Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Dấu ấn tiểu thuyết dostolevski trong bướm trắng của nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.08 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Thị Phượng Cầm

DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI
TRONG BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ: Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường
THPT Hịa Bình, q Thầy Cô, bạn bè và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với TS. Phạm Thị Phương, người đã
tận tình hướng dẫn tơi hồn thành đề tài này.


MỞ ĐẦU
0. 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Dostoievski là nhà văn vĩ đại của văn học Nga và văn học thế giới, chiều sâu tư tưởng và
giá trị nghệ thuật trong các tiểu thuyết của ông là nguồn mạch lớn cơ hồ khai thác mãi vẫn


không vơi cạn. Nghệ thuật tiểu thuyết Dostoievski ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà văn Tây Âu từ
cuối thế kỉ XIX, qua đó ảnh hưởng đến các nhà văn Tây học của Việt Nam chúng ta ở đầu thế kỉ
XX, trong đó có Nhất Linh.
Từ đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bơng hoa đầu mùa như Tố Tâm của
Hoàng Ngọc Phách và một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, nhưng những sáng tác ấy chỉ mới
so với thời trung đại. Nhìn chung, tiểu thuyết trước Tự lực văn đồn đã có những đóng góp cho
bước đầu hiện đại hố văn học Việt Nam, nhưng phải đến tiểu thuyết Tự lực văn đồn thì sự
hiện đại hóa, chín muồi về mặt thể loại mới thật sự được khẳng định.
Nhất Linh là người thành lập Tự lực văn đồn sau thời gian ơng ở Pháp về. Ơng là cây
bút vững vàng, có nhiều tìm tịi sáng tạo về nghệ thuật, thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Bướm
trắng (1941). Trước hết, về nội dung tư tưởng, nó khơng giống như phần nhiều tiểu thuyết của
ơng, mà đã, theo Bùi Xuân Bào, “từ bỏ dứt khoát ở đấy cơng thức của tiểu thuyết có luận đề” [5;
346]. Đáng lưu ý hơn, Bướm trắng còn được coi là trường hợp thoát thai đặc biệt về kĩ thuật, vì
chẳng những trước, mà cả sau nó, Nhất Linh khơng bao giờ có lối viết như thế. Tác phẩm quả là
một dấu mốc lớn trên con đường học tập và thể nghiệm “những phương pháp Thái Tây” như lời
tuyên ngôn của Tự lực văn đồn.
Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là mối quan tâm của chúng tôi. Tiểu thuyết Tự
lực văn đồn có đóng góp lớn vào tiến trình ấy, các thành viên trong văn đồn này có ý thức cao
trong việc học tập phương pháp sáng tác của văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà.
Chúng tôi chọn đề tài này nhằm khẳng định chắc chắn hơn việc tìm tịi học hỏi và sáng tạo của
nhà văn Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam, cụ thể là ở tiểu thuyết
Bướm trắng.
Ảnh hưởng văn học là một hiện tượng hết sức phổ biến, thậm chí được coi là một trong
những khâu quan trọng của tiến trình văn học, nhưng xác định những nhân tố ảnh hưởng – chịu
ảnh hưởng không phải là đơn giản. Mặt khác, các nhà văn, nhà thơ giai đoạn 1930 – 1945
thường chịu ảnh hưởng cùng lúc nhiều nhà văn, nhà thơ nước ngoài, như Hồi Thanh trong Thi
nhân Việt Nam có viết: “Mỗi nhà thơ Việt Nam hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ
Pháp”. Là thủ lĩnh của một văn đoàn chủ trương đổi mới văn học nước nhà theo hướng hiện đại,
nhà trí thức Tây học Nhất Linh khơng thể khơng “bắt chước” những đại diện lỗi lạc của dịng



văn học hiện đại phương Tây, trong đó có Dostoievski. Nhiều ý kiến có trọng lượng quả quyết
rằng Bướm trắng của Nhất Linh chịu ảnh hưởng Dostoievski khá rõ. Và bản thân Nhất Linh
không dưới một lần nhắc đến kĩ thuật viết của nhà văn Nga vĩ đại với một lịng ngưỡng vọng.
Đến với đề tài này, chúng tơi sẽ tìm hiểu Bướm trắng có những dấu ấn nào của tiểu thuyết
Dostoievski, mà chủ yếu là về mặt nghệ thuật.
Chúng tôi nhận thấy sự học tập Dostoievski của Nhất Linh không phải là một việc sao
chép lộ liễu. Nếu chỉ nhìn vào nội dung cốt truyện, sẽ khó tìm thấy sự tương đồng hoàn toàn nào
ở hai nhà văn, nhưng xét từ góc độ nghệ thuật trần thuật, xây dựng hình tượng,… thì thấy có
nhiều điều gặp gỡ thú vị. Nhưng ngay cả những điều gặp gỡ này cũng không phải dễ nhận diện.
Tiểu thuyết Bướm trắng sẽ không tồn tại trong lịng người đọc cho đến hơm nay, nếu tác giả của
nó bắt chước thơ thiển lối văn người khác, dù người đó là một đại văn hào. Với một lối trình
diện mới lạ, nó vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, cho thấy “thi văn Pháp không làm mất bản sắc
Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải” [77, tr.33].
Đi sâu phân tích tìm hiểu một tác phẩm văn học cịn chưa có nhiều người đào xới là cách
để giáo viên dạy văn có thể rèn luyện khả năng phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học một cách
độc lập. Chúng tôi hi vọng có thể đạt được điều ấy khi chọn đề tài này.

0.2. Lịch sử vấn đề
Chúng tơi nhìn lịch sử vấn đề ở hai cấp độ. Nếu xét trên phạm vi rộng, tức là những
nghiên cứu về tiểu thuyết của Dostoievski và của Nhất Linh nói chung, thì chúng tơi nhận thấy
có một khối lượng tài liệu phong phú và bề bộn. Sau đây chỉ xin nêu một vài cơng trình nổi bật.
Về Dostoievski, chúng tơi chú ý tới những cơng trình như: Những vấn đề thi pháp của
Dostoievski – Bakhtin (bản dịch của Trần Đình Sử và bản dịch của Phạm Vĩnh Cư); Ba bậc thầy
Dostoievski, Balzac, Dikens – Stefan Zweig; Dostoievski – cuộc đời và sự nghiệp – L.
Grossman,… Ngồi ra cịn có những bài viết của M. Khrapchenko, I. Volgin, V. Bogdanov, T.
Mizanishkova, Irving Howe, I. Volodina, J. Simons, D. Granin, André Gide, Nguyễn Tuân,…
được sưu tầm trong quyển Dostoievski, những tiếp cận từ nhiều phía do Lê Sơn chủ biên.
Về tiểu thuyết Nhất Linh, chúng tôi đặc biệt lưu tâm tới những bài nghiên cứu, ý kiến
phát biểu có trọng lượng của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Bùi Xn Bào, Phạm Thế Ngũ,

Huy Cận, Tơ Hồi, Tế Hanh, Bùi Hiển, Nguyễn Cơng Hoan, Ngun Ngọc, Vũ Tú Nam, Phan
Cự Đệ, Hà Minh Đức, Bạch Năng Thi, Đỗ Đức Hiểu, Đỗ Đức Dục,… trong cơng trình Tự lực
văn đoàn, trào lưu – tác giả do Hà Minh Đức khảo luận và tuyển chọn. Ngồi ra cịn một số
cơng trình của các tác giả trong và ngồi nước khác cũng rất đáng lưu ý, như Vu Gia với cơng
trình Nhất Linh trong tiến trình hiện đại văn học, Huỳnh Phan Anh, Vũ Hoàng Chương, Trần


Văn Bang, Vũ Bằng với Hoài niệm về Nhất Linh, Võ Phiến với Đọc lại Nhất Linh, Thụy Khê
với Nỗi đau hiện sinh trong Bướm trắng,… Giới làm luận văn, luận án gần đây cũng quan tâm
nhiều hơn đến đề tài về Nhất Linh: Luận án TS Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn (2001) của Dương Thị Hương, luận văn Thạc sĩ Nho phong – Đoạn tuyệt
– Bướm trắng trong hành trình tiểu thuyết Nhất Linh (2006) của Phạm Thị Phận, luận văn Thạc
sĩ Tiểu thuyết Nhất Linh trong và sau Tự lực văn đoàn (2008) của Nguyễn Thị Hoàng Mai,…
Khối lượng tài liệu trên cung cấp khá nhiều thông tin để chúng tơi tiếp cận đối tượng
nghiên cứu của mình, tuy nhiên, khơng có cơng trình nào trong số đó đặt vấn đề chính thức khảo
sát sự ảnh hưởng của Dostoievski đối với Nhất Linh.
Nếu xét trong phạm vi hẹp, liên quan trực tiếp đến đề tài chúng tôi nghiên cứu (Dấu ấn
Dostoievski trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh), thì các tư liệu tìm được rất ít. Trong
đó, chủ yếu là những lời đánh giá, so sánh tạt ngang, ít đi sâu vào chứng minh cụ thể. Chúng tôi
chú ý đến những bài nghiên cứu, những ý kiến sau đây:
Trong bài viết Nhất Linh hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng (tủ sách Nhân văn xã
hội, Sài Gòn, 1972), Bùi Xuân Bào dừng lại phân tích khá sâu tác phẩm Bướm trắng và đánh
giá: “Chưa bao giờ những người đi trước hoặc đồng thời với Nhất Linh lại đẩy xa đến thế việc
phân tích một tấn bi kịch lương tâm” [5, tr. 347], “Nhất Linh đi rất xa chẳng những ở tâm lí yêu
đương, mà cả trong việc miêu tả tâm hồn con người nói chung” [5, tr. 349]. Tiếp đó, ơng khẳng
định có mối liên hệ về nghệ thuật của Bướm trắng với tiểu thuyết của Dostoievski, khi cho rằng
Nhất Linh đã:
chạm đến những xu hướng, những sự vận động tiềm thức của tâm hồn, hình thức trần
thuật, mà ông sử dụng ưu tiên và tài giỏi, độc thoại nội tâm, không phải lối độc thoại
được sử dụng bởi các bậc thầy hiện đại của nội quan, như Proust và Joyce, những người

thích phân tích chi ly thơng lượng bên trong, mà đúng hơn là thứ độc thoại mà
Dostoievski đã sử dụng [5, tr. 350].
Ở cơng trình Văn học lãng mạn Việt Nam (1997), Phan Cự Đệ cũng chỉ ra sự chịu ảnh
hưởng của Nhất Linh từ Dostoievski: “Vào thời kì cuối của văn học lãng mạn, ngồi ảnh hưởng
của Gide, trong tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng, ta còn nhận ra ảnh hưởng của Anatole
France, Dostoievski, Nietzsche” [28, tr. 277] . Và ơng tìm thấy được “một ít dấu vết của Tội ác
và hình phạt của Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh” [ 28, tr.277].
Trong một bài viết về tiểu thuyết Nhất Linh (1999) ông Đỗ Đức Hiểu đã phân tích sâu
hơn tiểu thuyết Bướm trắng, khẳng định đây là một bước ngoặt trong sáng tác của Nhất Linh. Về
kĩ thuật, ông cho rằng Bướm trắng chứa đựng những yếu tố phương Tây, như trong nghệ thuật


tiểu thuyết của Stendhal, Flaubert, Dostoievski, đồng thời chứa đựng màu sắc, tâm hồn phương
Đơng. Về hình tượng nhân vật, ông cho rằng Trương là kiểu nhân vật trong Tội ác và trừng
phạt của Dostoievski, khơng có tính cách định hình sẵn, nhà văn để ngịi bút “phiêu lưu” vào
“thế giới bên trong” của nhân vật. Tác giả viết: “Nhất Linh đi tới vùng ẩn giấu của tâm linh con
người” [39, tr. 559], “nhà văn sử dụng cả phân tích tâm lí, cả bản năng, cả linh cảm, tiềm thức,
vơ thức, nhà văn pha trộn quá khứ, hiện tại, tương lai trong một phút giây” [39, tr. 558].
Phạm Thị Phương, trong luận án tiến sĩ Vấn đề tiếp nhận Dostoievski tại Việt Nam
(2002), cũng nhận xét: “Chịu ảnh hưởng Dostoievski một cách rõ rệt nhất trong văn học Việt
Nam thuộc về nhà văn Nhất Linh” [71, tr. 47], và khẳng định điều đó bằng việc đối chiếu Bướm
trắng với tác phẩm của Dostoievski. Tác giả luận án cho rằng nhân vật Trương là sự pha trộn
giữa nhân vật Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt với nhân vật Dmit’ri Karamazov trong Anh
em nhà Karamazov, là “kiểu nhân vật đặc trưng của Dostoievski đang bị đẩy đến cái lằn rạch
mong manh giữa cái ác tiềm ẩn muốn bùng nổ và hoài niệm muôn đời về cái thiện” [71, tr. 49].
Phát triển quan điểm trên, chúng tôi cũng cho rằng Nhất Linh cịn ảnh hưởng Dostoievski trong
việc xây dựng nhân vật: ơng khơng định sẵn tính cách cho nhân vật, đẩy nhân vật vào ngay tình
huống kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách; tâm lí nhân vật có sự chuyển biến phức tạp, hịa
trộn giữa ý thức và vơ thức, cái có lí và cái phi lí, hiện thực và giấc mơ. Và đó cũng chính là
những luận điểm chúng tơi sẽ triển khai trong luận văn này.

Tóm lại, tuy chưa có cơng trình chun sâu nào so sánh cụ thể Bướm trắng với tác phẩm
của Dostoievski, nhưng dấu ấn của tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng đã được nhiều nhà
nghiên cứu khẳng định. Những ý kiến khẳng định mang tính định hướng ấy là một lối mở để
chúng tơi có cơ sở nghiên cứu chuyên sâu vấn đề hơn.

0. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh
trong sự đối chiếu với một số tác phẩm tiêu biểu của Dostoevski, mà chủ yếu là hai tác phẩm Tội
ác và hình phạt và Anh em nhà Karamazov. Đề tài được chúng tôi khuôn vào một phạm vi
nghiên cứu cụ thể: Dấu ấn Dostoievski trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. Mục tiêu
chủ yếu của cơng trình sẽ là đi sâu phân tích tiểu thuyết Bướm trắng để thấy sự chịu ảnh hưởng
tích cực của Nhất Linh từ Dostoievski. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm
đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và những đặc điểm về kết cấu - cốt truyện của tác phẩm.

0. 4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng,
những ảnh hưởng của Nhất Linh từ Dostoievski về nghệ thuật viết tiểu thuyết; đồng thời thấy


được những nét khác biệt, những sáng tạo của ông trong tiểu thuyết Bướm trắng về kết cấu – cốt
truyện cũng như về xây dựng nhân vật.
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả và thực chứng được chúng tôi sử dụng để lí giải
tính xã hội trong tâm lí, tâm trạng nhân vật Trương, cũng là tâm trạng chung của một thế hệ
thanh niên lạc lõng những năm trước Cách mạng tháng Tám, trong đó có Nhất Linh. Bên cạnh
đó, tìm hiểu quan niệm tiếp thu văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà của ông cũng
có ý nghĩa lớn trong việc đi tìm dấu ấn nghệ thuật tiểu thuyết Dostoievsk trong Bướm trắng.
Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống để có một cái nhìn tổng quan và xác định vị trí
của tác phẩm Bướm trắng trong lịch sử văn học Việt Nam, những đóng góp của Nhất Linh trong
việc hiện đại hóa tiểu thuyết nước nhà trên tinh thần học tập văn học phương Tây, mà cụ thể là
tiểu thuyết Dostoievski.

Sử dụng các thao tác phân tích - tổng hợp, thống kê, chứng minh,… chúng tơi có thể đi
sâu vào các tác phẩm để có những cơ sở thuyết phục cho đề tài của mình.

0.5. Đóng góp của luận văn
Khi chọn đề tài với phạm vi nghiên cứu hẹp này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần chứng
minh cụ thể hơn sự chịu ảnh hưởng tích cực của Nhất Linh từ tiểu thuyết Dostoievski. Khảo sát
vấn đề này, chúng tơi đã phân tích khá sâu một số bình diện quan trọng của tiểu thuyết Bướm
trắng theo hướng tiếp cận một tiểu thuyết hiện đại. Mặc dù Bướm trắng được nhiều nhà phê
bình văn học đánh giá là một đỉnh cao trong nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại Việt Nam giai đoạn
1930-1945, nhưng theo chúng tơi được biết thì chưa có cơng trình nào đi sâu phân tích nghiên
cứu riêng tác phẩm này. Với luận văn của mình, chúng tơi muốn góp tiếng nói khiêm nhường
một lần nữa khẳng định vị trí tiên phong của Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hố văn học
Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò quyết định của văn học phương Tây đối với những nhà
cách tân ưu tú thời kì gia tốc 1930 – 1945.

0.6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 80 trang chính văn. Ngồi phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (2 trang), nội
dung luận văn được triển khai trong ba chương:
- Chương 1 – Một cách nhìn chung về Dostoievski và Nhất Linh (21 trang): là chương
Tổng quan, nhằm giới thuyết về những đối tượng trực tiếp của đề tài: Dostoievski với nghệ thuật
tiểu thuyết hiện đại, Nhất Linh và tiến trình hiện đại hố văn học Việt Nam. Chương này khẳng
định có sự tiếp nhận và ảnh hưởng tiểu thuyết Dostoievski trong sáng tác của Nhất Linh, giúp
chúng tơi có căn cứ để triển khai tiếp các chương sau.
- Trong chương 2 – Dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng – Kết cấu và cốt


truyện (24 ttrang) – trên cơ sở của chương Tổng quan, chúng tơi đi vào vấn đề chính thứ nhất
của luận văn: Xác định dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng, về mặt kết cấu và cốt
truyện. Đây là một trong những yếu tố dễ nhận biết nhất khi đi xem xét ảnh hưởng văn học. Làm
rõ điều này sẽ tạo điều kiện để chúng tơi tiếp tục tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật – một

phương diện quan trọng khác của thi pháp tiểu thuyết hiện đại.
- Ở chương 3 – Dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng – Nghệ thuật xây
dựng nhân vật (23 trang) – cùng với chương 2, chương này giải quyết vấn đề trọng tâm của
luận văn: Xác định dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng, về phương diện nghệ thuật
xây dựng nhân vật. Hai chương này nhằm khẳng định những cơ sở của chương Tổng quan là
hợp lí để mở ra hướng nghiên cứu của chúng tôi.


Chương 1

TỔNG QUAN: MỘT CÁCH NHÌN CHUNG
VỀ DOSTOIEVSKI VÀ NHẤT LINH
1.1. Từ tiểu thuyết Dostoievski đến tiểu thuyết hiện đại Việt Nam
1.1.1. Dostoievski và tiểu thuyết thế kỉ XIX
Dostoievski (1821 – 1881) là nhà văn lớn của nước Nga thế kỉ XIX, được M. Gorki đánh
giá: “là một thiên tài không thể phủ nhận được; với sức biểu hiện như vậy, chỉ có Shakespeare
mới có thể đặt ngang hàng được". Ông là một đỉnh cao của văn học thế giới, nói như Nguyễn
Tuân, là đỉnh núi cao khuất lấp trong sương mù, nhưng càng đến gần thì người ta càng sửng sốt
và ngưỡng mộ bởi sự hùng vĩ và kì bí của nó. Lời nhận định của nhà văn Việt Nam Nguyễn
Tuân cũng chính là ý tưởng của văn hào Pháp André Gide khi đặt Dostoievski cao hơn ngọn núi
L. Tolstoi, coi Dostoievski như “đỉnh cao còn bị che khuuất một nửa, cái khuyên bí ẩn của sợi
dây xích; một vài dịng sơng rộng lượng bắt nguồn từ nơi đó, nơi mà những khát vọng mới của
châu Âu ngày nay có thể giải khát” [34]. André Gide là nhà văn đương thời với Nguyễn Tuân và
Nhất Linh, có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trí thức tiền chiến Việt Nam. Ý kiến của ơng
khơng ít khi trở thành định hướng cho giới cầm bút lúc bấy giờ. Vậy Dostoievski đã có gì cuốn
hút họ? – chính là chủ nghĩa hiện thực, một chủ nghĩa hiện thực mới.
Tiểu thuyết thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ, sôi động, đạt được nhiều thành tựu lớn, trong
đó trào lưu hiện thực chủ nghĩa phát triển ở quy mơ tồn thế giới, nổi bật nhất là tiểu thuyết của
Pháp, Anh, Nga. Các nhà tiểu thuyết lớn đầu và giữa thế kỉ XIX như Dickens, Balzac,… chú ý
vào việc nhận thức, phân tích, cắt nghĩa, lí giải về con người và xã hội, đi tìm tính quy luật xã

hội, tâm lí, sinh lí. Tiểu thuyết hiện thực phê phán của Balzac đã khắc họa sinh động những tính
cách điển hình trong hồn cảnh điển hình, bức tranh xã hội tư sản được soi chiếu ở những vùng
tăm tối, dơ bẩn nhất từ những bi kịch cá nhân. Sau Balzac, chủ nghĩa hiện thực ở châu Âu đi vào
thoái trào, may thay, văn học Nga lúc này bắt kịp văn học châu Âu và tiến xa hơn nữa vào chiều
sâu của hiện thực cuộc sống. L. Tolstoi là nhà văn đầu tiên tái hiện được biện chứng của tâm
hồn, miêu tả đời sống bên trong nhân vật như một quá trình tự vận động. Độc thoại nội tâm
được ông sử dụng như là một phương thức hữu hiệu để khám phá những suy tư, trăn trở, day
dứt, những đắn đo, mưu tính,… đầy phức tạp bên trong con người. Mức độ trần thuật của L.
Tolstoi có tính bao qt, rộng lớn đạt đến tầm vóc sử thi.
So với một số bậc vĩ nhân của thế kỉ XIX như A. Puskin, N. Gogol, L. Tolstoi,…


Dostoievski đến với văn học ít nhiều muộn hơn vì thế sinh mệnh nghệ thuật của ông ngặt nghèo
hơn, bởi ông không thể nào lặp lại những thành tựu sáng chói phía trước cũng như khơng thể
tiếp tục con đường đã bắt đầu mòn của chủ nghĩa hiện thực Nga lúc ấy. Tái hiện hiện thực như
nó vốn có, như có thể quan sát được bằng mắt thường đã bắt đầu khơng cịn thuyết phục được
người đọc. Khơi sâu mạch nguồn Gogol, chủ nghĩa hiện thực của Dostoievski đi vào chiều sâu
tâm hồn con người, hiện thực chạm đến lằn ranh của hư ảo, hiện thực gắn với trực giác, đi đến
tiềm thức, vô thức, giấc mơ, mê sảng, điên loạn. Ơng đưa con người, cuộc sống đến những hồn
cảnh bất thường, nâng những cảnh nhỏ hẹp của đời sống riêng tư đến những cảnh khái quát
mang tính nhân thế, sự khủng hoảng tinh thần của cá nhân thành sự khủng hoảng tinh thần nhân
loại để đưa con người đến câu hỏi lớn về vấn đề tồn tại và ý thức. Để tái dựng hiện thực nội tâm
ấy, nhà văn cần những phương thức khác, một tiếng nói cất lên kiểu khác, được thể nghiệm bằng
một kiểu tiểu thuyết mới – tiểu thuyết phức điệu.
Theo Bakhtin, nhà Dostoievski học lỗi lạc, Dostoievski là người sáng tạo ra tiểu thuyết đa
thanh, phức điệu, cịn trước ơng chỉ là những tiểu thuyết đơn thanh. Trong tiểu thuyết đơn thanh,
nhà văn là người biết hết mọi sự về nhân vật dựa vào những dấu hiệu như hồn cảnh, tính cách,
khí chất, tâm lí,…Nhân vật chỉ như một hình nộm ngoan ngỗn vâng lời tác giả, nhà văn vẫn nói
giọng nói của mình chứ khơng nói bằng giọng của nhân vật. Đến Dostoievski, nhân vật được tự
do và có một vị trí độc lập tương đối, nó tự ý thức về chính mình và thế giới xung quanh, và cư

xử với thế giới ấy bằng suy nghĩ và cá tính của mình. Để đạt được điều ấy, nhà văn đã nói bằng
giọng của nhân vật, và giữ một khoảng cách nhất định với nó, nghĩa là tuy được nhà văn sản
sinh ra, nhưng ngay khi chào đời, nhân vật đã được cắt bỏ cuống rốn và sống cuộc đời tự lập của
nó. Người ta nghe trong tiểu thuyết của Dostoievski khơng phải tiếng nói duy nhất và buồn tẻ
của một nhà tư tưởng, ấy là tác giả, mà là cả một hợp xướng nhiều bè vơ cùng sinh động của
nhiều giọng nói từ các nhân vật. Xuất phát từ quan niệm xem mỗi con người là một cá thể độc
đáo, không trùng lặp, Dostoievski không chấp nhận sự áp đặt, phán quyết nhân vật, mà để cho
nó tự ý thức về chính mình.

Lập trường của tác giả với nhân vật là lập trường đối thoại,

nhà văn đối thoại với nhân vật trên tinh thần dân chủ, theo Bakhtin, “tác giả khơng phải nói về
nhân vật mà nói với nhân vật”, lời nói của nhà văn về nhân vật “như lời nói về người có mặt,
người ấy nghe thấy và có thể trả lời tác giả” [3, tr.268]. Chính nhờ ý thức tơn trọng lời nói của
người khác nên Dostoievski đã tạo nên tính khách quan trong việc miêu tả nhân vật.
Tiểu thuyết của Dostoievski là tiểu thuyết đối thoại, các nhân vật đối thoại cuồng nhiệt
với nhau mà vẫn chưa đi đến điểm chung, nhà văn đối thoại với người đọc và tất nhiên lời nói
cuối cùng vẫn cịn để ngõ. Theo Bakhtin, đối thoại của các nhà văn trước Dostoievski chỉ là giả


vờ, bởi người ta vẫn thấy lấp ló sau tấm bình phong sợi dây điều khiển của tác giả, và ẩn nấp
đâu đó để đưa ra chính kiến của mình. Dostoievski không hề làm trọng tài phân xử cho những
cuộc tranh cãi, ông đứng ở bên này để tranh luận đến sùi bọt mép, rồi lại quay sang đứng bên kia
để tranh luận đến kiệt quệ cả trí tuệ lẫn sức lực. Trong cuộc đối thoại lớn giữa Raskolnikov với
Sonia, ta thấy dường như Dostoievski cũng là kẻ ngoại đạo ngơng cuồng như Raskolnikov, rồi
thấy ơng cũng sùng tín khiêm nhường như Sonia. Trong cuộc đối thoại giữa hai anh em nhà
Karamazov, ta đồng thời thấy ở Dostoievski trí tuệ lạnh lùng của Ivan, và cả trái tim ấm nóng
của Aliosa. Dostoievski khơng bao giờ đưa ra những lời bình luận, những mệnh đề hoặc khẳng
định hoặc phủ định, nhưng khép trang sách cuối cùng lại, ta thấy vang lên lời nói thiết tha của
ơng về một thế giới đại đồng, ở đó khơng có ai đúng ai sai, kẻ xấu người tốt, mà chỉ có tình

thương, lịng bao dung làm giải hịa tất cả. Tiểu thuyết Dostoievski có sức mạnh lay động, thanh
lọc tâm hồn con người nhờ vào tính chất đối thoại ngang quyền và ngang giá trị giữa những
giọng nói trong tác phẩm, khiến người đọc như tự mình vỡ ra chân lí mà khơng có cảm giác nhà
văn chỉ bảo cho.
Để đi vào đời sống tâm hồn nhân vật, các nhà văn thường sử dụng độc thoại, độc thoại
nội tâm và dòng ý thức. Độc thoại nội tâm mà Dostoievski sử dụng cũng là lối độc thoại phức
điệu, chúng ta nghe trong đó cả giọng tự bạch của nhân vật, giọng của người khác đánh giá về
nó, giọng giễu nhại của nhân vật về chính mình.
Kết cấu trong tiểu thuyết Dostoievski hết sức phức tạp, nó không theo một chiều của sự
phát triển một cốt truyện, mà là sự kết hợp của nhiều câu chuyện, kết hợp nhiều hình thức khác
loại vừa văn chương, vừa ngồi văn chương. Tiểu thuyết của ơng có kết cấu lắp ghép, xâu chuỗi
nhiều câu chuyện trên một trục cốt truyện chính, kết hợp với những màn đối thoại mang kích
thước quá khổ, những sự kiện diễn ra quá dồn dập, khiến thời gian như bị kéo dài ra, ngưng
đọng lại. Kết cấu truyện lồng trong truyện này làm ta liên tưởng đến kết cấu lồng khung, xâu
chuỗi trong bộ sử thi vĩ đại Mahabharata của Ấn Độ. Câu chuyện trung tâm trong bộ sử thi vĩ
đại này là cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt” giữa hai nhánh trong một hồng tộc, chỉ diễn ra
trong vịng 18 ngày, nhưng xoay chung quanh nó là nhiều câu chuyện để truy tìm gia phả, giải
thích nguyên nhân xảy ra cuộc chiến, lồng vào đó là những truyện ngụ ngơn, những trang thuyết
giáo, những cuộc đối thoại lớn mang tính hùng biện,…
Kết cấu truyện lồng trong truyện cho phép nhà văn có thể mở rộng chiều kích của tác
phẩm, soi chiếu, bổ sung cho chủ đề từ những góc nhìn, những cảnh đời khác nhau. Chẳng hạn
như trong Tội ác và hình phạt, bên cạnh tuyến chính là “tội ác và hình phạt” của Raskolnikov,
cịn có những tuyến khác như là tuyến gia đình Marmelanov, trong đó có chuyện về bà Katerina


Ivanovna, đặc biệt là câu chuyện về Sonia; cịn có tuyến Dunia với Lugin, với Svidrigailov,…
Những thủ pháp và nguyên tắc kết cấu mới mà Dostoievski cùng với L. Tolstoi mang lại
là sự tổng kết nhiều thế kỉ phát triển của tiểu thuyết châu Âu, đồng thời mở ra những khả năng
phát triển của tiểu thuyết trong thế kỉ sau. Tiếp cận “văn chương Thái Tây”, các nhà văn Tự lực
văn đồn khơng thể khơng lưu ý đến các hình thức và thủ pháp hiện đại ấy.


1.1.2. Dostoievski với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại
Tiểu thuyết hiện đại chỉ là một khái niệm tương đối, tác phẩm này có thể hiện đại trong
thời đại này, nhưng sang thời đại khác nó đã khơng cịn hiện đại. Với thời chúng ta đang sống, ở
những năm đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết hiện đại được hiểu là tiểu thuyết thế kỉ XX, do đó tiểu
thuyết từ thế kỉ XIX trở về trước được ngầm hiểu là tiểu thuyết truyền thống. Một số đặc điểm
của tiểu thuyết hiện đại (trong sự so sánh với tiểu thuyết truyền thống) là:
Thứ nhất, về nhân vật: Nếu như trong tiểu thuyết truyền thống, nhân vật được nhà văn
đặc biệt quan tâm đến lịch sử đời tư, thì nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại hầu như khơng có lai
lịch. Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại xuất hiện chỉ trong một “lát cắt”, một khoảng thời gian
ngắn của cuộc đời mình. Các nhà văn của tiểu thuyết hiện đại ít chú trọng miêu tả tâm lí, khơng
xây dựng tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình, mà chủ yếu hướng tới một tâm trạng,
một tư tưởng triết lí nào đó của con người hiện đại. Nhân vật khơng có tính cách định hình sẵn,
mà phiêu lưu, biến chuyển đầy phức tạp trên trang sách. Nhà văn không ý thức, phán quyết cho
nhân vật mà để cho nhân vật tự ý thức về chính mình và thế giới xung quanh. Dòng ý thức và
độc thoại nội tâm được quan tâm sử dụng khi nhà văn hiện đại đi sâu vào thế giới tinh thần của
nhân vật.
Thứ hai, về kết cấu – cốt truyện: Cốt truyện chính là xương sống của tiểu thuyết truyền
thống, nó mang tính chất kịch, có q trình diễn biến: giới thiệu, phát triển, đỉnh điểm và kết
thúc. Theo đó, kết cấu của tiểu thuyết truyền thống cũng rất chặt chẽ. Cốt truyện trong tiểu
thuyết hiện đại có sự giảm nhẹ chất kịch, giảm nhẹ hành động và xung đột, nới lỏng độ căng,
nhiều khi dẫn đến việc hủy diệt cốt truyện do tính chất đơn giản của hành động, hay do kết cấu
lắp ghép – một trong những đặc trưng của nhiều tiểu thuyết hiện đại.
Thứ ba, về thời gian: Thời gian trong tiểu thuyết truyền thống có tính q trình: Q khứ
– hiện tại – tương lai, nhà văn đặt vận mệnh của nhân vật theo chiều dài thời gian từ khi nó ra
đời cho đến khi về già hoặc chết. Tiểu thuyết hiện đại quan tâm đến thời gian hiện tại, dòng thời
gian như bị cắt khúc, xén mất phần quá khứ và tương lai, chỉ có thời gian hiện tại mới là điều
đáng quan tâm. Dồn nén nhiều sự kiện, nhiều tâm tư trong một khoảng thời gian ngắn là cách
thức thường thấy trong tiểu thuyết hiện đại.



Chúng ta có thể tìm thấy hầu hết những đặc điểm trên của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại
trong sáng tác Dostoievski, mặc dù ông là nhà văn kinh điển của thế kỉ XIX. Chỉ xét mỗi tiểu
thuyết Tội ác và hình phạt, ta cũng thấy rõ điều đó: Câu chuyện diễn ra chỉ trong mười bốn ngày
(Thời gian ở Xibiri chỉ là phần vĩ thanh, không trọng tâm), dồn nén biết bao sự kiện, biến cố,
giằng xé nội tâm của nhân vật Rascolnikov. Cốt truyện tuy có tính chất kịch tính, li kì nhưng giá
trị của tác phẩm khơng phải ở chỗ ấy, mà ở diễn biến nội tâm của nhân vật, ở tính chất đa thanh,
phức điệu, ở sự đối chọi của những tư tưởng, triết lí, ở giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc,… Nhân
vật Raskolnikov là kiểu nhân vật hoàn toàn hiện đại: xuất hiện chỉ trong một khoảng thời gian
ngắn của cuộc đời anh ta, đó là kiểu nhân vật tâm trạng – tâm lí chứ khơng phải kiểu nhân vật
hành động cũng khơng phải nhân vật tính cách. Raskolnikov mang trong mình một tư tưởng lớn
của thời đại, với biết bao suy tư, vật vã trên con đường thử nghiệm, tìm kiếm chính bản thân
mình. Độc thoại nội tâm và dịng tâm tư được Dostoievski sử dụng tối đa nhằm lột tả tận cùng
sâu thẳm thế giới bên trong của nhân vật.
Như vậy, từ một số dấu hiệu trên, có thể khẳng định rằng Dostoievski là nhà văn khởi đầu
cho nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại của thế kỉ XX.

1.1.3. Những bước tiến của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Riêng đối với văn học Việt Nam, có lẽ khơng có khái niệm “tiểu thuyết hiện đại” theo
đúng với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại thế giới, mà chỉ có khái niệm “tiểu thuyết hiện đại”
trong sự đối sánh với tiểu thuyết trung đại về mốc thời gian cũng như về mặt thi pháp. Tiểu
thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX trở đi được xem là tiểu thuyết hiện đại, chúng chỉ “hiện đại”
so với thời trung đại chứ chưa bắt kịp với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại trên thế giới. Ngay
chính thể loại tiểu thuyết cũng là thể loại mới, nở rộ ở đầu thế kỉ XX nhờ việc học tập tiểu
thuyết Tây phương thế kỉ XIX. Trong văn học trung đại, từ “tiểu thuyết” khơng có mặt như là
một thể loại văn học, mà thay vào đó là từ “truyện” để chỉ hình thức tự sự có dung lượng lớn.
Tuy nhiên, thể loại tiểu thuyết không phải là đứa con ngoại lai trong nền văn học Việt Nam, mà
nó vốn có gốc rễ từ các thể loại tự sự của văn học trung đại, đặc biệt là truyện thơ Nôm và tiểu
thuyết chương hồi.

Truyện thơ Nôm được xem là tiểu thuyết được làm bằng văn vần, có lẽ là cội nguồn dân
tộc của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX. Về kết cấu – cốt truyện, truyện thơ Nơm đề tài tài
tử – giai nhân có cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính, kết cấu theo kiểu: gặp gỡ – chia li – đoàn tụ.
Về nhân vật, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ từ đầu, theo kiểu “nhìn mặt mà bắt hình dong”,
và giữ vững tính cách ấy đến cuối tác phẩm. Vì sáng tác bằng văn vần nên truyện thơ Nơm cịn


rất hạn chế trong việc diễn tả cuộc sống cũng như nội tâm nhân vật. Về thời gian, truyện thơ
Nôm quan tâm đến tính tồn vẹn của thời gian một nhân vật tồn tại, nhà văn cần giới thiệu rõ lai
lịch nhân vật, quá trình từ sống cho đến khi chết.
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời kì trung đại mang tính chất văn sử bất phân do lấy
đề tài từ lịch sử. Tính cách nhân vật tuy có được các tác giả khắc họa nhưng vẫn chú trọng vào
những biểu hiện bên ngoài hơn là diễn tả nội tâm. Thời gian mang tính lịch sử biên niên, tuân
thủ theo quy tắc kể lại đầy đủ đầu đuôi ngọn ngành các sự kiện cũng như các nhân vật.
Đến đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam mới thật sự hình thành với đúng thể loại tiểu
thuyết: sáng tác bằng văn xuôi với dung lượng lớn, dùng lối văn giản dị từ cuộc sống hằng ngày,
viết về đời tư nhân vật. Thật ra, từ cuối thế kỉ XIX, văn học nước ta đã có quyển tiểu thuyết
bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, bước đầu mang tính hiện đại, đó là quyển Thầy Lazaro Phiền của
Nguyễn Trọng Quản (sáng tác năm 1887). Tác phẩm thốt khỏi lối văn biền ngẫu, khơng tn
theo kiểu kết cấu truyền thống của truyện thơ Nôm, vào truyện trực tiếp chứ không cần phải kể
đủ lai lịch nhân vật, khơng tn theo thời gian tuyến tính mà đảo ngược thời gian trần thuật: mở
đầu truyện là thời gian thực tại với hình ảnh ngơi mộ thầy Lazaro Phiền, tiếp đến là thời gian
quá khứ qua lời hồi tưởng của người kể về câu chuyện bi thảm của thầy Phiền, kết thúc lại trở về
thời gian thực tại. Điều nhà văn quan tâm khơng phải là những tình tiết éo le của truyện, mà là
thế giới nội tâm, là nỗi buồn đau hối hận day dứt của nhân vật.
Tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết
Việt Nam thời kì hiện đại. Tác giả đã cố gắng diễn tả đời sống tình cảm của lứa đơi, nhưng vẫn
chưa chạm đến bề sâu tâm tư con người, một phần cũng do sự hạn chế của lối văn bóng bẩy, trau
chuốt như truyện thơ. Cốt truyện hấp dẫn với những tình tiết lâm li, những nghịch cảnh trái
ngang là điều nhà văn quan tâm hơn là khám phá tính cách, tâm trạng nhân vật.

Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ban đầu chỉ mới phóng tác một số tiểu thuyết Pháp, về sau
ơng mới thật sự sáng tác những tác phẩm mang đậm phong vị cuộc sống, con người nông thôn
Nam Bộ. Văn xuôi của ơng nơm na, bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tuy nhiên, nhân vật
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vẫn được phân rành rẽ theo hai tuyến nhân nghĩa và bất nhân nghĩa;
cốt truyện phát triển theo sự xung đột giữa hai tuyến thiện – ác ấy. Các nhân vật được xây dựng
theo một kiểu, ít đi sâu vào đời sống nội tâm, đơn giản và đơn điệu về tính cách.
Hai mươi năm sau khi Tố Tâm ra đời, các tác phẩm của Tự lực văn đồn có mặt đã thật sự
khẳng định sự chín muồi về mặt thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. Nhận định về điều này, nhà văn
Nguyên Ngọc viết:


Tơi nghĩ đóng góp quan trọng của Tự lực văn đồn là định hình cho tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại. Từ đầu thế kỉ, văn xuôi của ta phát triển theo một hướng mới. Đầu tiên là các
nhà nho ảnh hưởng Tây học như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. Rồi đến Tố Tâm của
Hoàng Ngọc Phách là một bước phát triển quan trọng. Phải đến Tự lực văn đoàn, tiểu
thuyết mới thật sự có hình thức hiện đại của nó [61, 463].
Nghệ thuật tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn đã bứt phá khỏi những bước chập
chững của tiểu thuyết buổi đầu, ngày càng trở nên vững vàng và trưởng thành. Cách trần thuật
trở nên linh hoạt: vào thẳng ngay giữa câu chuyện chứ khơng kể lể lịng vịng như nhiều tiểu
thuyết trước đó; lời văn trong sáng, giản dị. Nhân vật được chú trọng về diễn biến tâm tư hơn là
mơ tả hành động, tính cách nhân vật trở nên phong phú, phức tạp, đa diện hơn. Trong một số tác
phẩm về sau, có sự giảm nhẹ yếu tố kịch tính, giảm thiểu những tình tiết éo le dị thường trong
cốt truyện, mà tập trung để khai thác tâm lí nhân vật, khắc họa tính cách. Một số tiểu thuyết cốt
truyện dường như “khơng có gì để đọc”, mà chỉ có tâm tư nhân vật như dịng chảy triền miên,
bàng bạc trải dài các trang sách.
Với những bước chuyển biến đó, bộ mặt tiểu thuyết Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản,
nó sẵn sàng hơn cho việc đón nhận những hình thức và thủ pháp mới mẻ, trong đó có của
Dostoievski.

1.2.


Nhất Linh với quan niệm đổi mới văn học

1.2.1. Nhất Linh – con người và sự nghiệp sáng tác
@ – Vài nét về tiểu sử của Nhất Linh
Nhất Linh (1906 – 1963) tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh ở phố huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương, trong một gia đình cơng chức, về sau bố mất việc, cả nhà dựa vào việc buôn
bán tảo tần của mẹ. Ông đi học ở Hà Nội rồi làm việc ở Sở tài chính và bắt đầu sáng tác. Năm
1925, Nhất Linh học vẽ ở Trường cao đẳng Mĩ thuật Hà Nội, nhưng sau không theo đuổi môn
nghệ thuật này.
Năm 1927, ông sang Pháp du học, vừa học nghề làm báo vừa học và tốt nghiệp cử nhân lí
– hóa. Ba năm sau ơng về Hà Nội dạy học, được một thời gian ngắn rồi chuyển sang làm báo.
Năm 1932, Nhất Linh cùng những người bạn ra báo Phong hóa, chủ trương vận động dân chúng
theo phong trào Âu hóa, bài trừ hủ tục của lễ giáo phong kiến, đề cao cái tôi cá nhân. Năm
1933, Nhất Linh thành lập Tự lực văn đoàn với chủ trương, quan điểm sáng tác tiến bộ.
Ngoài việc biên tập báo, sáng tác, Nhất Linh còn hoạt động từ thiện: tổ chức hội Ánh
sáng, giúp dân nghèo. Khi Nhật vào nước ta (năm 1940), Nhất Linh ngừng sáng tác và chuyển
sang hoạt động chính trị. Năm 1951, ơng tun bố khơng làm chính trị nữa và trở lại sáng tác.


Năm 1963, do dính líu vào vụ đảo chính Ngơ Đình Diệm khơng thành, ơng tự vẫn trước khi bị
gọi đến tra vấn.

@ – Vài nét về con người Nhất Linh
Nhất Linh suốt cả cuộc đời khơng ngừng tự hồn thiện và làm mới chính mình. Ơng thử
sức ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề: làm công chức, học vẽ, làm nhà báo, nhà văn, nhà giáo, làm
chính trị. Ơng làm việc với tất cả tâm hồn, theo triết lí tuyệt hảo, luôn đưa ra những ý kiến mới
mẻ.
Con người Nhất Linh mang hai khuynh hướng: khuynh hướng nghệ sĩ và khuynh hướng
cách mạng. Dù là nghệ sĩ hay là nhà cách mạng, Nhất Linh đều làm việc với mục đích: cải tạo,

đổi mới xã hội, san bằng những bất công, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.
Nhất Linh là người có ý thức đổi mới tư duy, học tập những cái tiến bộ của phương Tây.
Từ một nhà “cựu nho”, sau ba năm ở Pháp, ông trở thành người chủ trương đổi mới tư duy theo
Tây phương.
Khi làm biên tập báo, Nhất Linh biết trọng người tài, biết phát huy năng khiếu của từng
người trong từng lĩnh vực. Ông là người phát hiện, khuyến khích những tài năng như Tú Mỡ,
Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo,…

@ – Sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh
Những tác phẩm đầu tay của Nhất Linh như Nho phong (1925), Người quay tơ (1927)
chưa có gì mới mẻ về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật. Nho phong vẫn mang đậm dáng vẻ của
đề tài giai nhân – tài tử trong truyện Nôm. Về tư tưởng, tác giả vẫn theo khuôn khổ của nho gia,
đề cao luân lí, cốt để khuyên người ta dù nghèo nhưng giữ được phẩm giá. Người quay tơ là một
tập truyện ngắn, vừa truyện dịch, vừa sáng tác. Đó vẫn là những tác phẩm mang đậm tính giáo
huấn đạo lí nho phong. Nhà văn miêu tả cảnh vật, tình người vẫn theo lối tượng trưng, ước lệ,
khn sáo; câu văn vẫn có tính biền ngẫu, nhịp nhàng; từ ngữ hoa mĩ, kiểu cách. Vì thế, tác giả
khơng lột tả được đời sống tâm hồn của nhân vật một cách chân thành, tinh tế.
Từ 1933, sau khi thành lập Tự lực văn đoàn, nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong sáng
tác của Nhất Linh trở nên đổi mới hoàn toàn. Đây là thời gian sáng tác sung sức của ông, với
những tác phẩm: Tập truyện ngắn: Anh phải sống, Tối tăm, Hai buổi chiều vàng; Tiểu thuyết:
Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng. Một số
tiểu thuyết luận đề của nhà văn như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,…là những lời lẽ hùng hồn chống đối
những hủ tục, những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho tình yêu và hơn nhân tự
nguyện, giải phóng phụ nữ thốt khỏi bạo hành gia đình. Về nghệ thuật, những tiểu thuyết luận
đề này đã thể hiện một bước tiến mới của tiểu thuyết Việt Nam: xây dựng nhân vật có “xương


thịt”, phân tích tâm lí khá sắc sảo; hành văn trong sáng, giản dị. Tuy nhiên, vì là tiểu thuyết luận
đề nên tiếng nói của tác giả nhiều khi lấn lướt nhân vật, khiến chúng trở thành cái loa phát ngơn
của tác giả.

Khi chuyển sang viết tiểu thuyết tâm lí, Nhất Linh đã tỏ ra tinh tế trong việc khám phá
chiều sâu tâm hồn con người, với một lối văn nhẹ nhàng, trong sáng; cốt truyện khơng có nhiều
kịch tính mà vẫn thu hút được người đọc. Tiểu thuyết Bướm trắng đạt đến đỉnh cao trong sự
nghiệp sáng tác của Nhất Linh, về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Những sáng tác của Nhất Linh ở miền Nam sau 1945 như Xóm cầu mới, Dịng sơng
Thanh Thủy, Thương chồng,… là những tiểu thuyết không được chú ý lắm. Nhà văn không thật
sự sống với nhân vật, mà chỉ ở vai trò một người quan sát, và lối kể chuyện cũng thật nhạt nhẽo.
Nhất Linh đã khơng cịn sinh lực để bắt kịp với bước tiến của đời sống văn học đang sơi động
lúc bấy giờ. Ngay chính Thế Un và Duy Lam, hai cây bút trẻ của văn học Sài Gòn, cháu ruột
gọi Nhất Linh là bác, cũng chỉ coi trọng ơng chứ khơng thích thú lối viết cũ kĩ này. Thế Uyên
viết: “Riêng hai đứa chúng tôi (tức Thế Uyên và Duy Lam – H.T.P.C.) thán phục Nhất Linh tiền
và chấp nhận Nhất Linh hậu chiến” (chúng tôi nhấn mạnh – H.T.P.C) [90, tr.160]. “Chấp nhận”
là lối viết theo kiểu “kính nhi viễn chi”, như các nhà Thơ mới kính trọng Tản Đà, khơng muốn
làm buồn lịng các bậc tiền bối, chứ thật ra độc giả trẻ miền Nam lúc bấy giờ không mặn mà
mấy với những tác phẩm sau này của Nhất Linh.

1.2.2. Quan điểm của Nhất Linh về việc hiện đại hóa văn học
Việt Nam
Năm 1930, khi ở Pháp về, Nhất Linh thành lập Tự lực văn đoàn với phương châm: Tự lực
sáng tác để làm giàu thêm văn học nước nhà; viết bằng lối văn giản dị, dễ hiểu của ngơn ngữ dân
tộc, mang tính bình dân để cho con người và xã hội ngày càng tiến bộ hơn; học tập phương pháp
sáng tác của phương Tây để ứng dụng vào văn chương Việt Nam.
Trước và cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều nhà văn chủ trương học tập văn học
phương Tây để sáng tác. Chẳng hạn như Hồ Biểu Chánh phóng tác các tác phẩm Chúa tàu Kim
Qui từ tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của A. Dumas, Cay đắng mùi đời từ tiểu thuyết Khơng
gia đình của H. Malot, Ngọn cỏ gió đùa từ tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Hugo.
Theo Vũ Ngọc Phan, Em ơi đừng tuyệt vọng của Vũ Bằng là phỏng dịch từ Đêm trắng của nhà
văn Nga Dostoievski; vở kịch Lịng rỗng khơng của Đồn Phú Tứ là phỏng dịch từ vở Người
thầy giáo của nhà văn Pháp Henri Duvernois. Ở mức ảnh hưởng cao hơn, một số nhà văn đã học
tập phong cách sáng tác của các nhà văn phương Tây. Chẳng hạn như trong Vàng và máu, ta

thấy Thế Lữ học tập phong cách huyễn tưởng của Edgar Poe; Vũ Trọng Phụng ảnh hưởng phong


cách tự nhiên chủ nghĩa của Emile Zola, Nam Cao học tập phong cách tâm lí – nội quan của
Dostoievski.
Nhất Linh chủ trương học tập tiểu thuyết phương Tây về phương diện nghệ thuật chứ
không bắt chước cốt truyện, nhân vật, tình tiết trong các tác phẩm ấy. Vì thế, chúng ta thấy ơng
khơng phóng tác, phỏng dịch, mà hồn toàn dựa vào cuộc sống, con người Việt Nam để viết.
Trong tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết, ông bày tỏ quan niệm về cách viết mới:
Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực, cả bề trong lẫn bề ngoài, diễn
được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc sống, đi thật sâu vào sự sống
với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn, bằng cách dùng những chi
tiết về người và việc để tìm hoạt động của nhân vật cùng hành vi, cảm giác và ý nghĩ của
họ. Những cuốn đó cần phải do sự thành thực của tác giả cấu tạo nên, viết bằng một lối
văn giản dị, không giảng giải nhiều và không cần phải chỉ hay về cốt truyện [51, tr.373]
Ơng cịn muốn tạo cho mình một cách viết, một giọng văn riêng: “Tuyệt đích, đối với tôi là viết
giản dị mà không lạt lẽo, rất bình thường mà vẫn sâu sắc, giọng văn hơi điểm một chút khơi hài
rất nhẹ, kín đáo” [51, tr.406]
Cũng trong tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết này, Nhất Linh nhìn nhận lại q trình hiện
đại hóa văn học trong sáng tác của mình: Thuở mới cầm bút, ơng rất yêu thích kiểu viết văn chải
chuốt, theo lối biền ngẫu như các tiểu thuyết thời ấy. Sau đó, ơng chuyển sang viết tiểu thuyết
luận đề để đả phá lễ giáo phong kiến, tuyên truyền cho lối sống mới, tự do về tư tưởng và hành
động. Nhất Linh cho rằng đây là “cái lầm lớn nhất trong đời văn sĩ của tôi”, bởi ông đã “không
theo sát cuộc đời thực là mục đích chính của tiểu thuyết mà đổi cuộc đời thực đi để lại cho luận
đề của mình” [51, tr.355]. Về sau, Nhất Linh quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật tiểu thuyết hiện
đại: Không chú trọng những cốt truyện li kì; khơng thể hiện tư tưởng, lời bình xét của tác giả
trên trang sách; xây dựng nhân vật thật “sống” như cuộc đời, với những mặt xấu – tốt pha trộn
chứ không đơn giản, nhất phiến hoặc tốt hoặc xấu như trong văn học truyền thống. Ông chú ý đi
sâu diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với tất cả những biến chuyển mong manh của tâm hồn.
Bướm trắng thể hiện những cố gắng của Nhất Linh trong việc hiện đại hóa nghệ thuật tiểu

thuyết Việt Nam. Chính Bướm trắng, chứ khơng phải bất cứ một tác phẩm nào khác đã nâng
Nhất Linh lên hàng, như linh mục Thanh Lãng – tác giả nhiều bộ sách nghiên cứu văn học Việt
Nam – nói, “thủ lãnh, tổng thống trong cái nước cộng hòa văn học 1932 – 1945” [81, tr. 218].

1.2.3. Nhận định của Nhất Linh về tiểu thuyết Dostoievski
Tiểu thuyết Dostoievski được dịch sang tiếng Việt khá muộn, bắt đầu từ những năm 50
của thế kỉ XX, qua tiếng Pháp, tiếng Anh chứ không trực tiếp từ nguyên tác tiếng Nga. Nhưng


đó là mặt dịch thuật, cịn thật ra, Dostoievski đã đến với một số độc giả Việt Nam từ trước Cách
mạng tháng Tám 1945 không cần chờ chuyển dịch, họ đọc thẳng từ tiếng Pháp. Nhất Linh từng
du học ở Pháp từ năm 1927, cho nên không loại trừ khả năng ơng đã đọc Dostoievski hay ít ra
đã từng nghe người ta bình luận về nhà văn đang được châu Âu ngưỡng mộ này. Lúc bấy giờ ở
châu Âu không thể nào đếm hết những bài viết về thiên tài Dostoievski, bởi người ta tìm thấy ở
ơng nguồn sáng an ủi soi đường cho nhân loại sau cơn hoảng loạn thế chiến thứ nhất. Ở Việt
Nam thời ấy đã có nhiều trí thức Tây học đến với Dostoievski, mà họ gọi thân mật là Đốt. Nhà
văn Nguyễn Tuân nhớ lại rằng: “Ở Hà Nội đã khối người say Đốt Xtôi, thuở ấy tôi cũng là
người say Đốt” [88, tr.293]. Khi ngồi trong nhà tù thực dân Pháp ông vẫn say mê đọc bốn quyển
tiểu thuyết của Dotoievski. Bộ phim Tội ác và hình phạt dựng theo tác phẩm cùng tên của
Dostoievski được chiếu ở nước ta từ năm 1935 và mùa đông năm ấy nhà văn Nguyên Hồng xem
mà như cảm thấy như bị “dội lửa”. Trong quyển Nhà văn hiện đại, nhà văn Vũ Ngọc Phan tỏ ra
hiểu biết nhiều về tiểu thuyết Dostoievski khi ông chỉ ra Vũ Bằng phỏng dịch truyện Em ơi đừng
tuyệt vọng từ truyện Les nuits blanches (Đêm trắng) của Dostoievski chứ không phải là sáng tác
như nhà văn này công bố.
Việc tiếp nhận, ảnh hưởng Dostoievski cũng có sự chuyển biến rõ rệt, ban đầu từ hiện
tượng mô phỏng bắt chước như kiểu của nhà văn Vũ Bằng đã nói ở trên, đến việc ảnh hưởng
loáng thoáng vài chi tiết trong một số tác phẩm của một số nhà văn, và hơn cả là sự tiếp nhận
sáng tạo về mặt nghệ thuật tiểu thuyết ở nhà văn Nhất Linh, Nam Cao,…
Trong tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh xem Dostoievski cùng với
Shakespeare, Dickens, Tolstoi… là những bậc thầy trong sáng tác văn chương. Những tác phẩm

của họ là “lí tưởng muốn noi theo của phần đông người viết tiểu thuyết” [51, tr. 347]. Nhất Linh
đã từng đọc Tội ác và hình phạt, Anh em nhà Karamazov, Lũ người quỷ ám của Dostoievski và
học tập ở đó nghệ thuật viết tiểu thuyết.
Khi bàn về cốt truyện trong tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng tác phẩm của Dostoievski hay
không phải bởi cốt truyện: “Ở nhà văn Anh Dickens hay Dostoievski cũng có những truyện li kì
nhưng cái hay khơng ở đấy” [51, tr.371]. Những tác phẩm có cốt truyện hay mà xây dựng nhân
vật khơng “sống”, phân tích tâm lí hời hợt thì không thể sánh được với những tác phẩm của
Dostoievski (và của những nhà văn lớn khác).
Nhất Linh đánh giá cao ở Dostoievski và những nhà văn lớn của thế giới sự thành thực,
sâu sắc trong cảm xúc, suy nghĩ. Ông viết: “[…] dưới những cái mà tác giả viết ra lại cịn ẩn
một thứ gì khác, tuy tác giả khơng nói đến nhưng mình cảm thấy rõ và cái đó như chiếu sáng


những cái sâu xa của cuộc đời…” [51, tr.372]. Đó là cảm xúc của Nhất Linh khi đọc Anh em
nhà Karamazov.
Ơng thích thú trước việc Dostoievski đưa tư tưởng, triết lí vào văn chương mà vẫn khơng
làm tác phẩm trở nên nặng nề: “[…] những nhà văn thâm thúy nhất về triết lí mà khơng đả động
tới triết lí vẫn là Shakespeare, Dostoievski” [51, tr.407]
Bên cạnh đó, Nhất Linh tỏ ra công tâm khi không ca ngợi giọng văn của Dostoievski,
thậm chí cho rằng giọng văn đó “nặng nề gị gẫm” và “bí hiểm”. Đó cũng là xu hướng chung
của nhiều người đọc lúc bấy giờ. Trong cuốn Từ điển danh nhân (SG, 1964) Trịnh Chuyết than
phiền về lối viết của Dostoievski: “Tiểu thuyết của tiên sinh rườm rà, khó hiểu, nhiều chi tiết
quá, có những đoạn quá đen tối, quá thê thảm” [11, tr.19]. Nguyễn Hiến Lê cũng có nhận xét
tương tự đối với Chàng ngốc, Đầu xanh tuổi trẻ, Người chồng muôn thuở. Không thán phục
giọng văn Dostoievski, nhưng Nhất Linh lại vô cùng ca ngợi kĩ thuật viết của nhà văn này; trong
các tiểu luận của ông, hễ cứ bàn đến kĩ thuật viết là Nhất Linh lại nhắc đến Dostoievski. Điều
trên giải thích tại sao Bướm trắng mang nhiều dấu vết kĩ thuật viết của Dostoievski, chứ không
phải là giọng điệu.
Nhất Linh không phải là trường hợp duy nhất đề cao và học tập Dostoievski. Cùng thời
với Nhất Linh cịn có Thạch Lam, Vũ Bằng, Đinh Gia Trinh,… là những nhà văn có ý thức học

tập văn phong của các nhà văn lớn trên thế giới để sáng tác.
Thạch Lam, em ruột của Nhất Linh, trong tiểu luận Theo dòng, cũng rất khâm phục tài
năng của các nhà văn lớn nước Nga, trong đó có Dostoievski. Ông cho rằng Dostoievski “có lẽ
là nhà viết tiểu thuyết có giá trị nhất của thế kỉ và trên hồn cầu” [47, tr.307]. Thạch Lam học
tập Dostoievski tấm gương cẩn thận câu chữ khi sáng tác văn chương. Ông bày tỏ mình thích
văn học Nga và Anh hơn văn học Pháp, bởi văn học Pháp lí trí nhiều quá, làm ơng phục chứ
khơng thích, trong khi đó “những tiểu thuyết Anh, Nga ta thấy linh động như cuộc đời, cả bề
rộng lẫn bề sâu” [47, tr.314]. Và những nhận xét này của Thạch Lam cũng được Nhất Linh tán
thành, nhắc lại ở tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết.
Nhìn chung, Nhất Linh đánh giá cao tiểu thuyết Dostoievski và có ý thức học tập nhà văn
bậc thầy này trong sáng tác văn chương, cụ thể là trong cách xây dựng nhân vật, ở sự thành thực
của cảm xúc, ở cách thể hiện tư tưởng triết lí sao cho khéo léo. Bên cạnh đó, Nhất Linh bày tỏ
sự khơng tán đồng giọng văn của Dostoievski, nó quá phức tạp, rắc rối, khó hiểu, hình như là
khác với cảm quan văn học của Nhất Linh và cũng là của phần đông người Việt Nam – yêu
thích lối văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Nghĩa là, Nhất Linh đến với Dostoievski với một lòng
ngưỡng mộ sâu sắc, nhưng chủ động trong tiếp nhận và học tập.


1.2.4. Vị trí của Bướm trắng trong sáng tác của Nhất Linh
Bướm trắng là một đỉnh cao, một bước đột phá trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất
Linh. Với tác phẩm này, kĩ thuật viết tiểu thuyết “theo phương pháp Thái Tây” của thủ lĩnh Tự
lực văn đoàn đã đạt đến hoàn hảo, đánh dấu cột mốc già dặn nhất đời văn của ông sau những
thành công ở Đôi bạn, Đoạn tuyệt. Đó là lời vinh danh của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín, như
Bùi Xn Bào, Huỳnh Phan Anh, Phạm Thế Ngũ, Đỗ Đức Hiểu,…Võ Phiến ghi nhận sự thốt
thai nhanh chóng lạ lùng của Nhất Linh từ Đoạn tuyệt chuyển sang Bướm trắng:
Chỉ trong vòng thời gian chưa đầy năm năm ông (tức Nhất Linh – H.T.P.C) từ bỏ quan
niệm viết cho luận đề một thời để nhảy sang quan niệm viết cho cái hay muôn thuở,
chuyển từ mục tiêu nhân sinh sang mục tiêu nghệ thuật. Sau Bướm trắng quan niệm ấy
được nghiên cứu cứu kĩ, làm nền tảng cho những sáng tác của Nhất Linh hậu chiến [67].
Trước Bướm trắng, mặc dù những tiểu thuyết luận đề của ông như Đoạn tuyệt, Lạnh

lùng,... khi mới ra đời được người đọc tán thưởng nồng nhiệt, nhưng các tác phẩm này chỉ có giá
trị nội dung – tư tưởng trong một giai đoạn, đáp ứng yêu cầu cải cách xã hội lúc bấy giờ. Vì thế
mà khơng lâu sau, người ta chẳng mấy hào hứng khi đọc chúng nữa. Chính Thạch Lam cũng phê
phán Đoạn tuyệt ở cái kết thúc khiên cưỡng, ông viết: “Những lời kết tội nghiêm khắc của ơng
chưởng lí đại diện cho lề lối phong tục cũ và những lời cãi hùng hồn của trạng sư, khiến chúng
ta buồn cười” [47, tr. 285]. Ngay cả Nhất Linh sau hai mươi năm nhìn lại, ông viết: “Giở Đoạn
Tuyệt đọc lại tôi thấy chỉ có một vài đoạn tả mẹ chồng, nàng dâu có đơi chút giá trị” [51,
tr.354]. Thế Uyên, thế hệ trẻ của văn học miền Nam trước giải phóng, cháu gọi Nhất Linh bằng
bác ruột, đã nhận xét: “Những cuốn nổi tiếng thời trước như Đoạn tuyệt bây giờ xa lạ như một
mái tóc đi gà. Những cuốn lúc mới ra đời bị thờ ơ như Bướm trắng lại có giá trị hơn” [90,
tr.32]. Những ý kiến của các nhà nghiên cứu gần đây (Thụy Khê, Võ Phiến, Huỳnh Phan
Anh,…) vẫn tiếp tục nhất trí để Bướm trắng giữ vị trí đầu bảng trong sáng tác của Nhất Linh và
các tác giả Tự lực văn đoàn. Trong bài Nhất Linh, Huỳnh Phan Anh đưa ra ba lí do tại sao ơng
bầu chọn Bướm trắng, nhấn mạnh rằng tác phẩm này là “cái đỉnh quan trọng nhất của nghệ
thuật Nhất Linh”, là “một lời nói khơng của chính tác giả trước lối mịn của quá khứ” [1, tr.
255-256]. Thụy Khê khẳng định:
Nhất Linh, với Bướm trắng, đã tìm ra một con đường tiểu thuyết khác hoàn toàn khác
trước và bỏ xa những bạn đồng hành. Trong khi những người cùng thời với ông vẫn còn
miệt mài trong tiểu thuyết hiện thực xã hội, ông đã bước ra ngoài hiện thực và đi vào địa
hạt nội tâm. Khi mọi người vẫn là bác sĩ tồn khoa, ơng đã trở thành bác sĩ chun mơn,
dùng phương pháp nội soi để chiếu vào những ngõ ngách sâu xa nhất của tâm hồn con


người, đối diện giữa sống và chết, với tình yêu và cái chết, với cao cả và tội ác, với định
mệnh và hư vô [92].
Bướm trắng là tác phẩm thành công nhất của Nhất Linh, đưa nhà văn tiến gần đến nghệ
thuật tiểu thuyết hiện đại. Khi viết Bướm trắng, Nhất Linh đã từ bỏ lối viết tiểu thuyết luận đề từ
bỏ việc lấy văn chương làm công cụ tuyên truyền cho vấn đề cải tạo xã hội, để thể hiện đúng
bản chất văn chương: chỉ đơn giản là cảm nghiệm cuộc sống. Về mặt nghệ thuật, Bướm trắng
vượt xa những tác phẩm khác, nó như là phút thăng hoa, là sự kết tinh tài năng sáng tác trong

nghiệp văn của tác giả. Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ trong khi triển khai vấn đề ở những
chương tiếp theo.
Sự thành công của Bướm trắng trước hết là ở nghệ thuật, mà nghệ thuật ấy mang nhiều
dấu vết của Dostoievski1, điều này chúng tôi sẽ chứng minh ở hai chương sau. Nhưng trước hết,
chúng tôi xin nêu ra một vài nhận xét để khẳng định có một sự kế thừa và học tập ở nhà văn Nga
vĩ đại của tác giả Bướm trắng: Bùi Xuân Bào khẳng định rằng độc thoại nội tâm của Trương là
cách độc thoại “mà Dostoievski đã sử dụng” [5, tr. 350]. Thế Phong xác định: “Bướm trắng là
mượn hơi ngắn của một hơi trường thiên Crime et Châtimen của Dostoievski” [72]. Phạm Thế

Ngũ viết: “Người ta thấy rõ ảnh hưởng của Dostoievski, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật
Trương xem xét cái thiện và cái ác dưới con mắt hoà đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội
lỗi trong tâm hồn mình” [62]. Phan Cự Đệ nhận xét:
Sự đắn đo của Trương lúc thụt két, sức hấp dẫn ma quái của ánh thép ở tủ sắt làm ta nhớ
tới cuộc đấu tranh nội tâm của Raskolnikov trước cái chết của mụ già cho vay lãi. Nhìn
chung cuốn tiểu thuyết này của Nhất Linh có một bình diện phụ (arriere plane) mang tính
siêu hình và tơn giáo, ảnh hưởng vài chương của Tội ác và hình phạt của Dostoievski
[28, tr.291].
Nguyễn Huệ Chi viết:
Khác hẳn loại tiểu thuyết luận đề đã viết từ trước, Bướm trắng đánh dấu một thay đổi
lớn trong quan niệm nghệ thuật của Nhất Linh. Với ông, nghệ thuật khơng cịn là sự khám
phá con người từ bên ngồi, mà từ chính thế giới phức tạp bên trong của nó. Con người
hiện ra khơng chỉ như một chứng nhân xã hội, do sự sắp đặt và định hướng của những
xung lực tinh thần nào đấy. Mà trước hết, con người suy nghĩ, hành động như một sự tự
1

Ngay cả những ý kiến chê bai chất lượng tiểu thuyết Bướm trắng cũng vẫn công nhận sự chịu ảnh hưởng từ Dostoievski của
Nhất Linh. Ví dụ như ý kiến của Trọng Đạt: “Cốt truyện Bướm trắng giả tạo, mối tình Trương – Thu nhạt nhẽo. Kỹ thuật mơ tả
tâm lí nhân vật bắt chước Dostoievski một cách vụng về. Tác giả dựng lên một nhân vật Trương điên điên khùng khùng, theo kiểu
các nhân vật chính trong các truyện của Dostoievski như Người chồng vĩnh cửu, Thằng ngốc, Tội ác và hình phạt. […] Nhìn
chung, Bướm trắng là một tác phẩm đua đòi bắt chước Phương Tây một cách vụng về, giả tạo, đây là một tác phẩm thất bại của

Nhất Linh”. [Những tác phẩm cuối cùng của Nhất Linh, nxb Đại Nam, 2003, nguồn: Việt Nam thư quán. Thư viện.online].


thực hiện, ở đó có sự chi phối của cả ảo giác và thực tại, vô thức và hữu thức […] Nhất
Linh không cố ý bày ra cho người đọc một mẫu người trải qua đấu tranh để trở về với
đạo đức. Ơng chỉ soi tỏ những ngóc ngách khuất tối trong tâm hồn, nó chi phối hành
động của người ta một cách bất chợt, ngẫu nhiên, không thể tiên liệu . [89, tr.178]
Về cốt truyện: sẽ khó nhận thấy một sự trùng khít nếu so sánh Bướm trắng với bất kì tác
phẩm nào của Dostoievski. Sự trùng khít này đã từng thấy khi so sánh rất nhiều tác phẩm của
Hồ Biểu Chánh với vài tiểu thuyết của Victor Hugo, Hecto Malot, hay so sánh truyện Em ơi
đừng tuyệt vọng của Vũ Bằng với truyện vừa Đêm trắng của Dostoievski. Nhưng đối tượng của
Văn học so sánh không chỉ dừng lại ở sự tương đồng đơn giản và dễ nhận biết như thế, mà còn
là những tương đồng về loại hình, phức tạp và lí thú hơn. Chúng tơi cho rằng Bướm trắng tuy
không sao chép lại y nguyên cốt truyện Tội ác và hình phạt, nhưng lại mang tư tưởng của kiệt
tác đó. Về điều này, khơng ít nhà nghiên cứu đi trước (Thế Phong, Bùi Xuân Bào, Phan Cự Đệ,
Phạm Thị Phương,…) đã khẳng định. Sự tương đồng về một số hình tượng nhân vật: có
những nhân vật trong tác phẩm Bướm trắng dễ làm ta liên tưởng đến hình ảnh, cuộc đời, cách
ứng xử của một số nhân vật của Dostoievski. Đó là những Trương, Thu, Mùi, Nhan. Theo Phạm
Thị Phương, Trương là “sự pha trộn giữa anh sinh viên luật học Raskolnikov bí hiểm, đầy toan
tính với chàng sĩ quan Dmit’ri Karamazov hoang đàng, náo động, cao thượng và đắm say” [71,
tr.120]. Nam nhân vật này cũng xung vào hàng loạt mối quan hệ cả tế nhị lẫn rắc rối với những
nhân vật khác, theo kiểu của Dostoievski: với cô gái nhà lành tên Thu (như mối quan hệ của
Dmit’ri với Katerina Ivanovan trong Anh em nhà Karamazov), với cô gái làng chơi tên Mùi (như
mối quan hệ của Dmit’ri với Grusenca trong Anh em nhà Karamazov, của Raskolnikov với
Sonia trong Tội ác và hình phạt).
Trong quan hệ với cô gái khuê các, Trương (cũng như Dmit’ri) đều có cái nhìn “kính nhi
viễn chi”, đứng sang bên để chiêm ngưỡng, khơng dám chia sẻ tâm tình, rồi cuối cùng cũng
nhận thức được rằng mình khơng xứng đáng với “nàng tiên đứng trong vừng ánh sáng không
chút bụi” ấy. Dmit’ri nhận ra rằng vị hôn thê của mình “chỉ yêu đức hạnh của nàng”, nàng mãn
nguyện trước chiến công “cứu giúp con người sa ngã” và cuối cùng đã nhanh chóng rời xa

chàng hơn phu tai tiếng. Trương cũng cảm nhận như thế ở Thu: nàng tự hào vì che chở cứu vớt
một tâm hồn lầm lạc, nhưng cuối cùng đã quyết định cần giữ lấy tiếng đức hạnh mà rời xa anh
chàng người yêu lắm rắc rối.
Giống như Raskolnikov và Dmit’ri, trong mối quan hệ với cơ gái làng chơi, Trương cảm
thấy khơng phải “gồng mình”, dấu giếm, làm bộ làm tịch chơi trị “tâm lí chiến”, chàng dễ dàng
cư xử và thành thật bày tỏ tâm tình của mình, khơng so đo tính tốn. Cũng như Raskolnikov,


Trương dốc đồng xu cuối cùng đưa cho cô gái điếm để cứu vớt đời cô. Và cả hai chàng trí thức
đó đều tìm đến các cơ gái ấy để “xưng tội”, để nhận được sự sẻ chia.
Sơ bộ vài nét như trên, một lần nữa chúng tôi khẳng định có sự tương đồng ở nhiều
phương diện giữa Bướm trắng với sáng tác của Dostoievski. Đây không phải là trùng hợp ngẫu
nhiên mà là kết quả của sự dụng công học tập Dostoievski của Nhất Linh. Chính sự ảnh hưởng
này đã góp phần làm mới lạ, tăng sức hấp dẫn và tăng giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Bướm
trắng.
Sau Bướm trắng, như chúng tơi trình bày ở phần trước, Nhất Linh lại trở về với lối viết
cũ, không đủ sức hấp dẫn thế hệ độc giả mới. Những tác phẩm như Dịng sơng Thanh Thủy,
Xóm Cầu Mới,… có cách quan sát cuộc sống như người đứng ngoài cuộc, nhà văn chưa thật sự
thâm nhập vào cuộc sống của người lao động.
Tóm lại, ở chương 1 này, chúng tơi đã trình bày một cách tổng quát về tiểu thuyết của
Dostoievski và của Nhất Linh, sau đó sơ bộ chỉ ra ý thức học tập Dostoievski của Nhất Linh. Ở
chương 2 và chương 3, chúng tơi sẽ phân tích và chứng minh cụ thể hơn dấu ấn tiểu thuyết
Dostoievski trong tác phẩm Bướm trắng.


Chương 2

DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI
TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN
2.1. Đặc điểm kết cấu – cốt truyện của tiểu thuyết Dostoievski

Theo Bakhtin, tiểu thuyết đa thanh của Dostoievski có kết cấu – cốt truyện của thể loại
tiểu thuyết phiêu lưu châu Âu. Tiểu thuyết phiêu lưu châu Âu có nguồn gốc sâu xa từ các thể
loại cười cợt – nghiêm túc, kết hợp giữa đối thoại kiểu Socrate, trào phúng Menippe và Carnaval
hóa.
Đối thoại kiểu Socrate dựa trên tinh thần tự do dân chủ giữa những người tham gia tranh
luận, chân lí do va chạm nảy lửa mới trường tồn, chân lí thuộc về mọi người chứ khơng chỉ
riêng ai. Đó khơng phải là kiểu đối thoại hỏi – đáp của thầy trò Khổng Tử, khi mà thầy là người
nắm hết chân lí, trị chỉ là kẻ đón nhận điều hay lẽ phải. Đối thoại bình đẳng kiểu Socrate khiến
cho những cuộc tranh luận trở nên sôi nổi, cho đến khi kết thúc câu chuyện, các vấn đề vẫn chưa
ngã ngũ, vẫn còn dang dở, khuyến dụ người ta tiếp tục con đường kiếm tìm.
Trào phúng Menippe gia tăng yếu tố cười cợt so với đối thoại kiểu Socrate, nó đậm chất
hư cấu, hoang tưởng, phiêu lưu. Ở Menippe, cịn có cả những thể nghiệm những trạng thái tâm lí
– đạo đức bất thường của con người, những hành vi, ứng xử kì quặc, như trong cơn mê sảng.
Carnaval là hình thức lễ hội dân gian, như là sự giải phóng những ức chế của con người
khỏi cuộc sống trật tự, khuôn khổ. Carnaval diễn ra ở quảng trường, ở đấy mọi người có thể giao
tiếp suồng sã, thoải mái, khơng cịn sự ngăn cách địa vị, thứ bậc. Hành động chủ đạo của
carnaval là sự tấn phong và hạ bệ vua carnaval, thay đổi trang phục, thể hiện một cảm quan độc
đáo về cuộc sống: cảm hứng về sự thay thế, đổi mới; khơng có gì là tuyệt đối cả, chỉ có tính
tương đối đầy vui nhộn của cuộc sống. Cảm quan carnaval về thế giới khiến người ta nhìn sự đổi
thay của cuộc đời nhẹ nhàng như một trò đùa. Tiếng cười carnaval mang tính giễu nhại, nhạo
báng mọi thứ thiêng liêng, hạ thấp cái nghiêm trang để có thể tiếp xúc một cách suồng sã. Hiện
tượng carnaval hóa văn học có tác dụng phá vỡ mọi rào cản giữa các thể loại, xóa bỏ mọi sự
khép kín, ngăn cách; chi phối đến cốt truyện; hay đem lại thế giới quan về tính chóng vánh của
những đổi thay trong cuộc đời,…
Cốt truyện phiêu lưu khơng dựa vào hồn cảnh ổn định của nhân vật như tiểu sử, hoàn
cảnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội,… mà nó có thể phát triển tuỳ ý. Cuộc đời con người đầy rẫy
những bất trắc, biến động; khơng có điều gì là bất biến cả. Cuộc sống khơng bằng phẳng, với



×