Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

luận văn đại học sư phạm hà nội Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.86 KB, 79 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội (C.Mác). Con người
muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan
trọng của con người, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất (V.I.Lờnin). Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của trẻ, làm cho trẻ nhanh
chóng tham gia được vào xã hội của con người; ngôn ngữ còn là công cụ
của tư duy, của nhận thức, là công cụ phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Lứa
tuổi mầm non là giai đoạn phát triển về mọi mặt với tốc độ nhanh, trong đó
sự phát triển ngôn ngữ tăng với tốc độ “siờu tốc”.
Với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng to
lớn trong sự hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết để trẻ có thể
trở thành người với đúng nghĩa của nó. Thông qua hoạt động vui chơi, đặc
biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ), trẻ có khả năng nhận biết và
thể hiện một cách chính xác, chân thực những xúc cảm như: vui mừng, yêu
thương, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, buồn …Trẻ thể hiện xúc cảm của mình
thông qua vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ, tư thế, ánh mắt… nhưng cũng thông qua
ngôn ngữ. Trẻ 4 - 5 tuổi đã biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩa, xúc
cảm - tình cảm (XC – TC) của mình với những người xung quanh.
Mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay là giáo dục nhằm phát triển
trẻ em một cách toàn diện về: trí tuệ, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và
ngôn ngữ để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ đến trường phổ thông. Xúc cảm - tình cảm là một bộ phận, là nền tảng
của sự hình thành nhân cách trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản nhất để
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Cần phải giáo dục và tạo
điều kiện để trẻ bộc lộ xúc cảm - tình cảm của bản thân bằng ngôn ngữ. Để
thấy được những đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ có
thể bằng nhiều con đường khác nhau nhưng thuận lợi là thông qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề, trò chơi thể hiện xúc cảm - tình cảm rõ nét.
1
Thực tế hiện nay ở trường mầm non các giáo viên vẫn chưa quan tâm


nhiều đến những xúc cảm - tình cảm của trẻ, chưa lắng nghe và chưa để trẻ
được nói lên những xúc cảm của mình. Điều này khiến trẻ lúng túng, vụng
về trong giao tiếp, hợp tác, bộc lộ thái độ của mình với bạn bè và người
xung quanh bằng ngôn ngữ nói. Đặc biệt với trẻ 4 - 5 tuổi thể hiện xúc cảm
lại rất cần thiết bởi đây là thời kỳ xúc cảm - tình cảm của trẻ phát triển mạnh
mẽ. Vì những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Đặc điểm ngôn
ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm
của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, làm cơ sở
cho việc đề ra những biện pháp giáo dục giúp trẻ thể hiện được xúc cảm -
tình cảm của bản thân bằng ngôn ngữ một cách phù hợp.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
2. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 -
5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
IV. Giả thuyết khoa học
1. Để thể hiện xúc cảm - tình cảm trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đó dựng phương
tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ này có những đặc điểm riêng của lứa tuổi về ngữ điệu,
vốn từ, mẫu câu tiếng Việt và tính mạch lạc của ngôn ngữ. Có thể tìm ra những
đặc điểm này thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ.
2. Trẻ 4 - 5 tuổi sử dụng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm một cách
phù hợp.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
2
2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm

của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
3. Làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu
giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
VI. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận
Đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu, sỏch, bỏo, tạp chí có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động vui chơi (trò chơi đóng vai theo chủ đề) của trẻ.
3. Phương pháp trò chuyện
Trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu ngôn ngữ thể hiện xúc cảm –
tình cảm của trẻ.
4. Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê toán học
Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
VII. Giới hạn nghiên cứu
Có nhiều dạng hoạt động ngôn ngữ như: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết,
ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ bên trong (hay ngôn ngữ thầm). Đề tài
này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nói của trẻ mẫu
giáo 4 - 5 tuổi trong việc thể hiện 6 loại xúc cảm – tình cảm cơ bản của con
người là: vui mừng, yêu thương, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, buồn.
3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là sản phẩm độc quyền của con người. Nó chỉ được hình
thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu
của con người. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh.
Quan điểm Mác - Lênin trong ngôn ngữ học xem xét ngôn ngữ với tư
cách là một hiện tượng xã hội “bản chất con người không phải là cái trừu

tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất đó là tổng tất cả các mối quan hệ xã hội”. Ngôn ngữ rõ ràng là sự thể
hiện các mối quan hệ giữa con người với con người, được quy định bởi những
điều kiện cụ thể của một thời kì lịch sử nhất định. Giao tiếp ngôn ngữ là một
hình thức đặc biệt của hoạt động trí tuệ được thể hiện ra ngoài, và đó cũng là
cơ sở để tiếp tục phát triển hoạt động trí tuệ. Chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét
ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiện giao tiếp chủ yếu
của con người. Vấn đề ngôn ngữ của trẻ em 1 - 6 tuổi được các nhà khoa học
của nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu theo các hướng khác nhau.
• Hướng nghiên cứu thuần túy ngôn ngữ học:
Nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em theo hướng ngôn ngữ học thuần túy là sự
miêu tả ngôn ngữ chỉ theo trình tự xuất hiện những hiện tượng ngôn ngữ
trong lời nói của trẻ. Với hướng nghiên cứu này cho ta những thông tin đáng
tin cậy và phong phú về sự phát triển theo số lượng của các yếu tố ngôn ngữ.
Song hướng nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ của
trẻ, chứ không cho phép ta có khả năng phân tích theo chiều sâu và giải
thích nguồn gốc của các hiện tượng đó, mối quan hệ của các yếu tố trong
quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ em.
4
• Hướng nghiên cứu tâm lý - ngôn ngữ học:
Đây là khuynh hướng được nhiều nhà ngôn ngữ học - tâm lý học trên
thế giới nghiên cứu từ khoảng giữa thế kỉ XX.
J.Piaget - nhà tâm lý học nổi tiếng của Thụy Sĩ đã đi sâu vào nghiên
cứu sự phát triển trẻ em nói chung và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em nói
riêng. Ông cho rằng, con đường chính của phát triển ngôn ngữ bắt đầu từ
ngôn ngữ có tính tự kỷ trung tâm. Trẻ xây dựng câu nói của bản thân không
cần có sự kiểm tra của người nghe, tiến đến “ngôn ngữ có tính xã hội húa”
trong đó có chú ý tới quan điểm của người nghe. Vì thế J.Piaget cho rằng,
động lực của phát triển ngôn ngữ là sự thay thế quan điểm tự kỷ trung tâm
bằng quan điểm xã hội. Năm 1932, J.Piaget đã công bố công trình về vấn đề

phát triển chức năng ngôn ngữ của trẻ em. Ông phân biệt hai loại ngôn ngữ:
ngôn ngữ xã hội hóa (thực hiện chức năng giao tiếp) và ngôn ngữ tự kỷ trung
tâm của trẻ (chỉ nói với chính mình). Theo J.Piaget, ngôn ngữ tự kỷ trung tâm
chiếm 56% trong ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi và giảm dần chỉ còn 27% ở trẻ 7
tuổi. Quá trình trưởng thành về nhận thức và kinh nghiệm sống làm cho ngôn
ngữ tự kỷ trung tâm mất dần đi và ngôn ngữ xã hội tăng dần lên.
Xuất phát từ quan điểm về sự phát triển tõm lý, J.Piaget và L.S.Vưgụtxky -
nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga đã tập trung nghiên cứu tư duy và ngôn
ngữ của trẻ. Trong khi J.Piaget không nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong
sự phát triển nhận thức, thỡ L.S.Vưgụtxky lại coi ngôn ngữ là cơ sở cho mọi
chức năng trí tuệ cao cấp. Trong khi J.Piaget cho rằng ngôn ngữ của trẻ em
mang tính chất tự kỷ trung tâm và không mang tính chất xã hội, rằng ngôn
ngữ tự điều khiển không đóng vai trò hữu ích trong đời sống nhận thức của
đứa trẻ, thỡ L.S.Vưgụtxky cho rằng ngôn ngữ riêng của trẻ, hay là ngôn ngữ
tự điều khiển đó giỳp cho đứa trẻ tự hoạch định và hướng dẫn hành vi của
riêng mình. Theo lứa tuổi ngôn ngữ riêng ngầm trở thành sự suy nghĩ bên
trong, sự suy nghĩ bằng từ ngữ. Chính vì vậy, L.S.Vưgụtxky đó kết luận: “
Bản chất sự phát triển của ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp và nhận thức
5
và tất nhiên sự phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ không chỉ thuần túy dựa trên
sự phát triển của khả năng nhận thức của đứa trẻ”. Theo L.S.Vưgụtxky thỡ
ngôn ngữ xuất hiện từ sự giao tiếp xã hội với những người khác. Người lớn
và các bạn cùng lứa tuổi có năng lực hơn sẽ cung cấp cho trẻ sự hướng dẫn
bằng ngôn ngữ trong vùng phát triển gần nhất. Sau đó trẻ tích hợp ngôn ngữ
của những chỉ dẫn này thành ngôn ngữ riêng của trẻ và ứng dụng nó vào
hoạt động của riêng mình. L.S.Vưgụtxky tin rằng mọi chức năng tâm lý cao
cấp đều có nguồn gốc xã hội và sự xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân
cách, giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong
của cá nhân.
Ở Việt Nam, vấn đề ngôn ngữ trẻ em 1 - 6 tuổi cũng được nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm:
- Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em:
Lưu Thị Lan: “Những đặc trưng ngữ pháp trong câu nói của trẻ từ 1 -
3 tuổi”.
Hồ Minh Tâm: “Bước đầu tìm hiểu vốn từ trẻ em ở lứa tuổi 1 - 3 tuổi”
- 1989.
- Các công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, các yếu tố tác
động đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ em:
Lê Danh Khiờm: “Tỏc động ngôn ngữ của người xung quanh đối với
trẻ em” (lứa tuổi nhà trẻ).
Lưu Thị Lan: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phát triển
vốn từ ở trẻ 1 - 3 tuổi. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 8 năm 1989.
- Các công trình tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ trẻ em:
Nguyễn Thị Mai: “Nghiờn cứu thực trạng hiểu từ của trẻ mẫu giáo 3 -
4 tuổi” - 1998.
Đỗ Thị Thanh Mai: “Tỡm hiểu thực trạng mức độ hiểu từ của trẻ em
mẫu giáo 5 tuổi Hà Nội qua trắc nghiệm”.
Bùi Anh Tuấn: “Hiện trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giỏo” - 1989.
6
Tổ tâm lý giáo dục thuộc viện khoa học giáo dục: “Hiện trạng phát
âm của học sinh mẫu giỏo”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11/1974.
- Các công trình nghiên cứu một số biện pháp phát triển lời nói trẻ em:
Bùi Kim Tuyến: “Xõy dựng nội dung, biện pháp phát triển hoạt động
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giỏo”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
Nguyễn Thị Oanh: “Các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ mẫu giáo lớn”.
Trương Thị Kim Oanh: “Một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn chơi
giúp trẻ dân tộc thiểu số nói tiếng Việt”.
Võ Phan Thu Hương: “Biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi nói đúng ngữ phỏp”.
Đỗ Thị Xuyến: “Một số biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ 5

- 6 tuổi - 1998.
Lê Thị Xoa: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giỏo bộ
3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với thiên nhiên - 1998.
Huỳnh Ái Hồng: “Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề
nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại thành phố Hồ
Chí Minh” - 1997.
Ân Thị Hảo: “Một số biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện văn học nhằm
phát triển ngôn ngữ mạch lạc” - 2003.
Nguyễn Lệ Thương: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
hiểu nghĩa của từ trong tác phẩm văn học” - 2004.
- Các công trình nghiên cứu mối liên quan giữa tâm lý và ngôn ngữ:
Hồ Lam Hồng: “Những đặc điểm tâm lý của hoạt động ngôn ngữ
trong hoạt động kể chuyện của trẻ mẫu giáo” - 2002.
Nhìn chung, vấn đề ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoa học quan tâm
trên nhiều mặt. Có nhà khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa tâm lý và
ngôn ngữ, có nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ trẻ
em. Một số nhà khoa học khác lại nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, các yếu
tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ em…
7
Song các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu
lứa tuổi nhà trẻ (1 - 3 tuổi), lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) và lứa tuổi mẫu
giáo lớn (5 - 6 tuổi) mà ít công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
nhỡ (4 - 5 tuổi). Vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tại: “Đặc điểm ngôn
ngữ thể hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề”. Đây là giai đoạn xúc cảm - tình cảm của trẻ phát triển
mạnh mẽ nhất vì vậy trẻ luụn cú nhu cầu thể hiện xúc cảm - tình cảm của
mình với người xung quanh. Đề tài này nhằm phát hiện một số đặc điểm
ngôn ngữ và mức độ sử dụng ngôn ngữ của trẻ khi thể hiện xúc cảm - tình
cảm nhằm giúp giáo viên có những biện pháp giúp trẻ biết sử dụng ngôn
ngữ nói để nói lên những xúc cảm - tình cảm của bản thân.

1.2 Một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ mẫu giáo
Khái niệm ngôn ngữ
Con người muốn trao đổi ý kiến với nhau, có thể dùng những loại dấu
hiệu khác nhau: nháy mắt, vẫy tay… Nhưng dùng những dấu hiệu như vậy
bị hạn chế rất nhiều, không thể hiện được đầy đủ, chi tiết những nội dung
phong phú, phức tạp cần truyền đạt. Do đó, trong giao tiếp, trong việc biểu
hiện ý nghĩa cho nhau con người chủ yếu phải nói với nhau. Khi nói chúng
ta sử dụng tiếng nói, tức là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết, nú giỳp chúng ta
hiểu ý nhau, từ đó mà bàn bạc, phối hợp với nhau trong lao động sản xuất,
trong sinh hoạt xã hội. Không có ngôn ngữ loài người không thể tổ chức
thành xã hội để chiến thắng tự nhiên và xây dựng cuộc sống văn minh, tốt
đẹp. Ngôn ngữ là “hiện thực trực tiếp của tư duy” (C.Mỏc). Nó là hình thức
thể hiện tư tưởng của con người, nó gắn bó chặt chẽ với tư duy.
Vậy bản chất ngôn ngữ là gì? Căn cứ vào chức năng của ngôn ngữ
trong xã hội thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người, phương tiện thông báo và trao đổi tư tưởng, là phương tiện hình
8
thành tư duy. Theo cấu trúc nội bộ của mỡnh thỡ ngôn ngữ là một hệ thống
kí hiệu độc đáo, rất phức tạp, một hệ thống gồm nhiều tầng lớp, nhiều đơn vị
tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ còn là một quá trình của mỗi cá nhân sử dụng
một thứ ngôn ngữ của dân tộc để giao tiếp, để diễn đạt ý nghĩ của mình và
hiểu tư tưởng do người khác nói lại, để truyền đạt và lĩnh hội những kinh
nghiệm xã hội lịch sử, hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình.
Theo quan điểm của xã hội học: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội -
lịch sử. Trong quá trình lao động con người có nhu cầu nhận thức thế giới
xung quanh. Do sống và làm việc cùng nhau nên con người có nhu cầu phải
giao tiếp phải thông báo với nhau và nhận thức. Hai quá trình giao tiếp và
nhận thức đú khụng tách rời nhau, chính vì lẽ đó ngôn ngữ đã ra đời để đáp

ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác của
con người.
Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là một hệ thống
cỏc kớ hiệu từ ngữ biểu hiện các sự vật và hiện tượng. Nó là phương tiện
của giao lưu và là công cụ của tư duy.
Dưới góc độ của các nhà tõm lớ học: Ngôn ngữ là phương tiện biểu
hiện ý thức con người.
Khác với quan điểm trờn, cỏc nhà sinh lý học lại coi ngôn ngữ là tín
hiệu của hệ thống tín hiệu thứ hai, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia
vào việc tạo nên các đường “liờn hệ tạm thời”, là cơ sở cho tư duy trừu
tượng. Nhờ có hệ thống các đường “liờn hệ tạm thời” này mà con người
khác hẳn với động vật.
Theo quan điểm duy vật biện chứng của Ăngghen: “Ngụn ngữ là ý thức
thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa. Như
vậy, cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn
ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khỏc”.
Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu: Ngôn ngữ là một hệ thống
cỏc kớ hiệu có ý nghĩa chung đối với cả một tập hợp người và có những quy
9
tắc (phát âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp) thống nhất với nhau trong toàn bộ tập
hợp người ấy. Là quá trình trong đó con người sử dụng một thứ tiếng (ngôn
ngữ) hay một hệ thống kí hiệu nào đó để truyền đạt và lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử xã hội, hoặc để thiết lập nên mối quan hệ giao lưu hoặc để
kế hoạch hóa hoạt động của mình.
1.2.2 Khái niệm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm:
Từ khái niệm về ngôn ngữ ta có thể hiểu khái niệm về ngôn ngữ thể
hiện xúc cảm – tình cảm như sau: Ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm là
ngôn ngữ con người sử dụng để truyền đạt những rung động biểu thị thái
độ của cá nhân đối với thế giới khách quan và đối với bản thõn có liên
quan đến nhu cầu và động cơ của họ.

Ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm được thể hiện thông qua: ngữ
điệu, vốn từ, mẫu câu tiếng Việt và tính mạch lạc của ngôn ngữ. Đi tìm hiểu
đặc điểm ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm chính là tìm hiểu tính biểu
cảm của lời nói. Đối với trẻ mẫu giáo thỡ tớnh biểu cảm của lời nói thể hiện
chủ yếu qua ngữ điệu của lời nói.
Khi mới sinh trẻ truyền tín hiệu cho người thân là các âm thanh (mức
độ thấp nhất của ngôn ngữ) như khóc, thét lên để thông tin cho họ về trạng
thái sinh lý của mình là dễ chịu hay khó chịu. Dần dần khi trẻ đã lớn hơn 1
tuổi đến 2 tuổi ngôn ngữ được hình thành, trẻ nói được một số âm, từ, câu
đơn giản. Khi trẻ bước sang tuổi mẫu giáo ngôn ngữ của trẻ đã phát triển
mạnh mẽ. Lúc này giọng điệu âm thanh ngôn ngữ của trẻ đã ở mức độ to -
nhỏ khác nhau, đồng thời ngữ điệu (tổng hợp phức tạp các phương tiện biểu
cảm ngữ âm) của âm thanh ngôn ngữ cũng có cường độ cao - thấp rõ ràng,
tốc độ nhanh – chậm khác nhau…Trẻ sử dụng chúng để thông tin, truyền tín
hiệu và thể hiện các trạng thái xúc cảm - tình cảm cơ bản của mình như sợ
hãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiên, thớch thỳ…đối với thế giới xung
quanh.
10
Cảm xúc ngôn ngữ của trẻ không chỉ được thể hiện qua ngữ điệu
giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, tư thế mà cảm xúc ngôn ngữ
của trẻ cũng được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, câu nói thể hiện cảm
xúc, tình cảm hay thái độ của cá nhân đối với thế giới xung quanh. Mức độ
ngôn ngữ từ, câu thể hiện sự phức tạp những biểu hiện xúc cảm - tình cảm
thông qua giọng điệu, cách phát âm đã thể hiện không chỉ các xúc cảm - tình
cảm cơ bản mà còn thể hiện được một số sắc thái cơ bản của từng loại xúc
cảm - tình cảm. Ví dụ: khi trẻ vui vẻ trẻ có thể nói giọng nói nhẹ nhàng, vui
tươi hay khi tức giận trẻ nói rất to, giọng đanh lại.
Để thể hiện những rung động, suy nghĩ, tư tưởng của bản thân với
người xung quanh một cách hiệu quả trẻ không thể không sử dụng ngôn ngữ
mạch lạc. Bởi ngôn ngữ mạch lạc là mức độ hoàn chỉnh nhất của ngôn ngữ.

Khi trẻ diễn đạt mạch lạc một xúc cảm – tình cảm nào đó thì nội dung đó sẽ
được thực hiện một cách logic tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tính
biểu cảm khiến người tiếp nhận dễ dàng nhận ra các xúc cảm – tình cảm
khác nhau. Sự biểu cảm ở mức độ ngôn ngữ mạch lạc không những mang
yếu tố chủ quan mà còn mang tính khách quan, chuẩn mực xã hội của phản
ứng hành vi xúc cảm sẽ được hình thành.
Tùy thuộc vào sự giáo dục của gia đình và môi trường xã hội, phong
tục tập quán, truyền thống của nhóm xã hội và cộng đồng xã hội, mà tín hiệu
ngôn ngữ đã thực sự trở thành công cụ biểu cảm quan trọng của con người.
1.2.3 Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có nhiều chức năng nhưng trong đó quan trọng nhất là hai
chức năng: công cụ giao tiếp và công cụ tư duy.
1.1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với
một mục đích nhất định nào đó. Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng,
tình cảm, trí tuệ, hiểu biết,… với nhau và tác động đến nhau về mặt nhận
11
thức, tình cảm và hành động. Giao tiếp được thực hiện nhờ một công cụ tốt
nhất là ngôn ngữ.
Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhu
cầu đặc biệt thiết yếu của con người. Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi
xuất hiện con người và xã hội loài người, và ngày càng phong phú, đa dạng
cùng với sự phát triển của con người và xã hội. Con người và xã hội không
thể thiếu hoạt động giao tiếp. Nhờ có hoạt động giao tiếp con người mới dần
trưởng thành để có được những đặc trưng xã hội và xã hội loài người mới
dần hình thành và phát triển. Đặc điểm của hoạt động giao tiếp là bao giờ
cũng xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định, với những phương tiện nhất
định và nhằm tới một mục tiêu nhất định.
V.I.Lênin đã coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con
người. Ngôn ngữ không phải là công cụ giao tiếp duy nhất nhưng là công cụ

giao tiếp quan trọng nhất của loài người (xét ở tính thuận tiện và hiệu quả
của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ). Loài người đã tiến hành giao tiếp bằng
nhiều loại công cụ. Nhưng những công cụ này dự cú những ưu điểm mà
ngôn ngữ không có nhưng lại có nhiều hạn chế và không thể quan trọng
bằng ngôn ngữ. So với ngôn ngữ, chúng thật nghèo nàn và hạn chế. Không
một cử chỉ, nét mặt nào có thể diễn đạt một nội dung, chẳng hạn: “Tại sao
nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?”. Hơn nữa, nhiều cử chỉ có
ý nghĩa không rõ ràng, chính xác. Có thể người tạo cử chỉ nghĩ một đằng,
người tiếp thu nó hiểu một nẻo.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp còn thể hiện ở chỗ ngôn ngữ giúp con
người có thể lưu giữ những kinh nghiệm sản xuất để truyền từ đời này sang
đời khác. Ngôn ngữ giúp trao đổi tư tưởng, tình cảm, xác lập các mối quan
hệ giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. Thông qua sự nối kết tập thể
này, ngôn ngữ là một thứ công cụ để tổ chức xã hội, duy trì mối quan hệ
người – người trong xã hội. Ngôn ngữ là công cụ giúp cho con người giao
tiếp, trao đổi, và đi đến hiểu biết lẫn nhau. Không có sự hiểu biết ấy, không
12
thể có hành động chung của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục tự
nhiên và không thể đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất của đời
sống con người. Cho nên nếu không có một thứ ngôn ngữ chung cho cả
cộng đồng dùng để giao tiếp, để thắt chặt các mối quan hệ thì xã hội cũng
không thể tồn tại được. Với ý nghĩa này, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp
đồng thời cũng là một công cụ đấu tranh phát triển xã hội.
1.1.2 Ngôn ngữ là phương tiện tư duy của con người.
Tư duy là mức độ nhận thức lý tính, nhận thức gián tiếp, khái quát.
Khả năng phản ánh thực tế dưới dạng khái niệm, phán đoán và kết luận là
kết quả của quá trình suy nghĩ, tư duy. Ở mức độ nhận thức này trí tuệ con
người hình thành các khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tượng, và tiến
hành các suy luận về chúng. Ngoài ra, tư duy còn được hiểu là bản thân quá
trình suy nghĩ, phản ánh cuộc sống dưới dạng tư tưởng, là quá trình hình

thành tư tưởng.
Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Ngôn ngữ và tư duy cùng xuất
hiện một lúc. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và chỉ có con người
- động vật cao cấp mới có tư duy. Không có ngôn ngữ thì không có tư duy.
Nói cách khác, chúng ta không thể tư duy nếu không có ngôn ngữ.
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư
duy của ngôn ngữ. Khi giao tiếp, con người cần phải nói với nhau một cái gì
đấy (tư tưởng, tình cảm, …), ngôn ngữ không phải là tổ hợp âm thanh đơn
thuần, mà là nơi lưu giữ những kinh nghiệm của loài người. Chức năng tư
duy của ngôn ngữ độc lập với chức năng giao tiếp bởi vì, ngôn ngữ không
phải chỉ cần đến khi chúng ta nói năng giao tiếp, mà cần đến ngay cả khi
chúng ta suy nghĩ thầm lặng, khi độc thoại nội tâm.
Ngôn ngữ là thể hiện trực tiếp tư tưởng. Không có từ nào câu nào mà
không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại, không có ý nghĩ tư
tưởng nào mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trực tiếp tham
gia vào quá trình hình thành tư tưởng: một ý nghĩ, tư tưởng chỉ rõ ràng khi
13
được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Quá trình đi tìm từ, câu cần thiết để nói cũng
là quá trình làm cho ý nghĩ, khái niệm trở nên rõ ràng và để có thể hiểu
được. Chừng nào chưa được biểu hiện bằng ngôn ngữ, thì ý nghĩ còn chưa
rõ ràng và mơ hồ.
Ngôn ngữ không chỉ tồn tại ở dạng tiếng nói mà còn tồn tại ở dạng
biểu tượng âm thanh trong óc, dạng chữ viết trên giấy. Khi nghe, biểu tượng
âm thanh xuất hiện. Khi nói biểu tượng chuyển động phát âm xuất hiện. Khi
nhìn biểu tượng thị giác về từ xuất hiện. Chức năng tư duy của ngôn ngữ
không chỉ xuất hiện khi ngôn ngữ được phát thành lời, mà cả khi im lặng
suy nghĩ hoặc viết ra giấy.
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ của tư duy là chỗ dựa để suy nghĩ và
ghi lại kết quả suy nghĩ của con người. Ngôn ngữ và tư duy thống nhất với
nhau, không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại không có tư duy

thì ngôn ngữ chỉ là vỏ âm thanh trống rỗng, thực chất là không có ngôn ngữ.
Hai chức năng giao tiếp và tư duy được thực hiện không tách rời nhau
mà gắn bó chặt chẽ vào nhau: khi tư duy, hoạt động giao tiếp vẫn diễn ra
không ngừng và ngược lại khi giao tiếp, hoạt động tư duy vẫn diễn ra liên
tục (để kiểm tra, điều chỉnh thông tin).
Ngôn ngữ - công cụ thể hiện xúc cảm - tình cảm
Ngôn ngữ có vai trò rất to lớn trong đời sống tâm lý con người. Ngôn
ngữ là một trong hai yếu tố (cùng với lao động) đã làm cho con vật trở thành
con người (Ph. Ăngghen). Ngôn ngữ đã góp phần tích cực làm cho các quá
trình tâm lý của con người có chất lượng khác hẳn với con vật. Ngôn ngữ là
hình thức tồn tại của ý thức, ngôn ngữ là “ý thức thực tại” của con người
(C.Mỏc). Có thể nói ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lý của
con người, là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc của tâm
lý người, đặc biệt là của các quá trình nhận thức. Vì vậy, ngôn ngữ cũng là
công cụ thể hiện xúc cảm – tình cảm của con người.
14
Đối với trẻ mẫu giáo ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bầy
tỏ những xúc cảm – tình cảm, nguyện vọng của trẻ từ khi còn rất nhỏ, là
điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là hiện tượng tõm lớ xã hội loài
người. Tất cả mọi giao tiếp bao gồm sự trao đổi thông tin, trao đổi các ấn
tượng, các tư tưởng, các sự định hướng giá trị, các trạng thái cảm xỳc…
giữa mọi người trong hoạt động cùng nhau đều được tiến hành bằng ngôn
ngữ. Nhờ có ngôn ngữ trẻ không chỉ thể hiện được những xúc cảm - tình
cảm của bản thân mà còn phản ánh được các sắc thái của từng loại xúc cảm
- tình cảm khác nhau. Xúc cảm - tình cảm được nhận biết và thể hiện qua
giọng điệu âm thanh ngôn ngữ của trẻ ở mức độ to - nhỏ khác nhau, hay ngữ
điệu âm thanh ngôn ngữ với cường độ cao - thấp khác nhau, hay thông qua
nhịp độ, tốc độ và tính chất của lời núi… Trẻ sử dụng chúng để thông tin,
truyền tín hiệu các trạng thái xúc cảm - tình cảm cơ bản của mình như: sợ

hãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiờn… một cách rõ nét hơn và chính xác hơn
là thông qua cử chỉ điệu bộ.
Xúc cảm - tình cảm là những thái độ xúc cảm của con người đối với
những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của
chúng trong mối quan hệ với nhu cầu và động cơ của con người. Trong quá
trình giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa con người với con người, cảm xúc có thể
nảy sinh để đáp lại những tác nhân kích thích bằng lời.
Ở trẻ 4 - 5 tuổi, xúc cảm - tình cảm của trẻ phát triển rất mạnh. Xúc
cảm - tình cảm “thống trị” và chi phối mọi hoạt động tõm lớ của trẻ. Ở giai
đoạn này, trẻ phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm – tình cảm, trẻ phản ứng
với những người xung quanh, các sự kiện bằng các sắc thái vui, buồn, hờn,
giận… qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi khá chính xác, phù hợp
đối với đối tượng và hoàn cảnh. Trẻ luụn cú nhu cầu trò chuyện, bày tỏ, diễn
đạt những điều trẻ quan sát được từ thế giới xung quanh và bộc lộ những
tình cảm đó trong khi vui chơi và giao tiếp. Đó là những điều kiện để trẻ sử
15
dụng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể gần gũi, trò chuện với trẻ, giúp
trẻ thể hiện xúc cảm - tình cảm bằng từ ngữ, đồng thời hướng dẫn trẻ vào
những yêu cầu cụ thể, giúp trẻ trả lời được những câu hỏi, sửa chữa phát âm,
lỗi dùng từ và giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi, nhất là từ 3 - 6 tuổi, là giai đoạn “siờu
tốc” phát triển ngôn ngữ. Những thành tựu phát triển lời nói ở lứa tuổi này là
rất to lớn. Chẳng hạn, đây là giai đoạn hoàn thiện cơ quan phát âm. Đến tuổi
mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) trẻ đã chủ động trong giao tiếp, biết đàm thoại với
mọi người xung quanh. Ở độ tuổi này, ngôn ngữ đối với trẻ không chỉ là
phương tiện giao tiếp mà còn là phương tiện tư duy và nhận thức.
Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đã lĩnh hội được và phát âm đúng nhiều âm vị;
phát âm từ, câu rõ nét hơn: trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ của
giọng nói. Vốn từ của trẻ khá phong phú và tăng nhanh. Hầu hết các loại từ

đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ đã chính
xác hơn. Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ (ưu thế thuộc về danh từ
và động từ). Giai đoạn này trẻ cũng đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơn
giản, đúng ngữ pháp. Sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo nhỡ
chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ. Lời nói của trẻ đã được mở
rộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Trẻ mẫu giáo
nhỡ bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh, theo đồ vật
nhưng phần lớn câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần là mô phỏng lại
mẫu của người lớn.
1.3 Một số vấn đề lý luận về xúc cảm - tình cảm và đặc điểm
xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Khái niệm xúc cảm - tình cảm
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về xúc
cảm - tình cảm.
Các nhà tâm lý học Nga có hai cách định nghĩa về xúc cảm – tình cảm:
16
Nhóm thứ nhất: Cho rằng xúc cảm – tình cảm có liên quan đến nhu
cầu của con người.
K.K Platụnụp định nghĩa: xúc cảm hay tình cảm, đó là một hình thái
đặc biệt của mối quan hệ của con người đối với các đối tượng và hiện tượng
của hiện thực được quy định bởi sự phù hợp hay không phù hợp giữa các
đối tượng và hiện tượng đối với nhu cầu của con người.
Rubinstein cho rằng: “xỳc cảm là một khía cạnh đặc biệt của sự trải
nghiệm những hành vi cũng như của sự chế biến thông tin và đặc biệt là liên
quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu”.
Ximonov định nghĩa: “xỳc cảm như là sự tác động qua lại giữa nhu
cầu và khả năng đạt được mục tiờu”.
Nhóm thứ hai: Cho rằng xúc cảm - tình cảm của con người, về thực
chất là toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới xung quanh.
Tác giả P.M Iacovson định nghĩa: “xỳc cảm - tình cảm là những

rung động trong đó biểu thị thái độ của con người đối với người khác, đối
với những sự vật hiện tượng xung quanh, đối với cái mà họ nhận biết và
hành động. Và ông cũng cho rằng toàn bộ xúc cảm - tình cảm của con
người về thực chất là toàn bộ thái độ của con người đối với thế giới và
trước tiên là đối với những người khác trong cuộc sống và trong ấn tượng
trực tiếp của cá nhân”.
Rubinstein cũng cho rằng: “toàn bộ thế giới xúc cảm - tình cảm của con
người, về thực chất là toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới và trước tiên là
đối với người khác trong cuộc sống và trong ấn tượng trực tiếp của cỏ nhõn”.
Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam, tác giả Ngô Công Hoàn -
Nguyễn Thị Mai Hà định nghĩa: “tỡnh cảm là những thái độ thể hiện sự rung
cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu
cầu và động cơ của họ”.
Tóm lại, khi bàn về khỏi niờm xỳc cảm - tình cảm các nhà tâm lý học
đều nhất trí rằng:
17
• Xúc cảm - tình cảm phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vật
hiện tượng với nhu cầu của con người.
• Xúc cảm - tình cảm bao gồm quá trình sinh lý thần kinh và quỏ
tỡnh tâm lý của cá thể.
• Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúc
cảm - tình cảm.
• Xúc cảm - tình cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội.
• Xúc cảm - tình cảm là phương thức thích nghi của con người với
môi trường.
Từ những quan điểm về xúc cảm - tình cảm ở trên, có thể hiểu xúc
cảm - tình cảm như sau:
Xúc cảm - tình cảm là những rung động biểu thị thái độ của cá nhân
đối với thế giới khách quan và đối với bản thân, có liên quan đến nhu cầu
và động cơ của họ, đồng thời nó mang tính chủ quan, độc đáo của mỗi

người.
Các phương tiện biểu hiện xúc cảm - tình cảm
Sự biểu đạt xúc cảm - tình cảm được biểu hiện rất phức tạp, tinh tế,
làm thế nào để nhận diện các loại xúc cảm - tình cảm của con người. Để trả
lời các câu hỏi này các nhà tâm lý học đã sử dụng các phương pháp quan
sát, tâm lý lâm sàng, dựa trên các tiêu chí sau:
1.1.3 Phản ứng hành vi:
Xúc cảm - tình cảm là hiện tượng tâm lý được biểu hiện qua phản ứng
hành vi của con người: phản ứng hành vi xúc cảm - tình cảm được thể hiện
ở nhiều góc độ khác nhau và hết sức tinh tế, khó nhận biết nếu không có vốn
sống kinh nghiệm trong giao tiếp, hợp tác, không có những hiểu biết về
chúng. Những thông tin, tín hiệu trên nét mặt truyền cảm mạnh tới đối tượng
giao tiếp. Những thông tin, tín hiệu biểu hiện trên nét mặt mang tính xã hội,
18
theo nghiên cứu của Wolf thì tuần thứ ba trẻ đã bắt đầu đáp lại cái nhìn
chăm chú đối với người nhìn nó.
Phản ứng hành vi qua vận động của đầu cổ, thường mang tính khái
quát hơn, ví dụ: đồng ý thì gật đầu, không đồng ý thì lắc đầu.
Phản ứng qua vận động của tay, toàn thân, chân và các tư thế cũng
tham gia vào quá trình biểu cảm thông tin, tín hiệu cho đối tượng giao tiếp
nhận biết thái độ của cá nhân tại thời điểm tiếp xúc.
1.1.4 Hành vi ngôn ngữ:
Hành vi ngôn ngữ khá phức tạp biểu lộ không chỉ các loại xúc cảm -
tình cảm cơ bản của con người, nú cũn phản ỏnh cỏc sắc thái của từng loại
xúc cảm - tình cảm.
Thông qua giọng điệu âm thanh ngôn ngữ với mức độ to - nhỏ khác
nhau, ngữ điệu âm thanh ngôn ngữ cũng có cường độ cao - thấp rõ ràng, trẻ sử
dụng chúng để thông tin, truyền tín hiệu các trạng thái xúc cảm - tình cảm cơ
bản của mình như sợ hãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiờn, thớch thỳ…
Ngoài ra các nhà sinh lý học còn nghiên cứu “tầng sõu” của những

biểu hiện xúc cảm - tình cảm: đó là sự hoạt hóa của trương lực cơ bắp, của
các tổ chức cơ thể như : tim mạch, hệ nội tiết, hệ thần kinh và nóo. Chỳng
thể hiện đồng thời với phản ứng hành vi trên nét mặt, tay, chân, tư thế và
biểu hiện qua giọng điệu, cỏch phỏt õm… của hành vi ngôn ngữ.
Sự phân chia các phương tiện biểu cảm trên mang tính tương đối, bởi
lẽ mỗi phản ứng hành vi xúc cảm - tình cảm thể hiện sự phối hợp đan xen,
phức tạp xảy ra nhanh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người.
Đặc điểm xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Một trong những đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lý của trẻ mẫu
giáo là sự phát triển mãnh liệt của những xúc cảm – tình cảm và chính
những xúc cảm – tình cảm lại có sức chi phối lớn đến tất cả các mặt trong
19
hoạt động tâm lý của trẻ. Đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì đời sống xúc
cảm - tình cảm của trẻ có bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa
sâu sắc hơn so với lứa tuổi khác, mà nổi bật lên trên hết đó là tính đồng cảm
và tính dễ xúc cảm.
1.1.5 Xúc cảm - tình cảm của trẻ không ổn định, dễ dao động,
mang tính chất tình huống hoàn cảnh:
Mặc dù những xúc cảm - tình cảm cơ bản đã hình thành và đang dần
đi đến sự ổn định, nhưng xúc cảm - tình cảm của trẻ vẫn thường rất dễ dao
động, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười. Có thể đang khóc lại cười ngay được
hoặc đang thớch cỏi này lại chuyển sang thớch cỏi khỏc… bởi xúc cảm -
tình cảm của trẻ bị quá trình thần kinh hưng phấn chi phối, dễ bị kích động,
cùng với vốn sống kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế. Hơn nữa, trẻ xuất hiện
nhiều nhu cầu mà có thể nhu cầu này được thỏa mãn, còn nhu cầu kia lại
không được thỏa mãn nên trẻ thường có những biểu hiện xúc cảm - tình cảm
đối lập như vậy.
Xúc cảm - tình cảm của trẻ thường gắn với tình huống, hoàn cảnh cụ
thể; khi gặp những tình huống, hoàn cảnh khác nhau thì trẻ sẽ có những biểu
hiện xúc cảm - tình cảm khác nhau. Những rung cảm do hoàn cảnh gây ra

chiếm một vai trò quan trọng trong phạm vi cảm xúc của trẻ. Những rung
động này do nhiều ấn tượng cụ thể, thường là ngẫu nhiên gắn liền với sự
xuất hiện bất ngờ của những người, sự vật và đối tượng nào đó gây ra. Trẻ
có phản ứng cảm xúc đối với tất cả những gì mới lạ mà ở mức độ nào đó
làm cho nó phải sửng sốt vì hình dạng, màu sắc và công dụng của chúng.
Hoặc những tác động bên ngoài này có thể làm cho trẻ thích thú hoặc làm
cho trẻ chán ghét, sợ hãi hoặc làm cho nó vui mừng.
1.1.6 Sự biệt húa cỏc xỳc cảm - tình cảm
Xúc cảm - tình cảm của trẻ ở giai đoạn này đã thể hiện sự biệt hóa rõ
ràng hơn lứa tuổi trước. Cụ thể: xúc cảm - tình cảm của trẻ được phân biệt,
20
phân định bằng những biểu hiện ra bên ngoài với thái độ cụ thể, rõ ràng,
tương ứng với những tác động của đối tượng liên quan tới việc thỏa mãn
nhu cầu và động cơ khác nhau của trẻ. Ví dụ: Nếu được cô giáo khen ngoan
vì khi bạn ngó đó biết giúp đỡ nâng bạn dậy trẻ có thái độ vui vẻ (xúc cảm -
tình cảm tích cự xuất hiện). Ngược lại, khi bị các bạn trêu trọc và không
chơi cựng thỡ trẻ tỏ thái độ ra rất buồn (xúc cảm - tình cảm tiêu cực xuất
hiện)… Hay trẻ thực sự vui mừng khi bố mẹ cô giáo hay bạn bè yêu thương,
khen ngợi và cũng thực sự đau buồn khi bị người lớn ghét bỏ, hoặc bạn bè
tẩy chay.
1.1.7 Phát triển các sắc thái xúc cảm - tình cảm:
Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm - tình
cảm, các phản ứng hành vi xúc cảm - tình cảm đó chớnh xác với các tình
huống, hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm - tình cảm thông
qua lời nói, sự vận động, điệu bộ và hành vi của mình, sắc thái xúc cảm -
tình cảm của trẻ thay đổi theo giọng điệu âm thanh và nội dung câu chuyện.
Lúc này những lời đánh giá khuyến khích, động viên, ngăn cấm, trách phạt
của người lớn đối với trẻ cũng làm cho sắc thái xúc cảm - tình cảm của trẻ
thay đổi.
Những mối quan hệ của trẻ với những người thân, cô giáo, bạn bè, em

nhỏ là nội dung quan trọng trong đời sống xúc cảm - tình cảm của trẻ. Nhu
cầu được tiếp xúc với mọi người, được âu yếm, được chăm sóc để có thể
chia sẻ, bộc lộ gây cho trẻ những xúc cảm - tình cảm khác nhau như vui
mừng, giận dỗi, ngạc nhiên, buồn phiền, ghen tị, xấu hổ…
Xúc cảm - tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ đối với người gần gũi
hay nhân vật trong truyện mà còn cả với động vật, cỏ cây, đồ chơi, đồ vật và
các hiện tượng trong thiên nhiên. Trẻ thường nhìn sự vật bằng con mắt
“nhõn cỏch húa” gán cho chúng những sắc thái xúc cảm – tình cảm của con
người, trẻ xót thương cho những cành cây bị gẫy, căm giận vì một cơn mưa
đã ngăn cản cuộc đi chơi của nó.
21
Sắc thái xúc cảm - tình cảm của trẻ không chỉ thể hiện đối với con
người, đồ vật, hiện tượng mà còn ở thái độ đối với bản thân mình.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trẻ 4 - 5 tuổi đã thể hiện tất cả các
sắc thái xúc cảm - tình cảm của con người, trẻ nắm được hình thức thể hiện
sắc thái xúc cảm - tình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt,
điệu bộ, cử chỉ, ngữ điệu của giọng núi…
1.1.8 Tớnh đồng cảm
Ở trẻ 4 - 5 tuổi luụn có nhu cầu đòi hỏi mọi người chia sẻ xúc cảm -
tình cảm và trẻ cũng muốn chia sẻ xúc cảm - tình cảm với người khác. Nhu
cầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo nhỡ là rất lớn, nhưng đáng lưu ý hơn
là sự đồng cảm của trẻ cũng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh.
Trước hết là ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo. Trẻ thường thể hiện sự
quan tâm, thông cảm với họ, hiện tượng thường thấy là nó rất buồn khi
người thân của mình bị ốm đau. Trẻ không những tỏ ra thông cảm mà còn
muốn làm một việc gì đó để an ủi, chăm sóc họ. Đồng thời khi người gần
gũi trẻ vui vẻ, cười núi thỡ trẻ cũng rất phấn chấn, nói cười vui vẻ.
Bên cạnh đó, trẻ còn rất quan tâm đến bạn bè, thể hiện sự đồng cảm
với bạn như khi bạn buồn, cho bạn đồ ăn. Khi bạn vui vẻ cũng vui lây và
cùng nhau cười vui vẻ. Sự đồng cảm đú cũn được bộc lộ với cả em bé nhỏ

hơn mình, khi em bé ốm đau trẻ cũng tỏ ra thương xót, buồn. Hay khi nghe
truyện kể, trẻ cũng tỏ ra xót xa thương cảm đối với những nhân vật tốt mà
rơi vào hoàn cảnh éo le.
1.1.9 Khả năng kiềm chế các hành vi xúc cảm – tình cảm
Khả năng kiềm chế xúc cảm - tình cảm của trẻ tăng dần theo lứa tuổi,
nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo trong vui chơi, học tập và trong sinh hoạt
hàng ngày. Chính vì thế, ở tuổi này trẻ biết kiềm chế những biểu hiện mạnh
mẽ trong xúc cảm - tình cảm của mình, trẻ có khả năng kiềm chế cỏc xỳc
cảm - tình cảm của mình khi đang làm việc gỡ thỡ bị vướng mắc, cản trở,
không sinh chuyện hờn dỗi, khóc lóc như lứa tuổi trước.
22
Tuy nhiên sự kiềm chế đú khụng diễn ra thường xuyên vì ở tuổi này
trẻ cũn cú những đòi hỏi đáp ứng nhu cầu mãnh liệt và rất khó kiềm chế,
hơn nữa khả năng này của trẻ còn yếu vì hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn
mạnh, chưa phát triển được như ở người lớn.
Tùy theo động cơ hoạt động mà trẻ có những phản ứng cảm xúc có
tính chất khác nhau. Nếu hoạt động được tiến hành vì thích thú với bản thân
quá trình tiến hành hoạt động ấy, thì khi có những trở ngại cho việc tiến
hành hoạt động, những rung cảm biểu hiện ra ngoài sẽ rõ nét, thậm chí hình
như cũn khỏ đậm nét (nét mặt phụng phụi, giọng nói mếu mỏo), còn khi
động cơ hoạt động không phải đơn thuần là sự thỏa mãn vì tiến hành hoạt
động ấy, mà nhằm tạo ra một sản phẩm có chất lượng nhất định nào đó thì
những rung cảm lại khác. Trong những trường hợp này trẻ có những phản
ứng về mặt tình cảm đối với việc người lớn đánh giá sản phẩm hoạt động,
khi bị chê biểu hiện bên ngoài của xúc cảm – tình cảm chẳng những không
đậm nét mà thậm chí còn giấu kín.
1.1.10 Xúc cảm - tình cảm chi phối hoạt động nhận thức của trẻ
Xúc cảm - tình cảm và nhận thức luụn cú mối quan hệ mật thiết với
nhau. Hơn nữa, hoạt động nhận thức chi phối xúc cảm - tình cảm một cách
trực tiếp, chẳng hạn nó kiềm chế sự biểu cảm bằng nét mặt cỏc xỳc cảm -

tình cảm của trẻ. Với nhận thức cảm tính: để cảm giác, tri giác của trẻ có
hiệu quả tốt thì đối tượng phải gây được hứng thú đối với trẻ. Khi ở trong
tâm trạng khác nhau, hình ảnh tri giác một sự vật xung quanh của trẻ phụ
thuộc vào xúc cảm - tình cảm của nó. Trên cơ sở nhận thức cảm tính, ở trẻ
sẽ hình thành và phát triển nhận thức lý tính, mức độ nhận thức cao hơn như
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng húa…
Ngược lại, xúc cảm - tình cảm cũng có ảnh hưởng trở lại đến quá
trình nhận thức của trẻ, cỏc xỳc cảm - tình cảm tiêu cực không những làm
23
rối loạn các quá trình sinh lý mà cả quỏ trỡnh tâm lý. Khi buồn rầu, đau khổ
trẻ tiếp nhận thông tin hay lĩnh hội tri thức kém hơn, hứng thú với ngoại
cảnh kém hơn, suy nghĩ trở nên hời hợt, nông cạn hơn, hay khi chúng ta
thường nói “giận mất khụn”.
1.1.11 Xúc cảm - tình cảm tham gia điều khiển, điều chỉnh hành vi
hoạt động của trẻ.
Có thể thấy, mọi hành vi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi xúc
cảm - tình cảm. Trẻ yêu thích cái gì thì hứng thú tìm hiểu về cái đó và hành
động vì cái đó. Trẻ hành động tốt hay xấu là do sự yêu hay ghột, thớch hay
không thích điều khiển hành động của trẻ. Đây là cơ sở hình thành thái độ
của cá nhân đối với hành động, hoạt động.
Trẻ có thể hờn dỗi để được thỏa mãn nhu cầu hay trẻ tức giận quát
mắng bạn “Này, không được làm thế” để bạn không nghịch đồ chơi của nó
nếu khi đó trẻ không thích, hay trẻ có thể vui mừng, thích thú khi có đồ chơi
mới, trẻ say sưa, hứng thú khám phá những đồ chơi đó mà không biết chán.
Hay trẻ có thể ngồi hàng giờ chăm chú vẽ một ly kem chỉ vỡ nú rất thích ăn
kem… hoặc trẻ thích cái gì thỡ đũi bằng được, không thích thì vứt đi, cho đi
mặc dù chúng là đồ quý quá đắt tiền. Khi đó, người lớn cần phải giúp trẻ
định hướng để sự điều chính hành vi hành động của mình sao cho phù hợp
theo yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực hành vi quy tắc trong xã hội.
1.1.12 Sự phát triển xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ rất

phong phú, được biểu hiện ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần của trẻ.
Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình
cảm thẩm mỹ đều ở thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt đây là thời
kỳ “phỏt cảm” của tình cảm thẩm mỹ. Tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên,
trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Thực chất đó là tình cảm được khêu
gợi lên bởi những xúc cảm - tình cảm về cái đẹp của con người. Hơn nữa, ở
lứa tuổi này, cái tốt và cái đẹp gắn liền với nhau, chúng như là một.
24
1.4 Trò chơi đóng vai theo chủ đề và sự phát triển ngôn ngữ
thể hiện xúc cảm – tình và xúc cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5
tuổi
Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề
Hiện nay, tồn tại nhiều cách hiểu về trò chơi đóng vai theo chủ đề:
Là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai cụ thể để tái tạo lại những
ấn tượng, những xúc cảm - tình cảm mà trẻ thu nhận được từ một môi
trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng.
Có thể nói cách khác trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mà
khi chơi trẻ mô phỏng một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội
bằng việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện
chức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng.
Vậy chúng ta có thể hiểu: trò chơi đóng vai theo chủ đề là dạng trò
chơi sáng tạo, đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo, phản ánh một mảng hiện
thực của cuộc sống xã hội, lao động, mối quan hệ giữa con người với con
người thông qua việc đóng vai người lớn mà trẻ thực hiện hành động theo
chức năng xã hội mà họ đảm nhận.
Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển
ngôn ngữ, sự phát triển ngôn ngữ thể hiện xúc cảm – tình cảm và xúc
cảm - tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
1.1.13 Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát
triển ngôn ngữ

Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu
giáo. Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có
một trình độ giao tiếp và ngôn ngữ nhất định. Nếu đứa trẻ không diễn đạt
được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu nó
không hiểu được những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của các bạn cùng chơi thỡ nú
không thể nào tham gia trò chơi được. Để đáp ứng được những yêu cầu của
25

×