Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Cảm thức thời gian trong thơ chữ hán nguyễn du và thơ sonnet shakespeare

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.34 KB, 249 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh

CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ
CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ
SONNET SHAKESPEARE

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh

CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ
CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ
SONNET SHAKESPEARE
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2010




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS. TS Lê Thu Yến – người đã tận
tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thanh Sơn – người đã có những gợi
ý rất hay về đề tài và là người luôn truyền nhiệt hứng cho tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu. Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với thày Phan Nhật Chiêu đã cung cấp nhiều
tư liệu quý giúp cho tơi có thể tìm hiểu vấn đề tồn diện hơn.
Xin cảm ơn tất cả gia đình, người thân, bạn bè đã ln động viên, ủng hộ tơi trong q
trình làm luận văn
Ngày 15/5/2010
Nguyễn Thị Minh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... 3
T
1

T
1

MỤC LỤC ................................................................................................................ 4
T
1

T
1


MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 6
T
1

T
1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 6
T
1

T
1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................. 7
T
1

T
1

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13
T
1

T
1

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 14
T

1

T
1

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 14
T
1

T
1

6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 14
T
1

T
1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 16
T
1

T
1

1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán ................................................................................... 16
T
1


T
1

1.1.1. Nguyễn Du ....................................................................................................... 16
T
1

T
1

1.1.2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du .................................................................................. 18
T
1

T
1

1.2. Shakespeare và thơ sonnet .................................................................................... 21
T
1

T
1

1.2.1. Shakespeare ...................................................................................................... 21
T
1

T
1


1.2.2. Thơ sonnet Shakespeare.................................................................................... 23
T
1

T
1

1.3. Vấn đề cảm thức thời gian .................................................................................... 27
T
1

T
1

CHƯƠNG 2: NHỮNG GẶP GỠ TÌNH CỜ GIỮA THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN
DU VÀ THƠ SONNET SHAKESPEARE VỀ CẢM THỨC THỜI GIAN ......... 33
T
1

T
1

2.1. Bước đi của thời gian............................................................................................. 33
T
1

T
1


2.1.1. Thời gian – nỗi ám ảnh khôn ngi với thi nhân ............................................... 34
T
1

T
1

2.1.2. Bước chân nhanh chóng, vơ tình, khơng chờ đợi của thời gian.......................... 37
T
1

T
1

2.2. Sức tàn phá của thời gian ...................................................................................... 44
T
1

T
1

2.2.1. Vũ khí của thời gian.......................................................................................... 44
T
1

T
1

2.2.2. Thời gian dẫn tới tuổi già .................................................................................. 50
T

1

T
1

2.2.3. Thời gian đưa tới cái chết ................................................................................. 57
T
1

T
1

2.3. Ý thức về sự ngắn ngủi của kiếp người trước cái vô hạn thời gian ..................... 61
T
1

T
1

2.3.1. Những suy tư về đời người và cuộc sống trần thế.............................................. 61
T
1

T
1

2.3.2. Thời gian hiện tại .............................................................................................. 67
T
1


T
1

CHƯƠNG 3 : DẤU ẤN CÁ NHÂN TRONG CẢM THỨC THỜI GIAN Ở THƠ
CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ SONNET SHAKESPEARE ....................... 72
T
1

T
1

3.1. Hai gương mặt thời gian ....................................................................................... 72
T
1

T
1

3.1.1. Thời gian thuần nhất trong thơ Nguyễn Du ....................................................... 74
T
1

T
1


3.1.2. Thời gian hai mặt trong thơ Shakespeare .......................................................... 82
T
1


T
1

3.2. Hai tâm trạng, hai cách xử thế .............................................................................. 95
T
1

T
1

3.2.1. Nỗi tiếc nuối, buồn đau trong thơ chữ Hán Nguyễn Du ..................................... 95
T
1

T
1

3.2.2. Những nỗ lực chiến đấu với thời gian trong thơ Shakespeare .......................... 103
T
1

T
1

3.3. Hai giọng điệu ...................................................................................................... 121
T
1

T
1


3.3.1. Giọng trầm ngâm suy tưởng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du ........................... 123
T
1

T
1

3.3.2. Giọng đối thoại, tranh luận trong thơ Shakespeare .......................................... 132
T
1

T
1

KẾT LUẬN........................................................................................................... 142
T
1

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 145
T
1

T
1

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 150

T
1

T
1


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đầu thế kỉ XX, khi văn hóa phương Tây tràn vào, cơ gái Việt như bừng tỉnh sau
một giấc mơ dài trong vòng tay ơng hồng Trung Hoa, hăm hở bứt ra để đón nhận luồng gió
mới, làm đầy chiếc dạ dày tinh thần đang háu đói nhưng đã chán ngấy hương vị cũ của mình
bởi những trải nghiệm mới lạ. Kể từ đó, chúng ta được biết đến một nền văn minh khác
mình về rất nhiều phương diện. Giống như cục nam châm hút những gì trái dấu, nó hấp dẫn
sự quan tâm tìm hiểu của nhiều người, nhiều thế hệ. Trong xu hướng tồn cầu hóa, mở rộng
giao lưu, hợp tác giữa các nước trên thế giới hiện nay, việc biết người để hiểu mình là một
nhu cầu tự thân bức thiết. Khi các nước cùng tề tựu dưới một mái nhà chung, điều làm nên
bộ mặt riêng của mỗi dân tộc chính là các giá trị văn hóa.
1.2. Là một tài năng hiếm có, mang chở cả tâm hồn người mẹ Việt vào những trang
thơ, Nguyễn Du cùng các tác phẩm của ông đã trải qua thật nhiều thăng trầm trước khi được
cơng nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, người ta thường
nhắc đến kiệt tác Truyện Kiều, rất ít người lưu tâm đến mảng thơ chữ Hán đặc sắc và giá trị
của ông. Cũng như vậy, khi nhắc đến Shakespeare “nhà ảo thuật của ngôn ngữ Anh”, người
ta cũng thường chỉ quan tâm đến kịch, mảng thơ sonnet và các trường ca thường khơng
được để ý đến hoặc nếu có thì cũng chỉ được nhận xét chung chung. Sự tương đồng về số
phận giữa hai mảng sáng tác là khởi đầu của rất nhiều nét chung khác: cả hai nhà thơ đều
xuất hiện trong giai đoạn tỏa sáng của văn học hai dân tộc thời kì chế độ phong kiến suy tàn,
đều là hai nghệ sĩ tài năng trong việc hoàn thiện ngôn ngữ dân tộc, ý thức về sứ mệnh ngịi
bút, khao khát có được sự đồng cảm của người đời và nhất là sáng tác của họ luôn đau đáu

những nỗi niềm nhân sinh muôn thuở. Nếu nét tương đồng đưa hai thi hào ở hai miền xa xứ
lạ đến gần nhau thì sự khác biệt lại cho phép ta suy nghĩ về đặc trưng tiêu biểu của hai con
người thuộc hai nền văn hóa, hai dân tộc.
1.3. Khi Ađam và Êva nhận ra sự trần trụi của mình giữa chốn vườn địa đàng cũng là
lúc họ có ý thức về bản thân, ý thức mình là một con người. Khi con người nhận ra sự hữu
hạn của mình giữa thế giới bao la, họ có ý thức về thời gian. Đằng sau sự cảm nhận ấy là cả
một thế giới quan, nhân sinh quan gắn với khí chất, đời sống riêng tư cũng như đặc điểm


dân tộc, mơi trường văn hóa của mỗi cá nhân. Khơng hẹn mà nên, Shakespeare và Nguyễn
Du trong thơ mình đều dành mối quan tâm đặc biệt tới thời gian, thể hiện nó như một hình
tượng có sức ám ảnh lớn. Cảm thức thời gian có thể xem như một cánh cửa đi vào thế giới
nghệ thuật của hai thi sĩ.

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Du và Shakespeare đều là hai thi hào lớn của dân tộc, những cơng trình
nghiên cứu về hai tác giả này rất đồ sộ. Ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến các tài liệu có liên
quan đến đề tài.
Về thơ chữ Hán Nguyễn Du
Để thuận tiện cho việc tìm hiểu, chúng tơi phân tài liệu về thơ chữ Hán Nguyễn Du
làm 2 dạng: dạng tài liệu phân tích một vấn đề trong sáng tác Nguyễn Du nói chung hoặc
nói về các vấn đề khác nhưng có đả động đến thơ chữ Hán; dạng tài liệu lấy thơ chữ Hán
làm đối tượng nghiên cứu chính.
Về dạng tài liệu thứ nhất, ý kiến đầu tiên có thể kể đến là những nhận xét xác đáng
của Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Ở phần phân tích về
thời gian con người trong thơ ca trung đại, tác giả nhận định: “Phải sang thời kì ý thức cá
nhân được khẳng định ở bình diện thân xác như đã nói, ý thức thời gian con người mới
được biểu hiện rõ nét trong thơ và đến thời này con người trong thơ mới bắt được cái mạch
trong thơ các đời Hán, Ngụy, Đường” [42, tr.209]. Nhà nghiên cứu lấy sáng tác thơ chữ
Hán Nguyễn Du làm minh chứng để thấy “Bao trùm lên hết thảy là một cảm thức thời gian

tàn, tạ, phôi pha. Đối với Nguyễn Du các đơn vị đo thời gian như năm, tháng, ngày khơng
thật có ý nghĩa. Cái có ý nghĩa sâu sắc là sự đổi thay nhanh chóng, cho nên không phải
ngẫu nhiên mà thơ ông đầy mùa thu, buổi chiều, trời đêm, tóc bạc, lá rụng… mọi thứ cứ
phơi pha, tàn tạ mà khơng cách gì dừng lại được” [42, tr.209]. Xem Nguyễn Du như một
tác giả tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX để phân biệt với các nhà thơ ở
giai đoạn trước và sau đó, Trần Đình Sử thấy “Nguyễn Du cảm được sự nhỏ nhoi của con
người trước thời gian”, “ông thường sử dụng biểu tượng thời gian khái quát”, “thời gian chỉ
hủy diệt cuộc đời”, “nhà thơ đau tiếc từng giờ”, “thời gian như giấc mộng” và “Nếu so với
thời gian vũ trụ thanh bình, thời gian cá thể là nhỏ nhoi, hữu hạn. Giờ so với sự đổi thay
lịch sử, cá thể trở thành vô nghĩa! Nhà thơ cảm thấy kinh sợ thời gian”. Dù mới chỉ dừng lại
ở những nhận xét sơ lược, khái quát, song đây cũng là một cơ sở để chúng tôi đi vào tìm


hiểu sâu hơn cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Trong luận án tiến sĩ
Nguyễn Du và Đỗ Phủ - những tương đồng và khác biệt về tư tưởng nghệ thuật, tác giả
Hoàng Trọng Quyền từ chỗ lí giải vai trị của cảm hứng chủ đạo trong tư tưởng nghệ thuật
của Nguyễn Du và Đỗ Phủ đã phân tích một số biểu hiện thời gian trong Truyện Kiều và
thơ chữ Hán để thấy ở Nguyễn Du “Các mùa xuân, hạ, thu, đông đều nằm trong các tia
sáng tham chiếu của cảm thức về thân phận con người” [36, tr.162]. Nguyễn Đăng Thục
trong cuốn Thế giới thi ca Nguyễn Du đã gợi lại khơng khí xã hội thời Lê mạt Nguyễn sơ
qua các dẫn chứng lấy từ Hoàng Lê nhất thống chí, từ đó phân tích tâm hồn Nguyễn Du thể
hiện qua các sáng tác của ông. Khi nhắc đến thơ chữ Hán, tác giả chủ yếu gắn nó với tâm
Thiền như một biện pháp giải thốt của nhà thơ khỏi tình cảnh bế tắc.
Về dạng tài liệu thứ hai, có thể kể đến các bài viết: Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm
sự của nhà thơ của Nguyễn Lộc, Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán của
Hoài Thanh, Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán của Xuân Diệu, Nguyễn Du và thế
giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán của Nguyễn Huệ Chi, Tâm sự của Nguyễn Du
qua thơ chữ Hán của Trương Chính, Thơ chữ Hán Nguyễn Du của Nguyễn Hữu Sơn,
Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán của Đào Xuân Quý, Thơ chữ Hán Nguyễn Du
của Mai Quốc Liên… Các bài viết đều đưa ra những nhận định khái quát về thơ chữ Hán

Nguyễn Du, khẳng định bên cạnh Truyện Kiều, thơ chữ Hán là một cứ liệu quan trọng nếu
muốn thực sự đi sâu vào thế giới tâm hồn, thấu hiểu những suy tư kín đáo của Nguyễn Du.
Các tác giả đã phần nào chỉ ra, lí giải thực chất cái gọi là “tâm sự hoài Lê” cùng thái độ
chính trị phức tạp trong thơ cụ Nguyễn Tiên Điền. Dù có khi bất đồng ở chỗ này chỗ khác,
các ý kiến trên thống nhất với nhau ở một điểm: khẳng định giá trị hiện thực, nhân đạo cùng
nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của thơ chữ Hán, xem đây như một kho báu còn chưa được
khai thác hết và vẫn hứa hẹn những điều bất ngờ. Nhưng cơng trình cơng phu, chi tiết về các
khía cạnh nghệ thuật thơ chữ Hán phải kể đến là luận án tiến sĩ Ngữ Văn của Lê Thu Yến:
Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du. Trên cơ sở xử lí những vấn đề liên quan
đến văn bản thơ, tác giả xem xét thơ chữ Hán Nguyễn Du từ góc độ thi pháp trên các
phương diện: hình tượng nghệ thuật về con người, thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn
ngữ. Trong phần thời gian nghệ thuật, tác giả đã phân tích thời gian úa tàn, thời gian kí ức,
thời gian khoảnh khắc để làm rõ cái nhìn riêng của nhà thơ đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Tác giả có một số nhận định sâu sắc: “Qua khung thời gian được vẽ ra trong thơ, chúng
ta thấy rõ ràng dấu tích của con người cá nhân với những bứt phá vượt thời đại. Con người


cá nhân ấy luôn vùng vẫy, cựa quậy, quay đầu về quá khứ, trực diện với hiện tại, đánh dấu
hỏi vào tương lai… nhưng chưa đủ mạnh để có thể lật tung mọi ngõ ngách tâm hồn, tự mình
tìm khắc khoải giữa đời hoặc tiến lên một bước đấu tranh giành quyền sống quyết liệt như
con người của thế kỉ XX” [52, tr.140]. Cơng trình gần đây nhất về thơ chữ Hán là cuốn Đọc
và dịch thơ chữ Hán của Thảo Nguyên. Bên cạnh các bài dịch thơ, tác giả cũng đưa ra một
số lời bình chú có phần nghiệp dư nhưng nếu chú ý ta sẽ thu được một vài suy ngẫm thú vị.
Ngồi ra cịn có một số luận văn như luận văn thạc sĩ của Vũ Thu Hường: Tìm hiểu phạm
trù Tha trong việc biểu hiện ý thức cá nhân trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, luận văn
tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Thảo: Giọng điệu nghệ thuật trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du cùng một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí chủ yếu tìm hiểu một tác
phẩm hoặc một vấn đề riêng.
Về thơ sonnet Shakespeare
Chúng tôi cũng phân chia tài liệu về thơ sonnet Shakespeare thành hai loại: tài liệu

bằng tiếng Việt và tài liệu bằng tiếng Anh.
Tài liệu bằng tiếng Việt
Sonnet là thể thơ rất phổ biến ở phương Tây nhưng ở Việt Nam, thể thơ này chưa
thực sự được biết đến một cách rộng rãi. Shakespeare nổi tiếng ở Việt Nam từ cách đây hơn
một thế kỉ, tuy nhiên người ta biết đến ông chủ yếu với tư cách là nhà viết kịch. Đến nay
hầu hết các tác phẩm kịch của ơng đã được dịch ra tiếng Việt, cịn sonnet Shakespeare thì
vẫn chưa có bản dịch nghĩa nào mà chủ yếu là dịch thơ 1. Tài liệu bằng tiếng Việt về thơ
F
0
P

P

sonnet Shakespeare do vậy càng hiếm hơn nữa. Tài liệu sớm nhất mà chúng tơi tìm được là
cuốn Khái niệm về ngôn ngữ và thi pháp Anh của tác giả Đỗ Khánh Hoan – Trưởng ban
văn hóa Anh – Mĩ Đại học Văn khoa Sài Gòn, xuất bản lần đầu năm 1971, được sửa chữa
và in lần thứ hai năm 1974. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích q trình lịch sử của
ngơn ngữ Anh, nêu lên một cách khá đầy đủ các hình thức thi ca Anh, trong đó có sonnet
mà ơng gọi là thể “thập tứ hàng thi”. Khi nhận xét sơ bộ tiến trình phát triển của thể sonnet,
ơng có nhiều nhận định đáng chú ý: “Thập tứ hàng thi (Anh) kiểu Shakespeare và thập tứ
hàng thi kiểu Milton là những biến đổi đầy tính cách thí nghiệm đã được cơng nhận, bởi vì
có nhiều bài thơ giá trị đã được sáng tác theo khn khổ này; tuy nhiên, nếu khơng có
Shakespeare và Milton chắc uy tín của chúng chưa hẳn lộng lẫy như thế” [19, tr.117]. Tác
1

Tuyển tập Shakespeare in năm 2006 cũng chỉ có kịch.


giả cũng khẳng định: “Cũng như trong các kịch phẩm, qua tập thập tứ hàng thi gồm 154
bài, Shakespeare tỏ ra hiểu cuộc đời, hiểu trái tim con người hơn ai hết. Thêm vào đó ơng

đã sử dụng một thứ ngôn từ thật thi vị đơn giản nhưng trau chuốt. Không kể 37 kịch phẩm
bất hủ, riêng thi phẩm này đã đủ đưa Shakespeare lên hàng thi hào của Anh quốc” [19,
tr.119]. Do giới hạn của một cuốn sách khái quát về một đối tượng thuộc phạm vi rộng, tác
giả khơng đưa ra dẫn chứng, cũng khơng phân tích, song các nhận xét của ông đã giúp
chúng tôi rất nhiều trong bước đầu tìm hiểu sonnet Shakespeare. Tài liệu thứ hai có thể kể
đến là cuốn W. Secxpia thơ xơnê chọn lọc của dịch giả Thái Bá Tân. Tác giả đã chọn dịch
77 bài sonnet tiêu biểu của Shakespeare kèm theo lời giới thiệu nhiều tâm huyết. Trong
phần này, Thái Bá Tân có giới thiệu sơ bộ về hình thức, bố cục và những yêu cầu nghiêm
nhặt đã trở thành bắt buộc của thể sonnet cùng quá trình phát triển của nó và đi vào sonnet
Shakespeare : “Nhìn chung, mặc dù chủ đề xen kẽ nhau khá phức tạp, đại khái ta có thể chia
tồn tập 154 bài xơnê của Shakespeare thành hai phần lớn – một phần nói về người bạn, và
phần kia nói về người yêu. Cụ thể hơn, có thể chia thành từng nhóm như sau:
- Từ xônê 1 đến xônê 26: ca ngợi vẻ đẹp của bạn, thuyết phục bạn lấy vợ, có con để
truyền lại vẻ đẹp ấy cho các thế hệ sau
- Từ xônê 27 đến xônê 32: nỗi buồn xa cách
- Từ xônê 33 đến xônê 42: những nghi ngờ và rạn nứt đầu tiên trong tình bạn
- Từ xơnê 43 đến xơnê 75: nỗi buồn và lo sợ
- Từ xônê 76 đến xơnê 96: lịng ghen tng và đố kị đối với các nhà thơ khác
- Từ xônê 97 đến xônê 99: mùa đông của sự chia li
- Từ xônê 100 đến xơnê 126: niềm vui của tình bạn được khơi phục
- Từ xơnê 127 đến xơnê 127 đến xơnê 152: tình cảm mâu thuẫn của nhà thơ đối với
người yêu: “the Dark Lady”
- Hai bài 153 và 154 là hai xônê kết, ít liên quan đến tồn bộ “cốt truyện”, chủ yếu
phỏng theo các bài xơnê cổ điển có trước” [43, tr.14 – 15]. Nhà nghiên cứu cũng chia sẻ
những khó khăn trong quá trình đến với tác phẩm để thấy: “Cho đến nay chưa hề có bản
dịch thơ Sêxpia nào ra tiếng Việt, nghĩa là chúng ta hoàn toàn chưa biết đến một Sêxpia
khác cũng vĩ đại như Sêxpia kịch, đó là Sêxpia thơ trữ tình. Ngun nhân thì nhiều, nhưng
có lẽ nguyên nhân cơ bản nhất là ở chỗ dịch thơ xơnê của Sêxpia rất khó, hầu như vượt ra



ngoài khả năng của người dịch, ngay cả những người dịch tài năng và kinh nghiệm.” [43,
tr.17]. Có thể nói trong tình hình tư liệu tiếng Việt cịn ít ỏi, cuốn sách của Thái Bá Tân là
một tư liệu quý đối với q trình nghiên cứu của chúng tơi. Ngồi ra chúng tơi cịn được biết
đến báo cáo khoa học của sinh viên trường Đại học Phú Xuân Nguyễn Thị Thu Cúc: Thời
gian trong sonnet của Shakespeare. Người viết có nêu ra nhận xét về các chiều thời gian
quá khứ, hiện tại, tương lai cùng khát vọng vĩnh cửu của nhà thơ cũng như một số phương
thức thể hiện thời gian trong sonnet. Tuy một số nhận xét chưa thật chính xác vì người tìm
hiểu mới chỉ tiếp cận văn bản qua bản dịch thơ và do giới hạn của một báo cáo khoa học
sinh viên nhưng có thể nhận thấy ở đây niềm say mê và sự cố gắng đưa sonnet đến gần hơn
với độc giả.
Tài liệu bằng tiếng Anh
Về Shakespeare, các tư liệu khi nhắc đến thơ sonnet thường khái quát chúng thành
các nhóm bài có chủ đề chung. Các nhà nghiên cứu chủ yếu chú ý đến vần, nhịp thơ cùng
các nhân vật bí ẩn “a young man” và “a sensual woman” là đối tượng mà Shakespeare muốn
gửi gắm, nhắn nhủ trong các bài thơ của mình. Yếu tố thời gian nếu có được nhắc đến cũng
chỉ được xem là một đề tài bên cạnh các đề tài khác. Cơng trình nghiên cứu cơng phu và kĩ
lưỡng về thơ sonnet Shakespeare được nhiều người nhắc đến là của Giáo sư Đại học
Harvard Helen Vendler: The art of Shakespeare’s sonnets. Trong cuốn sách này, bằng việc
diễn giải chi tiết 154 bài sonnet của Shakespeare, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hình
tượng được ẩn giấu và đặc điểm phong cách các bài thơ, nêu lên được những tầng nghĩa
quan trọng trong mỗi dòng thơ cũng như cách các phần kết hợp với nhau để tạo ra ý nghĩa.
Mark Van Doren – nhà Shakespeare học nổi tiếng trong cuốn Shakespeare, phần nghiên
cứu về thơ ca (poems) có nhận xét khái quát: “Đơn chủ đề lớn nhất trong sonnet là Thời
gian với bước chân nhanh chóng, khủng khiếp. Thời gian là thứ có khả năng vẽ đường chết
trên khn mặt (tạo ra nếp nhăn), phá sập tận gốc thành quả mọi cơng trình, làm tàn héo
hoa hồng, mang mùa đơng đến sau xuân và tạo ra bản nhạc chung trong đó cả thế giới rên
rỉ bước đi tới điểm kết thúc. Dưới ảnh hưởng của tên bạo chúa khát máu này, Shakespeare
đã sáng tác những bài sonnet được biết đến nhiều nhất, trong chừng mực chuỗi các bài thơ
thống nhất với nhau ở chủ đề sự phá hủy của thời gian. Cái chết của ngày và mùa, sự sinh
sôi và tàn lụi của cây (và của con người giống như cây), gương mặt bị tàn phá, bờ biển bị

tàn phá, cuốn sử biên niên của thời gian bị lãng phí, sự tàn tạ và cái chết của chính nhà thơ,
nỗi mất mát những người bạn quý, nỗi đau buồn, cô đơn và sự hủy diệt – tất cả được viết


bằng ngôn ngữ tuyệt nhất của nhà thơ – thứ ngơn ngữ được dùng để nói về những điều
khơng thể nói hay hơn, hoặc với một tình u sâu sắc hơn 2”[59, tr.6 – 7]. G. Wilson Knight
F
1
P

P

trong cuốn The Mutual Flame on Shakespeare ‘s sonnets and The Phoenix and the
Turtle, ở phần nghiên cứu về sonnet đã dành một chương để nói về vấn đề “time and
eterniry” (thời gian và sự trường tồn bất diệt). Theo tác giả, thời gian, cái chết và sự bất diệt
(time, death and eternity) là ba vấn đề lớn của sonnet. Nhà nghiên cứu đã đi vào các bài thơ
xuất hiện hình ảnh thời gian và chỉ ra “Hình ảnh so sánh cuộc sống con người với sự thay
đổi theo mùa hay theo ngày được nhấn mạnh từ đầu chí cuối” 3[63, tr.71], “dù nhanh hay
F
2
P

P

chậm, có một điều chắc chắn: thời gian khơng bao giờ ngừng nghỉ” 4[63, tr.74], nó “là sự
3F
P

P


liên tục huyền bí trong đó cả tự nhiên bị bao chứa và giới hạn” 5 [63, tr.73]. Tác giả cũng
F
4
P

P

liên hệ với các vở kịch của Shakespeare: Antony and Cleopatra, Henry IV, Richarch II,
Troilus and Cressida… để cho thấy trong toàn bộ các tác phẩm Shakespeare, thời gian là
một mối quan tâm lớn. Bằng những phân tích sâu sắc và một cái nhìn hệ thống, nhà nghiên
cứu đã chỉ ra các yếu tố truyền thống cũng như cách tân trong sử dụng hình ảnh miêu tả thời
gian của Shakespeare. Trong cuốn Shakespeare’s sonnets, Tiến sĩ James K. Lowers của Đại
học Hawaii có đưa ra những kiến giải về các vấn đề cơ bản nhất của sonnet Shakespeare:
thời điểm sáng tác (date of composition); trật tự và cách sắp xếp (order and arangement);
các nghi vấn mang tính tự truyện (question of autobiography) liên quan tới các nhân vật “the
fair young man”, “the dark lady”, “the rival poet”; các chủ đề nổi trội (dominant themes) và
tập hợp các bài phê bình hay của các nhà nghiên cứu. Tác giả xem ba trong số các chủ đề
nổi trội của sonnet Shakespeare là sự bất tử qua thế hệ sau (immortality through offspring),
sự bất tử qua thơ ca (immortality through verse), sự bất tử qua tình u (immortality through
love). Khát vọng bất tử này có nguyên nhân từ việc nhận thức về thời gian như một kẻ thù:
“Trong hầu hết các bài thơ đầu của tập sonnet, thời gian là kẻ thù lớn của tuổi trẻ và cái
đẹp. Nhà thơ, giống như rất nhiều các thi sĩ cùng thời, nhìn với sự đau đớn, lo lắng trước
sức mài mòn của thời gian (đối với vạn vật) và đi tìm câu trả lời làm thế nào đánh bại hắn
2

The great single subject of the sonnets is Time, swift – footed, terrible. Time that writes death on faces, roots out the
work of masonry, fades roses, brings winter after spring, and makes in general the music to which all the world marches
groaning to its end. Under the wing of this bloody tyrant Shakespeare has composed the sonnet which the world knows
best; in so far as the sequence has unity it is organized about the theme of Time’s decay. The death of days and
seasons, the springing and the withering of plants (and of men as plants), ravaged faces and ravaged shores, the

chronicle of wasted time, the poet’s own decline and death, the loss of precious friends, woe, loneliness, and doom – the
are the grammar of the poet’s finest language, a language which he is using to say what has never been said better of
with profouder love.
3
The comparison of human life to seasonal or diurnal change is emphatic throughout.
4
Slow or fast, one thing is certain: Time is “never - resting” (sonnet 5).
5
Time is a mysterious continuum within which all nature is contained and limited.


để tuổi thanh xuân cũng như vẻ đẹp được bảo tồn. Ở tập thơ của Shakespeare, ba câu trả
lời được đưa ra 6”[64, tr.27]. Không dừng ở các nhận xét, tác giả cịn có sự thống kê: “Thật
F
5
P

P

thú vị khi khám phá ra rằng từ sonnet 1 đến sonnet 126 từ “time” được sử dụng 78 lần và
không chỉ xuất hiện một lần trong các bài còn lại. Trong số các bài thơ đầu này, có 9 bài
phát triển chủ đề về sức mạnh của thơ ca chiến thắng thời gian, thứ nhiều lần được miêu tả
bằng những từ khác nhau như “mau lẹ”, “có khả năng phá hủy 7” [64, tr.30].
F
6
P

P

Cũng theo các cuốn sách này, có khá nhiều tài liệu trực tiếp đề cập đến thơ sonnet

Shakespeare nhưng đều xuất bản ở nước ngồi nên chúng tơi chưa có cơ hội tiếp cận.
Các tài liệu đã có đều là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong q trình thực hiện
đề tài.
Tóm lại qua các tư liệu ta đều thấy được thời gian là một vấn đề rất quan trọng cả
trong sáng tác của Nguyễn Du lẫn Shakespeare. Tuy nhiên, việc phân tích cảm thức thời
gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare bằng cái nhìn so sánh vẫn
cịn là một mảnh đất trống để chúng tơi tìm hiểu, tuy chắc chắn cịn nhiều bập bõm và
khơng thể tồn diện.

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm hiểu những nét tương đồng, dị biệt trong cảm thức thời
gian giữa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare, cố gắng phần nào phân tích
và lí giải chúng từ nhiều góc độ.
Đối tượng chính của luận văn là ba tập thơ chữ Hán Nguyễn Du: Thanh Hiên thi
tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục và 154 bài thơ sonnet Shakespeare. Các mảng
sáng tác khác chỉ có thể xem là tài liệu tham khảo. Cho nên trong phần trình bày, khi nhắc
đến thơ Nguyễn Du và thơ Shakespeare là chúng tôi muốn nhắc đến các đối tượng này,
khơng phải thơ hai tác giả nói chung.
Như cái tên của đề tài, trong luận văn này, chúng tôi giới hạn sự tìm hiểu ở vấn đề
thời gian, cụ thể là cảm thức thời gian trong sáng tác của hai nghệ sĩ lớn. Về thơ chữ Hán
6

In the first large division of the Sonnets, Time is the great enemy of youth and beauty. The Poet, like so many of his
contemporaries, viewed with pain and sorrow the corrosive effects of Time and sought answers to the question of how it
could be defeated and youth and beauty preserved. In Shakespeare’s sequence three answers are propounded.
7
It is not without interest to find that the word time is used sevety – eight times in sonnet 1 – 126 and not once in the
remainings sonnets. Of this first large group, nine develop the theme of poetry’s power to conquer Time, which is
variously described as “swift - footed” and “devouring”.



Nguyễn Du, chúng tơi sử dụng cuốn Nguyễn Du tồn tập (tập 1) do Mai Quốc Liên,
Nguyễn Quảng Tuân chủ biên. Về văn bản thơ sonnet Shakespeare, do chưa có bản dịch
nghĩa tiếng Việt, chúng tôi sử dụng nguyên bản tiếng Anh từ cuốn Shakespeare’s sonnets
của nhà xuất bản Đại học Yale và mạnh dạn đưa ra một hướng dịch của mình trên cơ sở
tham khảo một số tài liệu đáng tin cậy.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Bằng kết quả khảo sát, phân tích, người viết mong chỉ ra những
nét đặc sắc trong cảm thức thời gian ở hai tác giả, đặc biệt nhấn mạnh những chỗ tương
đồng và dị biệt, phần nào chỉ ra nguyên nhân cũng như ý nghĩa của nó.
Ý nghĩa thực tiễn: góp thêm một phần nhỏ đưa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ
sonnet Shakespeare đến gần hơn với độc giả, góp phần vào việc tìm hiểu cũng như giảng
dạy thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare trong trường phổ thông và đại học.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: dùng để thống kê các câu thơ, bài thơ thể hiện
cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare, sau đó hệ
thống hóa, đặt chúng vào các nội dung chung phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: đặt sáng tác của Shakespeare và Nguyễn Du trong cái nhìn
tương quan để tìm ra những nét tương đồng, dị biệt. Vì khơng tìm thấy dấu vết ảnh hưởng
của Shakespeare tới Nguyễn Du, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh về mặt
loại hình, lí giải các tương đồng, dị biệt từ các hiểu biết về tiểu sử nhà văn cũng như đặc
điểm xã hội, mơi trường văn hóa mà nhà văn sống. Bên cạnh đó, đặt hai tác giả này trong
mối quan hệ với các nhà thơ xuất hiện trước và sau họ để thấy nét độc đáo trên cái nền
chung của thời đại cũng như trong tiến trình lịch sử văn học.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm
kết hợp phân tích dẫn chứng với việc đưa ra những nhận định ở các chương, các phần.


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:


- Chương 1: Những vấn đề chung
- Chương 2: Những gặp gỡ tình cờ giữa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet
Shakespeare về cảm thức thời gian
- Chương 3: Dấu ấn cá nhân trong cảm thức thời gian ở thơ chữ Hán Nguyễn Du và
thơ sonnet Shakespeare


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán
1.1.1. Nguyễn Du
Người ta đã thấy trong thơ Hồ Xuân Hương nỗi khát khao hạnh phúc của một người
phụ nữ tình duyên dang dở, trong thơ Nguyễn Khuyến một ông lão vừa tha thiết với “vườn
Bùi chốn cũ” vừa đầy tâm sự thời thế nặng sâu..., và cũng không khó để thấy trong thơ
Nguyễn Du những dấu ấn tiểu sử đậm nét, bởi giống như đứa con do người mẹ bao ngày
thai nghén, tác phẩm dù mang tính độc lập đến đâu cũng khơng thể tách hồn tồn khỏi
người đã sinh thành ra nó. Cho nên nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Du, ta khơng thể khơng
tìm hiểu các chi tiết đời tư có ảnh hưởng đến thơ ơng. Chúng có thể được trình bày tường
tận trong rất nhiều tài liệu, song ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh một vài chi tiết có thể ít
nhiều liên quan đến cảm nhận thời gian của thi sĩ.
Nguyễn Du sống vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII, 20 năm đầu thế kỉ XIX –
một thời kì bão táp trong lịch sử dân tộc với những biến thiên khôn lường của thời cuộc.
Những cuộc tranh giành quyền bính diễn ra trong phủ chúa Trịnh, sự nổi lên rồi bị dập tắt
của đám kiêu binh, sấm sét từ triều đại Tây Sơn rồi ngay sau đó là sự suy tàn của triều đại
ấy, sự tiếp nối của nhà Nguyễn, biết bao cuộc khởi nghĩa nông dân, bạo loạn, li tán liên
miên cuốn ông đi như dòng thác cuốn một cánh bèo đơn chiếc. Tưởng như chỉ trong chớp

mắt mà đã có bao cuộc tang thương dâu bể diễn ra mà con người lại khơng thể dự đốn
được chiều hướng của nó 8. Biến động là vậy mà cuối cùng vẫn là một triều đại phong kiến
F
7
P

P

Thời Lê mạt, Nguyễn sơ là một thời kì vơ cùng hỗn loạn, khi tất cả các quan hệ rường mối (vua – tôi, quân – thần, phụ
- tử…) bị đảo lộn, khơng cịn ý nghĩa. Có thể thấy điều ấy qua đoạn tả cảnh chạy loạn của Lê Chiêu Thống được ghi lại
trong Hoàng Lê nhất thống chí: “Hồng thượng (Lê Chiêu Thống) và Hồng thái hậu chờ ở bờ sông lâu lắm (sông
Như Nguyệt) không thấy có đị, Hồng thượng liền cho vời Thược (Nguyễn Cảnh Thược trấn thủ Kinh Bắc) đến hỏi,
Thược thưa:
- Các thuyền đều không ở đây, bệ hạ muốn gấp sang sông, xin hãy cho thần ít nhiều vàng lụa thì mới thuê được. Nếu
không dẫu đến sáng mai cũng vẫn ở đây. Giá như quân giặc đuổi đến, thần xin dùng cái chum gỗ để đưa bệ hạ qua
sông, chỉ e rằng những đồ ngự dụng không thể giữ được mà thơi.
Hồng thượng nói:
- Trẫm có cả nước cũng khơng giữ nổi, cịn tiếc cái gì?
Tức thì ngài sai mở hịm cho xem. Trong đó chỉ có một chiếc truyền quốc ngọc tỉ 40 lạng vàng mà thôi. Ngài bảo Cảnh
Thược:
- Đấy người muốn lấy gì thì lấy.
Thược thưa:
- Mong ơn bệ hạ ban cho, thần xin chia lấy một nửa.

8


nối tiếp trị vì, mọi thứ rồi quay về quỹ đạo cũ, không biết bao giờ kết thúc. Thời gian vừa
tuần hoàn lại vừa biến động, con người chẳng thể điềm nhiên nhìn thế sự xoay vần, nhưng
càng khơng thể lay chuyển được gì, chỉ có thể “trơng thấy mà đau đớn lịng”.

Cuộc đời Nguyễn Du do đó cũng thăng trầm theo thời cuộc. Sống sung túc trong
cảnh xa hoa không được bao lâu, ông đã sớm nếm trải cảm giác mất mát của một đứa trẻ mồ
côi, một kẻ sĩ bất đắc chí, một hành nhân lưu lạc khắp chốn cùng nơi, một thi nhân thấy chữ
nghĩa chẳng ích lợi gì trong thời loạn lạc dù vẫn ln “vơ hạn cảm” 9 với đời. Có lẽ cũng
F
8
P

P

giống như Kiều, Nguyễn Du cứ mãi đi tìm một chỗ neo đậu trong đời mà kết cục chỉ bị đẩy
lăn vào chốn phong trần. Kiều yêu Kim Trọng nhưng lúc nguy biến Kim Trọng khơng cứu
vớt được đời nàng. Mối tình với Từ Hải chỉ là một giấc mơ ngắn ngủi, còn tình với Thúc
Sinh khơng thể vẹn trịn vì Kiều là kẻ đến sau, dẫu chấp nhận tủi hổ bẽ bàng cũng chẳng
được yên thân với duyên thừa phận hẩm. Để rồi cuối cùng cơ Kiều trn chun hay chính
là chàng Nguyễn đa đoan chấp nhận sự tái hợp muộn màng gượng gạo với người tình xưa –
mà thực chất đã chẳng như xưa. Sự trọng dụng của triều đình nhà Nguyễn sau này không
đem đến cho Nguyễn Du niềm an ủi hay nhiệt huyết cống hiến. Có lẽ quá mệt mỏi, Nguyễn
Du tự khép mình làm một kẻ khờ để tránh sự ghen ghét của hóa cơng. Đời vừa như mộng
vừa như một cuộc đi đày mãi không hết hạn, người vừa nặng lòng với nhân gian vừa chán
ghét cảnh thị phi, nhà thơ bơ vơ giữa dòng nhân thế mà khóc mà cười mà than thở.
Tiếp thu truyền thống học vấn của gia đình cộng với bao năm trên đường gió bụi, hịa
vào đám người tha hương chạy loạn khắp nơi, Nguyễn Du tinh thông cả Nho, Phật, Đạo.
Các nhà Nho đắn đo trước sự trôi chảy của thời gian nhưng chủ yếu quan tâm đến sự hưng
vong hay thành bại của các triều đại, thời gian đời người trong mắt họ là thời gian để thực
hiện cái tâm, cái chí của bậc quân tử, kẻ trượng phu. Đạo gia lại khuyên con người quay trở
về với bản nguyên, tìm giải thốt giữa thiên nhiên, vũ trụ bao la trong cảm giác “vô thời
gian” ung dung, tự tại. Phật giáo xem thời gian là bánh xe luân hồi không dứt trong đó đời
người chỉ là một khoảnh khắc vơ cùng ngắn ngủi. Chỉ có vượt qua được cái nhìn nhị nguyên
phân biệt: quá khứ - hiện tại, già – trẻ, dài – ngắn... con người mới được giải thoát. Cái cố


Nhưng mà Hoàng thượng cho cả. Thược bèn gọi lái đị đến bến, chở Hồng thượng và Hồng hậu sang. Khi thuyền đến
bờ, Thược lại cho người đuổi theo lột tấm ngự bào của Hoàng thượng đang mặc. Ngài ứa nước mắt cởi ra trao cho
hắn” (dẫn lại theo Nguyễn Đăng Thục [45, tr.34 – 35].
9
Ý thơ Nguyễn Du trong bài Độ Phú Nông giang cảm tác:
Du nhân vô hạn cảm
Phương thảo biến thiên nhai


chấp với cương thường của nhà Nho 10, cái thiên hướng “vơ vi”, muốn giữ thiên tính tự nhiên
F
9
P

P

của Đạo và tinh thần từ bi hỉ xả, thương khắp cả chúng sinh đã trộn lẫn thật kì lạ trong một
con người theo một cơng thức mà ta khơng thể lí giải.
Tóm lại, ở Nguyễn Du, người ta thấy một loạt các nghịch lí: sinh ra trong một gia
đình đại q tộc, quyền thế bậc nhất lúc đương thời, có truyền thống cả về văn chương lẫn
khoa cử 11, nhưng Nguyễn Du lại phải sống long đong lận đận, chạy loạn khắp nơi, nhiều khi
F
0
1
P

P

đói khơng cơm ăn, bệnh khơng thuốc uống, vào tù ra tội; tuổi trẻ từng khao khát đem tài

năng giúp đời giúp nước nhưng vì thời thế nên đành nhìn thanh kiếm mà rơi lệ ; bản tính
vốn thanh sạch, chỉ muốn quanh năm làm bạn với làn mây núi Hồng, với người đánh cá,
người hái củi, nhưng vì miếng cơm manh áo, Nguyễn Du cho đến bạc đầu vẫn mãi bon chen
giữa chốn bụi hồng; là con người nhạy cảm, yêu cái đẹp, vậy mà Nguyễn Du cứ luôn phải
chứng kiến những bất công, ngang trái giáng xuống cho người tài hoa... Vốn kiến thức, vốn
sống hấp thu được từ q hương, dịng họ, gia đình cũng như từ bao năm tháng lưu lạc đã
khiến ông trở thành một con người trải đời, với “con mắt trơng thấu sáu cõi, tấm lịng nghĩ
suốt nghìn đời” hiếm có.
Các phức hợp đời tư này sẽ khúc xạ một cách đầy đủ qua các sáng tác Nguyễn
Du, đặc biệt là thơ chữ Hán mà vấn đề thời gian không là một ngoại lệ. Từ đó ta hiểu được,
những điều được phản ánh trong văn chương của ông đều là các suy tư thấm thía chắt lọc từ
cuộc đời, dù buồn hay vui, chúng khơng bao giờ có hơi hướng giả tạo.
1.1.2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Thơ chữ Hán Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm,
Bắc hành tạp lục, được làm trong thời gian từ năm nhà thơ 21 tuổi đến năm 49 tuổi (theo
Lê Thước, Trương Chính). Các tập thơ theo sát cuộc đời gian truân, chìm nổi của nhà thơ.
Thanh Hiên thi tập được làm từ thời kì đầu đến trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho nhà
Nguyễn, Nam trung tạp ngâm được viết trong thời gian ông làm quan ở Huế và Quảng
Bình, Bắc hành tạp lục là tập thơ ra đời khi nhà thơ đi sứ ở Trung Quốc. Cho đến nay, có
khá nhiều bản dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du của các nhà nghiên cứu Hán học: bản dịch của

Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Du từng chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng không kịp, cũng đã từng có ý
định chống lại Tây Sơn hịng “phục quốc” nên bị bắt giam.
11
Đương thời người ta còn lưu truyền câu ca về dòng họ Nguyễn Tiên Điền:
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan
10



Bùi Kỉ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh (1959) gồm 102 bài, bản dịch của Lê Thước, Trương
Chính (1965) gồm 249 bài, bản dịch của Quách Tấn (1973) gồm 92 bài, bản dịch của Đào
Duy Anh (1988) gồm 249 bài, bản dịch của nhóm Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Lê
Thu Yến… gồm 250 bài. Ngồi ra cịn các bản dịch thơ mang tính ngẫu hứng của những
người yêu mến Nguyễn Du như : Trần Văn Nhĩ (2007), Thảo Nguyên (2009). Có lẽ con số
này đến đây vẫn chưa phải đã chấm dứt. Với sức hấp dẫn của chữ Hán Nguyễn Du, ta hồn
tồn có cơ sở tin tưởng trong tương lai, các tác phẩm vẫn sẽ tiếp tục giành được sự quan tâm
của người đọc nhiều thế hệ.
Về nguồn gốc và đặc điểm thể loại, trong các tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du sử dụng
các thể thơ vay mượn từ Trung Quốc, chủ yếu là tứ tuyệt và bát cú Đường luật. Đây đều là
những thể loại có quy định chặt chẽ về niêm, luật, vận, đối, số chữ trong câu, số câu trong
bài.
Về nội dung, thơ chữ Hán Nguyễn Du viết về số phận cực khổ long đong của những
người dân thường bất hạnh, người tài hoa bạc mệnh và cả những nhân vật mà nhà thơ khi
tán thành, khi phê phán trong lịch sử Trung Quốc. Như có một thiết bị thu phát nhạy cảm từ
trái tim, Nguyễn Du đặc biệt dễ cảm thơng với những khó khăn, vất vả của mọi kiếp người.
Nếu Văn chiêu hồn là khúc ca đầy ưu ái dành cho người chết thì thơ chữ Hán là tác phẩm
trong đó Nguyễn Du chia sẻ niềm yêu thương với những con người đang ngày ngày đối mặt
với cõi hồng trần khắc nghiệt. Ông thương cho mẹ con người ăn xin lưu lạc quê người áo
quần lam lũ, trưa rồi vẫn khơng có gì ăn (Sở kiến hành), ơng thay lời người lính thú bao
năm xa nhà bày tỏ tâm sự như Ban Siêu đầu bạc mong chi ngày trở về quê hương (Đại tác
cửu thú tư quy), ơng cũng xót xa khi chứng kiến cha con người hát rong miệng sùi bọt, tay
mỏi rời, gắng hết tâm sức gần một trống canh mà chỉ được năm sáu đồng tiền nhưng vẫn rối
rít cảm ơn, trong khi mọi người ăn uống thỏa thuê, còn cơm thừa canh cặn đổ cả xuống sơng
(Thái Bình mại ca giả), cho đến cả con ngựa già bị bỏ quên dưới chân thành, con chó
chết… Nguyễn Du cũng dành tình cảm cho chúng. Trong Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du
từng thổ lộ: “Phong vận kì oan ngã tự cư” (Ta tự đặt mình vào vị trí những người mắc nỗi
oan lạ lùng vì nết phong nhã). Như một sự “đồng bệnh tương liên”, hay như Thúy Kiều thấy
mộ Đạm Tiên đã có cảm giác của những người cùng hội, nhà thơ tìm thấy rất nhiều người
đồng cảnh ngộ - người tài hoa bạc mệnh, xót thương họ cũng là xót thương cho mình.

Người tài hay khác người, khác đời, và chính cái khác đó đem bi kịch đến cho họ: Khuất
Nguyên một mình tỉnh trong khi những kẻ khác say nên đành ơm hận bên dịng Mịch La,


Đỗ Phủ vì văn chương hơn người mà cả đời cùng khổ… Dường như mang trong mình thiên
tính nữ vốn là một đặc điểm trong tâm hồn người phương Đông, Nguyễn Du cũng hay viết
về những người phụ nữ tài sắc nhưng phải chịu một số phận bi thảm: nàng Tiểu Thanh chết
trong cô độc trên núi Cô Sơn, Tây Hồ, Dương Quý Phi tức tưởi kết thúc cuộc đời ở đền Mã
Ngôi, chịu mang tiếng xấu oan ức chỉ vì cả triều đình bất tài bạc nhược dồn trách nhiệm lên
đầu nàng, người ca nữ đất La Thành như một cành hoa thắm đẹp từ cõi tiên rơi xuống, lúc
sống làm vui cho đời nhưng khi chết đi chỉ mang tiếng là người trăng gió, cơ Cầm từng nức
tiếng kinh thành Thăng Long một thời nhưng cảnh huy hoàng chẳng kéo dài mãi, đến khi
nhà thơ gặp lại đã biến đổi cả hình hài vóc dáng, tàn tạ dung nhan, chỉ cịn lại tiếng đàn giúp
ơng nhận ra người cũ... Trên con đường đi sứ, qua nơi nào Nguyễn Du cũng làm sống lại
các nhân vật tưởng đã chìm trong dịng lịch sử để đánh giá họ từ góc độ văn hóa, nhân văn.
Những con người từng sống và chết: Kinh Kha, Dự Nhượng, Quản Trọng, Kê Khang, Lạn
Tương Như, Liêm Pha, Tào Tháo, Tần Cối, Âu Dương Văn Trung… qua thơ ông khiến
người đọc suy nghĩ khôn nguôi về lẽ biến dịch, cái mất – còn, thịnh – suy, vinh – nhục…
trên đời.
Nguyễn Du viết Truyện Kiều, gửi gắm vào đó bao tâm sự, nhưng vẫn chỉ coi đây là
tác phẩm “lời quê chắp nhặt dông dài” để “mua vui” cho người đọc “một vài trống canh”.
Lời ấy vừa thể hiện sự khiêm tốn, nhưng đồng thời cũng phần nào cho thấy quan niệm của
người xưa: tác phẩm chữ Nơm được viết để giải trí, cịn tác phẩm chữ Hán mới thực sự là
tác phẩm chuyển tải hết nỗi niềm nhà thơ. Quả thực, đọc thơ chữ Hán, ta thấy “nhân vật”
chủ yếu vẫn là chân dung tinh thần của chính nhà thơ qua bao thăng trầm cuộc sống. Độc
giả bắt gặp ở đây một con người bản tính thâm trầm lặng lẽ, ý thức rất rõ tài năng, giá trị
của mình nhưng nhiều khi bất lực trước thời cuộc nên chưa già mà tóc đã sớm bạc, không
lúc nào không suy tư với nhiều mặc cảm chất chứa chẳng biết giãi bày cùng ai vì khơng có
được người tri âm tri kỉ trong hiện tại.
Các tác phẩm thể hiện nhiều tâm sự u uất và những nỗi niềm khó tỏ bày, lí giải.

Phảng phất trong các bài thơ là một tấm lịng xót thương vơ hạn trước những bi kịch cõi
nhân sinh, một cái nhìn riêng phần nào vượt thoát ra khỏi giới hạn của thời đại, dù cịn chất
chứa khơng ít bế tắc.
Về nghệ thuật, dù vay mượn thể loại của văn học nước ngoài, nhưng Nguyễn Du đã
thổi vào đó tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Thơ ơng có nhiều đóng góp đặc
sắc về ngơn ngữ, kết cấu…Nói như nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên: “Thơ chữ Hán Nguyễn


Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vơ tận về ý
nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà
cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”(28, 7).

1.2. Shakespeare và thơ sonnet
1.2.1. Shakespeare
Shakespeare sinh ngày 23.4.1564 tại Stratford on Avon, một thị trấn nhỏ miền Trung
nước Anh. Cha ông, John Shakespeare, vốn xuất thân từ một gia đình nơng dân, chuyển đến
đây từ năm 1557 và kiếm sống bằng nghề làm bao tay, từng giữ chức Thị trưởng. Thuở nhỏ,
gia đình Shakespeare rất khấm khá. Năm lên 7 tuổi, ông đến học tại trường ngữ pháp
(Grammar school) ở quê nhà. Năm 14 tuổi, vì gia đình sa sút, cha mất chức, Shakespeare
phải bỏ học. Năm 18 tuổi, ông kết hôn với người phụ nữ 26 tuổi Anne Hathaway. Họ có 3
đứa con, hai gái một trai nhưng cậu con trai bị ốm chết năm 11 tuổi. Sự mất mát này có tác
động rất lớn đến cuộc đời và sáng tác của Shakespeare. Năm 1588, Shakespeare rời xa quê
hương và vợ con, một mình đến London lập nghiệp. Đầu tiên, ông làm chân giữ ngựa, nhắc
vở rồi làm diễn viên ở một rạp kịch. Sau đó, từ chỗ cải biên lại các vở kịch cũ, soạn chung
với các tác giả khác một vài vở mới, ông đi đến sáng tác một mình cả kịch, thơ sonnet và
các trường ca, từng bước vươn lên chiếm lĩnh ngơi chủ sối kịch trường và thi đàn dân tộc.
Các nhà nghiên cứu thường chia cuộc đời sáng tác của Shakespeare thành 4 giai đoạn: giai
đoạn tập sự thử sức (từ 1590 - 1594); giai đoạn bùng nổ tài năng với cảm hứng chủ đạo là
lạc quan, yêu đời (1594 - 1600); giai đoạn sáng tác những tác phẩm hiện thực với cảm hứng
phê phán, phô bày mặt đen tối, sự khủng hoảng của xã hội (1601 - 1608); giai đoạn trở lại

với những tác phẩm nhẹ nhàng, kết thúc có hậu (1609 - 1613). Ông qua đời ngày 23.4.1616
tại quê nhà, để lại một sự nghiệp đồ sộ với hơn 40 vở kịch (bao gồm cả kịch lịch sử, bi kịch
và hài kịch), 5 trường ca (A Lover’s Complaint, The Passionate Pilgrim, The Phoenix and
the Turtle, The Rape of Lurece, Venus and Adonis ), 154 bài sonnet.
Shakespeare sống và sáng tác chủ yếu dưới thời nữ hoàng Elizabeth I (1458 - 1603) –
thời kì vẫn được các học giả tư sản Anh ca ngợi là thời kì “nước Anh vui vẻ”. Đó là khi Anh,
sau khi trải qua cuộc chiến tranh 100 năm với Pháp và cuộc nội chiến “hai hoa hồng” đã
từng bước ổn định, thống nhất, vươn lên trở thành một trong những cường quốc trên thế
giới. Đặc biệt, sau chiến thắng của hạm đội Anh trước hạm đội “Ac-ma-đa vô địch” của Tây
Ban Nha vốn bị bão đánh chỉ còn một nửa, các chiến thuyền Anh trở thành bá chủ mặt biển,


mặc sức tung hoành trên Đại Tây Dương. Vàng bạc mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cướp
được của châu Mỹ cũng lọt vào tay người Anh. Tinh thần dân tộc lên cao phơi phới, người
Anh xiết bao tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp ở phía trước. Sự u thích, bảo trợ của nữ
hồng cùng các q tộc Anh đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng là một điều
kiện để những nghệ sĩ tài năng như Shakespeare thỏa sức vẫy vùng. Theo A.L. Rose trong
cuốn tiểu sử về Shakespeare, thời đại có ý nghĩa rất lớn với sáng tác của ông. Nếu
Shakespeare sinh ra trước hoặc sau đó chỉ 20 năm thì có lẽ những gì chúng ta thấy được từ
sáng tác của ơng sẽ khác. Shakespeare lại sống ở London – trung tâm kinh tế, chính trị và
văn hóa của đất nước, nơi chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng đang phát triển mạnh mẽ, nơi
xuất hiện một loạt các tên tuổi lừng danh, cũng là nơi đầu tiên tiếp nhận mọi thành tựu của
văn học thế giới nhờ sự phát minh ra máy in. Điều này đã phần nào giải thích tại sao
Shakespeare có thể hịa nhập nhanh đến thế vào khơng khí sáng tác kịch nghệ và thơ ca.
Cũng là điều dễ hiểu khi ta thấy trong sonnet của ông một cái nhìn tươi sáng về cuộc đời,
con người.
Bảy năm ngồi trên ghế nhà trường để học về ngữ pháp, nghệ thuật từ chương, lịch sử,
địa lí, tiếng la tinh… đã cung cấp cho Shakespeare một nền tảng kiến thức cơ bản song cịn
q ít ỏi. Phải bỏ lỡ giấc mộng vào các trường đại học nổi tiếng như Oxfort, Kembritge…,
Shakespeare đã sớm bước vào một ngôi trường lớn hơn, khốc liệt hơn, ít tính hàn lâm, giáo

điều – trường đời - để phấn đấu khơng mệt mỏi tự tích lũy kiến thức, vốn sống. Bên cạnh
vai trò của những người bạn, người đồng nghiệp như bá tước Southampton, học giả Jovani
Florio…, những cuốn sách như Truyện danh nhân của Pluytac, Sử biên niên của Anh,
Airlen và Xcotlen của Holinshed… có thể thấy điều cơ bản làm nên thành cơng của
Shakespeare chính là một nghị lực phi thường, một niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng và
một tinh thần lao động hiếm thấy. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh cãi rất
nhiều về Shakespeare, họ khơng thể giải thích được tại sao một con người sinh ra trong một
gia đình bình thường, kết thúc sự nghiệp học hành tại nhà trường ở tuổi 14, khởi nghiệp
bằng chân giữ ngựa rồi nhắc vở tại một nhà hát lại có thể viết ra những tác phẩm làm thay
đổi sân khấu kịch của một đất nước, một thời đại cùng những vần thơ say đắm lòng người
bao thế hệ, lưu tên tuổi của mình đến mn đời. Nhiều chi tiết về cuộc đời cũng như sự
nghiệp sáng tác của Shakespeare vẫn còn là một bí ẩn, chỉ có một điều chắc chắn là ơng đã
sống hết mình và đón nhận luồng gió mát lành của thời đại Phục Hưng để viết nên những
tác phẩm bất hủ.


1.2.2. Thơ sonnet Shakespeare
Sonnet là một thể loại đặc biệt của thơ trữ tình phương Tây, xuất hiện vào thời trung
cổ ở Italia (nguyên gốc tiếng Italia “soneto” có nghĩa là bài hát nhỏ) và trở nên nổi tiếng bởi
sáng tác của Dante Alighieri (1265 - 1321) và Francesco Petrarch (1304 - 1374). Thể thơ
này nhanh chóng phổ biến tại Pháp, Tây Ban Nha và trở nên quen thuộc với công chúng vào
cuối thời Phục Hưng. Tại Anh, Petrarch là nhà thơ Ý có ảnh hưởng lớn hơn cả với những
bài thơ tình yêu say đắm đầy ngưỡng mộ dành cho một người phụ nữ xinh đẹp, trinh bạch
và kiêu kì. Thomas Wyatt (1503 – 1542) và Henry Howard, Earl of Surrey (1517 - 1547) là
các nhà thơ Anh đầu tiên viết sonnet. Mặc dù nhiều bài cịn mang tính chất phỏng dịch các
bài thơ của Petrarch và phần lớn học theo mơ thức có sẵn, ở một mức độ nào đó, họ đã từng
bước mở rộng đề tài cũng như cấu trúc sonnet, gợi ý cách chia khổ, hiệp vần của sonnet
Anh như ngày nay. Tác phẩm của họ được tập hợp trong cuốn Songs and Sonnets (1557).
Tuy vậy, người khuấy động phong trào sáng tác sonnet tại Anh, cũng là người mà
Shakespeare chịu ảnh hưởng trực tiếp là Philip Sydney với tập Astrophel and Stella xuất

bản năm 1590.
Giống như thơ Đường luật, sonnet cũng là thể thơ có sự quy định rất chặt chẽ về số
câu, chữ, vần, nhịp và bố cục. Một bài sonnet thường có 14 câu. Thông thường người ta hay
nhắc đến hai loại sonnet: the Italian sonnet (sonnet kiểu Ý hay còn gọi là Petrarchian
sonnet) và the Shakespearean sonnet (sonnet kiểu Shakespeare). Sonnet Italia thường chia
làm 4 khổ (hai khổ đầu mỗi khổ 4 câu (còn được gọi là quatrain), hai khổ sau mỗi khổ 3 câu
(tercet) theo cách hiệp vần: abba, abba, cdc, cdc (hoặc cdc, ece) hay 2 khổ (một khổ 8 câu
(octave), một khổ 6 câu (sixain) trong đó 8 câu đầu thường nêu ra một vấn đề, một ý tưởng,
một xúc cảm để rồi nó sẽ được giải quyết ở 6 câu sau. Ví dụ:
I THOUGHT ONCE HOW THEOCRITUS HAD SUNG
Elizabeth Barrett Browning
I thought once how Theocritus had sung

a

Of the sweet years, the dear and wished-for years

b

Who each one in a gracious hand appears

b

To bear a gift for mortals, old or young

a

And, as I mused it in his antique tongue,

a



I saw, in gradual vision through my tears,

b

The sweet, sad years, the melancholy years,

b

Those of my own life, who by turns had flung

a

A shadow across me. Straightway I was aware,

c

So weeping, how a mystic Shape did move

d

Behind me, and drew me backward by the hair;

c

And a voice said in mastery, while I strove,

e


“Guess now who holds thee?”
- “Death”, I said. But, there,

c

The silver answer rang, - “Not Death, but Love”.

e

(Tôi từng nghe những gì Theocrit đã từng ca
Về những tháng năm đáng yêu và khao khát
Những tháng năm bằng bàn tay dịu mát
Trao tài năng cho hết thảy trẻ già
Và khi say tiếng hát thuở xưa xa
Tôi bỗng thấy hiện lên qua nước mắt
Những tháng năm đượm buồn và tẻ ngắt
Những tháng năm mà đời tơi đi qua

Vụt một bóng đen và liền ngay tơi biết
Cái bóng đen ảo huyền di động khóc than
Từ phía sau túm tóc tơi giật miết
Tơi cố giằng, thì một giọng ngân vang
“Đốn ngay ai túm ngươi?” Tôi đáp liền: “Cái chết”


“Lầm đó, Tình u” vẳng lời đáp rõ ràng) 12
F
1
P


Do cách bố cục như vậy, diễn tiến của một bài sonnet Italia thường được so sánh với
sự dâng lên và hạ xuống của một đợt thủy triều. Cảm xúc dâng lên ở phần trước đó, và khi
đạt đến cao điểm ở câu thứ 8 thì sẽ dội lại rồi trải rộng ra.
The Shakespearean sonnet thường chia làm 4 khổ (3 khổ đầu mỗi khổ 4 câu và cặp
câu cuối (couplet) theo cách hiệp vần abab, cdcd, efef, gg trong đó tiêu điểm thường dồn
vào hai câu cuối. Ví dụ:
BEAUTY, SWEET LOVE
Johnson

12

Beauty, Sweet Love is like the morning dew

a

Whose short refresh upon the tender green

b

Cheers for atime, but still the sun doth show

a

And straight’s gone as it had never been

b

Soon doth it fade that makes the fairest flourish

c


Short is the glow of the blushing rose

d

The hue which thou so carefully dost nourish

c

Yet which at length thou must be forced to lose

d

When thou, surcharged with burthen of thy years

e

Shall bend thy wrinkles homeward to the earth

f

And that, in Beauty’s lease expired, appears

e

The Date of Age, the Calenda of our Death

f

But ah, no more – ‘tis must not be foretold


g

And Women grieve to think they must be old

g

Dẫn lại theo Nguyễn Xuân Thơm [73, tr.32 – 33]


×