Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.3 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
______________________

Trần Văn Tuân

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________

Trần Văn Tuân

Chuyên ngành
Mã số

: Văn học nước ngoài
: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Đinh Phan Cẩm Vân

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực.
Trần Văn Tuân


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gởi lời cảm ơn đến:
-

Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân, người trực tiếp và tận tình hướng dẫn
khoa học cho tôi.

- PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp người đã gợi ý cho tơi tìm đề tài luận văn.
- Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học
và thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
- Gia đình, bạn bè đã ủng hộ, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Văn Tuân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1. VĂN HÓA DÂN GIAN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN .............................................................................. 14
1.1. Khái niệm văn hóa dân gian.................................................................. 14
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết............................. 17
1.3. Quê hương Cao Mật với hành trình sáng tạo của Mạc Ngơn ............... 24
1.3.1. Tình yêu đối với quê hương ............................................................ 24
1.3.2. Quan niệm tiểu thuyết của Mạc Ngôn ............................................ 25
Tiểu kết ......................................................................................................... 27
Chương 2. VĂN HÓA DÂN GIAN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ
NGƠN NGỮ ĐÀN HƯƠNG HÌNH.......................................... 28
2.1. Nhân vật Tơn Bính ................................................................................ 28
2.1.1. Tơn Bính với làn điệu Miêu Xoang ................................................ 30
2.1.2. Tơn Bính và cuộc khởi nghĩa đậm màu sắc dân gian .................... 37
2.2. Nhân vật Tôn Mi Nương ....................................................................... 43
2.2.1. Tôn Mi Nương với Miêu Xoang. .................................................... 43
2.2.2. Tơn Mi Nương sự phá vỡ văn hóa truyền thống ............................ 45
2.2.2.1. Tôn Mi Nương với “đôi chân bàn cuốc” .................................. 45
2.2.2.2. Tơn Mi Nương với tình u vượt lễ giáo ................................. 50
2.3. Miêu Xoang ở ngôn ngữ dân gian ........................................................ 55
2.3.1. Khẩu ngữ ......................................................................................... 56
2.3.2. Từ ngữ thô tục ................................................................................. 57


2.2.3. Miêu Xoang và giọng mèo.............................................................. 59
Tiểu kết ......................................................................................................... 60
Chương 3. VĂN HÓA DÂN GIAN VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
ĐÀN HƯƠNG HÌNH .................................................................. 61
3.1. Khơng gian Miêu Xoang trong Đàn hương hình .................................. 61
3.1.1. Miêu Xoang với khơng gian đường phố ......................................... 62
3.1.2. Miêu Xoang với không gian pháp trường....................................... 65

3.2. Miêu Xoang với kết cấu Đàn hương hình............................................. 70
3.2. 1. Kết cấu đối lập về âm thanh .......................................................... 73
3.2.2. Kết cấu đứt – nối và đảo lộn sự kiện .............................................. 77
3.3. Yếu tố Kỳ - Mỹ trong hình phạt Đàn hương hình ................................ 84
3.3.1. Hình phạt trong Đàn hương hình .................................................... 84
3.3.2. Đàn hương hình sự Kì – Mỹ của hình phạt. ................................... 87
Tiểu kết ....................................................................................................... 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc là một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại.
Những thành tựu rực rỡ của nền văn minh ấy được kết tinh từ khoa học kĩ
thuật, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, triết học, tôn giáo, văn học... hết sức
phong phú, đa dạng và đặc sắc. Về lĩnh vực văn học, trong giai đoạn lịch sử
xã hội nào thì Trung Quốc cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Sở có Tao (Ly
tao), Hán có Phú, Đường có Thơ, Tống có Từ, Nguyên có Khúc, Minh Thanh có Tiểu thuyết. Nếu xét về thơ ca, có thể khẳng định cho đến nay chưa
có một nền thơ ca nào vượt qua thơ Đường, sự đồ sộ về số lượng và đặc sắc
về nội dung nghệ thuật. Còn về thể loại tiểu thuyết, thời Minh - Thanh đã để
lại những bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Thủy
hử, Hồng lâu mộng, Liêu trai chí dị...
Trong nhiều năm trở lại đây, với chính sách cải cách mở cửa về kinh tế,
xã hội, văn học nghệ thuật đã đạt được những thành quả tốt đẹp. Nhiều nhà
văn Trung Quốc được đông đảo bạn đọc thế giới và Việt Nam biết đến như:
Mao Thuẫn, Ba Kim, Giả Bình Ao, Vương Mơng, Quỳnh Dao, Cao Hành
Kiện, Phùng Kí Tài, Kim Dung, Trương Hiền Lượng, Mạc Ngôn, Vệ Tuệ...

Nền văn học Trung Quốc đương đại có một diện mạo mới, với những bước
đột phá và cách tân về thi pháp và thể loại. Nhà văn Mạc Ngôn được coi là
một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại.
Sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố văn hóa dân gian
truyền thống với phương pháp sáng tác hiện đại. Tác phẩm của ông thực sự đã
thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp độc giả trong cũng như ngoài
nước. Theo Annie Wang: “Mạc Ngôn được coi như một ứng cử viên tiềm
năng của giải Nobel trong con mắt cả giới lãnh đạo Bắc Kinh lẫn các tác giả


2

như Kenzaberô Oe”. [1, tr.114]. Ngày 11 - 10 – 2012 vinh dự lớn nhất cuộc
đời sáng tác, Mạc Ngôn được nhận giải Nobel Văn học 2012.
Trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngơn, tiểu thuyết Đàn hương hình là
tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà văn trên phương diện thi pháp tiểu
thuyết và những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật sáng tác được tập trung thể
hiện ở cuốn tiểu thuyết này. Đàn hương hình là câu chuyện diễn ra tại vùng
Đông Bắc - Cao Mật vào năm 1900 vào cuối thời kì nhà Thanh. Tác phẩm kể
lại cuộc đấu tranh mang tính tự phát của người dân vùng Đông Bắc - Cao Mật
chống lại quân Đức, khi chúng tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Giao Tế
chạy qua thơn Cao Mật. Tơn Bính là nhân vật trung tâm được xây dựng dựa
trên nguyên mẫu một nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng theo Mạc Ngơn,
trong tiểu thuyết, Tơn Bính đã được nâng lên rất nhiều. Ông được xây dựng
thành một nhân vật anh hùng chẳng kém gì Lý Tư Thành. Tác phẩm lấy bối
cảnh thời kì Mãn Thanh, câu chuyện chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp ở vùng
Đông Bắc - Cao Mật với quan hệ giữa ba gia đình Tơn Bính, Triệu Giáp và vị
quan huyện Tiền Đinh. Đặc biệt là nàng Mi Nương con gái Tơn Bính vợ Triệu
Tiểu Giáp, anh chàng đồ tể bất lực chuyện chăn gối, nàng còn là dâu Triệu
Giáp, lại là người tình quan huyện Tiền Đinh. Trớ trêu nhất là khi người Đức

xây tuyến đường sắt Giao Tế đi qua Cao Mật, làm đứt long mạch ảnh hưởng
đến phong thủy và cuộc sống của nhân dân. Tơn Bính đứng lên chống Đức, tri
huyện Tiền Đinh bắt sống ông, giao cho Triệu Giáp xử tử Đàn hương hình.
Nàng Tơn Mi Nương đứng ở trung tâm mối quan hệ, cha ruột bị bắt chờ hành
xử, cha chồng là người đứng ra hành hình, người tình lại là kẻ bắt cha ruột.
Đặc biệt hơn, câu chuyện xoay quanh quan hệ tình yêu vụng trộm mà
cháy bỏng của Mi Nương và quan huyện, cùng với cuộc hành hình man rợ
của Triệu Giáp dành cho Tơn Bính. Nhưng Đàn hương hình đã đặt ra những
vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đơng Bắc - Cao Mật mà cịn của cả lịch sử phát


3

triển đất nước Trung Hoa. Đó là mâu thuẫn gay gắt giữa chính nghĩa là những
người dân đứng lên chống lại quân xâm lược và phi nghĩa là kẻ đi xâm lược và
bọn tay sai bán nước. Cuộc đấu tranh của Tơn Bính, xét theo quan điểm hiện
đại là hành động ngu muội, không chịu tiếp nhận cái mới, nhưng nó đã phản
ánh được thái độ phản ứng của nhân dân Trung Quốc trước qn xâm lược.
Thơng qua đó, Mạc Ngôn đã chỉ ra sự vận động trong ý thức hệ của người dân
Cao Mật nói riêng và nhân dân Trung Quốc nói chung. Một vấn đề khác được
Mạc Ngơn đề cập đến trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa văn hóa hiện đại và
truyền thống. Vấn đề này khơng chỉ tồn tại khi đó, mà cho đến nay, nó vẫn là
vấn đề đáng được quan tâm. Trong tác phẩm, để thể hiện vấn đề này, Mạc
Ngôn đã đưa ra hai hệ thống âm thanh tồn tại song song với nhau. Đó là âm
thanh của tuyến đường sắt Giao Tế đại diện cho sự xuất hiện của yếu tố hiện
đại. Đối nghịch với âm thanh đường sắt là làn điệu Miêu Xoang lại vang lên
tiêu biểu cho nền văn hóa dân gian truyền thống, lâu đời. Hai loại âm thanh
này đã trở thành nỗi ám ảnh trong từng trang viết của Mạc Ngôn.
Cũng theo Mạc Ngôn, việc xây dựng kết cấu truyện theo kiểu chương mở
đầu phải đẹp như đầu chim phượng hồng, phần kết thúc phải mạnh mẽ, có

sức thuyết phục như đi con báo, phần giữa phải phình to ra và nhiều mỡ
như bụng của con lợn, (Đầu phụng - Bụng heo - Đi beo) khơng nằm ngồi
ý muốn tơn vinh giá trị nền văn hóa dân gian. Ở đây, nền văn hóa dân gian
là loại hình hí kịch Miêu Xoang, một loại hình nghệ thuật của người dân
Đông Bắc - Cao Mật. Với tư cách là một trong những tác phẩm mới của Mạc
Ngôn, tiểu thuyết Đàn hương hình rất có thể sẽ trở thành cột mốc quan trọng
đánh dấu sự quay trở về với văn hóa truyền thống, với nghệ thuật và phong
tục dân gian trong sáng tác của Mạc Ngôn.
Sức cuốn hút của nền văn hóa truyền thống lâu đời và sự phát triển rực rỡ
từ cổ đến kim của nền văn học Trung Quốc đã làm say mê không biết bao


4

nhiêu thế hệ độc giả. Sự ảnh hưởng của nền văn học này không chỉ ở các thời
đại trước mà ngày hôm nay, văn học Trung Quốc vẫn tỏa hương thơm ngát
đến các nền văn học khác trong khu vực. Ngồi sức cuốn hút về thành tựu thì
văn học Trung Quốc là một trong những nền văn học lớn trên thế giới được
đưa vào hệ thống giáo dục Việt Nam từ cấp trung học phổ thông đến bậc đại
học và sau đại học. Với bản thân là người làm công tác giảng dạy nên việc
nghiên cứu tác giả Mạc Ngôn nhằm mục đích làm thỏa mãn sự đam mê của
bản thân và phục vụ cho cơng tác chun mơn. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài
Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Về lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn, đã có rất cơng trình nghiên
cứu như các bài báo, các bài tham luận về tác phẩm của ông. Ở đây, chúng tôi
xin tổng hợp những bài nghiên cứu và chia lịch sử nghiên cứu về tác giả Mạc
Ngôn thành hai nhóm vấn đề lớn như sau:
2.1. Những cơng trình nghiên cứu Mạc Ngôn ở Việt Nam


Trong hàng chục cuốn tiểu thuyết Mạc Ngơn đã viết, ba cuốn tiểu thuyết
có tiếng vang và gây xơn xao dư luận nhất. Đó là Cao lương đỏ, Báu vật của
đời và Đàn hương hình. Tác phẩm Cao lương đỏ được giải thưởng tồn quốc
năm 1985- 1986, người ta vẫn thích Cao lương đỏ vì tác phẩm viết hơi nặng
về cái xấu của người Trung Quốc, mãi đến khi nó được đưa lên màn ảnh và
được giải “Cành cọ vàng” tại liên hoan phim Canne năm 1994 thì dư luận
mới tạm lắng xuống. Tiểu thuyết Báu vật của đời có nhiều người khơng thích
vì nó hơi dung tục, đến Đàn hương hình bên cạnh người khen thì khơng ít kẻ
chê. Đàn hương hình in năm 2001, song chỉ sau 4 tháng đã được tái bản với
số lượng trên 1000 cuốn. Trong tình hình thị trường sách hiện nay, Đàn
hương hình trở thành một hiện tượng đáng chú ý trong lĩnh vực xuất bản và
phát hành. Đàn hương hình ở Việt Nam cũng được nhiều nhà văn hoan


5

nghênh. Theo thời gian, những bài viết, những cơng trình nghiên cứu về tiểu
thuyết Mạc Ngôn ngày càng phong phú và đa dạng. Lịch sử tìm hiểu tiểu
thuyết Mạc Ngơn dần dần có bề dày và tất nhiên chưa có dấu hiệu dừng lại.
Sẽ có những hướng nghiên cứu được mở rộng từ một hay một vài khía cạnh
đến tổng thể thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Nhưng dù được
tiếp cận theo hướng nào, hầu hết những nghiên cứu đó đều chạm đến “văn
hóa dân gian” vì gần như mọi phương diện nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn
đều thấm đẫm tính dân gian. Lịch sử nghiên cứu “văn hóa dân gian” trong
tiểu thuyết Mạc Ngơn vì vậy, có thể nói, gắn liền và song hành với lịch sử
nghiên cứu Mạc Ngôn và tiểu thuyết của ông.
Tác giả Nguyễn Khắc Phê với bài viết "Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn Hương hình"
(Tạp chí Sơng Hương số 166 năm 2002), đã nhấn mạnh đến khả năng bao
quát hiện thực lịch sử rộng lớn và nêu lên vấn đề xung đột văn hóa Đơng –

Tây, trong Đàn hương hình ơng quan tâm đến đối chọi Đơng - Tây, sẽ nhận
ra từ hai loại âm thanh quyện vào tuổi ấu thơ của tác giả (tiếng xe lửa và làn
điệu Miêu Xoang). Âm thanh đường sắt là làn sóng văn minh phương Tây
đang đe dọa và bóp chết văn hóa dân tộc. Chuyện cũ mà ý nghĩa vẫn rất
"thời sự". Ngồi sự đối nghịch giữa văn hóa Đơng - Tây thì trong Đàn
hương hình nhà văn đã dùng phương pháp "lạ hóa" và "huyền thoại hóa" để
cường điệu và phóng đại những cuộc hành hình như: tùng xẻo năm trăm
miếng thịt, mà đặc biệt nhất là cảnh tử hình bằng cọc đàn hương, đâm từ hậu
môn lên miệng để cho phạm nhân đau khổ cùng cực nhưng không thể chết.
Bài viết đã có chú tâm đến vấn đề văn hóa dân gian nhưng chỉ giới hạn ở
phạm vi nhỏ như ngôn ngữ, và những yếu tố dân gian trong hai tác phẩm.
Nhưng vấn đề văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình vẫn chưa
được khám phá trọn vẹn.


6

Hai bài nghiên cứu có phần tồn diện đầu tiên về tiểu thuyết Mạc Ngôn là
“Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn” (Tạp chí Văn học nước
ngồi, số 4, năm 2003) và "Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình" (Tạp
chí Sơng Hương số 166 năm 2002). Ở hai bài viết này, giáo sư Lê Huy Tiêu
đã phân tích những đặc trưng của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc
Ngơn như: phép lạ hóa, nghệ thuật tự sự... Ngoài ra ở hai bài viết tác giả
cũng đã đề cập về ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đượm mùi
dân dã, chen nhiều ca dao thành ngữ, lời văn có nhiều lời hay ý đẹp, có
thanh có tục. Song trong giới hạn của bài nghiên cứu có tính khái qt về
những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, những biểu hiện cụ
thể của vấn đề văn hóa dân gian vẫn cịn nhiều vấn đề tác giả chưa bàn đến.
Nguyễn Thị Minh Quân trong luận văn thạc sỹ Nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngơn (Đại học Sư phạm Hà Nội, năm

2006), ngoài các vấn đề lớn mà tác giả đã phân tích như: người tự sự, khơng
gian tự sự, thời gian tự sự... luận văn cịn phân tích làn điệu dân gian Miêu
Xoang đặc trưng của tác phẩm như giọng “mèo” được sử dựng phổ biến
trong tác phẩm và Miêu Xoang trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu
đối với người dân Cao Mật. Người đọc thực sự cuốn hút khi trực tiếp nghe
làn điệu Miêu Xoang. Nhưng ở giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài thì
người viết khơng đi sâu phân tích biểu hiện cụ thể của văn hóa dân gian
trong tác phẩm.
Luận văn thạc sỹ Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010) Bùi Thị
Thanh Hương cho rằng ngơi kể chuyện và điểm nhìn là một trong những thủ
pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Ngồi ra cịn có giọng
điệu kể chuyện như: giọng điệu dân dã, hài hước, dung tục, khoa trương, hoài
nghi, bi phẫn... đây là vấn đề tác giả đã cụ thể hóa ngơn ngữ dân gian một


7

khía cạnh của văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Nhưng tác giả
chỉ mới khái quát chung về ngơn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Mạc Ngơn
nói chung cịn vấn đề cụ thể hóa trong tiểu thuyết Đàn hương hình tác giả vẫn
cịn để ngỏ.
Luận văn thạc sỹ Tiểu thuyết Mạc Ngơn dưới góc nhìn văn hóa (Đại học
Sư phạm Huế năm 2011) Phan Thị Thanh Tâm đã làm sáng rõ những nội hàm
của văn hóa truyền thống và hiện đại cũng như xung quanh những xung đột
giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa Đơng - Tây trong tiểu
thuyết Mạc Ngơn nói chung và trong tiểu thuyết Đàn hương hình nói riêng.
Tuy nhiên ở luận văn này người viết chỉ phân tích dưới góc độ văn hóa nói
chung, tác giả chưa đi vào vấn đề cụ thể của văn hóa dân gian trong tiểu
thuyết Mạc Ngơn.

Luận văn thạc sỹ Cái kì trong tiểu thuyết Mạc Ngơn (Đại học Sư phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2012) của Võ Nguyễn Bích Duyên cho rằng
sức hấp dẫn của tiểu thuyết Mạc Ngơn là do những hình tượng nghệ thuật
đậm chất kì như: kì nhân, kì cảnh, kì tài và những con người kì lạ, khơng gian
kì lạ, âm thanh kì lạ, mùi vị, sắc màu kì lạ và biết bao câu chuyện chỉ có thể
sinh ra từ sự hư cấu, phóng đại của nhà văn. Cùng với cách viết hiện đại một
mặt Mạc Ngôn chịu ảnh hưởng của cách kể chuyện của những người dân quê
ông, miệng lưỡi của dân gian. Luận văn này chỉ giải quyết vấn đề cái kì nên
yếu tố dân gian chưa được tác giả thật sự chú ý khai thác.
Nhìn chung tất cả những cơng trình khoa học ở trong nước chúng tơi đã
điểm qua, ít hoặc nhiều người viết có bàn đến văn hóa dân gian trong tiểu
thuyết Mạc Ngơn. Nhưng ở biểu hiện cụ thể hóa vấn đề văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Đàn hương hình thì chưa tác giả nào bàn đến. Vì vậy luận
văn của chúng tơi sẽ cụ thể hóa vấn đề văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
Đàn hương hình của Mạc Ngơn.


8

2.2. Những cơng trình nghiên cứu Mạc Ngơn ở Trung Quốc

Những bài trả lời phỏng vấn được Lâm Kiến Phát và Vương Nghiên tập
hợp trong Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Nhà xuất bản Văn học Hà Nội
năm 2004) do Nguyễn Thị Thại dịch, đã tập hợp những bài phát biểu, bài diễn
thuyết của Mạc Ngôn và những cuộc trả lời phỏng vấn trong và ngồi nước
như bài nói chuyện Diễn đàn của các nhà văn tại trường Đại học Tô Châu về
vấn đề "Thử bàn về nguồn tư liệu dân gian của sáng tác văn học" Mạc Ngôn
đã khẳng định "Cái gọi là sáng tác dân gian, vấn đề cuối cùng là tâm lí sáng
tác của nhà văn [...] đó là anh viết cho bà con dân thường hay anh là một dân
thường để viết, vì vậy nhà văn phải sáng tác từ vị trí của người dân' [41, tr

29]. Ngồi ra cịn có các bài phát biểu "Vì sao tơi lại viết Gia tộc cao lương
đỏ", bài nói chuyện ở Trường Đại học Stan - phooc Mỹ, đã bàn về vấn đề
"Đói khát và cơ đơn là tài sản sáng tác của tơi", bài nói chuyện ở Trường Đại
học Colompia, Mỹ "Về Báu vật của đời của tôi" hay bài diễn thuyết ở thư
viện Đài Bắc về vấn đề "Tôi và tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử".... Nhìn
chung những bài nói chuyện, những bài phát biểu, đã cung cấp cho chúng tôi
những thông tin bổ ích về động cơ, quan điểm, lập trường sáng tác của nhà
văn Mạc Ngôn. Cũng như việc đề cập đến những ảnh hưởng của William
Faulkner, Gunter Grass, Garcia Marquer đến Mạc Ngôn về đề tài, hiện thực
lịch sử, khuynh hướng sử thi, lịch sử hay phong cách dân gian trong sáng tác
của ơng.
Bên cạnh những nghiên cứu có tính chất tổng hợp, khái qt cịn có nhiều
bài viết tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn như bài trả lời
phỏng vấn với Trương Huệ Mẫn "Cái gì nâng đỡ Đàn hương hình" Có thể
thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu tác giả và
tác phẩm Mạc Ngôn đã chứng minh sức thu hút cũng như vai trị, vị trí của
Mạc Ngơn trên văn đàn Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, do điều kiện và khả


9

năng hạn chế, người viết chưa tiếp xúc được trực tiếp với các bài viết, cơng
trình này.
Ngồi ra, trên các trang web tiếng Anh cũng có nhiều bài viết đề cập đến
Mạc Ngôn và tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên những bài viết này chỉ mang tính
chất giới thiệu khái quát về con người, sự nghiệp cũng như một số tác phẩm
của Mạc Ngôn đã được xuất bản ở các nước phương Tây.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu nói trên đều có đề cập đến nội hàm văn
hóa và văn hóa dân gian, song chỉ mới dừng lại trên một số phương diện nhất
định của văn hóa, và vấn đề “văn hóa dân gian”. Tuy nhiên trong tiểu thuyết

Đàn hương hình của Mạc Ngơn văn hóa dân gian là một trong những vấn đề
trọng tâm xuyên suốt tác phẩm. Vì vậy nghiên cứu “văn hóa dân gian” trong
tiểu thuyết Đàn hương hình, chúng tơi hi vọng sẽ bổ sung thêm một phần nhỏ
vào lịch sử nghiên cứu tác giả, vẫn đang còn để ngỏ. Đặc biệt là những biểu
hiện cụ thể của “văn hóa dân gian” trong tác phẩm này và hàng loạt tiểu
thuyết của ông cùng các tiểu thuyết gia Trung Quốc đương đại.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu biểu hiện “văn hóa dân gian”
trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngơn cả hai phương diện nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật, biểu hiện ở làn điệu Miêu Xoang, trong xây
dựng hình tượng nhân vật, với những phong tục tập qn, ngơn ngữ dân gian,
đến nghệ thuật hành hình... Để việc nghiên cứu có thể được tiến hành trên một
cơ sở lý thuyết ổn định và rõ ràng, chúng tôi cũng sẽ đi vào giới thuyết nội
hàm khái niệm “văn hóa dân gian” và mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và
văn học. Đồng thời, chứng minh rằng “văn hóa dân gian” là một trong những
yếu tố truyền thống trong văn học Trung Hoa, và trong tiểu thuyết Mạc Ngơn,
đặc biệt là tiểu thuyết Đàn hương hình sẽ giúp ích chúng ta trong việc đánh
giá “văn hóa dân gian” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn như một yếu tố quan


10

trọng thể hiện sự kế thừa, tiếp nối và sáng tạo của Mạc Ngôn đối với văn học
dân tộc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu “văn hóa dân gian” trong phạm vi tiểu
thuyết “Đàn hương hình” của Mạc Ngôn đã được dịch và xuất bản tại Việt
Nam. Ngồi ra trong q trình nghiên cứu chúng tơi sẽ tham khảo những sáng
tác ở các thể loại khác như truyện dài, truyện ngắn, tản văn, những bài trả lời
phỏng vấn hay bài nói chuyện của Mạc Ngơn với độc giả… đã được dịch và

xuất bản ở Việt Nam như:
1. Đàn hương hình (2002), Trần Đình Hiến dịch, NXB Phụ nữ
2. Cao lương đỏ (2003), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học
3. Báu vật của đời (2001), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn nghệ
4. Rừng xanh lá đỏ (2003), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học
5. Tửu quốc (2004), Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội Nhà văn
6. Tổ tiên có màng chân (2006), Thanh Huệ, Bùi Việt Dương dịch, NXB
Văn học
7. Sống đọa thác đày (2007), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Phụ nữ
8. Tứ thập nhất pháo (2007), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ
Ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo thêm một số truyện vừa của Mạc Ngôn
như: Châu Chấu đỏ, Trâu thiến, Ma chiến hữu, Con đường nước mắt...
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu vấn đề "văn hóa dân gian " trong tiểu thuyết Đàn hương hình
của Mạc Ngôn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp tiểu sử

Phương pháp tiểu sử là phương pháp tìm hiểu và nghiên cứu tiểu sử nhà
văn để lý giải tác phẩm văn học. Các sáng tác của Mạc Ngôn thường chịu sự
chi phối và ảnh hưởng của những trải nghiệm thời tuổi trẻ với những khó


11

khăn của cuộc sống. Do vậy, việc sử dụng phương pháp này vào nghiên cứu
tiểu thuyết Mạc Ngơn, dưới góc độ nó là sản phẩm của một thời tăm tối, đáng
sợ với sự đeo bám của cái đói, cái rét và sự vây bọc của nỗi cô đơn đối với tác
giả.
5.2. Phương pháp so sánh


Phương pháp so sánh là hiểu một sự vật thơng qua các sự vật khác, ngồi
ra nó là sự so sánh đối chiếu những sự vật, hiện tượng, hình tượng nghệ thuật
mà nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết Đàn hương hình với các phẩm khác của
ông cũng như các nhà văn khác và các nền văn học khác nhau, các thời kì
khác nhau.
5.3. Phương pháp lịch sử - xã hội học

Ưu điểm của phương pháp này là nó đặt hiện tượng văn học vào bối cảnh
xã hội để nghiên cứu, tránh cho chúng ta khỏi sa vào lối nghiên cứu siêu hình,
xa rời thực tiễn. Tiểu thuyết Mạc Ngôn chủ yếu xoay quanh hai đề tài: thế sự
và lịch sử. Tách rời bối cảnh xã hội, chúng ta sẽ khơng có được những lý giải
xác đáng, mặc dù tiểu thuyết của ông là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng,
nhưng chúng một mặt là sự biến dạng của những hiện tượng, sự kiện có thực;
mặt khác, "văn hóa dân gian" như là một phương thức phản ánh hiện thực của
Mạc Ngôn. Do vậy, nắm bắt bối cảnh xã hội, lịch sử sẽ góp phần nhận ra
những biểu hiện cũng như giá trị nghệ thuật của "văn hóa dân gian" trong tiểu
thuyết của ơng.
5.4. Phương pháp liên ngành

Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi nghiên cứu luận văn nhằm vận
dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa dân
gian để tìm hiểu, lí giải tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngơn trên một
số phương diện như các loại hình nghệ thuật dân gian Miêu Xoang, phong tục
tập quán, ngôn ngữ dân gian và nghệ thuật hành hình.


12

5.5. Phương pháp phân tích tổng hợp


Trong q trình thực hiện luận văn chúng tôi sẽ tiếp cận và khảo sát trực
tiếp văn bản, từ đó sẽ phân tích đưa ra những luận điểm tổng hợp khái quát,
của luận văn về vấn đề văn hóa dân gian trong đời sống xã hội và trong tiểu
thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn.
Tất cả các phương pháp nghiên cứu đã nêu, người viết sẽ vận dụng linh
hoạt trong quá trình nghiên cứu, để có một cái nhìn tồn diện, khách quan khi
đánh giá vấn đề, chúng tơi cịn phối hợp sử dụng các phương pháp khác nhau
như: đối chiếu, thống kê... để làm rõ vấn đề văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
Đàn hương hình của Mạc Ngơn.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu “văn hóa dân gian” trong tiểu thuyết Đàn hương hình của
Mạc Ngơn, chúng tơi hi vọng sẽ chỉ ra những đặc sắc của dấu ấn văn hóa dân
gian với làn điệu Miêu Xoang, cùng với nghệ thuật hành hình man rợ trong
tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngơn trên cơ sở mối quan hệ giữa văn
hóa dân gian và văn học viết, khẳng định một số nét phong cách cơ bản của
nhà văn cùng với sự đóng góp của ơng cho nền văn học đương đại Trung
Quốc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận
văn gồm có 3 chương.
Chương 1. Văn hóa dân gian – vấn đề lí luận và thực tiễn. Chúng tơi
sẽ làm rõ nội hàm khái niệm văn hóa dân gian và mối quan hệ giữa văn hóa
dân gian và văn học viết, cũng như tình yêu quê hương và quan niệm tiểu
thuyết của Mạc Ngôn


13

Chương 2. Văn hóa dân gian với thế giới nhân vật và ngơn ngữ trong
Đàn hương hình. Chương này chúng tơi phân tích ảnh hưởng của Miêu

Xoang đối với thế giới nhân vật và ngôn ngữ Miêu Xoang trong tác phẩm.
Chương 3. Văn hóa dân gian với thế giới nghệ thuật Đàn hương hình.
Chúng tơi làm rõ Miêu Xoang với không gian nghệ thuật, Miêu Xoang với kết
cấu tác phẩm và nghệ thuật hành hình.


14

Chương 1. VĂN HĨA DÂN GIAN - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 . Khái niệm văn hóa dân gian
Trong một vài thập kỉ gần đây, văn hóa đã trở thành một trong những vấn
đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, văn
hóa gắn bó khăng khít với sự phát triển của lịch sử xã hội của từng quốc gia,
từng dân tộc. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người phát triển
tồn diện về trí tuệ, đạo đức, lịng nhân ái, khoan dung và xây dựng lối sống
có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng xã hội. Văn hóa trở
thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách, mỗi người sẽ kế thừa,
chọn lọc những tinh hoa văn hóa dân gian dung hịa với văn hóa đương đại.
Thế nhưng để có khái niệm cụ thể về văn hóa và văn hóa dân gian là việc làm
khơng hề dễ. Vì vậy chúng tơi sẽ hệ thống lại những định nghĩa về văn hóa và
văn hóa dân gian nhằm làm rõ nội hàm khái niệm.
Có thể nói văn hóa là cái liên quan gắn bó với mọi người, mọi cộng đồng
quốc gia, mọi dân tộc, nhưng vấn đề này có rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Sau khi liên Hiệp Quốc phát động phong trào “Thập kỉ quốc tế phát triển văn
hóa” (1987 – 1997) được toàn thế giới hưởng ứng, những vấn đề về văn hóa
lại càng được nghiên cứu tìm hiểu một cách sâu rộng hơn. Người ta đã thấy
rằng văn hóa là người bạn đồng hành của toàn nhân loại và giờ đây văn hóa
đã trở thành nền tảng, động lực, mục tiêu phát triển an toàn của mọi quốc gia
dân tộc trên tồn thế giới.

Nguồn gốc của chữ “văn hóa” có từ thời Tây Hán và tác giả Lưu Hướng
(năm 77 – 6 trước công nguyên) cho rằng: “việc trị thiên hạ của thánh nhân,
trước là văn đức, sau là vũ lực. Phàm dùng vũ lực, lại khơng phục, văn hóa
khơng thay đổi, thì sau đó xử chém” [63,tr.18]. Ý nghĩa của từ “văn hóa” thời


15

cổ đại là chỉ văn trị giáo hóa, tức là điều chỉnh và cảm hóa ln lý, đạo đức,
hình thành chế độ điển chương, lễ nhạc đối với con người. Sự giải thích về từ
văn hóa như vậy kéo dài đến thời cận đại.
Tuy nhiên, ngày nay nghĩa của từ văn hóa mà chúng ta thường dùng,
đương nhiên khác với thời cổ đại. Nó được du nhập từ phương Tây, dịch lại
thông qua tiếng Tiếng Anh, tiếng Pháp, từ này đều viết là “culture”, tiếng
Đức viết là “kulture”, chúng đều bắt nguồn từ tiếng Latinh“cultura”. Tiếng
Latinh “cultura” vốn có nghĩa là canh tác, nghĩa mở rộng sau này là cư trú,
luyện tập, lưu tâm hoặc chú ý, kính thần, v.v... hiện nay các loại ngơn ngữ
như Anh, Pháp, Đức cịn giữ một số hàm nghĩa đó của tiếng Latinh.
Văn hóa là một từ Việt gốc Hán, theo những cứ liệu xa xưa nhất của Trung
Quốc thì văn có nghĩa là đẹp (cái đẹp, vẻ đẹp) và hóa có nghĩa là làm thay
đổi, làm cho trở nên đẹp, tốt, hoàn thiện.
Theo chúng tơi văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở
bình minh của xã hội loài người, sự tồn tại và phát triển lâu dài cùng với lịch
sử là một phạm trù lịch sử xã hội, là hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội lồi
người. Nó là sản phẩm vật chất và tinh thần được tạo bởi hoạt động thực tiễn
của con người. Văn hóa là một tiêu chí quan trọng của sự phát triển lịch sử
lồi người.
Văn hóa dân gian là cội nguồn của mọi nền văn hóa trên thế giới là cơ sở
rất quan trọng của văn hóa dân tộc, chi phối đời sống con người mọi phương
diện. Do vậy không thể hiểu được bản sắc của một dân tộc nếu như khơng

hiểu văn hóa dân gian của dân tộc đó.
Thuật ngữ "dân gian" có thể hiểu như sau: Chữ gian có ba nghĩa khác
nhau, chữ gian thứ nhất là dối trá (trong gian tà), chữ gian thứ 2 là vất vả
(trong chữ gian nan), còn chữ gian thứ 3 trong dân gian nghĩa là cái khoảng,
cái khu rộng lớn, cái vùng. Không gian là một hay tất cả khoảng trời đất bao


16

la. Trung gian là cái khoảng chính giữa, và dân gian là trong khu vực trong
địa hạt của dân. Văn hóa dân gian được thể hiện ở mọi lĩnh vực, mọi khơng
gian mọi thời điểm. Có cuộc sống, có người dân, thì ở đó có văn hóa dân
gian. Tìm hiểu văn hóa dân gian là tiếp cận với cuộc sống của dân tộc đó đi
sâu vào cuộc sống của dân tộc đó, hiểu thế giới xã hội quanh và hiểu được
chính ta.
Để chỉ hiện tượng mà tiếng Việt gọi là văn hóa dân gian thì hiện nay trên
thế giới và cả Việt Nam thường dùng thuật ngữ folklore (flok: dân chúng,
nhân dân, lore: tri thức, trí khơn). Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà khoa
học người Anh là Willam J.Thoms sử dụng trong một bài báo đăng trên tạp
chí “The Athenneum” xuất bản ở Ln Đơn năm 1846. Ơng là người đã đặt
cột mốc đầu tiên cho việc xác định một đối tượng và con đường hình thành
khoa học về đối tượng đó. Hơn một thế kỉ trơi qua, các nhà nghiên cứu, các
trường phái khoa học ở nhiều nước vẫn chưa có quan niệm thống nhất về
folklore và có rất nhiều tranh luận về vấn đề này.
Thuật ngữ folklore ít dùng ở Việt Nam, nhưng lại phổ biến ở nhiều nước.
Khi nhà nhân chủng học người Anh Willam J.Thoms đưa ra lần đầu tiên năm
(1846) thì thuật ngữ này có nội dung rộng; đơi khi chỉ cả những di tích của
nền văn hóa vật chất, nhưng chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh
thần của nhân dân như: phong tục, đạo đức, việc cúng tế, ca dao, truyện cổ
tích, cách ngơn,... của các thời trước.

Qua việc tổng kết lại các cơng trình trên, theo chúng tơi văn hóa dân gian
(folklore) có trong mọi lĩnh vực đời sống và vẫn diễn ra sống động, có thể
thâu nhận và tiêu hóa những yếu tố mới, trên đường đi của nó. Ở đây chúng
tơi chỉ đi vào nghiên cứu văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình
ở làn điệu dân gian Miêu Xoang cùng văn hóa tàn khốc được nâng lên thành


17

nghệ thuật chém người. Đó chính là nghiên cứu sự tác động ảnh hưởng của
văn hóa dân gian đến đời sống xã hội trong quá khứ cũng như đương thời.
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết
Văn học nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tơn giáo, đạo đức, tín
ngưỡng, phong tục, tập qn,... là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu
trúc văn hóa. Nếu văn hóa thể hiện những quan niệm, ứng xử của con người
trong cuộc sống thì văn học sẽ là nơi lưu giữ những ứng xử, những quan
niệm, những phong tục của cuộc sống rất sinh động. Văn hóa tác động đến
văn học khơng chỉ ở đề tài, mà cịn biểu hiện ở tồn bộ các hoạt động sáng tạo
của nhà văn và cũng như sự tiếp nhận của người đọc. Văn học là sự tự ý thức
văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa mà cịn chịu sự
chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa, là một trong những phương tiện
bảo tồn văn hóa.
Quan hệ giữa văn hóa và văn học không chỉ là mối quan hệ một chiều.
Văn học chịu sự ảnh hưởng và chi phối của văn hóa, mối quan hệ này là mối
quan hệ tương hỗ, mối quan hệ của hai hình thái ý thức thuộc kiến trúc
thượng tầng. Vì vậy khi nghiên cứu văn học, người ta có thể lấy tư liệu từ văn
hóa và ngược lại. Văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối
yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Sự sáng tạo của nhà văn luôn chịu sự chi
phối của rất nhiều yếu tố trong đó có văn hóa. Những nhà văn tiên phong của
dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hóa lớn. Bằng nghệ thuật ngơn từ, họ

có thể cổ vũ hoặc phê phán những biểu hiện phản văn hóa, đồng thời họ có
thể khẳng định hoặc ca ngợi những giá trị văn hóa dân tộc, của nhân dân khai
phóng. Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hóa tiêu cực hay cổ vũ cho
sự tiếp biến văn hóa, giới sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là người tiên phong
mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hóa dân tộc.


18

Giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ nên việc
tìm hiểu văn học dưới góc độ văn hóa là một hướng đi rất cần thiết và triển
vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi
pháp học... thì cách tiếp cận văn học bằng văn hóa học sẽ giúp chúng ta lí giải
trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hóa được bao hàm bên
trong nó. Những yếu tố văn hóa liên quan đến thiên nhiên, lịch sử, địa lí, văn
hóa, xã hội, pháp luật, tơn giáo, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, ngơn ngữ...
Có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức
của tác phẩm. Theo Chu Lập Nguyên “Văn học là một phần của văn hóa, biết
sử dụng cái nhìn văn hóa thích hợp thì sẽ hiểu văn học sâu hơn, cũng có thể
mở rộng phương diện nghiên cứu” [21, tr 51]. Phương pháp nghiên cứu liên
ngành cũng có ý nghĩa đối với lí luận văn học, lúc này lí luận văn học sẽ là bộ
mơn mở, bao dung nhiều thành phần. Nó sẽ coi trọng diễn ngôn, văn bản,
phương diện truyền bá, văn học đại chúng. Việc chuyển hướng nghiên cứu
văn hóa trong văn học đang mở ra những hướng nghiên cứu mới trong tầm
nhìn văn hóa. Có thể nói, định hướng nghiên cứu thi pháp văn hóa bao gồm
thi pháp đối thoại và thi pháp carnaval kiểu M. Bakhtin hay nghiên cứu mẫu
gốc huyền thoại kiểu Northrop Frye, nghiên cứu trần thuật lịch sử kiểu H.
White, hay nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống văn hóa,
chẳng hạn như văn học với Nho học, Đạo học, Phật học, văn hóa với thi ca,
văn hóa với tư duy tiểu thuyết… Đó là những cách nghiên cứu văn học dưới

góc độ văn hóa. Một trong những người khởi xướng xu hướng tiếp cận văn
học dưới góc độ văn hóa là nhà nghiên cứu người Nga Mikhai M. Bakhtin
cho rằng: nghiên cứu văn học phải đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của lịch
sử văn hóa đặc biệt là nghiên cứu thời đại văn hóa mà tác phẩm đó ra đời.
"Khoa học nghiên cứu văn học phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Văn
học là một bộ phận khơng thể tách rời của văn hóa. Khơng thể hiểu nó ngoài


19

cái mạch (kontest) ngun vẹn của tồn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó
tồn tại... Tác phẩm văn học không chỉ sống trong những thế kỉ tiếp, nếu nó
khơng biết bằng cách nào đó thu hút vào mình những gì của thế kỉ đã qua.
Nếu nó chỉ nảy sinh bằng tất cả những yếu tố của ngày nay (tức xã hội đương
thời của nó) mà khơng tiếp tục q khứ và khơng gắn bó với q khứ một
cách đáng kể, nó khơng thể tiếp tục sống trong tương lai" [20,tr.139]. Như
vậy theo cách nói M. Bakhtin quá khứ là một phần của văn hóa dân tộc tức là
văn hóa dân gian. Và vấn đề này từ rất lâu các nhà văn đã tự giác và hoàn
toàn đã ý thức tiếp thu, ảnh hưởng lí giải những vấn đề của văn hóa dân gian
từ văn học dân gian cho đến những vấn đề như tôn giáo, phong tục, tập qn,
tín ngưỡng, pháp luật...
Có thể khẳng định văn hóa dân gian bao đời nay đã ảnh hưởng rất
nhiều đến cuộc sống chính tri, xã hội, trong đó có văn học. Các nền văn học
lớn trên thế giới tồn tại và phát triển ln chịu ảnh hưởng đậm nét của văn
hóa dân gian. Trong tiến trình lịch sử văn học thế giới các nhà văn, nhà thơ
lớn đều chịu ảnh hưởng, tiếp thu, vận dụng chất liệu dân gian, một cách nhuần
nhuyễn đều gặt hái những thành công nhất định và sẽ trụ vững với thời gian.
Văn hóa dân gian đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh của đời sống nhưng có
lẽ sự ảnh hưởng đó diễn ra đậm nét nhất là trong văn học. Quan hệ tác động
ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa dân gian và văn học viết diễn ra hết sức độc

đáo. Đó là quan hệ mang tính sáng tạo, có tính quy luật và cũng là cơ sở lí
luận cốt yếu cho sự cắt nghĩa một quá trình phát triển, một hiện tượng văn
học. Trong nền văn học Việt Nam mối quan hệ và ảnh hưởng giữa văn hóa
dân gian và văn học viết cũng diễn ra hết sức độc đáo. Trong tiến trình lịch sử
phát triển của văn học dân tộc những nhà văn, nhà thơ chịu ảnh hưởng và tiếp
thu vận dụng chất liệu dân gian một cách nhuần nhuyễn đều gặt hái những
thành công nhất định. Tác phẩm của họ sẽ gây được tiếng vang và lưu truyền


×