Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Thiên nhiên trong thơ chữ hán nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.87 KB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thu Trang

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thu Trang

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN CƠNG KHANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012



1

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ
Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam. Cho phép tôi được bày tỏ lịng biết ơn
đến gia đình - nguồn sức mạnh to lớn, giúp tôi đi hết chặng đường vừa qua.
Tôi cũng xin được cảm ơn các Thầy, Cô khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, dìu dắt tơi trong suốt q trình học tập.
Xin được bày tỏ lời tri ân đến Cô Lê Thu Yến - người đã mang lại cho tơi
nguồn cảm hứng và tình u thơ chữ Hán Nguyễn Du, đồng thời cũng là người gợi
ý tôi đến với đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Phan Công Khanh,
người đã luôn tận tình chỉ bảo, dạy dỗ định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn BGH Trường THCS – THPT Ngôi Sao, tất cả bạn bè,
đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


2

Trang phụ bìa

MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4

2.

Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 7

3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 11
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 11

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12
6.

Cấu trúc của luận văn............................................................................................... 12

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................ 14
1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán của Nguyễn Du ............................................................ 14
1.1.1. Nguyễn Du ......................................................................................................... 14
1.1.1.1. Thời đại ....................................................................................................... 14
1.1.1.2. Thân thế và cuộc đời Nguyễn Du ............................................................... 16
1.1.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ............................................................................ 20
1.2.Thiên nhiên trong thơ trung đại ................................................................................. 29
1.2.1. Thiên nhiên trong thơ thiền thời Lý – Trần ( thế kỷ X- XIV) ........................... 31
1.2.2. Thiên nhiên trong thơ thời Lê (thế kỷ XV) ........................................................ 34
1.2.3. Thiên nhiên trong thơ từ thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII............................ 37
1.2.4. Thiên nhiên trong thơ từ nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX .............. 40
CHƯƠNG 2 : TỪ CẢM THỨC THIÊN NHIÊN ĐẾN TÂM SỰ VÀ TRIẾT LÝ VỀ
CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN DU ........................................................................................ 43
2.1. Cảm thức thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du .............................................. 43
2.1.1. Thiên nhiên mang màu sắc đạm bạc, tĩnh lặng .................................................. 46
2.1.2. Thiên nhiên gần gũi, hiền hòa ............................................................................ 53

2.1.3. Thiên nhiên dữ dội, nguy hiểm .......................................................................... 60
2.2. Thiên nhiên và tâm trạng của Nguyễn Du ................................................................ 66
2.2.1. Thiên nhiên và tâm trạng u buồn ....................................................................... 67
2.2.3. Thiên nhiên và tâm trạng cô đơn ....................................................................... 73
2.2.4. Thiên nhiên và tâm trạng băn khoăn, trăn trở, day dứt ...................................... 82
2.3. Thiên nhiên và triết lí về cuộc đời của Nguyễn Du .................................................. 90


3

CHƯƠNG 3 : NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU ...................................................................................................................... 97
3.1. Hình ảnh .................................................................................................................... 97
3.1.1. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng ............................................................................. 97
3.1.2. Hình ảnh gần gũi, giản dị, mộc mạc ................................................................ 103
3.2.Giọng điệu................................................................................................................ 108
3.3 . Bút pháp ................................................................................................................. 119
3.3.1 Miêu tả chân thực.............................................................................................. 119
3.3.2. Tả cảnh ngụ tình .............................................................................................. 125
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 134
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 139


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhắc đến Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc, nhiều người chỉ nhớ đến
Truyện Kiều mà quên rằng thơ chữ Hán cũng là một cơng trình có giá trị to lớn.

Chúng ta sẽ thật sự thiếu sót nếu chỉ nói đến Truyện Kiều như một đỉnh cao chói lọi
mà quên dành cho thơ chữ Hán một sự quan tâm và vị trí xứng đáng. Thơ chữ Hán
của Nguyễn Du, theo giáo sư Mai Quốc Liên “là những áng văn chương nghệ thuật
trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong
một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơ
chữ Hán của Trung Quốc nữa”. (Lời nói đầu, Nguyễn Du tồn tập, Tập 1, Nxb Văn
học, 1996).
Chữ Hán là loại chữ tượng hình, bản thân nó mang những kí hiệu tượng
trưng, gợi nghĩa. Mỗi bài thơ chữ Hán là một không gian mang tính hội họa và gợi
mở về thế giới hiện thực – thế giới cảm xúc. Chính vì vậy mà thơ chữ Hán khó đến
với người đọc, mặc dù với Nguyễn Du, đây thật sự là quyển nhật kí về cuộc đời
cũng như bản thân ơng. Những tư tưởng, tình cảm, trăn trở và day dứt trong tâm
hồn được thi nhân bộc lộ rõ trong 3 tập thơ chữ Hán.
1.2. Để tìm hiểu giá trị thơ chữ Hán, mỗi người có thể chọn cho mình một
phương diện, một khía cạnh nào đó. Có người nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật, có
người tìm hiểu vấn đề tâm linh trong thơ chữ Hán, một số khác muốn khám phá về
những nổi niềm trắc ẩn của Nguyễn Du thể hiện trong thơ hay con đường hoạn lộ
mà ông đã trải qua. Chúng tôi chọn thiên nhiên làm đối tượng nghiên cứu của mình.
Từ xưa, trong cái nhìn của con người, thiên nhiên là cả nguồn sống vô cùng
phong phú. Đến với thiên nhiên, vô vàn cảnh đẹp hiện ra. Đó là nguồn chất liệu quý
trong sáng tạo nghệ thuật, mà văn học không phải là một ngoại lệ.
Con người sáng tác văn học, cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên trước tiên bằng
các giác quan của mình. Sau đó, qua hệ thống ngơn ngữ và bằng cách sử dụng ngôn
ngữ, họ sẽ trau chuốt, tô vẽ lại bức tranh thiên nhiên và đưa vào tác phẩm của mình.
Thiên nhiên hiện ra trong văn học bằng chính cái vốn có của nó như màu sắc, âm


5

thanh, hương vị, dáng vẻ… nhưng ẩn sau chất hiện thực ấy, thiên nhiên cịn là

“trung tâm phát sóng” của tâm hồn.
Việc phát hiện ra những vẻ đẹp, những mực thước, khuôn mẫu và quy cách
trong các hiện tượng thiên nhiên là cả một q trình tìm tịi, nghiên cứu, hoạt động
tích cực, địi hỏi người ta phải làm bằng cả con tim và khối óc, cả tình cảm và trí
tuệ. Như vậy, thiên nhiên gắn chặt với văn học, khơng thể hình dung văn học sẽ thế
nào nếu thiếu vắng thiên nhiên. Xin lấy văn học Việt Nam như một minh chứng.
Thiên nhiên có mặt khắp mọi nơi trong văn học nước ta, từ văn học truyền miệng
cho đến văn học viết.
Thần thoại cắt nghĩa thiên nhiên vô cùng ngộ ngĩnh: thần trụ trời móc đất đá
xây trụ đội trời lên, rồi bỗng dưng vứt chúng tung tóe trên mặt đất để thành núi,
thành gị và chỗ bị móc lại thành hồ thành sơng… Cổ tích Trầu cau tìm thấy tình
cảm anh em, vợ chồng tượng trưng trong đá vôi, dây trầu và cây cau. Tục ngữ lại
càng ẩn chứa những bài học mn đời bằng hình ảnh thiên nhiên:“Mau sao thì
nắng, vắng sao thì mưa”; “Mống đơng vồng tây, chẳng mưa dây cũng giật bão”.
Còn trong văn học viết thì bức tranh thiên nhiên hiện ra vơ cùng phong phú,
và đa dạng. Lần giở lại các tập thơ của những nhà thơ thiền thời Lý – Trần, thiên
nhiên hiện diện trên khắp trang thơ. Đến với Nguyễn Trãi, ta khơng thể qn hình
ảnh mưa thu rơi nhẹ trên khóm trúc, đầu nhà ai làn gió xuân mát nhẹ thổi ngang
bình dị, thanh tao mang theo hương lan thoang thoảng:
Mưa thu tưới ba đường cúc
Gió xuân đưa một lãnh lan
(Ngơn chí, 16)
Văn học cổ điển đã vậy, văn học lãng mạn cũng đắm mình trong thiên nhiên.
Trách móc vu vơ thật ra là mời mọc về chơi thôn Vĩ, nơi có cảnh đẹp mà người
cũng nên thơ:
Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc



6

Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Văn học cách mạng, hướng tới lí tưởng chiến đấu giải phóng dân tộc, xây
dựng cuộc sống độc lập, tự do cho đất nước, tưởng ít gặp gỡ thiên nhiên, thực ra
khơng phải vậy. Có lúc người ta nghĩ rằng làm cách mạng thì khơng cịn biết u
trăng hay u sự n tĩnh của một dịng sơng. Nhưng trong kháng chiến gian lao,
người ta vẫn không quên dành tình cảm cho những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.
Hồ Chí Minh đã từng vẽ nên một khung cảnh thật đẹp, nơi đó có con thuyền về giữa
đêm trăng sáng của mùa xuân:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời đêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Rằm tháng Giêng – Hồ Chí Minh)
Đi qua mọi thời đại, thiên nhiên vẫn ln là một thứ nam châm có sức hút vô
cùng mạnh mẽ đối với tâm hồn nhạy cảm của các thi nhân. Nguyễn Du – đại thi hào
dân tộc – cũng khơng nằm ngồi quy luật thẫm mỹ ấy.
Đến với đề tài “Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du”, người viết biết
rằng đây không phải là một công việc dễ dàng. Chúng tôi đến với đề tài này từ sự
trân trọng, cảm mến tài năng của Nguyễn Du, từ lịng u thích của bản thân đối với
thơ ca Nguyễn Du và đặc biệt là ba tập thơ chữ Hán của thi nhân. Tuy nhiên, công
việc này chỉ có lịng u thích và sự say mê thơi thì chưa đủ. Bởi thiên nhiên trong 3
tập thơ không chỉ đơn thuần là bức tranh phong cảnh của thế giới khách quan mà
đằng sau nó chứa đựng biết bao tâm sự, day dứt, trăn trở và băn khoăn của thi nhân,
để hiểu được tất cả những điều đó khơng phải đơn giản, đây chính là thách thức đối
với người nghiên cứu.
Với trình độ và đặc biệt là vốn kiến thức về chữ Hán có hạn, chúng tơi đến
với đề tài này bằng tinh thần học hỏi, mong muốn thử sức mình để góp một phần

nhỏ bé trong q trình tìm hiểu về giá trị thơ chữ Hán Nguyễn Du.


7

Trên đây là những lý do chúng tôi chọn đề tài Thiên nhiên trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền văn học dân tộc, Nguyễn Du là nhà thơ hàng đầu có nhiều đóng
góp to lớn. Cho nên, đã có rất nhiều người nghiên cứu về sáng tác của ơng. Tuy
nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tơi thì do mục đích của các cơng trình chi phối
nên vẫn chưa có một nghiên cứu nào chuyên biệt nào đi sâu vào tìm hiểu về thiên
nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Một số nhà nghiên cứu có đề cập đến những
khía cạnh nhất định như Lê Trí Viễn, Lê Thu Yến, Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, Nguyễn
Thị Huyền Thương…
Trong cơng trình Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du (Lê Thu
Yến, Nxb Thanh niên, 1997) khi viết về khơng gian nghệ thuật tác giả có đề cập đến
một số khía cạnh thiên nhiên. Trên bình diện khơng gian nhỏ hẹp, tác giả nhắc đến
vẻ lạnh lùng, vô tình của thiên nhiên với thi nhân. Con người ln khát khao được
nhìn thấy vẻ tươi sáng rạng ngời của trăng, của ngày xuân nhưng phần nhận được
chỉ là bóng cây xanh trùng điệp và đầy âm u. Nguyễn Du u mùa xn nhưng nó
khơng thuộc về ơng, thiên nhiên và thi nhân dường như có một khoảng cách rất xa,
xung quanh căn nhà của thi nhân bao phủ một màu xanh của sắc núi, sắc xanh âm u
không chút ánh sáng; ngồi cửa có hoa cúc vàng tươi những tưởng sẽ ăn được
nhưng thực tế khơng phải vậy…
Trong bình diện khơng gian rộng lớn, tác giả có chỉ ra tất cả những địa điểm
mà Nguyễn Du đi qua, đường ra phía Nam, đường lên phía Bắc và trên hành trình
của con người khơng nơi nào mà khơng có hình ảnh của thiên nhiên. Tuy nhiên,
thiên nhiên không phải là người bạn thân tình, sẻ chia mà ngược lại đó là sự mù mịt,
tối tăm của gió, bụi, cát, đất, sắc đêm, khí trời, bóng mây, sương khói và đặc biệt

nhất là cái lạnh. Lê Thu Yến đã thống kê có đến 47 lần Nguyễn Du nhắc đến cái
lạnh để thấy được thiên nhiên khắc nghiệt như thế nào và chính nó đã làm cho con
người vốn đã cơ đơn càng thêm chạnh lịng… Thiên nhiên như nhấn chìm tất cả
những gì tươi đẹp nhất.


8

Qua bài viết tác giả còn khẳng định, Nguyễn Du khơng hịa mình với thiên
nhiên mà xem đó như là đối tượng để khám phá, để ngắm nhìn; ơng từ chối hòa
nhập với thiên nhiên. Điều này cho thấy thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
có nhiều điểm khác biệt với thiên nhiên trong thơ ca trung đại.
Trong bài viết “Thơ thu Nguyễn Du” (Kỷ yếu khoa học 1998, Khoa ngữ văn,
Đại học sư phạm TPHCM), Lê Thu Yến đã tìm hiểu về hình ảnh thu trong 3 tập thơ
chữ Hán của Nguyễn Du. Người viết nhìn nhận mùa thu từ nhiều góc độ khác nhau
và cho rằng mùa thu và thi nhân có sự đồng điệu. Tác giả phân tích vẻ đẹp của mùa
thu thơng qua hai hình ảnh hoa cúc và rừng phong. Khơng chỉ nhìn vẻ đẹp của mùa
thu mà người viết cịn nhìn thấy cái xơ xác tàn tạ, thê lương của mùa thu qua hình
ảnh gió thu và cỏ thu. Với Nguyễn Du, thu biểu trưng cho sự mất mát, buồn đau.
Cuối cùng, mùa thu và thi nhân vẫn song hành, đơi khi có chỗ gặp nhau nhưng vẫn
khơng thể hịa hợp.
Lê Trí Viễn với bài viết “Thơ xuân Nguyễn Du” (Một đời dạy văn, viết văn,
Tập 2,, Nxb Giáo dục, 2010) cũng đã thống kê được 12 bài thơ viết về mùa xuân
trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và cũng khẳng định, xuân trong thơ chữ Hán Nguyễn
Du thưa thớt và đượm buồn. Qua việc khái quát nội dung chính của một số bài thơ
như Quỳnh Hải nguyên tiêu, Xuân nhật ngẫu hứng, Thanh Minh ngẫu hứng , Xuân
dạ, Mộ xuân mạn hứng vv…, tác giả nhận xét xuân trong thơ Nguyễn Du chỉ toàn là
xuân đêm, xuân muộn, xuân xa nhà, xuân nhớ thương. Tất cả những bài thơ về xuân
có nội dung hầu như không thay đổi: nỗi buồn xa nhà, anh em chia lìa, bản thân cơ
đơn, nghèo túng, mỗi ngày một già đi, hùng tâm tráng chí nguội lạnh theo năm

tháng. Nói tóm lại, xuân là ngày vui mà thơ xuân Nguyễn Du luôn mang đến cho
người đọc nỗi buồn man mác không nguôi.
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba trong “Xuân tha hương trong thơ chữ Hán của đại thi
hào Nguyễn Du” (Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, , 10/2008) cũng
đề cập đến một khía cạnh nhỏ về thiên nhiên, đó là hình ảnh mùa xuân. Người viết
thống kê trong 249 bài thơ chữ Hán qua ba tập thơ Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam
trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã dùng tới 40 từ “xuân” đi cùng


9

với các từ hàn, bệnh, vũ ,... gợi nên một trường cảm xúc khá bi đát. Trong 4 bài thơ
được đặt nhan đề có từ xuân (Xuân nhật ngẫu hứng, Xuân dạ, Xuân tiêu lữ thứ, Mộ
xuân mạn hứng), Nguyễn Du đều bày tỏ một nỗi buồn sâu lắng, âm ỉ khi phiêu bạc
ở đất khách quê người.
Nguyễn Thị Huyền Thương với luận văn thạc sĩ “Con người nhân văn trong
tiến trình văn học trung đại qua thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du”
(2010, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề cập đến thiên nhiên
trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trong cơng trình này, người viết nhận định
thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng giữ vai trò làm nền để thi nhân bộc
lộ nỗi lòng. Tâm trạng thường thấy của Nguyễn Du chính là nỗi buồn. Dưới con
mắt của thi nhân cảnh vật nào cũng đượm buồn: ánh trăng, mùa thu. Ngay cả mùa
xn cũng khơng có được chút gì đó tươi sáng.
Từ đó tác giả kết luận: Nguyễn Du đến với thiên nhiên không giống như một
số nhà thơ trung đại khác. Nếu như Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về
thiên nhiên như một môi trường để di dưỡng tinh thần, giữa người và cảnh có mối
giao hịa đến khăng khít, thì với Nguyễn Du, thiên nhiên là mơi trường để con người
suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và bản thân, cho nên thiên nhiên thường hiện lên
trong buồn bã, chật hẹp, u tịch như chính cõi lịng của thi nhân.
Cuối cùng là bài viết “Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” (Tạp chí

nghiên cứu văn học số 5, 2010) cũng của tác giả Lê Thu Yến – tuy đây là bài viết
ngắn gọn, cơ đọng nhưng có sức khái quát về thiên nhiên trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du.
Trong bài viết, tác giả nhận định:“Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn
Du đầy thi vị, sinh động và gợi tình”. Khi được Nguyễn Du đưa vào thơ, thiên nhiên
vẫn giữ được đặc điểm vốn có, đó là nét ban sơ, hoang dã và tồn tại một cách độc
lập. Tuy nhiên ngoài việc phản ánh thế giới khách quan, thiên nhiên vẫn mang nét
nhân tính phản ánh tâm trạng con người. Lê Thu Yến cũng khẳng định thiên nhiên
có hai mặt hiền hòa, tươi đẹp – lạnh lùng, tàn nhẫn và dữ dội. Điều này được thể
hiện cụ thể bằng nhiều hình ảnh khác nhau: mùa xuân, mùa thu, vầng trăng, núi


10

non, dịng sơng… Trong bài viết, tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt khi miêu tả thiên
nhiên của Nguyễn Du so với các nhà thơ trung đại khác như Cao Bá Quát hay
Không Lộ thiền sư, và nhà thơ Lý Bạch của Trung Quốc. Nét khác nhau căn bản
nhất là nếu như các nhà thơ khác ln hịa mình vào thiên nhiên, được thiên nhiên
lắng nghe, thông cảm và sẻ chia thì ở Nguyễn Du, thiên nhiên ln vơ tình và lạnh
lùng, cả hai song hành nhưng chưa bao giờ hịa hợp làm một. Chính điều này đã làm
nên sự khác biệt giữa thơ Nguyễn Du với thơ trung đại nói chung. Ơng đã biết kế
thừa và phát triển cách miêu tả thiên nhiên của thế hệ trước tạo nên nét đặc trưng
riêng của mình.
Từ ý kiến của các nhà nghiên cứu trên, chúng tơi có thể rút ra một vài nhận
xét như sau:
Thứ nhất, thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du rất sinh động. Ơng đã
thâu tóm vào thơ của mình mọi biểu hiện của thiên nhiên: cảnh vật khi xuân về, khi
thu sang, một áng mây, một buổi chiều, một ngọn gió… đều được Nguyễn Du quan
sát và cảm nhận thật tinh tế.
Thứ hai, bức tranh thiên nhiên được Nguyễn Du cảm nhận ở hai mặt đối lập.

Ơng phát hiện ra vẻ đẹp vơ cùng xinh tươi, lung linh và duyên dáng của thiên nhiên.
Ngoài vẻ đẹp vốn có, thiên nhiên tồn tại một cách khách quan và độc lập. Trong cái
nhìn của Nguyễn Du, thiên nhiên cũng dữ dội, nguy hiểm và đáng sợ.
Thứ ba, thiên nhiên trong thơ cụ Nguyễn đẹp nhưng buồn. Điều này có lẽ bắt
nguồn từ cái nhìn chủ quan của tác giả. Bản thân thi nhân là một con người mang
nhiều ưu tư, day dứt và trăn trở với cuộc đời. Với ông, cuộc đời là chuỗi dài đằng
đẵng những tháng ngày cơ đơn, bệnh tật, đói rét, tha hương … Tất cả như thấm vào
trong thơ. Bởi thế đọc thơ Nguyễn Du lúc nào cũng thấy nỗi buồn man mác hiện
hữu.
Chúng tôi cho rằng những nhận xét, đánh giá trên đây là khá thú vị và thuyết
phục. Tuy nhiên, do đặc điểm, mục đích và tính chất riêng của các cơng trình nên ý
kiến của các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở một vài nhận xét chung chung mang tính
khái quát hoặc một vài khía cạnh nhỏ hẹp của vấn đề.


11

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu chuyên biệt
nào tìm hiểu vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong luận văn. Đối với chúng tơi, tất cả ý
kiến trên đều có ý nghĩa trong việc tham khảo để lựa chọn đề tài. Tuy vậy, người
viết luận văn cũng có mục đích riêng. Chúng tơi xem xét thiên nhiên trong thơ chữ
Hán Nguyễn Du trên nhiều phương diện như: cảm thức của Nguyễn Du về thiên
nhiên, thiên nhiên và tâm sự của Nguyễn Du, thiên nhiên và triết lí về cuộc đời của
Nguyễn Du, Ngồi ra, chúng tôi cũng quan tâm đến phương diện nghệ thuật khi
miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du.
3. Mục đích nghiên cứu
Ở đề tài này, mục đích của người viết là đi vào tìm hiểu bức tranh phong
cảnh và nỗi niềm tâm sự của tác giả được gửi gắm qua những hình ảnh thiên nhiên
trong thơ chữ Hán. Bên cạnh đó chúng tơi có so sánh với thiên nhiên trong thơ của
một số tác giả trung đại để thấy được những điểm giống và khác của Nguyễn Du

khi viết về đề tài này. Cuối cùng, chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Du trên ba bình diện: hình ảnh, bút pháp và nghệ thuật sử
dụng từ ngữ; qua đó, chỉ ra được những điểm kế thừa và phát triển của Nguyễn Du
trong cách miêu tả thiên nhiên so với các tác giả trung đại, từ đó góp phần tơn vinh
giá trị thơ chữ Hán và hiểu thêm về thế giới tâm hồn và tài năng của đại thi hào
Nguyễn Du.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Đối tượng mà đề tài khảo sát là các bài thơ có trong ba
tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và
Bắc hành tạp lục (Nxb Quốc học).
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng so sánh thơ thiên nhiên của một số tác giả có
nội dung liên quan để thấy được điểm tương đồng và dị biệt trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du.
Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: đề tài chú trọng khảo sát 175 bài thơ chữ Hán
có hình ảnh thiên nhiên. Từ đó phân tích, bình luận và đưa ra một số đánh giá, nhận
xét về cách miêu tả thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du.


12

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài một cách khoa học và hợp logic, chúng tôi sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng với tư cách là phương
pháp chủ yếu để nghiên cứu đặc điểm thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
và rút ra các kết luận. Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ
luận văn với ý nghĩa chủ đạo trong quá trình lựa chọn cũng như phân tích, bình giá
vấn đề.
Phương pháp lịch sử - cụ thể: bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng xuất phát
từ thực tế cuộc sống. Điều này đã được nói rõ trong phản ánh luận của chủ nghĩa

Mác–Lênin. Các sáng tác của Nguyễn Du cũng có cội rễ từ hiện thực lịch sử và đặc
trưng thời đại của Nguyễn Du. Đây là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu sự
chi phối của thời đại, hồn cảnh đối với Nguyễn Du và thơ ca của ông.
Phương pháp so sánh – chiếu đối : dùng để làm rõ đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học khác. Cụ thể trong
luận văn này, chúng tơi có so sánh thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du với
thiên nhiên của các nhà thơ trung đại như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến… để thấy được những điểm kế thừa và phát triển khi viết về thiên
nhiên của Nguyễn Du.
Phương pháp thống kê: được sử dụng như một phương pháp bổ trợ để làm
tăng sức thuyết phục cho những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán
1.2. Thiên nhiên trong thơ trung đại
Chương 2: Từ cảm thức thiên nhiên đến tâm trạng và triết lý về cuộc đời của
Nguyễn Du


13

2.1. Cảm thức thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
2.2. Thiên nhiên và tâm trạng của Nguyễn Du
2.3. Thiên nhiên và triết lí về cuộc đời của Nguyễn Du
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
3.1. Hình ảnh
3.2. Giọng điệu
3.3. Bút pháp



14

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán của Nguyễn Du
1.1.1. Nguyễn Du
1.1.1.1. Thời đại
Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một thời đại vô cùng rối ren của xã hội
Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, một thời kì bão
táp trong lịch sử dân tộc với những thay đổi khơn lường. Bức tranh tồn cảnh phong
kiến thời Lê mạt–Nguyễn sơ đầy rẫy những biến động, chế độ phong kiến tập quyền
ngày càng lộ rõ nhiều ung nhọt. Đặc điểm nổi bật của lịch sử nước ta thời kì này là
chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, khơng có lối thốt.
Chiến tranh giữa các phe phái không khác nào một nạn dịch lớn. Tiêu biểu là cuộc
đối đầu giữa họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong kéo dài hơn hai
thế kỷ.
Khủng hoảng bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi lan rộng ra cả nước. Chiến tranh
kéo dài khiến cuộc sống của người dân lâm vào hồn cảnh vơ cùng khó khăn: mất
mùa, tơ thuế nặng nề, đói kém xảy ra liên tiếp. Làng xóm trở nên tiêu điều, người
nơng dân phải tha phương cầu thực khắp nơi.
Đàng Ngồi hình thành cơ chế “Vua Lê chúa Trịnh”. Vua chúa thường lo
việc ăn chơi hơn là việc trị nước. Có thể nói chính quyền phong kiến giai đoạn này,
từ trung ương đến địa phương đều thối nát, tệ tham nhũng và hối lộ ngày càng trầm
trọng.
Ở Đàng Trong, những mâu thuẫn vốn có của chế độ phong kiến dần trở nên
gay gắt. Từ giữa thế kỷ XVIII, Đàng Trong bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm
trọng. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, tổ chức lại bộ máy nhà
nước. Các gia đình quan lại, quý tộc cũng đua nhau xây dựng dinh thự, đua nhau

chơi bời xa xỉ. Chính trị thối nát, nhân dân lầm than.
Xã hội phong kiến Việt Nam đã đi vào con đường tự sụp đổ không thể cứu
vãn. Giai cấp thống trị ngày càng tự đào hố chơn mình, giai cấp bị trị rơi vào cảnh


15

bần cùng, khốn khổ. Trước tình hình đó, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt. Người
dân không chịu đựng cuộc sống như cũ. Mọi tầng lớp nhân dân đều mong muốn
thay đổi hồn cảnh hiện tại. Họ chỉ có một con đường duy nhất là nổi dậy chống
chính quyền phong kiến địi hỏi những quyền lợi chính đáng cho bản thân.
Các phong trào khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến bùng nổ
mạnh mẽ và dữ dội. Ở Đàng Ngoài, từ cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, nông
dân nhiều nơi đã nổi dậy cướp phá nhà giàu. Có thể kể đến các cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hồng Cơng Chất…Cuộc chiến
đấu quyết liệt của những người nông dân tuy chưa được thắng lợi nhưng đã là hồi
chuông báo động cho chế độ phong kiến nước ta lúc bấy giờ.
Ở Đàng Trong, chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy tàn, chuẩn bị cho
một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại làm rung chuyển cả nước. Cuộc khởi nghĩa
bùng lên từ đất Tây Sơn, do ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ
lãnh đạo. Sau nhiều năm, quân Tây Sơn đã hoàn thành sự nghiệp: đánh đổ ba tập
đoàn phong kiến thống trị Lê – Trịnh – Nguyễn , làm chủ đất nước.
Thời đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh xây dựng triều Nguyễn. Dưới sự
thống trị nhà Nguyễn, khởi nghĩa nông dân cũng nổ ra liên tục. Phong trào nông dân
khởi nghĩa giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX không những đã
làm cho giai cấp thống trị khiếp sợ mà cịn làm cho hệ tư tưởng chính thống của giai
cấp phong kiến bị khủng hoảng và sụp đổ.
Tóm lại, thời đại của Nguyễn Du diễn ra giằng co quyết liệt giữa nhiều xu
thế chính trị khác nhau. Trong đời sống tư tưởng xã hội, từng mảng nhỏ của hệ
thống tư tưởng phong kiến có nguy cơ bị lật đổ đến tận gốc rễ. Chiến thắng hiển

hách của phong trào nông dân, rồi sự trả thù của nhiều thế lực phản động, sức vang
dội của những địi hỏi về cơng lí…tất cả khiến cho khơng khí thời đại càng trở nên
phức tạp. Như vậy, những biến động của xã hội phong kiến thời đại Nguyễn Du là
bằng chứng cho một cuộc khủng hoảng trầm trọng không chỉ ở bề mặt mà ở cả
chiều sâu.


16

1.1.1.2. Thân thế và cuộc đời Nguyễn Du
Nguyễn Du sinh năm 1765 tại phường Bích Câu (Thăng Long); quê quán
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Quê hương Tiên Điền của Nguyễn Du nổi tiếng khắp cả nước vì có nhiều
người đỗ đạt cao. Đặc biệt dòng họ Nguyễn của ơng được coi là dịng họ vinh hiển
nhất. Có rất nhiều người làm quan to, tiêu biểu là Nguyễn Nghiễm cha Nguyễn Du
làm đến chức Đại tư đồ, tước Xuân Quận Cơng. Chính vì lẽ đó mà dân gian vùng
Tiên Điền có câu hát:
Chừng nào ngàn Hống hết cây
Sơng Rum hết nước họ này hết quan.
Mười năm đầu của cuộc đời Nguyễn Du trơi qua êm đềm và có phần tẻ nhạt
trong dinh cơ của cha tọa lạc ở phía nam hồng thành Thăng Long, ven dịng Bích
Câu trong vắt chảy ra hồ Kim Âu, mùa hè ngát hương sen. Cảnh ở đây có lẽ đẹp
nhất đế đơ thời kì ấy. Hồn thơ Nguyễn Du đã được nảy nở và ni dưỡng chính tại
nơi đây, trong khơng khí và nếp sống của một gia đình Nho học, có truyền thống
văn chương và mấy đời làm quan to.
Nguyễn Nghiễm, thân phụ Nguyễn Du, là người có tài, ơng đỗ tiến sĩ năm
24 tuổi và sau đó lập được nhiều cơng trạng, năm 1761 được thăng Đơ ngự sử, sau
đó thăng thượng thư bộ công, tương đương với chức tể tướng. Năm 1764 ơng được
thăng hàm thiếu phó. Năm 1767, Trịnh Sâm lên cầm quyền, ông được thăng làm
Thái tử thiếu bảo, tước Xn Quận Cơng.

Nguyễn Du ra đời khi gia đình đang hết sức thịnh vượng, giàu sang tột bậc.
Năm ấy, Nguyễn Nghiễm đang làm tể tướng trong phủ, hai năm sau được thăng
Thái tử thiếu bảo. Trong kí ức của Nguyễn Du vẫn còn lưu lại sự kiện cụ thân sinh
vinh quy về làng. Năm Tân Mão 1771, Nguyễn Nghiễm 64 tuổi, xin về hưu. Chúa
đặc cách thăng chức Đại tư đồ và chuẩn cho vinh quy về làng. Cả nhà cùng về theo,
được dự một cuộc tiếp rước long trọng từ bến Giang Đình về dinh thự ở Tiên Điền.
Khơng chỉ cơng thành danh toại, gia đình Nguyễn Du cịn có truyền thống
văn chương. Theo cuốn “Nguyễn Du, tác phẩm và lịch sử văn bản” của Nguyễn


17

Thạch Giang và Trương Chính thì dịng họ Nguyễn Tiên Điền người nào cũng thơ
hay. Nguyễn Nghiễm có hai tập thơ “Quân trung liên vận” và “Xuân đình tạp
ngâm”.
Nguyễn Khản anh trai Nguyễn Du khơng có tập thơ riêng nào. Tuy nhiên,
thơ ông được chép trong “Nguyễn Gia Phong vận tập”. Ông là một trong những
người dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Năm 1780 xảy ra vụ “Mật án
Canh Tý”. Trịnh Sâm lập Cán thay Tông làm thái tử. Nguyễn Khản giúp Trịnh
Tông nhưng việc bị lộ, Khản bị bắt giam. Khi bị bắt giam, ơng có làm một bài thơ
tự tình bằng quốc âm. Trịnh Sâm xem xong cảm động tha tội cho ông.
Hai người cháu gọi Nguyễn Du bằng chú, nhưng tuổi xấp xỉ là Nguyễn
Thiện và Nguyễn Hành thường cùng nhà thơ ngâm vịnh. Hai người con gái của
Nguyễn Khản là Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Đài đều giỏi thơ quốc âm.
Ngoài ra, Nguyễn Du có điều kiện học và đọc rất nhiều sách thánh hiền từ
bé, được tiếp xúc với những làn điệu dân ca quan họ, những truyền thuyết thần kì
của dân tộc thông qua người mẹ rất mực dịu hiền xứ Kinh Bắc, một xứ sở nổi tiếng
về nếp sống giàu có và lịch lãm. Nhưng tuổi thơ tươi đẹp ấy khơng kéo dài được
bao lâu. Năm Nguyễn Du trịn 10 tuổi đã có biến cố lớn xảy ra: Nguyễn Trụ, anh
cùng mẹ với Nguyễn Du mắc bệnh mất ở Kinh giữa tuổi 18, tiếp đến Nguyễn

Nghiễm cũng qua đời. Hai cái tang như cảnh cửa khép lại thời vàng son của gia
đình họ Nguyễn và cũng kết thúc ln thời thơ ấu ấm êm của ông. Sau này, trải qua
hơn 20 năm lưu lạc, trở về dưới chân núi Hồng, nhà thơ khơng khỏi nhớ lại cảnh
huy hồng ngày ấy và ghi lại trong bài Giang Đình hữu cảm :
Ức tích ngơ ơng tạ lão thì
Phiêu phiêu bồ tứ thử giang mi
Tiên chu kích thủy thần long đấu,
Bảo cái phù không thụy hạc phi,
Nhất tự y thường vô mịch xứ,
Lưỡng đê yên thảo bất thăng bi.
Bách niên đa thiểu thương tâm sự,


18

Cận nhật Trường An đại dĩ phi.
(Nhớ xưa khi cha ta từ tạ vì già mà về hưu,
Ở bến sơng này phơi phới xe bồ ngựa tứ.
Thuyền tiên cuộn nước như rồng thần đấu nhau
Chiếc lọng q trên khơng như chim hạc lành bay.
Từ khi áo xiêm khơng cịn tìm đâu thấy
Khói trên ngọn cỏ hai bờ sơng khiến lịng khôn xiết bi thương,
Trăm năm cuộc đời biết bao việc thương tâm,
Ngày gần đây Trường An đã khác xưa nhiều.)
(Cảm xúc khi thấy Giang Đình)
Đó là bài thơ ghi lại dấu ấn quá khứ vàng son của gia đình Nguyễn Du, để lại
trong ông một ấn tượng sâu đậm để rồi khi nhớ lại ông không sao giấu được nỗi
chua xót, ngậm ngùi.
Mồ cơi cả cha lẫn mẹ, bốn anh em Nguyễn Du chưa người nào đến tuổi
trưởng thành nên phải về ở với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản. Khản học

giỏi, thông minh, đỗ đạt sớm, làm quan to, được chúa Trịnh yêu mến và là con
người tài hoa, phong lưu rất mực.
Chính hồn cảnh đó ấy, cuộc sống ấy đã sớm in vào hồn thơ của Nguyễn Du
nhiều ấn tượng sâu đậm. Cũng trong thời gian này, địa vị Khản thăng giáng bất
thường, cho đến khi kiêu binh nổi loạn, ông trốn lên với Nguyễn Điều ở Tây Sơn
rồi sau đó hai anh em bỏ về Hà Tĩnh (1784).
Năm Bính Ngọ 1786, Nguyễn Huệ chỉ huy đội qn thủy chiến tiến đến sơng
Vị Hồng (Nam Định). Khơng đầy một tháng, qn của Nguyễn Huệ chiếm Thuận
Hóa cho đến Vị Hoàng rồi tiến thẳng ra Thăng Long giương cờ phù Lê diệt Trịnh.
Đến khi nghe quân Tây Sơn bắc tiến, Nguyễn Khản bàn tính mọi cơng việc với em
là Nguyễn Điều rồi đi. Đến cửa Thần Phù (Ninh Bình), được tin báo quân Tây Sơn
đã đến bến Vị Doanh, Nguyễn Khản đến Thăng Long gặp Trịnh Khải dâng kế. Kế
sách chưa được thực hiện thì đã bị bọn kiêu binh phá, ông phải chạy lên Tây Sơn.


19

Quân Tây Sơn tiến đến huyện Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội ngày nay),
chúa Trịnh phải đích thân đốc suất quân đánh ở bến Tây Luông, nay là bờ sông
Hồng thuộc đầu phố hàng Than. Thất thế, chúa Trịnh vội cởi áo bào, chạy ra cửa
Yên Hoa. Nguyễn Huệ vào thành đóng qn ở Phủ chúa. Chỉ trong vịng một tháng,
quân Tây Sơn đã lật nhào nền thống trị hơn 200 năm của chúa Trịnh (1570-1786).
Khi Tây Sơn ra bắc, Nguyễn Khản vẫn một lòng phò chúa Trịnh và vua Lê
nhưng rồi bệnh chết năm 1786. Nguyễn Điều cũng đã qua đời mấy tháng trước đó.
Cùng với sự sụp đổ của vương triều Lê – Trịnh, gia đình họ Nguyễn cũng dần dần
suy sụp theo. Ba anh em Nguyễn Du, Nguyễn Nễ và Nguyễn Ức không theo kịp Lê
Chiêu Thống đành quay lại, mỗi người đi một nơi.
Cũng trong những năm bối rối đó, Nguyễn Du đi thi Hương ở Sơn Nam đậu
Tam Trường (1784). Tuy đỗ thấp nhưng ông là người học rộng, biết nhiều không
những Nho học mà Phật và Đạo đều thông suốt.

Năm 1789, sau khi chia tay với anh là Nguyễn Nễ và em là Nguyễn Ức,
Nguyễn Du về quê vợ ở làng Hải An (huyện Quỳnh Cơi, tỉnh Thái Bình) ở nhà anh
vợ là Đồn Nguyễn Tuấn. Anh em mỗi người một nơi. Chưa bao giờ Nguyễn Du
cảm thấy bất lực và thất vọng như lúc này.
Mùa đơng năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du bị qn Tây Sơn bắt giữ vì
theo Nguyễn Ánh. Nhờ có quận công Nguyễn Thận, trấn tướng của Tây Sơn ở
Nghệ An là bạn thân của Nguyễn Đề và lại là một người rất mến tài thơ của Nguyễn
Du nên chỉ giam mấy tháng rồi thả cho về. Từ đấy ông về hẳn Tiên Điền trong một
thời gian dài.
Những năm ông về lại Tiên Điền, cơ nghiệp nhà họ Nguyễn đã bị quân Tây
Sơn phá sạch. Nguyễn Nễ, anh em cùng mẹ với Nguyễn Du, lúc làm quan cho Tây
Sơn cỏ sửa lại chút ít. Trong thời gian sống ở quê nhà ơng có dịp hiểu biết sống gần
gũi và hiểu biết với quần chúng, ngọn nguồn của mọi giá trị tinh thần cao quý nhất
của dân tộc.
Nguyễn Du sống ở Hồng Lĩnh mãi cho đến mùa thu năm 1802, tình hình
chính sự trong nước có nhiều thay đổi. Lúc này, triều Tây Sơn khơng cịn nữa,


20

Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Vị vua này cho mời các cựu thần nhà
Lê ra triều nhận chức mới, trong đó có Nguyễn Du.
Tháng 8 năm 1802, ông được bổ làm tri huyện Phù Dung, rồi tháng 11 thăng
tri phủ Thường Tín (Hà Tây). Năm 1805 lại được thăng làm Đông Các đại học sĩ.
Năm 1807 được cử làm giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Năm 1809 ơng
làm cai bạ Quảng Bình. Năm 1813 ông được cử đi tuế cống nhà Thanh, lúc về được
thăng làm Hữu Tham tri Bộ Lễ và giữ chức ấy cho đến ngày mất (ngày 10 tháng 8
năm 1820).
Cuộc đời làm quan của Nguyễn Du dưới triều Nguyễn rất thuận lợi. Trong
suốt 20 năm ông thăng chức khá nhanh và có nhiều lúc giữ nhiều chức vụ tương đối

quan trọng.
Nguyễn Du mất ở kinh, lúc đầu chôn ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế, bốn năm sau được dời về an táng ở Tiên Điền. Khi qua đời, quan
lại ở kinh nhiều người làm câu đối phúng viếng để ca ngợi tài hoa của nhà thơ:
Nhất viện cầm tôn nhân ký thứ,
Đại gia văn tự thế tranh truyền.
(Rượu đàn đầy viện người đi xa vắng
Văn tự hơn đời tiếng dội vang)
Hay:
Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm,
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh.
(Một kiếp tài hoa, làm sứ, làm khanh, sinh chẳng thẹn,
Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh.)
1.1.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Thơ chữ Hán Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp
ngâm và Bắc hành tạp lục, được làm trong thời gian từ năm nhà thơ 21 tuổi đến
năm 49 tuổi.
Thanh Hiên thi tập (1786 – 1804) được làm từ thời kì đầu đến trước khi
Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn. Tập thơ gồm có 78 bài (tính cả những


21

bài cùng một đầu đề) và được chia làm 3 phần: Mười năm gió bụi, Dưới chân núi
Hồng, Ra làm quan ở Bắc Hà.
Qua Thanh Hiên thi tập, chúng ta có thể hiểu rõ những tâm sự của Nguyễn
Du. Đây là tập thơ được sáng tác trong những năm tháng bi thương nhất của cuộc
đời tác giả. Những biến cố lịch sử dữ dội, nhà thơ luôn phải đối diện với những bi
kịch cá nhân: xa nhà, bệnh tật, gia đình tan tác, tiền đồ bản thân mù mịt:
Bách niên thân thế ủy phong trần,

Lữ thực giang tân hựu hải tân.
Cao hứng cửu vơ hồng các mộng,
Hư danh vị phóng bạch đầu nhân.
Tam xn tích bệnh bần vơ dược,
Táp tải phù sinh hoạn hữu thân.
Dao ức gia hương thiên lý ngoại,
Trạch xa đoạn mã q đơng lân.
(Mạn hứng )
(Thân thế trăm năm phó mặc gió bụi,
Ăn nhờ ở bến sơng rồi ăn nhờ nơi bãi biển,
Đã lâu khơng cịn cao hứng với giấc mộng gác vàng,
Nhưng hư danh vẫn chưa buông tha cho người đầu bạc.
Bệnh đã ba năm, nghèo khơng thuốc,
Cuộc phù sinh ba mươi năm có mối lo vì có thân.
Xa nhớ q hương ngồi nghìn dặm,
Thẹn với người hàng xóm ngồi xe nhỏ cưỡi ngựa hèn.)
(Cảm hứng lan man)
Những đau thương, đổ vỡ liên tiếp, dồn dập ấy dội vào cuộc đời ông, làm
nảy sinh trong tâm hồn bao nỗi buồn thương.
Từ cuộc sống phong lưu, Nguyễn Du bị đẩy ra cuộc đời gió bụi, nhà thơ phải
sống cuộc đời nghèo túng, ăn nhờ ở đậu:
Đào hoa đào diệp lạc phân phân,


22

Môn yểm tà phi nhất viện bần.
Trú cửu đốn vong thân thị khách
Niên thâm cánh giác lão tùy thân.
(U cư I)

(Hoa đào lá đào rụng tơi bời
Cửa che xiêu vẹo, một gian ngà nghèo
Ở trọ lâu ngày bỗng quên bẵng mình là khách
Năm chầy càng biết cái già đã đến với mình)
(Ở nơi u tịch)
Hình ảnh thường thấy trong thơ là một con người cô độc, mệt mỏi, u sầu.
Nhà thơ như khơng dám tin tưởng vào điều gì ở phía trước, khơng tìm được cho
mình chút hy vọng và niềm vui sống:
Tứ thời hảo cảnh vô đa nhật,
Phao trịch như thoa hốn bất hồi.
Thiên lý xích thân vi khách cửu,
Nhất đình hồng diệp tống thu lai.
Liêm thùy tiêu các tây phong động,
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai.
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,
Nhất sinh u tứ vị tằng khai.
(Thu chí)
(Cảnh đẹp bốn mùa chẳng được bao ngày,
Ngày tháng thoi đưa gọi khơng quay lại.
Thân mình trần trụi ngồi nghìn dặm ở lâu nơi đất khách,
Một sân lá vàng đưa mùa thu tới,
Gió tây lay động bức rèm trên gác nhỏ
Tuyết rơi mịt mù nơi thơn xóm hẻo lánh, tiếng tù và buổi sớm
bi thương.
Buồn rầu vì ngày tháng trơi giục mái tóc bạc thêm,


23

Suốt đời ôm mối sầu chưa từng gỡ ra được.)

(Thu đến)
Con người thất chí kia như muốn lao vào hưởng lạc, muốn lãng quên bằng
men say; có lúc cao hứng, còn cất lên bài ca hành lạc (Hành lạc từ). Và đã có khi
thi nhân muốn tìm đến sự giải thoát, mơ về chốn “cửu huyền”, “miền ẩn dật”, về
đàn âu trắng tự do bay đi… Con người càng muốn thốt khỏi vịng trần tục nhưng
càng vẫy vùng bao nhiêu vẫn không thể tốt hơn đành đối diện với nỗi day dứt của
mình.
Qua nỗi đau riêng của một tâm hồn lớn, ta vẫn thấy được nỗi đau chung của
con người trong thời đại Nguyễn Du. Cuộc đời của Nguyễn Du chứng kiến bao
thăng trầm của thời thế nên trong lòng ông lúc nào cũng đau đáu một nỗi lo thường
trực – lo đời, lo cho tất cả mọi người, cho nhân tình thế thái. Nguyễn Du vẫn bế tắc
khi chưa thể lựa chọn cho mình một con đường nhưng trái tim người nghệ sĩ không
chỉ tủi buồn cho thân phận của mình mà cịn đau đớn trước những đổ vỡ, tan hoang
của quê hương, đất nước, dân tộc.
Nam trung tạp ngâm (1804 – 1813) gồm 40 bài được viết trong thời gian
làm quan ở Phú Xuân và Quảng Bình. Lúc này, nhà thơ khơng cịn chìm trong bế
tắc, tuyệt vọng như trước. Tuy nhiên, Nguyễn Du cũng không thật sự tìm được
những phút giây thanh thản khi bước chân vào chốn quan trường. Lẽ thường làm
quan là con đường lựa chọn của tất cả những kẻ sĩ khi lập thân, thỏa chí nguyện
tang bồng của thời trai trẻ mà tiếng thơ lại man mác nỗi buồn:
Khống dã biến mai vơ chủ cốt
Thù phương độc thác hữu quan thân.
Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã,
Lão khứ văn chương diệc tị nhân
(Ngẫu đắc)
(Trên đồng ruộng khắp nơi vùi xương vô chủ
Phương xa một mình gửi cái thân làm quan.
Khi gặp việc bọn đầy tớ lính hầu đều lên mặt với ta,



×