Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN SINH học TÍCH hợp LIÊN môn TRONG dạy SINH học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.37 KB, 27 trang )

PHẦ

NỘI DUNG

TRANG

N
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2

III

KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

IV

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2



V

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2

VI

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I

CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

II

CƠ SỞ THỰC TIỄN

4

III

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN DẠY HỌC TÍCH


5

HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
C. KẾT LUẬN
I

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

13

II

KẾT LUẬN

14

MỤC LỤC

1


CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở lí luận
Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu,
phương pháp dạy học. Việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học luôn
luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngành giáo dục và đào tạo
nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng cải cách giáo dục trên cả ba mặt:

mục tiêu nội dung và phương pháp. Mục tiêu của giáo dục đã thay đổi phù
hợp với yêu cầu của thời đại. Nội dung và chươg trình trong SGK cũng đã
và đang tiếp tục được thay đổi. Trước đây luật giáo dục coi SGK là pháp
lệnh, điều đó đã buộc giáo viên không phát huy được tính tích cực, tự lực
của học sinh. Hiện nay SGK, SGV…là phương tiện dạy học, giáo viên có
thể thay đổi thông tin một cách hợp lí, kết hợp với các phương pháp dạy
học mới để phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh, làm
cho học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ tập trung hơn, bên cạnh đó phải
tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là dạy
những vấn đề gì mà còn phải dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh
phương pháp tự học, tự tổng hợp những kiến thức liên quan của các môn
học, phát huy cao trình độ, năng lực tự học của học sinh, đáp ứng được
mục tiêu giáo dục đề ra, đây là một trong những nhu cầu cấp thiết và hoàn
toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
2


1.1.2. Cơ sở thực tiễn

Sinh học là môn khoa học tự nhiên- nghiên cứu về thế giới động vật,
thực vật, nghiên cứu về đặc điểm đặc trưng của từng ngành, những hiện tượng
thực tế trong đấu tranh sinh tồn của mỡi lồi...Riêng sinh học 9 các em se
được tìm hiểu về di truyền, biến dị, cơ thể và môi trường. Khi tìm hiểu về lĩnh
vực này, các em phải luôn hướng tới giải thích được các vấn đề cơ bản và hệ
trọng là:
- Tại sao con cái lại mang những đặc điểm giống bố mẹ?
- Di truyền học có tầm quan trọng như thế nào đối với sản xuất và đời
sống của con người?

- Giữa các sinh vật với nhau và với môi trường có quan hệ ra sao?
- Tại sao mỗi người đều phải cs ý thức bảo vệ môi trường?
Kiến thức Sinh học 9 tương đối gần gũi với thưc tế, nhưng để học tớt
phần này địi hỏi các em phải có nhiều kĩ năng, sự tư duy linh hoạt, nhạy bén
và sử dụng kiến thức của nhiều bộ môn để giải quyết. Đặc biệt một kĩ năng
không thể thiếu là phát hiện các mối quan hệ giữa các phần với nhau. Việc
phát hiện các mối quan hệ se giúp các em thích thú hơn, đặc biệt là giúp các
em giải thích và dự báo được các hiện tượng tự nhiên đang diễn ra xung
quanh.
Cho đến nay, nhiều học sinh vẫn quan niệm rằng: Sinh học là môn học
đòi hỏi phải học thuộc lòng kiến thức, các em xem nhẹ môn học này, các em
tiếp thu kiến thức mới một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu tính hệ thống.
Điều này đã làm cho các em không thể tổng hợp được kiến thức khi gặp
những câu hỏi tổng hợp.
Ngoài ra, cũng xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển
năng lực HS, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức
vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực
tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức tổng
hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo
hướng tích hợp liên môn. Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn thực hiện

3


đề tài SKKN “Tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học Sinh học lớp 9
tại trường THCS Nguyễn nghiêm”

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Kế hoạch thực hiện đề tài được bắt đầu từ năm học 2016 -2017, được
áp dụng trong học kì I học năm 2017 - 2018.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
2.2.1. Kết quả đạt được
Tôi đã tiến hành kiểm tra để so sánh kết quả những lớp áp dụng kiến
thức liên môn và lớp không áp dụng kiến thức liên môn với những câu hỏi
ngắn để kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của các em:
Bảng điểm so sánh trước và sau khi áp dụng
LỚP KHẢO SÁT

Học sinh ghi nhớ bài

Học sinh u thích mơn

tại lớp (trả lời đúng

học

9/10 câu hỏi)
Tổng sĩ số Tỉ lệ %
Các lớp không vận dụng

Tổng sĩ số

Tỉ lệ %
70%

100%

HS khảo sát

62

50 %

HS khảo sát
62

101

98%

101

tích hợp kiến thức liên môn
9B, 9E
Các lớp tăng cường vận
dụng tích hợp kiến thức
liên môn 9A, 9C, 9D

4


2.2.2. Những mặt còn hạn chế
Qua thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy phần lớn các em học môn
Sinh học vẫn chủ yếu học kiến thức bộ môn, cịn việc sử dụng kiến thức, kĩ
năng của các mơn “liên quan” như kiến thức mơn Tốn, Vật lí, Hóa học, Địa
lí,…để khai thác kiến thức mới ở môn Sinh học, hay hiểu sâu vấn đề Sinh học
còn rất hạn chế, vì vậy ban đầu một sớ em cịn lúng túng khi trả lời các câu
hỏi liên môn.
2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế

2.2.3.1. Nguyên nhân đạt được
Thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn học sinh cũng có cơ hội để
thể hiện khả năng của mình, các em không chỉ biết ghi nhớ, củng cố kiến thức
mà học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các
tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Bản thân người giáo viên, vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong
giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp dạy học, mở rộng sự hiểu biết,
đồng thời cũng giảm tải được thời gian dạy và học.
2.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế
Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư
phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn
một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên
tự mày mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về
mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên mơn.
Vẫn cịn một phần nhỏ học sinh có học lệch môn, có ý nghĩ coi môn
sinh học là môn học phụ vì vậy nên không cần đầu tư thời gian, không để tâm
cho môn học.

5


6


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. CĂN CỨ THỰC HIỆN
3.1.1. Cơ sở lí luận
Theo từ điển Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích

hợp có nghĩa là sự thớng nhất, sự hịa hợp, sự kết hợp.
Theo từ điển giáo dục học: Tích hợp là hoạt động liên kết với các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc các lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học .
Trong tiếng Anh: Tích hợp có nghĩa là toàn bộ, toàn thể, là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống ấy.
Dạy học liên mơn là hình thức tìm tịi những nội dung giao thoa giữa
các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học,
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với
nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng
tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái
niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng re
thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Tùy theo môn học mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với
nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các
môn tự nhiên với các môn xã hội như: Văn, Tốn, Hóa, Sinh, GDCD... Tuy
nhiên, các mơn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần
nhau.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo
viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi
7


học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các mơn học khác, và cao
nhất địi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn
kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên
cứu.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan
trọng trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng, đây được coi là quan
niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng

cao chất lượng giáo dục.
Tích hợp kiến thức liên môn làm cho người học có tri thức bao quát,
tổng hợp hơn về thế giới khách quan, thấy rõ hơn mối quan hệ và sự thống
nhất của nhiều đối tượng nghiên cứu khoa học trong những chỉnh thể khác
nhau, đờng thời cịn bời dưỡng cho người học các phương pháp học tập,
nghiên cứu có tính logic biện chứng làm cơ sở đáng tin cậy để đi đến những
hiểu biết, những phát hiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn hơn.
Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã
khẳng định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo
đảm cho người học có thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và
năng lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối mặt với một khó
khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cấu trúc sách giáo khoa Sinh học lớp 9 gồm 2 phần: Di truyền và biến
dị, Sinh vật và môi trường. Ở mỗi phần có vai trò nhất định trong việc trang bị
kiến thức cho học sinh, chúng có mối quan hệ với nhau và có mối quan hệ với
các môn khoa học khác.
Thực trạng của việc dạy và học trong nhà trường hiện còn những tồn tại
là nội dung của nhiều bài giảng Sinh học cịn rất khơ khan với nhiều khái niệm
trừu tượng, khó hiểu, nhiều mối quan hệ chưa được giải thích cụ thể, nội dung
ghi nhớ một cách máy móc, nặng nề nên chưa tạo được sự hứng thú học đối với
học sinh.
8


Việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học se sinh động, hấp dẫn đối
với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học
sinh. Với dạy học tích hợp kiến thức liên môn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết vấn đề, các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách thụ động. Điều quan trọng hơn là giúp cho học sinh

có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng
hợp vào giải quyết vấn đề.
Nhu cầu hiểu biết Sinh học, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt
cho giáo viên dạy môn Sinh học những nhiệm vụ “Làm thế nào nâng cao chất
lượng dạy và học Sinh học, sự kích thích, sự hứng thú học Sinh học cho học
sinh”. Để hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo viên dạy Sinh học phải đổi
mới phương pháp dạy học.
3.2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỰC HIỆN
3.2.1. Nội dung, phương pháp
3.2.1.1. Nội dung
Góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học của giáo viên và học sinh, nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục
tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức, kỹ năng cụ thể mà
bằng phương pháp dạy mới, các em phát huy tính tích cực chủ động, phát
triển năng lực sáng tạo. Theo đó vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng
dẫn, truyền đạt thông tin kiến thức, còn học sinh có vai trò chủ động sáng tạo
trong việc tiếp thu tri thức. Để làm tốt được điều này thì người giáo viên cần
rèn luyện kĩ năng lồng ghép kiến thức liên môn trong dạy học để việc dạy và
học có hiệu quả hơn. Giúp học sinh yêu thích bộ môn hơn, tự tìm ra kiến thức,
hiểu và nhớ bài nhanh hơn.
3.2.1.2. Phương pháp
Đối với đề tài này tôi sử dụng các phương pháp:
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí kuận cho
đề tài.
9


2. Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu hứng thú của học sinh trong
giờ học Sinh học.
3. Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học

sinh yêu thích môn Sinh học.
4.Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá năng lực của học
sinh.
3.2.2. Giải pháp thực hiện
Tùy vào bài cụ thể, giáo viên có thể huy động nhiều kiến thức khác nhau
của các bộ môn khác nhau vào dạy học nhưng phải làm sao đáp ứng được yêu
cầu, mục đích đề ra.
Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa vừa có chức
năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Sinh học giáo viên cần phát huy tốt các
chức năng này. Vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn, sử dụng
vào những mục đích gì ?
Theo tơi, giáo viên có thể sử dụng theo 3 cách sau:
Thứ nhất, sử dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú cho
học sinh.
Ví dụ: Sử dụng môn Văn để vào bài 28 – Phương pháp nghiên cứu di
truyền người.
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu nói “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” có
ý nghĩa gì? Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài: Đây là một kinh nghiệm được
đúc kết bởi ông bà ta . Tổ tơng hay dịng họ ở đây khơng là giàu có, không là
môn đăng hộ đối mà chủ yếu là sự di truyền, có nghĩa là cần biết rõ lai lịch
người bên đằng gái, từ nhiều đời con cái thế nào, con cháu, ông bà, họ hàng
có mắc bệnh tật gì khơng… cịn lấy chờng kén giớng là xem nhà đó nhiều đời
có ai bị bệnh di truyền hay không, thông minh khỏe mạnh hay yếu ớt, ngu
đần, bệnh tật lung tung.... Vậy bằng phương pháp nào mà ông bà ta có thể
xem được điều đó? Đấy chính là nhờ sơ đồ phả hệ. Hiện nay sơ đồ phả hệ là
một trong 2 phương pháp được sử dụng để nghiên cứu di truyền ở người –
10


muốn hiểu hơn về vấn đề này chúng ta se tìm hiểu bài 28 - Phương pháp

nghiên cứu di truyền người.
Thứ hai, sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội
dung bài học.
Ví dụ liên môn lịch sử, hóa học trong bài 30 “Di truyền học với con
người”, mục III – Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây
được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong chiến dịch Ranch Hand,
một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt
Nam.
Chất này đã được Hoa Kỳ sử dụng quy mô lớn trong những năm
từ 1961 đến 1971, khiến nhiều vùng ở Việt Nam bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc
tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa
học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt
Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của
chất độc da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc
Giải phóng Miền Nam Việt Nam khơng cịn nơi ẩn náu. Chất độc da cam thực
ra là một chất lỏng trong suốt, nó được gọi là "chất da cam" vì những thùng
phuy dùng để vận chuyển nó được ve các sọc có màu da cam. Người ta đã tìm
thấy chất độc da cam có chứa chất độc dioxin, nguyên nhân của nhiều bệnh
như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người

(công thức hóa học của một loại dioxin gây ô nhiễm)
Thứ ba, Giáo viên sử dụng kiến thức liên mơn như một cơ sở để học
sinh tìm tịi, khám phá kiến thức Sinh học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bằng cách đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp
học tập tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
11



Ví dụ: Trong bài 54 – Ơ nhiễm mơi trường, phần ô nhiễm do hóa chất
bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình
54.2 SGK, thảo luận nhóm: Vận dụng những kiến thức về hóa học, lí học, địa
lí… em hãy giải thích con đường phát tán của các loại hóa chất độc hại làm
bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Muốn
làm được câu này bắt buộc học sinh phải hiểu kỹ các kiến thức của những
môn học liên quan, điều này giúp học sinh tăng cường kỹ năng vận dụng kiến
thức của các môn, giúp các em hiểu bài tốt hơn, tự tin hơn và tư duy tốt hơn
khi vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Dưới đây là một số nội dung tích hợp cụ thể:
*Tích hợp mơn NGỮ VĂN:
Văn học có ý nghĩa rất quan trọng bởi Văn học là một chất liệu rất đặc
biệt, là ngôn ngữ nghệ thuật đã được chọn lọc gọt giũa tinh tế, tác phẩm văn
học có khả năng tái hiện một cách cụ thể sinh động hiện thực khách quan.
Chính vì thế văn học là một phương thức dễ đi vào lòng người. Sử dụng văn
học có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, tạo được sự hấp dẫn ở học sinh,
thay đổi những thứ “khô khan” của môn học, đồng thời tạo được những biểu
tượng, khái niệm sinh động. Trong đề tài này, tôi chủ yếu vận dụng văn học
dưới dạng thơ, ca dao, cách viết văn…
Ví dụ : Bài 58 “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”
Tích hợp:
Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên
nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to
lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho
cuộc sớng như gỡ, than, củi…
Rừng cịn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của
rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không
thể kể hết những ng̀n lợi do rừng đem lại.

Rừng cịn giữ vai trị điều hồ khí hậu, bảo vệ sự sớng. Rừng cây xanh bạt
ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy
trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại
rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt,
12


rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài
cây quý giá, là nguồn để tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.
Đới với dân tộc Việt Nam, rừng cịn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử.
Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách
mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ
ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế, việc khai thác rừng để phục vụ cuộc sống
con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con
người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết
trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu
không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con
người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ… và lấy đâu ra rừng
vàng cho con cháu mai sau?
Ví như câu nói: “ Phá rừng như thể phá nhà - Đốt rừng như thể đốt da thịt
mình”
Hoặc câu: Ai lên nhắn với bạn nguồn.
Mít non gửi xuống, cá chuồn gởi lên.
Ai về nhắn với miệt trên.
Rừng cây chặt trụi lụt lên tới nguồn...
Từ nội dung trên giáo viên se hướng học sinh ý thức và biện pháp bảo vệ
rừng.
Ví dụ: Bài 60 – Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận viết:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
.........................................
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đ́c đen hờng
..........................................
Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự buổi nào”
Trích đoạn thơ thể hiện biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật. Biển có vai trò
quan trọng với nước ta ”Biển cho ta cá như lịng mẹ. Ni lớn đời ta tự buổi
nào.” Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do
mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy
cơ bị cạn kiệt.

13


Như vậy Văn học với đặc trưng cô đọng, giàu hình tượng, dễ nhớ, có
tính khái quát cao nên giáo viên cần sử dụng văn học như một phương tiện để
khai thác kiến thức hiệu quả. Trong giảng dạy giáo viên sử dụng, chọn lọc
linh hoạt kiến thức văn học để giảng dạy cho phù hợp.
* Tích hợp mơn TỐN:
Tốn học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học
khác. Hiện nay lý thuyết Tốn học đã được tích hợp vào nhiều mơn học nhằm
góp phần nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng
khả năng tư duy lôgic. Việc sử dụng Toán học trong dạy học hiện nay đang
trở thành xu thế phổ biến. Đối với môn Sinh học, Tốn được cụ thể hóa ra các
bài tập, bài thực hành, qua kỹ năng tính tốn, xử lý số liệu.
Trước hết với môn Sinh học lớp 9, muốn nhận xét tháp tuổi, bảng số
liệu, học sinh phải sử dụng một số phép tính tốn học để tính tốn, nhận xét

cao thấp, hơn thua, các giai đoạn tăng giảm, nhanh chậm…; một số trường
hợp giáo viên phải cung cấp cho học sinh các cơng thức để tính như: tỉ lệ %,
cách tính theo cấp số nhân…
Ví dụ: Bài tập về ADN, nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử.
Câu 1. Một tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra được bao nhiêu tế
bào con?
Trong bài này học sinh phải dùng phép toán về lũy thừa để tính.
Ta biết 1 tế bào nguyên phân x lần thì có 2 x tế bào con. Vậy tế bào đó nguyên
phân liên tiếp 5 lần thì tạo ra 25 = 2 x 2 x 2 x 2 x 2 = 32 tế bào con.
Câu 2. Để tạo ra 16 hợp tử, từ 1 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 7 đợt,
50% tế bào con trở thành tế bào bậc 1. Hiệu suất thụ tinh của trứng là
bao nhiêu %?
Trong bài này học sinh phải dùng phép toán về lũy thừa và cách tính % để
tính ra kết quả.
1 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 7 đợt se tạo ra:
27=2 x 2 x 2 x 2 x2 x2x2 = 128 tế bào con.
14


50% tế bào con trở thành tế bào bậc 1 tức là có 128 : 2 = 64 tế bào trở thành
tế bào bậc 1. Nhưng kết quả tạo ra 16 hợp tử nên hiệu suất thụ tinh của trứng
là: (16 : 64) x 100% = 25%.
Câu 3 : Một gen có trật tự các nucleotit trên một mạch đơn như sau:-T-AX-G-T-A-X-Ga. Xác định trật tự các nucleotit của môi trường đến bổ sung với đoạn
mạch trên và tính số liên kết Hyđrơ của gen đó.
b. Gen đó nhân đơi một số lần và đã tạo ra 128 gen con, xác định số lần
nhân đôi của gen.
Giải:
a. Trật tự các nu trên mạch đơn còn lại: -A-T-G-X-A-T-G-XĐoạn gen trên có 4 cặp A-T, 4 cặp G-X. Nên số liên kết H = 2.4 + 3.4 =
20 (lkH)
b. Gọi x là số lần nhân đôi của gen.

Ta có số gen con tạo ra là: 2x = 128 =27
 x=7
Vậy gen đó đã nhân đôi 7 lần.
Bài tập về vẽ sơ đồ mơ tả giới hạn sinh thái của một lồi sinh vật nào
đó, với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải vận dụng cách vẽ đồ thị trong
toán học để làm.
Ví dụ: Bài 4 (trang 121 sgk Sinh học 9) : Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn
sinh thái của:
- Lồi xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0 oC đến +56oC, trong
đó điểm cực thuận là +32oC.
Lời giải:

15


* Tích hợp mơn LÝ , HĨA, ĐỊA:
Vận dụng kiến thức mơn Vật lí, Hóa học, Địa lí trong dạy học Sinh học
giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về các quy luật, bản chất của các sự vật hiện
tượng. Trong chương trình Sinh học lớp 9, kiến thức Lý, Hóa, Địa giúp cho
học sinh mở rộng các khái niệm, hoặc giải thích các hiện tượng trong thực tế:
Giải thích chu trình nước trên Trái Đất, giải thích con đường phát tán các
hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên…
Ví dụ: Bài 54 – Ô nhiễm môi trường
HS biết được các công thức hóa học của các chất độc hại gây ô nhiễm
môi trường như: CO, CO2, SO2, NO2…..
Học sinh vận dụng kiến thức về lý, hóa, địa để giải thích được vịng
tuần hồn của nước mang theo các hóa chất độc hại trong tự nhiên như: sự
bốc hơi, sự ngưng tụ, sự tích tụ của các chất, sự vận chuyển nước, công thức
hóa học của nước…
Hoặc trong bài 15 – ADN, học về cấu tạo hóa học của ADN. Học sinh

biết được các nguyên tố hóa học tạo nên ADN là C, H, O, N, S, P, sự liên kết
của các nucleotic là liên kết Hydro…
*Tích hợp mơn LỊCH SỬ:
Bằng một số sự kiện lịch sử, bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế
giáo viên có thể minh họa bằng những hình ảnh lịch sử sinh động hoặc dùng
kiến thức lịch sử để lý giải một vấn đề liên quan.
16


Ví dụ:
Khi dạy mục II bài 30: Giáo viên đặt câu hỏi mở rộng để học sinh khắc
sâu bài học: Dựa vào kiến thức lịch sử, em hãy cho biết vì sao thế hệ con cháu
của vua chúa nhà trần lại có sức sống kém? Học sinh vận dụng kiến thức lịch
sử se giải thích được nguyên nhân chủ yếu là do xãy ra sự kết hôn gần (hôn
nhân cận huyết), hơn nhân nội tộc trong hồng gia đời Trần thông thường diễn
ra giữa những người cùng thế hệ, hoặc khác thế hệ nhưng chỉ diễn ra trong
phạm vi của 2 thế hệ như: cô – cháu, anh – em, trong họ, điều này làm gia
tăng tỉ lệ các cặp gen lặn đồng hợp lặn gây hại, làm giảm sức sống của các thế
hệ sau, càng về sau càng yếu dần.
Bài 53, mục I, giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào môn lịch sử giải
thích vì sao trong thời kì nông nghiệp con người lại làm đất bị suy thoái nhiều
nhất?. Có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến do lịch sử du canh, du cư
lâu dài của dân tộc ta, đã làm nhiều vùng đất bị bạc màu.
* Tích hợp mơn GIÁO DỤC CƠNG DÂN:
Những bài dạy GDCD có nhiều nội dung mà giáo viên các bộ môn nói
chung và môn Sinh học nói riêng có tác dụng hỗ trợ kiến thức cho môn học
của mình, điều quan trọng là giáo viên biết vận dụng chúng ra sao.
Đối với chương trình Sinh học lớp 9 mơn giáo dục công dân được vận
dụng chủ yếu là các nội dung: giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức bảo vệ hệ
sinh thái, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật (Bài 61 – Luật bảo vệ môi

trường); giáo dục phịng chống ơ nhiễm mơi trường (Bài 54,55 – Ơ nhiễm
môi trường); sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Bài 58,59); bảo vệ
đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên (Bài 60); thực hiện kế hoạch hóa
gia đình (Bài 30)…
Ví dụ:
Khi dạy bài 30 – Di trùn học với con người. Giáo viên giáo dục cho
học sinh ý thức thực hiện luật Hôn nhân và gia đình: Hơn nhân 1 vợ, 1 chờng,
khơng kết hơn trong vịng 3 đời…
Hoặc khi dạy bài 58 – Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Giáo viên
hướng cho học sinh ý thức được tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận
nên phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm, vừa đáp ứng nhu cầu tài nguyên của xã

17


hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các ng̀n tài ngun cho các thế hệ
mai sau.
*Tích hợp môn TIN HỌC:
Trên thực tế, việc dạy học phấn trắng, bảng đen đã trở nên khá nhàm
chán, khó khơi dậy hứng thú ở học sinh.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, số người sử dụng công
nghệ thông tin ngày càng nhiều, đặc biệt từ cấp Tiểu học, các em học sinh đã
tập làm quen với máy tính và được học một số thao tác, kiến thức cơ bản về
tin học. Đối với học sinh lớp 9, việc sử dụng cơng nghệ thơng tin khơng cịn
là vấn đề khó khăn.
Giáo viên sử dụng các bài giảng, học sinh thực hiện các bài thuyết
trình bằng Powepoint, đưa ra những hình ảnh, những đoạn video sinh động,
hấp dẫn, những bản đồ với màu sắc đẹp…để minh họa, mô phỏng những hoạt
động, quá trình hình thành, phát triển của đối tượng địa lí, thu hút sự tập
trung chú ý của học sinh.

Đặc biệt ở lớp 9, các em cần có kĩ năng vẽ biểu đồ tháp tuổi, đồ thị mô
tả giới hạn sinh thái..., nhằm giúp cho bài học thêm sinh động, trong các tiết
thực hành vẽ biểu đồ, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh ứng dụng Excel trong
chương trình Tin học lớp 7 để vẽ các dạng biểu đồ .
Ví dụ: Bài 47, Bài 58, giáo viên có thể cho học sinh ve biểu đồ tháp
tuổi trên giấy, vừa gọi một học sinh thực hiện cách ve trên Excel. Hoặc trong
phần này, giáo viên có thể giao bài tập nhóm ve biểu đồ trên Excel để tất cả
các em cùng nhau thực hiện.
* Tích hợp mơn ÂM NHẠC:
Các tác phẩm âm nhạc trong chương trình có tác dụng minh họa kiến
thức Địa lí, bởi có nhiều hiện tượng tự nhiên, khơng gian địa lí, những hồn
cảnh địa lí được thể hiện qua nhiều ca khúc. Đặc biệt thông qua ca từ và âm
nhạc se có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người học,
giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tự nhiên, dễ nhớ.
18


Ví dụ:

Dạy bài 30 – muc II- Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch
hóa gia đình, giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh nghe bài hát:
Vì Tương Lai Dân Số Việt Nam
Nhạc sĩ: Lê Sơn
Vì tầm vóc giớng nịi kỷ ngun mới Việt Nam
Góp sức ta nâng cao chất lượng dân số
Khỏe mạnh từng công dân, không phân biệt gái trai
Lọc bệnh tật trước sinh vì hạnh phúc mọi nhà.
………………………………………………..
Hoặc dạy bài Ơ nhiễm mơi trường, để khắc sâu ý thức về bảo vệ môi
trường, giáo viên có thể cho học sinh nghe bài:

Hãy Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường.
Môi trường, không phải đâu xa,.
cái xanh, cái đẹp quanh ta đấy mà.
môi trường, ngay trong mọi nhà.
ở ngay thôn xóm và qua phố phường
…………………..
sạch làng tốt ruộng vào nhau mở lịng
Q hương, đất nước huy hồng,
chung tây xây dựng đàng hồng hơn xưa
…………………….
* Tích hợp mơn MỸ THUẬT:
Một hình ảnh nghệ thuật như tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc,…
được sử dụng hợp lí se giúp học sinh tiếp nhận kiến thức trực quan, sinh động
hơn và việc học Sinh học se hứng thú hơn.
Một số ứng dụng thường dùng đó là cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy để
tổng kết bài học hay để khai thác một phần nội dung kiến thức của bài học.
Ngồi ra trong Sinh lớp 9 giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh với
nhiều nội dung sinh động có tính chất minh họa, tun truyền, kích thích tư
duy của các em.
Ví dụ:

19


Các bài trong chương II, III, IV, giáo viên giao bài tập cho học sinh ve
tranh cổ động tuyên truyền về bảo vệ động vật, thực vật, bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển - đảo, sau đó giáo viên chọn những bức tranh tiêu biểu để
minh họa và tuyên truyền giáo dục tư tưởng trong tiết dạy…
Hoặc ở cuối mỗi bài học, mỗi chương giáo viên có thể yêu cầu học sinh
tóm tắt kiến thức bằng cách ve sơ đờ tư duy.

* Tích hợp mơn CƠNG NGHỆ:
Học sinh có thể sử dụng kiến thức môn Công nghệ để giải thích năng
lượng tạo ra được dịng điện, giải thích các định nghĩa như lúa chim, lúa
mùa, năng suất lúa, luân canh xen canh, tăng vụ , nêu một số biện pháp cải
tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng…
Ví dụ:
Bài 58, mục II – Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu học
sinh vận dụng kiến thức môn Công nghệ lớp 7 để trả lời câu hỏi: Nêu các biện
pháp để chớng xói mịn, chớng khơ hạn, chớng nhiễm mặn… và tăng độ phì
nhiêu của đất?
Hoặc bài 30- Mục III- yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức công nghệ
7 để nêu phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đúng quy cách?

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20


4.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, PHẠM VI ỨNG ỨNG VÀ VẬN DỤNG
VÀO THỰC TIỄN
4.1.1. Kết quả đạt được
Đa số học các tiết học có thực hiện tích hợp kiến thức liên môn, học sinh
đều có hứng thú tham gia học tập tốt tạo nên sự sinh động, hấp dẫn trong tiết
dạy.
“Với những bài dạy có lồng ghép kiến thức của các môn học khác, làm
cho chúng em cảm thấy giờ học Sinh học khơng cịn căng thẳng, khơ khan,
việc học trở nên thú vị hơn, chúng em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng,
dễ nhớ hơn”
(Em Thiên – Lớp 9D)

“Mỗi tiết học có tích hợp kiến thức liên mơn, giúp em xâu chuỗi được
kiến thức, tiếp thu bài một cách có hệ thống, từ đó có những kĩ năng vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn”
(Em Vũ– Lớp 9C)
* Kết quả áp dụng:
- Áp dụng thử vào tiết dạy các lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Nghiêm từ
tháng 9/ 2016 đến tháng 12/ 2017 với hiệu quả là:
- Kết quả khảo sát các lớp từ ngày 9/12/2017 đến ngày 13/12/2017 với
10 câu hỏi trắc nghiệm :
LỚP KHẢO SÁT

Học sinh ghi nhớ bài

Học sinh u thích mơn

tại lớp (trả lời đúng

học

9/10 câu hỏi)
Tổng sĩ số Tỉ lệ %
Các lớp không vận dụng

HS khảo sát
62

50 %

Tổng sĩ số


Tỉ lệ %

HS khảo sát
62

70%

tích hợp kiến thức liên môn
9B, 9E
21


Các lớp tăng cường vận

101

98%

101

100%

dụng tích hợp kiến thức
liên môn 9A, 9C, 9D
4.1.2. Phạm vi ứng dụng và ứng dụng vào thực tiễn
Đề tài được áp dụng cho hầu hết các đối tượng học sinh lớp 9 ở
trường THCS Nguyễn Nghiêm - Đức Phổ.
Trong quá trình vận dụng đề tài vào thực tiễn đã được một số kinh
nghiệm như sau:
Việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học ở các lớp học,

cấp học là điều cần thiết. Nó không những mang lại cảm hứng cho học sinh,
kích thích học sinh làm việc mà còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh yêu thích môn Sinh học
hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự học, học sinh se khắc sâu
kiến thức hơn, giúp cho học sinh có kiến thức và kỹ năng.
Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng kiến thức của các mơn học
một cách sa đà làm lỗng trọng tâm bài học và làm kéo dài thời gian học tập.
Trong dạy học Sinh học, giáo viên cần biết vận dụng kiến thức liên
môn phù hợp, đúng cách và cũng cần biết tăng cường phối hợp các phương
pháp và phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải tự học, tự nghiên cứu nhiều các môn
học khác, cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các môn học có
liên quan đến Sinh học để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn phù hợp
với học sinh. Tăng cường thăm lớp dự giờ các môn học khác, một mặt giúp
giáo viên trao đổi, đúc rút được kinh nghiệm với đồng nghiệp, mặt khác còn
tích lũy cho ta những kiến thức bổ ích để phục vụ cho bộ môn mình dạy.
Giáo viên phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay,
hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh.

22


Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ thực tế trong quá
trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở Nguyễn Nghiêm - Đức Phổ. Thông
qua một số kỹ năng trong đề tài, tôi hi vọng đó là một nội dung hữu ích cho
học sinh cũng như giáo viên dạy học môn Sinh học ở trường trung học cơ sở.
Tuy nhiên, với phần hiểu biết có hạn nên khi viết đề tài này, chắc chắn cịn
nhiều hạn chế, kính mong các bạn đờng nghiệp, ban giám khảo đóng góp ý
kiến để giúp tôi nâng cao chất lượng giáo dục và của bộ môn mình phụ
trách.

Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đức Phổ, ngày 31 tháng 12 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng
kiến kinh nghiệm bản thân thực hiện,
không sao chép nội dung của người
khác, nếu vi phạm chịu xử lí theo
quy định.
Người viết

Võ Thị Quỳnh Dao

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên sách
Sách giáo khoa Sinh học

Tác giả
Nhà xuất bản
Nguyễn Qung Vinh, Vũ Bộ Giáo dục và Đào tạo

9

Đức Lưu, Nguyễn Minh
Công, Mai Sỹ Tuấn


Sách giáo khoa các mơn

Nhà x́t bản giáo dục

học liên quan như: Tốn,

Việt Nam

Lí, Hóa, Địa…
Chuẩn kiến thức kĩ năng

Ngô Văn Hưng

Nhà xuất bản giáo dục

Modul THCS 14: Xây

Việt Nam
Nhà xuất bản giáo dục

dựng kế hoạch dạy học

Việt Nam

theo hường tích hợp.

24


Xác nhận của Hội đồng thi đua khen thưởng

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Nghiêm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….........................
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………….....................................................
…………………………………………………………………………………...............
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………….............................................................

Xác nhận của Hội đồng thi đua khen thưởng
25


×