Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Nữ Diễm Hương

KHĨ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH – MARKETING

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Nữ Diễm Hương
KH Ĩ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH - MARKETING
Chuyên ngành: Tâm Lý Học
Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ XUÂN HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, chưa
được công bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu là trung thực. Nếu không đúng như đã trình bày,
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Tác giả cơng trình
Lê Nữ Diễm Hương


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được và hoàn thành luận văn này, trước tiên, xin chân thành
cảm ơn quý Thầy Cơ và sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều
kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn tồn thể q Thầy Cơ trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã hướng dẫn, giảng dạy lớp cao học tâm lý học khóa 20, niên khóa 2009
– 2011.
Đặc biệt, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn, TS. Lê
Xuân Hồng đã tận tình hướng dẫn, động viên em trong q trình thực hiện đề tài
này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/2012


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

KÝ HIỆU
Chi-square

Kiểm định mối liên hệ


ĐTB

Điểm trung bình

SD

Độ lệch chuẩn

TB

Thứ hạng

HĐHT

Hoạt động học tập

SL

Số lượng

TCSS

Tiêu chí so sánh

N1

Năm nhất

N2


Năm hai

NgT

Ngoại trú

NT

Nội trú

HCM

Tp. Hồ Chí Minh

T

Kiểm định trung bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
7. Khách thể nghiên cứu..............................................................................................3
8. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC ..........................................4
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................4
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới ......................................................4
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ......................................................7
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................12
1.2.1. Hoạt động .................................................................................................12
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động .........................................................................12
1.2.1.2. Hoạt động học tập ............................................................................13
1.2.2. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập ................................................33
1.2.2.1. Khái niệm khó khăn ..........................................................................33
1.2.2.2. Khái niệm khó khăn tâm lý ...............................................................34
1.2.2.3. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập .........................35
1.2.2.4. Nguyên nhân gây khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập............38
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM
LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH – MARKETING................................................................................40
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu .................................................................40


2.1.1. Điều kiện nghiên cứu ................................................................................40
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng: ................................................................40
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................40
2.1.3.1. Mô tả phương pháp ...........................................................................40
2.1.3.2. Mô tả công cụ nghiên cứu .................................................................41
2.1.3.3. Phương pháp thống kê và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS .43
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng về thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của sinh viên năm nhất trường đại học Tài chính – Marketing ....................45
2.2.1. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt chung của ba mặt nhận thức,
thái độ và hành vi của sinh viên trong các khâu của hoạt động học tập.............45

2.2.2. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở các khâu trong hoạt động học tập
............................................................................................................................47
2.2.2.1. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu độc lập làm việc với
giáo trình và tài liệu tham khảo ......................................................................47
2.2.2.2.Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu tự đánh giá và kiểm tra
của sinh viên ...................................................................................................51
2.2.2.3. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu chuẩn bị và tiến hành
thảo luận - thuyết trình của sinh viên .............................................................55
2.2.2.4 Thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu tự học và sắp xếp thời gian tự
học của sinh viên ............................................................................................63
2.2.2.5. Thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài trước khi học
trên lớp của sinh viên .....................................................................................67
2.2.2.6. Thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu ơn tập và hệ thống hóa tri
thức .................................................................................................................72
2.2.2.7. Thực khó khăn tâm lý trong khâu tiếp thu và ghi chép bài vỡ trên lớp
của sinh viên ...................................................................................................75
2.2.2.8. Thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị cho các kỳ thi và
kiểm tra ...........................................................................................................82


2.2.3. Thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động của sinh
viên trường đại học Tài chính Marketing ...........................................................87
2.2.3.1. Thực trạng tự đánh giá các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing 87
2.2.3.2. Thực trạng nguyên nhân tác động đến các kỹ năng trong khâu độc
lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo ...........................................91
2.2.3.3. Thực trạng tác động của nguyên nhân đến khó khăn ở mặt thái độ
biểu hiện ở khâu tự đánh giá và kiểm tra của sinh viên .................................92
2.2.3.4. Thực trạng tác động của nguyên nhân đến khó khăn ở mặt thái độ
biểu hiện ở khâu thảo luận - thuyết trình của sinh viên .................................93

2.2.3.5. Thực trạng tác động của nguyên nhân đến khó khăn ở mặt thái độ ở
trong khâu tự học và sắp xếp thời gian tự học của sinh viên .........................95
2.2.3.6. Thực trạng tác động của nguyên nhân đến khó khăn ở mặt thái độ ở
trong khâu chuẩn bị bài trước khi học trên lớp của sinh viên ........................98
2.2.3.7. Thực trạng tác động của nguyên nhân đến khó khăn ở mặt thái độ ở
trong khâu ơn tập và hệ thống hóa tri thức của sinh viên .............................99
2.2.3.8. Thực trạng tác động của nguyên nhân đến khó khăn ở mặt thái độ ở
trong khâu tiếp thu và ghi chép bài vỡ trên lớp của sinh viên .................... 100
2.2.3.9. Thực trạng tác động của nguyên nhân đến khó khăn ở mặt thái độ ở
trong khâu chuẩn bị cho các kỳ thi và kiểm tra........................................... 101
2.2.4.Thực trạng về việc sử dụng những biện pháp nhằm giảm thiểu khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính
Marketing......................................................................................................... 104
2.2.4.1. Thực trạng về việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính
Marketing .................................................................................................... 104
2.2.4.2. Một số biện pháp nâng cao thái độ - hành vi học tập cho sinh viên
trường đại học Tài chính – Marketing ........................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 110


1. Kết luận .............................................................................................................. 110
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 114
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 117


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Quan điểm về tám giai đoạn về khó khăn, khủng hoảng của Erikson.........5
Bảng 2.1 Mẫu khách thể nghiên cứu .........................................................................43

Bảng 2.2 Khảo sát kết quả học tập ...........................................................................44
Bảng 2.3 Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt chung của ba mặt
nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong các khâu của HĐHT ..................45
Bảng 2.4 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu độc lập làm việc
với giáo trình và tài liệu tham khảo ..........................................................................48
Bảng 2.5 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu độc lập làm việc
với giáo trình và tài liệu tham khảo ..........................................................................49
Bảng 2.6 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tự đánh giá và
kiểm tra của sinh viên ...............................................................................................52
Bảng 2.7 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tự đánh giá và
kiểm tra của sinh viên ...............................................................................................53
Bảng 2.8 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn chuẩn bị
thảo luận – thuyết trình .............................................................................................57
Bảng 2.9Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn chuẩn bị
thảo luận – thuyết trình .............................................................................................57
Bảng 2.10Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn tiến hành
thảo luận – thuyết trình .............................................................................................60
Bảng 2.11 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn tiến hành
thảo luận – thuyết trình .............................................................................................60
Bảng 2.12 Thống kê mức độ xảy ra các mặt tiêu cực trong q trình vận hành nhóm
...................................................................................................................................62
Bảng 2.13 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tự học và sắp
xếp thời gian tự học của sinh viên.............................................................................64
Bảng 2.14 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tự học và sắp
xếp thời gian tự học của sinh viên.............................................................................65


Bảng 2.15Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài
trước khi lên lớp ........................................................................................................68
Bảng 2.16 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài

trước khi lên lớp ........................................................................................................70
Bảng 2.17 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu ơn tập và hệ
thống hóa tri thức ......................................................................................................73
Bảng 2.18 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu ơn tập và hệ
thống hóa tri thức ......................................................................................................74
Bảng 2.19 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tiếp thu và ghi
chép bài vỡ trên lớp của sinh viên ............................................................................76
Bảng 2.20 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tiếp thu và ghi
chép bài vỡ trên lớp của sinh viên ............................................................................78
Bảng 2.21 Khảo sát các yếu tố tác động tới việc lắng nghe tích cực và tiếp thu bài
học hiệu quả ..............................................................................................................79
Bảng 2.22 Khảo sát các yếu tố tác động tới việc lắng nghe tích cực và tiếp thu bài
học hiệu quả ..............................................................................................................81
Bảng 2.23 Thống kế và so sánh thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị cho
các kỳ thi và kiểm tra ................................................................................................83
Bảng 2.24 Thống kế và so sánh thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị cho
các kỳ thi và kiểm tra ................................................................................................85
Bảng 2.25 Khảo sát thực trạng nguyên nhân tác động đến sự khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên ......................................................................87
Bảng 2.26 Khảo sát và so sánh thực trạng nguyên nhân tác động đến sự khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên ...........................................................89
Bảng 2.27 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ
năng trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo ...................91
Bảng 2.28 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ
năng trong khâu tự đánh giá và kiểm tra của sinh viên ............................................92


Bảng 2.30 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ
năng trong khâu thảo luận - thuyết trình của sinh viên ............................................93
Bảng 2.31 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ

năng trong khâu tự học và sắp xếp thời gian tự học của sinh viên...........................95
Bảng 2.32 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ
năng trong khâu chuẩn bị bài trước khi học trên lớp của sinh viên .........................98
Bảng 2.33 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ
năng trong khâu ơn tập và hệ thống hóa tri thức của sinh viên ..............................99
Bảng 2.34 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ
năng trong khâu tiếp thu và ghi chép bài vỡ trên lớp của sinh viên ...................... 100
Bảng 2.35 Thực trạng ảnh hưởng của các nguyên nhân đến mức độ khó khăn các kỹ
năng trong khâu chuẩn bị cho các kỳ thi và kiểm tra ............................................ 101
Bảng 2.36 Thống kê lựa chọn các giải pháp cho khó khăn tâm lý về mặt thái độ của
sinh viên.................................................................................................................. 104


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hoạt động học tập nói chung và hoạt động học tập ở bậc đại học nói riêng là một
hoạt động khó, địi hỏi chủ thể phải nổ lực, ý chí, có nhận thức, có thái độ, có hành
vi tốt, có phương pháp… để chiếm lĩnh tri thức.
Đối với sinh viên trong những năm đầu tiên của bậc đại học, sự hình thành các
yếu tố nói trên là vơ cùng quan trọng. Nhưng chính sự khác biệt giữa giáo dục phổ
thông và đại học: sự gia tăng đột ngột về khối lượng tri thức, sự khác biệt về
phương pháp dạy và học…Ngoài ra, sinh viên đến từ rất nhiều vùng miền khác
nhau, có sự khác biệt về xuất thân gia đình (như kinh tế, văn hóa, giáo dục…) đã
làm cho sinh viên xuất hiện nhiều khó khăn, trong đó có khơng ít khó khăn do tâm
lý gây nên. Nhiều biểu hiện tâm lý như: chán học, cúp tiết, ham chơi, bỏ học, lưu
ban, chuyển đổi ngành học, học cho qua ….xảy ra nhiều ở sinh viên. Sự tự nhận
thức và vượt qua những khó khăn nói chung và khó khăn tâm lý nói riêng sẽ giúp
cho sinh viên xuất hiện nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong hoạt động học
tập của mình và từ đó sẽ vượt qua những trở ngại trong việc học tập của chính bản
thân, trở thành những kinh nghiệm quý giá làm nền tảng vững chắc cho những năm

học tiếp theo.
Đối với sinh viên trường đại học Marketing, số lượng sinh viên hàng năm trúng
tuyển vào trường là rất lớn. Trong đó, nhà trường ln quan tâm chất lượng giáo
dục là hàng đầu. Vì vậy, thiết nghĩ việc đầu tư nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập từ đó có những điều chỉnh trong hoạt động dạy và học cũng như
các chương trình hổ trợ hoạt động học tập khác cho sinh viên là hết sức cần thiết.
Với vị trí là một giảng viên chuyên ngành tâm lý học của trường, tôi cực kỳ
quan tâm đến thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên hổ
trợ cho chính hoạt động dạy của tôi và hổ trợ hoạt động học của sinh viên mà tơi
đảm nhiệm cơng tác giảng dạy. Chính vì vậy tơi chọn đề tài “ Khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tài Chính Marketing”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, ngun nhân về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing, từ đó có những kiến nghị và đề
xuất giải pháp giúp sinh viên vượt qua những khó khăn nêu trên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập, hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính
Marketing, các khâu trong hoạt động học tập, các khâu trong hoạt động học tập của
sinh viên.
- Tìm hiểu thực trạng về khó khăn tâm lý trong các khâu của hoạt động học tập
của sinh viên.
- Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên khó khăn tâm lý trong
các khâu của hoạt động học tập của sinh viên.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp sinh viên vượt qua những khó khăn
tâm lý trong các khâu của hoạt động học tập của họ.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với khả năng tài chính và thời gian tơi chỉ nghiên cứu đề tài trên địa bàn ở
Trường Đại học Tài chính Marketing với một số Khoa như sau: Khoa tài chính –
Ngân hàng, Khoa Marketing, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Công nghệ thông tin.
Khu vực nghiên cứu: tại cơ sở Phổ Quang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2011 – tháng 3/2012.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Sinh viên trường Đại học Marketing chưa có nhận thức, thái độ,
hành vi chưa đúng đắn làm cho họ gặp nhiều khó khăn tâm lý trong các khâu của
hoạt động học tập.
Giả thuyết 2: Sinh viên gặp khó khăn nhất về mặt thái độ và hành vi trong tất
cả các kỹ năng thuộc các khâu của hoạt động học tập.
Giả thuyết 3: Nguyên nhân chủ quan và khách quan hai nhóm nguyên nhân gây
nên sự khó khăn sự khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong

2


đó nhóm nguyên nhân chủ quan gây nên sự khó khăn nhiều hơn nhóm nguyên nhân
khách quan.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tham khảo các sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu chun ngành về
các vấn đề liên quan đến: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập của sinh viên, các
khâu trong hoạt động học tập của sinh viên từ đó hệ thống và khái qt hóa những
khái niệm cơng cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket để thu thập dữ liệu định lượng từ đó
có những thống kê mơ tả về những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
sinh viên.

Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu.
7. Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên mẫu là 300 sinh viên hiện đang học thuộc các khoa Khoa
tài chính – Ngân hàng, Khoa Marketing, Khoa Công Nghệ Thông Tin, Khoa Quản
trị.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu tâm lý, có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
về sự khó khăn tâm lý trên nhiều lĩnh vực nói chung và khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập nói riêng. Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này:
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Erikson (1902 – 1994) nhà tâm lý học, phân tâm học người Đức qua tác phẩm
“Childhood and Society – Tuổi thơ và xã hội” xuất bản năm 1963 ông đã xác định
các giai đoạn cuộc sống cá nhân có những khó khăn tâm lý có thể là những “khủng
hoảng” hay “khó khăn”, “sóng gió” cần được giải quyết trước khi bước sang giai
đoạn kế tiếp. Nếu giải quyết được những khó khăn này con người sẽ được cải thiện,
phát triển tốt đẹp, ngược lại những khó khăn tiếp tục với những khó khăn mới trong
giai đoạn sau con người sẽ thất bại. Cũng trong mỗi giai đoạn, con người bị đặt

dưới áp lực giữa nhu cầu cá nhân và nhu cần xã hội. Nhờ quan hệ nhu cầu hổ tương
này, cá nhân tìm cách thích nghi hóa và tìm ra sự thay đổi cần thiết cho phù hợp với
hồn cảnh xã hội. Nếu khơng thể thích nghi hóa, cá nhân sẽ trở thành những nhóm
khác biệt, nhóm chống đối, nhóm bị bạc đãi…Erikson là mơn đệ của Frued cũng
đồng quan điểm với ông ở 5 giai đoạn đầu. Tuy nhiên ông bổ sung thêm ở cuối giai
đoạn này và đầu giai đoạn kế tiếp có sự trùng hợp và kết nối. Cụ thể 8 giai đoạn về
những khó khăn, khủng hoảng trong đó 3 đặc điểm đối chọi nhau và đặc điểm thứ
nhất đã thắng thế:

4


Bảng 1.1 Quan điểm về tám giai đoạn về khó khăn, khủng hoảng của Erikson
Các giai đoạn

Thuận lợi

Sự

đối

chọi

Khó khăn

Giai đoạn 1 Sơ sinh tới 1.5 tuổi

Tin tưởng

Chống lại


Lo sợ

Giai đoạn 2 Tuổi thơ 1.5 – 3 tuổi

Tự tin

Chống lại

Nghi ngờ

Sáng kiến

Chống lại

Mơ hồ

Tiến bộ

Chống lại

Tự ti

Giai đoạn 3

Tuổi chơi 3 – 5 tuổi

Giai đoạn 4 Tuổi học 5 – 12 tuổi
Giai đoạn 5 Tuổi trẻ 12 – 18 tuổi


Nhận

diện



chấp Chống lại

nhận
Giai đoạn 6

Thanh niên 18 – 25

Thiếu

nhận

định

Hội nhập

Chống lại

Cô lập

Phát triển

Chống lại

Trì trệ


Giai đoạn 8 Cao niên 65 tuổi trở lên Hồi tưởng

Chống lại

Thất vọng

Giai đoạn 7

tuổi
Trưởng thành 25 – 65
tuổi

Ở giai đoạn 6, khả năng hội nhập của sinh viên phải được phát triển. Người
thanh niên nam hay nữ không thể sống cô lập; trái lại họ phải hội nhập vào xã hội vì
đây là tuổi thực sự đã trưởng thành mặc dù một số người còn ngồi trên ghế nhà
trường nhưng một số khác đã thực sự vào đời, lập gia đình, hội nhập với gia đình,
họ hàng và xã hội. Nói về giai đoạn này, Erikson nhấn mạnh đến vấn đề quan trọng
cần được quan tâm là quan hệ nam nữ. Tuổi này là tuổi lập gia đình hoặc chuẩn bị
lập gia đình. Đây là một sự phát triển thiết thực, cần thực hiện, khơng ai có thể từ
chối. Thực hiện mỹ mãn hay không phụ thuộc vào khả năng nhận diện cuộc sống
của thanh niên. Thiếu khả năng nhận diện này người thanh niên sẽ gặp những khó
khăn về mặt tâm lý trong cuộc sống như sẽ lúng túng, vụng về mỗi khi giao tiếp với
bạn bè khác phái và có thể bị cơ lập. Hội nhập ở đây khơng có nghĩa là bắt buộc

5


giới thanh niên từ bỏ quan điểm riêng để hội nhập với bạn bè, xã hội mà là sự chấp
nhận cải tiến những quan điểm chưa phù hợp của bản thân và giữ lại những quan

điểm đúng đắn của mình, tôn trọng quan điểm của bản thân và người khác. Ở đây
đòi hỏi sự nhận định, chọn lọc và cách ứng xử của cá nhân trong cuộc sống. Như
vậy, tinh thần thơng cảm, tin tưởng, nhận định thích đáng là điều quan trọng trong
giai đoạn này nếu không cá nhân sẽ gặp các khó khăn trong tâm lý, có thể bị bạn bè
và xã hội cô lập.[25, tr 36]
Curran là tác giả của tập nghiên cứu: “Adolescent Suicidal – Đường lối tự vẫn
của tuổi trẻ” cũng như nhiều nhà khoa học khác đã xác định rằng đây là giai đoạn
có nhiều sự bất ổn trong tâm lý. Chính vì vậy, giai đoạn này (độ tuổi từ 15 – 24
trong đó có lứa tuổi thanh niên – sinh viên) xuất hiện nhiều ca tự tử. Điều này cho
thấy, mâu thuẫn nội tại và những vướng mắc tâm lý khó giải quyết ở lứa tuổi này là
rất lớn.[25, tr109]
Theo kết quả nghiên cứu của B.G.Ananhev thì: lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát
triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mĩ, là giai đoạn hình thành và ổn
định tính cách. Đặc biệt là có vai trị xã hội của người lớn. Đây là thời kỳ biến đổi
mạnh mẽ về động cơ, thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Đây cũng là
thời kỳ mà sinh viên đạt đỉnh cao trong thể thao, khoa học và nghệ thuật. Chính vì
vậy, trong thế giới nội tâm rất phức tạp của họ xuất hiện những mâu thuẫn và chúng
có ba mâu thuẫn chính như sau:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa mơ ước của sinh viên với khả năng, điều kiện và kinh
nghiệm để thực hiện mơ ước đó.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa mong muốn học tập sâu những môn u thích và u
cầu thực hiện tồn bộ chương trình học tập (quỹ thời gian có hạn phải chia nhiều
mơn, nên khơng thể giành nhiều cho mơn học mình có hứng thú).
Thứ ba, mâu thuẫn giữa số lượng thông tin dội vào nhiều vô kể và thời gian để
kịp hiểu sâu các thơng tin đó.
Như vậy, B.G.Ananhev đã khẳng định rằng đây là giai đoạn chứa đựng ba mâu
thuẫn nội tại trong tâm lý của sinh viên. Nếu giải quyết được những mâu thuẫn này

6



đồng nghĩa với việc sinh viên đã chuyển đổi từ những yêu cầu bên ngoài thành
những yêu cầu bên trong bản thân họ và họ vượt qua những yêu cầu, đạt được
những giá trị cuộc sống. Ngược lại, họ sẽ gặp khó khăn trong tâm lý, là một lực cản
bản thân họ đến với các thành công trong cuộc sống. [28, tr85]
Bianka Zazzo trong cơng trình nghiên cứu một nhóm người lớn ở Pháp, cùng
với các cộng sự của mình thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em của đại học Paris 10 đã
tiến hành nghiên cứu về bước chuyển từ mẫu giáo lên cấp 1 của trẻ em. Tác giả đã
chỉ ra rằng khó khăn tâm lý lớn nhất mà trẻ em gặp phải làm cản trở đến sự thích
ứng với hoạt động học tập là “Sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để,
gọi là sự chuyển dạng hoạt động chủ đạo. Mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làm chủ
đạo, vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do tùy hứng cá nhân nặng hơn
tính chủ đạo của giáo viên. Bước vào lớp 1, học tập là chủ đạo, học sinh phải học
nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của giáo viên, theo nguyên tắc lớp học”.[15, tr6]
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Trong nghiên cứu của mình về thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của học sinh lớp 3, tác giả Lê Mỹ Dung đã nghiên cứu trên 493 học sinh lớp 3,
493 phụ huynh học sinh và 30 giáo viên giảng dạy ở 4 trường tiểu học ở các khu
vực khác nhau, bao gồm trường tiểu học Quan Hoa, Mê Linh (Hà Nội) và Đoàn Thị
Điểm, Âu Cơ (Đà Nẵng) đã phát hiện những loại khó khăn tâm lý và thứ bậc của
chúng như sau:
Khó khăn lớn thứ nhất, tiếp thu bài chậm.
Thứ hai, hay quên những gì đã học.
Thứ ba, khó tập trung chú ý.
Bên cạnh đó học sinh lớp ba cũng biểu hiện những khó khăn tâm lý khác như:
thiếu ý chí vượt qua khó khăn, dễ nản khi gặp thất bại trong học tập, gặp nhiều khó
khăn khi phải hồn thành những nhiệm vụ học tập, hay bỏ dỡ công việc. Tác giả
cũng cho thấy ở gốc độ thích nghi với mơi trường học tập học sinh cũng có những
biểu hiện khó khăn tâm lý ở nhiều mức độ khác nhau như: khó khăn lớn nhất là
“Kiểm soát cảm xúc của bản thân”, khó khăn thứ hai là “khó thiết lập mối quan hệ


7


bạn bè” biểu hiện như khơng có bạn, ít bạn, thích chơi với những anh chị lớp trên
hơn, khó khăn trong diễn đạt quan điểm cho người khác hiểu…và giáo viên phải
thường xuyên nhắc nhở về việc vi phạm những nội quy, quy định của nhà trường.
Trong nghiên cứu của mình tác giả cũng đã xác định được những nguyên nhân
chính và thứ bậc của các nguyên nhân này tác động đến những thực trạng nêu trên
cụ thể là: khó khăn lớn thứ nhất là: do khả năng nhận thức của học sinh bị hạn chế,
thứ hai là môi trường gia đình khơng thuận lợi, bên cạnh đó cịn tồn tại những
nguyên nhân tác động khác như: học sinh có vấn đề về sức khỏe, những tác động từ
phía xã hội. Tác giả cũng đã đề ra những biện pháp giải quyết những vấn đề nêu
trên như: nâng cao ý thức tự giác rèn luyện và học tập của học sinh, đối với giáo
viên phải nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc nhận diện, giúp đỡ và giải quyết
những khó khăn tâm lý nêu trên, gia đình phải theo giỏi, quân tâm và giúp đỡ con
em vượt qua những khó khăn nêu trên. [5]
Tác giả Đồng Văn Tồn đã nghiên cứu về những khó khăn tâm lý trong giao tiếp
của lưu học sinh Lào đang học ở trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế. Cơng
trình nghiên cứu này khảo sát trên 80 lưu học sinh Lào và hơn 130 học sinh Việt và
cán bộ giảng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy lưu học sinh có một số biểu hiện
khó khăn trong giao tiếp như sau:
Khó khăn trong diễn đạt suy nghĩ của bản thân với người khác được xếp bậc cao
nhất và đây là khó khăn phổ biến mà học sinh Lào ở đây nói riêng và cũng như
những học sinh nước ngồi khác nói chung.
Khó khăn trong việc lúng túng giao tiếp đứng thứ 2
Khó khăn do e dè, ngại ngùng, thiếu tự tin đứng thứ 3.
Những nguyên nhân chính mà tác giả khám phá thấy nguyên nhân chủ quan là
do nhiều nguyên nhân trong đó: do vốn ngôn ngữ hạn chế, khả năng diễn đạt yếu là
xếp bậc cao nhất, do vốn sống và vốn kinh nghiệm hạn chế đứng thứ 2, sợ giảng

viên đánh giá khơng tốt đứng thứ 3. Ngồi ra, cũng có một số nguyên nhân khách
quan khác là: 1. Có sự khác biệt về lối sống, văn hóa, ngơn ngữ, 2. Do lưu học sinh
Lào sống ở khu vực ký túc xá riêng, 3. Do ít hoạt động chung giữa giảng viên và

8


sinh viên, 4. Do môi trường giao tiếp bị hạn chế, do ít điều kiện gần gũi với giảng
viên. [30]
Nhận thấy đây là giai đoạn chuyển biến tâm lý quan trọng vì có sự khác biệt
giữa hoạt động học phổ thông và hoạt động học ở đại học. Tác giả Đặng Thanh Nga
đã nghiên cứu đề tài “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội”. Đề tài này nghiên cứu trên 222 sinh viên thuộc 5
khoa khác nhau, trên đối tượng năm I và năm III). Tác giả đã có một số kết quả như
sau: tất cả những sinh viên được nghiên cứu đều gặp khó khăn tâm lý, và sự khó
khăn có sự chênh lệch lớn giữa sinh viên năm I và năm III. Để nghiên cứu về khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập tác giả đã tiến hành khảo sát mặt nhận thức,
xúc cảm và hành vi của các khâu trong hoạt động học như: đọc tài liệu, tự học,
chuẩn bị bài trước khi lên lớp, học tập trên lớp, chuẩn bị xemina, ôn tập, kiểm tra và
đánh giá, nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu tác giả thấy sinh viên mức độ
gặp khó khăn tâm lý trong hoạt động học là ở mức bình thường và khâu mà sinh
viên khó khăn lớn nhất là nghiên cứu khoa học, kế đến là chuẩn bị xemina, hai hoạt
động điển hình nhất của giáo dục bậc đại học thì sinh viên lại nhiều khó khăn nhất,
điều đó cũng thể hiện họ chưa hội nhập với môi trường học tập mới và khâu mà
sinh viên ít gặp khó khăn nhất là hoạt động học trên lớp. Đồng thời khi xét mối
quan hệ tương quan nhận thức, xúc cảm và hành vi trong hoạt động học tập của sinh
viên, tác giả phát hiện khó khăn về nhận thức là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hành
vi hơn cảm xúc, cả nhân tố cảm xúc và nhận thức cùng hợp lại làm tăng ảnh hưởng
đến khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên rất nhiều lần. Tác giả khẳng
định muốn giảm khó khăn trong hoạt động học tập cần chú ý giảm khó khăn trong

hoạt động nhận thức của sinh viên. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy mối tương
quan giữa các khó khăn của các khâu trong hoạt động học tập có mối tương quan
chặt chẽ với nhau trong đó. [23]
Tác giả Nguyễn Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa trong nghiên về “Những rào cản
tâm lý trong giao tiếp của sinh viên sư phạm trong quá trình triển khai các hình thức

9


dạy học theo tín chỉ”, đề tài được nghiên cứu trên 6 lớp sinh viên. Kết quả nghiên
cứu cho thấy:
Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên khoa sư phạm là gặp nhiều khó
khăn: trong đó sinh viên gặp khó khăn lớn nhất là kỹ năng lắng nghe và kế đến là kỹ
năng thuyết trình và diễn đạt mạch lạc các vấn đề.
Nghiên cứu về rào cản tâm lý trong giao tiếp của sinh viên Sư phạm khi triển
khai dạy học theo tín chỉ thì họ gặp phải khó khăn trong q trình học tập cụ thể
như sau: họ gặp khó khăn nhiều nhất về làm việc nhóm, kế đến là lập kế hoạch cho
các cơng việc học tập. Sinh viên cũng gặp vấn đề với kỹ năng tự học (đặt mục tiêu,
tổ chức, quản lý quá trình học) ở mức khá cao. Mỹ Lộc và Kim Thoa đã phát hiện
những khó khăn mang tính rào cản tâm lý của sinh viên trong quá trình giao tiếp với
bạn bè trong nhóm học tập, đây là một trong những nguyên nhân gây nên những
khó khăn trong hoạt động học tập và kết quả nghiên cứu cho thấy họ gặp khó khăn
cả khía cạnh giao tiếp với thầy cơ và bạn bè. Trong đó, chủ yếu là những khó khăn
như: kỹ năng hiểu ý và nội dung của cuộc giao tiếp, của các câu hỏi, câu trả lời, kỹ
năng diễn đạt, thương lượng và giải quyết những bất đồng, cũng như kỹ năng nghe
và lắng nghe người khác…với bạn bè trong học tập nhóm. Trong giao tiếp với thầy
cơ họ gặp phải khó khăn chủ yếu là chưa tự tin khi giao tiếp với giảng viên nguyên
nhân là do sợ mắc lỗi, sợ không diễn đạt được hay không biết nói gì…biểu hiện này
đi trái với u cầu của đào tạo theo tín chỉ. [20]
Cũng quan tâm và nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thế Hùng trường

cao đẳng Bến Tre đã nghiên cứu đề tài “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng Bến Tre”. Kết quả tác giả đã cho thấy,
sinh viên năm nhất gặp khó khăn với toàn bộ những vấn đề trong học tập, trong đó
thể hiện đa mức độ, tính đa dạng, phức tạp khơng đồng đều nhau đối với từng khó
khăn. Theo tác giả, khó khăn lớn nhất là chưa thích ứng với phương pháp học tập;
thứ hai, không biết cách ghi chép và tiếp thu bài giảng; thứ ba, chưa thích ứng với
phương pháp giảng dạy của giảng viên; kế đến là không biết sắp xếp thời gian học
tập hợp lý, thụ động trong học tập, không biết nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp,

10


khơng có tâm thế sẵn sàng cho việc học tập, không tự tin vào bản thân nên chưa cố
gắng vượt qua khó khăn, sợ mắc sai lầm trong học tập là những khó khăn điển hình
nhất của sinh viên trường cao đẳng Bến Tre. Theo tác giả, một số nguyên nhân
chính gây nên tình trạng này là do một số ngun nhân chủ quan như: khơng có
phương pháp học tập hợp lý, chưa quen với môi trường học tập ở bậc cao đẳng, do
thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập, do không hứng thú với ngành
học, do nổ lực của bản thân còn hạn chế, do chưa có ý thức học tập, do động cơ
chọn nghề của sinh viên, do thiếu thốn tình cảm của gia đình nên khơng an tâm cho
việc học tập. Trong đó hai ngun nhân chính yếu nhất là chưa có phương pháp học
tập hợp lý, chưa quen với môi trường học tập ở bậc cao đẳng. Xét về mặt khách
quan thì thiếu nguồn tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo là nguyên nhân
chính mà sinh viên gặp phải. Trong đó nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn
nguyên nhân khách quan. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số hướng giải pháp để
hạn chế khó khăn tâm lý cho sinh viên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường,
giảng viên và sinh viên. Phải thường xuyên tổ chức hội thảo, hướng dẫn sinh viên
phương pháp học tập. [13]
Cũng nghiên cứu về hoạt động học tập nhưng chỉ nghiên cứu về mảng ngoại ngữ
của sinh viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Một mảng mà

sinh viên các trường gặp khá nhiều khó khăn, dường như là một thực trạng chung
mà chưa có hướng giải pháp. Tác giả Đặng Thị Lan đã nghiên cứu trên đối tượng là
sinh viên năm thứ nhất (khóa 39) và sinh viên năm thứ hai (khóa 38) năm 2005 –
2006 của các khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Anh – Mỹ, khoa Văn hóa Trung Quốc và
tác giả đã có một số kết luận sau: nhìn chung sinh viên những năm đầu ở đây gặp
khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ. Trong các mặt biểu hiện khó khăn
tâm lý, sinh viên gặp khó khăn về nhận thức và kỹ năng học ngoại ngữ hơn là khó
khăn về thái độ học ngoại ngữ. Khơng có sự khác biệt về khó khăn tâm lý trong
hoạt động học ngoại ngữ giữa hai khóa 38 và 39. Có sự khác biệt lớn về khó khăn
tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên các khoa, nhưng sự khác biệt
này là không nhiều. Sinh viên khoa Pháp và Trung gặp nhiều khó khăn hơn sinh

11


viên khoa Anh. Sinh viên gặp khó khăn nhiều hay ít phụ thuộc vào học lực. Sinh
viên có học lực kém gặp nhiều khó khăn hơn so với sinh viên có học lực tốt hơn.
Đồng thời tác giả cũng đề xuất những phương pháp nhằm cải thiện thực trạng này
như: quan tâm đối tượng sinh viên năm nhất nhiều hơn ở mảng hoạt động học ngoại
ngữ bằng các phương pháp các bộ phận của nhà trường có nhiệm vụ giúp sinh viên
làm quen với môi trường học tập mới, với phương pháp giảng dạy và đặc biệt là
trang bị phương pháp học. Nhà trường và các khoa có phương pháp giúp các sinh
viên có học lực trung bình trở xuống như sinh viên khoa Nga và khoa Trung giảm
bớt khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập bộ môn này. Nhà trường và các khoa
phải đổi mới phương pháp dạy theo hướng giúp sinh viên hình thành kỹ năng tự
nghiên cứu là chính.[17]
Ngồi ra, cịn rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập ở bậc đại học nói riêng và các bậc học khác nói chung. Những
năm gần đây, khi chúng ta mở cửa hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh vực thì
ngành giáo dục nói chung và bậc đại học nói riêng rất cần những tiêu chuẩn mang

tính quốc tế và chính vì vậy mà nghiên cứu về những hạn chế tâm lý ảnh hưởng đến
kết quả của hoạt động học cũng được quan tâm, một mảng nghiên cứu mà trước đây
có thể nói là bị bỏ rơi.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Hoạt động
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động
Hoạt động là một đặc trưng của lồi người, nhờ có hoạt động mà lồi người có
thể tồn tại, tiến bộ và đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực như ngày nay.
Như vậy, hoạt động là một hình thức khơng thể tách rời với đời sống lồi người.
Theo nhà tâm lý học A.N. Leontiev: hoạt động là một tổ hợp các quá trình con
người tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất
định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu chủ thể. Nói một cách
khác, hoạt động là mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể, bao gồm q trình khách
thể hóa chủ thể (tức chuyển năng lực của con người vào sản phẩm của hoạt động,

12


sản phẩm của lao động) và quá trình của chủ thể hóa khách thể (nghĩa là trong q
trình đó con người phản ánh vật thể, phát hiện và tiếp thu đặc điểm của vật thể
chuyển thành tâm lý, ý thức, năng lực của chính mình. [19]
Như vậy, hoạt động của con người là vơ tận. Vì hoạt động là sự thõa mãn nhu
cầu mà nhu cầu thì khơng bao giờ cạn. Khi đạt được nhu cầu này, con người sẽ hoạt
động để thỏa mãn nhu cầu mới và ở mức độ cao hơn. Từ những khái niệm nêu trên,
ta có thể nói rằng hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong xã hội, hoạt
động là nơi nảy sinh tâm lý và cũng là nơi tâm lý vận hành. Về mặt bản chất, hoạt
động của con người mang 4 đặc điểm: mang tính tương đối, tính chủ thể, tính gián
tiếp và tính mục đích.
1.2.1.2. Hoạt động học tập
a. Hoạt động học

Khái niệm hoạt động học
Học tập là một nhu cầu thiết yếu của xã hội lồi người. Nó xuất phát từ nhu cầu
học hỏi những kinh nghiệm xã hội của con người. Có rất nhiều cách để lĩnh hội có
thể là học một cách ngẫu nhiên hoặc học tập có chủ định.
Học tập một cách ngẫu nhiên là hình thức thơng qua phương pháp thử và sai. Nó
là phương pháp học tập khơng có chủ định, việc nắm được các tri thức, kinh
nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, cũng như các phương thức hành vi khác thông
qua việc thực hiện một hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày gọi là học một
cách ngẫu nhiên (học tập không chủ định).
Kết quả của phương pháp học tập mang lại là:
Những kinh nghiệm lĩnh hội thông qua cách học khơng trùng hợp với mục tiêu
trực tiếp của chính hoạt động hay hành vi.
Chỉ lĩnh hội được trực tiếp những gì liên quan đến nhu cầu, hứng thú, các nhiệm
vụ trước mắt, cịn những cái khác thì bỏ qua.
Chỉ mang lại cho con người những tri thức tiền khoa học, có tính chất ngẫu
nhiên, rời rạc và khơng hệ thống.

13


×