Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường cao đẳng công nghệ và quản trị sonadezi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thiên Hạnh

KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thiên Hạnh

KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH



Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Kỹ năng quản lý thời gian của
sinh viên Trường Cao đẳng Cơng nghệ và Quản trị Sonadezi” hồn tồn là kết
quả nghiên cứu của chính bản thân tơi và chưa được cơng bố trong bất cứ một
cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn,
tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình
bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả
các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh,
theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của q Thầy Cơ,
đồng nghiệp, các sinh viên và gia đình.
Trước tiên, tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Ban Giám hiệu, cán bộ và
chun viên phịng Sau Đại học, q Thầy Cơ khoa Tâm lý học Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin ghi ơn đặc biệt đến TS. Trần Thị Quốc Minh – người hướng dẫn
khoa học cho đề tài luận văn của tôi. Những hướng dẫn, chỉ bảo tận tình về học
thuật của Cơ đã giúp tơi vượt qua những khó khăn và thêm nghị lực để hoàn
thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Tôi xin trân trọng biết ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Trường Cao đẳng

Công nghệ và Quản trị Sonadezi đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thu thập dữ liệu cũng như đã cung cấp những tư liệu cần thiết và có những ý
kiến đóng góp q báu cho đề tài luận văn này.
Tơi cũng không quên gửi lời cảm ơn các bạn sinh viên Trường Cao đẳng
Công nghệ và Quản trị Sonadezi, những người cộng sự trẻ đã tham gia vào quá
trình điều tra, khảo sát. Những tham gia, đóng góp của các bạn là nguồn lực lớn
giúp tơi hồn thành tốt đẹp các nhiệm vụ của đề tài.
Và gia đình, nơi có những người đã cho tôi niềm tin, sự chia sẻ và nguồn
động viên để hoàn thành luận văn này.
Luận văn hoàn thành khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp q báu của q Thầy Cơ, q bạn đọc để giúp tơi khắc phục những
hạn chế, hồn chỉnh luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
Danh mục phụ lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN........ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 13

1.2. Lý luận về kỹ năng quản lý thời gian ...................................................... 15
1.2.1. Khái niệm kỹ năng .............................................................................. 15
1.2.2. Khái niệm quản lý ............................................................................... 19
1.2.3. Khái niệm thời gian............................................................................. 22
1.2.4. Khái niệm quản lý thời gian................................................................ 23
1.2.5. Kỹ năng quản lý thời gian ................................................................... 28
1.2.5.1. Nhận thức và thái độ về thời gian và việc quản lý thời gian ........ 29
1.2.5.2. Những hành động quản lý thời gian và những thao tác quản
lý thời gian tương ứng ................................................................. 31
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 50
Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ
QUẢN TRỊ SONADEZI ............................................................... 51
2.1. Khái quát về bối cảnh nghiên cứu ........................................................... 51
2.1.1. Sơ nét về Trường Cao đẳng Sonadezi ................................................ 51


2.1.2. Đặc điểm của sinh viên Trường Cao đẳng Sonadezi .......................... 51
2.1.2.1. Về phương diện xã hội.................................................................. 51
2.1.2.2. Về phương diện nhận thức............................................................ 52
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng............................................ 54
2.2.1. Mục đích, yêu cầu ............................................................................... 54
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 54
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát ................................... 54
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 56
2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học ................................................... 56
2.2.3. Trình tự nghiên cứu............................................................................. 56
2.2.3.1. Nghiên cứu thử nghiệm ................................................................ 56
2.2.3.2. Nghiên cứu chính thức.................................................................. 57
2.2.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................. 58

2.2.5. Thang đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên ................... 59
2.3. Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trường Cao
đẳng Sonadezi ......................................................................................... 60
2.3.1. Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với thời gian và việc quản
lý thời gian ......................................................................................... 60
2.3.2. Những hành động và thao tác quản lý thời gian của sinh viên ........... 65
2.3.2.1. Thiết lập mục tiêu ......................................................................... 65
2.3.2.2. Lập kế hoạch sử dụng thời gian và sắp xếp công việc hợp lý ...... 68
2.3.2.3. Thực thi kế hoạch và những thói quen quản lý thời gian ............. 80
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng quản lý thời gian
của sinh viên ...................................................................................... 94
2.3.4. Đề xuất một số cách thức góp phần nâng cao kỹ năng quản lý
thời gian của sinh viên ..................................................................... 100
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 102
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 107
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB

: Điểm trung bình

ĐLC

: Độ lệch chuẩn

GV


: Giảng viên

HS, SV

: Học sinh, sinh viên

KN

: Kỹ năng

QLTG

: Quản lý thời gian

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Ma trận quản trị thời gian [5, tr.225] .............................................. 38

Bảng 2.1.

Thang Likert 5 mức độ dùng trong nghiên cứu .............................. 55

Bảng 2.2.


Các bước nghiên cứu ...................................................................... 56

Bảng 2.3.

Hệ số tin cậy của phiếu khảo sát thử nghiệm ................................. 57

Bảng 2.4.

Chi tiết mẫu nghiên cứu định lượng ............................................... 57

Bảng 2.5.

Số lượng SV theo khoa và theo năm học của mẫu nghiên cứu ...... 58

Bảng 2.6.

Phân loại kết quả học tập của mẫu nghiên cứu ............................... 59

Bảng 2.7.

Mức độ thực hiện các thao tác thiết lập mục tiêu ........................... 65

Bảng 2.8.

Mức độ thực hiện các thao tác lập kế hoạch ................................... 68

Bảng 2.9.

Trung bình mức độ SV lập kế hoạch .............................................. 70


Bảng 2.10. Mức độ thực hiện thao tác lập danh mục cơng việc ....................... 70
Bảng 2.11. Trung bình mức độ SV lập danh mục công việc ............................ 71
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện thao tác sắp xếp thứ tự cơng việc ưu tiên .......... 73
Bảng 2.13. Trung bình mức độ SV sắp xếp công việc ưu tiên ......................... 75
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện các thao tác lập thời gian biểu ........................... 76
Bảng 2.15. Trung bình mức độ SV chia nhỏ công việc .................................... 78
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện các thao tác thực thi kế hoạch ........................... 81
Bảng 2.17. Trung bình mức độ SV thực thi kế hoạch....................................... 84
Bảng 2.18. Mức độ thực hiện các thói quen QLTG .......................................... 85
Bảng 2.19. Trung bình mức độ SV thực hiện thói quen “khơng trì hỗn” ....... 87
Bảng 2.20. Trung bình mức độ SV thực hiện thói quen sử dụng facebook ...... 89
Bảng 2.21. Kiểm định trị trung bình mức độ KN QLTG theo giới tính ........... 91
Bảng 2.22. Kết quả phân tích phương sai ANOVA mức độ KN QLTG
theo Khoa ........................................................................................ 92
Bảng 2.23. Kết quả phân tích phương sai ANOVA mức độ KN QLTG
theo khóa học .................................................................................. 93
Bảng 2.24. Đánh giá của SV về các yếu tố ảnh hưởng đến KN QLTG ............ 95
Bảng 2.25. Kiểm định trị trung bình mức độ KN QLTG theo yếu tố đã
từng tham dự chuyên đề tại trường hoặc khóa đào tạo về KN
QLTG .............................................................................................. 97


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Nhận thức của SV về giá trị thời gian và vai trò của QLTG .... 60

Biểu đồ 2.2.

Nhận thức của SV về việc QLTG ............................................. 61


Biểu đồ 2.3.

Thái độ của SV đối với thời gian .............................................. 63

Biểu đồ 2.4.

Thái độ của SV đối với việc QLTG.......................................... 64

Biểu đồ 2.5.

Tần suất SV trả lời tình huống lập kế hoạch ............................ 70

Biểu đồ 2.6.

Tần suất SV trả lời tình huống lập danh mục cơng việc........... 71

Biểu đồ 2.7.

Tần suất SV trả lời tình huống sắp xếp cơng việc ưu tiên ........ 75

Biểu đồ 2.8.

Tần suất SV trả lời tình huống chia nhỏ cơng việc ................. 78

Biểu đồ 2.9.

Tần suất SV trả lời tình huống thực thi kế hoạch .................... 84

Biểu đồ 2.10.


Tần suất SV trả lời tình huống của thói quen “khơng
trì hỗn” .................................................................................... 87

Biểu đồ 2.11.

Tần suất SV trả lời tình huống thói quen sử dụng facebook .... 89


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình QLTG đề xuất ......................................................................... 9
Hình 1.2. Quy trình QLTG .................................................................................. 26


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.

Phiếu thăm dò ý kiến

Phụ lục 2.

Phiếu khảo sát chính thức

Phụ lục 3.

Độ tin cậy phiếu khảo sát thử nghiệm

Phụ lục 4.1. Bảng hỏi phỏng vấn sâu cán bộ, giảng viên
Phụ lục 4.2. Danh sách cán bộ, giảng viên tham gia phỏng vấn sâu

Phụ lục 4.3. Bảng hỏi phỏng vấn sâu sinh viên
Phụ lục 4.4. Danh sách sinh viên tham gia phỏng vấn sâu
Phụ lục 5.

Tần suất sinh viên trả lời về nhận thức và thái độ đối với thời
gian và việc quản lý thời gian

Phụ lục 6.

Điểm trung bình các thao tác quản lý thời gian

Phụ lục 7.

Kiểm định trị trung bình mức độ kỹ năng quản lý thời gian theo
giới tính

Phụ lục 8.

Phân tích phương sai ANOVA mức độ kỹ năng quản lý thời
gian theo Khoa

Phụ lục 9.

Phân tích phương sai ANOVA mức độ kỹ năng quản lý thời
gian theo khóa học

Phụ lục 10. Phân tích phương sai ANOVA mức độ kỹ năng quản lý thời
gian theo kết quả học tập
Phụ lục 11. Kiểm định trị trung bình mức độ kỹ năng quản lý thời gian theo
yếu tố đã từng tham dự chuyên đề tại trường hoặc khóa đào tạo

về kỹ năng quản lý thời gian


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, giáo dục kỹ năng (KN) sống và KN mềm là
vấn đề thu hút sự quan tâm của không chỉ những người làm trong ngành giáo
dục mà của toàn xã hội. Có nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về KN
sống và KN mềm trên cả phương diện lý luận và ứng dụng vào thực tiễn. Đối
với học sinh, sinh viên (HS, SV), việc hình thành KN sống và các KN mềm là
rất quan trọng, vừa góp phần nâng cao chất lượng học tập, vừa góp phần tích
cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, vấn đề giáo dục
KN sống cho HS, SV cũng được đề cập đến khá nhiều, có thể kể đến là: Chiến
lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt ngày 13/6/2012 đã nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo
dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện…; chất lượng giáo dục được
nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, KN sống, năng lực sáng
tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học;…”. Và một trong
những giải pháp được đề cập đến là: “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học…”, trong đó: “Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất,
quốc phòng - an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục KN sống,
giáo dục lao động và hướng nghiệp HS…” [25]. Sau đó, ngày 28/02/2014, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT về Quy định
Quản lý hoạt động giáo dục KN sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính
khóa đối với các cơ sở giáo dục và các đơn vị có liên quan đến hoạt động giáo
dục KN sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa. Điều này cho thấy
công tác giáo dục KN sống cho HS, SV được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt

quan tâm [1].
Đối với SV đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học, một trong
những KN quan trọng cần hình thành cho SV đó là KN quản lý thời gian


2

(QLTG). SV ít chịu sự giám sát của cha mẹ hoặc người thân trong q trình học
tập, lịch học khơng cố định theo từng ngày, có nhiều thời gian tự do hơn, khơng
cịn bị bắt buộc đến giảng đường mà có thể tự học, tự nghiên cứu tại nhà; bên
cạnh đó là những mối bận tâm ngồi việc học như: đi làm thêm, tham gia công
tác xã hội, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đối với
SV ở trọ còn phải tự lo ăn uống, sinh hoạt hằng ngày… Khi đó, địi hỏi SV phải
biết chọn lựa những ưu tiên và kiểm soát thời gian học tập, sinh hoạt hợp lý, nếu
không sẽ khơng thể học tập hiệu quả, khơng hồn thành tất cả công việc, luôn
trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và có thể dẫn đến bỏ học hoặc bị lơi cuốn
vào các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, SV cần biết cách QLTG và tổ chức cuộc
sống cũng như công việc học tập nhằm nâng cao chất lượng sống và hiệu quả
học tập của bản thân.
Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi (từ đây gọi tắt là
Trường Cao đẳng Sonadezi) đã tổ chức giảng dạy KN QLTG cho SV ngay từ
khoá học đầu tiên (năm học 2005-2006). Tuy nhiên, KN này chỉ được tổ chức
giảng dạy tại 3/5 Khoa trong Trường (do Khoa đề xuất) và được giảng dạy dưới
dạng chuyên đề, không bắt buộc SV tham gia. Ngồi ra, cơng tác tổ chức, thời
gian phân bổ, hiệu quả giảng dạy chuyên đề chưa được kiểm soát chặt chẽ… Từ
hiện trạng trên khiến chúng tôi tự đặt những câu hỏi: KN QLTG của SV
Trường Cao đẳng Sonadezi như thế nào? Có sự khác biệt nào về mức độ QLTG
giữa SV đã tham dự chuyên đề KN QLTG và những SV chưa tham dự chuyên
đề này? Có cần thiết phải tổ chức chuyên đề KN QLTG cho SV hay khơng?
KN QLTG có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của SV? SV có KN

QLTG tốt có góp phần nâng cao kết quả học tập của bản thân không?...
Trên thế giới, QLTG là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, trong đó nhiều tác giả đi sâu vào
nghiên cứu mối liên hệ giữa QLTG với trạng thái lo âu, căng thẳng (stress), sự
hài lòng đối với công việc, hiệu quả làm việc (Macan và cộng sự, 1990; Macan,


3

1994; Sariisik và cộng sự, 2009; Ghanbarpur và cộng sự, 2013…); nhiều nghiên
cứu khác đi sâu tìm hiểu mối liên hệ giữa QLTG với thành quả học tập hay điểm
số của SV (Britton và Tesser, 1991; Trueman và Hartley, 1996; Kaushar, 2013;
Hamzah và cộng sự, 2014;…); Bên cạnh đó, một số tác giả đã thử nghiệm một
số chương trình giảng dạy KN QLTG và nhận thấy ảnh hưởng tích cực của
chương trình giảng dạy giúp tăng hiệu quả làm việc của đối tượng tham gia
(McCay, 1959; Macan, 1994; Van Eerde, 2003; Ghanbarpur và Eisazadeh,
2013…). Tại Việt Nam, các nghiên cứu khoa học về vấn đề này cịn ít, tuy nhiên
có khá nhiều tài liệu được biên soạn, biên dịch dưới dạng sách tham khảo hoặc
sổ tay rèn luyện KN, trong đó chủ yếu hướng đến đối tượng là các nhà quản lý,
lãnh đạo hoặc nhân viên đi làm [2], [12], [13], [20], [21], [28], chưa có nhiều tài
liệu bàn về việc hình thành KN QLTG cho SV.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kỹ năng quản
lý thời gian của sinh viên Trường Cao đẳng Cơng nghệ và Quản trị
Sonadezi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng KN QLTG của SV Trường Cao đẳng Sonadezi, từ đó,
đề xuất một số cách thức nhằm nâng cao KN QLTG của SV.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
KN QLTG của SV Trường Cao đẳng Sonadezi.

3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là SV Trường Cao đẳng Sonadezi.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các GV giảng dạy KN sống, cán bộ quản
lý và GV Trường Cao đẳng Sonadezi.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung nghiên cứu


4

Đề tài tập trung nghiên cứu KN QLTG như là một KN mềm của SV tại
Trường Cao đẳng Sonadezi xét dưới góc độ sự hình thành và mức độ của KN
bao gồm: nhận thức và thái độ đối với thời gian và việc QLTG, các hành động
và thao tác QLTG tương ứng.
4.2. Về khách thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu trực trạng: 307 SV thuộc 5 Khoa, được chọn ngẫu nhiên
phân tầng theo tỷ lệ từ tổng thể 1.526 SV (với độ tin cậy 95% và mức sai số
5%).
4.3. Về thời gian khảo sát
Khảo sát được thực hiện trong Học kỳ 2 năm học 2014-2015, với khoảng
thời gian từ 01/02/2015 – 15/07/2015.
5. Giả thuyết nghiên cứu
KN QLTG của SV Trường Cao đẳng Sonadezi ở mức trung bình. Ngun
nhân có thể do SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc QLTG, chưa
biết cách lập kế hoạch QLTG hoặc chưa có các thói quen tốt trong việc QLTG.
Nếu làm rõ được thực trạng mức độ KN QLTG của SV và biết được ngun
nhân của thực trạng đó, thì có thể đề xuất một số cách thức phù hợp góp phần
nâng cao KN QLTG của SV Trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về KN, KN sống, KN QLTG.

Khảo sát thực trạng KN QLTG của SV Trường Cao đẳng Sonadezi và xác
định nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất một số cách thức góp phần nâng
cao KN QLTG của SV.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.


5

Cách tiến hành: Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau
như: các đề tài nghiên cứu, tạp chí khoa học, sách báo liên quan đến KN QLTG,
qua đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa nguồn tài liệu…
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
Mục đích: Thu thập thông tin từ SV về nhận thức, thái độ và các hành
động/ kỹ thuật QLTG của SV thể hiện qua những thao tác QLTG tương ứng.
Cách tiến hành: Đề nghị SV tham gia trả lời phiếu khảo sát được thiết kế
trước.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Tìm hiểu thêm thông tin về KN QLTG của SV, làm cơ sở giải
thích cho các số liệu thống kê trong nghiên cứu.
Cách tiến hành: Trao đổi trực tiếp với GV, SV dựa trên bảng phỏng vấn
sâu được chuẩn bị trước.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Mục đích: Xử lý, phân tích số liệu thu thập được nhằm định lượng và định
tính các kết quả nghiên cứu của đề tài.
Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để phân tích số
liệu dựa trên điểm trung bình, tần số, tỉ lệ phần trăm, các kiểm nghiệm…



6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Ở nước ngồi, QLTG khơng phải là một khái niệm mới mẻ, vấn đề làm
thế nào để kiểm soát được thời gian nhằm giúp nâng cao hiệu quả một ngày làm
việc đã được nhiều tác giả đề cập đến ngay từ những năm 1950. Một số học giả
đã đề xuất một vài cách thức nhằm giải quyết vấn đề lãng phí thời gian trong
cơng việc (McCay, 1959; Druker, 1966; Lakein, 1973…), họ đã đề nghị một số
biện pháp đơn giản như lập danh mục những việc cần làm (making to-do-list)
hoặc viết kế hoạch làm việc trên giấy để làm tăng hiệu quả cơng việc… Trong
đó, có những tác giả được xem như là những người tiên phong trong việc nghiên
cứu về vấn đề này, có thể kể đến như là:
McCay (1959) có thể được xem là người đầu tiên xây dựng và đề xuất
một chương trình đào tạo QLTG cho các nhà quản lý và người đi làm dựa trên
những nguyên lý cơ bản như: mang lại cho học viên những hiểu biết sâu sắc về
các hoạt động lãng phí thời gian, giúp tăng hiệu quả ngày làm việc thông qua
việc hướng dẫn người ta cách lập một kế hoạch hàng ngày, làm thế nào để ưu
tiên các nhiệm vụ và cách thức xử lý các nhiệm vụ đột xuất… [35, tr.256].
Chương trình của McCay được bổ sung, hồn thiện và vẫn cịn được áp dụng
cho đến ngày nay.
Drucker P.F. (1966) cho rằng QLTG là dựa trên một giả định rằng việc
ghi chép, kiểm soát và tối ưu hóa một lượng thời gian nào đó có thể giúp một
người sử dụng hiệu quả thời gian của mình [47, tr.118].
Lakein (1973) trong tác phẩm “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và
cuộc sống của bạn” (How to Get Control of Your Time and Your Life) đã mô tả
việc QLTG trước hết bắt đầu với việc mỗi người xác định những nhu cầu và
mong muốn của bản thân, sau đó phân loại chúng theo mức độ quan trọng.

Những hành động cụ thể bao gồm xác định mục tiêu để đạt được những nhu cầu


7

hay mong muốn đó và dành ưu tiên cho những nhiệm vụ cần thiết để đạt được
chúng. Khi đó, những nhiệm vụ quan trọng nhất được bố trí với lượng thời gian
và những nguồn lực sẵn có bằng việc lập kế hoạch, lập thời gian biểu cũng như
lập danh mục công việc cần làm [44, tr.381].
Mackenzie (1974) đã phát triển một chiến lược QLTG, được tạo nên từ sự
kết hợp của những thủ thuật hoặc các nguyên tắc, một vài trong số đó có thể kể
đến là: lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu và ưu tiên, tự đưa ra thời hạn để hồn
thành cơng việc và rèn luyện khả năng tự kiểm soát, tiên liệu và sử dụng linh
hoạt thời gian, tập trung mọi nỗ lực, biết giao việc, kiểm soát những khủng
hoảng, làm giảm đến mức tối thiểu các nhiệm vụ thường ngày khơng hướng đến
việc hồn thành công việc và tránh những thông tin kém giá trị… [45, tr.10-15].
Porter (1978) đã đưa ra 3 quy luật giúp cho một người QLTG của mình
hiệu quả, bao gồm: Biết được thời gian của mình trải qua như thế nào và ở đâu;
Xác định những nhiệm vụ là thiết yếu đối với cơng việc, những nhiệm vụ khơng
quan trọng có thể loại bỏ, những cơng việc bản thân có thể làm hiệu quả hơn và
những cơng việc có thể giao cho người khác; Lập kế hoạch thời gian của mình
và tính tốn lượng thời gian đủ để thực hiện hiệu quả những công việc đã lên kế
hoạch [47, tr.118].
Những tác giả được giới thiệu ở trên đề cập đến những kỹ thuật hoặc các
phương pháp giúp một người quản lý được thời gian của mình cũng như sử dụng
nó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Tuy nhiên, các học
thuyết và quan điểm nêu trên chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết tạo cơ sở lý luận
cho các nghiên cứu sau này, mà chưa đi sâu nghiên cứu chính thức về QLTG
cũng như những ảnh hưởng của nó đến các mặt hoạt động của con người như:
hiệu quả công việc, kết quả học tập, trạng thái tinh thần hay thậm chí là chất

lượng cuộc sống... Nhiều nhà nghiên cứu sau này đã đi sâu nghiên cứu để tìm lời
giải đáp cho những câu hỏi đó và đã tìm ra những kết quả nghiên cứu mang tính


8

khoa học, có thể kể đến như là: Macan T.H. và cộng sự, Britton B.K. và Tesser
A., Trueman M. và Hartley J.,...
Một trong những tác giả có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực
QLTG phải kể đến chính là Therese Hoff Macan. Năm 1990, Macan cùng với
nhóm cộng sự của mình gồm: Shahani, Dipboye và Phillips đã thực hiện nghiên
cứu “QLTG của SV: Mối tương quan với kết quả học tập và sự căng thẳng”
(College students’ time management: Correlations with academic performance
and stress) với số lượng mẫu là 288 SV chuẩn bị tốt nghiệp được yêu cầu hoàn
thành bảng hỏi để đánh giá hành vi và thái độ QLTG, mức độ căng thẳng, tự
cảm nhận về kết quả học tập và thu thập điểm trung bình. Thang đo hành vi
QLTG được phân tích thành 4 nhân tố độc lập gồm: Xác định mục tiêu và các
ưu tiên (Setting goals and priorities); Những kỹ thuật – Lập kế hoạch, thời gian
biểu (Mechanics – Planning, scheduling); Mức độ cảm nhận việc kiểm sốt thời
gian (Perceived control of time) và Ưa thích sự bừa bộn (Preference for
disorganization). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đều có ảnh hưởng
đến kết quả học tập, sự hài lịng trong cơng việc và cuộc sống, trong đó, nhân tố
Mức độ cảm nhận việc kiểm sốt thời gian có ảnh hưởng lớn nhất (nghĩa là:
Những người có cảm nhận về việc kiểm sốt tốt thời gian của bản thân đánh giá
kết quả, sự hài lòng trong công việc và cuộc sống ở mức ý nghĩa cao hơn). Hạn
chế của nghiên cứu là nhóm tác giả yêu cầu đối tượng khảo sát cung cấp các chỉ
số về điểm trung bình tồn khóa học (grade point average – GPA) và tự đưa ra
đánh giá kết quả học tập (self-reported performance rating), vì thế, kết quả
nghiên cứu chưa đủ sức thuyết phục. Điều này gợi ý cho những nghiên cứu tiếp
theo khi thực hiện đo lường kết quả học tập hoặc trạng thái căng thẳng cần thông

qua những biểu hiện cụ thể như: điểm trung bình, điểm kiểm tra, đánh giá của
giáo viên hoặc những quan sát về những phản ứng căng thẳng của khách thể
nghiên cứu... [43]. Để phát triển học thuyết của mình, năm 1994, Macan thực
hiện nghiên cứu “Quản lý thời gian: Kiểm nghiệm một mơ hình quy chuẩn”


9

(Time Management: Test of a Process Model) với việc sử dụng một loạt các
thang đo mức độ căng thẳng, sự thỏa mãn và mức độ hồn thành cơng việc đã
được thừa nhận trước đó… và xây dựng được một mơ hình QLTG thể hiện trong
hình 1.1.
Job-induced
tensions

Setting goals
and priorities

Time management
training

Mechanics of
time management

Preference for
organization

Somatic
tensions


Perceived control
of time

Job
satisfaction
Job
performance

Hình 1.1. Mơ hình QLTG đề xuất [44, tr.382]
Macan phát biểu rằng việc đào tạo QLTG (Time management training)
dẫn tới 3 kiểu hành vi QLTG gồm: Thiết lập mục tiêu và các ưu tiên (Setting
goals and priorities); Các kỹ thuật/ kỹ xảo QLTG (Mechanics of time
management) và Ưa thích sự ngăn nắp/ có tổ chức (Preference for organization)
với giả thuyết rằng những hành vi này sẽ đem đến Mức độ cảm nhận việc kiểm
soát thời gian (Perceived control of time), hoặc cảm giác có sự kiểm sốt đối với
thời gian của một người. Ngoài ra, mức độ cảm nhận việc kiểm soát thời gian
được giả thuyết là trung gian để điều chỉnh giữa những hành vi QLTG và Tình
trạng căng thẳng gây ra bởi cơng việc (Job-induced tention), Căng thẳng thể
chất/ sự mệt mỏi (Somatic tention), Sự thỏa mãn (Job satisfaction) và Hiệu quả
công việc (Job performance). Kết quả cho thấy việc xác định mục tiêu và các ưu
tiên cùng với các kỹ thuật/ kỹ xảo QLTG có mối liên hệ tích cực với mức độ
cảm nhận việc kiểm sốt thời gian, trong khi đó nhân tố ưa thích sự ngăn nắp/ có
tổ chức thì khơng. Thứ đến, mức độ cảm nhận việc kiểm soát thời gian chỉ có
mối liên hệ tích cực với sự thỏa mãn trong cơng việc, trong khi đó khơng có mối
liên hệ ý nghĩa với các nhân tố cịn lại (tình trạng căng thẳng, hiệu quả công


10

việc). Những kết quả nghiên cứu này ngụ ý rằng bằng việc thực hiện những kỹ

thuật QLTG, một người có thể trải nghiệm việc kiểm sốt những cơng việc có
thể được thực hiện trong một ngày làm việc. Cảm giác này lần lượt có ảnh
hưởng rõ ràng đến sự thỏa mãn trong công việc, giảm trạng thái căng thẳng gây
ra bởi công việc và sự mệt mỏi [44].
Britton và Tesser (1991) cũng là những tác giả đi tiên phong trong việc
nghiên cứu các ảnh hưởng của QLTG với cơng trình nghiên cứu “Ảnh hưởng
của việc thực hành QLTG đến điểm số đại học” (Effects of Time-Management
Practices on College Grades). Nhóm tác giả đã giả thuyết rằng điểm trung bình
đại học có thể được dự đốn bởi việc thực hành QLTG. Họ đã lựa chọn 90 SV
năm nhất và năm hai bậc cao đẳng của Trường Đại học Georgia để trả lời một
bảng khảo sát với 35 câu hỏi QLTG, đồng thời thu thập điểm SAT (Scholastic
Aptitude Test: đánh giá năng lực học tập – tương đương điểm tuyển sinh đại
học) của SV. Nhóm tác giả phát hiện ra 2 nhân tố QLTG ảnh hưởng trực tiếp
đến điểm trung bình tồn khóa học (GPA), đó là: Lập kế hoạch – bao gồm việc
lập kế hoạch ngắn hạn (Short-range planning) và lập kế hoạch dài hạn (Longrange planning); Thái độ với thời gian (Time attitudes) là những yếu tố dự báo
quan trọng của điểm GPA và chiếm nhiều hơn so với phương sai điểm SAT.
Britton và Tesser đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa việc lập các kế hoạch
ngắn hạn và điểm GPA, trong khi việc lập kế hoạch dài hạn thì khơng. Họ phát
biểu rằng việc lập các kế hoạch ngắn hạn là một kỹ thuật QLTG hiệu quả hơn so
với lập kế hoạch dài hạn bởi vì những kế hoạch có thể được điều chỉnh do những
thay đổi nhất thời hoặc những tình huống khơng thể tiên đốn trước, mà những
kế hoạch thì lại cho phép sự linh hoạt. Những SV thực hành việc lập kế hoạch và
có thái độ tích cực với thời gian cho rằng họ có nhiều giờ để hồn thành nhiệm
vụ học tập của mình, bởi họ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc kiểm soát thời
gian của họ trải qua như thế nào mỗi ngày. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy
những SV có sử dụng một chiến lược QLTG định hướng mục tiêu (Goal-


11


oriented time management) có điểm GPA cao hơn. Điều này chỉ ra rằng việc
thực hành QLTG thật sự có thể ảnh hưởng đến thành tích học đại học [33]. Bảng
hỏi QLTG của Britton và Tesser sau này được nhiều học giả tham khảo và sử
dụng trong nghiên cứu của mình.
Nhiều tác giả sau đó cũng đã thực hiện các nghiên cứu tương tự và cũng
nhận ra rằng QLTG có mối liên hệ tích cực đối với kết quả học tập. Cách phân
bổ thời gian không phù hợp, không xác định mục tiêu và các ưu tiên, trải qua
nhiều thời gian với bạn bè hoặc đến phút cuối mới chuẩn bị cho bài kiểm tra, là
một vài ví dụ về thói quen QLTG nghèo nàn đã được xem như là những nguyên
nhân hàng đầu của kết quả học tập yếu kém (Adams và Jex, 1997; Carl và
Gortner, 1999; Trueman và Hartley, 1996;…) [32], [34], [50].
Tiếp nối những nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả Sariisik, Nergis, và
Ergun (2009) đã thực hiện nghiên cứu “Nhận thức và thái độ của SV về việc sử
dụng thời gian, và làm thế nào để ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống hằng
ngày: Một cuộc điều tra từ Thổ Nhĩ Kỳ” (University student’s perceptions and
attitudes about time using, and how to deal with their daily life stress: an
investigation from Turkey) nhằm mục đích điều tra về thái độ, suy nghĩ và nhận
thức của 235 SV chính quy học ngành Quản lý du lịch tại 3 trường đại học khác
nhau, về QLTG, việc sử dụng thời gian và ảnh hưởng của nó đến đời sống hàng
ngày của họ. Kết quả cho thấy hầu hết SV nhận thức được tầm quan trọng của
thời gian, và họ có thể QLTG của mình. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một
chương trình đào tạo KN QLTG nên được thực hiện trong trường đại học để
giúp tăng nhận thức của SV về thời gian và KN QLTG, đồng thời biết cách sử
dụng thời gian một cách hiệu quả [47].
Ghanbarpur và Eisazadeh (2013) đã tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả của
việc giảng dạy những chiến lược QLTG đối với tâm trạng lo lắng và kết quả học
tập của HS” (Effectiveness of Teaching Time Management Strategies on
Students’ Anxiety and Their Academic Performance) với phương pháp thực



12

nghiệm trên 38 HS năm thứ ba trung học năm học 2011-2012 (19 HS thuộc
nhóm thử nghiệm được giảng dạy về QLTG, 19 HS thuộc nhóm đối chứng thì
khơng). Sau đó, nhóm tác giả tiến hành thu thập dữ liệu và sử dụng phân tích
phương sai để kiểm nghiệm giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy việc giảng
dạy QLTG giúp làm giảm sự lo âu, và làm tăng kết quả học tập của HS [38].
Cũng trong năm 2013, Kaushar đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về tác
động của QLTG đối với kết quả học tập của SV cao đẳng” (Study of impact of
time management on academic performance of college students) với mẫu nghiên
cứu là 50 SV cao đẳng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những hành vi thuộc về lập
kế hoạch thời gian (time planning) được SV thực hiện ở mức độ cao hơn những
hành vi QLTG khác (thiết lập mục tiêu, các ưu tiên...). Kết quả đã cho thấy có
mối quan hệ tích cực và ý nghĩa của việc lập kế hoạch thời gian đối với kết quả
học tập của SV. Kaushar đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến việc QLTG kém
của SV như: Khơng có mục đích, mục tiêu, khơng có một thời gian biểu phù
hợp, trải qua hàng giờ trên mạng xã hội, nói chuyện điện thoại quá nhiều, tụ tập
bạn bè... Ông khẳng định: “Khơng có một cách thế hồn hảo giúp QLTG, tuy
nhiên, điều quan trọng là phải biết được chính mình, khi đó mới có thể đưa ra
những quyết định sáng suốt trong việc sử dụng thời gian của bản thân” [40,
tr.59].
Gần đây, có nghiên cứu của nhóm tác giả Hamzah, Lucky và Joarder
(2014) với đề tài “QLTG, động lực bên ngoài, và kết quả học tập của SV: Minh
chứng từ một Trường đại học Cộng đồng Malaysia” (Time Management,
External Motivation, and Students’ Academic Performance: Evidence from a
Malaysian Public University) đã tìm thấy được mối quan hệ tích cực và có ý
nghĩa giữa việc QLTG và kết quả học tập của SV dựa trên phương pháp phân
tích tương quan và lập được phương trình hồi quy mơ tả mức độ ảnh hưởng của
nhân tố QLTG đến kết quả học tập của SV. Nhóm tác giả đã thảo luận về tầm
quan trọng của việc QLTG trong việc nâng cao kết quả học tập cho SV, với



13

quan điểm rằng KN QLTG là nhân tố then chốt đem lại kết quả học tập cao cho
SV, đồng thời khuyến nghị rằng SV nên được cung cấp thật nhiều kỹ thuật và
KN QLTG. Nếu SV có thể nâng cao KN trong việc QLTG, họ khơng cịn đối
diện với viễn cảnh thường xuyên “học vào phút chót” (last-minute studying)
trước kỳ thi, nhờ vậy mà cải thiện kết quả học tập [39].
1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
Có một số tác giả dành sự quan tâm đặc biệt đến KN QLTG và xem nó
như là một KN cần thiết phải có trong cuộc sống hiện đại, như tác giả Đào Thị
Oanh (2011) đã trình bày qua bài viết “Những kỹ năng sống cần giáo dục ở SV
Đại học sư phạm Hà Nội” đã cho rằng một trong những KN quan trọng cần
giảng dạy cho SV khối ngành sư phạm là KN phân tích và tổ chức cơng việc;
quản lý, sử dụng thời gian hợp lý bên cạnh các KN quan trọng khác như: KN tự
đánh giá; KN truyền thông; KN hợp tác, làm việc nhóm; KN giao tiếp… [22].
Ngồi ra, có nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện và những lớp học về QLTG
dành cho SV và người đi làm được tổ chức tại các trường đại học dưới dạng
chuyên đề hoặc những khóa học tại các trung tâm giáo dục KN sống, trung tâm
văn hóa… tuy nhiên, nội dung về mặt khoa học vẫn còn là một vấn đề cần xem
xét [52], [53], [54].
Năm 2011, tác giả Huỳnh Văn Sơn đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng kỹ
năng quản lý thời gian của SV một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” nhằm tìm hiểu nhận thức của SV về khái niệm QLTG, mức độ
thực hiện các thao tác và các hành động trong việc QLTG của SV. Kết quả
nghiên cứu cho thấy SV đã có KN QLTG nhưng chỉ ở mức độ trung bình và còn
hạn chế ở các hành động, thao tác QLTG. Tác giả đã đề xuất một số biện pháp
giúp SV hạn chế những thói quen tiêu cực trong việc QLTG như: xác định mục
tiêu, xác định danh mục công việc, sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên, ước lượng

thời gian hoàn thành… để nâng cao KN QLTG của bản thân [23].


14

Năm 2012, tác giả Huỳnh Văn Sơn tiếp tục chủ nhiệm đề tài “Phát triển
kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học sư phạm” đã tiến hành khảo sát
1.089 SV và cho kết quả SV đánh giá KN QLTG là một KN mềm cần thiết nhất
đối với bản thân và được xếp ở vị trí quan trọng hàng đầu [24]. Kết quả này có ý
nghĩa định hướng và thôi thúc chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài về
KN QLTG của SV.
Ngồi ra, cịn có cơng trình nghiên cứu “Ứng dụng các lý thuyết về quản
lý thời gian vào thực tế các dự án cầu tại Việt Nam để tránh chậm tiến độ” của
tác giả Đinh Thành Đồng (2013) nhằm tìm hiểu và xác định những nguyên nhân
gây ra tình trạng chậm tiến độ trong các cơng trình cầu tại Việt Nam và vai trị
của các biện pháp QLTG đến tình trạng đó. Kết quả nghiên cứu của luận văn
này chỉ ra rằng các lý thuyết và biện pháp QLTG có thể được áp dụng cho tất cả
các giai đoạn của dự án, trong đó, ba giai đoạn được ưu tiên áp dụng là giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, đấu thầu và tiến hành đầu tư [11].
Có thể thấy, các nghiên cứu về KN QLTG ở Việt Nam dưới quy mơ một
cơng trình khoa học, các tài liệu chuyên biệt về KN QLTG chưa được triển khai
nhiều. Tuy vậy, có thể đề cập đến một số quyển tài liệu về KN QLTG được
chuyển ngữ – dịch thuật tại Việt Nam như:
− Quản lý thời gian (Time Management) của tác giả David Fontana do
Trương Vỹ Quyền dịch, được xuất bản năm 2006 [12].
− Thuật quản lý thời gian (Time Management) của tác giả Brian Tracy do
Trần Quốc Duy biên dịch, được xuất bản năm 2014 [28].
− Quản lý thời gian (Time Management) của tác giả Martin Manser do
Xuân Chi biên dịch và xuất bản năm 2014 [21].
− Quản lý thời gian (Time Management) – Cẩm nang Kinh doanh

Harvard do Trần Thị Bích Nga và Phạm Ngọc Sáu biên dịch và xuất
bản năm 2014 [2].


×