MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI VINALINES LOGISTICS.
2.1. Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ của Vinalines Logistics trong
thời gian tới.
2.1.1. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt
Nam
Ngành kinh doanh kho vận (hay còn gọi là logistic) là một ngành có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ở nhiều nước trên thế giới, logistic
đã phát huy tác dụng và làm tăng giá trị cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa.
Còn ở Việt Nam, mặc dù hoạt động logistic cũng đã được đưa vào hoạt động nhưng
nhìn chung quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành được các trung tâm lớn
cũng như chưa kết nối được các hoạt động vận tải đa phương thức, từ vận tải biển kết
nối với cảng, vận tải đường bộ, thủy nội địa, mà mới chỉ thực hiện một khâu đầu của
logistic, đó là vận tải hoặc kho bãi hay có doanh nghiệp chỉ mới giải quyết được thủ tục
thông quan… Chính vì vậy, trong những năm qua, ngành logistic Việt Nam chưa thể
hiện rõ nét được vị trí, vai trò của nó đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam “Xác định hoạt động Logistics là hoạt động trọng
tâm, bao trùm; Xây dựng và hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu
thông qua việc thành lập công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam, nhằm huy động mọi
nguồn lực về đất đai, lao động, nguồn vốn, kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành
viên của Vinalines, đồng thời liên kết với các đối tác nước ngoài thiết lập mạng lưới
hoạt động tại các nước trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Thái Lan,
Trung Quốc và thâm nhập vào thị trường các nước phát triển như Nhật Bản, Châu Âu,
Mỹ”.
Một trong những nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của Vinalines Logistics sau khi
được thành lập là xây dựng và khai thác hệ thống ICD (cảng nội địa) tại 3 miền. Theo
chiến lựoc chung của Tổng Công ty Hàng Hỉa Việt Nam giai đoạn 2006- 2010, định
hướng đến năm 2020, định hướng đầu tư phát triển của công ty trước mắt sẽ tập trung
vào một số dự án như :
- Cải tạo nâng cấp và mở rộng một số cảng hiện có.
- Xây dựng và khai thác hệ thống ICD tai :
• ICD tại Lào Cai
• ICD Thăng Long- Hà Nội
• ICD tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long
• ICD tại các cửa khẩu giáp Lào, Campuchia.
- Xây dựng và khai thác hệ thống kho bãi, trung tâm phân phối hàng hóa gần các
cảng biển, cảng hàng không Việt Nam.
- Liên kết hoặc làm đại lý cho các hãng vận tải biển, đường bộ, đường sắt và hàng
không để tham gia hoạt động vận tải đa phương thức.
- Tư vấn, liên kết với các nhà sản xuất trong việc thiết lập hệ thống Logistics cho
việc sản xuất của họ từ khâu vận chuyển nguyên vật liệu thô, lưu kho thành phẩm, vận
chuyển đến nơi tiêu thụ.
2.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần
Vinalines Logistics Việt Nam.
- Cần hoàn thiện các quy chuẩn trong khâu lập kế hoạch.
- Cơ giới hoá, công nghệ hoá công tác quản lý thông qua các ứng dụng công nghệ
mới.
- Sắp xếp tổ chức quản lý, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng quản lý
của các cán bộ công nhân viên.
- Tạo tính chủ động hơn cho các cán bộ quản lý dự án.
Đối với công tác quản lý dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai, trong thời
gian tới, cần phát huy các ưu điểm đang có, các thành tựu đang đạt được và hạn chế,
khắc phục các vấn đề đang tồn tại.
2.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý dự án tại
Vinalines Logistics.
2.2.1. Cơ cấu nhân sự.
Trong thời gian qua, ban quản lý đã bộc lộ những yếu kém, thiếu sót của mình. Vấn
đề chính là do nhân sự của ban quản lý quá mỏng trong khi khối lượng công việc thực
hiện lại lớn. Do đó dù cố gắng bám sát công trường để quản lý giám sát nhưng vẫn
không thể nắm bắt hết toàn bộ công việc; dẫn đến việc để xảy ra các sai sót của nhà
thầu.
Để ban quản lý có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, công ty cần bổ sung thêm
nhân sự cho ban quản lý dự án Lào Cai. Vì ngay khi khởi công xây dựng, tất cả các
hạng mục công trình đã được thực hiện đồng loạt nên việc giám sát thực hiện thi công
cần rất nhiều người.
Để rút kinh nghiệm cho những dự án sắp tới của mình, trước khi bắt đầu khởi công
dự án mới, công ty cần cân nhắc khối lượng công việc trong từng giai đoạn dự án để có
sự phân bố nhân sự trong ban quản lý dự án hợp lý, bảo đảm cho việc thực hiện dự án
được diễn ra trôi chảy, đảm bảo tiến độ và chất lượng đã đề ra.
2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự sự phát
triển của công ty và sự thành công hay thất bại của bất kỳ dự án đầu tư nào. Do đó nâng
cao chất lượng và trình độ của cán bộ trong công ty là công việc tất yếu. Để có thể như
vậy, công ty cần làm một số hoạt động sau:
- Thường xuyên hoặc định kỳ mở các khoá học cho công nhân viên nhằm huấn
luyện nâng cao nghiệp vụ và ý thức về nhiệm vụ được giao. Đối với các cán bộ quản lý
dự án đầu tư cần có các khoá học ngắn hạn về quản lý dự án, quản lý đấu thầu, và nâng
cao về kiến thức xây dựng cơ bản…
- Công ty cần có chế độ khen thưởng thích hợp nhằm kích thích công nhân viên phát
huy tính sang tạo của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm để cùng nhau giải quyết những
công việc chung.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ, đào tạo để các cán bộ sử dụng thành thạo các phần
mềm quản lý dự án để nâng cao chất lượng quản lý dự án.
- Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luât, nghị định liên quan đến đầu tư, đấu
thầu, xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình, dự án đầu tư…
2.2.3. Áp dụng khoa học công nghệ.
Hiện nay phần mềm Microsoft project đang được sử dụng rộng rãi trong công tác
lập kế hoạch tiến độ dự án; do đó cần phát huy hơn nữa các ưu thế và chức năng của
phần mềm này để giảm bớt khối lượng công việc và nâng cao chất lượng của công tác
quản lý dự án.
Nghiên cứu và xây dựng phần mềm quản lý dự án riêng cho công ty, phù hợp với
đặc điểm và tính chất của các dự án mà công ty sẽ thực hiện trong tương lai.
2.2.4. Giải pháp cho tiến độ.
Thời gian thực hiện dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và chi phí thực
hiện của dự án. Thời gian thực hiện bị kéo dài có thể dẫn đến việc giá nguyên vật liệu
tăng cao so với dự kiến ban đầu, đồng thời làm cho chi phí lãi vay ngân hang tăng lên,
bộ phận chi phí gián tiếp tăng lên…sẽ làm chi phí thực hiện dự án tăng lên nếu không
sẽ phải đánh đổi chất lượng dự án. Ngược lại, việc rút ngắn thời gian thực hiện xây
dựng dự án sẽ rút ngắn thời gian thu hồi vốn, giảm thiểu thời gian ứ đọng vốn đầu tư,
nhưng đồng thời sẽ làm tăng chi phí.
Để 1 dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra cần làm những công việc sau:
- Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Cần đẩy nhanh tiến độ trình duyệt
+ Lựa chọn, phân tích kỹ lưỡng các phương án thực hiện trước khi lựa chọn.
+ Bám sát hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công để lập kế
hoạch thi công một cách khoa học nhất dựa trên sự nghiên cứu, phân tích, khảo sát hiện
trường, năng lực thực hiện và các dự trù biến cố.
+ Có biện pháp huy động vốn kịp thời, thích hợp đảm bảo giải ngân vốn
đúng với tiến độ dự án, tránh tình trạng thiếu vốn hoặc ứ đọng vốn trong từng giai đoạn.
+ Lập kế hoạch điều phối nguồn lực phù hợp với kế hoạch thi công.
- Đối với giai đoạn tiến hành đầu tư:
+ Yêu cầu đơn vị thi công công trình, hạng mục công trình phải lập kế hoạch
tiến độ, kế hoạch điều phối các nguồn lực
+ Phân cấp quản lý chức năng theo tính chất công việc, tránh chồng chéo.
+ Tổ chức lao động một cách khoa học trong quá trình xây dựng công trình.
Tăng cường kỷ luật lao động, đồng thời khuyến khích về lợi ích vật chất, khen phạt để
nâng cao ý thức tự giác của người lao động.
+ Tổ chức họp định kỳ với các bên lien quan: ban quản lý dự án, tư vấn giám
sát và đơn vị thi công để báo cáo về tiến độ công trình, cùng nhau phát hiện, xử lý kịp
thời các vướng mắc, sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, góp phần đẩy nhanh
tiến độ dự án.
+ Thực hiện công tác giám sát một cách chặt chẽ để theo dõi tiến độ thực
hiện dự án. Khi thấy có sự chậm trễ trong tiến độ thì tham gia đóng góp ý kiến nhằm
tìm ra biện pháp khắc phục, bảo đảm tiến độ đã đề ra.
+ Nghiên cứu, dự đoán kịp thời các thay đổi trên thị trường về nguồn cung
cấp nguyên liệu đầu vào để có biện pháp đối phó kịp thời.
2.2.5. Giải pháp cho quản lý chất lượng.
Để quản lý chất lượng dự án có hiệu quả thì ngay từ khâu lập dự án, các phương án
thiết kế, các phương án thi công, các giải pháp về kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng và
phù hợp với thực tế. Để làm được điều đó, cần thực hiện những công việc sau:
- Lựa chọn nhà tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà dự án đầu
tư, đủ tư cách pháp nhân, uy tín trên thị trường.Sản phẩm của nhà tư vấn bao gốm các
nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ khảo sát... là cơ sở để thực hiện dự án;
do đó sự lựa chọn này mang tính chất xuyên suốt quá trình thục hiện dự án. Để có thể
tìm được nhà thầu có chất lượng và giá thành tư vấn hợp lý nhất, chủ đầu tư nên áp
dụng đấu thầu rộng rãi.
- Chủ đầu tư và nhà tư vấn cần có sự phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao nhất.
- Lựa chọn đơn vị thẩm định dự án có đủ năng lực và kinh nghiệm.