỳ lúc nào.
+ Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát... biến
hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp: biểu
tượng cho con người biết chấp nhận thử thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh
và tạo ra những thành quả đẹp cống hiến cho cuộc đời.
 Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực.
Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống

đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
b. Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện
Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc với mỗi người trong cuộc đời:
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, ln vượt khỏi toan
tính, dự định của con người.
Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành
cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua (như con trai cũng đã cố gắng nỗ
lực, không tống được hạt cát ra ngồi thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc
quanh hạt cát)
+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi
người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa
hơn
- Dẫn chứng về những con người vượt lên số phận làm đẹp cho cuộc đời.
+ Phê phán những người có lối sống hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, buông xuôi, đổ
lỗi cho phận…
3. Khẳng định vấn đề và rút bài học cuộc sống:


+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xi gió. Khó
khăn, thử thách ln là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt.
+ Phải có ý thức sống và phấn đấu, khơng được đầu hàng, không được gục ngã mà
can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý
nghĩa.
Đề số 15
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các
loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá
xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xun những chiếc rễ của mình xuống tận sâu
dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất
hẳn, các lồi cây đều khơng chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại

giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung
quanh bán kính 400km khơng một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã
đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.
Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dịng chảy ln vận động khơng ngừng khơng?
Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.
Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi
những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết
“hút và tận hưởng”.
Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư
cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.
Họ hiểu triết lý: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành
cơng nếu khơng có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng.
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi)
1. Chỉ ra tác hại của việc sử dụng thời gian không hiệu quả và khơng đúng mục đích của mà tác giả nói
đến thơng qua hình ảnh “những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”” trong văn bản.
2. Theo tác giả, thời gian quan trọng như thế nào?
3. Theo tác giả, tên tuổi của cây sồi Tenere được cả thế giới biết đến khi nào?
4. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
5. Theo anh (chị) câu văn sau có ý nghĩa gì: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách
sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự
phát triển bộ rễ của mình”.
6. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép tu từ sử dụng trong câu văn ở câu hỏi trên.
7. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ
rễ đâm sâu xuống lịng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những lồi cây khác chỉ biết “hút và
tận hưởng”?
(Tương tự với câu hỏi: đó là ẩn dụ cho những lối sống nào trong xã hội)
8. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?
9. Từ nội dung đoạn trích, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
mình về ý kiến: “Bạn khó có thể thành cơng nếu khơng có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng và kiến thức nền
tảng”.


Gợi ý
1

Chỉ ra tác hại của việc sử dụng thời gian không hiệu quả và khơng đúng mục đích


2

3

4
5

6

7

8

của mà tác giả nói đến thơng qua hình ảnh “những cái cây chỉ biết “hút và tận
hưởng”” trong văn bản.
“Những cái cây chỉ biết hút và tận hưởng” giống như những người chỉ sử dụng thời
gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi họ chẳng thể vượt qua được
những thách thức cuộc đời, khiến họ phải đau khổ, thậm chí sự sống có thể bị đe doạ
 Đó chính là tác hại của việc sử dụng thời gian khơng hiệu quả và khơng đúng mục
đích của mà tác giả nói đến.
Theo tác giả, thời gian quan trọng như thế nào?
Theo tác giả, thời gian quan trọng đối với mỗi người giống như nước quan trọng và
quý giá với cây cối.

Theo tác giả, tên tuổi của cây sồi Tenere được cả thế giới biết đến khi nào?
Tên tuổi của cây sồi Tenere được cả thế giới biết đến khi:
- Khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều
không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn cịn tồn tại giữa
sa mạc Sahara.
- Khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km khơng một bóng cây
nào bầu bạn.
- Khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Theo anh (chị) câu văn sau có ý nghĩa gì: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị
tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân
cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”.
Câu văn khẳng định vai trị, tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian. Con người
muốn tồn tại trong xã hội cạnh tranh khốc liệt hiện nay cần biết sử dụng thời gian hợp
lý để đầu tư cho sự phát triển của bản thân.
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép tu từ sử dụng trong câu văn ở câu hỏi trên.
- Phép tu từ được sử dụng trong câu văn là phép so sánh: “Những người có sự chuẩn
bị tốt, … giống như cây sồi đầu tư ....”
- Tác dụng: Nhấn mạnh ý của câu văn, khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng
thời gian chính là đầu tư tốt nhất cho sự phát triển bản thân. Với cây sồi nói riêng và
cây cối nói chung, rễ là bộ phận quan trọng nhất của cây, quyết định sự sống còn của
cây cối. Tương tự như vậy, con người muốn tồn tại thì nhất định phải biết cách đầu tư
cho sự phát triển bản thân.
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây
sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lịng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh
những lồi cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”?
(Tương tự với câu hỏi: đó là ẩn dụ cho những lối sống nào trong xã hội)
Ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh:
+ Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lịng đất để tìm kiếm nguồn nước

là biểu tượng cho những người biết tranh thủ thời gian để học tập mọi kỹ năng và
kiến thức cần thiết để sinh tồn trong xã hội phát triển và đầy tính cạnh tranh hiện nay.
+ Hình ảnh “những cây chỉ biết hút và tận hưởng” là biểu tượng cho những người chỉ
biết lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, hưởng thụ lạc thú của cuộc đời mà
khơng biết lo xa, phịng bị trước cho bản thân.
Thơng điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?
Các em có thể lựa chọn một câu em nghĩ là thông điệp mà đoạn trích muốn diễn đạt
hoặc có thể lựa chọn một trong các thông điệp sau:
- Thông điệp về thái độ sống biết lo xa, phịng trước mọi biến cố khơng may trong


9

cuộc đời.
- Thông điệp về việc tranh thủ thời gian để học hỏi mọi kiến thức và kĩ năng cần thiết.
Chọn thơng điệp nào cũng cần có sự phân tích lí giải hợp lý
Ví dụ:
Thơng điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn là: “Bạn khó có thể thành cơng nếu khơng có
sự chuẩn bị tốt về kiến thức và nền tảng”. Câu này có ý nghĩa với em vì nó khuyên
em phải học tập trang bị kiến thức cũng như những nền tảng ngay từ bây giờ, giống
như cây sồi dành thời gian hàng ngày để chăm chút cho bộ rễ của nó. Có như vậy, sau
này em mới có thể thuận lợi trên con đường sự nghiệp của mình.
Từ nội dung đoạn trích, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Bạn khó có thể thành cơng nếu khơng có sự
chuẩn bị tốt về kỹ năng và kiến thức nền tảng”.
Yêu cầu về hình thức
- Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

- Kiến thức và kĩ năng nền tảng là những kiến thức và kỹ năng bắt buộc phải có để
tồn tại được trong cuộc sống như tiếng Anh, tin học, toán, tiếng Việt, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đơng…
- Cần có các biện pháp để học tập kiến thức và kĩ năng nền tảng để thành cơng trong
cuộc sống.
Dàn ý
* Giải thích:
- “Thành cơng”: Là có được thành quả, đạt được những mục đích mà mình đặt ra.
- “Kỹ năng”: Là khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các tình huống thực tiễn.
- “Kiến thức”: Là những hiểu biết có được từ sách vở và đời sống thơng qua q trình
học tập, trải nghiệm.
 Ý kiến khẳng định: muốn có được thành cơng trong cuộc sống cần phải chuẩn bị tốt
cả về kỹ năng và kiến thức cơ bản.
* Bàn luận:
- Thành công luôn là đích đến của mỗi người trong cuộc sống. Cuộc sống ln có
những khó khăn, thuận lợi chia đều cho mỗi người, vì vậy cần biết vượt qua những
khó khăn, tận dụng những thuận lợi để đạt được mục đích của mình.
- Kỹ năng và kiến thức chính là nền tảng để có được thành cơng.
+ Việc rèn luyện kỹ năng sống giúp con người thích ứng và hịa nhập với mơi trường
sống.
+ Việc tích lũy kiến thức giúp con người tăng vốn hiểu biết để khám phá thế giới,
khẳng định bản thân, vươn tới thành công.
(Dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, học tập để minh họa)
* Mở rộng: Chuẩn bị tốt kiến thức, kĩ năng nền tảng phải gắn liền với việc thực hành
những kiến thức và kĩ năng ấy mới đem lại hiệu quả cao.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tốt kỹ năng và kiến thức nền tảng
để hoàn thiện bản thân, vươn đến thành công.
Đoạn văn ngắn tham khảo
Tôi nhận thấy quan điểm “Bạn khó có thể thành cơng nếu thiếu kiến thức và kĩ năng



nền tảng” là vô cùng đúng đắn bởi trong thành cơng, kiến thức và kĩ năng đóng vai
trị quyết định. Như trong học tập thì đó là tiếng Anh, Tin học, Tốn, Tiếng việt; cịn
trong cơng việc và hoạt động đồn thể thì đó là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đơng… Chúng đều là những kiến thức và kỹ
năng bắt buộc mà ta cần có để có thể làm việc, hợp tác cùng bạn bè hoặc đồng
nghiệp. Tất nhiên, thành công ln là đích đến của mỗi người trong cuộc sống, là
thành quả là chúng ta mong muốn đạt được. Việc bạn có ý thức rèn luyện kỹ năng
sống, tích lũy kiến thức đều giúp ta thích ứng và hịa nhập với môi trường sống.
Nhưng bên cạnh các bạn trẻ đang nỗ lực học tập chăm chỉ, tranh thủ thời gian để tích
lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng nền tảng, vẫn cịn nhiều bạn trẻ lãng phí thời gian
vào các trị chơi điện tử, facebook, … Họ sẽ khó có thể thành cơng trong cuộc sống.
Một số bạn trẻ khác cũng có ý thức học tập nhưng lại học những thứ viển vông, cao
siêu, xa rời thực tế; như vậy cũng gây lãng phí thời gian, tiền bạc và khó có thể đạt
được thành cơng. Mỗi chúng ta cần tranh thủ từng phút giây để học tập các kiến thức
và kĩ năng nền tảng, cần có biện pháp học tập hiệu quả và thiết thực nhất để đạt được
thành công trong cuộc sống.
Đề số 16
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan
thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, khơng khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay
đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác
trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ngun
nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra
biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lịng và
tức giận, thơi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100
năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào
cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
(2) Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy”

(problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng
bừng, nụ cười thường trực trên mơi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai
trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2016)
1. Nêu nội dung chính của văn bản trên.
2. Tìm trong văn bản hai biểu hiện của người có thái độ sống tích cực, lạc quan.
3. Tìm thuật ngữ trong cụm từ in đậm ở đoạn (1) và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào.
4. Từ in đậm trong đoạn văn (2) được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển
thì được chuyển theo phương thức nào?
5. Hãy chỉ ra và cho biết giá trị của một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn (1)
6. Em hãy giải thích và nêu nhận xét của bản thân về câu: Đối với người có tư duy tích cực, “nguy”
(problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity)
Gợi ý
1
2

Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Tác dụng của việc nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực.
Tìm trong văn bản hai biểu hiện của người có thái độ sống tích cực, lạc quan.
- Biểu hiện:
+ nụ cười thường trực trên môi.


3

4

5

6


+ sống, học tập và làm việc hết mình.
Tìm thuật ngữ trong cụm từ in đậm ở đoạn (1) và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh
vực khoa học nào.
Thuật ngữ: “khơng khí” là thuật ngữ về mơi trường thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Từ in đậm trong đoạn văn (2) được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Nếu là nghĩa chuyển thì được chuyển theo phương thức nào?
- Cháy hết mình: “cháy” được hiểu là con người dám dấn thân, dám đem hết nhiệt
huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng.
- Từ “cháy” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Hãy chỉ ra và cho biết giá trị của một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn (1)
- Biện pháp tu từ: liệt kê (Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu
bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch… hãy tạo ra
ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau
khổ, chia lìa, mất mát.
- Tác dụng: Làm cho đoạn văn giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Đồng
thời chỉ rõ những biểu hiện trong việc nhìn nhận sự việc tích cực và tiêu cực.
Em hãy giải thích và nêu nhận xét của bản thân về câu: Đối với người có tư duy
tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity)
- Câu nói đó được hiểu như sau: Với những người tích cực, họ sẽ ln tìm thấy cơ hội
tốt trong những vấn đề nguy nan.
- Rút ra bài học cho bản thân từ câu nói trên.

Đề số 17
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
Hạnh phúc ở trong những điều giản dị
Trong ngày, trong đêm
Đừng than phiền cuộc sống tẻ nhạt nhé em
Hạnh phúc ngay cả khi em khóc

Bởi trái tim buồn là trái tim vui
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
Là tiếng xe về mỗi chiều của bố
Cả nhà quay quần trong căn phòng nhỏ
Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
Hạnh phúc là khi đêm về khơng có tiếng mẹ ho
Là ngọn đèn soi tương lai em sáng
Là điểm 10 mỗi khi lên bảng
Là ánh mắt một người lạ như quen
Hạnh phúc là khi mình có một cái tên
Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
Tuổi 18 cịn khờ khạo lắm
Đừng tơ vẽ một chân trời xa tồn màu hồng thắm
Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”
(Hạnh phúc – Thanh Huyền)
1. Tìm câu thơ khái quát nội dung của đoạn.
2. Cho biết thể loại và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
3. Thanh Huyền quan niệm về hạnh phúc như thế nào trong bài thơ trên? Quan niệm ấy được thể hiện
cụ thể ở những hình ảnh, từ ngữ nào?


4. Cho biết hiệu quả nghệ thuật của của phép tu từ so sánh trong những câu thơ trong đoạn?
5. Anh chị suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em mình?
6. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên và nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó?
7. Tại sao tác giả lại nói: Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen?
Từ nội dung của hai câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dịng) trình bày suy nghĩ của
mình.
8. Hình ảnh một chân trời xa toàn màu hồng thắm diễn tả điều gì?
9. Anh/ chị có suy nghĩ như thế nào về lời nhắn nhủ của tác giả: Đùng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé

em! Đừng than phiền cuộc sống, nhé em! (trình bày khoảng 5 đến 7 dịng)
10. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/ chị trước quan niệm
về hạnh phúc của nhà thơ Thanh Huyền trong bài thơ: “Hạnh phúc ở trong những điều giản dị”.
Gợi ý
1
2

3

4

5

6

Tìm câu thơ khái quát nội dung của đoạn.
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.
Cho biết thể loại và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt: tự sự
Thanh Huyền quan niệm về hạnh phúc như thế nào trong bài thơ trên? Quan
niệm ấy được thể hiện cụ thể ở những hình ảnh, từ ngữ nào?
Thanh Huyền quan niệm hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, gần gũi. Hạnh
phúc được biểu hiện cụ thể qua hình ảnh, từ ngữ như “tiếng xe về mỗi chiều của bố”,
“Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ”, “Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no”, “khi
đêm về khơng có tiếng mẹ ho”, “Là ngọn đèn soi tương lai em sáng”, “điểm 10 mỗi
khi lên bảng”, “Là ánh mắt một người lạ như quen”, “Hạnh phúc là khi mình có một
cái tên”.
Cho biết hiệu quả nghệ thuật của của phép tu từ so sánh trong những câu thơ
trong đoạn?

Hiệu quả của nghệ thuật phép tu từ so sánh với hàng loạt hình ảnh giàu sức biểu cảm
tác giả gợi ra hạnh phúc là những điều giản dị, gần gũi với mỗi người.
Anh chị suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em mình?
Tác giả nhắn nhủ em bằng tình cảm chân thành và tình yêu thương của người chị
dành cho em, hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, hãy biết trân trọng nó. Hạnh
phúc trong cuộc sống chính là từ bản thân mỗi chúng ta xây dựng nên. Không tô thắm
màu hồng của hạnh phúc mà chắt chiu nó bằng những điều đơn giản, đời thường. Biết
trân trọng hạnh phúc chắc chắn hạnh phúc sẽ mỉm cười với mỗi chúng ta. Bên cạnh
đó vẫn có những người luôn ảo tưởng về những hạnh phúc xa xơi, khơng thực tế vì
vậy rất dễ rơi vào cảm giác bất hạnh. Mỗi chúng ta hãy trân trọng hạnh phúc của
mình trong những điều giản dị nhất.
Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên và nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó?
+ Phép điệp từ: đừng nói…đừng than…đừng tơ vẽ…
 Nhấn mạnh lời khuyên chân tình của nhân vật trữ tình với người em khi cảm nhận
về hạnh phúc trong đời sống con người.
+ Biện pháp tu từ: so sánh: Hạnh phúc là tiếng xe…là khi đêm về…là ngọn đèn…là
điểm mười…là ánh mắt…


7

8

9

10

 Biện pháp tu từ so sánh làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu
về hạnh phúc. Qua đó, tác giả đã gợi ra hạnh phúc là những điều giản dị, gần gũi với

mỗi người.
Tại sao tác giả lại nói: Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen?
Từ nội dung của hai câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dịng) trình
bày suy nghĩ của mình.
Tác giả nói: Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen, là vì khi ta gặp một người
xa lạ nhưng có cái nhìn ấm áp, dễ gần thì ta cảm thấy như gặp được người quen, ta
cảm thấy tin tưởng và hạnh phúc.
Hình ảnh một chân trời xa toàn màu hồng thắm diễn tả điều gì?
Đừng cố gắng tìm hạnh phúc ở đâu xa; hạnh phúc vẹn nguyên ở ngay chính cuộc
sống đời thường, chúng ta cần phải biết trân trọng.
Anh/ chị có suy nghĩ như thế nào về lời nhắn nhủ của tác giả: Đùng nói cuộc đời
mình tẻ nhạt nhé em! Đừng than phiền cuộc sống, nhé em! (trình bày khoảng 5
đến 7 dịng)
- Than phiền khơng giúp ích gì trong việc giải quyết những khó khăn của cuộc sống.
chỉ bằng cách bình tâm đối diện với nó, cố gắng để vượt qua và có một cái nhìn tích
cực thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Em đang tuổi mười tám, em sẽ trân trọng cuộc sống của mình và vững vàng để sống
một cuộc đời có ý nghĩa.
- Cuộc đời vui vẻ hay khổ đau, tẻ nhạt hay nhiều màu sắc phụ thuộc vào cách suy
nghĩ, cảm nhận của mỗi người. Mỗi cuộc đời đều có những thi vị, hạnh phúc riêng.
Chỉ cần ta luôn biết lắng nghe, cảm nhận bằng cả trái tim thì ta sẽ khơng thấy cuộc
đời bình thường, tẻ nhạt.
Học sinh có thể chọn một trong các thông điệp sau:
- đừng quên hạnh phúc ở trong những điều giản dị
- hãy trân trọng và giữ gìn hạnh phúc mà mình có được
- Hạnh phúc là những điều hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống đời thường:
gia đình đầm ấm, hi vọng tương lai tươi sáng.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/ chị
trước quan niệm về hạnh phúc của nhà thơ Thanh Huyền trong bài thơ: “Hạnh
phúc ở trong những điều giản dị”.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát
triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hạnh phúc ở trong những điều giản dị
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra phương hướng phát huy những việc
làm tốt đẹp.
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu câu trích. Khẳng định hạnh phúc của mỗi con
người khơng ở đâu xa mà thật ra rất gần, rất quen thuộc.
- Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích:
+ Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu
cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng
chỉ có ở lồi người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
+ Hạnh phúc nằm ở trong những điều giản dị, nghĩa là hạnh phúc tồn tại trong những
điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống.


+ Phân tích, chứng minh: Hạnh phúc khơng phải lúc nào cũng cao sang, đơi khi tình
u lại bắt đầu từ những điều giản dị nhất mà những lúc vô tình bạn khơng nhận ra.
Như Thanh Huyền định nghĩa, hạnh phúc rất giản đơn, đó là: “tiếng xe máy về mỗi
chiều của bố”, là sự quan tâm, yêu thương, lo lắng của những người thân yêu trong
gia đình “chị xới cơm đấy bắt phải ăn no”, “đêm về khơng có tiếng mẹ ho”... Những
điều ấy bình dị, mộc mạc thơi, nhưng gợi ở lòng người bao nhiêu ấm áp, yêu thương.
+ Bình luận: Nhưng khơng phải ai cũng cảm nhận được rằng hạnh phúc nằm ở những
điều giản dị. Họ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm mà không nhận ra hạnh phúc
chỉ đơn giản là những điều bình dị quanh mình. Cho đến khi quá muộn thì hạnh phúc
đã tuột khỏi tầm tay, đẩy họ vào bất hạnh.
- Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động: Hãy biết trân trọng hạnh
phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời. Cần sống chậm lại, yêu thương nhiều

hơn.
Đề số 18
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cị áo trắng
Khiêng nắng
Qua sơng
Cơ gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi.
(Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)
1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn
thơ trên.
3. Trình bày nét độc đáo của ngịi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên.
4. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh làng quê trong đoạn thơ? Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7
câu.
Gợi ý
1

2

3

Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ.
- Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do.
- Miêu tả bức tranh thiên nhiên đồng quê.
Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa trong đoạn thơ trên.
- Các hình ảnh nhân hóa: chị lúa phất phơ bím tóc, những cậu tre bá vai nhau thì

thầm đứng học, đàn cị áo trắng/ khiêng nắng, cơ gió chăn mây, bác mặt trời đạp xe.
- Tác dụng:
- Làm cho các sự vật đều trở nên sinh động, có hồn: chị lúa điệu đà, những cậu tre
chăm chỉ, đàn cị, cơ gió và bác mặt trời cần mẫn.
- Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ.
- Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết.
Trình bày nét độc đáo của ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên.
Sử dụng thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn linh hoạt, sử dụng dày đặc các hình ảnh
nhân hóa, miêu tả tất cả các sự vật trong trạng thái động khiến thiên nhiên đều mang
dáng dấp của con người.


4

Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh làng quê trong đoạn thơ? Trình bày trong
khoảng từ 5 đến 7 câu.
Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên
nhưng cũng sống động biết mấy. Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và cùng đầy ấn
tượng.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×