Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.39 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
XUW

HUỲNH DUY KHANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành
Mã số

: Tài chính nhà nước
: 5.02.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. UNG THỊ MINH LỆ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2001


Trang:2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
XUW

HUỲNH DUY KHANG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NAÊM 2001


MỤC LỤC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Trang

Mở đầu ............................................................................................................. 1
Chương I:

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THUẾ
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
I/-ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC:
1. Khái niệm về thuế ....................................................................................... 2
2. Tính chất của thuế ....................................................................................... 2
3. Chức năng của thuế ..................................................................................... 3
4. Phân loại thuế .............................................................................................. 4
4.1 Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế .............................................. 4
4.2 Phân loại theo đối tượng đánh thuế ....................................................... 5
5. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường .............................................. 5
5.1 Thuế là một khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước ..................... 6
5.2 Thuế là công cụ quản lý và điều chỉnh vó mô nền kinh tế .................... 7

5.3 Thuế góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
trong phân phối ...................................................................................... 7
II/-QUẢN LÝ THUẾ ....................................................................................... 8
1. Khái niệm .................................................................................................... 8
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế ................................. 8
3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế ................................................ 11
3.1-Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống
thu thuế nhà nước ................................................................................... 11
3.1.1-Sơ đồ hệ thống thu thuế nhà nước....................................................
......................................................................................................................... 11
3.1.2 Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế các cấp................ 13
3.2 Nội dung và yêu cầu của công tác quản lý thu thuế ............................. 15
3.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế .............................................................. 15
3.2.2 Quản lý đối tượng tính thuế .............................................................. 15
3.2.3 Công tác tính thuế ............................................................................. 16
3.2.4 Nộp thuế vào ngân sách nhà nước .................................................... 16
3.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu...................................... 17
Chương II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA
I/-SƠ LƯC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ............................................................................. 18


Trang:2

II/-CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KẾT QUẢ THU THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ............................................................................. 19
1. Kết quả thu thuế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận qua các năm...................... 19
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngành thuế Bình Thuận...................... 20

2.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 20
2.2 Chức năng và nhiệm vụ ......................................................................... 20
2.3 Phân cấp quản lý thu.............................................................................. 23
3. Công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ............................ 24
3.1 Đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ...... 24
3.1.1 Đối với doanh nghiệp nhà nước ........................................................ 24
3.1.2 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .............................. 25
3.1.3 Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp theo
phương pháp khấu trừ thuế ..................................................................... 26
3.2 Đối với đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp ........................ 27
3.3 Quản lý đối tượng nộp thuế đối với hộ cá thể khai thác
đánh bắt hải sản ...................................................................................... 29
3.4 Đối với các đối tượng nộp thuế khác ..................................................... 32
3.4.1 Đối với thuế sử dụng đất nông nhiệp................................................ 32
3.4.2 Đối với thuế nhà đất ......................................................................... 32
3.5 Tin học hoá công tác quản lý thu thuế................................................... 32
III/-NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN............................................... 33
1. Tồn tại trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế ..................................... 33
2. Tồn tại trong công tác xác định doanh số tính thuế..................................... 35
3. Tồn tại trong công tác tính thuế................................................................... 37
4. Tồn tại trong công tác hành thu và xử lý nợ đọng thuế .............................. 37
5. Các công tác khác ........................................................................................ 39
5.1 Bộ máy quản lý thuế.............................................................................. 39
5.2 Công tác tuyên truyền............................................................................ 40
5.3 Công tác ứng dụng tin học trong quản lý thu thuế................................. 40
5.4 Công tác thanh tra và kiểm tra............................................................... 40
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH

THUẬN.
1.Các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế............................... 42
1.1 Thực hiện chế độ cấp mã số thuế và quản lý chặt chẽ
đối tượng nộp thuế .................................................................................. 42
1.2 Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ ...................................................... 43
1.3 Phương pháp tính thueá ........................................................................... 44


Trang:3

1.4 Cải tiến nghiệp vụ quản lý hành thu ..................................................... 45
1.5 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế .......................................................... 46
1.6 Công tác tin học ..................................................................................... 47
1.7 Tổ chức bộ máy ..................................................................................... 49
1.8 Tăng cường công tác đào tạo và huấn luyện cán bộ ............................. 49
1.9 Tăng cường công tác phổ biến giáo dục sâu rộng
chính sách, pháp luật về thuế ................................................................. 50
2. Những kiến nghị nhằm đổi mới chính sách thuế, tăng cường hiệu lực công
tác quản lý thu thuế................................................................................. 50
2.1 Thuế GTGT............................................................................................ 50
2.2 Ban hành thuế trước bạ thay cho lệ phí trước bạ ................................... 51
2.3 Về thuế sử dụng đất ............................................................................... 51

2.4 Phí và lệ phí ............................................................................................... 52
Kết luận ........................................................................................................... 53

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
GTGT:
TNDN:
ĐTNT:

NSNN:
UBND:

giá trị gia tăng
thu nhập doanh nghiệp
đối tượng nộp thuế
ngân sách nhà nước
Ủy ban nhân daân


Trang:4

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới về phát triển
kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành thuế đã tiến hành cải cách
thuế theo từng bước đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, pháp luật
thuế tạo sự công bằng về thuế cho tất cả các thành phần kinh tế, khuyến
khích thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách
nhà nước. Nộp thuế là quyền lợi và nghóa vụ của mỗi người dân, bên
cạnh những người có ý thức chấp hành tốt theo quy định của luật thuế,
còn một số cá nhân do lợi ích cục bộ còn cố tình luồn lách, tìm mọi kẻ hở
của chính sách chế độ và những thiếu sót trong công tác quản lý thu thuế
để trốn thuế, ẩn lậu gây tình trạng thất thu thuế. Mặt khác trong quá trình
đổi mới và phát triển, công tác quản lý thu thuế vẫn còn nhiều yếu kém
và tồn tại chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Do đó việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế và công tác quản lý
thu thuế là một yêu cầu khách quan.
Là nhân viên của ngành thuế, tác giả chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI
PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN” mục tiêu nêu lên được những

suy nghó đúc kết từ thực tiễn công tác thuế, mong muốn góp phần hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế trên địa bàn.
Do công tác quản lý thu thuế rất phong phú và đa dạng, trong phạm
vi đề tài, thông qua những lý luận cơ bản về thuế và quản lý thuế, tác giả
tập trung phân tích các kết quả và nguyên nhân của sự tồn tại trong công
quản lý thu thuế, từ đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp để hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế trên địa bàn. Nhằm tạo điều kiện phát
huy một cách đầy đủ công cụ thuế góp phần hoàn thành nhiệm vụ của
ngành.
Luận văn gồm 53 trang và phần phụ lục, ngoài phần mở đầu và kết
luận luận văn được kết cấu như sau:
Chương I:

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN.


Trang:5

Chương I:
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
I/-ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC:
1. Khái niệm về thuế:
Thuế vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù lịch sử và

là một yêu cầu tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức
năng của nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra
đời, tồn tại và phát triển của nhà nước, nó là cơ sở bảo đảm cho sự hoạt
động của nhà nước.
Tùy thuộc vào bản chất nhà nước và cách thức sử dụng nguồn thu
từ thuế mà có nhiều quan điểm khác nhau về thuế, song hầu hết các nhà
kinh tế đều thống nhất rằng: Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt
buộc, đối với mọi pháp nhân và thể nhân được nhà nước quy định thông
qua hệ thống pháp luật, nộp vào ngân sách nhà nước để tạo thành quỹ
tiền tệ tập trung đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của nhà nước
nhằm phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội. Sự ra đời của thuế gắn liền
với sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
2. Tính chất của thuế:
Thuế có hai tính chất cơ bản đó là:
- Cưỡng bách nộp thuế
- Không hoàn lại trực tiếp.
Tính cưỡng bách, xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của nhà nước nhằm
mục đích phục vụ cho lợi ích chung toàn xã hội như chi tiêu cho y tế, giáo
dục, quốc phòng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, bảo
hiểm, trợ cấp xã hội... Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân,
nên chi tiêu của nhà nước là nguyện vọng của nhân dân. Do vậy mọi
người dân đều bình đẳng trước nghóa vụ nộp thuế theo khả năng thu nhập
của mình, được quy định cụ thể bằng luật thuế. Khi luật thuế đã được ban
hành, thì tính chất cưỡng bách nộp thuế là một tất yếu để đảm bảo sự
công bằng xã hội, sự tiến bộ xã hội và sự tồn tại của một nhà nước quyền
lực.


Trang:6


Tính không hoàn lại trực tiếp, thuế quy định mức đóng góp phù
hợp theo khả năng nộp thuế, chịu thuế của từng người. Người thu nhập
cao, nộp thuế nhiều hơn người thu nhập thấp và người không có thu nhập
thì được xã hội trợ cấp, và tất cả đều hưởng lợi ích công cộng như nhau.
Điều đó thể hiện tính nhân ái rất cao của một xã hội văn minh. Do vậy
tính chất của thuế là không hoàn lại trực tiếp cho người nộp thuế, mà chỉ
được sử dụng để phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội, trong đó có bản
thân người nộp thuế.
3. Chức năng của thuế:
Thuế có vị trí độc lập tương đối so với các phạm trù tài chính khác,
nên thuế có hai chức năng chủ yếu: Một là, chức năng phân phối và phân
phối lại. Hai là, chức năng kinh tế (điều tiết kinh tế).
- Chức năng phân phối và phân phối lại là chức năng cơ bản, đặc
thù nhất mà mọi nhà nước đều phải dựa vào đó để tạo ra các quỹ tiền tệ
tập trung, bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước. Sử
dụng chức năng này của thuế, là quá trình “nhà nước hoá” một bộ phận
GDP dưới hình thức tiền tệ; tạo điều kiện cần thiết cho sự can thiệp của
nhà nước vào các hoạt động kinh tế, đời sống xã hội và an ninh quốc
phòng. Do đó, chức năng phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho
sự ra đời chức năng kinh tế của Thuế.
-Chức năng điều tiết kinh tế của thuế không chỉ tác động đến quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp mà còn tác động đến quá trình tiêu
dùng của dân cư, xuất nhập khẩu hàng hoá, phân công lại lao động xã
hội, góp phần mở rộng thị trường, vừa khuyến khích giao lưu hàng hoá,
vừa hạn chế mua bán lòng vòng qua nhiều khâu, nhiều nấc trung gian.
Giữa hai chức năng này của thuế cùng tồn tại trong mối quan hệ
chặt chẽ. Một khi các nguồn tài chính mà nhà nước tập trung được dưới
dạng thuế gia tăng đáng kể thì sẽ tạo điều kiện khách quan để nhà nước
tác động lên cả diện rộng và chiều sâu tới quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của nhà

nước nhằm vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tạo điều
kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân. Mối quan hệ này, xét
về mặt bản chất phản ánh sự thống nhất của hai mặt đối lập: Một bên là
sự cần thiết mở rộng nguồn thu về thuế của nhà nước, đụng chạm đến lợi
ích của từng nhà doanh nghiệp, một bên là sự cần thiết phải đẩy nhanh


Trang:7

tốc độ tăng trưởng- phát triển kinh tế quốc gia theo định hướng của nhà
nước.
4. Phân loại thuế:
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và tổ chức hành thu
trong thực tế, người ta tiến hành phân loại thuế theo một số tiêu thức nhất
định.
4.1 Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế:
Theo cách phân loại truyền thống đã hình thành từ rất lâu, thuế
được chia thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu. Sự phân loại này
phụ thuộc vào đối tượng đánh thuế, mối quan hệ tương hỗ giữa người nộp
thuế và nhà nước.
- Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp lên một khoản thu nhập
(tiền lương, lợi nhuận, lợi tức...) hoặc tài sản (ruộng đất, nhà cửa, chứng
khoán...) nào đó của người nộp thuế.
Thuế trực thu thường đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của người nộp
thuế, dễ gây ra tâm lý bất bình trong nhân dân. Ở nước ta, trong hệ thống
thuế hiện hành, các loại thuế dưới đây được xem là thuế trực thu: như
thuế lợi tức, thuế thu nhập, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và thuế sử dụng
đất nông nghiệp.
- Thuế gián thu là một loại thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ và
được ấn định dưới hình thức một khoản phụ thêm được cấu thành trong

giá cả hàng hoá, dịch vụ nhằm điều tiết một phần thu nhập của người
tiêu dùng.
Khi áp dụng hình thức thuế gián thu, mối quan hệ giữa người nộp
thuế và nhà nước được thể hiện một cách gián tiếp.
Ngày nay, sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu không
còn rõ nét như trước đây. Ở giác độ hành chính đã có sự thống nhất quản
lý đối với hai loại thuế. Trong các hệ thống thuế hiện đại, còn tồn tại hai
phương thức thu thuế, nhưng mỗi phương thức đều tương ứng với hình
thức thu gián tiếp. Thuế lúc này sẽ do người chủ các đơn vị nộp đối với
các khoản lương bổng, hoặc do chủ ngân hàng nộp đối với các khoản tiền
lãi về động sản, hay do người bán hàng nộp đối với các khoản chi tiêu.
Tuy nhiên, thuế trực thu đáp ứng yêu cầu đánh thuế dựa trên khả năng
chi trả hơn thuế gián thu, thuế suất trung bình sẽ tăng khi thu nhập gia


Trang:8

tăng, và những người có thu nhập cao sẽ phải chịu thuế suất trung bình
cao hơn.
4.2 Phân loại theo đối tượng đánh thuế:
Phân loại theo đối tượng đánh thuế, hệ thống thuế bao gồm các
loại:
- Thuế đánh vào hàng hoá: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
- Thuế đánh vào thu nhập, như: thuế lợi tức, thuế thu nhập.
- Thuế đánh vào tài sản, như: thuế nhà, thuế đất, thuế chuyển
quyền sử dụng nhà, đất....
- Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng, như: thuế tài
nguyên, thu vốn ngân sách.
Vận dụng cách phân loại này trong thực tế cho thấy hệ thống thuế

bao gồm nhiều loại thuế với những tác dụng riêng có khác nhau, từng
loại thuế phát huy vai trò điều tiết trong các lónh vực nhất định song
chúng vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau để đảm bảo thực hiện chức năng toàn
diện của hệ thống thuế.
Ngoài ra còn một số cách phân loại như:
- Phân loại thuế dựa vào tính chất lũy tiến và lũy thoái
- Phân loại thuế theo chế độ phân cấp quản lý, điều hành ngân
sách: Thuế nhà nước, thuế địa phương
- Phân loại theo phương thức sử dụng: Thuế tổng hợp, thuế chuyên
dùng
5. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
Vai trò của thuế là gì? đó là những tác động tích cực do thuế tạo ra
cho sự tồn tại của một nhà nước và giúp nhà nước điều khiển nền kinh tế
xã hội.
Đồng thời với tiến trình phát triển xã hội, nhà nước.. Thuế ngày
càng được sử dụng để tạo nên những tác động mới. Nếu như ở thời kỳ
đầu, thuế chỉ đóng vai trò như một công cụ tạo nguồn thu chủ yếu cho
ngân sách nhà nước, thì đến nay thuế còn được sử dụng như một công cụ
cực kỳ sắc bén để quản lý và điều chỉnh vó mô nền kinh tế - xã hội, hay
như một công cụ góp phần tạo ra công bằng xã hội (công bằng về thuế).


Trang:9

Lần lượt dưới đây, chúng ta cùng xem xét các vai trò của thuế trong nền
kinh tế thị trường.

5.1 Thuế là một khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước ra đời phát sinh và phát triển gắn liền với sự
ra đời của nhà nước. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung thuộc sở hữu nhà

nước, được hình thành và sử dụng trong quá trình phân phối và phân phối
lại GDP hoặc GNP, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước trong quá trình điều hành nền kinh tế xã hội.
Ngân sách nhà nước được hình thành từ các nguồn:
- Thu từ thuế và các khoản có tính chất thuế
- Thu ngoài thuế
- Thu viện trợ
- Thu tiền vay.
Trong đó, thuế là khoản thu chủ yếu nhất và trở thành nhân tố cơ
bản của một nền tài chính quốc gia lành mạnh.
Ở nước ta, sau khi thực hiện hệ thống thuế mới, đã chuyển từ vị trí
phụ thuộc nhiều vào bên ngoài sang chủ yếu dựa vào nội lực với 95%
tổng thu ngân sách là từ thuế và phí. Nếu trước đây thu ngân sách nhà
nước không đủ chi thường xuyên, thì nay không những đáp ứng đủ nhu
cầu chi thường xuyên, mà còn dành được phần đáng kể cho đầu tư phát
triển và trả nợ (bình quân giai đoạn 1996-2000 thu từ thuế và phí dành
cho chi đầu tư phát triển và trả nợ đạt 4,3% so với GDP). Cơ cấu thu theo
ngành cơ bản phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt
thu từ nội địa đang có xu hướng tăng trong tổng thu ngân sách nhà nước
Các số liệu trên, đã khẳng định vai trò hàng đầu của thuế trong
tổng thu ngân sách nhà nước. Để thật sự giữ đúng vai trò là nguồn thu
quan trọng nhất vào ngân sách nhà nước, thuế phải bao quát hầu hết mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh: chế biến, sửa chữa, chế tạo, khai thác,
xây dựng, vận tải, buôn bán, ăn uống, dịch vụ...; mọi nguồn thu nhập:
thường xuyên, không thường xuyên; mọi hoạt động tiêu dùng xã hội.
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh khi dựa chủ yếu vào nguồn
thu nội bộ nền kinh tế. Nguồn thu đó lấy ra từ chính thu nhập quốc dân


Trang:10


nội địa. Mọi sự trông cậy, dựa dẫm ở bên ngoài đều mang lại những hậu
quả xấu và kéo dài sự phụ thuộc.

5.2 Thuế là công cụ quản lý và điều chỉnh vó mô nền kinh tế:
Thuế ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thuế
còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh kinh tế. Chính sách thuế
có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung cầu, đến cơ cấu đầu
tư và sự phát triển hoặc suy thoái của nền kinh tế.
Thuế trở thành công cụ quản lý và điều tiết vó mô nền kinh tế. Ý
nghóa điều tiết của thuế thể hiện trên hai mặt: Khuyến khích sản xuất
trên nhiều phương diện đối với các hoạt động kinh doanh cần thiết, làm
ăn có hiệu quả cao. Mặt khác kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần
hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng
phí...
Cụ thể hơn, khi ban hành một sắc thuế, do những yêu cầu về mặt
kinh tế, chính trị, xã hội, nhà nước đều có những quy định về đối tượng
nộp thuế, phạm vi áp dụng thuế, biểu thuế, hệ thống thuế suất phân biệt,
các chế độ giảm miễn thuế. Các quy định này xét bề ngoài là một sự
cưỡng chế nhưng bên trong nhằm mục đích điều chỉnh những quan hệ xã
hội nhất định. Việc phân biệt thuế suất đối với các sản phẩm, dịch vụ
hoặc các ngành nghề sản xuất kinh doanh, những quy định ưu đãi thuế
đối với một số mặt hàng, ngành, vùng lãnh thổ... tự nó góp phần điều
chỉnh việc bỏ vốn đầu tư mà không cần dùng bất kỳ công cụ hành chính,
hoặc bất kỳ công cụ quyền lực phi kinh tế nào của nhà nước....
5.3 Thuế góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội trong phân phối:
Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và
thực hiện sự công bằng xã hội. Sự bình đẳng và công bằng của chính
sách thuế được thể hiện thông qua chính sách động viên cho ngân sách

nhà nước như giữa các đơn vị, các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có
điều kiện hoạt động giống nhau và có thu nhập giống nhau, thì quyền lợi
và nghóa vụ phải giống nhau. Công bằng xã hội không có nghóa là bình
quân chủ nghóa, đòi hỏi mọi người trong xã hội chỉ có thể có thu nhaäp


Trang:11

ngang nhau. Người có thu nhập cao phải đóng thuế cao hơn người có thu
nhập thấp, nhưng phải tạo điều kiện cho họ làm ăn có hiệu quả, có năng
suất cao phải có thu nhập cao, thậm chí cao hơn rất nhiều so với người
làm ăn lười biếng, kém hiệu quả. Bình đẳng và công bằng xã hội không
thể chỉ là đạo lý, lý thuyết mà phải được biểu hiện bằng pháp luật, chế
độ quy định của nhà nước.
Việc điều hoà thu nhập xã hội được thực hiện phần nào thông qua
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc
biệt; thuế đánh cao vào những mặt hàng dịch vụ cao cấp nhằm điều tiết
bớt thu nhập của công ty hoặc cá nhân có thu nhập tương đối cao so với
mức bình quân xã hội.
Trong thuế thu nhập, thuế đánh thẳng vào thu nhập cá nhân, ngoài
việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn đóng vai trò quan trọng
trong thực hiện công bằng xã hội. Vai trò càng rõ rệt khi sử dụng thuế
suất lũy tiến.
Nguồn của mọi bất bình đẳng xã hội xuất phát từ sự chênh lệch thu
nhập và tài sản giữa các thành phần trong xã hội. Công bằng xã hội đặt
ra như một nhu cầu hợp quy luật. Nhà nước dùng thuế để điều tiết thu
nhập giữa mọi thành viên, chuyển một phần thu nhập của những người
giàu có sang người nghèo qua cầu ngân sách, bằng công cụ thuế.
Tóm lại, sự phát triển của thuế đi đôi với sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Một xã hội càng văn minh càng đòi hỏi thuế phải có

một trình độ phát triển tương ứng.
II/-QUẢN LÝ THUẾ:
1. Khái niệm:
Quản lý thuế là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực
hiện những quy định trong luật thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản
tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo luật định.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế:
+ Hệ thống chính sách, pháp luật thuế:


Trang:12

Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối
với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp
bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải thực sự
khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ
chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch
nhà nước.
Hệ thống thuế mang tính chấp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh
tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Ngược lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn
định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về
nghóa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng
rãi của các tầng lớp dân cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng
thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn
chứng từ.
+ Tổ chức bộ máy quản lý thuế có vai trò quan trọng mang tính
quyết định cho việc thực thi chủ trương, chính sách, bảo đảm thắng lợi
cho công cuộc cải cách thuế. Hệ thống bộ máy quản lý thuế phải được

kiện toàn, củng cố để có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả các chức
năng, nhiệm vụ của cả hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thuế phải thống
nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực của cả hệ thống
trong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuế mới.
Phẩm chất cách mạng và năng lực toàn diện của các cán bộ quản
lý thuế phải được nâng cao về quan điểm, lập trường, đạo đức, về trình
độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán,
kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát
triển của ngành và đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong
tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và
phức tạp.
+ Quy trình quản lý thu nộp thuế: Đây chính là cơ chế vận hành
hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý, hành thu. Cần thiết
phải xây dựng một quy trình quản lý, thu nộp thuế, quyết toán thuế chặt
chẽ từ khâu quản lý đối tượng nộp thuế, lập bộ thuế và thông báo thuế,
tổ chức thu nộp qua hệ thống kho bạc, theo dõi chấm bộ thuế, quyết toán


Trang:13

và xử lý nợ đọng, xem xét miễn giảm thuế, báo cáo cung cấp thông tin
trong hệ thống.
Mỗi đối tượng quản lý thuế, chẳng hạn đối tượng thực hiện thu
theo phương pháp khấu trừ, phương pháp kê khai hay khoán thuế hoặc
theo từng sắc thuế như thuế nông nghiệp, thuế nhà đất,.. đều phải xây
dựng một quy trình cụ thể, chặt chẽ theo nguyên tắc “khép kín”, có sự
độc lập của từng khâu, kiểm tra giám sát lẫn nhau.
+ Công tác tin học: Khối lượng công việc quản lý hành thu thuế là
rất lớn, chi phí rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách
nhà nước. Phương pháp càng tiến bộ thì kết quả quản lý thu thuế càng

cao. Do vậy,việc ứng dụng công nghệ tin học là một khả năng tốt nhất có
tác dụng mạnh trong việc đẩy mạnh cải cách thuế và phát huy những tiến
bộ của ngành thuế trong công tác quản lý và hành thu thuế hiện nay.
Đặc điểm của công tác quản lý thuế là phải quản lý trực tiếp đến
từng đối tượng nộp thuế theo nhiều loại sắc thuế với số lượng đối tượng
nộp thuế rất lớn mà tất cả các chứng từ hoạt động kinh doanh, kê khai
nộp thuế, căn cứ tính thuế, thông báo thuế là nguyên tắc bắt buộc. Do
vậy, nếu làm bằng phương pháp thủ công thì sẽ cần rất nhiều nhân lực và
chi phí cao. Mặt khác, sự sai sót, chậm trễ trong việc tính thuế và cung
cấp thông tin để chỉ đạo hành thu sẽ có nhiều khả năng tạo ra kẽ hở để
thất thu thuế, tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Nếu ứng dụng tốt
công tác tin học sẽ tự động hoá các khâu công việc trên và theo một quy
trình chặt chẽ sẽ nâng cao tính pháp lý và hiệu quả sẽ rất tốt trong công
tác quản lý hành thu thuế hiện nay.
+ Công tác tuyên truyền chính sách thuế: Các chính sách chế độ,
luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất
khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng trong quảng đại
quần chúng. Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định,
những việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi trốn lậu
thuế, không chấp hành nghiêm việc kê khai, đăng ký thuế; vi phạm về sử
dụng hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây dưa nợ đọng trốn thuế. Tăng
cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế còn có ý nghóa nâng
cao tính tự giác, ý thức về nghóa vụ của công dân đối với nhà nước và sự
kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp
luật về thuế, đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội.


Trang:14

+ Có sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng: Thuế là một

trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện chính sách
thuế không phải là công việc đơn phương của ngành thuế. Cần có sự phối
hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc
thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế- xã
hội trên địa bàn.
Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong
việc giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế bảo
đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế
của nhà nước.
+ Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của nhân
dân: Nhà nước đưa được công tác thuế vào quần chúng nhân dân là
công việc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế;
nâng cao tính pháp lý của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác
về nghóa vụ nộp thuế và quyền lợi được hưởng về thuế, tạo điều kiện
giúp thuế trở thành công cụ mạnh mẽ trong trong điều khiển kinh tế quốc
gia. Nếu trình độ nhận thức và ý thức chấp hành thuế của quần chúng
nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng
thời qua sự phản hồi những vấn đề bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật về thuế.
Tóm lại, công tác quản lý thu thuế có nhiều nhân tố tác động,
chúng ta cần chú trọng đến những nhân tố cơ bản nhất, nhưng cũng
không nên bỏ qua những yếu tố khác về kinh tế-xã hội và tác động của
môi trường.
3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế:
3.1-Tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của hệ
thống thu thuế nhà nước:
Để thực hiện công tác quản lý thu thuế, trước hết bộ máy quản lý
thuế phải được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, mỗi bộ
phận có chức năng riêng biệt đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, hổ trợ
nhau trong công tác quản lý thu thuế.



Trang:15

3.1.1 Sơ đồ hệ thống thu thuế nhà nước của Việt Nam hiện nay:
(Sơ đồ 1)
BỘ TÀI CHÍNH
CÁC VỤ

TỔNG CỤC THUẾ

PHÒNG CHỨC NĂNG

SỞ TÀI CHÍNH
VẬT GIÁ

PHÒNG CHỨC NĂNG

PHÒNG
TÀI CHÍNH

TỔ
KH-KT
THỐNG KÊ

TỔ
KIỂM TRA
XỬ LÝ

CỤC KHO BẠC


PHÒNG NGHIỆP VỤ

CHI CỤC
KHO BẠC

CỤC THUẾ

PHÒNG
NGHIỆP VỤ

CHI NHÁNH
KHO BẠC

CHI CỤC THUẾ

TỔ
H.CHÍNH
TÀI VỤ

PHÒNG TRỰC
TIẾP THU

TỔ
NGHIỆP VỤ
THUẾ

TỔ, ĐỘI
TRẠM
THU


:Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ phối hợp
- Bộ máy thu thuế nhà nước được tổ chức thống nhất, thành hệ
thống dọc từ Trung ương đến các Quận, Huyện. Ở Trung ương có Tổng
Cục Thuế thuộc Bộ Tài Chính. Ở Tỉnh, Thành Phố, Đặc khu trực thuộc


Trang:16

trung ương có Cục Thuế thuộc Tổng Cục Thuế đồng thời chịu sự chỉ đạo
của UBND cùng cấp. Ở các Huyện ,thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có
Chi cục thuế chịu sự quản lý song trùng của Cục thuế và UBND huyện,
thị cùng cấp. Các đội thuế phường, xã trực thuộc chi cục quản lý và
UBND phường, xã, thị trấn cùng cấp.
3.1.2 Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế các cấp:
- Tổng Cục Thuế:
Đây là cơ quan thuế cao nhất trong hệ thống thu thuế nhà nước.
Cơ cấu gồm có: Các phòng chức năng và phòng nghiệp vụ được tổ
chức theo các sắc thuế. Tổng Cục Thuế có một số nhiệm vụ chủ yếu:
Một là, giúp Bộ Tài Chính soạn thảo các văn bản pháp qui về thuế
và các khoản thu khác trình cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành
và tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản này trong cả nước. Tổng Cục
thuế cũng được quyền ban hành theo ủy quyền của Bộ Trưởng Bộ Tài
Chính các văn bản về nghiệp vụ quản lý thu thuế và hướng dẫn cơ quan
thuế cấp dưới thực hiện thống nhất.
Hai là, hướng dẫn lập kế hoạch và tổng hợp kế hoạch thu thuế và
thu khác trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính xem xét để trình các cơ quan có
thẩm quyền quyết định. Tổng Cục thuế xem xét giao chỉ tiêu thu thuế và
thu khác cho cơ quan thuế cấp dưới, hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới tổ chức

thu thuế và thu khác trên địa bàn và đảm bảo thu đủ, kịp thời vào ngân
sách nhà nước.
Ba là, tổ chức thanh tra bộ máy thu thuế và các đối tượng nộp thuế;
xử lý vi phạm theo luật định.
- Cục Thuế:
Về cơ cấu tổ chức cũng bao gồm một số phòng chức năng và phòng
nghiệp vụ. Cục Thuế có hai mặt nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản pháp qui
về thuế, quản lý công tác thu thuế và thu khác thống nhất trên địa bàn.
Hai là, trực tiếp thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế. Theo phân
cấp hiện nay về công tác thu thuế thì Cục thuế trực tiếp thu thuế đối với


Trang:17

các doanh nghiệp nhà nước trung ương đóng trên địa bàn, các doanh
nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, ngoài quốc doanh thu theo phương pháp khấu trừ, lệ phí trước bạ
và một số đơn vị thu khác ngân sách.

- Chi Cục Thuế:
Về cơ cấu tổ chức, Chi Cục Thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp
vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý thu thuế. Chi Cục Thuế có các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Lập kế hoạch thu thuế hàng năm, quý, tháng trên địa bàn.
+ Tham gia với các cơ quan chức năng xét duyệt đăng ký kinh
doanh, đăng ký nộp thuế. Trực tiếp quản lý đăng ký tính thuế của các đối
tượng nộp thuế do Chi cục quản lý.
+ Tổ chức các biện pháp thu thuế: tính thuế lập sổ thuế, thông báo
số thuế phải nộp; đôn đốc thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu vào

Kho bạc nhà nước; xem xét và đề nghị xét miễn, giảm thuế và các khoản
thu khác theo quy định của nhà nước; thực hiện thanh quyết toán kết quả
thu thuế đến từng hộ nộp thuế.
+ Tổ chức kiểm tra chống khai man lậu thuế; kiểm tra và xử lý các
vi phạm chính sách chế độ thuế; vi phạm kỷ luật trong nội bộ ngành
thuế; giải quyết các đơn khiếu nại theo thẩm quyền và theo sự ủy quyền
của cơ quan thuế cấp trên.
+ Tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin báo cáo tình hình
và kết quả thu nộp thuế theo chế độ quy định.
+ Quản lý kinh phí chi tiêu, trang phục, ấn chỉ của bộ máy thuế ở
Quận, Huyện.
Năm 1992, ngành thuế tập trung sắp xếp lại bộ máy Chi Cục Thuế
theo chỉ thị 238 của Chính Phủ và thông tư số 64 của Bộ Tài Chính về
việc thành lập các đội thuế Xã - Phường gắn với chính quyền cơ sở. Đồng
thời thực hiện qui trình thu thuếø tách 3 bộ phận độc lập nhau: Bộ phận
quản lý và đôn đốc thu nộp, bộ phận tính thuế lập bộ và bộ phận kiểm tra
thanh tra.
Việc gắn đội thuế phường, xã với chính quyền cơ sở đã có tác dụng
tích cực trong việc điều tra lập bộ quản lý nguồn thu đầy đủ, sát thực tế
và tổ chức hành thu kịp thời; chống thất thu về doanh số và số đối tượng
nộp thuế; góp phần thực hiện sự công bằng hợp lý về mức thuế của caùc


Trang:18

đối tượng nộp thuế, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền
và cơ quan thuế địa phương, đề cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở
đối với công tác thuế, vì vậy chất lượng và hiệu quả quản lý thu thuế đã
được nâng lên rõ rệt.


3.2 Nội dung và yêu cầu của công tác quản lý thu thuế
Mục tiêu của công tác quản lý hành thu thuế là làm thế nào để
quản lý tốt đối tượng nộp thuế, quản lý đối tượng tính thuế, tính thuế
đúng và nộp thuế vào ngân sách nhà nước kịp thời.
3.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế:
Trong quản lý đối tượng nộp thuế, yêu cầu phải tổ chức lực lượng
cán bộ trực tiếp hợp lý, nhất là đội thuế phường xã, số lượng đối tượng
nộp thuế và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để bố trí cán
bộ phù hợp, có khả năng quản lý bao quát đến thôn, tổ dân phố, đường
phố. Trách nhiệm của cán bộ thuế phải nắm chắc tất cả các tổ chức, cá
nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo từng
ngành nghề, quy mô kinh doanh, quan trọng là theo dõi cho được các
biến động của các đối tượng kinh doanh: cơ sở mới phát sinh, đang tạm
nghỉ, nghỉ hẳn, tái hoạt động, kinh doanh vãng lai, các hoạt động kinh
doanh ngầm, các đối tượng xin nghỉ nhưng thực chất vẫn kinh doanh trốn
thuế, kinh doanh không đúng ngành nghề theo giấy phép, hoạt động buôn
lậu, gian lận thương mại... Đây là khâu cơ bản trong công tác quản lý thu
thuế.
Hệ thống cấp mã số thuế của ngành thuế ra đời góp phần tích cực
vào công tác quản lý thu thuế của ngành. Mã số thuế là nhân tố cơ bản
để ngành thuế thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, quản lý
chặt chẽ các đối tượng nộp thuế trên địa bàn toàn quốc và thực hiện đối
chiếu chéo các hoạt động kinh doanh giữa các đối tượng nộp thuế nhằm
phát hiện các trường hợp kê khai sai để trốn lậu thuế hoặc đề nghị hoàn
thuế sai. Mặt khác, hệ thống mã số thuế còn được sử dụng khai thác phục
vụ cho công tác quản lý nhà nước.
3.2.2 Quản lý đối tượng tính thuế:
Trong giai đoạn hiện nay, quản lý đối tượng tính thuế thật sự là
một vấn đề khó khăn. Để thực hiện tốt khâu quản lý này đòi hỏi phải có
các điều kiện sau:



Trang:19

+ Về phía quản lý nhà nước phải xây dựng các định mức (sản
lượng, giá tính thuế, tỷ lệ động viên, mức thuế suất...) sát hợp theo từng
ngành nghề, quy mô kinh doanh và điều kiện kinh doanh của từng địa
phương, từng vùng kinh tế có tính chất hướng dẫn kinh doanh đồng thời
giúp công tác quản lý kinh tế của nhà nước chặt chẽ hơn.
+ Các tổ chức cá nhân kinh doanh phải chấp hành tốt pháp lệnh kế
toán-thống kê, thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán và hạch toán kinh tế
đầy đủ.
+ Trong hoạt động kinh doanh phải thực hiện tốt chế độ hoá đơn,
chứng từ hợp pháp.
+ Cán bộ thuế phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, đồng thời phải am
hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế
để theo dõi quản lý chuẩn xác.
+ Mọi sự vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp
luật.
Các vấn đề trên tuy rằng pháp luật đều có quy định, nhưng thực
chất sự chấp hành của các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa thật nghiêm
túc: đối với doanh nghiệp nhà nước thì thực hiện khá chặt chẽ, nhưng đối
với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì quá trình kinh doanh gắn với lợi
ích cá nhân nên rất khó quản lý được doanh số tính thuế một cách đầy
đủ.
3.2.3 Công tác tính thuế:
Nếu quản lý tốt đối tượng nộp thuế, xác định đúng đối tượng tính
thuế thì tính thuế sẽ dễ dàng. Tuy nhiên việc xác định đối tượng tính thuế
rất phức tạp, việc tính thuế, lập sổ thuế, tính thuế nợ, tính phạt, miễn
giảm thuế,... là công việc rất tốn nhiều công sức và rất dễ nhầm lẫn, gây

thất thu thuế hoặc không công bằng trong đối tượng nộp thuế. Cần phải
cải tiến phương pháp tính thuế thủ công sang tự động hoá bằng máy vi
tính và cập nhật kịp thời các thông tin về kết quả kinh doanh và khả năng
nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh để tính thuế nhanh chóng,
chuẩn xác, thông báo nộp thuế kịp thời đến đối tượng nộp thuế.
Về phía đối tượng nộp thuế, do trình độ còn hạn chế và không
đồng đều do đó đòi hỏi cần phải có chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, dễ
hiểu và tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp
thuế vào ngân sách nhà nước.


Trang:20

3.2.4 Nộp thuế vào ngân sách nhà nước:
Nộp thuế vào ngân sách nhà nước kịp thời là kết quả sau cùng của
công tác hành thu. Đối với các doanh nghiệp tự kê khai, nộp thuế trực
tiếp vào Kho bạc Nhà nước thì khâu kiểm tra tờ khai thuế cần được thực
hiện nhanh và chuẩn xác để đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp thuế vào
Kho bạc Nhà nước. Đồng thời cơ quan thuế phải cập nhật số liệu nộp
thuế của từng đối tượng để nắm chắc thông tin, đôn đốc hoặc xử lý các
trường hợp chậm nộp thuế.
Đối với các hộ kinh doanh ngoài quốc doanh nộp thuế trực tiếp tại
Kho bạc hoặc đội thuế thì công tác kiểm tra, đôn đốc nộp thuế khá vất
vả, bởi vì số lượng đối tượng nộp thuế rất đông, việc thông báo thuế phải
kịp thời đồng loạt và phải đến nơi kinh doanh đôn đốc nộp thuế. Việc
theo dõi cập nhật thông tin số liệu về ĐTNT thường không được kịp thời
và chưa đầy đủ nên chậm xử lý các trường hợp chậm nộp thuế, trốn thuế
có nhiều khả năng xảy ra. Từ sự chậm trể và xử lý vi phạm không
nghiêm theo quy định của pháp luật thường xuyên như vậy, đã tạo thành
thói quen cho đối tượng nộp thuế, làm giảm hiệu lực thi hành của luật

thuế và dễ sinh ra tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Do đó cần có
những quy định cụ thể và phối hợp với chính quyền địa phương xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo thực thi chính sách thuế.
3.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế:
Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước đảm bảo công bằng xã hội,
chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật, buôn lậu trốn thuế. Giúp cho
đối tượng nộp thuế thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về thuế, đề ra
những biện pháp chấn chỉnh kịp thời những sai sót của đối tượng nộp
thuế, những thiếu sót về chính sách, chế độ thuế; đồng thời thấy được
những ưu, nhược điểm trong quy trình quản lý thu thuế.
Thật ra công tác quản lý thu thuế không chỉ là một số nghiệp vụ
chủ yếu như nêu trên mà là cả một quy trình quan hệ phối hợp giữa sự
lãnh đạo của chính quyền các cấp, giữa các Sở, Ngành và Cơ quan chức
năng với cơ quan thuế trong tất cả các khâu công việc của công tác quản
lý thu thuế đến từng đối tượng nộp thuế.


Trang:21

Chương II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA
I/-SƠ LƯC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải, nằm trong vùng kinh tế Đông
Nam Bộ có diện tích tự nhiên 7.854 km2; dân số trên 1 triệu người, trong
độ tuổi lao động là 590.000 người. Cơ cấu dân số của tỉnh là dân số trẻ,
tạo thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế nội tỉnh.
Về phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp

191.407 ha chiếm 18,6% diện tích tự nhiên; diện tích gieo trồng cây hàng
năm 168.601 ha và trồng cây lâu năm 22.606 ha. Đất sử dụng lâm nghiệp
550.327 ha chiếm 70% diện tích tự nhiên.
Theo tài liệu quy hoạch của ngành thủy sản với bờ biển dài 192km,
vùng biển Bình Thuận có diện tích 52.000 km2, Tổng sản lượng hải sản
các loại gần 300.000 tấn/năm. Trong đó có các loại hải sản có giá trị xuất
khẩu cao như mực các loại: 20.000-25.000 tấn /năm; sò điệp 15.00020.000 tấn/năm; tôm 4.000 tấn/năm, cá các loại 70.000 tấn/năm
Ngoài một phần nhỏ tiêu dùng trong tỉnh, số lượng còn lại đưa vào
sản xuất nước mắm khoảng 16.000 tấn cá/năm và chế biến xuất khẩu tại
địa phương (khoảng 50-60%). Hiện nay trong toàn tỉnh có 67 cơ sở sản
xuất nước mắm, 22 cơ sở chế biến hàng hải sản xuất khẩu.


Trang:22

Ngoài ra hiện nay toàn tỉnh đang mở rộng đầu tư nuôi tôm ở diện
rộng theo dạng bán thủ công và công nghiệp. Với diện tích nuôi hiện nay
431 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 650 tấn và dự kiến trong
thời gian đến chương trình phát triển 3.000 ha.
Về sản xuất công nghiệp, được tập trung chủ đạo và đầu tư theo
hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và
khai thác khoáng sản, khai thác đá, nước khoáng.
Hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá đạt 11,95% hàng năm, đáp ứng
được yêu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống xã hội, dịch vụ du lịch tăng
nhanh, thu hút đầu tư vào các khu du lịch diễn ra rất sôi động, trở thành
một ngành quan trọng phát triển với tốc độ nhanh tạo việc làm và tích lũy
cho ngân sách.
Tóm lại Bình Thuận là tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn
định cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại địa
phương, đồng thời điều kiện tự nhiên tạo ra sự phong phú trong phát triển

ngành nghề, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch...Tuy nhiên, so với tiềm năng
về tài nguyên, kinh tế với kết quả phát triển của tỉnh trong những năm
qua vẫn chưa tương xứng. Cần phải có chính sách và các giải pháp tốt để
phát huy nội lực để phát triển kinh tế và tăng thu ngân sách
II/-CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KẾT QUẢ THU THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN:
1. Kết quả thu thuế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận qua các năm:


Trang:23

Bảng 1:TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Kế hoạch thu NSNN (trung ương)
% số thực hiện so kế hoạch (trung ương)
Kế hoạch thu NSNN (địa phương)
% số thực hiện so kế hoạch (địa phương)
Tổng thu NSNN trên địa bàn
I/-Số thu ngành thuế quản lý
1.Doanh nghiệp nhà nước
+DN Trung Ương
+DN địa phương
+DN có vốn đầu tư NN
2.Thu từ xổ số kiến thiết
3.Thuế CTN ngoài QD
4.Thuế thu nhập đối với người có TN cao
5.Thuế SDĐNN
6.Thuế chuyển quyền SD đất

7.Thu tiền sử dụng đất
8.Thuế nhà đất
9.Tiền thuê mặt đất, mặt nước
10.Thu KHCB nhà ở thuộc SHNN
11.Tiền thuê nhà thuộc SHNN
12.Thu phí giao thông qua xăng dầu
13.Lệ phí trước bạ
13.Các loại phí,lệ phí
14.Tiền bán nhà thuộc SHNN
II/-Số thu của các ngành khác

Năm
1997

1998

1999

240.930 234.800 198.580
111,7
112,4
141,9
265.000 305.000 275.000
101,6
86,5
102,5
269.256 263.814 281.910
228.703 216.245 220.401
50.725 62.167 63.107
16.411 22.943 21.174

29.755 32.672 30.814
4.559
6.552
5.897
33.483 21.185
6.016
67.116 68.985 70.498
4.388
6.764
8.417
13.837 14.311 10.536
2.604
2.564
2.343
6.064
4.240
5.270
3.852
3.762
3.563
1.715
1.550
2.305
402
41
568
13
44
51
12.929

412
8.735
8.581
9.748
14.149 15.645 21.873
8.816
6.405
3.268
40.552
47.568
79.187

2000
207.000
134,9
239.800
116,5
279.408
218.662
59.703
23.073
23.528
5.264
18.956
73.228
7.208
12.338
1.713
7.110
3.784

5.779
247
93
9.705
17.870
8.763
60.746

6 tháng
2001
229.000
54,5
310.000
40,3
124.801
110.234
24.124
9.168
10.113
4.843
12.803
39.614
2.663
1.436
822
3.108
1.768
985
11
5.990

15.937
970
14.568

Qua bảng số liệu về tình hình thực hiện ngân sách hàng năm cho
thấy ngành thuế Bình Thuận đã tổ chức công tác hành thu đạt chỉ tiêu
ngân sách của tỉnh và trung ương giao. Mức động viên vào ngân sách nhà
nước hàng năm đều tăng.
Nguồn thu chủ yếu tập trung vào các khoản thu thuế từ khu vực
kinh tế nhà nước, ngoài quốc doanh và các biện pháp tài chính khác: như
thu từ xổ số, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu cấp quyền sử dụng
đất và các khoản thu khác. Tuy nhiên tổng nguồn thu từ các đối tượng có
đăng ký mã số thuế, lập sổ bộ thuế, theo dõi thu nộp và quyết toán thuế
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước xấp xỉ 75%, bao


×