Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tải Bài dự thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.31 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bức thư gửi tương lai: Gửi tôi năm 2050</b>



Tơi là Hồng Văn Nam. Tơi sinh ra ở huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) quanh năm chịu
nhiều thiên tai nên bản thân tôi luôn khao khát được góp cơng sức bé nhỏ của mình để
giúp đỡ mọi người. Ngay khi trở thành sinh viên tôi đã đăng kí là thành viên của đội tình
nguyện và tham gia rất nhiệt tình. Càng đi tơi càng thấm thía được câu nói “trăm nghe
khơng bằng một thấy”, qua mỗi chuyến đi mới thấy được cái khó khăn, vất vả của người
dân vùng lũ. Công việc của đội tình nguyện chúng tơi thường được giao là qun góp cho
đồng bào chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Từ những chặng đường đầy khó khăn và gian
nan, nhìn những mảnh đời bất hạnh lịng tơi khơng khỏi xót xa. Và mỗi chặng đường đều
để lại những kí ức khó qn, nó đã từng bước thay đổi suy nghĩ và nhận thức của bản
thân tôi.


Năm 2016 là năm của những thiên tai. Đầu tiên là đợt hạn hán khốc liệt tại Tây Nguyên
kéo dài từ tháng 11 năm 2015 đến 2016 vẫn chưa dứt. Lần này đồn chúng tơi được đến
xã Cư K’Bang của huyện Ea Súp, Đắc Lắc. Trước mắt chỉ toàn một màu vàng úa, cả
người, cây cối vật nuôi, tất cả đều héo hắt vì hạn hán. Thời tiết ngày càng thay đổi bất
thường, phải chăng đó là sự tức giận của mẹ thiên nhiên? Người dân ở đây trơng già đi
trước tuổi vì thiếu nước, trên mỗi gương mặt là những nỗi lo mất mùa, đói khát. Cây cối
chết khô, những cánh đồng xơ xác kéo dài đến hút mắt, gió vút qua làm chúng xào xạc
tưởng chừng như sắp tự bốc cháy mà không cần mồi lửa. Dưới chân ruộng đồng nứt nẻ
vết chân chim, những chiếc hố chôn gia súc chết, lác đác còn vài con bò gầy trơ hốc mắt,
lang thang một cách uể oải. Người dân chỉ biết thở dài và kể lại chưa năm nào mà hạn lại
kéo dài đến vậy. Đã hơn ba tháng người dân sống khổ sở vì thiếu nước. Nhờ phong trào
“Một nắm khi đói bằng một gói khi no” chúng tơi đã qun góp được lương khơ và bánh
mì cho các gia đình để vượt qua gia đoạn khó khăn này, họ cảm động lắm. Những đứa trẻ
mừng rỡ đi nhận quà, chúng nháo nhác đến nỗi chẳng thể xếp thành hàng cho ngay ngắn,
còn người lớn tuổi hơn thì hiểu rằng món q duy nhất họ cần bây giờ là nước. Chúng tôi
chẳng thể cho họ nước thì đành giúp họ tiết kiệm nước vậy, mong rằng có đủ nước để
sống qua những tháng ngày khó khăn này. Chuyến đi vỏn vẹn trong 3 ngày mà ai trong
đồn cũng thấm mệt vì thiếu nước, không biết những người dân ở đây phải chịu đựng cực


khổ như thế đến bao giờ?


Ước muốn giúp đỡ người nghèo là động lực thôi thúc tôi lên đường đến với Mù Căng
Chải – một thị trấn lâu đời xinh đẹp của người Mông ở quê hương Yên Bái. Ngày


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

kêu gọi sự đóng góp cứu trợ đồng bào lũ thông qua các trang mạng xã hội. Với số tiền
nhận được gần 30 triệu và nhiều đồ dùng khác chúng tôi lên đường thực hiện sứ mệnh
tình nguyện. Để đến được huyện Mù Căng Chải cả đoàn đã đi một ngày một đêm những
chặng đường dài, đất đá bị sạt lở, nhiều đoạn chúng tôi phải đi bên dốc sườn núi hoặc
băng qua đoạn nước ngập. Theo thông tin của cán bộ địa phương có 11 người bị mất tích,
6 người bị thương, 40 nhà bị sập, trâu bị bị cuốn trơi và hàng ngàn ha hoa màu mất trắng.
Đau thương hơn cả là trong số những người bị mất tích có cả trẻ em. Những ánh mắt sợ
hãi của bọn trẻ ở đây khi phải đối mặt với những cảnh tượng tàn khốc như vậy khiến
chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Đầu tiên chúng tôi phát lương thực, quần áo và
các nhu yếu phẩm, sách vở cho trẻ em. Sau đó cả đồn cùng với cán bộ và người dân dọn
dẹp, sửa sang nhà cửa và trường học. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt,
nói chuyện, trao đổi với người dân để phần nào xoa dịu những mất mát đau thương mà họ
phải gánh chịu. Đồng thời, đội chúng tôi đã phối hợp với Đoàn thanh niên địa phương tổ
chức vệ sinh môi trường, dựng lại nhà cửa cho người dân. Tuy chỉ có 1 tuần nhưng cũng
đủ thấy được tình người ở nơi đây, người dân đứng xung quanh chiếc xe của đồn ai cũng
ơm ấp, bắt tay bịn rịn, xe lăn bánh rồi mà chúng tôi vẫn cố ngối lại nhìn theo phía sau
đồn người vẫn đứng đó vẫy tay như một lời cảm ơn và hẹn gặp lại chúng tôi trong một
dịp vui gần nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

này chúng tôi bắt đầu dọn dẹp vệ sinh, tặng sách vở, quần áo và giúp người dân sửa chữa
nhà cửa để họ sớm ổn định cuộc sống. Kết thúc hành trình 10 ngày cũng là lúc cả đồn
lên xe trở lại Thủ đơ trong sự biết ơn và lưu luyến của người dân ở đây.


Trong tơi vẫn ln hiện hữu hình ảnh về những mảnh đất nơi khơ cằn, lũ lụt, sự đói khát,
cây cối héo khô, hay những cái chết thương tâm, làng quê đổ nát, người già, trẻ nhỏ tiều


tụy vì phải gồng mình gánh chịu sự giận dữ của đất trời. Nhớ lại những ngày ở Hà Tình
hay n Bái chỉ ăn mỗi bữa một gói lương khơ với uống nước cầm hơi rồi lại bắt tay vào
công việc nhưng trong tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, được giúp đỡ biết bao nhiêu con
người, cùng nhau vượt qua khó khăn càng làm tơi thấy cuộc đời này thật có ý nghĩa biết
bao. Đồn của chúng tơi có một khẩu hiệu đó là: “Người dân cịn khổ, chúng tơi cịn đi.
Người dân cịn cần, chúng tơi cịn có”. Khơng cần biết họ là ai, nhưng họ cịn phải chịu
khổ thì chúng tơi ln bên cạnh và giúp đỡ vơ điều kiện. Có thể những điều nhỏ nhặt
chúng tôi đã và đang làm chỉ giúp được người dân ứng phó với thiên tai chứ không thể
giải quyết tận ngọn nguồn vấn đề được. Hi vọng các cấp chính quyền địa phương dành
nhiều sự quan tâm đến người dân nhiều hơn nữa, ln bên cạnh sát cánh cùng họ khi khó
khăn. Với khả năng giúp đỡ của địa phương cũng như của nhà nước, người dân hồn tồn
có thể có những giải pháp tốt hơn rất nhiều so với khả năng của chúng tôi. Tôi mong
muốn các dự án như “nhà chống lũ”, “chảy đi sông ơi” sẽ được nhân rộng hơn nữa ở các
vùng lũ lụt và hạn hán để người dân khơng cịn phải gánh chịu những nỗi khổ như bây
giờ nữa. Nếu như mỗi một người trong chúng ta đều vì lợi ích chung của cộng đồng, cùng
chung tay bảo vệ môi trường và nguồn tài ngun thiên nhiên hiện hữu thì có lẽ đồng bào
chúng ta sẽ có cuộc sống khác. Vậy sao chúng ta khơng cùng nhau bảo vệ mẹ thiên nhiên,
gìn giữ một trái đất xanh, và mang lại cuộc sống tươi đẹp cho thế hệ mai sau.


Tham gia nhiều chương trình tình nguyện trực tiếp cùng ăn, cùng ở, cùng giúp người dân
khắc phục hậu quả chúng tôi cảm nhận được nỗi vất vả, nhọc nhằn của người dân vùng
lũ. Như chúng ta đã biết, hiện nay, hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra ngày càng nặng
nề, người dân đang phải gồng mình chống chọi với thiên tai bão lũ. Chính vì vậy, thể hiện
rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với cộng đồng, nhóm chúng tôi đã đưa ra ý tưởng thành
<b>lập đội sinh viên tình nguyện mang tên GREEN SMILE EVERYWHERE (GSE).</b>


<b>Nhóm tác giả thực hiện:</b>
<b>Đỗ Thị Thủy</b>


Ngày sinh: 31/05/1996



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Nguyễn Thị Phương</b>


Ngày sinh: 06/05/1996


Số CMT: 017493911


Lớp ĐH4BK – Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội


<b>Trần Duy Hồng</b>


Ngày sinh: 09/12/1996


Lớp ĐH4BK – Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


<b>Nguyễn Như Quang</b>


Ngày sinh: 18/05/1997


Lớp ĐH5BK – Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


<b>Nguyễn Trọng Nam</b>


Ngày sinh: 02/04/1998


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Mỗi con người – Một hành động – Một nhận thức</b>



Vùng quê nghèo Miền Trung chiều nay trắng xóa mênh mơng nước, cịn lại gì ngồi tiếng
khóc tang thương, xa xa chỉ cịn những nóc nhà trơ trọi, những ngọn cây xơ xác tiêu điều.
Tài sản trơi lênh đênh giữa dịng nước lũ. Đớn đau, tuyệt vọng!



Lũ về nhấn chìm bao gia đình êm ấm. Lũ về khiến con mất cha mẹ, anh mất em. Lũ về
cịn đâu xóm làng tấp nập, những tiếng cười giòn tan của trẻ thơ khi được tới trường,
những ánh mắt hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ khi chứng kiến con mình ngày
càng khơn lớn.


Đau đớn thay khi chứng kiến người mẹ gầy gị, khn mặt hốc hác với những chân chim,
quần áo ướt lạnh kêu gào cứu con trong niềm tuyệt vọng khi đứa con bé bỏng của mình
đang dần rời xa cuộc sống bị cuốn vào dòng nước đục ngầu đầy cát mà khơng thể làm gì
được. Những cụ già run cầm cập vì lạnh và tím ngắt vì đói đang chờ những gói mì tơm
cứu trợ hay những đứa trẻ quần áo rách ướt trong mưa đang cố dỡ những hịn ngói trên
mái nhà để tìm một cơ hội sống. Cảnh tượng ấy như một giấc mơ kinh hoàng – một giấc
mơ về thảm họa thiên tai mà con người đang phải gánh chịu khi thiên nhiên đang trong
cơn giận dữ..


Dải đất hẹp Miền Trung chưa bao giờ hết khổ, mảnh đất “đòn gánh” này luôn chịu nhiều
đau thương, thua thiệt nhất giống như cái tên của nó. Tơi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết nỗi
đau đó. Có lẽ, bây giờ nếu có một điều ước tôi chỉ ước được sống như ngày xưa, khi
chúng tơi hịa hợp với thiên nhiên, hằng ngày nghe tiếng chim hót, được hít thở những làn
khói trong lành, được ngắm nhìn cánh đồng yên bình trong màu xanh của sự tươi tốt,
được lắng nghe những tiếng cười đùa nghịch ngợm trong ngôi nhà nhỏ hanh phúc bên gia
đình, bên cha mẹ, bên các em của mình.


Những khoảnh khắc tưởng chừng giản đơn ấy đã khiến tôi nhớ lại và thèm khát hơn bao
giờ hết trong nỗi đau tột độ khi cũng chính thiên tai đã cướp đi sinh mạng người em gái
bé bỏng của mình khi em đang mang bao hồi bão và ước mơ tuổi thanh xn vẫn cịn
dang dở.


Những kí ức về em lại khiến tôi thêm đau đớn và đưa những nét bút này trong dòng nước
mắt, còn đâu ánh mắt hồn nhiên, còn đâu âm vang tiếng cười thân thuộc khi chị em chúng


tôi trêu đùa cùng nhau và cịn đâu bữa cơm gia đình đầy đủ, êm ấm, tràn ngập niềm vui
dù khơng có những đĩa thịt hay những món ăn ngon.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

khơng chỉ gia đình tơi hứng chịu những thảm cảnh đó mà cịn biêt bao gia đình khác nữa.
Đau đớn nhường nào khi người con rời quê hương làm ăn xa, chỉ mong có tiền gửi về
trang trải cuộc sống, lo cho gia đình, cho cha mẹ và các em thơ. Rồi một ngày nọ tiếng
điện thoại rung lên sau cơn bão tàn ác, một người hàng xóm nức nở trong tiếng nghẹn:
“Cháu ơi, về đi, cha mẹ và các em mất hết rồi”! Cảm giác ấy như chết lặng, bao nhiêu cố
gắng, bao nhiêu niềm tin để vươn lên hoàn toàn sụp đổ. Chỉ sau một đêm ngắn ngủi thiên
tai đã cướp đi mạng sống của tất cả những người thân yêu nhất trong gia đình, thử hỏi có
nỗi đau nào, mất mát nào lớn hơn? Đây chính là những sự việc diễn ra ở huyện Tân Lạc,
tỉnh Hịa Bình trong đợt thiên tai khủng khiếp vừa qua.


Thiên tai diễn ra với tần suất ngày càng nhiều và sức tàn phá ngày càng khốc liệt.Trong
cả mùa bão năm 2017 có khoảng 13 – 15 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đơng,
nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN khoảng 12 cơn). Theo Trung tâm Dự báo
KTTV Trung ương, mùa mưa bão năm 2017 diễn biến hết sức khó lường, trái qui luật .
Đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện El Nino chỉ sau một thời kỳ tương đối ngắn chuyển
sang pha lạnh. Do ảnh hưởng của El Nino, mùa mưa bão năm 2017 đã đến sớm; đặc biệt
là tính bất thường, khó dự đốn gia tăng… Từ đầu năm 2017 đến nay, thiệt hại từ thiên
tai cũng xấp xỉ 50% của năm 2016. Tính chung trong 20 năm gần đây, thiên tai đã làm
chết, mất tích khoảng gần 11.000 người.


Một số địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt thiên tai vừa qua như Yên Bái,
nhất là huyện Mù Cang Chải,vào những ngày đầu tháng 8 vừa qua, tại trung tâm huyện
và các xã lân cận huyện này đã xảy ra lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người (23 người bị
chết, mất tích) và tài sản ước tính trên 546 tỷ đồng; hay trong tháng 10/2017, trận lũ lịch
sử ở Hòa Bình khiến 34 người tử vong và mất tích, thiệt hại 1.630 tỷ đồng. Đây là trận lũ
gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử của tỉnh Hịa Bình. Nhìn thảm cảnh ấy khơng ai khơng
đau xót. Lũ qt vùi lấp đi tất cả. Ơng Đinh Cơng Hương, người nhà nạn nhân đau đơn:


“Giờ chẳng cịn gì, tất cả mọi thứ mất hết rồi, người chết cũng không có chỗ làm đám
tang vì nhà cửa đều đã bị đất, đá vùi lấp”, xa xa chỉ thấy những tấm bạt, những chiếc áo
quan được xếp thành hàng ngang để làm lễ khâm liệm cho những nạn nhân xấu số. Nhiều
người khóc ngất vì nỗi đau q lớn khi mất đi những người thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Biến đổi khí hậu đã làm cho thiên tai ngày càng diễn ra bất thường và trái quy luật. Con
người ngày càng thấy rõ những hậu quả khủng khiếp đó. Việt Nam được đánh giá là một
trong 5 quốc gia chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu. Như vậy, biến đổi khí hậu
đã làm cho thiên tai biểu hiện với nhiều hình thái khác nhau, như sạt lở đất, lũ lụt, hạn
hán, tính phi quy luật và tần suất của bão…


Trước những diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu, nước ta cũng đã đưa ra các giải
pháp ứng phó nhằm giảm bớt các hiệt hại do thiên tai gây ra. Mới đây đã diễn ra hội thảo
“Sạt lở đất – lũ quét và giải pháp phát triển bền vững” vào ngày 14/10/2017 tại Trung
Tâm hội nghị quốc tế Hà Nội. Hội thảo đã có sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan
cùng nhiều chuyên gia trong nước và nước ngồi. Đặc biệt hội thảo cịn có sự tham dự
của Công ty Okuyama Boring và Nippon Steel & Sumikin Metal đến từ Nhật Bản.


Tại hội thảo, Okuyama Boring và Nippon Steel & Sumikin Meta cũng sẽ đề xuất một số
giải pháp công nghệ cho việc cảnh báo và xử lý sạt trượt như gia cố mái dốc, làm kết cấu
tường chắn, hàng rào chống lũ… hiện đang được áp dụng khá thành công tại Nhật Bản.
Theo bản thân tơi đánh giá, đó là những giải pháp hiện đại và rất hiệu quả, tuy nhiên liệu
áp dụng vào Việt Nam thì có ổn khơng? Đặc biệt Việt Nam lại là một quốc gia với ¾ diện
tích là đồi núi và chi phí để xây dựng các hệ thống kè chắn này cũng rất lớn trong khi
nước ta đang là một nước gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và là một nước
đang phát triển. Hơn nữa, ở các địa hình miền núi chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào
dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất, hạ tầng, giao thơng cịn gặp nhiều khó khăn, đời sống vật
chất còn nhiều thiếu thốn. Như vậy liệu áp dụng phương pháp này vào nước ta có thể
triển khai và mang lại hiệu quả cao như Nhật Bản – một cường quốc kinh tế và là một
quốc đảo?



Là một sinh viên chuyên ngành Địa lí – Quản lý tài nguyên bản thân tôi nhận thức rõ thực
trạng mối quan hệ giữa các thành phần Địa lí và hậu quả khủng khiếp của Biến đổi khí
hậu đối với sự phát triển của con người. Trước tình hình đó tơi có đưa ra một số giải pháp
để khắc phục sạt lở đất ở các tỉnh miền núi như sau:


Tiến hành khảo sát, đo đạc, lập bản đồ khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt lở đất,
những nơi có địa chât khơng ổn định ở các tỉnh miền núi (sử dụng công nghệ Gis – Viễn
thám để tiến hành).


Khi đã tìm được những nơi khoanh vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở vơi các mức độ
khác nhau thì tiến hành lập bản đồ sử dụng đất với mục đích bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo
vệ và phát triển hệ thống thảm thực vật. Ví dụ những cánh rừng nằm trong khu vực có
nguy cơ sạt lở đất thì cần phải bảo vệ, nghiêm cấm việc chặt phá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thực hiện: Làm nhẹ tải trọng phần trên của mái dốc như hạ thấp mái dốc, làm thoải mái
dốc, tạo nhiều bậc thang theo sườn dốc.


Xây dựng hệ thống các rãnh thoát nước ở các độ cao khác nhau. Ðối với một số điểm
trượt lớn, phức tạp, việc xây dựng bao gồm rãnh đỉnh, rãnh dọc, bậc nước, máng dốc
nước và cống thoát nước cần được kiên cố hóa


Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở dựa trên cơ sở nghiên cứu về địa
chất, địa hình và khí tượng (lượng mưa)…để kịp thời phát hiện, thơng báo và có những
phương án di dời dân cư tránh những thiệt hại đáng tiếc về người như trận sạt lở vừa qua.


Tuyên truyền, thay đổi phong tục xây nhà sát các dãy núi cao, có nguy cơ sạt lở đối với
đồng bào dân tộc thiểu số, có các chính sách định canh định cư cho họ,và lưu ý là khi
thực hiện định canh định cư cần gắn liền với nơi sản xuất, gắn liền với kê sinh nhai của
họ tránh trường hợp bỏ ra hàng tỉ đồng xây nhà sau đó lại không ở do ảnh hưởng tới kế


sinh nhai và nơi sản xuất kinh tế chính.


Đó là một số giải pháp mà theo tơi nghĩ nó sẽ khá hiệu quả đối với việc ứng phó tình hình
sạt lở đất ở nước ta hiện nay. Những giải pháp này không tốn quá nhiều chi phí, và cũng
khá phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của nước ta.


Tôi mong rằng chúng ta sẽ có thật nhiều giải pháp hiệu quả để ứng phó với tình hình
biến đổi khí hậu. Mỗi con người – một hành động – một nhận thức. Trái đất chính là ngơi
nhà chung của nhân loại đang từng ngày xây dựng vì vậy hãy bảo vệ nó, hãy đối xử với
nó thật nhân văn bằng những hành động nhỏ nhất thì cuộc sơng của chúng ta sẽ tốt đẹp
hơn thay vì những thảm cảnh mà chúng ta đang hứng chịu. Hãy đứng lên – làm điều gì đó
để bảo vệ Trái đất này trước khi quá muộn.


Ở các tỉnh đồng bằng thì ngập lụt, tất cả chìm trong biển nước; cịn ở các tỉnh miền núi
thì sạt lở diễn ra nghiêm trọng, vùi lấp nhà cửa,tính mạng của con người. Sức tàn phá của
nó thật khủng khiếp.


<b>Tác giả thực hiện:</b>


Họ và tên: Cung Thị Hồng Nhung


Ngày sinh: 17/02/1996


Sinh viên: Trường Đại học Vinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Biến đổi khí hậu: Hiểm họa toàn cầu</b>



Al Gore – Người nhận Giải Nobel Hịa bình năm 2007 vì những nỗ lực ứng phó với biến
đổi khí hậu, đã khẳng định “Biến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà
nền văn minh nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay”. Đúng như vậy biến đổi khí hậu


đang là mối đe dọa toàn cầu của nhân loại. Nhân loại đang ngày càng phải đối mặt với
nhiều hiểm nguy hơn từ hệ quả của việc biến đổi khí hậu gây ra. Theo nhận định của
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu thế giới
dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu và thường xuyên chịu sự tác động của thiên
tai.


Tác động của biến đổi khí hậu


Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng cao; mưa thay đổi thất thường; thiên tai, hạn hán…
Đó là thể hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu và gây ra hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người.


Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu sẽ làm suy giảm diện tích đất canh tác dẫn đến thiếu lương
thực khiến việc di dân ngày một nhiều. Dẫn đến, số lượng người thất nghiệp ngày càng
tăng, dân số vùng đô thị ngày một cao làm cho việc quản lý xã hội ngày một khó hơn, tệ
nạn xã hội ngày càng nhiều hơn, môi trường ngày càng ô nhiễm và dịch bệnh ngày một
tăng cao…


Ngoài ra, biến đổi khí hậu sẽ khiến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra sâu sắc hơn dẫn tới
tình trạng thiếu nước sạch, thiếu nước ngọt.


Đặc biệt, biến đổi khí hậu đã khiến thiên tai xảy ra với cường độ mạnh và có tần suất
nhiều hơn, khó dự báo hơn. Tình trạng lũ lụt tàn phá nghiêm trọng đến thiên nhiên và con
người. Với sức tàn phá kinh khủng, lũ lụt cuốn trôi lớp đất mặt vốn đã không mấy màu
mỡ của nước ta, làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của đất, hạn chế sự sinh trưởng của thực
vật.


Không chỉ vậy, lũ lụt còn tàn phá những thảm thực vật, mất nơi sinh sống của động vật,
một diện tích lớn rừng bị tàn phá. Đặc biệt nghiêm trọng lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của
rất nhiều người, để lại nhiều nỗi thương xót khơng ngi của các thành viên cịn lại trong


gia đình.


Lũ lụt ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong vòng 20 năm qua (1980 – 1999) đã gây ra
hậu quả vô cùng nặng nề: 5894 người chết; 943 người bị thương. Tổng thiệt hại vật chất
ước tính 1304 tỷ USD.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

ước khoảng 26 người chết, thiệt hại lên đến hơn 600 tỷ đồng.


Gần đây nhất là cơn bão số 12, một cơn bão muộn và là cơn bão mạnh nhất, lớn nhất năm
2017 đã đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gây thiệt hại vô cùng nặng nề.


Hậu quả từ bão lụt gây ra thường phải từ 2 đến 3 năm sau trên cơ bản mới khắc phục hết
được. (Trừ cơn đại hồng thuỷ năm 1999, phải 20 năm sau mới có thể khắc phục nổi).


Hạn hán kéo dài, hoang mạc hóa trên diện rộng cũng là một trong những tác động nghiêm
trọng của biến đổi khí hậu. Duyên hải Nam Trung bộ nước ta là một khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất do hạn hán gây ra, đặc biệt tại 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và
phía Nam của tỉnh Khánh Hịa.


Hạn hán đe dọa các vụ đơng – xuân, hè – thu với tổng diện tích chiếm tới 20,3% – 25%
diện tích gieo trồng, là tác nhân chính gây nên tình trạng hoang mạc hóa.


Hạn hán làm gia tăng tính dễ cháy ở một số cánh rừng và khu vực đồi núi. Năm 1998 có
khoảng 203.000 người bị thiếu nước ngọt do hạn hán gây ra. Hạn hán làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh kinh tế của các địa phương, người
dân lâm vào tình trạng thiếu ăn do không đủ nước tưới để sản xuất nông nghiệp, chăn
ni…


Những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt và hạn hán thì khó có thể kể hêt.
Chính vì vậy, tồn thể cộng đồng cần nhận thức được ngay, đừng coi thường mạng sống


của mình và nhanh chóng chung tay góp sức tìm ra giải pháp để có thể giảm thiểu phần
nào tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra.


Giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu đối với cuộc sống


Thứ nhất, Việt Nam cần tham gia một cách chủ động và tích cực vào các chương trình do
Liên hiệp quốc chủ trì về biến đổi khí hậu tồn cầu.


Thứ hai, bên cạnh đó, nước ta cần lập ra một tổ chức quy tụ nhiều nhà khoa học và các
chuyên gia về vấn đề biến đổi khí hậu, cùng các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch
để nghiên cứu và kịp thời đưa ra những dự báo về chiều hướng biến động của khí hậu.Từ
đó, mơ phỏng và có các biện pháp phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, cần
liên kết với các tổ chức quốc tế để học hỏi và tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ,
và nhà nước phải đầu tư thích đáng cho tổ chức. Các nội dung mà tổ chức cần làm như:


Một là, tổ chức các mạng quan trắc về biến đổi của nhiệt độ.


Hai là, nghiên cứu biến động về quy luật vận động của khí quyển, thủy quyển và về vận
động kiến tạo hiện tại ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Bốn là, phát huy kết quả và thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện chương trình quốc gia đã
được triển khai về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế tối đa tệ nạn cháy rừng, phục
hồi nhanh chóng hệ sinh thái rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề.


Năm là, nước ta cần phải có một chiến lược đúng, đáp ứng nhu cầu gia tăng rất nhanh
chóng về năng lượng, nhất là điện năng, phục vụ cơng nghiệp hóa đất nước. Nêu cao u
cầu tiết kiệm năng lượng, hạn chế đến mức cần thiết việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch
(than, dầu mỏ, khí đốt), sớm có kế hoạch phát triển năng lượng sạch như: Năng lượng khí
sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lượng mặt trời (thiết bị
đun nước nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đơ thị); năng lượng gió


(phát điện, bơm nước vào ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy điện.


Sáu là, xây dựng cơ sở dữ liệu (bản đồ, số liệu, ảnh vệ tinh phục vụ cho cơng tác ứng phó
với biến đổi khí hậu và biển dâng), cần đồng nhất và sử dụng một cơ sở dữ liệu trên tồn
quốc.


Thứ ba, Chính phủ nước ta cần tổ chức quy hoạch vùng, đô thị, khu dân cư, cơ sở hạ tầng
các lĩnh vực có liên quan cần phải hợp nhất với nhau để thực hiện như bên xây dựng, bên
cầu đường, bên hệ thống thoát nước , bên điện cần được thống nhất bên nào làm trước
bên nào làm sau một cách hợp lý, tránh trường hợp làm sai phải vỡ bỏ làm lại như một số
nơi hiện nay ở nước ta.


Thứ tư, đối với ngành nông nghiệp cần: Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý; Xác định cơ
cấu giống cây trồng cho cây lúa, trong từng mùa vụ, cho từng vùng; Đảm bảo mật độ gieo
trồng thích hợp; Khai thác tối đa ưu thế của lúa lai; Ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ
thuật; Làm tốt công tác thủy lợi; Nghiên cứu nhân giống các loại cây có khả năng chịu
mặn cao để đưa vào canh tác ở một số vùng bị xâm thực mặn; Có thể trồng dừa nước ở
các cửa sơng để phần nào ngăn chặn dòng nước dâng.


Thứ năm, tăng cường công tác xây đắp đê điều hằng năm.


Thứ sáu, cần đẩy mạnh đào tạo những chuyên ngành như biến đổi khí hậu, mơi trường,
khí tượng thủy văn, địa chất… tại các trường đại học, cao đẳng qua đó phát triển một
nguồn nhân lực lâu dài có kiến thức và biết được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu.


Đặc biệt, để mọi việc được thuận lợi, cần sớm tổ chức nâng cao nhận thức của các tầng
lớp nhân dân về thảm họa của biến đổi khí hậu tồn cầu dựa trên cơ sở cộng đồng vì cơng
việc chỉ thành công mỗi khi được đa số nhân dân thực hiện một cách tự giác, có hiểu biết
và có trách nhiệm. Xuất phát từ thực trạng nói trên, chúng tôi đề xuất đưa ra ý tưởng “Tổ
chức chuỗi sự kiện truyền thơng về biến đổi khí hậu tại các trường đại học trên địa bàn


tỉnh Bình Dương”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Họ và tên: Đặng Thị Ngọc Giàu


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Thực trạng Biến đổi khí hậu tại Việt Nam</b>



– Biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã và đang là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam
cũng như trên tồn thế giới. Biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, gây
ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan không theo quy luật.


Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, biến đổi khí hậu đã làm thiệt hại cho kinh tế
Thế giới ước tính đến 300 tỷ USD mỗi năm. Cụ thể, có đến 90% số vụ thảm họa tồn cầu
có ngun nhân bắt nguồn từ thời tiết. Có đến 606.000 người đã thiệt mạng do các thảm
họa về thời tiết gây nên trong vòng hơn 20 năm qua, cùng với 4,1 tỷ người khác đang bị
thương, phải bỏ nhà cửa đi sơ tán, đang trong tình trạng cần viện trợ khẩn cấp. Lũ lụt và
hạn hán gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, mất mùa gây ra nạn đói nghèo, ơ nhiễm
môi trường nặng nề, gây ra dịch bệnh.


Năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử thế giới, với mức tăng nhiệt độ xấp xỉ mục tiêu
giới hạn được các nước đặt ra nhằm hạn chế tình trạng nóng lên tồn cầu. Nhiệt độ trung
bình trên bề mặt Trái Đất năm 2016 cao hơn năm 2015 khoảng 0,2o<sub>C, ở mức 14,8</sub>o<sub>C, tức </sub>


là cao hơn 1,3o<sub>C so với giai đoạn trước cuộc Cách mạng công nghiệp. So với thỏa thuận </sub>


chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris năm 2015 với đề xuất hạn chế sự nóng lên toàn
cầu ở mức 1,5o<sub>C so với giai đoạn tiền cơng nghiệp thì con số 1,3</sub>o<sub>C được xem là đã sát </sub>


ngưỡng nguy hiểm. Nhiệt độ tăng cao kéo theo hiện tượng băng tan ở hai cực, từ đó hiện
tượng bão lụt cũng tăng.



Riêng ở Việt Nam hiện tượng bão lụt – hạn hán đã và đang làm cho con người, nền kinh
tế nước ta bị thiệt hại nặng nề. Nổi bật là lũ lụt năm 1999 (hay còn được gọi là Đại hồng
thủy 1999), trận lụt gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho miền Trung đặc biệt là ở tỉnh
Thừa Thiên Huế. Trận lũ lịch sử đã gây thiệt hại tài sản lên đến gần 3800 tỷ đồng và số
người chết lên đến 595 người. Tình hình hạn hán ở nước ta năm 2016 diễn ra vô cùng
phức tạp. Trong 6 tháng cuối năm 2016, nắng nóng cục bộ vẫn xuất hiện tại các tỉnh miền
đông Nam Bộ với nhiệt độ cao nhất ngày đạt ngưỡng 35 – 36oC (tháng 6), từ 31 – 34oC
(tháng 7 – 9). Nhìn chung nền nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn so với trung
bình nhiều năm từ 0,5 – 1oC. Lượng mưa tại nhiều khu vực có sự phân bố không đồng
đều.


Trong tháng 6/2016, tại khu vực Nam Bộ lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình
nhiều năm cùng thời kỳ. Trong tháng 7/2016, các tỉnh miền Đông Nam Bộ tổng lượng
mưa tháng phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20 – 40%, nhưng tháng 8 thì
cao hơn từ 10 – 30%. Vào tháng 9/2016, tổng lượng mưa cao hơn so với các năm trước từ
20 – 40%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

những ngày cuối tháng 1, là hệ quả của đợt khơng khí lạnh mạnh nhất trong vịng 40 năm
qua. Nắng nóng, hạn hán kỷ lục, mưa lũ liên tiếp tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Do lượng
mưa năm 2015 thấp, dung tích trữ của một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện bị thiếu hụt so
với trung bình nhiều năm ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có gần 40.000 ha
lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước, 122.000 ha cây trồng bị hạn hán, thiếu nước và
hàng chục nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.


Năm 2016 nước ta bị xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong 100 năm qua, do ảnh hưởng của
xâm nhập mặn, từ cuối năm 2015 đến nay, nhiều diện tích cây trồng đã bị ảnh hưởng, ở
vụ mùa Thu Đơng năm 2015, có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất.
Thống kê sơ bộ cho thấy, thiệt hại do thiên tai năm 2016 ước tính là gần 18.300 tỷ đồng,
phá hỏng 258,3 nghìn ha lúa, 113,2 nghìn hoa màu và 49,8 nghì ha ni trồng thủy sản,
làm chết 52,1 nghìn con gia súc, 1,7 triệu gia cầm và hơn 1 nghìn tấn thủy sản các loại.


Tháng 12/2016, nhiệt độ trung bình ở đồng bằng Trung du Bắc Bộ nóng hơn so với trung
bình là 3oC , với mức đó vào tháng 12 là một con số rất lớn. Báo hiệu cho chúng ta biết
thời tiết sẽ chuyển pha trung tính từ hiện tượng El Nino sang hiện tượng La Nina bởi thế
nên thời tiết sẽ rất khó dự đốn hơn.


La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái
ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên). Hiện tượng La Nina thường bắt
đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu hằng năm, gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối
năm cho tới tháng hai năm sau. La Nina sẽ xảy ra ngay sau khi hiện tượng El Nino kết
thúc. Hiện tượng La Nina thuộc dòng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó
đi qua. Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện tượng El Nino suy yếu, nhưng
có khi khơng phải như vậy. La Nina sẽ gây nhiều bão tố trên Đại Tây Dương nhưng lại
làm giảm nguy cơ bão ở Thái Bình Dương. Chu kỳ của hiện tượng La Nina thường kéo
dài hơn chu kỳ của hiện tượng El Nino. Thời gian trung bình của một lần xuất hiện hiện
tượng La Nina là 14 tháng, nhiều nhất 24 tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

trong công cuộc bảo vệ môi trường ở địa phương. Huy động các nguồn vốn cho công tác
bảo vệ môi trường. Tổ chức công tác thực hiện bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp
theo hướng tổng thể, đồng bộ, đầu tư đủ, có trọng tâm, giải quyết nhanh gọn từng khu
vực đảm bảo hiệu quả. Ý thức của con người là hàng đầu, mỗi cá nhân có ý thức, tạo nên
một tập thể có ý thức, mọi người phải cùng chung tay bảo vệ môi trường – bảo vệ cuộc
sống của chúng ta.


<b>Tác giả thực hiện:</b>


Họ và tên: Lê Hồ Sơn Lâm


Năm sinh: 1998


</div>


<!--links-->

×