Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Ernest hemingway và erich maria remarque những tương đồng và khác biệt trong cách nhìn đại chiến thứ i qua tiểu thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.88 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hoa

ERNEST HEMINGWAY VÀ ERICH MARIA REMARQUE
NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH
NHÌN ĐẠI CHIẾN THỨ I QUA TIỂU THUYẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2006



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đặc biệt là PGS. Lương Duy Trung,
những người thân và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tơi rất biết ơn TS. Nguyễn Thị Anh Thảo, người đã khơng quản ngại
khó khăn, tận tình hướng dẫn và động viên tôi về mọi mặt tinh thần cũng như những
kiến thức q báu để giúp tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh: ngày l0 tháng 11 năm 2006.
Người thực hiện luận văn
Học viên: Lê Thị Hoa.

ii



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
T
0

T
0

MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
T
0

T
0

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
T
0

T
0

1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
T
0

T
0


2.Mục đích yêu cầu ................................................................................................... 2
T
0

T
0

3.Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 3
T
0

T
0

4.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
T
0

T
0

5.Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
T
0

T
0

6.Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 8
T

0

T
0

7.Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 8
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: CƠN ÁC MỘNG CỦA CHIẾN TRƯỜNG ĐẠI CHIẾN I ... 10
T
0

T
0

1.1. Chiến tranh thế giói lần thứ nhất .................................................................. 10
T
0

T
0

1.2. Một thế hệ bước ra từ chiến tranh ................................................................ 12
T
0


T
0

1.3.Hai nhà văn "thế hệ mất mát" và tiểu thuyết về Thế chiến I ...................... 17
T
0

T
0

1.3.1.E. Hemingway và E. M. Remarque ........................................................... 17
T
0

T
0

1.3.2.Tiểu thuyết tiểu biểu về Thế chiến I.......................................................... 22
T
0

T
0

CHƯƠNG 2: CÁCH NHÌN ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT TRONG TIỂU
T
0

THUYẾT CỦA E. HEMINGWAY VÀ E. M. REMARQUE ....................... 26
T

0

2.1.Thế chiến I trong tiểu thuyết Hemingway ..................................................... 26
T
0

T
0

2.2.Thế chiến I trong tiểu thuyết Remarque ........................................................ 32
T
0

T
0

2.3.Cuộc gặp gỡ qua một cách nhìn ...................................................................... 41
T
0

T
0

2.4.Những điểm khác biệt giữa hai nhà văn khỉ nhìn về cuộc chiến ................. 47
T
0

T
0


iii


CHƯƠNG 3:CHIẾN TRANH VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ THIÊNG LIÊNG
T
0

VÀ ĐỜI SỐNG HẬU CHIẾN QUA LĂNG KÍNH NHÀ VĂN .................... 56
T
0

3.1.Sự thiêng liêng và niềm tín tơn giáo bị tan vỡ ............................................... 56
T
0

T
0

3.2.Đời sống thời hậu chiến ................................................................................... 64
T
0

T
0

3.3.Phong cách nghệ thuật của Hemingway và Remarque ................................ 76
T
0

T

0

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 80
T
0

T
0

iv


MỞ ĐẦU

Ai đã đọc văn chương đầu thế kỉ hai mươi sẽ không thể nào quên một bộ phận
văn học chống chiến tranh ở thời kì này mà đại diện tiểu biểu là Barbusse,
Hemingway và Remarque... Đặc biệt, Barbusse là nhà văn đã giương cao ngọn cờ hịa
bình, chống chiến tranh đế quốc sớm nhất và có ảnh hưởng rộng lớn. Hemingway,
Remarque tiếp bước theo Barbusse càng làm cho dòng văn học này thếm phong phú,
sâu sắc và đa giọng điệu. Tác phẩm của họ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịng người
đọc. Chân lý ln là sự vĩnh hằng. Con người sinh ra có quyền được sống, yêu thương
và được yêu thương nhưng có những sự thực khơng hồn tồn như vậy. Có những thời
kì mà chiến tranh đế quốc đã tước đoạt của con người tất cả. Đời sống chỉ là khổ đau
và tràn đầy mất mát.
Một thời đại bạo tàn vẫn còn ám ảnh giấc mộng loài người. Bằng tài năng nghệ
thuật của người nghệ sĩ và tiếng nói của lương tri, những nhà văn - con người thuộc
thế hệ mất mát và lạc lõng, bước ra từ địa ngục chiến tranh -đã viết nên những áng văn
chương đầy ấn tượng về một thời tan tác, chìm ngập trong những chiến hào bom đạn,
khói lửa và máu. Có thể xem sáng tác của họ về chiến tranh thế giới thứ nhất là những
áng văn chương giàu tính nghệ thuật và có giá trị lên án chiến tranh đế quốc tiểu biểu

cho bộ phận văn học chống chiến tranh thời bây giờ. Chính vì thế khi nói đến văn học
viết về Chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta lại nhớ đến, Barbusse, Hemingway và
Remarque...

1.Lý do chọn đề tài
Chúng tơi chọn đề tài này vì những lí do sau:
Chiến tranh trong văn học là một vấn đề lớn và có nhiều ý nghĩa thời sự trong
bất cứ thời đại nào. Đây cũng là một đề tài mà chúng tôi ấp ủ và thực sự quan tâm trên
quá trình tiếp cận văn chương thế giới. Ước mơ về một thế giới thanh bình, chúng tơi
nhận thấy việc chọn đề tài này cũng có ý nghĩa nhất định trong việc góp phần kêu gọi
lịng u chuộng hịa bình và sự thức tỉnh lương tâm con người chống lại những cuộc
1


chiến tranh phi nghĩa trong tình hình thế giới hiện nay.
Ernest Hemingway và Erich Maria Remarque là hai nhà văn lớn của nền văn học
thế giới hiện đại. Họ đã có những tác phẩm văn học viết về chiến tranh và số phận con
người đi qua cuộc chiến gây dấu ấn sâu đậm trong lịng người đọc trên tồn thế giới.
Những tác phẩm ấy đại diện tiểu biểu cho một thời kì và một bộ phận văn học đầu thế
kỉ XX. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu văn chương đã quan tâm đến Heingway và
Remarque. Đặc biệt là Ernest Hemingway, nhà văn đã được đưa vào giảng dạy trong
chương trình văn học của nhà trường. Nhiều tác phẩm của Hemingway và Remarque
đã được dịch sang tiếng Việt và trở nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam.
Chiến tranh ln là vấn đề mang tính thời sự và nhạy cảm. Châm dứt chiến tranh
là mơ ước của nhân loại. Việc đóng góp tiếng nói của mình thống qua tác phẩm văn
chương để chấm dứt chiến tranh là sự góp phần cao quí của các nhà văn. Cho nên, tác
phẩm của Hemingway và Remarque đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học
khảo sát ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu so sánh
hai nhà văn và tác phẩm của họ dưới góc độ về cách nhìn Đại chiến thứ nhất qua tiểu
thuyết cũng là một vấn đề thiết thực đối với quá trình nghiên cứu hai nhà văn này.


2.Mục đích u cầu
Từ những lí do trên, đề tài nghiên cứu tập trung vào những mục đích sau:
So sánh, đối chiếu những tác phẩm tiểu biểu của Hemingway và Remarque để
xác định tinh thần chung mang tính khái quát của một bộ phận văn học thế giới đầu
thế kỉ hai mươi. Đó là tinh thần chống chiến đế quốc phi nghĩa và phi nhân bản.
Thống qua việc khảo sát tác phẩm, quá trình nghiên cứu sẽ xác tranh định thái
độ, cách nhìn nhận Đại chiến thứ nhất của Hemingway và Remarque. Từ đó, đề tài
khẳng định tiểu thuyết của họ có những điểm giống và khác nhau như thế nào về nội
dung, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật. Đồng thời, luận văn cũng khẳng định
tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn, cho thấy Hemingway và Remarque đã có
những cống hiến cho văn chương thế giới.
Cuối cùng, quá trình nghiên cứu đề tài sẽ tạo điêu kiện thuận lợi cho sự cảm
nhận cái hay, giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của mỗi tác phẩm càng thếm sâu
2


sắc. Bởi vì, khơng có gì phong phú và sinh động bằng việc tìm hiểu, bình giá những
sự việc và hiện tượng bằng cách đặt sự vật, hiện tượng này bên cạnh một sự vật, hiện
tượng khác trong mối quan hệ đối sánh, soi chiếu vào nhau. Qua đó, những phẩm
chất, giá trị, cái hay và cái đẹp của tác phẩm tự chúng sẽ bộc lộ rõ nét, làm cho việc
nhận thức càng trở nên sâu sắc thống qua hình thức nghiên cứu so sánh văn chương.

3.Lịch sử vấn đề
Cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào
việc so sánh Hemingway và Remarque trong cách nhìn về Thế chiến thứ nhất ở thể
loại tiểu thuyết. Rải rác đây đó, trong những cơng trình nghiên cứu riêng về mỗi nhà
văn và tác phẩm, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn chung, sự đánh giá sơ bộ cũng
như là nhận xét về tiểu thuyết chiến tranh của hai nhà văn này. Người ta thường đặt
Hemingway bên cạnh Remarque và ngược lại.

Carlos Baker, trong cơng trình nghiên cứu Ernest Hemingway: A Life Story, mục
A Farewell To Arms (tr. 1929), đã đặt hai quyển tiểu thuyết A Farewell To Arms và
ALL Quiet On The Westem Front ngang tầm nhau trong việc so sánh mức độ quan tâm
của độc giả đối với tác phẩm văn học ở đề tài chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cơng trình nghiên cứu tác giả: Hemingway của Kenneths Lynn (tr. 385-386), nhà
nghiên cứu này cho rằng ý định của Hemingway và Remarque là hoàn toàn khác nhau
khi viết hai quyển tiểu thuyết về Thế chiến ì. Ý định của Remarque trong ALL Quiet
On The Western Front là trình bày số phận của một thế hệ những người lính trẻ ti.
Hemingway thì rất khác. Câu chuyện mà ông kế trong A Farewell To Arms không
thực sự là một câu chuyện chiến tranh mà rõ ràng, nó nghiên cứu về sự đào ngũ, sự
tách rời lớn khỏi cuộc sống. Ý kiến này không hồn tồn xác đáng. Nó chỉ đúng một
phần, một khía cạnh nào đó khi người ta mệt mỏi và chán chường sẽ có ý định từ bỏ
và tách rời. Nhưng điêu cơ bản nhà văn mn nói khơng hồn tồn như vậy. Sẽ khơng
đúng nêu như nói A Farewell To Arms không thực sự là một câu chuyện về chiến
tranh. Đề cập đến sự khác nhau trong ý định của hai nhà văn khi viết thì sẽ dân đen
những lí giải về sự khác nhau trong cách nhìn của họ là một điều chắc chắn.
Còn Maxwell Geismar trong Writers In Crisis (tr. 43-45) đã chỉ ra sự khác nhau
giữa Hemingway với Remarque về việc khẳng định cú sốc chiến tranh trong tác phẩm.
3


Remarque nhấn mạnh những cố gắng thuộc tính người một cách có hiệu quả nhiều
hơn là Hemingway với sự chấp nhận cứng nhắc đối với tai họa ảnh hưởng lên nghị lực
con người. Từ đó dẫn đến nghi ngờ tính không thể tránh được trong bối cảnh của
Hemingway. Ở đây nhà nghiên cứu chú ý đến phẩm chất của con người trong chiến
tranh dưới sự nhìn nhận, thể hiện của nhà văn để diễn tả vấn đề sốc chiến tranh theo
cách riêng của mỗi nhà văn.
Đến James Dews ở The Language Of War, việc so sánh khơng phải ở khía cạnh
khác nhau nữa mà là sự giống nhau. Đối với Hemingway lẫn Remarque, chiến tranh
đã bát đâu một sự khủng hoảng thuộc về ngữ nghĩa. Sự khủng hoảng của ý nghĩa dựa

trên sự mất niềm tin về khả năng hiệu quả của ngôn ngữ để liên hệ và can thiệp vào
thế giới thực tại hữu hình. Nói chung cách nhìn của hai nhà văn này là chính thực tại
chiến tranh và sự bạo tàn của nó đã làm cho mọi thứ trở nên khơng bình thường. Ngơn
ngữ cũng thất bại hồn tồn và trở nên vơ nghĩa trong khả năng diễn đạt của nó. Ý
kiến này là hồn tồn xác đáng. Khi tiếp cận tác phẩm cụ thể ở từng chi tiết, chúng ta
sẽ thấy rõ vấn đề.
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu có quan tâm đến Hemingway và Remarque
dưới góc độ so sánh về đề tài chiến tranh nhưng chỉ là một sự nhắc đến khi nhân tiện
bàn về vấn đề chiến tranh trong văn học. Cụ thể là Lê Đình Cúc với luận án tiến sĩ
Tiểu Thuyết Viết Về Chiến Tranh Của Hemingway. Nhà nghiên cứu này cho rằng, Mặt
Trời Vẫn Mọc (1926) là tác phẩm mở đầu cho một xu hướng mới viết về "thế hệ vứt
đi". Sau nó là tiếp đến một loạt những nhà văn tiểu biểu của những năm hai mươi, ba
mươi trong đó có Remarque. Tác phẩm của họ phản ánh sự chua chất, cay đắng của cả
một thế hệ thanh niên bị chiến tranh thế giới nghiền nát. Họ là nạn nhân và đã bị làm
vật hi sinh trong một cuộc chiến tranh bẩn thỉu (tr.37). Theo Lê Đình Cúc, tác phẩm
này khơng trực tiếp phản ánh sự tàn khóc của chiến tranh như Phía Tây Khơng Có Gì
Lạ của Remarque nhưng tính chất bi thảm và tác động tiểu cực của chiến tranh vẫn
bao trùm lên số phận của tất cả các nhân vật.
Tuy nhiên, với Giã Từ Vũ Khí, Hemingway miêu tả sự tàn khốc và phi lí của
chiến tranh không theo phong cách của Remarque mà tập trung viết sự phi lí của nó
được thể hiện qua ý thức và tâm lí của những hình tượng nhân vật chính với những chi
4


tiết hài hòa. Từ đầu đến cuối tác phẩm, người đọc khơng thấy diện mạo phía "địch",
đối phương của Henry. Trong khi đó, ở Phía Tây Khơng Có Gì Lạ của Remarque sự
tàn khốc của chiến tranh được tác giả chú ý miêu tả ở những hành động và sự ác liệt
của chiến trường, cả một thế hệ thanh niên nước Đức bị đẩy ra làm bia đỡ đạn cho túi
tiền của bọn chủ tư bản. Sự sụp đổ tinh thần của những người lính Đức song song với
tốc độ của chiến tranh. Điểm giống nhau là, tác phẩm của Hemingway và Remarque

đều nói về cuộc chiến tranh khơng có đối thủ, khơng có qn địch và khơng có anh
hùng. Ý kiến của Lê Đình Cúc rất đáng được chú ý khi nghiên cứu so sánh hai nhà
văn này.
Trong công trình Văn Học Phương Tây, bài về tác giả Ernest Hemingway, Đặng
Anh Đào khẳng định có một mạch nơi giữa Hemingway với nhiều nhà văn khác sau
Đại chiến thứ nhất trong đó có Remarque ở Đức. Đối lập với cái phi lí của chiến tranh,
của những quan hệ cách biệt, là tình bạn, tình hữu ái, tình u... Mơ típ này nổi lên
như một ốc đảo giữa sa mạc cháy bỏng của chiến tranh, rồi ảo ảnh tình yêu tan vỡ,
những kết thúc khơng có hậu đều là những dấu hiệu quen thuộc của nhiều tác phẩm
hiện thực chủ nghĩa thời kì này. Như vậy, Đặng Anh Đào đã khẳng định có một sự
tương đồng đáng kể giữa Hemingway và Remarque trong đề tài chiến tranh và một số
mơ típ quen thuộc trong sáng tác của hai nhà văn.
Cũng là một sự nghiên cứu so sánh giữa Hemingway và Remarque, bài Sự Tham
Dự Của Nhà Văn Trong Chiến Tranh ở cơng trình nghiên cứu Ngồi Trời Lại Có Mặt
Trời, Vương Trí Nhàn nhận xét rằng cái để lại sâu sắc trong tác phẩm của Hemingway
không phải là những vết thương vật chất mà là những vết thương "trong cõi tinh thần".
Ông đã diễn tả tâm trạng cá nhân mà cũng là tâm trạng của những người đương thời
rất thành công trong hai cuốn tiểu thuyết xuất sắc Mặt Trời vẫn Mọc và Giã Từ Vũ
Khí. Cũng như Hemingway, Remarque ở Phía Tây Khơng Có Gì Lạ đã tự nhận mình
"muốn viết về một thế hệ bị chiến tranh giết, tức viết về những người trở thành vật hi
sinh, ngay cả khi họ tránh được những loạt đại bác". Theo Vương Trí Nhàn, trong văn
học phương Tây thời kì này mà đặc biệt là ở Phía Tây Khơng Có Gì Lạ của
Remarque, hình ảnh con người đối mặt với chiến tranh chủ yếu ở dạng nạn nhân, bị
chiến tranh làm biến dạng mọi vui buồn, u thích, cịn hay mất chẳng có ý nghĩa gì.
5


Ngược lại, Hemingway đưa ra hình ảnh con người trong chiến tranh khác hẳn. Mặc dù
rơi vào hoàn cảnh bi đát nhưng các nhân vật thích nhìn thăng vào chiến tranh, nhận
xét và xét đốn về nó. Trong khi diên tả những hoài nghi và chán chường của "thế hệ

vứt đi", Hemingway và nhân vật của ông đều không buông trơi. Ngồi ra, nhà nghiên
cứu này cũng ghi nhận rằng văn Hemingway rất chậm, có tác dụng giúp chúng ta nhìn
những sự vật đơn giản như phút ban đầu, thức tỉnh tình yêu đối với cuộc sống và
Remarque cũng đã làm theo kiểu như vậy.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu có so sánh Hemingway và Remaque trong cách
hai nhà văn viết về chiến tranh. Song sự đề cập chỉ là những ý kiên thoáng qua, nhân
tiện khi nghiên cứu những vấn đề khác chứ hồn tồn chưa có một cơng trình nghiên
cứu chuyên sâu cụ thể vào so sánh cách nhìn Thế chiến I trong tiểu thuyết của hai nhà
văn. Những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm là: mục đích viết tiểu thuyết
chiến tranh của hai nhà văn, cách họ khẳng định cú sốc chiến tranh, ảnh hưởng của nó
đến ngơn ngữ hay đề tài chiến tranh và các mơ tip...
Một cách cụ thể và có hệ thống hơn, luận văn sẽ đề cập đến sự tương đơng khác
biệt trong cách nhìn của hai nhà văn Hemingway và Remarque về Thế chiến I thế hiện
trên nhiều lĩnh vực: bôi cảnh chiến trường Đại chiến I, con người trong và sau cuộc
chiến, ảnh hưởng của chiến tranh đối với những giá trị tinh thần và vật chất cũng như
đời sống tình cảm con người. Chính vì vậy, luận văn sẽ tiến hành khảo sát sâu hơn vấn
đề cách nhìn Chiến tranh thế giới lân thứ nhất của hai nhà văn. Cách nhìn ấy khơng
chỉ xuất hiện trong các tác phẩm viết trực tiếp về chiến tranh mà cả ở những tác phẩm
đề cập đến ảnh hưởng của chiến tranh trên đời sống hậu chiến. Từ đó, luận văn làm rõ
cách nhìn của hai nhà văn đối với vấn đề này thống qua những điểm tương đồng và
khác biệt giữa họ.

4.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ được tiến hành trong phạm vi khảo sát bốn tiểu thuyết có liên quan đến
Thế chiến thứ nhất ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là các tác phẩm Giã Từ Vũ Khỉ,
Mặt Trời Vẫn Mọc (Hemingway) và Phía Tây Khơng Có Gì Lạ, Ba Người Bạn
(Remarque).
Bên cạnh bốn tác phẩm nói trên, phạm vi nghiên cứu còn được tiên hành trên các
6



cơng trình nghiên cứu, sách, báo...có liên quan đến vấn đề chiến tranh trong tiểu
thuyết của Hemingway và Remarque.

5.Phương pháp nghiên cứu
Từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận
văn, chúng tơi đã thực hiện đề tài với sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đặc
biệt, đề tài có liên quan đến một số phương pháp chủ yếu sau:
• Phương pháp loại hình Do đề tài thuộc lĩnh vực so sánh những hiện tượng văn
học tương đồng và tính khát quát quốc tế của chúng mà cụ thế là các tiểu thuyết của
Hemingway, Remarque cho nên việc sử dụng phương pháp loại hình là rất thích hợp.
Phương pháp này giúp cho việc xác định tính cộng đồng của các tác phẩm cụ thể dựa
vào mô tip để phân chia hệ thống những đối tượng và nhóm họp chúng lại. Ngồi ra,
phương pháp loại hình cịn phù hợp để đi tìm sự khác biệt.
• Phương pháp hệ thống
Xem các tác phẩm của Hemingway, Remarque như là những hệ thống. Phương
pháp này chú ý tới các quan hệ phân cấp và quan hệ nhân quả. Quan hệ nhân quả sẽ
chi phối ở phạm vi một hệ thống các tác phẩm cụ thể của hai nhà văn và chi phối giữa
hệ thống này với hệ thống khác. Bốn tiểu thuyết sẽ còn được xem xét trong mối quan
hệ nhân quả với hệ thống xã hội, văn học, nghệ thuật...
• Phương pháp xã hội học
Kết họp phương pháp này, đề tài sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa Hemingway,
Remarque với xã hội, giữa xã hội với tác phẩm. Chú trọng mối quan hệ xã hội, nhà
văn - tác phẩm. Từ đó, khảo sát q trình hình thành cách nhìn của nhà văn đối với
cuộc chiến mà họ đề cập đến trong tiểu thuyết.
• Phương pháp tâm lí học
Áp dụng vào lĩnh vực tâm lí học sáng tác đề nghiên cứu so sánh nghệ thuật xây
dựng tác phẩm về mặt tâm lí đối với bốn tiểu thuyết của Hemingway và Remarque.
Đặc biệt là vận dụng phương pháp phân tích tâm lí nhân vật đề từ đó làm rõ các hiện
tượng thế hiện quan niệm, cách nhìn của nhà văn trước hiện thực chiến tranh.

7


• Phương pháp cấu trúc
Phương pháp này xem câu trúc nghệ thuật là một hệ thống các môi quan hệ chủ
yêu của tác phẩm được nghiên cứu. Trong câu trúc có chứa đựng giá trị và là điểm
xuất phát của quá trình đánh giá tác phẩm. Đề tài kết hợp phương pháp phân tích cấu
trúc với phương pháp xã hội học để nghiên cứu cách nhìn của Hemingway và
Remarque về chiến tranh trong tác phẩm văn học.
• Phương pháp kí hiệu học
Dùng phương pháp này so sánh kí hiệu ngữ nghĩa của những hình ảnh tượng
trưng, biểu tượng thường gặp trong những tiểu thuyết được khảo sát của Hemingway
và Remarque, thống kê tần suất xuất hiện của các hình ảnh đề đi đến kết luận chung.
Bên cạnh đó, phân tích những hình thức có biểu đạt giá trị nội dung đề làm cơ sở tìm
ra những nét đặc thù trong cách nhìn của hai nhà văn.

6.Đóng góp của luận văn
Sự ứng dụng văn học so sánh trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam cũng còn
tương đối mới mẽ, đặc biệt là hình thức nghiên cứu so sánh loại hình. Với đề tài này,
người viết hy vọng sẽ góp một phân tiếng nói, cách thức riêng của mình trong q
trình tiếp cận văn chương thế giới nói chung và việc nghiên cứu hai nhà văn
Hemingway, Remarque nói riêng.

7.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, mục lục, phụ lục và thư mục tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Cơn ác mộng của chiến trường Đại chiến I
Giới thiệu cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918. Từ sau chiến tranh, xuất hiện
một thế hệ mất mát, lạc lõng. Hemingway và Remarque là hai đại diện tiểu biểu của
thế hệ này. Tuy nhiên, cuộc đời và văn chương của họ có nhiều yếu tố tích cực và tiến

bộ.
Chương 2: Cách nhìn Đại chiến thứ I trong tiểu thuyết của E. Hemingway và E.
M. Remarque
8


Tập trung khảo sát cảnh tượng đời sống chiến tranh và bi kịch của nó trong cách
nhìn của Hemingway và Remarque đề xác định sự giống và khác nhau giữa họ về vấn
đề này.
Chương 3: Chiến tranh với những giá trị thiêng liêng và đời sống thời hậu chiến
qua lăng kính nhà văn.
Khảo sát sự đảo lộn các giá trị tinh thần bị gây ra bởi chiến tranh đồng thời tìm
hiểu cách nhìn của hai nhà văn về những hậu quả mà chiến tranh đã để lại một cách
nặng nề lên đời sống con người thời hậu chiến. Đối sánh sự giống và khác nhau thống
qua cách nhìn đó.

9


CHƯƠNG 1: CƠN ÁC MỘNG CỦA CHIẾN TRƯỜNG ĐẠI
CHIẾN I

1.1. Chiến tranh thế giói lần thứ nhất
Thế chiến I diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918. Đây là cuộc chiến tranh thế giới
đầu tiên nổ ra trong phạm vi rộng lớn, lôi kéo tất cả các nước tư bản chủ yếu tham gia.
Chiến tranh bùng nổ là kết quả tất yếu của qui luật phát triển không đều giữa các nước
trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhiều nước tư
bản phát triển sớm đã "yên vị" ở những thuộc địa lớn, thế giới gần như đã chia xong.
Trong lúc đó, một số nước tuy đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn hơn, nhưng
do biết phát huy lợi thế riêng của mình và biết đón đầu tận dụng những thành tựu khoa

học kĩ thuật nên đã có những bước phát triển vượt qua các nước tư bản già cỗi. Kinh
tế phát triển, những nước này cần có thị trường đề thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản
phẩm, mà thị trường thế giới đã bị chiếm hết. Mâu thuẫn gay gắt giữa những nước tư
bản với nhau là không tránh khỏi. Chiến tranh tất yếu sẽ bùng nổ, mà những khúc dạo
đầu đã lẻ tẻ diễn ra từ cuối thế kỉ XIX và những năm đầu của thế kỉ XX: Chiến tranh
Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Chiến tranh Anh -Bôơ (1899 - 1902), Chiến tranh Nga Nhật (1904 - 1905)... Châu Âu đã hình thành hai khối tư bản một bên là Anh, Pháp,
Nga, sau này thếm Nhật và Italia gọi là phe hiệp ước, và một bên là Đức, Áo - Hung,
sau thếm Thổ Nhĩ Kì và Bulgaria gọi là phe liên minh. Cả hai phe đều ráo riết chuẩn
bị chiến tranh với những mục đích riêng của mình và chờ có cớ phát động chiến tranh.
Với sự kiện Thái tử Áo, Franscois Ferdinand bị ám sát tại Sarajevo (Bosnia),
mặc dù Serbia đã chấp thuận hầu hết các điều kiện trong tối hậu thư, nhưng Áo - Hung
vẫn tuyên chiến với Serbia vào ngày 28-7-1914. Sự kiện này đã lôi kéo các nước
thuộc hai phe vào cuộc. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã nổ ra và kéo dài đến
tháng 11-1918 với sự thất bại hoàn toàn của phe liên minh.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa do
các nước đế quốc tiến hành, không chỉ với mục đích phân chia lại thị trương thế giới
mà giới cầm quyên các nước còn nhăm đánh lạc hướng sự chú ý của công nhân đến
10


những khủng hoảng kinh tế - chính trị ở trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ
phong trào công nhân, hạn chế sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Kể từ năm 1914, quân đội của các quốc gia châu Âu phải đương đầu với cuộc
cách mạng kĩ thuật trên chiến trường. Những vũ khí chưa được mang ra sử dụng trong
những thập kỉ trước đó - súng trường nạp đạn nhanh, súng máy, súng bắn đạn trái phá
hiện đại - mang lại cho người lính một hỏa lực ở mức độ chưa từng có trước đó và tạo
ra những vấn đề nan giải cho các tổ chức quân sự phương Tây. Hơn thế nữa, trong khi
chiến tranh xảy ra, thiết giáp, hơi độc, máy bay và một loạt những vũ khí mới dành
cho bộ binh, khiến cho các vấn đề chiến thuật trở nên mờ mịt. Cho nên hầu hết các sĩ
quan thâm niên đều thấy rõ tính sát thương của những vũ khí hiện đại. Tổn thất về

nhân mạng do cuộc chiến gây ra là điều mà những người sống ở cuối thế kỉ XX khó
thế tưởng tượng nổi. Anh quốc có khoảng 700 ngàn quân tử trận; các nước trong khối
liên hiệp Anh mất 250 ngàn quân. Tổn thất của Ỳ là 500 ngàn, Áo một triệu rưỡi.
Pháp 1 triệu 300 ngàn và Đức hai triệu quân. Tỉ lệ tổn thất của Pháp, Nga, Anh, các
quốc gia trong khối liên hiệp Anh, Áo - Hung và Đức là từ 11 đến 17 phần trăm quân.
Serb 40 phần trăm, Thổ Nhĩ Kì 30 phần trăm, Romania và Bulgaria là 25 phần trăm.
Chỉ có Hoa Kì là có tỉ lệ qn nhân tử trận dưới 5 phần trăm. Khoảng 8,4 triệu người
đã chết trong các trận chiến, 7 triệu người bị tàn phế lâu dài và 15 triệu người bị
thương nặng. Đa số họ đang ở tuổi thanh xuân. Chưa kể Nga, Châu Âu có hơn 5 triệu
người phải chịu hậu quả chiến tranh như bệnh tật, nạn đói và thiếu thốn. Hàng triệu
người bị thương vong trong các cuộc đụng độ ở biên giới và bệnh dịch sau chiến
tranh.
Tổng số thương vong lên đến 60 triệu người, gần một nửa ở Nga, còn Pháp, Đức
và Ý cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong thảm họa đó, cái khơng thế đo lường được là nổi
thống khổ và sự xao động về tâm lí con người tác động mạnh mẽ vào đời sống gia
đình và xã hội.
Chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của các nước. Để chuẩn bị cho
chiến tranh, Đức, Áo - Hung đã chi phí hơn 4000 triệu mác, với 8 triệu quân được tập
luyện bài bản. Anh, Nga, Pháp cịn chi phí nhiều hơn thế, khoảng 4760 triệu mác.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi kéo 33 quốc gia tham chiến, với mức chi phí quân
11


sự trực tiếp là 208 tỉ đô la, 74 triệu người được huy động cho chiến tranh để kết cục là
có 8,4 triệu người bị chết trận.

1.2. Một thế hệ bước ra từ chiến tranh
Sau Thế chiến I, ngoại trừ Hoa Kì nổi lên như một siêu cường quốc thì các nước
châu Au đã kiệt quệ hoàn toàn, nợ nần chồng chất bên cạnh khủng hoảng kinh tế và
cách mạng đe dọa. Chiến tranh đã làm lay chuyển những niềm hi vọng trong cơng

việc, về một châu Âu hịa bình và một thế giới phát triển của tự do, văn hóa, khoa
học...
Có thế nói, Đại chiến I đã làm nảy sinh sự thất vọng, chán ngán của xã hội ở các
quốc gia. Vấn đề được đặt ra là tại sao lại chiến tranh? Chủ nghĩa anh hùng qua đi
trong bùn lầy của những chiến hào. Người ta chỉ nhận thấy chiến tranh là vơ nghĩa, sự
hi sinh là vơ ích, các quốc gia tăng cường sản xuất sự hận thù và dối trá, thổi phồng
chiến thắng, đè bẹp phe đối lập và động viên nhân lực.
Chính vì vậy, sau Thế chiến I đã xảy ra sự thay đổi về tâm trạng. Lí tưởng của
con người như đã tàn lụi. Con người trong xã hội trở nên mệt mỏi. John Doss Passos
đã diễn tả ảo tưởng tan vỡ của Mỹ sau chiến tranh trong cuốn tiểu thuyết Three
Soldiers (Ba người lính - 1921). Người lính Mỹ trở về nhà bị chấn động và vĩnh viễn
thay đổi nên họ không bao giờ lấy lại được sự ngây thơ trong sáng của mình.
Thế hệ trẻ phương Tây nổi loạn, giận dữ và vỡ mộng với cuộc chiến tàn khốc,
với thế hệ đi trước có trách nhiệm trong cuộc chiến tranh này và với những điều kiện
kinh tế khó khăn sau chiến tranh. Những trào lưu tri thức, đặc biệt là phân tâm học của
Freud và chủ nghĩa Mác, hướng tới một thế giới quan vơ thần đã góp phần vào cuộc
lật đổ những giá trị truyền thống.
Trong thời đại đó, dân chúng ln sống trong tâm trạng trống rỗng và phù
phiếm. Con người là một nhân vật sống sót trước những xáo trộn và cơn ác mộng
trong một thế giới sụp đổ. Các thanh niên trí thức thuộc về một thế hệ đã mất và
khơng cịn gì ngồi rượu chè và trai gái. Hình ảnh của thập niên 1920 là thời kì của
những cuộc theo đuổi khối lạc vơ nghĩa. Người ta khơng thích những khẩu hiệu của
cuộc chiến tranh đã làm cho tinh thần ái quốc và văn hóa xuống dốc.
12


Mặc dù có vẻ ngồi sối động và hiện đại, giới trẻ thập niên 20 vẫn thuộc về "một
thế hệ lạc lõng" - cái tên dùng để chỉ một bộ phận trí thức, nghệ sĩ khơng chỉ của nước
Mỹ mà của cả châu Âu từ sau Đại chiến I. Về nguồn gốc, họ là những nghệ sĩ, trí
thức, những thanh niên từ chiến tranh trở về, mang những chấn thương về tinh thần,

phủ nhận xã hội tư bản. Đó là thế hệ thanh niên lớn lên vào những năm tháng của
chiến tranh đề quốc. Họ đi lính là làm trịn nghĩa vụ đối với đất nước nhưng cũng mơ
hồ cảm thấy tính chất phi lí của cuộc chiến tranh này và những điều ngang trái khác
trong xã hội. Sự khủng hoảng tinh thần ngày càng trầm trọng thêm bám riết lấy những
thanh niên chán chường, mệt mỏi từ mặt trận trở về. Đó là những kẻ "chết ở tuổi 20".
Thiếu cơ cấu truyền thống, bền vững về giá trị làm người, người ta đánh mất ý thức về
bản thân. Một chỗ dựa gia đình; mơi trường xã hội ổn định; ý thức yêu nước; những
giá trị đạo đức và sự chiêm nghiệm cá nhân - tất cả những điều đó đã bị chiến tranh
thế giới thứ I và hậu quả của nó làm băng hoại.
Thế hệ nhà văn trẻ sau Thế chiến I là những nhà văn có tham gia chiến tranh
hoặc có chứng kiến sự phá hoại tinh thần mà chiến tranh để lại. Chiến tranh đã kéo
theo sự sụp đổ của những lòng tin, nguyên tắc và quan niệm. Nhiều thanh niên chiến
đấu dũng cảm nhưng sau khi trở về họ bị vỡ mộng về nền văn minh và nhân loại.
Những ai có hứng thú viết văn thì tác phẩm của họ tràn đầy một tinh thần bi quan sâu
sắc. Họ khơng cịn có lí tưởng, khơng thích tình cảm và chẳng buồn quan tâm đến các
vấn đề xã hội. Sự đỗ vỡ lí tưởng và nhân cách con người đã tạo nên một "thế hệ vứt
đi" (lost generation) trong văn học. Con người thuộc "thế hệ vứt đi" khơng cịn niềm
tin vào những điều mà thế hệ đi trước đã tin tưởng. Song, họ khơng tìm thấy được
nguồn gốc hay nguyên tắc chỉ đạo để thay thế nhũng niềm tin đã dẫn lối cho thế hệ đi
trước. Những ước muốn của con người thuộc "thế hệ vứt đi" là một giấc mơ khơng có
thực. Nhiều nhân vật của các nhà văn đều phát ngôn cho tư tưởng này. Tự do tuyệt đối
nhưng để làm gì thì khơng ai biết. Các nhà văn hiện đại quan tâm đến cảnh ngộ của
những người mà sự tự giác trở thành bệnh hoạn và tự do chỉ là sự xấu hổ. Cuộc sống
của họ khơng có mục đích và sự phẫn uất tạo nên thử thách ghê gớm hơn. Nhà văn
"thế hệ vứt đi" là những người đã xây dựng nên những mẫu người đó bằng hình tượng
văn học.

13



Ngồi những ảnh hưởng kinh tế và chính trị, chiến tranh còn mang lại những ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống con người. Đây cũng là thời kì con người thoát khỏi ảo
tưởng... Các nhà văn của "thế hệ mất mát" như:
Shenvood Anderson, J. Dos Passos, G. Stein, E. Oneill, Fitzgerald... đều sáng tạo
nên nhiều tác phẩm có giá trị dưới ngọn cờ của Hemingway và trào lưu văn học này
kéo dài đến cuối thế kỉ XX, lan tỏa sang văn học châu Âu. Văn học nhuộm màu bi
quan và thất vọng mà đại biểu là thanh niên trí thức trước sự bành trướng và suy đồi
của chủ nghĩa tư bản hiện rõ trong tiểu thuyết, kịch của các nhà văn "thế hệ vứt đi".
Scott Fitzerald nói một câu về tâm trạng chung thời đó: "Chúng tơi đã chán ngán
những mục đích cao cả". Người ta chạy theo lối sống đạo đức giả và lố lăng. Nhà phê
bình có ảnh hưởng nhất trong thời này là Henry L. Menken cho rằng đời sống con
người là vơ nghĩa lí, Sự tiến bộ, dân chủ và tôn giáo chỉ là những ảo vọng trẻ con.
Nhiều nhà văn của thời đại này đều cho rằng khơng cịn hi vọng gì làm cho thế
giới này khả quan hơn. Ái tình thì ngắn ngủi và sa đọa. Con người là nạn nhân của số
mạng bạo tàn. Trong thế giới hỗn mang như vậy, những cố gắng của con người không
thế chỉnh đốn được mọi việc. Các nhà văn thuộc "thế hệ mất mát" khơng cịn ảo tưởng
nào về những hình ảnh tươi đẹp của đời sống. Họ nhìn xã hội bằng con mắt ưu sầu.
Hemingway cho rằng khơng có gì làm cho người ta dễ bị xúc phạm hơn là cứ giữ mãi
tâm hồn thơ mộng. Ezra Pound viết trong cuốn Patria Mia rằng ông đã xa lánh sự tin
tưởng ở một thế giới tươi đẹp, cũng như bà Gertrude Stein đã nói "Chính trị cộng bầu
cử cũng chẳng thay đổi được gì cả", nghĩa là cả hai đều khơng tin là chính trị có thể
tạo nên một thế giới tốt đẹp. Vì có lập trường đó nên họ để hết tâm trí vào nghệ thuật,
không màng đến tương lai, lãng quên đi quá khứ. Họ là những người có uy tín đối với
một thế hệ đang hoang mang và mất cả phương hướng.
Tinh thần bất mãn là luận đề của nhiều nhà văn trong thời kì sau chiến tranh.
Người ta quan niệm là nên chấp nhận mọi người với tính tình tự nhiên của họ chứ
đừng trông mong họ sống một cách cao cả theo lí tưởng của truyền thống. Những tư
tưởng rối loạn hoang mang đó bao trùm phần lớn tâm trạng của nhiều văn sĩ. Văn
chương của các nhà tiểu thuyết này chìm đắm trong thất vọng với giọng điệu bi quan
và được diễn tả bằng một tinh thần rối loạn. Các nhà văn này đều là những người cảm

14


thấy mất phương hướng trong đời sống tinh thần.
Các nhà văn "thế hệ vứt đi" giữ vai trò chủ chốt trong văn học Mĩ và văn học
phương Tây suốt cả thời hậu chiến và làm nên một diện mạo đặc thù của văn học với
những tiểu thuyết gia tiểu biểu như Faulkner, Fitzgerald, Passos...
William Faulkner là một nhà văn hết sức bi quan. Ơng thích thú cái khơng bình
thường và cái kinh khủng: cái chết bay lượn trên không, tiếng nói nhăng nhít của một
tên ngu xuẩn, sự điên cuồng và giết chóc, sự hãm hiếp trong hồn cảnh khủng khiếp
và suy sụp tinh thần... Với nhà văn này, người ta bước vào giai đoạn đen tối nhất của
văn học Mĩ. Thế giới của ông rất đỗi suy tàn. Faulkner thường diễn đạt vấn đề bằng
những cơn ác mộng. Văn phong của ơng có cái đẹp của phong phú và tơi tăm, hâu hét
các sáng tác đều có ý nghĩa biểu tượng. Song trừ một số trường hợp, sự thiên về
những cái tối nghĩa, thơ lỗ, ma qi, nghịch lí và những cái bất ngờ... không thể được
xem là những giá trị. Các sáng tác của Faulkner thấp thoáng màu sắc trừu tượng nhằm
khai thác những mặt trái của lương tri. Đó là một ý định rời bỏ những vấn đề đạo lí
hoặc khơng tính đến hiện tượng con người trong xã hội. Đôi khi nhà văn chỉ xem xét
những vấn đề ấy một cách gián tiếp hoặc trừu tượng. Tất nhiên tác phẩm của ơng vẫn
có một ý nghĩa đạo đức và tính thống nhất. Tác phẩm của ơng kén chọn người đọc, đồ
sộ và kì qi. Ở đó đầy tiếng động và cuồng nhiệt với sự phong phú về người và vật
lẫn lộn. Trong sự phức tạp và hỗn độn có khi con người biến mất. Thế giới là vơ tận
nhưng khơng có trung tâm, mờ ảo và hư vơ. Đó là thứ văn chương ma qi và nhiều
trang rất tối nghĩa vì hình thức q cơ đọng.
John Dos Passos, một phần tác phẩm của ông là để nói về chiến tranh và hậu quả
của nó nhưng tác giả lại muốn tước bỏ tất ý nghĩa lớn lao của đó.
Passos viết về cuộc chiến tranh của những kẻ bn vũ khí và cuộc chiến tranh vơ
ích bởi vì sau đó là cuộc đấu tranh vì tiền lại bắt đầu, cảnh nghèo khổ, những người bị
áp bức, sự đàn áp dã man của cảnh sát, những cuộc bãi công thất bại. Tất cả những
hiện tượng đó tốt lên ân tượng về sự vô nghĩa của tất cả cuộc sống mà người ta

khơng hiểu ngun do. Trong cách nhìn của nhà văn, sự xáo động của quân chúng hầu
hết là tiếng kêu la của những người say. Tác giả không bình luận và giải thích gì.
Chẳng hạn, với một cuộc đình chiến ơng chỉ nhớ đã trơng thấy một chiếc tắc xi hỏng
15


và những quán cà phê đầy khách thèm khát. Nhà văn tố cáo sự xấu xa của xã hội tư
bản nhưng ơng khơng hi vọng nó có thể được cải cách và có một cái gì tốt đẹp hơn sẽ
đến. Nhà văn mát lòng tin ở tất cả và mọi thứ đều không thế cứu vãn. Từ sự tuyệt
vọng về xã hội, ơng có quan niệm kì lạ về con người. Con người như một sinh vật
không tham gia vào cuộc sống của chính mình. Do đó, các nhân vật của Passos giống
như những người máy không vui, buồn, đau khổ... Là nhà văn hiện thực, ông thấy
khắp nơi đau khổ nhưng từ chối khơng giải thích và bình luận. Nhưng chứng kiên
những người cộng sản ở Tây Ban Nha và chủ nghĩa phát xít, con người cá nhân chủ
nghĩa ấy đã tìm lại được niềm tin. Khi có thiện cảm với cuộc sống gia đình và thốt
khỏi chủ nghĩa khách quan ơng có phát biểu ý kiến riêng nhưng bao giờ cũng u buồn
và chán chính trị. Passos là người chống đối chiến tranh và có lập trường tiến bộ trước
thái độ bảo thủ của chính phủ. Song trước những cải cách nhằm giảm bớt căng thẳng
kinh tế thì ông lại phản ứng. Mâu thuẫn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn ngày
càng rõ ràng. Ông tuyên bố chỉ tin tưởng và hi vọng ở cá nhân nhưng lại khơng miêu
tả một cá nhân nào có nhân cách và cuộc sống nội tâm. Thời gian đầu, sáng tác của
Passos thể hiện sự phủ nhận xã hội Mĩ với bộ ba tác phẩm tiểu biểu là U.S.A (19301936). Tuy nhiên, về cuối đời nhà văn thiên về sự chấp nhận bất đắc dĩ trước xã hội.
F. Scott Fitzgerald được tun truyền về lí tưởng, vinh quang và cơng bằng... của
bộ quân phục nên đã gia nhập bộ binh Hoa Kì trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Song thực tế từ chiến hào châu Âu và nước Mĩ cho thấy nhà văn đã sai lầm và sự háo
hức say mê binh nghiệp đổ vỡ. Từ năm 25 tuổi nhà văn đã cảm thấy tấn bi kịch của
thế hệ mình đang đi vào chỗ trống rỗng sau khi đã phá bỏ các qui tắc cũ. Bản thân
Fitzgerald sau này đã trở thành một kẻ nát rượu và chết sớm. Nhà văn gọi văn học mà
ông khai sinh là văn học thời đại nhạc Jazz. Thứ nhạc này về sau biến tướng dẫn đến
khuynh hướng trụy lạc của cả thế hệ thanh niên Mĩ những năm 20 của thế kỉ XX. Tiểu

thuyết The Side of Paradise báo hiệu tiếng nói của giới trẻ Mỹ và châu Âu sau cuộc
chiến tranh đẫm máu 1914-1918. Nhà văn ghi lại tâm trạng hoài nghi, vô vọng, chán
chường của cả "thế hệ vứt đi" bằng sự đập phá thác loạn, vô tổ chức, vô trách nhiệm.
Tình và tiền là đối tượng và mục tiểu của tuổi trẻ. Tình u chân chính ln bị đồng
tiền làm cho tàn lụi là chủ đề chính của tác phẩm và cũng là của đời sống thanh niên
Mĩ những năm 20. Cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông The Beautiful anh Damned tiếp
16


tục khám phá sự điên cuồng tự hủy hoại mình của con người thời đại ông. Những
phẩm chất đặc biệt của Fitzgerald bao gơm một phong cách chói sáng rất thích họp
với chủ đề về sự hào nhống cám dỗ. Ông gần gũi với Hemingway nhất và có ảnh
hưởng đối với các nhà văn thuộc thế hệ sau.
Càng đọc các nhà văn nói trên người ta càng cảm giác lún sâu vào nổi bi quan,
tuyệt vọng. Văn chương của họ rất chán đời với đầy những nạn nhân bất lực, những
con người buồn rầu. Nhân vật anh hùng rất hiếm hoi song nếu có thì ln chịu đựng
đau khổ và tai họa. Đa số họ là những nạn nhân và khơng có nghị lực để lựa chọn số
phận của mình. Mâu nhân vật phổ biến là trộm cướp, vô ý thức, ngốc nghếch và bị lừa
phỉnh. Họ cam chịu số phận chứ khơng dám địi hỏi hoặc chống đối.

1.3.Hai nhà văn "thế hệ mất mát" và tiểu thuyết về Thế chiến I
1.3.1.E. Hemingway và E. M. Remarque
- Những nhà văn đi qua chiến tranh
E. Hemingway (1899-1961) là nhà văn sinh ra và lớn lên ở Oak Park thuộc tiểu
bang Illinois của nước Mỹ. Năm 18 ti, ơng làm nghê phóng viên.
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nỗ, nhà văn đã tình nguyện tham chiến ở
Ý và bị thương. Năm 21 tuồi, Hemingway trở về Mỹ, sau đó sống bằng nghề viết văn.
Từ 1920-1930, tác phẩm của Hemingway bao trùm khơng khí bi quan.
Tính bi bịch gắn liền chủ nghĩa cá nhân. Tác giả và nhân vật của ông muốn thốt
ra khỏi tình trạng bế tắc do chiến tranh đế quốc gây ra nhưng hồn tồn vơ vọng. Tiểu

thuyết Mặt Trời Vẫn Mọc miêu tả một lớp thanh niên nghệ sĩ chán chường và sau nó
là hậu quả ghê gớm của chiến tranh. Tác phẩm đã gợi lên nhiều cách suy luận và diễn
giải khác nhau về thân phận con người. Đến Giã Từ Vũ Khí thì tác phẩm đã tiềm tàng
một ý nghĩa tích cực về hình ảnh con người bắt đầu nhập cuộc. Có thế nói, với những
quyển sách Mặt Trời Vẫn Mọc và Giã Từ Vũ Khí, thái độ của nhà văn vẫn có những ý
nghĩa tích cực chứ khơng chỉ là một sự chán chường, phủ nhận. Điều này càng thể
hiện rõ hơn trong Chuông Nguyện Hồn Ai. Bên cạnh những mặt trái của nó, tác phẩm
là sự lạc quan ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng thấm đượm tinh thần tự do và
nhân đạo chủ nghĩa. Tất cả những vấn đề trọng đại của xã hội và thời đại đều được đề
17


cập.
Đặc biệt, thái độ phủ nhận của nhà văn đối với chiến tranh thật rõ ràng, dứt khốt
trong dịp ơng tham gia cuộc chiến tranh Hi Lạp - Thổ Nhĩ Kì, qua các tác phẩm,
những bài chính luận, tiểu luận và bút kí. Hemingway đã ủng hộ Barbusse, tán thành
và biểu dương thái độ của nhà văn vô sản Pháp này. Ơng đã tự gọi mình là một trong
những người tin tưởng vào cách mạng sau Thế chiến I vì cách mạng là con đường
thốt khỏi chiến tranh.
Hemingway ln quan tâm và nghĩ đến con người rất nhiều. Nhà văn đã từng
viết bài về số phận bị bỏ rơi của hàng trăm cựu chiến binh ở Florida, ủng hộ nên cộng
hịa Tây Ban Nha trong thời kì nội chiến vì ơng u chuộng hịa bình như bất cứ một
người nào cịn có lương tri vì hạnh phúc nhân loại. Ơng tham gia sự kiện Tây Ban Nha
như một người chiến sĩ và một người bạn của lực lượng chống phát xít. Do đó, tác
phẩm viết về chiến tranh của ơng vẫn tiêp tục với một tinh thân nhập cuộc và hăng hái
vì chính nghĩa. Hemingway đã từng gia nhập vào hàng ngũ những nhà văn tiến bộ của
Mĩ. Đối với ông, chủ nghĩa phát xít là sự giả dối do những tên kẻ cướp bịa đặt ra và
ông kêu gọi trấn áp bọn chúng, gìn giữ hịa bình. Bên cạnh đó, nhà văn cũng nhận
thức được rằng có những cuộc chiến tranh chính nghĩa chơng qn xâm lược cần được
ủng hộ. Ơng thốt ra khỏi cảm giác bi quan. Từ năm 1937 trở đi, chủ nghĩa lạc quan

luôn là điểm tựa trong tác phẩm của nhà văn. Vào Đại chiến II, dù sức kém
Hemingway vẫn tham gia cuộc chiến theo cách riêng của mình: đi săn tàu ngầm phát
xít trên biển Caribê, làm phóng viên mặt trận, tham gia tiến vào giải phóng Pari, dự
cuộc truy qt bọn phát xít ở Đức rồi đưa những cuộc chiến đấu ấy vào tác phẩm Bên
Kia Sơng và Dưới Vịm Cây Lá. Khi cách mạng Cu Ba bùng nỗ, Hemingway hết sức
ủng hộ và trở thành người bạn thân thiết của Phidel Castro. Cùng với một tinh thần
như vậy, năm 1960 ông lên tiếng phản đối Mĩ can thiệp vào Việt Nam. Cho đến cuối
đời, nhà văn vẫn luôn quan tâm và lo lắng đến các vấn đề của thời đại. Tác phẩm Ông
Già Và Biển Cả (1952) là đỉnh cao sự nghiệp sáng tác của Hemingway. Tác phẩm này
tiếp tục khẳng định quan niệm của ông về cuộc sống – ‘Con người có thể bị tiểu diệt
nhưng khơng thể bị đánh bại’.
Cùng là nhà văn thuộc "thế hệ mất mát" viết tiểu thuyết về Thế chiến I như
18


Hemingway, ở Đức có E. M. Remarque (1898-1970). Ơng xuất thân trong một gia
đình Cơng giáo La Mã tại Osnabruck, thuộc tỉnh Westphalia của miền Tây nước Đức.
Năm 18 tuổi, Remarque tham gia vào Đại chiến thế giới lần thứ nhất và được phân
vào sư đoàn quân dự bị. Tháng 6 năm 1917, Remarque bị chuyển đến một đơn vị cơng
binh ở Mặt trận phía Tây. Cái chết của những đồng đội bị thương nhưng khơng được
nhìn ngó đến đã khiến cho người lính ây bị đơ vỡ hồn tồn. Sau đó, Remarque cũng
bị thương vì mảnh lựu đạn. Nhà văn đã học một bài học cay đắng khi nhận ra "chủ
nghĩa yêu nước" có thể sẵn sàng bỏ qua bất cứ một cá nhân nào. Với Remarque và
nhiều chiến binh khác, "trách nhiệm cơng dân Đức" khơng cịn có ý nghĩa nữa.
Phía Tây Khơng Có Gì Lạ được xuất bản năm 1929, khi chiến tranh luôn ám ảnh
nhà văn cũng như những người lính trở về, nhất là khi họ cố gắng khơng nghĩ đến nó
nữa. Quyển tiểu thuyết đã làm cả thế giới xúc động sâu sắc. Năm 1932, Phía Tây
Khơng Có Gì Lạ được dịch ra 29 thứ tiếng. Erich Maria Remarque trở thành một nhà
văn nổi tiếng trên khắp thế giới. Cuốn sách đã gây ra cuộc tranh luận ngay trong lòng
nước Đức. Nhiều người xếp cuốn sách vào ý nghĩa đấu tranh cho hịa bình. Đức Quốc

xã phao tin để phá hoại sự nổi tiếng của Remarque. Nhà văn nói rõ: "Tơi chỉ bị hiểu
lầm khi người ta cơ tình hiểu lầm". Remarque bị buộc phải rời khỏi Đức trong khi
sách của ông bị thiêu rụi năm 1933.
Năm 1962, Remarque đã khẳng định ông là một người theo chủ nghĩa hịa bình
và ln săn sàng chiến đấu. Sau này, chính quyền Đức đã mời Remarque quay trở lại
nước Đức nhưng ông đã không bao giờ quay về nữa mặc dù lịng rất nhớ q hương.
Phía Tây Khơng Có Gì Lạ là cuốn tiểu thuyết hay nhất về Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Ngoài ra, Remarque cịn có những tác phẩm tiểu biểu như: Đường Trở về, Ba
Người Bạn, Khải Hồn Mơn, Một Thời Để u Và Một Thời Đe Chết, Bóng Tối Thiên
Đường...
Qua sự nghiệp sáng tác của Remarque, ta thấy nhà văn có một tấm lòng yêu
thương, cảm thống với nỗi đau của con người và tha thiết mong cho họ hạnh phúc.
Nhà văn vơ cùng đau xót trước những sự thật tàn khốc của hai cuộc Đại chiến thế giới.
Do đó, ơng đã dùng tác phẩm văn chương đề lên án những tội ác do giới cầm quyền
của nước mình gây ra.
19


Xuyên suốt các tác phẩm của Remarque là tính nhân đạo sâu sắc, là tiếng nói
chống lại những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm của ơng đã bóc trần bản chất
tàn bạo, những cảnh địa ngục mà chiến tranh đã đưa lại khiến cho người đọc cùng đau
xót với nỗi đau của nhà văn. Đau xót bao nhiều, họ càng căm phẫn bấy nhiều trước
những cuộc chiến tranh ấy. Có thể nói, những tiểu thuyết chống chiến tranh của
Remarque ln mang tính thời sự bởi tác phẩm của ơng ln là tiêng nói góp phân đâu
tranh vì một thế giới hịa bình.
Hemingway và Remarque là những nhà văn có trách nhiệm trước cuộc sống.
Bên cạnh đó, cuộc đời các nhà văn này cịn có cùng chung bi kịch với hàng triệu
người chịu nhiều đau khổ trong chiến tranh thế giới. Họ nhìn thấy những mặt trái của
xã hội tư bản, đấu tranh chống lại nó. Với những tiểu thuyết về Chiến tranh thế giới
thứ I, Hemingway và Remarque đã đi rất xa trên con đường nhận thức chân lí. Các

nhà văn đã vận động đến giai đoạn có ý thức tìm hiểu và lí giải nguồn gốc của chiến
tranh tội ác. Các nhân vật của họ cũng có khả năng nhận thức bản chất của cuộc chiến
tranh này. Viết Giã Từ Vũ Khí và Phía Tây Khơng Có Gì Lạ, Hemingway và
Remarque trở thành mối đe dọa của đất nước. Tác phẩm của họ có tiếng vang lớn và
được nhiều độc giả hâm mộ đến nổi khiến cho các nhà cầm quyền phải cấm đốn.
Nhìn chung, sự nghiệp văn học của Hemingway và Remarque có một bước phát
triển liên tục làm cho họ khác với những người đương thời sống trong sự tuyệt vọng
sâu sắc. Họ muốn vươn lên trên cái bi đát, cái phi lí... vững tin vào bản thân và viết vì
một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà hai nhà văn rất quan tâm đến các vấn đề
xã hội và chính trị. Họ nhận thấy con người không thể sống trơ trọi với chủ nghĩa cá
nhân. Họ cũng khơng thể sống cho riêng mình mà phải nghĩ đến người khác. Nếu
Faulkner thiên về nhãn quan bi đát thì ở họ là sự khẳng định mang tính chất đạo lí.
Cũng như Fitzgerald, Hemingway và Remarque trở thành người phát ngơn cho thế hệ
mình. Song, thay vì vẽ ra sự cám dỗ chết người như Scott Fitzgerald đã làm, Hai nhà
văn này viết về chiến tranh, cái chết và "thế hệ lạc lõng" của lớp người sống sót bi
quan, yếu thế sau chiến tranh để thức tỉnh con người trong thời đại ấy. Nhân vật của
họ không phải là những người mơ mộng mà thường mang những vết thương chí mạng
và khơng cịn ảo tưởng gì cả.
20


×