Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và những mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Gâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.05 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 86-94

NGUY CƠ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ NHỮNG MÂU THUẪN TRONG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG GÂM

Nguyễn Quyết Chiến

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.

Mở đầu

Sông Gâm là phụ lưu cấp 1 lớn nhất của sơng Lơ. Phần diện tích lưu vực trên
lãnh thổ Việt Nam là 9.649km2 , chiếm 63,23% tổng diện tích lưu vực sông (LVS)
Gâm, trải rộng trên ranh giới hành chính của 17 huyện thuộc 4 tỉnh là Hà Giang,
Tuyên Quang, Cao Bằng và Bắc Kạn. Những kết quả nghiên cứu đánh giá, dự báo
khả năng cung cấp nguồn nước lưu vực sông (LVS) Gâm cho thấy hiện tại và trong
một hai thập kỷ tới, nhu cầu khai thác sử dụng nước của các địa phương trên LVS
Gâm chưa đến mức gay gắt như các LVS khác nhưng những đặc thù về tự nhiên,
kinh tế - xã hội (KT-XH) của các địa phương trong lưu vực đang chứa đựng nguy
cơ phải đối mặt với những thách thức về tài nguyên nước, đẩy nhanh nguy cơ suy
thoái và tiến dần tới ngưỡng khai thác nguồn nước. Mặt khác, LVS Gâm nói riêng,
LVS Lơ - Gâm nói chung cho đến nay vẫn chưa có tổ chức và cơ chế quản lí tài
ngun nước theo lưu vực mà chỉ được quản lí theo địa giới hành chính của các tỉnh,
huyện.
Tính chất hai mặt và sự bất ổn định của nguồn nước trong điều kiện đặc thù
của lưu vực, nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao cùng với những bất cập trong


công tác quản lí của các địa phương LVS Gâm đang làm sâu sắc thêm mâu thuẫn
giữa khả năng cung cấp nguồn nước với nhu cầu khai thác cho các mục đích sử
dụng, đòi hỏi phải nghiên cứu đánh giá phục vụ quy hoạch quản lí thống nhất và
tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực.

2.

Nội dung nghiên cứu

2.1.
2.1.1.

Nguy cơ suy thoái tài ngun nước lưu vực sơng Gâm
Ngun nhân suy thối tài nguyên nước

Các nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước LVS Gâm rất đa dạng, phức tạp,
được chi phối bởi cả những nhân tố khách quan - liên quan đến mối quan hệ và sự
86


Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và những mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng...

phát triển lâu dài của các thành phần tự nhiên tạo nên sự thích ứng với trạng thái
cân bằng tương đối của môi trường và các nhân tố chủ quan - liên quan đến những
tác động ngày càng lớn trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên của các địa
phương phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Sự kết hợp giữa các nguyên nhân khách
quan và chủ quan cùng với những dị thường của chúng có thể dẫn đến những thay
đổi mạnh mẽ của các yếu tố mơi trường nói chung, tài ngun nước LVS Gâm nói
riêng.
Ngun nhân do biến đổi khí hậu:

Lưu lượng và chế độ dòng chảy phụ thuộc trực tiếp vào diễn biến của điều
kiện khí hậu. Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính chất tồn cầu, trong đó LVS Gâm
chỉ là một phạm vi ảnh hưởng nhỏ nên được coi là nguyên nhân khách quan. Tương
quan so sánh về nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa trung bình năm giữa thập
kỷ 2001 - 2010 với thập kỷ 1991 - 2000 cho thấy, trên toàn lưu vực, nhiệt độ trung
bình tháng I tăng lên 0,5 - 0,60 C, nhiệt độ trung bình tháng VII tăng lên 0,0 - 0,20 C,
nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,20 C; lượng mưa trung bình năm giảm đi khoảng
50 - 100mm hầu hết các địa điểm [1].
Nguyên nhân do các hoạt đông khai thác tài nguyên thiên nhiên
lưu vực:
Sự gia tăng dân số và tập trung dân cư ngày càng lớn trên lưu vực cùng với
những hoạt động trong các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản. . . đã đòi hỏi nhu cầu sử dụng tài nguyên nước ngày càng lớn. Lượng chất thải
từ quá trình khai thác sử dụng là những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tài
ngun mơi trường nói chung, suy thối đất dẫn đến ơ nhiễm nguồn nước nói riêng.
Những hoạt động chủ yếu ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước LVS Gâm bao gồm:
- Hoạt động nông nghiệp: ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
kinh tế của các địa phương trên LVS Gâm (35% năm 2008). Diện tích đất hiện tại
trên lưu vực được sử dụng cho mục đích nơng nghiệp chiếm khoảng 10,5% tổng diện
tích tự nhiên, phân bố trên những khu vực có độ dốc từ 50 - 350 . Hoạt động nông
nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu, manh mún đã làm suy thoái và gia tăng
xói mịn đất; làm suy giảm nguồn cung cấp nước sông và trữ lượng nước ngầm do
lấy nước phục vụ tưới, đặc biệt trong giai đoạn mùa cạn. Cơng tác quản lí nguồn
nước tưới tiêu chưa có sự thống nhất và công bằng giữa các địa phương nên khi
lượng nước tưới ở lưu vực thượng nguồn lớn đã làm giảm lưu lượng nước chảy về
hạ lưu, giảm khả năng tự làm sạch của nước và gia tăng mức độ ô nhiễm.
Do nhu cầu sử dụng nước lớn nên lượng dịng chảy bị suy thối do nước tưới
rất lớn. Lượng nước tổn thất do tưới này sẽ làm trầm trọng thêm khả năng thiếu
nước, làm nảy sinh mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa các địa phương trên lưu vực
(bảng 1).

- Sự phát triển công nghiệp và nghề thủ công truyền thống: hoạt động công
nghiệp của các địa phương trên LVS Gâm gồm có gia cơng cơ khí, dệt may, khai
87


Nguyễn Quyết Chiến

thác khoáng sản, điện lực, khai thác và chế biến lâm sản, nông sản, làng nghề truyền
thống... với quy mơ nhỏ. Mặc dù chưa phải là nhóm ngành phát triển mạnh nhưng
sự tập trung các cơ sở công nghiệp, đặc biệt là hoạt động khai thác, chế biến khoáng
sản chủ yếu ở các thị trấn, thị xã, các điểm dân cư gần nguồn nước sông, suối nên
đã thải ra một lượng chất thải đáng kể vào môi trường, đe dọa nghiêm trọng đến
chất lượng môi trường nước.
Bảng 1. Lượng nước tổn thất do tưới trong nông nghiệp LVS Gâm
Lượng nước tưới

2005
219.59
Lượng nước tưới (106m3 )
Lượng nước tổn thất do tưới (106m3 )
175.67
Tỷ lệ % so với tổng lượng dịng chảy mùa cạn
9.98
Nguồn: Viện Khí tượng - Thủy văn

Năm
2010
2020
313.24
342.78

250.60
274.22
14.24
15.58
và Môi trường, 2009.

- Hoạt động khai thác lâm sản trên quy mô công nghiệp trên lưu vực thường
được đảm bảo bằng kế hoạch trồng mới nhưng ở nhiều nơi công tác này chưa có sự
tương ứng giữa khai thác và phục hồi rừng. Chính vì thế, mặc dù tài ngun rừng
ít có sự suy giảm về diện tích nhưng chất lượng rừng bị suy giảm nhanh do chưa đủ
thời gian phục hồi rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò điều tiết dòng chảy và
cung cấp nước cho hệ thống sông suối, tăng nguy cơ tai biến thiên nhiên liên quan
đến tài nguyên nước.
Ảnh hưởng của hệ thống đập hồ chứa thủy điện trên lưu vực:
Cơng trình thuỷ điện Tun Quang trên sơng Gâm với dung tích hồ chứa là
2.244,9.106m3 và diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường 120m là
79,78km2 đã chính thức đi vào hoạt động. Việc xây dựng đập, ngăn sông tạo nên
hồ chứa, ngồi những lợi ích to lớn mang lại cũng gây ra những tác động mạnh mẽ
đến tài nguyên môi trường lưu vực: làm thay đổi cơ bản về môi trường và sinh thái
vùng lòng hồ; xác thực vật phân hủy cùng với sự tích tụ các chất hữu cơ ở lòng hồ
sẽ làm thay đổi chất lượng nước và các hệ sinh thái dưới nước; tác dụng tích nước
của hồ chứa dẫn đến sự thay đổi chế độ thủy văn lòng dẫn, thay đổi mực nước ngầm
cả phần thượng nguồn và hạ lưu; diện tích mặt nước mở rộng cịn làm thay đổi các
điều kiện khí hậu vốn là nhân tố chi phối trực tiếp đến diễn biến và lưu lượng dịng
chảy.
2.1.2.

Nguy cơ suy thối tài ngun nước lưu vực sông Gâm

- Sự gia tăng các tai biến thiên nhiên liên quan đến tài nguyên

nước: Lũ bùn - đá và trượt lở đất đá là những dạng tai biến khá phổ biến ở LVS
Gâm, xảy ra thường xuyên trên các phụ lưu nhỏ. Cấu trúc địa mạo bất ổn định
trong điều kiện mưa lớn và phân mùa, lớp phủ thực vật mỏng cùng với những tác
động của con người đã làm cho các tai biến thiên nhiên liên quan đến tài nguyên
88


Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và những mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng...

nước LVS Gâm có xu hướng mạnh hơn về cường độ và dày hơn về tần suất. Trong
đó, lũ quét - lũ bùn đá là dạng tai biến đặc biệt nguy hiểm, xảy ra khá phổ biến
trên lưu vực. Chỉ tính từ năm 1990 trở lại đây, trên LVS Gâm đã xảy ra 10 trận lũ
quét - lũ bùn đá, gây thiệt hại lớn về người và vật chất cho các địa phương. Trong
đó điển hình là trận lũ qt xảy ra trên sơng Gâm vào tháng 7/2004 tại Cao Bằng
và Hà Giang làm 48 người chết, ước tính thiệt hại lên đến gần 50 tỷ đồng. Ngồi
ra, q trình trượt lở đất đá cũng có xu thế xảy ra mạnh và xuất hiện ở hầu hết
các năm và ở tất cả các huyện của 4 tỉnh trên lưu vực. Các phụ lưu thượng nguồn
sông Gâm là khu vực có sự gia tăng mạnh nhất hiện tượng lũ quét - lũ bùn đá và
trượt lở. Mức độ nguy hiểm thường tăng lên khi hiện tượng trượt lở và lũ quét - lũ
bùn đá có quan hệ tương hỗ: trượt lở tạo vật chất làm nghẽn dòng, tạo ra thế năng
lớn gây lũ quét, ngược lại, lũ quét - lũ bùn đá lại gây ra trượt lở mạnh mẽ hơn trên
đường đi của nó.
- Nguy cơ suy thoái nguồn nước ngầm: Nghiên cứu đánh giá về trữ
lượng, chất lượng và khả năng khai thác tài nguyên nước ngầm LVS Gâm cịn chưa
được hồn thiện do hạn chế về nguồn tư liệu. Việc khai thác nước ngầm trên lưu
vực vẫn còn ở mức sơ khai, tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu nước tưới và sinh hoạt.
Chính sự khai thác nhỏ lẻ, thiếu cơ chế quản lí và kiểm soát nên tiềm ẩn nguy cơ
suy giảm trữ lượng, chất lượng nguồn nước ngầm kèm theo quá trình sụt lún trên
diện rộng.
- Suy thoái chất lượng nước mặt: Do chảy qua vùng có cấu tạo nham

thạch chất phổ biến là đá vơi nên nhìn chung nước sơng Gâm có tính chất trung
tính hoặc kiềm nhẹ. Tính chất kiềm có xu hướng tăng lên ở nhánh sơng Năng và hồ
Ba Bể. Trên dịng chính sơng Gâm, độ pH ổn định ở mức 7,57-7,67, nhưng tại cửa
sông Năng, nơi đổ vào sông Gâm, độ pH tăng đột ngột lên 7,94 và giảm xuống 7,78
ở khu vực bến phà Na Hang. Chất lượng mơi trường nước sơng Gâm nhìn chung
có độ đục thấp hơn các sông khác của hệ thống sông Lơ - Gâm. Nguồn nước sơng,
hồ chứa cịn tương đối sạch, nghèo chất dinh dưỡng, đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh
hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, nguồn nước lưu vực đã có dấu hiệu ơ nhiễm ở một số
nơi, nhất là trong mùa cạn. Sự phát triển thiếu quy hoạch và công nghệ lạc hậu của
những cơ sở công nghiệp và làng nghề đa dạng từ lâu đời dọc hai bên sông với nhu
cầu sử dụng nước lớn đã gây ra tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng tại khu vực xả
thải. Chất gây ô nhiễm ngày càng đa dạng về thành phần. Hàm lượng COD, BOD,
NH4 trong nước mặt và nước ngầm ngày càng cao. Việc khai thác khoáng sản và
vật liệu xây dựng dọc lịng sơng khơng có sự quản lí đã làm thay đổi dịng chảy, xói
lở bờ sơng và làm tăng độ đục dịng chảy nước. Chất lượng nước sơng Gâm cịn bị
ơ nhiễm bởi hàng triệu tấn phân hữu cơ do chăn thả gia súc gia cầm trên quy mô
lớn của các địa phương. Việc sử dụng phân hữu cơ không qua các biện pháp xử lí
sinh học, chuồng trại khơng hợp vệ sinh và tập quán nuôi thả tự do đã tạo ra một
lượng lớn phân hữu cơ phát tán trong tự nhiên, gây ô nhiễm trực tiếp đối với mơi
trường nước và khơng khí.
89


Nguyễn Quyết Chiến

- Thiếu nước cục bộ: Sự phân bố không đều theo không gian và diễn biến
thất thường theo thời gian của nguồn cung cấp nước có thể dẫn đến sự thiếu nước
cục bộ và trở thành một nguyên nhân làm gia tăng suy thối nguồn nước. Tình
trạng thiếu nước xảy ra ở nhiều nơi, nhất là trong mùa khô - thời kỳ nhu cầu dùng
nước tưới lớn. Các địa phương trên cao nguyên đá vôi thuộc Hà Giang (Quản Bạ,

Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc) là những khu vực thường xuyên thiếu nước với
lượng mưa năm dưới 1400mm và lưu lượng dòng chảy chỉ từ 10-20l/s.km2 . Địa hình
cao, chia cắt mạnh, hệ thống dịng chảy karst ngầm phát triển mạnh nhưng thường
phân bố sâu và không đều nên việc khai thác gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi người
dân phải đi xa 200 - 500m từ nơi cư trú mới có thể tiếp cận nguồn nước sinh hoạt.

2.2.

Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông
Gâm

Quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nước LVS Gâm đã làm phát sinh
những mâu thuẫn sau đòi hỏi cần giải quyết:
2.2.1.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu dùng nước với tiềm năng nguồn nước

Cũng như nhiều LVS khác ở nước ta, điểm cơ bản của dòng chảy LVS Gâm
là sự biến đổi theo mùa và dao động giữa các năm. Mùa lũ trên LVS Gâm kéo dài
từ tháng VI đến tháng IX, X chiếm 70 - 80% tổng lượng dòng chảy năm.
Tính phân mùa của dịng chảy là ngun nhân chính gây nên mâu thuẫn giữa
tiềm năng nguồn nước với nhu cầu dùng nước ở các địa phương. Tính chung trong
cả năm giữa nguồn nước tự nhiên với lượng nước cần sử dụng thì khơng thiếu nước,
nhưng nguồn nước tự nhiên của sông suối suy giảm mạnh về mùa cạn, trong khi đó
lượng nước cần sử dụng, đặc biệt là nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp lại tăng lên
vào thời gian này. Do đó, nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu nước tưới và sinh hoạt
trong mùa khô.
Kết quả đánh giá hiện trạng và dự báo cân bằng nước LVS Gâm từ năm 2000
đến năm 2020 bằng mơ hình SWAT và MIKE BASIN cho thấy: tính chung trong
cả năm, lượng nước cần dùng ở một số mốc thời gian từ năm 2000 đến năm 2020

chỉ dao động không quá 5% tổng lượng dịng chảy do sơng cung cấp (bảng 2). Tuy
nhiên, trong từng tháng tỷ lệ này thay đổi rất lớn và tăng mạnh trong các tháng
mùa khô với trị số dao động phổ biến từ 10-20%, nhiều nơi lên đến 25-30%.
Như vậy có thể thấy lưu lượng dịng chảy năm phân bố không đều giữa mùa
lũ - mùa cạn và giữa các vùng trong lưu vực. Nhu cầu sử dụng nước LVS Gâm đang
dần tiến tới giới hạn khai thác an tồn. Trong khi đó, nhu cầu về nước tưới mùa
cạn rất lớn nên nhiều địa phương xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ.
Trong thực tế, để điều hồ nguồn nước sơng, tính đến nay trong lưu vực đã
xây dựng và đưa vào hoạt động hồ chứa thủy điện Tuyên Quang. Sau năm 2010
còn một số hồ chứa thuỷ điện khác trên dịng chính và các sơng nhánh sẽ được xây
90


Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và những mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng...

dựng. Các hồ chứa này đang và sẽ phát huy hiệu quả điều tiết dòng chảy, khai thác
nguồn thuỷ điện, nâng cao khả năng cấp nước cho các địa phương trong mùa khơ
và phịng chống lũ trong mưa cho hạ lưu.
Bảng 2. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở các tiểu vùng
LVS Gâm qua một số mốc thời gian từ năm 2000 đến năm 2020
Tiểu
vùng
TV1

TV2

TV3

TV4


2.2.2.

(Qđ -lưu lượng nước đến; Qnc -lưu lượng nước cần sử dụng; đơn vị: m3 /s )
Ranh giới hành chính
Cân bằng nước
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020
Tỉnh
Huyện/Xã
Qnc Qđ
Qnc Qđ
Qnc Qđ
Qnc Qđ
Đồng Văn,
Yên Minh,
Hà Giang
21.7 1400.7 57.2 3702.8 32.1 1400.7 36.6 1400.7
Mèo Vạc
Bảo
Lạc,
Cao Bằng
Bảo Lâm
Hà Giang
Bắc Mê
21.1 3207
55.2 8006.4 21.4 3019.1 25.5 3015.4
Tuyên Quang Na Hang
Ba Bể, Chợ
Đồn (3/22
Bắc Cạn
xã,

TT),
18.4 704.6 48.3 1863.8 30.3 704.6 34.6 704.6
Ngân Sơn
(3/10 xã)
Tuyên Quang Na Hang
Na Hang,
Tuyên Quang Chiêm Hoá, 36.8 4875.6 96.8 12894.5 62.3 4187.7 71.8 4201.8
Yên Sơn

Mâu thuẫn về sự phân bố nguồn nước giữa các vùng

Sự phân hóa tài nguyên nước trên LVS Gâm thể hiện trước hết ở sự phân bố
lượng mưa - nguồn cung cấp nước chủ yếu của lưu vực. Tổng lượng mưa LVS Gâm
đạt gần 2.100mm/năm nhưng có sự khác biệt lớn giữa các vùng với mức dao động
từ 1200mm đến 2500mm ở mỗi địa phương.
Tính chung trên tồn lưu vực, tổng lượng dịng chảy năm Q0 trung bình là
126,9m3 /s, giá trị modul dịng chảy M0 trung bình nhiều năm biến thiên từ 12 45l/s.km2 , phổ biến từ 15 - 20l/s.km2 , tăng dần về phía thượng nguồn và trên các
phụ lưu. Trong đó, khu vực ven sơng Gâm từ Na Hang đến Vĩnh Lộc có giá trị M0 <
15 l/s.km2 do tác dụng chắn gió của cánh cung sơng Gâm và cánh cung Ngân Sơn.
Riêng các khu vực cao nguyên đá vôi ở Đồng Văn - Mèo Vạc do phát triển mạnh
dòng chảy ngầm và hạn chế về nguồn tư liệu nên rất khó đánh giá đầy đủ nguồn tài
nguyên nước mặt. Lưu lượng trung bình năm khoảng 125m3 /s, nhỏ hơn so với các
sông khác trong hệ thống sông Lô - Gâm.
Sự phân bố của modul dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75% (M75% ) và
95% (M95% ) phân bố khơng đều và có xu hướng giảm dần về phía thượng nguồn.
91


Nguyễn Quyết Chiến


Nhìn chung giá trị M75% dao động trong phạm vi từ 15 đến 30l/s.km2 . Khu vực hạ lưu
sông Gâm và các sông nhánh của hồ Ba Bể M75% đạt giá trị lớn nhất (>25l/s.km2 )
sau đó giảm dần về phía thượng nguồn và dọc thung lũng từ Ba Bể, Na Hang đến
Chiêm Hóa (<15l/s.km2 ). Giá trị M95% của lưu vực dao động trong khoảng 10 đến
30l/s.km2 . Trên vùng cao nguyên đá vôi Đồng Văn - Quản Bạ M95% dao động từ
10-20l/s.km2 và đạt giá trị nhỏ nhất ở khu vực thung lũng sông Gâm từ Na Hang
đến Chiêm Hoá (<10l/s.km2 ).
Trong những thập kỷ tới cùng với sự gia tăng dân số và phát triển KT-XH,
lượng nước cần dùng trong tất cả các tiểu vùng của lưu vực đều có xu hướng tăng
(bảng 3). Điều này có thể phát sinh mâu thuẫn về nước giữa các vùng, đặc biệt là
tiểu vùng 4 (TV4), là khu vực có lưu lượng nhỏ nhưng nhu cầu sử dụng nước lại lớn
nhất do sự phát triển ưu thế về các ngành kinh tế và mức độ tập trung dân cư cao.
Bảng 3. Nhu cầu sử dụng nước LVS Gâm
một số mốc thời gian từ năm 2000 đến năm 2020 (đơn vị: triệu m3 )

Tháng
2000
2005
2010
2020

2.2.3.

I
35.4
36.4
38.6
48.7

II

16.0
14.6
14.0
18.0

III
35.5
36.7
41.9
51.2

IV
18.0
18.0
17.5
21.9

V
5.6
5.8
3.7
4.8

VI
44.2
44.1
44.8
49.7

VII

22.3
23.0
27.4
30.8

VIII
18.2
18.9
19.2
21.5

IX
24.2
24.3
41.4
46.3

X
12.0
12.4
10.1
11.8

XI
11.7
11.7
13.1
15.8

XII

11.4
11.8
12.9
15.3

Năm
254.5
257.7
284.6
335.8

Mâu thuẫn giữa nhu cầu nước tưới và phát điện

Trên LVS Gâm, lượng nước tưới chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số nhu cầu sử
dụng nước. Ngồi hồ chứa Tun Quang đã chính thức hoạt động từ đầu năm 2008
với mực nước dâng bình thường 120m và dung tích chứa tương ứng 2.244,9.106m3 ,
trên LVS Gâm còn một số dự án đập hồ thủy điện nhỏ khác đang được quy hoạch.
Đây là hệ thống đập hồ đa mục tiêu, đảm bảo nguồn nước tưới với phát điện và
điều tiết lũ cho hạ du. Sự kết hợp nhu cầu giữa các mục đích là cần thiết nhưng
khơng thể đảm bảo lợi ích giữa nguồn nước tưới và phục vụ phát điện, đặc biệt là
trong các tháng mùa khơ của những năm mưa ít do dung lượng hồ chứa không đủ
lớn để dự trữ nước trong mùa lũ và yêu cầu nước tưới cần cung cấp cho vùng hạ
lưu tăng lên trong mùa kiệt.
2.2.4.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích phát
triển với nhu cầu nước của các hệ sinh thái và môi trường

Như trên đã phân tích, bên cạnh việc đảm bảo nhu cầu sử dụng cho các hoạt
động phát triển, các biện pháp đặt ra cịn cần phải tính đến lượng nước cần thiết để

duy trì sự ổn định và phát triển của mơi trường sinh thái. Q trình tích nước tại
các hồ chứa trên lưu vực đã làm thay đổi cơ bản về các hệ sinh thái vùng lòng hồ.
Sự can thiệp bằng các biện pháp cơng trình có thể làm cạn kiệt dòng chảy và mực
nước ngầm vùng hạ lưu, khơng đảm bảo đủ nguồn nước để duy trì sự ổn định của
môi trường sinh thái, tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và xói lở - bồi tụ lòng dẫn.
92


Nguy cơ suy thoái tài nguyên nước và những mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng...

Cho đến nay, chất lượng mơi trường nước sơng Gâm nhìn chung có độ đục
thấp hơn các sông khác của hệ thống sông Lô - Gâm - Chảy. Nguồn nước sơng, hồ
chứa cịn tương đối sạch, đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên,
nguồn nước lưu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm ở một số nơi chảy qua thị xã, thị trấn,
nhất là trong mùa cạn. Việc xem xét giữa lợi ích kinh tế với việc đảm bảo sự ổn
định môi trường sinh thái sẽ là một thách thức làm nảy sinh thêm mâu thuẫn giữa
môi trường và các ngành kinh tế của các địa phương trên lưu vực.

2.3.

Nhận định về ngưỡng khai thác tài nguyên nước lưu vực
sông Gâm

Ngưỡng khai thác tài nguyên nước là giới hạn lượng nước cho phép khai thác
sử dụng khơng hồn trả lại cho sông (phần mất đi do tưới, sử dụng cho các ngành
công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ. . . ), được tính bằng tỷ lệ % giữa lượng nước thừa
trong mùa lũ so với lượng nước tiềm năng [7]. Theo Huỳnh Thị Lan Hương (2009),
ngưỡng khai thác tài nguyên nước trung bình tại một số trạm chính trên LVS Gâm
là 35.2%. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu này, có thể nhận thấy trong cả năm,
lượng nước cần sử dụng từ năm 2000 đến 2020 trên LVS Gâm nhỏ hơn nhiều so

với giới hạn khai thác cho phép. Tuy nhiên vào các tháng mùa khô, khi nhu cầu sử
dụng nước tăng lên, lượng nước cần dùng ở một số địa phương của TV1, TV3 và
TV4 trong các mốc thời gian 2010, 2020 đã chiếm từ 20-30% tổng lượng nước đến
trong thời gian tương ứng và đang tiến dần đến ngưỡng khai thác cho phép.

3.

Kết luận

Các nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước LVS Gâm rất đa dạng, phức tạp,
được chi phối bởi mối quan hệ, sự phát triển lâu dài của các thành phần tự nhiên
và những tác động ngày càng lớn trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên
của các địa phương phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Điều kiện tự nhiên, KT-XH
đặc thù của LVS Gâm, sự phân hóa mạnh mẽ của nguồn nước, nhu cầu sử dụng
nước ngày càng cao cùng với những tồn tại trong cơng tác quản lí đã làm phát sinh
và làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nguồn nước với nhu
cầu khai thác cho các mục đích sử dụng khác nhau theo thời gian, không gian các
địa phương; giữa nhu cầu sử nguồn nước cho sự phát triển KT-XH với yêu cầu đảm
bảo sự ổn định và cân bằng cho các hệ sinh thái lưu vực. Chính những mâu thuẫn
này thông qua tác động trực tiếp của những hoạt động khai thác lãnh thổ nói chung,
khai thác tài nguyên nước lưu vực nói riêng đã làm cho tài nguyên nước LVS Gâm
tiềm ẩn nguy cơ suy thoái cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù từ nay đến năm
2020, nguồn nước tự nhiên trên LVS Gâm vẫn có khả năng đáp ứng các nhu cầu
khai thác nhưng nhu cầu sử dụng ngày càng cao với sự gia tăng tỷ lệ % của lượng
dòng chảy cần sử dụng với tổng lượng dòng chảy tự nhiên đã đẩy nhanh tốc độ tiến
tới ngưỡng khai thác tối đa cho phép, đặc biệt là các địa phương thuộc tiểu vùng 4
93


Nguyễn Quyết Chiến


(TV4), là khu vực có lưu lượng nhỏ nhưng nhu cầu sử dụng nước lại lớn nhất do sự
phát triển ưu thế về các ngành kinh tế và mức độ tập trung dân cư cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Đức Cường và nnk, 2005. Báo cáo thực hiện đề mục: “Đánh giá diễn
biến các yếu tố khí hậu, thời tiết trong LVS Lô - sông Chảy phục vụ đề xuất các
giải pháp phát triển bền vững”. Đề tài KC-08-27, Viện Khí tượng - Thủy văn và Mơi
trường, Hà Nội.
[2] Lã Thanh Hà và nnk, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài KC-08-27: “Nghiên cứu
giải pháp khai thác sử dụng hợp lí tài ngun, bảo vệ mơi trường và phịng tránh
thiên tai lưu vực sơng Lơ, sơng Chảy”. Viện Khí tượng - Thủy văn và Mơi trường.
Hà Nội, 2005.
[3] Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân, 2003. Tài nguyên nước
Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Nguyễn Quang Trung và nnk. Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lí tổng
hợp tài ngun và mơi trường lưu vực sông Đà. Đề tài NCKH cấp Nhà nước. Mã số
KC-08-04. Viện Khoa học Thủy lợi, 2001-2004
[5] Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan, 2005. Giáo trình Quản lí tổng
hợp tài nguyên lưu vực sông. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[6] Ngô Đình Tuấn, Phạm Hương Lan, 2007. Quản lí tổng hợp tài nguyên nước.
Tập 1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trường ĐH Thủy Lợi, 2007.
[7] Vũ Văn Tuấn, 1998. Vấn đề quản lí và giám sát chất lượng nước trong quản
lí nước tổng hợp. Hội thảo quốc gia về Quản lí tổng hợp và giám sát về nước, Hà
Nội.
ABSTRACT
Depression risk of water resources and conflict
in the matter of used water resources in the Gam River basin
The specific conditions of nature, economy and society in the Gam River basin,
with the strong distribution of water sources, water usage demands increases along
with the restraints in management activity which has arisen and deepen the conflicts between water supply capacity and mining needs for different usage purposes

from time to time, space in the localities, between usage demand of water for economic - social development and requirements to ensure stability and balance to the
ecosystems of the basin. This conflict through direct impact of mining activities of
the territory in general, exploitation of water resources of the basin in particular has
made water resources in the Gam River basin a potential risk of degradation both in
quantity and quality. Although from now to 2020, water resources in the Gam River
basin are still able to meet the needs of exploitation and usage but the needs are
increasing. That expression is the increase rate of flow volume used, the total natural
flow volume speed up progress to the maximum threshold allowed exploitation.
94



×