Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.41 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Hồi Thảo Ngân

SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
TRONG TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Hồi Thảo Ngân

SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
TRONG TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

Chun ngành: Tâm lí học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH VĂN SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Tác giả

Phạm Hồi Thảo Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều
cá nhân và tập thể.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, cán bộ và chuyên
viên phòng Sau Đại học, q Thầy Cơ khoa Tâm lí – Giáo dục trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Q Thầy Cơ giảng dạy lớp Cao học Tâm
lí học khóa 24 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giáo
viên trường Mầm non Anh Đào – Quận Gị Vấp, trường Mầm non Bán cơng
Hoa Mai – Quận 3, Trường Mầm non Bàu Cát – Tân Bình, Trường Mầm non Tư
thục Vạn An – Quận 10, Trường Mầm non Tư thục Anh – Hoa Sài Gòn – Quận
5, cùng các em sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm
TP.HCM; đã nhiệt tình tạo điều kiện và giúp đỡ trong q trình tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn – người thầy kính mến đã tận tình, gắn bó, động
viên và hướng dẫn tơi hết lịng trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở
TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ............................................................................ 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu về sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5– 6 tuổi ... 8
1.1.1. Một số nghiên cứu về sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi và các vấn đề có liên quan ở nước ngoài ............................................................ 8
1.1.2. Một số nghiên cứu về sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi và các vấn đề có liên quan ở trong nước .......................................................... 10
1.2. Lý luận về giới tính, sự nhận dạng giới tính và sự nhận dạng giới tính
ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................................................................. 12
1.2.1. Các vấn đề lý luận về sự nhận dạng giới tính....................................... 13
1.2.2. Các vấn đề lý luận về sự phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi .............................................................................................................. 17
1.2.3. Các vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................................................... 30
1.2.4. Các vấn đề lý luận về sự phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ GD-ĐT ...................... 31
1.2.5. Các vấn đề lý luận về sự phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề ................................................ 32
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 46



Chương 2. THỰC TRẠNG SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ......... 49
2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................... 49
2.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 49
2.1.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ........................................................... 49
2.1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 51
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 52
2.2. Thực trạng sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị
chơi đóng vai theo chủ đề........................................................................................... 56
2.2.1. Mức độ nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị
chơi đóng vai theo chủ đề........................................................................................... 61
2.2.2. Biểu hiện nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
trò chơi đóng vai theo chủ đề ..................................................................................... 69
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sự nhận dạng giới tính của trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................ 92
2.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 93
2.3.2. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 97
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 108
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt giới tính và giới .................................................................. 15
Bảng 1.2. Sự phân chia các giai đoạn phát triển của Piaget và Kohlberg ......... 28
Bảng 2.1. Thông tin các Trường Mầm non tiến hành khảo sát.......................... 49
Bảng 2.2. Cơ cấu khách thể khảo sát ................................................................. 50
Bảng 2.3. Nội dung tích hợp giáo dục nhận dạng giới tính theo Chủ đề ........... 57

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát bằng phương pháp quan sát mức độ nhận dạng
giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo
chủ đề ................................................................................................. 61
Bảng 2.5. So sánh theo giới tính kết quả khảo sát bằng phương pháp quan sát
mức độ nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trị chơi
đóng vai theo chủ đề ......................................................................... 63
Bảng 2.6. So sánh theo trường mầm non kết quả khảo sát bằng phương pháp
quan sát mức độ nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong
trị chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................ 64
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn mức độ nhận dạng
giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo
chủ đề ................................................................................................. 67
Bảng 2.8. So sánh theo giới tính kết quả khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn
mức độ nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................... 65
Bảng 2.9. So sánh theo trường mầm non kết quả khảo sát phương pháp phỏng
vấn mức độ nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............ 68
Bảng 2.10.Mức độ đánh giá của các biểu hiện nhận dạng giới tính của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề .......................... 70
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát bằng phương pháp quan sát biểu hiện sự nhận
dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề ......................................................................................... 71


Bảng 2.12. Kết quả khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn các yếu tố biểu
hiện sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò
chơi đóng vai theo chủ đề .................................................................. 79
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn khả năng xác
định giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................................... 81
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn “Vì sao con biết
con là con trai hay con gái” ............................................................... 82

Bảng 2.15. So sánh về giới tính kết quả phỏng vấn “Vì sao con biết con là con
trai hay con gái” ............................................................................. 83
Bảng 2.16. So sánh về địa bàn kết quả phỏng vấn “Vì sao con biết con là con trai
hay con gái” ................................................................................... 84
Bảng 2.17. Kết quả phỏng vấn khả năng hiểu tính ổn định của giới tính ở trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề ................ 86
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát phỏng vấn khả năng hiểu tính bất biến của giới
tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................................. 88


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giới tính của khách thể khảo sát ....................................... 51
Biểu đồ 2.2. Phân bố số lượng trẻ theo số điểm phần quan sát......................... 62
Biểu đồ 2.3. Phân bố số lượng trẻ theo số điểm phần phỏng vấn ..................... 66
Biểu đồ 2.4. Biểu hiện nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông
qua kết quả thu được từ phương pháp quan sát ............................ 80
Biểu đồ 2.5. Biểu hiện nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông
qua kết quả thu được từ phương pháp phỏng vấn ........................ 80
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn “Vì sao con biết
con là con trai hay con gái” .......................................................... 83
Biểu đồ 2.7. Kết quả phỏng vấn khả năng hiểu tính bất biến của giới tính ở trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi ....................................................................... 90


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ tuổi mẫu giáo, đặc biệt là ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, sự phát triển tự
ý thức một cách mạnh mẽ đã giúp trẻ có thể ý thức được giới tính của mình và

bắt đầu thể hiện các phẩm chất giới tương ứng với đặc tính giới. Sự nhận dạng
giới tính là một thành phần của sự phát triển nhân cách, có sự ảnh hưởng quan
trọng đến những đặc điểm nhân cách, đến sự hình thành và phát triển nhân cách
[11]. Sự nhận dạng giới tính là điều kiện cần thiết để lĩnh hội các hiểu biết về
giới. Sự hiểu biết này có được chính là nhờ q trình tiếp thu các giá trị, chuẩn
mực về giới từ nền văn hóa gia đình và xã hội. Với vị trí và vai trị quan trọng
đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo, trị chơi đóng vai theo chủ đề chính
là cách thức, là điều kiện giúp trẻ phát triển sự nhận dạng giới tính và thể hiện
các chuẩn mực, tiêu chí đặc trưng giới đã tiếp thu được trong trị chơi qua hành
vi giới tính.
Tìm hiểu về nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi
đóng vai theo chủ đề sẽ giúp cho các giáo viên mầm non có cách tiếp cận cá thể
hiệu quả tùy thuộc vào đặc điểm giới tính của trẻ. Đồng thời giáo viên mầm non
có ý thức và chủ động hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong q trình
phát triển nhận dạng giới tính và lĩnh hội các phẩm chất, biểu hiện hành vi phù
hợp với giới của mình trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, trong
q trình tổ chức hoạt động các đặc điểm giới tính của trẻ cũng được quan tâm
và chú ý hơn để giúp trẻ định hướng sự nhận dạng giới tính và biểu hiện sự nhận
dạng giới tính về mặt hành vi một cách phù hợp.
Ngày 22/7/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
23/2010 Qui định về Bộ chuẩn phát triển Trẻ em 5 tuổi đề cập đến 4 lĩnh vực
phát triển (thể chất, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận
thức) với 28 chuẩn là những mong đợi mà trẻ em 5 tuổi biết và có thể làm được
và 120 chỉ số là sự cụ thể hóa của chuẩn, mơ tả những hành vi hay kĩ năng của


2

trẻ. Trong đó, kết quả mong đợi đối với sự phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ
mẫu giáo được thể hiện ở Chỉ số 28 – “Ứng xử phù hợp với giới tính của bản

thân” trong Chuẩn 7 “Trẻ thể hiện nhận thức về bản thân” thuộc Lĩnh vực Phát
triển tình cảm và quan hệ xã hội” [40].
Trong cơng cuộc đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non, việc nghiên cứu về giới tính và vấn đề giáo dục giới tính ở trẻ mẫu
giáo là một nhu cầu cấp thiết. Để thực hiện công tác chăm sóc và giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo hợp lý và hiệu quả, cần phải hiểu được các đặc điểm hình
thành và phát triển sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo. Muốn có một người
đàn ơng tốt, người phụ nữ tốt thì phải bắt đầu từ những bé trai, bé gái tốt. Do đó
sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo là một vấn đề rất cần sự quan tâm nghiên
cứu. Đây sẽ là tiền đề để gia đình, nhà trường và xã hội có thể tác động, định
hướng cho trẻ hình thành và phát triển các phẩm chất, hành vi giới tính phù hợp
với vai trị giới tính của bản thân, đồng thời biết tiếp nhận tính ưu việt ở khn
mẫu giới tính của cả hai giới để hướng đến sự phát triển toàn diện.
Từ những cơ sở trên, đề tài “Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề để từ đó tìm hiểu các nguyên nhân của thực trạng và góp
phần xây dựng các cơ sở thực tiễn định hướng cho các tác động giáo dục giúp
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển sự nhận dạng giới tính.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi về
các phương diện như khả năng xác định giới tính, khả năng hiểu tính ổn định
của giới tính, khả năng hiểu tính bất biến của giới tính trong trị chơi đóng vai
theo chủ đề.


3


3.2 . Khách thể nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài về: giới, giới tính, sự
nhận dạng giới tính, sự nhận dạng giới tính, sự phát triển nhận dạng giới tính, trị
chơi đóng vai theo chủ đề, vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự
nhận dạng giới tính, các biểu hiện của sự nhận dạng giới tính, các biểu hiện của
sự nhận dạng giới tính trong trị chơi đóng vai theo chủ đề.
− Khảo sát thực trạng sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở
một số Trường Mầm non tại Tp.HCM. Xác định các biểu hiện, mức độ và các
yếu tố tác động đến sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị
chơi đóng vai theo chủ đề.
5. Giả thuyết nghiên cứu
− Mức độ và biểu hiện của sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
đạt ở mức độ cao; được thể hiện qua các phương diện như sự xác định giới tính
khả năng hiểu tính ổn định và bất biến của giới tính trong q trình chọn lựa và
thực hiện chủ đề chơi, nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi khi tham gia vào
trị chơi đóng vai theo chủ đề.
− Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển nhận dạng giới tính của trẻ
mẫu giáo. Các yếu tố tác động này vừa bao gồm cả các yếu tố chủ quan và
khách quan, cụ thể như yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, yếu tố ý thức cá nhân.
Trong đó nổi trội nhất là sự tác động của yếu tố tự ý thức đến sự nhận dạng giới
tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc:
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái


4


niệm giới, giới tính, sự nhận dạng giới tính, sự phát triển nhận dạng giới tính,
các biểu hiện của sự nhận dạng giới tính, trị chơi đóng vai theo chủ đề, vai trị
của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển nhận dạng giới tính.
Nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập nhằm thực
hiện các thao tác như: xây dựng bảng hỏi phỏng vấn, xây dựng bảng quan sát,
bình luận thực trạng, phỏng vấn tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố tác động
đến thực trạng.
6.1.2.Quan điểm thực tiễn
Việc nghiên cứu đảm bảo thu thập được những cứ liệu thực tiễn, mới mẻ để
phân tích, chứng minh cho lý luận đã có về sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề. Tiến hành nghiên cứu, phỏng
vấn lấy ý kiến chun gia để phân tích ngun nhân và tìm hiểu các yếu tố tác
động đến kết quả khảo sát sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo. Từ đó, đưa
ra những đề xuất thiết thực trong q trình chăm sóc giáo dục nói chung và
trong hoạt động tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành nhận dạng giới tính và
định hướng cho q trình phát triển nhận dạng giới tính như một thành phần của
sự phát triển nhân cách của trẻ, góp phần đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục mầm non hiện nay.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
a.Mục đích:
Phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu như sách, tạp chí, cơng trình
nghiên cứu và các bài báo khoa học trong và ngồi nước… nhằm thu thập tất cả
những thơng tin có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành khái qt hóa,
hệ thống hóa các thơng tin thành cơ sở lý luận để có sự định hướng cụ thể nội
dung nghiên cứu, làm cơ sở để thiết kế công cụ nghiên cứu, lý giải kết quả
nghiên cứu.



5

b.Cách thức tiến hành
− Tra cứu nguồn tư liệu tại các thư viện lớn trong Tp. HCM và Hà Nội.
Chọn lọc các tư liệu tại các thư viện điện tử, website có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
− Tìm kiếm và dịch thuật các tư liệu tiếng Anh mới mẻ và đáng tin cậy có
liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chọn lọc, đối chiếu, hệ thống hóa thơng tin để
làm phong phú và hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1.Phương pháp quan sát
a.Mục đích
Xác định các biểu hiện của sự nhận dạng giới tính của trẻ thơng qua việc
theo dõi và ghi chép lại những biểu hiện nhận dạng giới tính trên các phương
diện như khả năng xác định giới tính, khả năng hiểu tính ổn định và bất biến của
giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi chọn lựa và thể hiện chủ đề chơi, nội dung
chơi, vai chơi, hành động chơi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề.
b.Cách thức tiến hành
− Lên kế hoạch thực hiện các buổi quan sát các buổi chơi đóng vai theo
chủ đề của trẻ với Chủ đề Bản thân và Chủ đề Gia đình tương ứng với Chủ đề
của Tháng 10 và Tháng 11 tại các Trường Mầm non được tiến hành khảo sát.
− Liên hệ các để xin phép thực hiện các buổi quan sát trực tiếp trẻ tham gia
trò chơi đóng vai theo chủ đề.
− Liên hệ các giáo viên mầm non để xin phép sự đồng ý hợp tác thực hiện
các buổi quan sát trẻ tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề.
− Quan sát trực tiếp trẻ tham gia trị chơi đóng vai theo chủ đề và ghi chép
lại nội dung chi tiết toàn bộ buổi quan sát bằng biên bản quan sát cá nhân.
− Phát biên bản quan sát mẫu cho các giáo viên mầm non đã đồng ý hợp
tác thực hiện các buổi quan sát trực tiếp để ghi chép lại theo biên bản mẫu.



6

− Chọn lọc và xử lý các thông tin trong nội dung chi tiết đã ghi chép trong
biên bản quan sát cá nhân và biên bản quan sát của các giáo viên mầm non cho
phù hợp với mục đích nghiên cứu
6.2.2.2.Phương pháp phỏng vấn
a.Mục đích
Xác định mức độ nhận dạng hành vi giới tính của trẻ thơng qua bảng hỏi
soạn sẵn nhằm tìm hiểu các vấn đề như: sự xác định giới tính, mức độ hiểu tính
ổn định và bất biến của giới tính, biểu hiện của sự nhận dạng giới tính.
b.Cách thức tiến hành
− Tạo bầu khơng khí thân mật, tâm thế sẵn sàng cho khách thể trước khi
tiến hành phỏng vấn.
− Tiến hành phỏng vấn với những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích
nghiên cứu. Có thể giải thích thêm câu hỏi có sẵn hoặc sử dụng thêm các câu hỏi
bổ sung một cách linh hoạt tùy theo hoàn cảnh và các vấn đề phát sinh trong quá
trình tiến hành phỏng vấn.
− Nội dung cuộc phỏng vấn có thể được thu âm và ghi chép lại bằng biên
bản nếu được cho phép.
Ngồi ra, đề tài cịn tiến hành phỏng vấn các Giáo viên Mầm non nhằm tìm
hiểu về thực trạng sự phát triển nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
cũng như các yếu tố tác động đến thực trạng này.
6.2.2.3. Phương pháp thống kê tốn học
a. Mục đích
Xử lý và mã hóa các số liệu cần dùng trong đề tài nghiên cứu làm cơ sở để
biện luận cho kết quả nghiên cứu.
b.Cách thức tiến hành
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý các số liệu thu được phục vụ cho

việc phân tích số liệu trong q trình nghiên cứu.


7

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
− Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mức độ và biểu hiện sự nhận dạng giới
tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề.
− Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mức độ và biểu hiện sự nhận dạng giới
tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi tham gia một số trò chơi đóng vai theo chủ
đề cụ thể tương ứng với các chủ đề tháng 10 (Chủ đề: Bản thân) và tháng 11
(Chủ đề: Gia đình) trong Chương trình Giáo dục Mầm non.
− Đề tài chỉ nghiên cứu 60 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại 5 Trường Mầm non
trên địa bàn Tp.HCM bao gồm: Trường Mầm non Anh Đào (Quận Gò Vấp),
Trường Mầm non Hoa Mai (Quận 3), Trường Mầm non Bàu Cát (Quận Tân
Bình), Trường Mầm non Vạn An (Quận 10), Trường Mầm non Anh – Hoa Sài
Gòn (Quận 5).
8. Đóng góp của đề tài
− Đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sự nhận dạng
giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề.
− Đề tài cũng góp phần xây dựng các cơ sở thực tiễn nhằm định hướng cho
các tác động giáo dục giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển sự nhận dạng giới
tính hồn thiện và phù hợp với Chỉ số 28 – “Ứng xử phù hợp với giới tính của
bản thân” trong Chuẩn 7 “Trẻ thể hiện nhận thức về bản thân” thuộc Lĩnh vực
Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội trong Bộ chuẩn Phát triển của trẻ 5 tuổi do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2012 [40].


8


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ NHẬN DẠNG
GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
1.1.Lịch sử nghiên cứu về sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.1.1.Một số nghiên cứu về sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
và các vấn đề có liên quan ở nước ngồi
Ngay từ thời Cổ đại, vấn đề giới tính, những khác biệt giới tính gắn liền với
sự nhận dạng giới tính đã được quan tâm tìm hiểu và ghi nhận như một hiện
tượng tự nhiên, tất yếu. Những vấn đề liên quan đến giới tính đã được quan tâm
tìm hiểu, tuy rằng rất thô sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín. Trong đó, sự tích
về sự ra đời của Adam và Eva là một tiêu biểu. Ngoài ra là một hệ thống thần
thoại cổ đại và khảo luận về tình yêu như kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ
Thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma, “Phaedr” và
“Bữa tiệc” của Platon... Trong đó, các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn
mực về đạo đức và tơn giáo cho tình u, mà cịn cố gắng cung cấp những kiến
thức về sinh học và tâm lí học tình dục”. Quan điểm chung về đặc trung giới
tính đó là, đàn ơng là “phái mạnh”, biểu tượng của quyền lực và sự mạnh mẽ, là
trụ cột gia đình, là lực lượng sản xuất chính; phụ nữ là “phái yếu”, hiện thân của
đức tính dịu dàng và cần được che chở, là người đảm nhận việc nội trợ và chăm
sóc con cái [23]
Vào thời kỳ tiền khoa học, sự nhận dạng giới tính bị chi phối mạnh mẽ bởi
các quan điểm của tôn giáo và đạo đức. Người ta chú ý dạy dỗ các em gái theo
mô hình giống bà và mẹ, cịn các em trai theo mơ hình của ơng và bố. Ở một số
nước phương Đơng – trong đó có Việt nam – vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho
giáo, sự phân biệt giữa đàn ông và phụ nữ lại càng nặng nề. Những nguyên tắc
như “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đã đặt người con gái,
người vợ vào vị thế phụ thuộc người đàn ông – người cha, người chồng và con
trai [8],[9].


9


Phải trải qua một chặng đường phát triển lâu dài, đến đầu thế kỷ XX, vấn
đề giới tính với tư cách là một khoa học về con người mới được chú ý và đề cao
ở nhiều nước phương Tây. Đặc biệt là thuyết của S. Freud. Tuy nhiên, vào thời
kỳ đầu nó cũng vấp phải khơng ít sự phản ứng vì bị hạn chế bởi vấn đề tính dục.
Từ giữa thế kỷ XX trở đi, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự phổ biến của
các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội và nhất là sự gia tăng dân số
đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu sự hình thành và phát triển
giới tính của con người với nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị về lí
luận cũng như thực tiễn của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
như sinh học, y học, tâm lí học, xã hội học...
Ở Liên Xô (cũ) những người đề cập tới vấn đề giới tính trong nhà trường
sớm nhất là trong các cơng trình nghiên cứu của P.P.Blonxki, B.E.Raicơp về
một số biểu hiện tình dục sớm ở trẻ em khoẻ mạnh và trẻ có bệnh, chỉ ra mối
quan hệ chặt chẽ giữa sự nhận thức giới tính với các lĩnh vực hoạt động cá nhân
của trẻ. Cuốn “Khái luận tính dục trẻ em" của P. P. Blonxki đã được giới khoa
học đánh giá cao và trở thành một trong các cơ sở tâm lí học về giới tính [9],
[23]. Cùng thời gian này, quan điểm của A.X.Makarenko về vai trò của sự hình
thành các biểu tượng giới tính cũng gây được chú ý: “q trình đồng nhất giới
tính ở trẻ và sự định hướng, đòi hỏi tương ứng vai trò của giới được hoàn tất
vào lúc trẻ 5 tuổi. Nếu trước tuổi đó mà giáo dục đứa trẻ như một đại biểu của
giới đối lập thì về sau kết quả của sự giáo dục ấy sẽ gây khó khăn vơ cùng cho
việc đổi ngược lại, hay thậm chí khơng thể nào đảo ngược được nữa” [8].
Ở các nước Châu Âu, những vấn đề về giới tính và sự nhận dạng giới tính
cũng được quan tâm và nghiên cứu. Song phải từ những năm 60 của thế kỷ này
giáo dục giới tính mới được khẳng định vai trị của nó và được quan tâm nghiên
cứu rộng rãi. Trong khoa học tâm lí, vấn đề nhận dạng giới tính và nhận thức về
vai trị giới ở trẻ em được nghiên cứu và giải thích rõ ràng trong các cơng trình
của các nhà khoa học phương Tây như Thuyết phát triển nhận thức (cognitive –



10

developmental theory) và các giai đoạn phát triển sự nhận dạng giới tính (stage
of gender identity development) của Lawrence Kohlberg (1966), Thuyết sơ đồ
giới tính (gender schema theory) của Martin & Halverson (1981)…
Hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn tìm hiểu về
sự nhận dạng giới tính của trẻ em, các biểu tượng của trẻ về đàn ơng và phụ nữ
cũng như vai trị, chức năng giới tính, sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, gia
đình, nhà trường đến sự nhận dạng giới tính của trẻ em. Tiêu biểu như: nghiên
cứu của Rubin, Prorenzano và Luria (1974), Stern và Karraker (1989) về việc
lựa chọn đồ chơi và củng cố các hành động chơi của trẻ theo giới tính;nghiên
cứu của Fagot (1985) về ảnh hưởng của cách thức chăm sóc, giáo dục của giáo
viên mầm non đối với sự hình thành các phẩm chất giới tính, hành vi đặc trưng
giới tính của trẻ, những phản ứng đặc biệt đối với những bạn không thực hiện
đúng mẫu hành vi giới tính (1977); nghiên cứu của Meade(1985) về sự khác biệt
số lượng đồ chơi, thiết bị, đồ dùng học tập dành cho trẻ nam và nữ trong trường
Mầm non; nghiên cứu của Maccoby (1990) về xu hướng lựa chọn bạn cùng chơi
có cùng giới tính trong hoạt động vui chơi,nghiên cứu của Turner(1993) về kiểu
đối xử khác biệt của bố mẹ với bé trai và bé gái… [6], [8], [19], [28].
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã có sự quan tâm đến vấn đề giới tính và
sự phát triển nhận dạng giới tính. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa tập
trung một cách có hệ thống, đầy đủ và trọn vẹn các biểu hiện của sự phát triển
nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ
đề. Đây là một vấn đề nghiên cứu lý luận cần được tiếp tục quan tâm và giải
quyết trong thực tiễn hiện nay.
1.1.2.Một số nghiên cứu về sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
và các vấn đề có liên quan ở trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu của các Tác giả Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân
Hoài, Nguyễn Quang Uẩn và Bùi Ngọc Oánh từ những năm 1990 đến 1996

trong các dự án VIE và những đề tài nghiên cứu có liên quan là những bước đi


11

đầu tiên trong việc nghiên cứu tâm lí học giới tính. Các cơng trình này đã nêu
lên nhiều vấn đề đa dạng về giới tính và sự nhận dạng giới tính trong đời sống
tâm lý của con người. Các nghiên cứu về giáo dục giới tính cho học sinh phổ
thơng đã bắt đầu được quan tâm trong đó việc giáo dục hành vi giới tính và cách
ứng xử có liên quan đến hành vi giới tính được chú trọng.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục mầm non, Tác giả Nguyễn Khắc Viện đã
nhìn nhận tầm quan trọng của việc hình thành sự phát triển nhận dạng giới tính
của trẻ mẫu giáo như sau “Vào tuổi mẫu giáo, khi trẻ tò mò muốn biết về mọi cái
trong thế giới xung quanh mình, chúng muốn biết về sự khác biệt của mọi cái
xung quanh thì sự khác biệt về giới tính cũng nằm trong tầm mắt của trẻ em
khiến trẻ có ý thức về bản thân mình và người khác” [26].
Tuy nhiên, nhìn chung những nghiên cứu về sự nhận dạng giới tính của trẻ
mẫu giáo vẫn chưa thật sự phong phú. Có thể đề cập đến một số nghiên cứu có
liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu này đó là Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn
Thị Thu Hà (1997), Tìm hiểu một số biểu hiện giới tính trong hành vi chơi của
trẻ mẫu giáo lớn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thị Bích Liên (1997), Tìm hiểu sự nhận diện giới tính dưới một số biểu
hiện trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5–6 tuổi, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Các đề tài này tìm hiểu sự nhận dạng giới tính thông qua hoạt
động vui chơi chứ không đi sâu vào phân tích trị chơi đóng vai theo chủ đề,
trung tâm của hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Hơn nữa, có thể
nhận thấy hướng nghiên cứu vấn đề về sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo
trong hoạt động vui chơi đều là các đề tài đã thực hiện cách đây gần 10 năm.
Một số dữ liệu nghiên cứu đã khá cũ, thiếu tính cập nhật, hơn nữa, việc sử dụng
các lý thuyết hiện đại về sự nhận dạng giới tính chưa được quan tâm thực hiện

nên những luận cứ còn mỏng. Đây là thách thức đòi hỏi những đề tài tiếp theo
tiếp tục tiến hành nghiên cứu.


12

Trong thời gian 5 năm trở lại đây, chỉ có Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị
Thúy Vinh (2011), Sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi dưới ảnh
hưởng của việc phân cơng vai trị giới trong gia đình, được thực hiện tại Trường
Đại học Sư phạm Tp.HCM. Tuy đề cập đến “sự nhận dạng giới tính” nhưng đề
tài hướng đến tìm hiểu sự ảnh hưởng của sự phân cơng vai trị giới trong gia
đình chứ không phải là trong hoạt động vui chơi. Điều này làm cho việc tiếp tục
tìm hiểu sâu hơn về sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẽ là
nghiên cứu khá lí thú trên chiều kích so sánh để có cái nhìn tổng qt và đa
chiều hơn đối với vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, cũng trong những năm gần đây các đề tài có đề cập đến vấn đề
giới tính và có liên quan đến sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo thường được
khai thác dưới góc độ Khoa học Giáo dục chứ khơng phải dưới góc độ Tâm lí
học. Chẳng hạn như, các Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Huệ (2011), Thiết kế trò
chơi học tập nhằm giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Thảo (2014),
Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên địa bàn TP Hà Nội, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Những nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về các biện
pháp giáo dục giới, hành vi giới nhưng chưa phân tích tác động của các yếu tố
trong đời sống đến sự phát triển của trẻ cho nên cần thiết tiếp tục thực hiện
những nghiên cứu tiếp theo về sự nhận dạng giới tính của trẻ là cần thiết.
Như vậy, có thể nhận thấy chưa tìm thấy các nghiên cứu hồn tồn trùng
khớp về vấn đề và đối tượng nghiên cứu là “Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi trong trị chơi đóng vai theo chủ đề” được thực hiện tại TP.
HCM. Tuy vậy, các nghiên cứu có liên quan đã được kể trên là những đề tài

mang tính khai phá vừa là nguồn tài liệu vơ cùng quý báu đối với việc thực hiện
đề tài này vừa mang đến nhiều thách thức trong nghiên cứu thực tiễn hiện nay để
đề tài tiến hành bổ sung và nghiên cứu sâu hơn.


13

1.2.Lý luận về giới tính, sự nhận dạng giới tính và sự nhận dạng giới tính ở
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.2.1.Các vấn đề lý luận về sự nhận dạng giới tính
1.2.1.1.Giới và giới tính
Một số khái niệm cơ bản về khoa học giới tính hiện nay vẫn cịn bị sử dụng
một cách cảm tính, nhầm lẫn hay đồng nhất, mà chưa được chưa được xác lập và
phân biệt một cách rạch rịi, khoa học. Do đó cần thiết có sự phân biệt và tìm
hiểu mối quan hệ giữa hai khái niệm then chốt là “giới” (gender) và “giới tính”
(sex).
Trích theo Tài liệu của Tác giả Huỳnh Văn Sơn [14], [15] các định nghĩa
về giới tính theo nghĩa thơng thường, theo Từ điển Tiếng Việt, theo Từ điển
Sinh học phổ thông, theo các Từ điển Tâm lý học được trình bày cụ thể như sau:
Theo nghĩa thơng thường, giới tính được hiểu là sự khác biệt giữa nam và
nữ. Giới tính nam trước hết là những người có bộ sinh dục ngồi, phía trước cổ
có yết hầu, thân hình thường cao to hơn nữ, thường để tóc ngắn và mang theo
một số nét tính cách đặc trưng như: mạnh mẽ, cứng rắn thẳng thắn, thích mạo
hiểm,… Giới tính nữ được hiểu là những người khơng có bộ phận sinh dục
ngồi, khơng có yết hầu, khi trưởng thành có tuyến vú nhơ lên; về tính cách:
thường có những đặc điểm như: dịu dàng, e ấp, nhu mì, cẩn thận, chu đáo,…
Theo Từ điển Tiếng Việt, tác giả Lưu Văn Hy (chủ biên): “Giới tính là một
danh từ chỉ những đặc điểm phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái”.
Theo Từ điển Sinh học phổ thông, tác giả Lê Đình Lương (chủ biên): “Giới
tính là tính trạng phân biệt giống đực, giống cái, thể hiện ở điểm cấu tạo ngồi

của cơ thể sinh vật, có những điểm khác nhau giữa giống vật đực và giống vật
cái, giữa đàn ông và đàn bà. Giới tính (đực, cái) do cặp nhiễm sắc thể giới tính
qui định”.
Theo Từ điển Tâm lý học, tác giả Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (đồng
chủ biên): “Giới tính là tổ hợp những dấu hiệu cơ thể, sinh học, các hành vi ứng


14

xử và xã hội xác định một cá thể là nam giới hay nữ giới, con trai hay con gái.
Giới được quyết định bởi một hệ thống thứ bậc các cơ chế: Từ những ảnh hưởng
của gen đến tâm lí lựa chọn bạn tình. Sự đa dạng của các cơ chế này địi hỏi
phân biệt giới tính di truyền, giới tính sinh dục (thực sự), hoocmon giới tính,
giới tính cơng dân, giáo dục giới tính và giới tính tâm lí…”.
Theo Từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng (chủ biên): “Từ góc độ sinh
học, giới tính là tập hợp những dấu hiệu gen tương phản của những cá thể một
lồi. Từ góc độ xã hội, giới tính là tổ hợp những đặc điểm cơ thể, di truyền, văn
hoá - xã hội, hành vi đảm bảo vị thế cá nhân, xã hội và pháp lí của từng người
nam giới và phụ nữ….”. Qua đó, tác giả dẫn ra thuyết sinh học về giới tính và
những vấn đề liên quan đến thuộc tính giới tính.
Theo SEAGEP (2001) 1, giới và giới tính được định nghĩa như sau:
Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới. Giới
tính của mỗi người khơng thể thay đổi được. Giới là sự khác biệt về mặt xã hội
giữa nam và nữ như vai trò, thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Giới phản ảnh
sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt hình thành
trong q trình sống và có thể thay đổi theo thời gian, theo không gian văn hóa,
theo bối cảnh xã hội, bị chi phối bởi các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế [25].
Theo Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kỳ APA, giới và giới tính được định nghĩa
như sau: Giới tính chỉ những đặc điểm về sinh học và thể chất nhằm phân biệt
giữa nam giới và nữ giới (“Sex” refers to a person’s biological status and is

typically categorized as male, female). Giới chỉ những đặc điểm về thái độ, cảm
xúc, hành vimang tính văn hóa xã hội của giới tính sinh học (“Gender” refers to
the attitudes, feelings, and behaviors that a given culture associates with a
person’s biological sex) [29].
1

Chương trình Bình đẳng Giới Khu vực Đông Nam Á SEAGAP, Hà Nội.


15

Theo Tác giả Bùi Ngọc Oánh, giới và giới tính được định nghĩa như sau:
Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản
giống nhau. Giới tính là tồn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác
biệt giữa nam và nữ [11].
Như vậy, từ nhiều cách định nghĩa về giới và giới tính ở nhiều góc độ
nghiên cứu khác nhau, người nghiên cứu rút ra một số nét khái quát để phân biệt
hai thuật ngữ này như sau:
Bảng 1.1. Phân biệt giới tính và giới
Giới tính (Sex)
Giới tính sinh học
1. Đặc tính

2. Biểu hiện

Giới (Gender)
Giới tính xã hội

Sự khác biệt về phương diện Sự khác biệt về phương diện xã
sinh học giữa nam và nữ.


hội giữa nam và nữ.

Nam giới hay Nữ giới

Nam tính hay Nữ tính

(male or female)

(masculine or feminie)

Được qui định bởi những đặc Được qui định bởi những đặc
điểm sinh lý cơ thể.

điểm về sinh lý cơ thể và tâm lí

Hình thành từ khi sinh ra đời, xã hội.
3. Nguồn gốc qua những đặc tính sinh học, Hình thành trong q trình sống,
có tính chất tự nhiên, bẩm qua những đặc tính xã hội, do
sinh, hình thành từ khi ra đời.

hồn cảnh xã hội tạo nên chứ
khơng có sẵn khi ra đời.

Khơng thay đổi theo thời Thay đổi theo thời gian, có sự
4. Sự biến đổi gian, không khác biệt giữa khác biệt giữa các xã hội, thời
các xã hội, thời kỳ.
kỳ.
Tuy vậy, sự phân biệt trên không phải là để tách rời hai khái niệm “giới” và
“giới tính”. Giới và giới tính là hai khái niệm độc lập nhưng có mối quan hệ rất

chặt chẽ với nhau. Ở một mức độ nào đó giới tính cũng chính là giới hoặc giới


16

tính lại là một thành phần của giới. Giới là cơ sở để tạo nên giới tính. Những đặc
điểm sinh học của giới xác định giới tính về mặt sinh học đồng thời cũng là
những biểu hiện của giới tính về mặt sinh học. Ở góc độ này, giới là một bộ
phận của giới tính, đồng thời giới chi phối và quyết định giới tính. Những đặc
điểm xã hội của giới cũng góp phần hình thành những đặc điểm xã hội của giới
tính. Chúng cũng chi phối và quyết định sự hình thành giới tính. Ngược lại, giới
tính lại phải phù hợp với giới và bị xã hội đánh giá theo giới, giới tính cũng góp
phần khắc hoạ rõ nét thêm về giới.
Tóm lại, từ các quan điểm lý luận trên, khái niệm “giới tính” được sử dụng
như khái niệm quan trọng cho đề tài này được định nghĩa như sau:
Giới tính được hiểu là những đặc điểm tạo nên sự khác biệt giới về mặt
sinh học và tâm lí xã hội.
Từ khái niệm này thì giới có hai thuộc tính cơ bản:
- Thuộc tính sinh lí cơ thể: Giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm
của giới. Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng. Vì giới vừa bao
gồm những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới
tính cũng bao gồm những đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.
- Thuộc tính xã hội: Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm
tạo nên những đặc trưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới
kia. Gồm cả các đặc điểm sinh lý cơ thể (ví dụ: các cơ quan sinh dục …) và đặc
điểm tâm lý - xã hội (ví dụ: tính cách dịu dàng, dũng mãnh…).
1.2.1.2.Sự nhận dạng giới tính
Hiểu một cách đơn giản, sự nhận dạng giới tính (gender identity) là sự nhận
thức về giới tính của cá nhân.
Theo Từ điển Oxford, nhận dạng giới tính là nhận thức bên trong của một

cá nhân về giới tính của bản thân từ khi sinh ra và được củng cố trong quá trình
sống [33].


×