Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tác phẩm cọp trắng của aravind adiga nhìn từ đặc điểm văn học giải thiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mộng Dung

TÁC PHẨM CỌP TRẮNG
CỦA ARAVIND ADIGA
NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC “GIẢI THIÊNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mộng Dung

TÁC PHẨM CỌP TRẮNG
CỦA ARAVIND ADIGA
NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC “GIẢI THIÊNG”

Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số

: 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Mộng Dung


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Thị Bích Thúy, người thầy đáng kính, người hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn, động viên để tơi có thể hồn thành tốt luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời
gian học Cao học. Cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu trường THPT Bình Khánh (Long
Xuyên, An Giang) đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Đồng thời xin gửi lời tri ân đến đồng nghiệp, bạn bè cùng gia đình đã ln
động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài nhưng chắc chắn
cơng trình khơng thể tránh những hạn chế và thiếu sót. Vì thế, tơi rất mong nhận
được sự chỉ dẫn và góp ý tận tình của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận
văn hồn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mộng Dung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ......................................................................................................... 1
Lời cảm ơn............................................................................................................. 2
Mục lục .................................................................................................................. 3
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. VĂN HỌC GIẢI THIÊNG VÀ TIỂU THUYẾT CỌP TRẮNG .. 8
1.1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa ........................................................ 8
1.1.1. Thuật ngữ “hậu thuộc địa” .................................................................. 8
1.1.2. Xã hội Ấn Độ trước năm 1947 (trước ngày tuyên bố chủ quyền) ...... 8
1.1.3. Xã hội Ấn Ðộ hậu thuộc địa ............................................................. 10
1.2. Vấn đề giải thiêng .................................................................................... 11
1.2.1. Luận giải khái niệm giải thiêng ........................................................ 11
1.2.2. Cảm hứng giải thiêng trong văn học đương đại ............................... 18
1.3. Aravind Adiga và tiểu thuyết Cọp Trắng ................................................ 23
1.3.1. Aravind Adiga và cảm hứng giải thiêng........................................... 24
1.3.2. Cọp Trắng – tiểu thuyết Dalit hiện đại ............................................. 31
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 33
Chương 2. BIỂU TƯỢNG GIẢI THIÊNG ...................................................... 34
2.1. Từ biểu tượng đến biểu tượng giải thiêng................................................ 34
2.1.1. Biểu tượng......................................................................................... 34
2.1.2. Biểu tượng giải thiêng ...................................................................... 35
2.2. Biểu tượng giải thiêng trong Cọp Trắng .................................................. 35
2.2.1. Thần linh, Thượng đế trong văn hóa Ve đa ...................................... 38
2.2.2. Biểu tượng giải thiêng cho hệ tư tưởng nô lệ vĩnh viễn ................... 48

2.2.3. Hệ thống biểu tượng của sự giải thoát .............................................. 64
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 72


Chương 3. NHÂN VẬT GIẢI THIÊNG ......................................................... 73
3.1. Khái niệm nhân vật giải thiêng ................................................................ 74
3.2. Các dạng thức nhân vật giải thiêng .......................................................... 75
3.2.1. Kiểu nhân vật “cuồng tín”................................................................. 77
3.2.2. Kiểu nhân vật “chối bỏ” ................................................................... 90
3.2.3. Kiểu nhân vật “nửa vời”................................................................... 99
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 105
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 108


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh của xã hội hậu thuộc địa, nền văn chương đương đại ở Ấn
Độ đã sản sinh nhiều tác phẩm để đời như Di sản của mất mát, Cọp Trắng,
Triệu Phú khu ổ chuột và Chúa trời của những chuyện vụn vặt... Điểm chung
của các tác phẩm là hình ảnh con người đã và đang sống trong sự khủng hoảng
niềm tin một cách sâu sắc. Các câu chuyện đều xuất hiện đâu đó bóng dáng của
một sự mất mát, rã rời đầy nuối tiếc về thời kì vàng son trong lịch sử. Sự khủng
hoảng niềm tin ấy trở thành nét tâm lý chung thuộc về thời đại của những cơn
biến động in hằn dấu tích của xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa. Đó là giai đoạn suy
tàn rệu rã của ý thức xưa cũ một thời, mọi trật tự tôn ti trong chế độ đẳng cấp
đang dần sụp đổ cùng những thang bậc giá trị đạo đức đều khơng cịn giữ
ngun giá trị giữa một xã hội xô bồ đầy rẫy những yếu tố của nền văn hóa

ngoại lai. Có thể nói chưa bao giờ con người cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, mất
phương hướng như bây giờ. Đối mặt với một hiện thực đen tối đó, con người bắt
đầu hồi nghi về những giá trị mà trước đây mình tơn thờ. Họ mất dần niềm tin
và hy vọng vào chế độ đẳng cấp. Từ đó tâm thức về hình ảnh con người cộng
đồng đã dần dần mờ nhạt và thay vào đó là con người cá nhân với sự trỗi dậy
mãnh liệt về bản ngã cùng nhiều trăn trở, suy tư, nhiều khát vọng, ham muốn và
rất nhiều những nỗi âu lo rất đỗi con người. Tất cả những điều ấy đã hình thành
nên yếu tố giải thiêng trong nền văn học Ấn Độ đương đại.
Trên phơng nền văn hóa, hướng nghiên cứu của chúng tôi là tiếp cận và lí
giải một số yếu tố văn hóa Ấn Độ thể hiện trong văn học Ấn Độ đương đại. Đề
tài “Tác phẩm Cọp Trắng của Aravind Adiga nhìn từ đặc điểm văn học giải
thiêng” được chọn với những lí do như sau:
1.1. Làm rõ khái niệm văn học giải thiêng – một biểu hiện dưới lăng kính
chiếu ngược của ý thức nhược tiểu trong bối cảnh xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa.


2

Luận văn hướng đến mục đích lí giải quan niệm giải thiêng trong mối quan hệ
giữa văn hóa và văn học Ấn Độ.
1.2. Nghiên cứu hệ thống và đặt Cọp Trắng vào dòng tác phẩm văn học
giải thiêng trong bối cảnh văn học đương đại Ấn Độ. Tìm hiểu cách thể hiện đặc
điểm của dòng văn học giải thiêng trong tiểu thuyết Cọp Trắng cũng như trong
một số tác phẩm của dòng văn học giai đoạn hậu thuộc địa ở Ấn Độ.
1.3. Tìm hiểu và làm sáng rõ các biểu tượng giải thiêng trong tiểu thuyết
Cọp Trắng của Aravind Adiga, cách khắc họa kiểu nhân vật đặc trưng của nhà
văn xét ở mối tương quan so sánh với các nhà văn khác cùng đạt giải Man
Booker. Góp phần khám phá tiểu thuyết Cọp Trắng ở góc độ nghiên cứu nghệ
thuật biểu hiện.
2. Lịch sử vấn đề

Trong khả năng tiếp cận và khảo sát các tư liệu, chúng tôi quan tâm tới
những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn như sau
2.1. Ở Việt Nam
Trong cơng trình nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong thể
loại tiểu thuyết: “Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, tác
giả Nguyễn Thị Kim Tiến có đề cập đến vấn đề “giải thiêng” khi phân tích hình
tượng con người trong tiểu thuyết thời kì đổi mới dưới góc nhìn bản chất xã
hội, triển khai yếu tố “giải thiêng” miền bí ẩn của cõi tâm linh con người.
Trong bài viết Nhận thức đúng về giải cấu trúc và giải thiêng của tác giả
Hồng Bình Xun khái niệm “giải thiêng” đã được đối chiếu với khái niệm
“giải cấu trúc”. Ở một góc độ khác, người ta nhìn thấy trong một số tác phẩm đã
thể hiện xu hướng “giải thiêng” lịch sử, “giải thiêng” các giá trị của dân tộc,
nhìn lại quá khứ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bài viết Cọp Trắng - giải thiêng Ấn Độ đương
đại - nhận xét về nghệ thuật giải thiêng trong Cọp Trắng: “Tác phẩm được xây
dựng nhìn từ góc độ ở phơng nền của thế giới thần linh. Ở đó Aravind Adiga


3

giải thiêng khi đặt nạn tham nhũng, nạn mại dâm, nạn bóc lột nơ lệ và cịn bao
nhiêu điều tệ hại nữa cứ lặp đi lặp lại...”
Khẳng định đặc điểm giải thiêng là một điểm sáng trong bài viết của Sa
Nam khi đề cập đến tác phẩm Cọp Trắng của Aravind Adiga trong khuôn khổ
một trong những tác phẩm mang tầm vóc của dịng “văn học giải thiêng”. Tác
giả đánh giá Cọp trắng là “một tác phẩm “giải thiêng” quan niệm về một Ấn Độ
đẹp huyền bí.” [66] Bài viết Giải thiêng nhưng đừng vô trách nhiệm của Sa Nam
xác nhận Cọp Trắng được xem là một tác phẩm giải thiêng. Ở đó Aravind Adiga
đã khai quật ẩn khuất đằng sau những lời ngợi ca thiêng liêng, đặc biệt là nạn
phân biệt đẳng cấp, “chất trào lộng hấp dẫn của tác phẩm đã chạm đến những

liều thuốc đắng, bóng tối của xã hội hiện đại Ấn Độ.” [66] Một lần nữa, nhận
định về đặc điểm giải thiêng, Sa Nam đã khẳng định rằng: “Có chăng, qua
những trang viết tỉnh táo và mở sáng, độc giả có thể tìm thấy những khía cạnh
mới của những vấn đề mà chúng ta vì khơng hiểu rõ ngọn ngành mà thần tượng
hóa hoặc ảo ảnh hóa.” [66]
Tại buổi tọa đàm Ấn Độ hiện đại qua góc nhìn của Cọp Trắng nhà nghiên
cứu Phan Nhật Chiêu đưa ra cảm nhận ban đầu về nghệ thuật giải thiêng của tác
phẩm: “Có một ấn tượng mà tơi tạm gọi là sự giải thiêng nền văn hóa Ấn Độ”.
Nhận định này phần nào soi chiếu nội dung giải thiêng cho đề tài.
Bài viết Phản đề truyền thống trong thế giới nghệ thuật của Cọp Trắng
Aravind Adiga của Nguyễn Hồng Anh đã đưa ra những nhận định về giá trị hiện
thực của tác phẩm, một hiện thực Ấn Độ được nhìn từ đáy lên thể hiện trong thế
giới nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Tác giả đánh giá bản thân cuốn tiểu thuyết
là một tấm gương trái chiều về một Ấn Độ truyền thống, trong đó soi tỏ mặt trái
của tơn giáo, tín ngưỡng, cấu trúc xã hội và con người phía sau hậu trường của
văn hóa Ấn.


4

Trong bài Tiểu thuyết Cọp Trắng giải thiêng văn hóa Ấn Độ, Anh Vân đã
nhận định về tính chất giải thiêng của Cọp Trắng như sau: “Đùa cợt với thần
linh, bóc trần một xã hội thực dụng, phân chia giai cấp tàn khốc”
Bài viết Cọp Trắng - Ấn Độ dưới một góc nhìn người trong cuộc tác giả
cũng đã thể hiện yếu tố giải thiêng khi mà người đầy tớ vẫn cịn đang mắc kẹt
trong tâm lí sợ hãi và nhu nhược nên cuối cùng họ chỉ còn biết đọc những tờ báo
rẻ tiền chỉ để thoả mãn cái suy nghĩ trong đầu họ và những tạp chí này rốt cuộc
khơng có gì nguy hiểm khi in ấn đại trà như thế. Nói như Balram khi tự giễu cợt
thì chỉ khi cánh tài xế bắt đầu đọc về Gandhi và Đức Phật, thì lúc đó điều tai họa
mới thực sự đến với các ơng chủ.

Nhìn chung dù có nhiều ý kiến xoay quanh tiểu thuyết Cọp Trắng ở Việt
Nam nhưng điểm chung ở các đánh giá là sự thừa nhận về yếu tố giải thiêng
biểu hiện trong tác phẩm. Yếu tố này có khi được xem xét dưới góc độ nội dung
có khi được soi chiếu dưới góc độ nghệ thuật.
2.2. Ở nước ngoài
Những bài nghiên cứu khảo sát một số quan niệm và lí giải về nghệ thuật
giải thiêng trong tác phẩm.
Trang http//en.wikipedia.org/wiki/The White Tiger đăng tải khá nhiều
thông tin về tiểu thuyết Cọp Trắng ở các phương diện: nội dung chính; vấn đề
tồn cầu hóa, chủ nghĩa cá nhân, vấn đề tự do, tình trạng tham nhũng, sự phân
chia đẳng cấp và một số tài liệu tham khảo. Đây là những thơng tin có giá trị
định hướng cho độc giả khi tiếp cận tác phẩm chưa phải là thơng tin hệ thống có
tính chun sâu.
Trong bài “Aravind Adiga’s The White Tiger: The Voice of Underclass – A
Postcolonial Dialectics” tác giả Krishna Singh đăng trên tạp chí Journal of
Literature, Culture and Media Studies đã phân tích những di chứng trong xã hội
hậu thuộc địa ở Ấn Độ cùng việc mơ tả Ấn Độ trong thế đối sánh giữa Bóng tối
và ánh sáng. Từ đó phơi bày hiện trạng đang xảy ra trong lòng xã hội Ấn Độ


5

đương đại như phân chia đẳng cấp trong xã hội, khoảng cách ngày càng nở rộng
giữa người giàu và nghèo trong xã hội. Đặc biệt bài viết kèm theo nhận xét so
sánh với tác phẩm Di sản của mất mát trong việc lên án những hạn chế khi điều
hành đất nước của các chính trị gia Ấn Độ.
Với những bài viết và nghiên cứu nêu trên, lịch sử vấn đề nghệ thuật giải
thiêng trong Cọp Trắng của Aravind Adiga nói riêng và dịng văn học đương đại
Ấn nói chung là hướng nghiên cứu cần được quan tâm. Những bài nghiên cứu
này sẽ giúp cụ thể hơn với những vấn đề nghiên cứu của đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài khảo sát tiểu thuyết Cọp Trắng từ đặc điểm văn học giải thiêng,
chúng tơi tập trung tìm hiểu hai phương diện: biểu tượng giải thiêng và kiểu
nhân vật giải thiêng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Tác phẩm Cọp Trắng đạt giải Man Booker của Aravind Adiga. Ngồi ra
chúng tơi cịn sử dụng thêm một số tác phẩm cùng đạt giải nhằm so sánh vấn đề
giải thiêng như: Triệu phú khu ổ chuột của Vikas Swarup, Chúa Trời của những
chuyện vụn vặt của Arundhati Roy, Di sản của mất mát của Kiran Desai. Cùng
Cuộc đời của Pi của Yann Martel, nhà văn Canada lấy bối cảnh tác phẩm là xã
hội Ấn Độ hậu thuộc địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sử dụng nghiên
cứu như sau:
4.1. Phương pháp phê bình tiểu sử
Phương pháp tiểu sử học được nghiên cứu kết hợp với các phương pháp
phân tích văn bản cùng các phương pháp tổng quan. Phương pháp này sẽ được
dùng ở chương 1.


6

4.2. Hướng tiếp cận văn hóa học
Vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa (lịch sử văn hóa, biểu tượng
văn hóa), hướng nghiên cứu này sử dụng nhiều ở chương 2.
4.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Được tiến hành qua các giai đoạn: Thu thập dữ liệu, kiểm tra, phân tích và
kiểm tra kết quả phân tích. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, vận dụng
trong chương 2 và chương 3 của luận văn.

4.4. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này sẽ được triển khai trong chương 2 và chương 3 của luận
văn. So sánh đối chiếu Cọp Trắng với các tác phẩm khác của văn học Ấn Độ
thời kì hậu thuộc địa.
4.5. Phương pháp phê bình hậu thực dân
Phương pháp này sử dụng ở hầu hết các chương đặc biệt là chương 1 trong
nội dung bàn về cơ sở lí luận của đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá kết hợp với các
thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu về lí luận phê bình hậu thực dân hiện đang
là một hướng nghiên cứu mới và đang thịnh hành trong giới phê bình hiện nay.
Đây cũng là hướng đi hợp lí cho việc nghiên cứu yếu tố giải thiêng của đề tài.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Trong giảng dạy: Tư liệu tham khảo cho hoạt động tiếp nhận tác phẩm
văn học đương đại ngồi nhà trường góp phần hiểu sâu hơn về văn học Ấn Độ
từ đó mong muốn mang đến một góc nhìn tồn diện cho việc nghiên cứu văn
học Ấn Độ ở Việt Nam.
+ Trong nghiên cứu: Thực hành và kiểm chứng lại lí thuyết về môn học,
các phương pháp nghiên cứu và về nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học
thông qua công tác nghiên cứu đề tài luận văn trong thực tiễn.


7

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Nhiệm vụ của chương là đề ra cơ sở lý luận về khái niệm và đặc điểm giải
thiêng. Tìm hiểu đặc điểm văn học giải thiêng ở các phương diện hoàn cảnh ra

đời, cảm hứng giải thiêng của văn học Ấn Độ và tiếp cận dòng văn học giải
thiêng trong bối cảnh văn học hậu thuộc địa ở Ấn Độ.
Giới thiệu những nét chính về tác giả Aravind Adiga và Cọp Trắng ở góc
độ quan điểm sáng tác và cảm hứng giải thiêng trong Cọp Trắng.
Chương 2: Biểu tượng giải thiêng
Trọng tâm của chương là nghiên cứu từ biểu tượng trong văn hóa Ấn Độ và
thế giới đến biểu tượng giải thiêng trong tiểu thuyết Cọp Trắng.
Chương 3: Kiểu nhân vật giải thiêng trong Cọp Trắng
Nhiệm vụ ở chương này là triển khai các vấn đề như tìm hiểu về ba kiểu
nhân vật trong Cọp Trắng, xác định mối quan hệ giữa ba kiểu nhân vật này là
nhân quả hay tương tác hay đan xen, đồng thời tìm hiểu yếu tố giọng điệu –
thích ứng cho mỗi kiểu nhân vật.


8

Chương 1. VĂN HỌC GIẢI THIÊNG
VÀ TIỂU THUYẾT CỌP TRẮNG
1.1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa
1.1.1. Thuật ngữ “hậu thuộc địa”
Chủ nghĩa thực dân đã cáo chung vào những năm 50 với sự nổi dậy của
hàng loạt các quốc gia vốn là thuộc địa của Anh, Pháp, Tây Ban Nha… nhưng
dấu ấn sâu đậm của nó vẫn khơng thể xố bỏ trong nền văn học và văn hoá ở các
quốc gia thuộc địa. Hiện nay thực ra vẫn chưa thống nhất trong giới nghiên cứu
văn học Việt Nam về cách dịch thuật ngữ này.
Tính từ colonial trong tiếng Anh có hai cách dịch là thuộc địa hoặc thực
dân. Tương tự, thuật ngữ Postcolonialism có thể hiểu là chủ nghĩa hậu thuộc địa
hoặc chủ nghĩa hậu thực dân: “nếu dịch là chủ nghĩa hậu thuộc địa, sẽ nhấn
mạnh hơn đến những di sản còn lại, những ám ảnh thuộc địa, cái tồn tại trong
bối cảnh văn hoá cựu thuộc địa. Còn dịch là chủ nghĩa hậu thực dân sẽ nhấn

mạnh đến nguyên nhân, nguồn gốc, tác nhân xâm nhập tạo nên bối cảnh văn
hố đó [76, tr.1].
1.1.2. Xã hội Ấn Độ trước năm 1947 (trước ngày tuyên bố chủ quyền)
Kết thúc chế độ chuyên chế trên đất Ấn, đế quốc Môgôl đã thực sự đi vào
con đường suy sụp sau cái chết của vua Aurang – Dep. Ấn Độ từ đây bước sang
trang mới trên hành trình lịch sử của mình. Con số 500% lãi suất cho một
chuyến đi buôn đã tạo nên những đê mê trong ước vọng cuồng nhiệt của phương
Tây khi nghĩ về Phương Đông, vùng đất xa lạ, cổ kính và giàu có. Thế nên, tàu
cứ ra khơi, đổ xô vào phương Đông. Sự xâm nhập này trải qua hơn ba thế kỉ với
ba thế lực chính là tư bản Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp mà trong đó thực
dân Anh dù là đến muộn nhưng đã để lại trên đất nước Ấn này quá nhiều đau
thương và tan tác thông qua cuộc chinh phục bằng vũ lực trong suốt gần 100
năm (giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX).


9

Đến năm 1849, thực dân Anh đã chinh phục được vùng đất cuối cùng của
Ấn Độ và cơ bản hoàn thành việc đặt ách thống trị lên đất nước này. Từng bước,
tên thực dân đầu sỏ đã bắt tay với lực lượng liên minh ma quỷ là chính quyền
phong kiến ở Ấn Độ bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa, theo tun ngơn “đi
sang phương Đơng có nghĩa là đi buôn lấy lãi” [18, tr.65]. Cuộc khai thác này
đã để lại những di chứng đau thương mà lịch sử đã miêu tả bằng cảnh tượng:
“Xương trắng của thợ đệt Ấn Độ đã phủ kín những cánh đồng bơng” [18, tr.75].
Tuy nhiên, về mặt nào đó cịn có một ý nghĩa khác trong lịch sử văn hóa xã hội
đất nước Ấn Độ. Theo sau gót giày xâm lược là sự xâm lăng của cả một nền văn
hóa. Và như thế, cùng với nền văn hóa mà thực dân Anh cố tình gieo rắc cho
dân tộc này thì nó cũng mang sang đó cả những trào lưu tư tưởng tiến bộ của
Cách mạng Hoa Kì và Cách mạng Pháp.
Khi làn gió nghèo khổ vẫn cứ vây bọc và vần vũ trên đầu của người dân

trên đất nước này thì khi ấy tư tưởng tự do dân chủ vẫn còn nguyên giá trị của
nó. Chính trong thời điểm văn hóa phương Tây ùa vào, nhân dân Ấn lại càng
nhìn rõ hơn về nguồn căn và quyết tâm chữa trị cơn u mê của sự hèn yếu nơ lệ
đã trói buộc đất nước này qua hàng thế kỉ. Tư tưởng duy tân đã được tiếp nối với
những gương mặt tiêu biểu như Vivêkananda, nửa cuối thế kỉ XIX, Bal
Gangađarơ Tilăc, nhà chiến sĩ cách mạng, “người cha của cách mạng Ấn Độ”,
Rabindranath Targore... Từ đây, xuất hiện mầm mống của những tư tưởng dân
chủ tư sản ở Ấn Độ. Bắt đầu từ Ram Mơhan Roy, một trí thức u nước và tiến
bộ vùng Bengal đã, là ngọn cờ đầu trong nền văn hóa mới mang tính chất tư sản.
Cần một cuộc đấu tranh để thốt khỏi gơng xiềng đang cùm xích cả một
dân tộc lớn, hàng loạt những cuộc cách mạng yêu nước đã nổ ra trong hoàn cảnh
ấy và kết quả là ngày 15/8/1947, trong đau thương, hai quốc gia độc lập Ấn Độ
và Pakistan ra đời. Lịch sử ghi lại mốc quan trọng trên bằng sự tuyên bố chủ
quyền của thủ tướng J.Nêru, thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập đã trịnh
trọng kéo quốc kì Ấn Độ lên nóc tịa Thành Đỏ lịch sử, chấm dứt thời kì mấy


10

trăm năm bị thực dân Anh đô hộ. Ấn Độ đã tiến đích cuối cùng của con đường
tự do. Tuy nhiên, con đường mà cả dân tộc này đang đi cịn phải trải qua hành
trình rất dài và gian khó. Đi hết chặng đường khổ ải của tín ngưỡng u mê tăm tối
thời cổ và trung đại, bước vào thời thuộc Anh, đất Ấn Độ đã khổ cực lại càng
khổ cực hơn nữa. Sau khi người Anh ra đi, Ấn Độ tiến dần sang ngưỡng cửa
hiện đại, nhưng dường như bức tranh toàn cảnh của Ấn Độ hậu thuộc địa cũng
không thể phác họa bằng những gam màu tươi sáng hơn.
Sau thời điểm chia cắt 1947, đất nước Ấn Độ bước sang một thời kì mới về
một thử nghiệm, một ước mơ chính trị: “Ấn Độ sau 1947 giống như đang trải
qua giai đoạn thứ ba tiếp theo của cách mạng tư sản Pháp và cái gọi là dân chủ
Mỹ ” [11, tr.4]. Ðiều này đã được nhắc đến trong rất nhiều tác phẩm, với Cọp

Trắng, nó được ví như thời điểm tháo cũi xổ lồng của một vườn thú. Ấn Ðộ, nơi
mà theo tác giả ví von“đất nước này – giống như một vườn thú [5, tr.86].
1.1.3. Xã hội Ấn Ðộ hậu thuộc địa
Xã hội Ấn Độ đương đại đang chuyển mình theo hướng tồn cầu hóa,
nhưng cái bóng của những giá trị truyền thống vẫn còn ngự trị. Ấn Độ thời hậu
thuộc địa hiện lên dưới ngòi bút của các tác giả văn học cận hiện đại đến văn
chương đương đại như một cơ thể nhức nhối với những vết thương lịch sử mà
giải pháp tồn cầu hóa dường như cũng chẳng thể hàn gắn nổi, mà trái lại càng
khoét sâu hơn những thương tích mới. Điều này hồn tồn phù hợp với nhận xét
về tình trạng đất nước sau thời điểm năm 1947 của xã hội Ấn Độ: “Những thủ
nghiệm về kinh tế và xã hội đã giải phóng rất nhiều sinh lực và tài năng trong
mỗi con người và cộng đồng dân tộc, tôn giáo khác nhau, nó gợi nên nhiều hy
vọng nhưng cũng phải chịu khá nhiều những nỗi thất vọng đau đớn” [11, tr.5].
Sự đổi thay về bối cảnh văn hóa xã hội đã tác động mạnh mẽ lên toàn bộ
đời sống và quan niệm truyển thống trong quá khứ. Văn học Ấn Độ lúc này đã
xuất hiện nhiều tiếng nói của các tác giả bàn về các vấn đề mà xã hội Ấn Độ
đang phải đối đầu trong cuộc vật vã sinh thành khi chuyển đổi từ một xã hội


11

truyền thống sang lối sống hiện đại. Từ đây diễn ra quá trình thống nhất dân tộc,
tiến đến xây dựng chế độ dân chủ. Rõ ràng nếu như trong quá khứ Ấn Độ
thường bị chi phối bởi những tiêu chí về đạo đức bất di bất dịch thì trong hiện tại
đất nước này lại chịu ảnh hưởng dựa trên sự thống nhất hay phân chia về chính
trị cũng như các yếu tố từ sự sản xuất kinh tế và trao đổi thương mại.
1.2. Vấn đề giải thiêng
Giai đoạn lịch sử khoảng nửa sau thế kỉ 20, trong việc xem xét sự tác động
của xã hội đối với văn học trong thời kì hậu thuộc địa và ngược lại, các tác giả
đã từng đề cập kiểu phê bình hậu thực dân và đặc điểm của nó. Trong đó chủ

yếu nghiên cứu tình hình sau độc lập của các cựu thuộc địa châu Âu. Xem xét
những thuộc địa này trong quá trình độc lập đã có những ứng đối, thích ứng, đề
kháng hoặc vượt qua như thế nào những di tồn văn hóa của chủ nghĩa thực dân.
Nói chung đối tượng của kiểu phê bình này là các nền văn hóa sau khi thời đại
thực dân chấm dứt. Như vậy nghiên cứu Ấn Độ trong thời kì hậu thuộc địa là
nghiên cứu nền văn hóa ở giai đoạn thời kì thực dân kết thúc.
1.2.1. Luận giải khái niệm giải thiêng
Giai đoạn lịch sử khoảng nửa sau thế kỉ 20, trong việc xem xét sự tác động
của xã hội đối với văn học trong thời kì hậu thuộc địa và ngược lại, các tác giả
đã từng đề cập kiểu phê bình hậu thực dân và đặc điểm của nó. Trong đó chủ
yếu nghiên cứu tình hình sau độc lập của các cựu thuộc địa châu Âu. Xem xét
những thuộc địa này trong quá trình độc lập đã có những ứng đối, thích ứng, đề
kháng hoặc vượt qua như thế nào những di tồn văn hóa của chủ nghĩa thực dân.
Nói chung đối tượng của kiểu phê bình này là các nền văn hóa sau khi thời đại
thực dân chấm dứt. Như vậy nghiên cứu Ấn Độ trong thời kì hậu thuộc địa là
nghiên cứu nền văn hóa ở giai đoạn thời kì thực dân kết thúc.
Thời gian gần đây, trên văn đàn văn học đương đại đã đề cập đến một
khuynh hướng mới trong cách nhìn nhận lại bút pháp nghệ thuật khi tác giả
sáng tạo tác phẩm văn chương là nghệ thuật giải thiêng. Nó được nhìn nhận ở


12

góc độ như một cách nhìn chiếu ngược lại những huyền thoại, tính chất linh
thánh của từng sự vật, sự việc và ngay cả chính trong quan niệm truyền thống
của con người.
Trong từ điển Tiếng Pháp, Tiếng Anh và Tiếng Việt đều giải thích tách
riêng “giải” và “thiêng”. Một số từ bắt đầu bằng từ “giải” được cắt nghĩa nôm na
như: giải đông nghĩa là rã đông, rã đá; giải giới là tước vũ khí; giải nén một tập
tin là bung nó ra. Do vậy để tìm hiểu nghĩa của khái niệm giải thiêng, ta cần đối

chiếu về cách giải thích từ giải và thiêng qua một số tài liệu.
Trong phạm vi tư liệu nghiên cứu yếu tố giải thiêng trong văn học, chúng
tơi cho rằng giải thích của tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt tương đối
sát hợp về ý nghĩa.
Giải: đg.1.(kết hợp hạn chế). Làm cho được cởi bỏ đi cái đang trói
buộc, hạn chế tự do. VD: Giải thế nguy, giải lời thề; 2. (kết hợp hạn chế).
Làm cho như tan mất đi cái đang làm khó chịu. VD: Giải mối ngờ vực.
Giải sự thắc mắc. Giải sầu; 3. Làm cho những cái rắc rối hoặc bí ẩn
được gỡ dần ra để tìm ra đáp số hoặc câu trả lời. VD: Giải bài toán. Giải
phương trình. Giải mã [26, tr.408].
Thiêng t. có phép lạ, làm được những điều khiến người ta phải kính
sợ, theo mê tín; Thiêng liêng”: t.1. Thiêng. Thần rất liêng liêng; 2. Được
coi là cao q, đáng tơn kính hơn hết [26, tr.973].
Bên cạnh đó, Lê Khả Kế trong mục giải thích từ nguyên “giải thiêng” có ý
kiến cho rằng tiền tố dé(s)- của tiếng Pháp (tương ứng với de của tiếng Anh)
trong dịch thuật thường được các dịch giả Việt Nam nhất loạt chuyển thành giải
ví dụ từ décoder dịch thành giải mã, từ dégager dịch thành giải tỏa, từ
désarmer thành giả igiới /giảigiáp, và từ désacraliser (tiếng Pháp) dịch thành
giải thiêng. Về cơ bản, dịch từ désacraliser (tiếng Pháp) thành giải thiêng là một
cách rút gọn, nghĩa chung là làm mất tính thiêng liêng. Như vậy “giải thiêng
lịch sử là làm cho lịch sử mất đi tính thiêng liêng” [61]. Trong quá trình thực


13

hiện đề tài, chúng tôi đồng thời sử dụng các từ trên theo ý nghĩa trên đây để triển
khai trong tồn bộ các tiểu mục nhằm đạt được tính thống nhất cho vấn đề nêu
ra ở luận văn.
Đúng như nhà văn Hồ Anh Thái phát biểu khi đề cập đến một trong những
ý kiến bàn về tác phẩm đánh giá là giải thiêng hình ảnh Đức Phật: “Hình ảnh

thiêng liêng của các bậc vĩ nhân khơng cứ mục đích, mưu toan nào có thể giải
thiêng được” [66]. Một lần nữa, nhận định về đặc điểm giải thiêng, Sa Nam đã
khẳng định rằng: “Có chăng, qua những trang viết tỉnh táo và mở sáng, độc giả
có thể tìm thấy những khía cạnh mới của những vấn đề mà chúng ta vì khơng
hiểu rõ ngọn ngành mà thần tượng hóa hoặc ảo ảnh hóa.” [66]
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong bài phỏng vấn “Văn chương không
cần những người chỉ viết như nô bộc hay giải khuây” đã có một cách tiếp cận
khá chuẩn xác về giải thiêng. Tác giả của những sáng tác từng làm mưa bão trên
văn đàn nghệ thuật đương đại Việt Nam với bộ ba truyện Kiếm sắc, Vàng lửa,
Phẩm tiết đã thấy được nhu cầu cấp bách cho nền văn học nước nhà là phải
chuyển đổi về đề tài, mở rộng cảm hứng cho ngòi bút sáng tác. Tự nhận xét tác
phẩm viết về lịch sử của mình chỉ là “một phản đề”, “khơng hề có tính qui
chụp” vì đó chỉ là những giả thiết về lịch sử. Xu hướng đối thoại với lịch sử mà
nhà văn đang đề cập đến nằm trong đặc điểm giải thiêng. Nhưng nói theo
Nguyễn Huy Thiệp thì “giải thiêng những huyền thoại chính là để cho người
đọc một cái nhìn tồn diện hơn - cái nhìn dân chủ với quá khứ.”[54]
Giải thiêng nếu chỉ hàm nghĩa là làm mất đi tính linh thiêng của đối tượng
thì chưa đủ. Cốt lõi của giải thiêng là làm sự vật, sự việc trở về với bản chất thật
của nó. Với văn học giải thiêng đối tượng sẽ đến được miêu tả hơn đến với cuộc
sống đời thường. Công chúng sẽ trân trọng và cảm phục những cái nhìn giải
thiêng vun bồi cho một hiện tại tốt đẹp hơn. Đó chính là giá trị tốt đẹp mà tinh
thần văn học giải thiêng hướng đến. Ngược lại, mọi hiện tượng mượn lớp áo chê
bai, giễu cợt giáo điều để làm bàn đạp cho những giá trị ngoại lai xa lạ, phi nhân


14

tính thì sớm muộn nó cũng bị đào thải bởi nó khơng nằm trong đặc điểm mà
dịng văn học giải thiêng đang hướng tới.
Văn học giải thiêng mang một số đặc điểm khác với những tác phẩm của

dòng văn chương khác ở chỗ trong khi những tác phẩm khác chấp nhận viết theo
lối mòn minh họa và ca ngợi một chiều hiện thực thì văn học giải thiêng chấp
nhận cởi bỏ tính trang nghiêm, quan phương của những sự vật, sự việc vốn đã
được chấp nhận từ ngàn năm trước, nghĩa là chấp nhận viết lại hiện thực cuộc
sống ở một góc độ khác. Người viết và cả độc giả có quyền nghi ngờ, có quyền
đặt lại câu hỏi và tìm ra lời giải đáp dù cho điều đó có khác biệt hơn với sự hiểu
truyền thống của cha ông mình. Văn học giải thiêng có thể xuất hiện trong bất kì
bộ phận nào của dịng văn học, miễn sao nó phải mang tính chất cởi bỏ, làm
sáng tỏ, làm mất đi tính thiêng liêng, trầm mặc để nhằm phục vụ cho cuộc sống
con người tốt đẹp hơn.
Vậy có thể so sánh đặc điểm gì của văn học giải thiêng với “văn học trào
phúng” và “nhại”? Trên con đường tiệm cận đến chân lí, bất kì một bối cảnh lịch
sử - xã hội nào thì cũng tồn tại trong đó cả ưu điểm lẫn hạn chế không tránh
khỏi. Nhiệm vụ của văn chương nếu đơn thuần chỉ là tô hồng lịch sử thì liệu lịch
sử có tồn tại đến ngày nay những trào lưu văn học chú trọng nhiệm vụ tái hiện
hiện thực. Khái niệm giải thiêng mang trong nó hàm nghĩa đối lập với tính trang
nghiêm, là cái nhìn hiện thực qua những huyền thoại. Giải thiêng không phải là
xóa bỏ hồn tồn niềm tin vào Đấng tối cao mà cái chính yếu là xóa bỏ những
niềm tin mê tín, cuồng tin làm phương hại đến đời sống tâm hồn của con người.
Văn học giải thiêng sẽ làm mất tính thiêng liêng bằng cách dùng những
biểu tượng, hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Thơng qua con đường giải thiêng,
các yếu tố văn hóa bản địa trong q trình biến đối đã được biện luận, giải mã
dưới góc nhìn của thời đại mới. Tính chất giải thiêng của một nền văn học được
biểu hiện dựa trên nền tảng vốn có của những nền văn hóa mang đậm dấu ấn
linh thiêng, bí ẩn. Ở xã hội nào cịn tồn tại những niềm tin dựa vào cái lạc hậu,


15

trì trệ, tư tưởng con người chưa đổi mới và thực sự tự do, dân chủ thì tính chất

giải thiêng sẽ luôn hiện hữu để nhằm kịp thời giải quyết những xung đột giữa cá
nhân và xã hội xoay vẫn tồn tại bao quanh nó. Để tìm ra lương tri nhân loại sau
khi đã cởi bỏ đi lớp vỏ huyền thoại. Và như thế, văn học giải thiêng cũng như
những bộ phận khác trong dịng văn học cần có một độ lùi cần thiết của lịch sử,
độ lùi của thời gian để từ đó nhận diện và xác tín lại vấn đề một cách khách
quan.
Trong bài viết Nhận thức đúng về giải cấu trúc và giải thiêng của tác giả
Hoàng Bình Xuyên khái niệm “giải thiêng” đã được đối chiếu với khái niệm
“giải cấu trúc”. Theo ông, “giải thiêng” và “giải cấu trúc” là hai khái niệm độc
lập, nếu hiểu theo cách gộp chung lại thì rõ ràng đấy chỉ là sự đánh tráo khái
niệm dẫn đến hệ lụy là sự lệch chuẩn trong nhận thức thực tại. Khái niệm “giải
thiêng” được tác giả định nghĩa khá rõ ràng:
“Giải thiêng là sự xóa bỏ tính chất thiêng liêng của một đối
tượng nào đó, là làm cho hình tượng nào đó mất đi tính chất huyền
thoại, sự trang nghiêm; làm mất đi giá trị, tư cách thần tượng, tính
kiểu mẫu của đối tượng, khiến cho người ta khơng cịn nể sợ,
ngưỡng mộ, sùng bái, tin tưởng "đi theo" đối tượng đó nữa. Giải
thiêng đi liền với hạ bệ, giải thiêng bằng cách hạ bệ, giải thiêng để
lật đổ địa vị văn hóa xã hội, lịch sử của hình tượng/ đối tượng nào
đó, khiến cho nó bật ra khỏi niềm tin, tâm thức của người khác”
[81]
trong khi “giải cấu trúc” lại được lí giải bằng khái niệm:
“Giải cấu trúc là một khái niệm của phê bình văn học hiện đại.
Ở đó nhà phê bình đặt ra nhiệm vụ học thuật là đọc kỹ văn bản,
tháo gỡ các mâu thuẫn logic nội tại, các cặp đối lập nhị phân trong
văn bản, chỉ ra những nghĩa bị cịn sót lại, nghĩa bị che giấu trong


16


những khn mẫu nói năng, những điều văn bản khơng được nói và
buộc phải nói.” [81]
Đồng thời nêu rõ phương thức thể hiện của nghệ thuật “Giải thiêng” là
“giễu nhại, xuyên tạc”[81]. Tác giả khẳng định thực tế hiện nay trong đời sống
văn chương, một bộ phận sáng tác và tiếp nhận văn học chưa có sự phân chia
rạch rịi giữa hai khái niệm nếu khơng muốn nói là có sự đánh tráo, đồng nhất
với nhau khi so sánh giải cấu trúc:
“Giải cấu trúc đang bị lược quy và đồng nhất với sự xóa bỏ,
chẳng hạn xóa bỏ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ các
khái niệm, thuật ngữ công cụ trong lý thuyết văn học cũ, xóa bỏ các
hệ tư tưởng thống trị trong văn hóa và văn học, xóa bỏ lý tính, chân
lý, phê phán sự phục tùng logic nam tính/ văn hóa nam giới/ quyền
lực thống trị của đàn ơng,... Nói chung là nhận thức lại, xét lại tất
cả, xóa bỏ những gì đang độc tôn ngự trị.” [81]
Giải cấu trúc theo nhận định của Trần Đình Sử nêu rõ: “khơng có nghĩa là
phá huỷ cấu trúc, khơng có nghĩa là người ta tự do thốt khỏi cấu trúc để mà
muốn nói gì thì nói một cách tuỳ tiện. Giải cấu trúc là giải trừ cái cấu trúc cố
định để phơi bày ra cái cấu trúc mâu thuẫn ở bên trong, để thấy ý nghĩa của
cấu trúc khơng ổn định, từ đó phát hiện nhiều ý nghĩa khác “bị bỏ sót”, “bị
lãng quên” hay bị “ẩn giấu” mà thường khi tác giả của chúng cũng không ý
thức hết.”[70 ]
Cũng theo nhận định của Trần Đình Sử về tính phản tư của “giải cấu
trúc” thì ta nhận thấy nếu so sánh giữa “giải cấu trúc” và “giải thiêng” thì rõ
ràng “giải thiêng” trước hết mang ý nghĩa thuộc về phạm trù nghĩa của “giải
cấu trúc”. Vì:
“Giải cấu trúc trước hết là phản tư tính hiện đại...Giải cấu
trúc đem lại một ý thức phản tư. Nó muốn sốt xét lại tất cả,
khơng trừ một chỗ nào, mọi nguyên lí, định lí, nguyên tắc,



17

phương pháp, nhận định, khái niệm, làm rõ những điểm mù,
tìm đến các khía cạnh mới, hợp lí. Giải cấu trúc đòi hỏi phải
viết lại văn học sử, viết lại lí luận, đọc lại người trước với
tinh thần khoa học, phát hiện mọi ngộ nhận, mọi thành kiến,
phát hiện những nhận thức mới, chân lí mới, đưa người đọc
vào những tìm tịi mới.”[70]
Hiện nay trên thế giới có nhiều khuynh hướng giải cấu trúc. Có thể nêu
một số khuynh hướng chính sau đây. Trước hết là lí thuyết đối thoại của
Bakhtin. Kế đến là lí thuyết của các nhà triết học Pháp như Derrida, Foucault và
ba là phê bình hậu thực dân của E. Said, Spivac, Homi Bha Bha, phê bình nữ
quyền…bốn là trường phái Mĩ ở đại học Yale như J. H. Miller, Paul de Man, J.
Culler…
Khuynh hướng giải cấu trúc theo trường phái lý thuyết Phê bình hậu thực
dân bắt đầu với E. Said. Tác giả này chịu ảnh hưởng sâu sắc của các người đi
trước như Derrida, Foucault đồng thời cũng đã vận dụng tư tưởng giải cấu trúc
để giải trung tâm của ý thức hệ, văn hóa thực dân đối với các dân tộc phương
Đơng tạo một tiếng vang cho dịng phê bình hậu thuộc địa. Xét trong hoàn cảnh
của văn học Ấn Độ đương đại, văn học giải thiêng là một bộ phận của văn học
ra đời trong bối cảnh hậu thuộc địa. Đây là một điều kiện cần và đủ cho sự xuất
hiện của yếu tố giải thiêng trong văn học. Phải có điều kiện này, tức là sự thay
đổi hoàn toàn, sự tiếp xúc hồn tồn của nền văn hóa bản địa với một nền văn
học xa lạ khác hẳn về tính chất, quy mơ, tinh thần và cách thức biểu hiện thì yếu
tố giải thiêng mới xuất hiện, hình thành và phát triển.
Trong bối cảnh tồn tại song hành hai nền văn hóa, cũ và mới thì tất yếu sẽ
gặp nhau, đối đầu và dung nạp, và cuối cùng là đi đến thỏa hiệp. Trường hợp
này sẽ xuất hiện những cách nhìn nhận, phán xét mới về cái cũ để hình thành về
tinh thần giải thiêng. Ở văn học giải thiêng, có thể nói, khơng có một sự giả dối
khơng thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi. Bằng cách soi chiếu lại những điều răn



18

dạy trong kinh sách và những nguyên tắc, tập tục của tơn giáo, người ta nhìn ra
một cách đốt lửa khác trong việc giữ gìn niềm tin vào truyền thống.
Nếu trước đây, văn chương Ấn Độ thấm đẫm chất linh thiêng, huyền hoặc,
hàng loạt tác phẩm đã tạo dựng một thế giới văn chương hữu linh trong lòng độc
giả. Từ đó, đưa họ khám phá những chiều sâu tâm thức con người trong tương
liên với vũ trụ thì với văn chương “giải thiêng” rõ ràng là ngược lại. Trong giữa
những bộn bề di sản quá khứ linh thiêng cha ông đã để lại, điều mà nhà văn
muốn gửi gắm lại là ý muốn kéo văn chương về với những mảnh vỡ, những lát
cắt trong đời sống hiện thực trần trụi, thậm phồn của cái xã hội mà ta đang sống.
Với văn học “giải thiêng” người ta thấy mỗi nhà văn có mỗi cách tiếp cận riêng
với thế giới. Khơng hẳn dòng mạch tâm linh trong văn chương cổ điển Ấn Độ
đến Aravind Adiga thì nghẽn mạch, tắc dịng mà điều đơn giản là tác giả chỉ
muốn giải quá khứ để tạo lập một thứ văn chương mới trong đó con người cảm
nhận được chính thực tại hiện tiền của mình. Đó là đời sống số, là điện thoại
cầm tay, là những dư chấn tinh thần sau thời kì hiện đại, sau cơn phát triển thần
tốc trong cuộc cách mạng công nghệ như vũ bão ở Ấn Độ. Với văn chương
mang đặc điểm “giải thiêng” người đọc nhận thức khác về thần linh. Thần thánh
linh thiêng bước vào tác phẩm Aravind Adiga chỉ còn là một nụ cười giễu nhại,
cười cợt. Trong bối cảnh hậu thuộc địa, trong khi nền văn hóa bản địa đã có sự
du nhập và tiếp biến tạo nên tình trạng hỗn dung giữa các nền văn hóa, nhất là
văn hóa phương Tây thì tinh thần của văn học giải thiêng là biểu hiện của ý thức
nhược tiểu trong tâm hồn và tính cách con người Ấn Độ.
1.2.2. Cảm hứng giải thiêng trong văn học đương đại
Khái niệm giải thiêng ở đây mang ý nghĩa là cái nhìn hiện thực qua những
huyền thoại trong quá khứ. Nhìn lại lịch sử được cụ thể hóa trong các tác phẩm
văn chương thời kì hậu thuộc địa người ta nhận ra rằng khi mà với con người,

quá khứ hào hùng trong lịch sử thật sự khơng cịn gì là linh thiêng, huyền hoặc


19

nữa thì Ấn Độ càng lúc càng hiện rõ hơn khn mặt cùng ý niệm nhược tiểu của
mình. Thời kì này sẽ còn rất nhiều đặc điểm khác cần soi chiếu.
* Ấn Độ “nhược tiểu”
Tính chất linh thiêng bí ẩn mất dần của một thời vàng son nay đã lùi dần
vào quá khứ; khi mà ánh sáng rực rỡ của nền văn minh veda khơng cịn là sự
ngưỡng mộ, giờ đây người Ấn tự nhận mình là cơng dân của nước nhược tiểu.
Đó chính là bối cảnh xuất hiện của yếu tố văn hóa giải thiêng trong xã hội hậu
thuộc địa Ấn. Ngày trước Ấn Độ hùng mạnh là thế nhưng ngày nay họ lại manh
mún, rã rời, tự ty, mặc cảm khi hòa nhập vào thế giới. Đau đớn thay cho một
hành trình của lịch sử. Con người Ấn từ chỗ ln mang trong tim mình đau đáu
một nghĩa vụ, một trách nhiệm, một tinh thần Dharma không vụ lợi, sẵn sàng
dâng hiến cho cộng đồng, như một tín đồ sẵn sàng tử vì đạo của Chúa thì giờ
đây dường như đã bừng tỉnh. Cái mà họ đang đấu tranh sống cịn khơng phải là
cái lí tưởng, đạo lí hiến dâng, mà thay vào đấy là một tư tưởng thực dụng, nhược
tiểu.
Trong Cọp Trắng, Triệu phú khu ổ chuột, Chúa trời của những chuyện vụn
vặt... xuất hiện kiểu tư tưởng thờ ơ với nỗi đau đồng loại. Đó là hệ quả khi mà
hệ thống đẳng cấp đã trở thành gông xiềng đối với người dân Ấn Độ: “Người Ấn
Độ chúng ta có cái khả năng tuyệt vời là nhìn những đau đớn khổ cực quanh
mình mà vẫn khơng bị ảnh hưởng. Vậy nên, như một người Mumbai đích thực,
hãy nhắm mắt, bưng tai, ngậm miệng lại, và cậu sẽ vui vẻ giống tơi ” [46, tr.95].
Đó phải chăng cũng là biểu hiện nhược tiểu trong tư tưởng lạnh lùng, toan tính
và tàn nhẫn.
Khác với Cọp Trắng, tác phẩm Di sản của mất mát phản ánh một Ấn Độ ở
ngưỡng cửa của thời đại với đầy đủ những cảm quan của thời kì hậu hiện đại.

Giọt nước mắt của Biju chính là một thế hệ trẻ lớn lên dù sống trong mặc cảm tự
ty của ông cha nhưng đã sớm hiểu rằng chỉ có ở chính đất nước mà mình sinh ra
thì mới có quyền sống, quyền ngẩng cao đầu để có thể xác lập một vị thế mới


×