Dạy tác phẩm tùy bút trong
trường THPT - Nhìn từ đặc trưng
thể loại
1- Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 nâng cao được sử dụng đại trà từ năm học
2008-2009, có hai tác phẩm thuộc thể loại tùy bút: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Tác phẩm của Nguyễn Tuân đã
có sẵn từ trước, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì mới được đưa vào. Không
nghi ngờ gì nữa, đây là hai tác phẩm hay, rất xứng đáng, góp phần tăng cường chất Văn trong
nội dung chương trình và đáp ứng mục tiêu giáo dục mĩ cảm cho học sinh.
Nhưng trên thực tế ở trường phổ thông, việc dạy - học các tác phẩm này đã và đang
gặp không ít trở ngại, vướng mắc. Bởi trong suốt một quá trình dài trước đó, học sinh chủ yếu
được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Dần dần, cảm xúc và nhận thức của các em
đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết,… Đến khi cần cảm thụ một tác
phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc để bám víu,
chắc chắn các em gặp lúng túng và mất phương hướng. Bộ công cụ mới được trang bị để mổ
xẻ tác phẩm trữ tình (nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan; phương thức
và giọng điệu trữ tình,…) khó có thể được sử dụng một cách thành thạo ngay được. Hậu quả
là, cả người dạy và người học đều ngán những tác gia, tác phẩm tùy bút. Vì không thật sự
hứng thú nên việc truyền đạt và tiếp nhận trên lớp học đối với những nội dung này khó lòng
đạt được kết quả như mong muốn.
Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút trong Sách
Giáo khoa, Sách Giáo viên (đều do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 2007) cũng chưa được trình
bày một cách thật sáng rõ và nhất quán. Điều bất cập này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ,
gây nên khó khăn trước hết đối với người giáo viên khi chuẩn bị bài giảng. Chúng tôi xin dẫn
ra một số điểm chưa hợp lý về vấn đề này, cụ thể như sau:
a- “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính là
cái tôi của tác giả, chất trữ tình rất đậm”
(1)
.
b- “Ai đã đặt tên cho dòng sông? thực chất thuộc thể tùy bút (…). Qua bài kí Ai đã
đặt tên cho dòng sông? ta thấy nổi bật lên cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên
bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế”
(2)
.
c- “Tùy bút thuộc thể ký (…). Tùy theo cái tôi của tác giả mà tuỳ bút có loại thiên về
triết lí, có loại thiên về thông tin khoa học (về văn hóa, văn học, lịch sử hay phong tục), có
loại thiên về mô tả phong cảnh, v.v… Cũng có loại thuần túy trữ tình”
(3)
.
d- Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã “sử dụng thể tùy bút pha
bút ký, kết cấu phóng túng, thể hiện đậm nét cái tôi của tác giả”
(4)
.
Rõ ràng, cách trình bày của sách giáo khoa đã làm cho vấn đề trở nên khó hiểu, dễ
nhầm lẫn. Làm sao xác định được tính hệ thống, cấp độ của từng thể loại và mối liên hệ
giữa tùy bút với ký nếu dựa trên những nhận định tréo ngoe với nhau: “Bài ký thực chất thuộc
thể tùy bút” và “Tùy bút thuộc thể ký”? Vậy thì thể loại nào thuộc thể loại nào? Và nếu tác
phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? “thực chất thuộc thể tùy bút” thì sao không gọi đúng như
thế đi, mà lại xếp nó vào thể loại ký?
Cách xác định đặc trưng thể loại của tùy bút trong trích dẫn (c) cũng có điểm chưa
thỏa đáng. Các loại tùy bút được liệt kê ra (loại thiên về triết lí, loại thiên về thông tin
khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh, loại thuần túy trữ tình) đâu phải chỉ “tùy
theo cái tôi của tác giả” (còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như ý đồ sáng tác, đề
tài, chủ đề,…). Cách phân định các loại tùy bút cũng chưa nhất quán về tiêu chí: khi thì
căn cứ vào đề tài (loại thiên về thông tin khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh), khi thì
căn cứ vào cảm hứng sáng tác (loại thiên về triết lý, loại thuần túy trữ tình). Mặt khác,
cũng vì quan niệm rằng tùy bút “có loại thuần túy trữ tình” nên các tác giả biên soạn sách
đã không dứt khoát xếp Người lái đò sông Đà vào tùy bút, mà cho là “sử dụng thể tùy bút
pha bút ký”. Đột ngột đưa ra một thuật ngữ mới về thể loại (bút ký) mà hoàn toàn không
có giới thuyết khái niệm hoặc giải thích thêm cho rõ ràng, vô tình có thể dẫn đến cách
hiểu máy móc, phiến diện: trong tác phẩm “tùy bút pha bút ký”, phần “thuần túy trữ tình”
mới là tùy bút, còn thuật sự, miêu tả thì thuộc về bút ký.
Từ định hướng lý luận có vẻ phức tạp, nhập nhằng về thể loại như thế, phần hướng
dẫn giảng dạy và học tập các tác phẩmtùy bút trong Sách giáo viên, Sách giáo khoa đã không
tránh khỏi thiên lệch, chưa đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc cảm thụ và bình giá tác phẩm
văn chương là phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu cái tôi tài
hoa, uyên bác của tác giả thường chiếm tỉ lệ lớn hơn (Ví dụ: “Hãy phân tích và chứng minh
những phương diện khác nhau của tài nghệ Nguyễn Tuân trong việc mô tả tính chất hung bạo
của thác dữ sông Đà. Gợi ý: Trí tưởng tượng phong phú, khả năng quan sát tinh tường của
nhà văn… Những liên tưởng so sánh có sức diễn tả chính xác và sắc sảo như thế nào?”; “Hãy
cho biết để viết được đoạn văn trích, tác giả phải vận dụng những tri thức của các ngành văn
hóa, nghệ thuật nào? Hiệu quả thẩm mỹ đạt được ra sao?”). Phần gợi ý để cảm nhận cái tôi
trữ tình, giàu cảm xúc trong tác phẩm chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Trong toàn bộ 6 câu
hỏi Hướng dẫn học bài sau tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? chỉ có chưa tới 1 câu
riêng về chất trữ tình: “Qua đoạn trích, anh (chị) có cảm nhận gì về tấm lòng của tác giả đối
với Huế, với dòng sông Hương và có nhận xét như thế nào về phong cách nghệ thuật của ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường?”.
Trên cơ sở thực tế vừa phân tích, chúng tôi xin góp thêm ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề,
cụ thể ở hai phương diện: phân định thể loại đối với tùy bút và hướng tiếp cận các tác
phẩm tùy bút căn cứ vào đặc trưng về loại hình của nó.
2- Tùy bút là một thể loại văn xuôi có đóng góp đáng kể vào nền văn học nước nhà,
đặc biệt ở thời kỳ hiện đại. Có thể kể ra nhiều tên tuổi lớn thuộc các thế hệ sáng tác khác nhau
có tác phẩm thành công ở thể loại này: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn
Trung Thành, Nguyễn Thi, Bình Nguyên Lộc, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng
Sơn… Cũng không ai phủ nhận được giá trị văn chương của những tác phẩm tùy bút tiêu
biểu như Hà Nội băm sáu phố phường, Sông Đà, Đường chúng ta đi, Dòng kinh quê hương,
Thương nhớ mười hai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?…Từ góc nhìn văn học sử, hoàn toàn có
thể khẳng định rằng thể tùy bút đã có một quá trình hình thành và phát triển với những nét
đặc thù về nội dung và nghệ thuật thể hiện, nằm trong quy luật vận động chung của cả nền
văn học.
Thực tiễn sáng tác sinh động là thế, nhưng về lý luận thì quả còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ
xung quanh thể loại tùy bút. Các nhà nghiên cứu luôn mong muốn có được sự tường minh
trong thao tác phân loại, hệ thống hóa. Nhưng đó là một điều hết sức khó khăn và phức tạp vì
tính chất trung gian, lưỡng hợp của tùy bút (giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với văn xuôi,
giữa yếu tố chủ quan và khách quan…) có thể khiến cho mọi cố gắng để tìm ra sự phân định
rạch ròi đều trở nên bất cập hoặc không thỏa đáng. Hậu quả là, mặc dù được công nhận như
“một thể loại văn học”
(5)
nhưng trên thực tế hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu riêng
để xác định loại hình và những đặc điểm của tùy bút.
2.1- Trước hết, cần xác định lại cách hiểu hai chữ “tùy bút”. Nếu quan niệm rằng tùy
bút chỉ là một lối viết tự do, phóng túng, “tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy” thì có phần đúng,
nhưng chưa đủ. Tùy bút còn là một thể loại văn xuôi với những đặc điểm nội dung, nghệ
thuật đặc thù, có quá trình hình thành và phát triển lâu đời trong nền văn học Việt Nam.
Trong phần giới thiệu Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, Nguyễn Đăng Mạnh có nêu ra một
định nghĩa bao quát được hầu hết những đặc trưng của thể loại: “Tùy bút là gì ? Định nghĩa
vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì khái niệm bản thân nó đã tự giải thích: là phóng bút, tùy bút mà viết
chứ sao ! Nhưng chính vì thế mà khó.Vậy thì còn có thể nói gì về quy tắc thể loại của nó nữa
? Ở phương Tây hiện đại, tùy bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển, khái niệm tùy
bút càng mơ hồ hơn. Có người đã nói: “tự do là phép tắc duy nhất của tùy bút”. Có thể hiểu
một cách đại khái thế này: người viết tùy bút thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu
chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc,
mà nghị luận, triết luận, ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng
túng”
(6)
.
Trong quyển Tam diện tùy bút, Trần Thanh Hà cũng đề xuất cách tiếp cận từ cả hai
bình diện: đặc trưng thể loại và kiểu bút pháp: “Vậy, tùy bút không chỉ dùng định danh cho
một thể loại mà còn bao hàm nhận diện một lối viết mới. Tức là nếu xemtùy bút ở mặt thể
loại thì tùy bút có thể hiểu là một thể ký ghi lại một cách tự do cảm nghĩ của người viết, kết
hợp với việc phản ánh một tâm cảnh. Còn xem tùy bút về phương diện tính chất thì có thể
hiểu đó là một cách viết sáng tạo, mới mẻ dựa trên sự phóng túng tự do của người viết”
(7)
.