Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Kĩ năng thể hiện cảm xúc trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Phượng

KĨ NĂNG THỂ HIỆN XÚC CẢM TRONG
TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Phượng

KĨ NĂNG THỂ HIỆN XÚC CẢM TRONG
TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 60 31 04 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trị chơi đóng vai theo chủ đề
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Cần Thơ”
là luận văn đầy tâm huyết của tôi. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu do chính tơi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Phượng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

............................................................................................................................. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG THỂ HIỆN XÚC CẢM

TRONG TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CỦA TRẺ
MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI............................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trị chơi đóng vai
theo chủ đề ....................................................................................................................... 7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm và trò chơi trẻ em trên thế giới............... 7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm và kĩ năng thể hiện xúc cảm trong
trị chơi đóng vai theo chủ đề ở Việt Nam .......................................................10
1.2. Cơ sở lí luận về kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi ................................................................................................................14
1.2.1. Một số khái niệm ..................................................................................................14
1.2.2. Đánh giá khả năng nhận biết và bộc lộ xúc cảm của trẻ theo Bộ chuẩn
phát triển trẻ em 5 tuổi ........................................................................................38
1.2.3. Vai trò của xúc cảm và trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ 5
– 6 tuổi ..................................................................................................................42
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kĩ năng thể hiện
xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.........................45
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................52
Chương 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THỂ HIỆN XÚC CẢM TRONG
TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CỦA TRẺ MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................................54
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .....................................................................................54


2.1.1. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................54
2.1.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................54
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................54
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ......................................................................................67
2.2.2. Thực trạng kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc cảm của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ .........................................................................79

2.2.3. Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến kĩ năng thể hiện các trạng
thái xúc cảm của trẻ ............................................................................................92
2.2.5. Nguyên nhân của thực trạng ...............................................................................96
2.3. Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc cảm trong
trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi............................................................98
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ......................................................................................98
2.3.2. Những nhóm biện pháp rèn luyện kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc
cảm trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi............................. 101
2.3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................ 106
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 117
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVTCĐ : Đóng vai theo chủ đề
MN

: Mầm non

ĐTB

: Điểm trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.


Mô tả khách thể nghiên cứu bằng phương pháp sử dụng bài tập... 55

Bảng 2.2.

Tiêu chí đánh giá kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc cảm
thông qua nét mặt, cử chỉ và biểu cảm lời nói của trẻ mẫu giáo
5 – 6.......................................................................................... 59

Bảng 2.3.

Kết quả khả năng nhận biết của trẻ về các trạng thái xúc cảm
được thể hiện qua tranh ảnh. ...................................................... 68

Bảng 2.4.

Kết quả số lượng trẻ đạt ở từng mức tổng điểm khả năng nhận
biết xúc cảm qua tranh ảnh......................................................... 69

Bảng 2.5.

Kết quả số lượng trẻ đạt về khả năng nhận biết từng trạng thái
xúc cảm ở mỗi bức tranh............................................................ 71

Bảng 2.6.

Kết quả khả năng nhận biết của trẻ về các trạng thái xúc cảm
được thể hiện qua nét mặt, cử chỉ và biểu cảm lời nói của cơ
giáo........................................................................................... 72

Bảng 2.7.


Kết quả số lượng trẻ đạt ở từng mức tổng điểm khả năng nhận
biết xúc cảm của cô giáo ............................................................ 74

Bảng 2.8.

Kết quả số lượng trẻ đạt về khả năng nhận biết các trạng thái
xúc cảm thể hiện qua từng loại phương tiện ................................ 76

Bảng 2.9.

Kết quả so sánh khả năng thể hiện các trạng thái xúc cảm của
trẻ giữa 3 trường ........................................................................ 78

Bảng 2.10. Kết quả so sánh điểm trung bình nhận biết của trẻ theo từng
cặp trường................................................................................. 79
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên thể hiện các trạng thái
xúc cảm của trẻ trong một tuần khi trẻ đóng vai .......................... 80
Bảng 2.12. Kết quả kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc cảm của trẻ thông
qua nét mặt, cử chỉ và biểu cảm lời nói khi trẻ đóng vai .............. 82
Bảng 2.13. Kết quả số trẻ đạt được ở từng mức tổng điểm kĩ năng thể hiện
xúc cảm của 3 trường mầm non.................................................. 84


Bảng 2.14. Kết quả số lượng trẻ đạt về kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc
cảm qua từng loại phương tiện khi đóng vai................................ 86
Bảng 2.15. Kết quả số lượng giáo viên đánh giá trẻ đạt ở từng loại phương
tiện thể hiện các trạng thái xúc cảm khi đóng vai ........................ 88
Bảng 2.16. Kết quả so sánh kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc cảm của trẻ
giữa 3 trường............................................................................. 90

Bảng 2.17. Kết quả so sánh điểm trung bình kĩ năng theo từng cặp trường .... 91
Bảng 2.18. Kết quả ảnh hưởng của các nhân tố đến kĩ năng thể hiện các
trạng thái xúc cảm của trẻ .......................................................... 92
Bảng 2.19. Kết quả sử dụng các biện pháp để rèn luyện kĩ năng thể hiện
các trạng thái xúc cảm cho trẻ .................................................... 94
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về tính cần thiết của các biện
pháp.........................................................................................107
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về tính khả thi của các biện
pháp.........................................................................................109


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tần số của từng mức tổng điểm nhận biết xúc cảm qua tranh
của trẻ tại 3 trường ................................................................... 70
Biểu đồ 2.2. Tần số của từng mức tổng điểm nhận biết xúc cảm của trẻ
qua nét mặt, cử chỉ và biểu cảm lời nói của cô tại 3 trường
mầm non ................................................................................. 75
Biểu đồ 2.3. Tần số của từng mức tổng điểm kĩ năng thể hiện xúc cảm của
trẻ tại 3 trường mầm non .......................................................... 83


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc giáo dục cho trẻ biết cách thể hiện xúc cảm ra bên ngoài một cách phù
hợp không những tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng hòa đồng với bạn bè, xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh và tự tin trong giao tiếp, mà
còn giúp trẻ khắc phục sự dồn nén, nhờ đó đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực như:
mặc cảm tự ti hay vô cảm, hung hăng, bướng bỉnh… Giáo sư Gottman quan sát

và thấy rằng: “Biểu lộ xúc cảm rất có lợi với hệ thống thần kinh, có thể giúp trẻ
nhanh chóng trở lại bình thường”. Khi chúng ta giúp trẻ biểu lộ xúc cảm có
nghĩa là khiến chúng bắt đầu suy nghĩ tìm hiểu về trạng thái của mình, nhìn
nhận lại bản thân [7].
Khi chúng ta giúp trẻ nhận biết xúc cảm của người khác và hiểu nguồn
gốc những xúc cảm đó, cũng như ảnh hưởng của nó đến những người xung
quanh thì cũng có nghĩa là chúng ta đang gián tiếp giáo dục cho trẻ biết cách
điều chỉnh xúc cảm, hành vi của chính mình. Đây là một khả năng rất cần thiết
để sau này trẻ thành công trong cuộc sống.
Theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
ngày 22 tháng 07 năm 2010, trong đó có quy định cụ thể tại Thơng tư số
23/2010/TT-BGDĐT về những điều mong đợi ở khả năng nhận biết và thể hiện
các trạng thái xúc cảm qua nét mặt, cử chỉ và biểu cảm lời nói của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi. Đây là nội dung giáo dục rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi, nó đã được trình bày rõ ở các chỉ số 35, 36, 61 [4]. Hơn nữa, nội dung giáo
dục này cũng được thể hiện đầy đủ trong lĩnh vực Phát triển tình cảm – kĩ năng
xã hội của Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành theo Quyết định số 17/2009/TT – BGDĐT ngày 25/7/2009, đó là “Giáo
dục trẻ nhận biết và thể hiện xúc cảm, tình cảm với con người, sự vật và hiện
tượng xung quanh” [48].


2

Trị chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ) là con đường hiệu quả nhất để
phát triển xúc cảm cho trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
tham gia vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lịng nhiệt tình vốn có của nó, vì
thế trị chơi ĐVTCĐ thâm nhập một cách dễ dàng hơn cả vào thế giới xúc cảm –
tình cảm của trẻ độ tuổi này. Dẫu biết rằng, trong trò chơi mọi thứ đều mang ý
nghĩa tượng trưng, đều không có thật, nhưng xúc cảm, tình cảm mà trẻ biểu hiện

trong đó là chân thực nhất. Khơng có một hoạt động nào ở tuổi mẫu giáo lại có
thể giúp trẻ bộc lộ xúc cảm của mình một cách chân thật thơng qua vai chơi như
là trị chơi ĐVTCĐ [30].
Thực tế ở các trường mầm non hiện nay, phần lớn giáo viên chưa thật sự
đánh giá cao giờ hoạt động góc, đặc biệt là góc phân vai, chưa chú trọng nhiều
đến kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong q
trình đóng vai từng nhân vật trong các chủ đề. Trong giờ chơi, giáo viên chỉ bao
quát chung chung chứ chưa có sự hòa nhập vào cuộc chơi cùng trẻ, chưa thường
xuyên tạo tình huống để trẻ bộc lộ các trạng thái xúc cảm thông qua nét mặt, cử
chỉ và biểu cảm lời nói phù hợp với vai chơi. Đối với một số lớp q đơng cơ
khơng có điều kiện theo sát từng trẻ, chưa có sự động viên khích lệ hay lơi cuốn
trẻ vào cuộc chơi, vì vậy một số trẻ khơng có khả năng hịa nhập với bạn bè, thụ
động trong giờ chơi, một số trẻ thì lầm lì, nhút nhát.
Trong những năm gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu về xúc cảm, nhưng
nghiên cứu về kĩ năng thể hiện xúc cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì rất ít.
Năm 2013 có luận văn thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Thạch Thảo nghiên cứu về
“Kĩ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non
tại thành phố Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu tìm hiểu kĩ
năng thể hiện xúc cảm thơng qua nét mặt, cử chỉ và biểu cảm lời nói của trẻ
trong trò chơi ĐVTCĐ. Cho đến nay, ở thành phố Cần Thơ chưa có cơng trình
nghiên cứu nào về kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi.


3

Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Kĩ năng thể hiện xúc
cảm trong trị chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số
trường mầm non tại thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của
trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Cần Thơ, từ đó đề
xuất một số biện pháp tác động đến kĩ năng thể hiện xúc cảm của trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận như: hệ thống hóa các cơng trình nghiên
cứu về xúc cảm và trò chơi trẻ em trên thế giới và trong nước, làm rõ các khái
niệm: kĩ năng, xúc cảm, kĩ năng thể hiện xúc cảm, trò chơi ĐVTCĐ, trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi, vai trò của xúc cảm và trò chơi ĐVTCĐ, các nhân tố ảnh hưởng
đến kĩ năng thể hiện xúc cảm.
- Khảo sát thực trạng kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất một số biện pháp tác động đến kĩ năng thể hiện xúc cảm của trẻ.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 103 trẻ
Giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo: 81 giáo viên
5. Giả thuyết nghiên cứu
Kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi ở 3 trường mầm non tại thành phố Cần Thơ đạt ở mức trung bình và có sự
khác biệt về điểm trung bình giữa 3 trường.


4

6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát 103 trẻ ở trường mầm non: trường mầm non Thực hành
(quận trung tâm), trường mầm non Lê Bình (gần trung tâm), trường mầm

non Trường Xuân A (huyện).
- Khảo sát 81 giáo viên đã và đang phụ trách lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở
13 trường mầm non tại thành phố Cần Thơ.
6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng nhận biết xúc cảm của trẻ qua tranh ảnh và qua nét
mặt cử chỉ, biểu cảm lời nói của cơ giáo dựa vào Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5
tuổi, trên cơ sở đó khảo sát kĩ năng thể hiện các trạng thái xúc cảm của trẻ qua
nét mặt cử chỉ, biểu cảm lời nói trong trị chơi ĐVTCĐ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Làm rõ các vấn đề lí luận của đề tài.
- Cách thực hiện: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến
đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp sử dụng bài tập
- Mục đích: Đánh giá khả năng nhận biết xúc cảm của trẻ qua tranh ảnh và
qua nét mặt cử chỉ, biểu cảm lời nói của giáo viên.
- Cách thực hiện:
+ Bài tập 1: “Xem hình và đốn”
Cho trẻ quan sát 6 tấm hình thể hiện 6 nét mặt, 6 trạng thái xúc cảm: vui,
buồn, ngạc nhiên, giận dữ, sợ hãi, xấu hổ. Sau đó người nghiên cứu yêu cầu trẻ
chỉ vào từng tấm hình đúng với câu hỏi. Ví dụ: người nghiên cứu hỏi “Hình nét
mặt vui đâu?”, nếu trẻ chỉ đúng hình mặt vui thì người nghiên cứu đánh “X” vào
cột “Đạt” ở phần 1 của phiếu đánh giá.


5

+ Bài tập 2: “Xem cơ làm và đốn”
Cơ giáo lần lượt biểu lộ từng trạng thái xúc cảm qua nét mặt, cử chỉ và biểu

cảm của lời nói (theo những tiêu chí gợi ý của người nghiên cứu – phụ lục 1) để
trẻ quan sát, lắng nghe và yêu cầu trẻ nói đúng trạng thái xúc cảm mà cơ vừa thể
hiện. Ví dụ: cơ giáo nói với trẻ “Bây giờ con hãy nhìn xem cơ biểu lộ xúc cảm
và đốn xem cơ vui hay buồn, cơ ngạc nhiên hay giận dữ … nhé!”. Nếu trẻ nói
đúng xúc cảm mà cô thể hiện lần lượt qua nét mặt, cử chỉ và qua biểu cảm lời
nói thì người nghiên cứu đánh “X” vào cột “Đạt” ở phần 2 của phiếu đánh giá.
7.2.2. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Khảo sát kĩ năng thể hiện 6 trạng thái xúc cảm của trẻ qua nét
mặt cử chỉ, biểu cảm lời nói khi đóng vai.
- Cách thực hiện:
+ Quan sát mức độ thường xuyên thể hiện các trạng thái xúc cảm trong một
tuần.
+ Quan sát trẻ thể hiện từng loại xúc cảm qua từng phương tiện xem đạt
hay không.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Thu thập thơng tin của giáo viên chủ yếu về mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố và thực trạng sử dụng biện pháp để rèn kĩ năng thể hiện xúc cảm
cho trẻ.
- Cách thực hiện: Phát phiếu thăm dò ý kiến để giáo viên trả lời.
7.2.3. Phương pháp trị chuyện
- Mục đích: Thu thập thêm thông tin để làm rõ nguyên nhân của thực trạng
vấn đề nghiên cứu.
- Cách thực hiện: Trò chuyện thân mật với một số giáo viên với những câu
hỏi có chuẩn bị trước.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
- Mục đích: Xử lí thơng tin thu thập được theo phương thức định lượng.


6


- Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để:
+ Tính tổng, đếm tần số, tính tỉ lệ phần trăm, tính điểm trung bình.
+ Phân tích phương sai One – way Anova và phân tích sâu Anova.
Trong các phương pháp trên, phương pháp sử dụng bài tập và phương pháp
quan sát là 2 phương pháp chủ đạo của đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lí luận
- Tổng hợp và làm rõ nhiều lí luận có liên quan đến đề tài.
- Xây dựng một số khái niệm quan trọng: khái niệm kĩ năng thể hiện xúc
cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, khái niệm nét mặt, cử
chỉ, biểu cảm lời nói của trẻ khi đóng vai.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá được khả năng nhận biết xúc cảm của trẻ và kĩ năng thể hiện
xúc cảm qua nét mặt cử chỉ và biểu cảm lời nói khi đóng vai của trẻ ở 3 trường
mầm non tại thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất một số biện pháp để giáo viên rèn kĩ năng thể hiện xúc cảm cho
trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG THỂ HIỆN XÚC
CẢM TRONG TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CỦA
TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trị chơi
đóng vai theo chủ đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm và trò chơi trẻ em trên thế
giới
1.1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm trên thế giới
Việc nghiên cứu về xúc cảm diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. Theo

hướng nghiên cứu khía cạnh sinh lí về xúc cảm thì có một số lí thuyết sau:
Trước hết phải kể đến thuyết sinh lí về xúc cảm của Jame – Lange. Đây là
lí thuyết tương đối đầy đủ đầu tiên và đơn giản nhất về xúc cảm, nó ra đời nhờ
sự kết hợp của nhà triết học, tâm lí học người Mỹ, William James và nhà sinh lí
người Đan Mạch, Carl Lange. Thuyết này coi xúc cảm là tổng hợp các thay đổi
sinh lí của cơ thể, xuất hiện trước một tác động từ bên ngoài được con người
nhận thức. Chẳng hạn, ta đang run rẩy do đó ta mới cảm thấy sợ hãi. Mặc dù lí
thuyết này cịn nhiều điểm khó chấp nhận nhưng nó cũng có sức ảnh hưởng vào
những năm 20 – 40 của thế kỉ XX [53].
Kế đến là lí thuyết Cannon – Bard của 2 tác giả: Walter Cannon và Philip
Bard. Hai tác giả này đã chứng minh rằng các trạng thái xúc cảm và những thay
đổi sinh lí của cơ thể xảy ra đồng thời nhưng độc lập với nhau, khơng có quan
hệ gì với nhau cả [60].
Nghiên cứu theo hướng nhận thức về xúc cảm thì có lí thuyết Schachter –
Singer do sự đóng góp rất lớn của Stanley Schachter và học trị của ơng, Jerome
Singer. Họ cho rằng xúc cảm diễn ra nhờ quan sát hoàn cảnh hiện tại của chúng
ta và so sánh bản thân chúng ta với người khác. Do đó xúc cảm là kết quả của


8

q trình gồm 2 giai đoạn: kích thích sinh lí nói chung và kinh nghiệm của cảm
xúc [72].
Lí thuyết thẩm định xúc cảm (appraisal theory) của Magda B.Anold và
Richard Lazarus cũng nghiên cứu theo hướng này. Tác giả cho rằng chất lượng
và cường độ của cảm xúc được điều khiển bởi quá trình nhận thức.
P.M.Iacovson cũng chỉ ra rằng xúc cảm của người xuất hiện khi các sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan tác động vào bộ não người mà họ nhận thức và
làm ra được. Theo hướng nghiên cứu này cịn có các nhà tâm lí học như
H.Spencer (1890), W.Wundt (1896), S.L.Rubinxtein (1946), A.N.Leonchiev

(1971), P.K.Anokhin (1964), R.Lazarus (1964), P.V.Ximonov (1981), Luk
(1982)… Các kết quả nghiên cứu của họ đã chứng minh rằng nguồn gốc xúc
cảm của con người là từ nhận thức [45].
Gần đây, nhiều nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa những thay đổi
biểu hiện khuôn mặt và sự trải nghiệm các xúc cảm khác nhau. Lí thuyết q
trình đối lập của xúc cảm (Opponent - Process theory) được phát triển bởi 2 nhà
tâm lí học R.Solomon và J.Corbit năm 1974 thì cho rằng mỗi trạng thái hoặc xúc
cảm mà chúng ta trải nghiệm sẽ kích thích một động lực khác để trải nghiệm xúc
cảm đối lập. Ví dụ: niềm vui tạo ra sự đối lập với nó là nỗi đau, trầm cảm đối lập
với hứng khởi [73].
Silvan Tomkins (1962, 1963) là người đã làm sống lại học thuyết của
Darwin và nghiên cứu về các biểu hiện xúc cảm của khn mặt, sau đó được
Carroll E.Izard (1971, 1972) và Paul Ekman (1972), Wallace Friesen (1971),
Robert Plutchik (1980) tiếp tục phát triển. C.Izard chủ yếu là nghiên cứu về vai
trò của xúc cảm trong sự phát triển nét mặt của con người và đã cho ra đời nhiều
tác phẩm như: “Bộ mặt của các cảm xúc” (1971); “Những phức hợp các cảm
xúc” (1972); “Những cảm xúc ở người” (1977). P.Ekman đã bỏ ra hơn 40 năm
quan sát nét mặt của con người và tạo ra “bản đồ cảm xúc” (atlas of emotions)
với hơn 10.000 biểu hiện xúc cảm khác nhau trên khn mặt. Cịn Plutchik lại


9

dùng một “bánh xe cảm xúc” (wheel of emotions) để minh họa 8 xúc cảm cơ
bản của con người, mô hình này đã chứng minh rằng các xúc cảm khác nhau có
thể được kết hợp hoặc pha trộn với nhau [8], [67].
Quyển sách “Bắt sóng cảm xúc” của 2 tác giả Ori Brafman và Rom
Brafman (2011) đã chỉ ra những chất xúc tác giúp rút ngắn khoảng cách vơ hình
giữa những người mới quen. Theo tác giả, bản tính dễ xúc động cho phép người
khác thấu hiểu và tiếp cận con người thật nhất của chúng ta. Sự gần gũi giúp

chúng ta nhìn nhận mọi người xung quanh như những cá nhân độc lập hơn là
những người hoàn toàn xa lạ, để từ đó ni dưỡng cảm xúc u thương. Hiện
tượng cộng hưởng cảm xúc làm tăng sự gắn kết giữa ta với những người xung
quanh. Và chính những điểm tương đồng sẽ giúp thắt chặt mối gắn kết đó.
1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trò chơi trẻ em trên thế giới
Những thành tựu nghiên cứu cực kì quan trọng liên quan đến trò chơi trẻ
em của thế kỉ XX phải kể đến tên tuổi của các nhà tâm lí học, giáo dục học lớn
như: N.K.Krupxkaia, A.X.Macarencơ, L.X.Vưgơtxki, Đ.B.Elcơnhin, A.V.
Zaparôgiét, A.N.Lêonchép (Liên Xô cũ), Gi.Piagiê (Thụy Sĩ), S.Frớt (Áo),
S.Smilansky (Israel), M.Parten, K.H.Rubin, G.Fein (Hoa Kì)…Kết quả nghiên
cứu của họ góp phần xây dựng lí luận về trị chơi trẻ em với những nội dung cơ
bản như: vấn đề bản chất của hoạt động chơi, vai trò chủ đạo của hoạt động chơi
trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, xây dựng định nghĩa chơi là gì,
vấn đề phân loại trò chơi trẻ em, xây dựng cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu loại trị
chơi mơ phỏng, phương pháp nghiên cứu trò chơi trẻ em…[19].
Vào những năm bốn mươi, các cộng sự và học trị của L.X.Vưgơtxki,
Đ.B.Elcơnhin, A.V.Zaparôgiét, A.N.Lêonchép…đã thực hiện hàng loạt nghiên
cứu về hoạt động chơi của trẻ. Đó là những cơng trình nghiên cứu do
O.N.Varsavxkaia, I.A.Gersezôn, T.I.Kanhicôva, F.I.Fratkina, L.X.Xlavina,
D.V.Manuilencô… tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng. Kết quả
những nghiên cứu đã chứng minh: Hoạt động chơi không nảy sinh một cách tự


10

phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc khơng có ý thức từ phía người lớn
và bạn bè xung quanh trẻ; giao tiếp xã hội đóng vai trị cực kì quan trọng trong
sự hình thành và phát triển hoạt động chơi của trẻ [19].
Những năm ba mươi, công trình như “Bắt chước và tưởng tượng ở tuổi ấu
thơ” (1930), “Vai trò của vui chơi trong sự phát triển” (1933)…, L.X.Vưgơtxki

đã lí giải và phân tích vai trị của hoạt động chơi nhất là dưới dạng các trị chơi
mơ phỏng. Ơng đã chỉ ra rằng, chính những trị chơi này tạo ra “vùng cận phát
triển”, là điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành những cơ sở đầu tiên của
nhân cách; trong trị chơi lần đầu tiên trí tưởng tượng xuất hiện; “hồn cảnh
chơi” mang tính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hóa; việc thực
hiện các qui tắc chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí; trị chơi là
phương tiện hóa trẻ em tích cực nhất [57].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm và kĩ năng thể hiện xúc cảm
trong trị chơi đóng vai theo chủ đề ở Việt Nam
1.1.2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm ở Việt Nam
Vấn đề xúc cảm (cảm xúc) được nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam trong
những năm gần đây. Nếu tìm hiểu kĩ chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
Nghiên cứu về biểu hiện cảm xúc của học sinh thì có tác giả Đào Thị Oanh
[36]. Khi nghiên cứu về thực trạng biểu hiện của một số cảm xúc và kĩ năng
đương đầu với cảm xúc tiêu cực ở thiếu niên năm 2009, tác giả nhận thấy rằng
học sinh thiếu niên hiện nay có biểu hiện cảm xúc tích cực là chủ yếu, khơng có
sự khác biệt giữa học sinh nam và nữ, giữa học sinh nội thành và ngoại thành,
giữa các khối lớp về xu hướng biểu hiện các cảm xúc.
Năm 2013, tác giả Trần Thị Thu Vân nghiên cứu “Biểu hiện xúc cảm – tình
cảm của trẻ mồ cơi 7 – 11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em SOS”. Kết quả
nghiên cứu cho thấy biểu hiện xúc cảm của trẻ mồ cơi rất đa dạng, vừa có xúc
cảm tích cực vừa có xúc cảm tiêu cực. Những xúc cảm phổ biến nhất ở các em


11

là những xúc cảm tiêu cực: sợ hãi, dễ nóng giận, buồn bã, tự ti, dễ hờn dỗi, tủi
thân…được tác giả tìm hiểu thơng qua việc phân tích 12 trường hợp gặp gỡ và
làm việc với các em [55].

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Hoàng Thị Thu Thủy (2014) thì lại
nghiên cứu tình cảm của trẻ thơng qua việc khảo sát biểu hiện của các xúc cảm
cụ thể bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và lời nói. Kết quả nghiên cứu “Biểu hiện
tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ
Chí Minh” cho thấy biểu hiện tình cảm trí tuệ là nổi bật nhất, cịn biều hiện tình
cảm thẩm mĩ thì ít rõ ràng hơn, đặc biệt là biểu hiện tình cảm đạo đức được đánh
giá là thấp nhất [45].
Riêng đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Ngơ Cơng Hồn (2006) nghiên
cứu “Những biểu hiện xúc cảm và các biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ từ 1 –
3 tuổi” đã trình bày rất rõ và rất sâu lí luận về xúc cảm và đề xuất các biện pháp
giáo dục xúc cảm cho trẻ rất hiệu quả. Đây là cơng trình nghiên cứu rất có ý
nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn [24].
Tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực thì có nghiên cứu của
tác giả Đinh Quỳnh Châu (2011) với đề tài “Ảnh hưởng cảm xúc giận dữ lên
hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh”
[10]. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết người lao động trí thức trẻ tuổi cảm
thấy tức giận vài lần trong một tháng và khơng đều nhau, có sự khác biệt lớn về
mức độ. Nhiều người thấy hầu như ngày nào cũng giận nhưng cũng có người
thấy rất hiếm khi giận.
Năm 2013, quyển sách “Bạn biết gì về giác quan và cảm xúc” của tác giả
Hoàng Thanh Minh chỉ ra cho chúng ta thấy sức mạnh của xúc cảm. Tập sách đã
đề nghị với bạn đọc cách thức điều hành xúc cảm với sự kiểm soát và can thiệp
thường trực của lí trí, cơ chế pháp năng trong bản thể con người, để chiến đấu
với những hấp lực quyến rũ từ bên ngoài xâm lấn vào bản thể và cũng để khắc
chế dục vọng sai lầm [33].


12

Vấn đề xúc cảm cịn được nghiên cứu ở khía cạnh khác. Tìm hiểu về tự

điều chỉnh cảm xúc có tác giả Võ Thị Tường Vy với nghiên cứu “Tự điều chỉnh
cảm xúc của người làm tham vấn tại thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên
cứu lí luận cho thấy cảm xúc của con người có thể được điều chỉnh. Có sự thống
nhất rất cao giữa các nhà khoa học về 2 khái niệm “điều chỉnh cảm xúc” và “tự
điều chỉnh cảm xúc”. Theo tác giả 2 khái niệm “xúc cảm” và “cảm xúc” về bản
chất là giống nhau [54].
Năm 2015, nghiên cứu “Tự điều chỉnh cảm xúc âm tính của học sinh tại
một số trường trung học cơ sở tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” của tác
giả Châu Hà Li đã khẳng định rằng tự điều chỉnh cảm xúc là bộ phận cấu thành
của trí tuệ cảm xúc [28].
Khả năng kiểm soát cảm xúc cũng là vấn đề được tác giả Lê Thị Ngọc
Thương quan tâm. Trong nghiên cứu “Khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh
ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” (2011), tác giả
đã khảo sát khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ, cảm xúc xấu hổ và cảm xúc sợ
hãi của học sinh thông qua hành động, lời nói và những biểu hiện sinh lí trên cơ
thể [47].
Khi xúc cảm được nghiên cứu ở góc độ kĩ năng thì có rất nhiều đề tài liên
quan đến vấn đề này. Khóa luận tốt nghiệp đại học (2011) của tác giả Đàm Thị
Bình Yên đã nghiên cứu “Kĩ năng quản lí cảm xúc giận dữ của học sinh trường
trung học cơ sở Châu Văn Liêm, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh” và cho
thấy kĩ năng quản lí cảm xúc giận dữ của học sinh phân hóa ở nhiều mức độ,
trong đó khả năng tự nhận biết cảm xúc giận dữ đạt mức trung bình, khả năng tự
điều khiển cảm xúc giận dữ đạt mức cao [59].
Năm 2013, luận văn thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Thạch Thảo đã nghiên cứu
“Kĩ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non
tại thành phố Hồ Chí Minh” theo hướng xem kĩ năng cảm nhận và thể hiện cảm
xúc chính là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy kĩ năng


13


cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ chưa cao, chưa được giáo viên quan tâm
nhiều, nó chỉ được lồng ghép trong các hoạt động khác nên chưa được chú trọng
phát triển [44].
Tác giả Trần Thanh Bình cũng có biên soạn quyển sách “Giúp trẻ cảm
nhận và thể hiện cảm xúc” (2013), trong đó có đề cập đến rất nhiều phương
pháp nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc [7].
Nghiên cứu về biện pháp giáo dục xúc cảm thì có tác giả Đặng Ngọc
Qun với luận văn thạc sĩ “Biện pháp giáo dục kĩ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí
Minh” (2014). Trong luận văn này, tác giả đã đề xuất và thực nghiệm 6 biện
pháp có tính khả thi và hiệu quả cao [39].
1.1.2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trò chơi trẻ em và trò chơi ĐVTCĐ ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, phần lớn những cơng trình nghiên cứu liên quan đến trò chơi
trẻ em tập trung vào việc khai thác trị chơi nhất là trị chơi có luật vào mục đích
giáo dục. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến phương pháp hướng
dẫn trẻ chơi trò chơi mơ phỏng có thể kể đến các tác giả như: Nguyễn Thị Tuất
và các tác giả khác với “Hướng dẫn chơi tập cho trẻ 3 – 36 tháng” (1992), tác
giả Lê Minh Thuận – “Trò chơi phân vai theo chủ đề và sự hình thành nhân cách
trẻ mẫu giáo” (1989), tác giả Nguyễn Ánh Tuyết – “Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu
giáo chơi” (1996), “Trò chơi của trẻ em” (2000)…[19].
Trò chơi ĐVTCĐ gần đây được một số tác giả quan tâm nghiên cứu và có
rất nhiều luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề này. Năm 2005, tác giả Nguyễn
Thùy Thu Loan nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò ĐVTCĐ cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong chương trình đổi mới giáo dục mầm non tại thành
phố Hồ Chí Minh ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc lập kế hoạch tổ chức,
hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên chưa đáp ứng với yêu cầu
của lí luận cũng như thực tiễn giáo dục [29].



14

1.1.2.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi
ĐVTCĐ ở Việt Nam
Tác giả Lê Thị Luận nghiên cứu về “Mức độ thể hiện xúc cảm bản thân của
trẻ 4 – 5 tuổi qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non”, trong đó
tập trung vào 6 loại xúc cảm cơ bản: vui mừng, ngạc nhiên, yêu thương, sợ hãi,
buồn bã, tức giận của trẻ tại tỉnh Hà Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ thể
hiện khá rõ xúc cảm tích cực lẫn tiêu cực trong khi chơi.
Nghiên cứu “Giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi nhận biết và thể hiện xúc cảm của bản
thân qua trị chơi đóng vai theo chủ đề” cũng do tác giả Lê Thị Luận thực hiện.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 5 biện pháp nhằm giúp trẻ nhận biết và thể hiện
chính xác xúc cảm của bản thân, hạn chế những xúc cảm tiêu cực và kéo dài
những xúc cảm tích cực [30].
Tác giả Nguyễn Thị Hiền cũng rất quan tâm đến trò chơi đóng vai, vì vậy
năm 2012 bài viết “Ý nghĩa của trò chơi sắm vai đối với sự phát triển tâm lí ở trẻ
tuổi mẫu giáo” lại một lần nữa cho chúng ta thấy tầm quan trọng của trò chơi
này [21].
Tóm lại, vấn đề xúc cảm, vấn đề trị chơi trẻ em cũng như trị chơi đóng vai
theo chủ đề đã khơng cịn xa lạ gì với chúng ta nữa, bởi vì có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về những vấn đề này. Tuy nhiên, nghiên cứu kĩ năng thể hiện
xúc cảm thông qua nét mặt, cử chỉ và biểu cảm lời nói trong trị chơi đóng vai
theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì chưa nhiều. Thiết nghĩ, đây là một
vấn đề mới mẻ cần được nghiên cứu để làm phong phú hơn về lí luận và sáng tỏ
hơn về thực tiễn.
1.2. Cơ sở lí luận về kĩ năng thể hiện xúc cảm trong trò chơi ĐVTCĐ của
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Kĩ năng

Theo từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu


15

nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [38, tr.501].
Theo từ điển Tâm lí học do tác giả Vũ Dũng chủ biên, “Kĩ năng là năng lực
vận dụng có kết quả những tri thức về hành động đã được chủ thể lĩnh hội để
thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kĩ năng, công việc được hồn
thành trong điều kiện hồn cảnh khơng thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác
chưa thành thục và còn phải tập trung chú ý căng thẳng, kĩ năng được hình
thành qua luyện tập” [13].
Theo quan niệm của tác giả Trần Trọng Thủy, kĩ năng là mặt kĩ thuật của
hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động, có
kĩ năng [46].
Các tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh cho
rằng: “Kĩ năng là những hành động được hình thành do sự bắt chước trên cơ sở
của tri thức mà có, chúng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của ý thức, sự tập
trung chú ý, cần tiêu tốn năng lượng của cơ thể”. Các tác giả cũng cho biết, kĩ
năng có những đặc điểm khác nữa là “hành động chưa được khái quát, do thao
tác chưa chính xác nên vai trị kiểm sốt của thị giác là quan trọng” [44].
Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Thị Quốc Minh
cũng cùng quan điểm trên cho rằng, kĩ năng là một mặt của năng lực con người
thực hiện một cơng việc có kết quả [44].
Riêng đối với tác giả Huỳnh Văn Sơn, những quan niệm về kĩ năng như
trên là sự mơ tả chính xác chỉ đối với những kĩ năng đơn giản mà thao tác có thể
quan sát được; các kĩ năng phức tạp thì địi hỏi phải có sự nỗ lực của trí tuệ căng
thẳng và khó có thể tự động hóa được. Kĩ năng đơn giản chưa có thể được xem
là năng lực, nó chỉ là một điều kiện đủ của năng lực [44].
Theo quan niệm của tác giả Huỳnh Văn Sơn, “kĩ năng là khả năng thực

hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức,
những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”
[40].


16

Nhìn chung, tất cả những quan niệm trên đều xoay quanh hai mặt của kĩ
năng: mặt kĩ thuật thao tác và mặt năng lực của con người.
Trong nghiên cứu này, khái niệm kĩ năng được hiểu như sau:
Kĩ năng là thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận
dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động một cách phù
hợp trong những tình huống cụ thể.
1.2.1.2. Xúc cảm
Có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về khái niệm xúc cảm (hay cảm xúc).
Theo Cabanac, Michel và Schacter, “Xúc cảm hay cảm xúc (emotion) là
một hình thức trải nghiệm ngắn có ý thức của con người, được đặc trưng bởi
hoạt động tinh thần mãnh liệt và mức độ cao của sự hài lòng hay sự bực bội, tức
giận”. (Emotion is any relatively brief conscious experience characterized by
intense mental activity and a high degree of pleasure or displeasure) [61, 68].
Xúc cảm bao gồm những thành phần khác nhau như là kinh nghiệm khách
quan, tiến trình nhận thức, hành vi thể hiện, sự thay đổi tâm sinh lí và hành vi
cơng cụ. (Emotions involve different components, such as subjective experience,
cognitive processes, expressive behavior, psychophysiological changes, and
instrumental behavior).
Trong từ điển Tâm lí học do Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn đồng chủ
biên thì định nghĩa khá chi tiết: “Xúc cảm là một loại trạng thái và quá trình tâm
lý đặc biệt, liên quan đến các bản năng, các nhu cầu và các động cơ, phản ánh
dưới hình thức các trải nghiệm trực tiếp (hài lịng, niềm vui, sợ hãi...) ý nghĩa
của các hiện tượng, các tình huống tác động đến con người trong việc thực hiện

hoạt động sống của họ” [44]. Theo định nghĩa này, xúc cảm là một trong những
cơ chế điều chỉnh bên trong cơ bản của hoạt động tâm lí và hành vi trong việc
thỏa mãn các nhu cầu cấp thiết của chủ thể.
Từ điển Tâm lí học của tác giả Vũ Dũng thì định nghĩa ngắn gọn hơn: “Xúc
cảm là sự phản ánh tâm lí về mặt ý nghĩa rung động của các hiện tượng và hoàn


×