Tải bản đầy đủ (.docx) (210 trang)

luận án tiến sĩ phát triển nguồn nhân lực xuất bản việt nam trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.1 KB, 210 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG XUÂN VINH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG
XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG XUÂN VINH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG
XU THẾ HỘI NHẬP

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN


HƯƠNG

2.

TS. LÊ MINH NGHĨA

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
trong luận án là trung thực. Các kết luận khoa học trong luận án chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tác giả luận án

Hoàng Xuân Vinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................. 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước............................................................. 12
1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực........................................... 12
1.1.2. Những nghiên cứu về xuất bản, phát triển nguồn nhân lực xuất bản.....18
1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu
thế hội nhập............................................................................................................................... 25
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nước............................................................. 26
1.2.1. Những nghiên cứu về xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản.....................26
1.2.2. Nghiên cứu về xuất bản kỹ thuật số và nguồn nhân lực kỹ thuật số.......28
1.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu

của luận án........................................................................................................................................... 31
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án.......................................... 32
1.3.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án............................................ 33
Tiểu kết chương 1............................................................................................................................. 35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP.................36
2.1. Một số khái niệm chung về xuất bản và phát triển nguồn nhân lực xuất bản .. 36

2.1.1. Xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản................................................................. 36
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập.....46
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn
nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập........................................................ 51
2.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế
hội nhập....................................................................................................................................... 51
2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam
trong xu thế hội nhập............................................................................................................. 54
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam
trong xu thế hội nhập............................................................................................................. 62
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam
trong xu thế hội nhập và bài học rút ra cho Việt Nam.................................................. 67
2.3.1. Kinh nghiệm................................................................................................................. 67
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam................................................................................... 70


Tiểu kết chương 2............................................................................................................................. 72
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN
VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP........................................................................ 73
3.1. Hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay....................................................................... 73
3.1.1. Các mơ hình hoạt động của tổ chức xuất bản hiện nay................................ 73
3.1.2. Các tổ chức, doanh nghiệp xuất bản hiện nay................................................. 77

3.1.3. Đặc điểm, tình hình hoạt động xuất bản hiện nay.......................................... 81
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam hiện nay................................... 93
3.2.1. Thực trạng về số lượng và chất lượng................................................................ 93
3.2.2. Thực trạng chiến lược, kế hoạch nguồn nhân lực xuất bản..................... 108
3.2.3. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực..................................... 110
3.3. Một số thành tựu và hạn chế đối với phát triển nguồn nhân lực xuất
bản trong xu thế hội nhập......................................................................................................... 115
3.3.1. Một số thành tựu...................................................................................................... 115
3.3.2. Hạn chế........................................................................................................................ 118
Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP..............124
4.1. Một số quan điểm và xu hướng của xuất bản hiện nay..................................... 124
4.1.1. Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước........................................... 124
4.1.2. Một số xu hướng trong phát triển nguồn nhân lực xuất bản hiện nay. 126
4.2. Giải pháp................................................................................................................................... 131
4.2.1. Giải pháp nhận thức................................................................................................ 131
4.2.2. Giải pháp về xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực của mỗi nhà xuất
bản hay doanh nghiệp xuất bản trong từng giai đoạn............................................. 134
4.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực gắn với kế hoạch việc làm...............140
4.2.4. Giải pháp hợp tác quốc tế để thu hút nguồn nhân lực................................ 142
Tiểu kết chương 4.......................................................................................................................... 147
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ............................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 152


BTV
BTVCN
CP
CNTT

DN
DNNN
GDP
HĐQT
HĐTV
KTS

LLLĐ
NCS
NXB

NNL
NNLCLC
NNLCN
NNLCNTT : Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
NNLNN
NSNN


NVCN

: Ngân sách Nhà nước

ODA

: Nhân viên công nghệ

PTNNL

: Viện trợ phát triển chính thức




: Phát triển nguồn nhân lực

QLNN

: Quyết định

SĐT

: Quản lý nhà nước

TTg

: Sách điện tử

THPT

: Thủ tướng chính phủ

UBND

: Trung học phổ thơng

WB

: Ủy ban nhân dân

XB


: Ngân hàng Thế giới
: Xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu trường học, giáo viên, học sinh cả nước................................................ 83
Bảng 3.2. Số liệu thư viện cả nước.............................................................................................. 83
Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người của doanh nghiệp............................................ 85
Bảng 3.4. Thống kê số liệu xuất bản sách................................................................................. 86
Bảng 3.5. Thống kê số liệu xuất nhập khẩu sách................................................................... 86
Bảng 3.6. Tổng số lao động trong xuất bản.............................................................................. 94
Bảng 3.7. Tổng số lao động bình quân trong năm của các NXB..................................... 95
Bảng 3.8. Cơ cấu các lĩnh vực nhân lực của các NXB........................................................ 96
Bảng 3.9. Cơ cấu NNLCLC của các NXB............................................................................... 97
Bảng 3.10. Cơ cấu BTV đào tạo chuyên ngành của các NXB.......................................... 98
Bảng 3.11. Cơ cấu BTV đào tạo chuyên ngành của các NXB.......................................... 99
Bảng 3.12. Đánh giá tiêu chí BTV một số NXB.................................................................. 102
Bảng 3.13. Đánh giá tiêu chí NVCN một số NXB............................................................. 104
Bảng 3.14. Đánh giá tiêu chí chính trị BTV các NXB...................................................... 105
Bảng 3.15. Thâm niên công tác BTV một số NXB............................................................ 106
Bảng 3.16. Một số tiêu chí khác................................................................................................. 107
Bảng 3.17. Kế hoạch NNL của các NXB............................................................................... 110
Bảng 3.18. Đào tạo BTV một số NXB.................................................................................... 111
Bảng 3.19. Đào tạo NNLCN một số NXB............................................................................. 112
Bảng 3.20. Mức độ hài lịng về mơi trường làm việc một số NXB.............................. 113
Bảng 3.21. Mức độ hài lòng về thu nhập và khả năng thăng tiến một số NXB.......114


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Quy trình xuất bản truyền thống............................................................................. 21
Sơ đồ 1.2. Quy trình xuất bản sách điện tử.............................................................................. 22
Sơ đồ 1.3. Quy trình xuất bản ở Nhật Bản............................................................................... 27
Sơ đồ 2.1. Xuất bản sách truyền thống khi có internet........................................................ 37
Sơ đồ 2.2. Xuất bản sách điện tử.................................................................................................. 37
Sơ đồ 2.3. Quy trình xuất bản điện tử........................................................................................ 45
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ cấu trúc năng lực nghề nghiệp của McClelland................................... 47
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ cấu trúc năng lực nhân viên......................................................................... 48
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quản lý xuất bản............................................................................................... 73
Sơ đồ 3.2. Mơ hình tổ chức đơn vị sự nghiệp công.............................................................. 74
Sơ đồ 3.3. Mô hình tổ chức cơng ty nhà nước........................................................................ 75
Sơ đồ 3.4. Mơ hình tổ chức cơng ty cổ phần........................................................................... 76
Sơ đồ 3.5. Quy trình sản phẩm trong nhà xuất bản............................................................... 78
Sơ đồ 3.7. Quy trình biên tập trong cơng ty kinh doanh..................................................... 80
Sơ đồ 3.8. Hội nhập thị trường và xuất bản phẩm................................................................. 91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất bản có vai trị lớn trong đời sống xã hội, trong đó vai trị chính trị,
kinh tế, tư tưởng, văn hóa, giáo dục,… là rất quan trọng trong sự phát triển
của xã hội. Hoạt động xuất bản là một hoạt động đặc thù. Nó vừa mang yếu tố
chính trị tư tưởng, vừa mang yếu tố kinh tế. Xuất bản ngoài sự chi phối của
Luật xuất bản còn chịu sự chi phối của Luật kinh doanh, Luật doanh nghiệp,
… Có thể nói xuất bản là một ngành kinh tế có sản phẩm, có thị trường, nhân
lực, việc làm cho người lao động, doanh thu, lợi nhuận góp phần phát triển
nền kinh tế.
Nguồn nhân lực (NNL) là một nguồn lực đặc biệt trong doanh nghiệp, là
nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của doanh
nghiệp đó. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao

(NNLCLC) đang trở thành nguồn lực của doanh nghiệp nhưng nó có tính
cạnh tranh cao, có tính dịch chuyển. Phát triển NNLCLC đang là nhu cầu của
các doanh nghiệp hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của công nghệ trong nền kinh
tế thị trường, xuất bản cần được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế. Nhà nước đã
có những chính sách đối với hoạt động xuất bản nhằm phát triển xuất bản
đúng định hướng, hiệu quả. Luật xuất bản 2012 đang ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác xuất bản đặc biệt là quản lý, phát triển nguồn nhân lực (PTNNL)
xuất bản trong tình hình mới. Trong xuất bản, NNL có: Lãnh đạo quản lý, biên
tập viên (BTV) với vai trị tổ chức và hồn thiện, kiểm sốt nội dung bản thảo,
tổ chức tuyên truyền, marketing sản phẩm; Nguồn nhân lực cơng nghệ
(NNLCN) với vai trị sử dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình xuất bản
cơng nghệ số với sản phẩm là sách điện tử và sản phẩm công nghệ số. Công
nghệ kỹ thuật số (KTS) với xuất bản điện tử, công nghệ in 3D, phát hành,
kinh doanh số đang là yêu cầu bức thiết hiện nay.
1


Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với quốc tế và khu vực hiện nay
đang diễn ra với tốc độ cao về cả bề rộng và chiều sâu đối với xã hội, như hội
nhập về kinh tế, khoa học và công nghệ lần thứ tư (4.0), giáo dục và đào tạo
đặc biệt là hội nhập về thị trường và lao động.
Sự phát triển của Việt Nam hiện nay đang tác động đến xuất bản về
những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, nhu cầu gia tăng về số lượng xuất bản phẩm. Việt Nam hiện
nay gia tăng về dân số hơn nữa nhu cầu về số đầu sách bình quân đầu người
tăng lên để hội nhập quốc tế do đó nhu cầu gia tăng về số lượng xuất bản
phẩm, số đầu sách tăng lên rõ rệt.
Thứ hai, gia tăng về chất lượng xuất bản phẩm. Do nhu cầu của thị trường
về chất lượng xuất bản phẩm đó là nâng cao chất lượng về nội dung. Dân trí hiện

nay tăng lên, khoa học và cơng nghệ phát triển, nhu cầu sách có nội dung phong
phú, đảm bảo tính khoa học, nghệ thuật mỗi ngày càng cao hơn của độc giả.

Thứ ba, gia tăng và cạnh tranh về thị trường. Bản thân Việt Nam có dân
số tăng cao hiện nay đã là nhu cầu gia tăng về thị trường xuất bản. Hơn nữa
hiện nay do tác động của hội nhập nên có sự gia tăng và cạnh tranh thị trường
không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài nước.
Thứ tư, gia tăng về các loại hình xuất bản phẩm và kinh doanh kỹ thuật
số. Nếu như trước đây xuất bản chỉ ở những dạng sản phẩm như sách giấy,
phim ảnh thì hiện nay có thêm sản phẩm xuất bản điện tử. Nhu cầu về xuất
bản kỹ thuật số và kinh doanh kỹ thuật số đang là hiện hữu.
Từ những tác động trên dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực xuất bản
(NNLXB) bởi những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, nhu cầu về số lượng NNL. Trước nhu cầu ngày càng cao về số
lượng lao động trong xuất bản, thị trường xuất bản đang thu hút số lượng lớn về
lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà xuất bản (NXB) và
của các công ty kinh doanh xuất bản phẩm trong nước. Hơn nữa do tác động của
2


hội nhập, một số NXB nước ngồi có dịch chuyển đến Việt Nam và ngược lại
cũng làm tăng nhu cầu số lượng lạo động trong xuất bản.
Thứ hai, nhu cầu về chất lượng NNL. Ngoài nhu cầu về lao động thơng
thường, trong xuất bản hiện nay đang có nhu cầu lớn về NNLCLC trong xuất
bản đó là lãnh đạo, BTV, NNLCN có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu về
chất lượng ngày càng cao trong xuất bản.
Thứ ba, nhu cầu về quy mô NNL. Sự hội nhập về công nghệ số dẫn đến
gia tăng về quy mơ NNL đó là gia tăng thêm NNL công nghệ, NNL kinh
doanh công nghệ số, NNL marketing trong xuất bản.
Để Việt Nam hội nhập và hướng đến xuất bản KTS, vấn đề đặt ra là: cần

có những giải pháp cụ thể trong PTNNL để bước vào kỷ nguyên xuất bản
KTS một cách chủ động, hội nhập với khu vực và thế giới.
Năm 2009, bản thân tác giả đã nghiên cứu đề tài “Chiến lược kinh doanh
NXB Giáo dục Việt Nam khi khơng cịn cơ chế độc quyền sách giáo khoa” [86],
trong đề tài đã đề cập đến chiến lược NNL. Tuy nhiên tại thời điểm này xu thế
hội nhập xuất bản mới bắt đầu, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ chưa có
nghiên cứu sâu về NNL đặc biệt là mở rộng đối với ngành. Cho đến nay, sau sự
hội nhập sâu, rộng đang tác động nhiều mặt đến xuất bản trong đó có NNL.

Với những lý do trên, tơi thấy cần có một nghiên cứu về vấn đề nhân lực
và NNLXB hiện nay trong xu hướng hội nhập để đưa ra những giải pháp đề
xuất nhằm khắc phục những khoảng trống này. Đây là lý do tôi chọn đề tài
“Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập”.
Đối với NNLXB được xây dựng trên ba trụ cột: Xuất bản, in và phát
hành. Trong luận án này NNLXB chủ yếu nghiên cứu theo lý thuyết “NNL vi
mô” nghĩa là NNL trong NXB, các tổ chức, doanh nghiệp của xuất bản.
NNLXB được phân loại theo chức năng công việc, cụ thể là: BTV, NNLCN.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là: Hệ thống lý thuyết; Nghiên cứu
thực trạng; Nêu lên giải pháp PTNNLXB Việt Nam trong xu thế hội nhập. Cụ
thể như sau:
Tổng kết, hệ thống lý thuyết, hoàn thiện lý luận về PTNNL vận dụng
trong PTNNLXB nói riêng. Đối với vấn đề NNLCN trong xuất bản cần được
tổng kết những bài học kinh nghiệm, bổ sung hệ thống lý thuyết cho phù hợp
với thực tiễn xuất bản Việt Nam.

Đánh giá thực trạng PTNNLXB Việt Nam hiện nay trên quan điểm quản
lý kinh tế, tìm ra những vấn đề cần được bổ sung, phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu hội nhập và phát triển.
Đưa ra những giải pháp và đề xuất khả thi về PTNNLXB nhằm đáp ứng
nhu cầu bối cảnh tồn cầu hóa, khoa học, cơng nghệ phát triển mạnh mẽ.
Đồng thời để các NXB hay các công ty xuất bản vận dụng trong quá trình
PTNNL của đơn vị mình trong quy hoạch tổng thể NNLXB.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
-

Xem xét các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về PTNNL, xuất bản,

NNLXB về phương pháp, nội dung, nhằm tìm ra khoảng trống và xác định
nghiên cứu của luận án.
-

Hệ thống lý thuyết về PTNNL, bổ sung một số khái niệm về xuất bản,

PTNNLXB cụ thể là BTV và NVCN trong xu thế hội nhập.
- Đánh giá trực trạng PTNNLXB Việt Nam hiện nay về BTV và NVCN
như thế nào đối với những nội dung và tiêu chí đã đặt ra.
-

Phân tích thực trạng, đưa ra những quan điểm, giải pháp trong

PTNNLXB Việt Nam trong từng thời kỳ, giai đoạn.

4



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là NNLXB Việt Nam trong xu thế hội
nhập. Cụ thể là NNLXB trong các nhà xuất bản (NXB), tổ chức, doanh
nghiệp xuất bản bao gồm: BTV, nguồn nhân lực công nghệ (NNLCN).
Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án này, nói đến xuất bản chỉ giới hạn ở xuất bản sách dưới
những hình thức khác nhau. Đi sâu vào nội dung PTNNLXB đó là: BTV,
NNLCN. Các NNL trong các lĩnh vực như in, phát hành luận án không nghiên
cứu mà chỉ đề cập trong những vấn đề liên quan. Trên quan điểm quản lý kinh
tế, PTNNLXB được xem xét dựa trên: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện,
giám sát đánh giá, điều chỉnh kế hoạch…về PTNNLXB.
Không gian: Nghiên cứu về PTNNLXB của Việt Nam và một số tổ chức
xuất bản của một số nước phát triển có quan điểm tương đồng với Việt Nam
như: Singapore, Thái lan, Trung Quốc, Austraylia,...Ngoài ra có nghiên cứu
một số kinh nghiệm của các nước có nền xuất bản phát triển theo hướng thị
trường và công nghệ như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Thời gian: Luận án nghiên cứu về các đề tài, luận án đã công bố không
giới hạn về thời gian. Về số liệu, luận án chỉ thu thập và phân tích số liệu từ
năm 2015 đến năm 2019. Lý do, trước năm 2015 chưa có xu thế hội nhập của
xuất bản. Sau năm 2015 xu thế ấy bắt đầu cùng với hội nhập về kinh tế, văn
hóa, giáo dục,…
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận
Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các phương diện: Phát triển nguồn nhân
lực quốc gia và nguồn nhân lực của tổ chức. Trong luận án này tác giả vận dụng
các lý thuyết về PTNNL vận dụng trong xuất bản được tiếp cận theo hướng
PTNNL của tổ chức dựa trên quan điểm quản lý kinh tế. Những lý thuyết được
5



vận dụng: PTNNL theo hướng “vốn nhân lực”, “NNL chất lượng cao”
(NNLCLC) cụ thể là PTNNLXB dựa trên nền tảng kinh tế thị trường cạnh
tranh, NNL tạo ra nguồn lao động và là “vốn” của tổ chức doanh nghiệp.
Nội dung PTNNLXB liên quan đến lý thuyết phát triển, quản trị nguồn
nhân lực. Đây là nghiên cứu liên quan đến lao động, nguồn lao động trong
lĩnh vực xuất bản, một lĩnh vực có yếu tố xã hội, chính trị đặc biệt. Luận án sẽ
sử dụng nghiên cứu định tính trên cơ sở đưa ra các giả thuyết PTNNLXB về
số lượng, chất lượng, sử dụng NNL trong các tổ chức xuất bản. Sau đó cần
đưa ra các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia, chọn mẫu, đưa ra bảng hỏi nhằm
thu thập các số liệu sơ cấp, thu thập số liệu thứ cấp, thống kê, phân tích nhằm
chứng minh giả thuyết đã nêu ra.
Qua quá trình khảo sát một số NXB, những cơ sở phát hành về những
nhận thức của sự tác động bên trong, bên ngồi, khoa học – cơng nghệ, sự
phát triển của công nghệ KTS của khu vực và Việt Nam. Những kết quả khảo
sát cho thấy: (1) Đa số các NXB đều nhận thức hội nhập đặc biệt là xuất bản
điện tử là quá trình tất yếu đối với xuất bản Việt Nam; (2) Nhận thức về mức
độ ảnh hưởng của xuất bản kỹ thật số đến quá trình phát triển kinh tế xã hội
còn chưa rõ; (3) Nhân lực đặc biệt là các BTV, kỹ thật viên và các cơ sở phát
hành chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập về các yếu tố: Công nghệ và ngoại ngữ;
(4) Cần thay đổi nội dung PTNNLXB cho phù hợp với xu thế hội nhập. Một
số lý thuyết sẽ được vận dụng: Một số lý thuyết về vốn nhân lực; Lý thuyết về
vai trò nguồn nhân lực; Quản trị NNL, NNLCLC;…
Cách tiếp cận
Luận án được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế nên cách tiếp cận
chủ yếu là:
- Cách tiếp cận hệ thống: Trong xuất bản, hệ thống được nhìn nhận theo
các quan điểm sau: Quan hệ lãnh đạo nhân viên: Hệ thống từ trên xuống dưới
theo quan điểm lãnh đạo, nhân viên; cấp trên, cấp dưới được tồn tại trong các

6


mơ hình tổ chức xuất bản; Quan hệ ngạch, bậc trong hệ thống xếp hạng nhận
viên như: BTV hạng tập sự, hạng I, II, III. Ngồi ra cịn có hệ thống xếp hạng
theo công chức, viên chức nhà nước.
-

Cách tiếp cận liên ngành: Hoạt động của xuất bản được chi phối bởi

nhiều lĩnh vực (ngành) như: Xuất bản, in và phát hành. Ngồi ra xuất bản cịn
có liên quan chặt chẽ đến các ngành khác như: Giáo dục và đào tạo, Khoa học
và Công nghệ, Lao động, Nội vụ, Văn hóa, …
-

Tiếp cận xã hội học: PTNNLXB liên quan đến: dân số, giới tính, dân

tộc, vùng miền, đó là những yếu tố liên quan đến xã hội học.
-

Tiếp cận cung, cầu và thị trường NNL: các tiếp cận này dựa trên quy

luật thị trường NNL trong xuất bản.
Các cách tiếp cận trên được luận án sử dụng là chủ yếu ngồi ra luận án
sẽ có những cách tiếp cận khác như: Trực tiếp, gián tiếp,….
Phương pháp nghiên cứu
Hướng nghiên cứu của luận án là PTNNLXB theo hướng thị trường cạnh
tranh, khơng có sự bảo trợ của nhà nước về vốn, về thị trường hay hoạt động
theo mục đích chính trị đơn thuần. Chính vì lý do đó trong cách chọn mẫu, tác
giả lựa chọn những NXB, những công ty xuất bản phát triển khơng có tính

đặc thù riêng biệt.
Cơ sở xác định các mẫu là có tính đại diện cao trong PTNNL đồng thời
đại diện cho các tổ chức chủ quản khác nhau và đại diện nhiệm vụ, mục đích
xuất bản đồng thời cũng có sự phát triển nhất định.
- Đối với các NXB có cơ quan quản lý theo tính đặc thù của Đảng, lực
lượng vũ trang có: NXB Chính trị quốc gia, sự thật; Quân đội nhân dân, Lý
luận chính trị.
- Đối với các NXB có cơ quan quản lý là các cơ sở giáo dục và đào tạo
có: NXB Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Giáo dục Việt Nam, Đại học Quốc
gia.
7


-Đối với các NXB có cơ quan quản lý thuộc các cơ quan nhà nước
nhưng có tính chất cổ phần gồm: NXB Thông tin và Truyền thông, Nông
nghiệp, Lao động xã hội, Tài nguyên môi trường và Bản đồ, Thanh hóa
-

Đối với các NXB có đặc tính tự chủ về tài chính có: NXB Phụ nữ,

Hồng Đức, Thế giới, Kim đồng.
-

Một số cơng ty xuất bản có tính chất vừa phát hành vừa tổ chức bản

thảo thực hiện liên kết xuất bản: Một số công ty con của NXB giáo dục Việt
Nam, Một số công ty khác thuộc các tỉnh thành khác.
Đặc điểm của các NXB hay công ty trên là phát triển ổn định, có tính
truyền thống và sử dụng sô lượng lao động lớn trong xuất bản.
Đối tượng khảo sát của các NXB trên là: Lãnh đạo, chuyên gia, BTV. Hình

thức khảo sát: Phỏng vấn, tìm hiểu số liệu vừa trực tiếp vừa trực tuyến. Một
số cơ sở đào tạo NNLXB đó là Học viện báo chí và Tuyên truyền,

các trường đại học đào tạo Công nghệ thông tin
Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, chuyên gia, sinh viên đang học hoặc đã
tốt nghiệp.
Hình thức khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp học trực tuyến.
Những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án là:
- Phương pháp thu thập thông tin: đối với thông tin thứ cấp, luận án sử
dụng những số liệu của những luận án, đề tài khoa học của ngành, bài báo,…
đã được công bố. Đối với thông tin sơ cấp, luận án thu thập bằng điều tra
thông qua các câu hỏi liên quan, chọn mẫu, đối với một số NXB.
- Phương pháp xử lý thông tin: đối với thông tin thứ cấp, luận án xử lý
độ tin cậy thông qua chỉ số ISSN, chỉ số toàn cầu (Global Impact Factor), chỉ
số khoa học (Scientific Indexin Services), chỉ số tìm kiếm (Research Bible),
chỉ số mở (Open Academic Jurnal Index),…. Đối với số liệu sơ cấp, luận án
thu thập và phân tích, chọn lọc, so sánh để có độ tin cậy cao.

8


-

Phương pháp phân tích thơng tin: Sau khi thu thập thơng tin, luận án

phân tích, tổng hợp, so sánh để có được thơng tin cần thiết cho luận án.
Ngồi các phương pháp trên, luận án sử dụng một số phương pháp như:
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, phương pháp phân tích, ma trận SWOT,
ma trận chiến lược,…nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức,
bên trong, bên ngoài, của nguồn nhân lực xuất bản trong bối cảnh hội nhập. Quy

trình nghiên cứu của luận án được thực hiện theo các bước sau đây:

Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu
tổng quan

Xây dựng
khung lý thuyết

Phỏng vấn
chuyên gia
Thu thập dữ liệu
- Sơ cấp
- Thứ cấp

-

Phân tích dữ liệu
Đánh giá thực trạng
Giải pháp

Kết luận

Nguồn: Tác giả xây dựng

9


Khung lý thuyết nghiên cứu
PTNNLXB

- Số lượng NNL
- Chất lượng NNL
- Sử dụng NNL

-

Quy trình quản lý

-

Chất lượng cá nhân

- Thể chế chính sách NNL
- Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Tuyển mộ NNL
- Bố trí, sử dụng NNL
-

Điề

u chỉnh
bổ sung
Mục tiêu
Nguồn: Tác giả xây dựng
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về nội dung, luận án kết hợp giữa thực tiễn của hoạt động xuất bản và lý
luận về PTNNL trong xu thế hội nhập đó là
- Đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNNL trong xu thế hội nhập
vào điều kiện cụ thể của xuất bản, một ngành có rất nhiều đặc thù, vừa có tính
chính trị - văn hóa, vừa có tính kinh tế, kinh doanh.

- Đã thu - Đã thu thập, lựa chọn và sử dụng khối lượng lớn các số liệu, tư
liệu có nguồn, độ tin cậy cao, đặc biệt thu thập và sử dụng các số liệu điều tra
để phân tích đánh giá trung thực, khách quan nguồn nhân lực xuất bản trong


10


xu thế hội nhập thể hiện trên các phưng diện cơ cấu, kế hoạch, chiến lược
nguồn nhân lực, một số tiêu chí trong phát triển nguồn nhân lực xuất bản
- Đã nêu được bốn quan điểm, bốn giải pháp và ba kiến nghị đối với
Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội
nhập.
Về phương pháp, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chun gia
hay phiếu khảo sát thơng qua hình thực trực tuyến hoặc qua internet với ứng
dụng của các hình thức mạng xã hội. Đây là hình thức điều tra giảm chi phí và
thới gian trong việc thu thập số liệu sơ cấp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Bổ sung và hệ thống cơ sở lý luận về PTNNL xuất bản Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập. Một số khái niệm mới được đưa vào và sử dụng
như : Biên tập viên công nghệ, Quản lý xuất bản, NNL cơng nghệ,… Góp phần
làm phong phú thêm lý luận về NNLXB, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập.

Về thực tiễn:
- Phân tích được thực trạng NNLXB Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế.
-

Nêu được một số giải pháp và kiến nghị về PTNNLXB trong xu thế hội

nhập phù hợp với điều kiện, môi trường chính trị, văn hóa của Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án
Mở đầu
Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương II. Cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực xuất bản
Việt Nam trong xu thế hội nhập
Chương III. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam
trong xu thế hội nhập
Chương IV. Một số quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập

11


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
Có những quan điểm về NNL được nghiên cứu và thể hiện trong nhiều
cơng trình, của nhiều tác giả trong những phương diện khác nhau. Tựu trung
lại có những quan điểm sau đây:
-

Nguồn nhân lực được xem là vốn nhân lực bao gồm trí lực, thể lực, kỹ

năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu. Vốn nhân lực được hiểu con người
là một dạng vốn quan trọng trong q trình phát triển kinh tế nói chung, trong
q trình sản xuất trong doanh nghiệp nói riêng nhằm làm tăng thu nhập trong
tương lai của cá nhân và làm phồn thịnh cho nền kinh tế. Nguồn vốn này là
tập hợp những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được tích lũy trong q trình
học tập, nghiên cứu, làm việc.

-

Ở Việt Nam có một số quan điểm về NNL: (1) NNL của một doanh

nghiệp được hình thành từ những cá nhân có vai trị khác nhau được liên kết,
gắn bó với nhau theo mục tiêu của doanh nghiệp. NNL được quyết định bởi
yếu tố con người đó là yếu tố cá nhân là năng lực và hành vi, yếu tố tổ chức.
(2) NNL là số lượng và chất lượng con người bao gồm trí tuệ, sức khỏe, kinh
nghiệm, năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm. NNL là sự kết hợp giữa thể lực và
trí lực trong lao động sản xuất nhằm tạo ra năng lực sáng tạo, hiệu quả, chất
lượng trong quá trình lao động.
Với mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng NNL là một nguồn
lực đặc biệt của tổ chức, doanh nghiệp. NNL vừa là vốn nhân lực vừa là năng
lực cá nhân. NNL được nhìn nhận dưới góc độ số lượng, chất lượng bao gồm
thể lực, trí lực, phẩm chất để tạo ra sức sáng tạo, hiệu quả và chất lượng
trong quá trình sản xuất.

12


PTNNL là một lý thuyết của kinh tế học. Trên thế giới có nhiều quan
điểm khác nhau, tổng kết lại có những quan điểm chính sau đây:
Theo tổ chức lao động thế giới, PTNNL là phát triển năng lực, gia tăng
trình độ lành nghề làm cho con người có được việc làm hiệu quả, thỏa mãn
nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
Theo quan điểm của Swanson [141] “PTNNL là một q trình phát triển
và thúc đẩy sự tinh thơng của con người qua việc phát triển tổ chức, đào tạo
và phát triển nhân sự nhằm cải thiện năng suất.”
Theo quan điểm của McLean [111] “ PTNNL là quá trình nhằm phát
triển những kiến thức làm việc cơ bản, sự tinh thơng, năng suất và sự hài lịng

cần cho một đội nhóm hoặc cá nhân hoặc mang lại lợi ích cho một tổ chức,
cộng đồng, quốc gia,…”.
Trên quan điểm vốn nhân lực. Một số quan điểm khác cho rằng “PTNNL
là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất
lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời đảm
bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.”.
Trên những quan điểm như vậy, tổng kết lại, PTNNL là quá trình tạo ra
biến đổi về số lượng và chất lượng NNL nhằm góp phần hồn thành sứ mệnh
và mục tiêu của doanh nghiệp và cũng là phát triển cá nhân của NNL đó.
PTNNL có mục tiêu là gia tăng số lượng và chất lượng NNL chủ yếu là nâng
cao năng lực và động cơ của người lao động để họ góp phần vào sự thành
cơng của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu làm việc của cá nhân.
Với những quan điểm như vậy, tác giả đi vào tìm hiểu một số nghiên cứu
sau đây về PTNNL ở Việt Nam trong những bối cảnh và xu hướng khác nhau,
trong đó có xu hướng hội nhập quốc tế về thương mại, văn hóa, NNL,….
Một số luận án và đề tài nghiên cứu gồm [3], [33], [34], [40], [42], [45],
[47], [49], [54], [55], [83], [89], [91]. Một số ấn phẩm xuất bản gồm [18],
[50], [57], [61], [65], [66], [92]. Các luận án cũng như ấn phẩm nghiên cứu về
13


nhiều lĩnh vực về NNL như: NNL quốc gia, NNL ở các địa phương, vùng, NNL
của các ngành. Về lý luận, các nghiên cứu thể hiện ở các góc độ sau đây:

Thứ nhất, về khái niệm NNL, các nghiên cứu thống nhất sử dụng khái
niệm NNL ở các góc độ: Đội ngũ nhân viên, nguồn lao động,… sau đó một số
nghiên cứu phát triển khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC)
bằng những thuật ngữ mới như: NNL trí tuệ, NNL tri thức, đội ngũ tri thức,
đội ngũ khoa học,… gắn với khái niệm nền kinh tế tri thức. Trong những
nghiên cứu này cũng nêu bật vai trò của NNLCLC trong nền kinh tế tri thức

đó là “vai trị dẫn đường chỉ lối trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”, vai
trò “bộ phận nhân lực trong tổng số NNL quốc gia”, “NNLCLC là NNL có
phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ và khả năng thích ứng,
sáng tạo” [32, tr 18, 19]. Tuy nhiên về khái niệm, các nghiên cứu hầu như
chưa đề cập đến khái niệm NNLCN gắn với nền kinh tế số.
Về PTNNL, tác giả Nguyễn thị Lan Hương cho rằng “PTNNL là sự gia
tăng về giá trị con người trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, thể lực,
tâm hồn,… làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực và
phẩm chất mới cao hơn đồng thời phân bổ, sử dụng và đóng góp hiệu quả cao
nhất vào tăng trưởng kinh tế” [47, tr 37]. Như vậy với khái niệm trên PTNNL
có 2 vế: Hình thành NNL và sử dụng NNL hay nói khác đi, NNL có tính cung
– cầu trong thị trường lao động. Trong nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng có 5
nhân tố tạo ra PTNNL đó là (1) Giáo dục – đào tạo, (2) sức khỏe – dinh
dưỡng, (3) Môi trường, (4) Việc làm và (5) Sự giải phóng con người. Ngồi
ra, tác giả cũng chỉ ra nội dung PTNNL trên phương diện quản lý kinh tế. Đây
là một hướng đi mà tác giả quan tâm và phát triển trong luận án của mình.
Thứ hai, về cách tiếp cận, các nghiên cứu trên thường tiếp cận khái niệm
NNL, NNLCLC bằng những cách khác nhau như (1) cách tiếp cận nhấn mạnh
tới vai trị NNL trong nền kinh tế nói chung, NNLCLC trong nền kinh tế tri
thức gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (2) cách tiếp
14


cận về khả năng sáng tạo, trong tiếp nhận và chuyển giao cơng nghệ. (3) cách
tiếp cận vai trị chun mơn cao và khả năng thích ứng nhanh. (4) vai trò cá
nhân riêng lẻ trong tiêu thức phân loại về chuyên môn. (5) Cách tiếp cận về
phẩm chất và khả năng sáng tạo tri thức.
Thứ ba, về phân loại NNL, NNLCLC, các luận án cũng như nghiên cứu
dựa vào các yếu tố: Trình độ đào tạo, trình độ chun mơn, tính phức tạp của
nghề nghiệp, chun mơn. Đây là cách phân loại thông thường mà chưa gắn

với đặc thù của NNL nói chung và NNLCLC trong nền kinh tế tri thức. Trong
xu hướng hội nhập và cuộc cách mạng công nghệp 4.0 hiện nay, NNL cịn có
cách tiếp cận về cơng nghệ, đó là khả năng vận dụng cơng nghệ trong quá
trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giá trị thương hiệu của tổ
chức doanh nghiệp.
Thứ tư, các nghiên cứu trên tiếp cận khái niệm NNL theo lý thuyết vốn
nhân lực trong khía cạnh NNL nâng cao năng lực sản xuất, làm gia tăng số
lượng và chất lượng NNL bằng cách tạo ra nhiều vị trí việc làm, cơ cấu NNL
đa dạng phong phú, chất lượng NNL được đánh giá thơng qua đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo. Tuy nhiên các
nghiên cứu chưa đi sâu bản chất của chất lượng NNL là làm gia tăng năng lực
các nhân thông qua 3 nhóm yếu tố: Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ. Trong nội
hàm “vốn nhân lực” thì NNL cịn có giá trị trao đổi trong thị trường lao động
điều này chưa được các nghiên cứu đề cập một cách cụ thể, trong quá trình
hình thành thị trường lao động trong xu thế hội nhập.
Thứ năm, về quy mô NNL, các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu NNL trên
góc độ vĩ mơ đó là NNL quốc gia, NNL của một vùng, một địa phương, một
ngành mà chưa có những nghiên cứu về vi mô, nghiên cứu về NNL của tổ
chức, doanh nghiệp. Hiện nay dưới góc độ hội nhập, sự phát triển của doanh
nghiệp mà trung tập là NNL đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong tình
hình mới. Những kiến thức, kỹ năng mới cần được vận dụng trong quá
15


×