Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su việt nam từ nay đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.51 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN QUANG DƯƠNG
.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU

Trang 04

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU

07

1.1 Vị trí của ngành cao su trong nền kinh tế quốc dân

07

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới

08

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới


08

1.2.1.1 Tình hình chung về sản xuất cao su trên thế giới

08

1.2.1.2 Các quốc gia sản suất cao su chủ yếu trên thế giới

11

1.2.1.3 Tiêu thụ cao su trên thị trường thế giới

15

1.2.1.4 Cung – cầu cao su trên thị trường thế giới

16

1.2.2 Giá cả trên thị trường thế giới

17

1.3 Dự báo sản lượng và giá cả cao su trên thế giới

19

1.3.1 Dự báo sản lượng cao su trên thế giới

19


1.3.2 Dự báo mức cầu cao su trên thế giới

21

1.3.3 Dự báo giá cả cao su giai đoạn 2000 – 2010

22

Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA 23
2.1 Một số đặc điểm chung

23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

23

2.1.2 Đặc điểm về tổ chức quản lý, về cơ cấu vùng và cấu trúc ngành
25
2.1.2.1 Đặc điểm về tổ chức quản lý

25

2.1.2.2 Đặc điểm về cơ cấu vùng

26

2.1.2.3 Đặc điểm về cấu trúc ngành


27

2.1.3 Cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm
2.1.3.1 Cơ cấu sản phẩm

27
27


2.1.3.2 Chất lượng sản phẩm

28

2.2 Tổng công ty cao su Việt nam

29

2.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển

29

2.2.2 Mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty cao su Việt nam

31

2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành cao su Việt nam thời gian
qua

33


2.3.1 Thị trường nội địa

33

2.3.2 Thị trường xuất khẩu

34

2.4 Định hướng phát triển ngành cao su Việt nam đến năm 2010 36
2.5 Nhận định những ưu, nhược điểm của ngành cao su Việt nam 37
2.5.1 Những ưu điểm

37

2.5.2 Những khuyết điểm

38

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH
CAO SU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
3.1 Quan điểm chung

40
40

3.1.1 Mục tiêu chủ yếu

40


3.1.2 Các quan điểm phát triển

40

3.2 Những giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su Việt nam từ nay
đến năm 2010

41

3.2.1 Giải pháp về sản phẩm

41

3.2.1.1 Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm từ cây cao su

41

3.2.1.2 Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm

42

3.2.1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm

44

3.2.1.4 Hạ giá thành sản phẩm

45

3.2.2 Giải pháp về thị trường


45

3.2.3 Giải pháp về marketing

48


3.2.4 Giải pháp về vốn

49

3.2.5 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

50

3.3 Một số kiến nghị

51

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước

51

3.3.2 Kiến nghị với địa phương

54

3.3.3 Kiến nghị với Tổng công ty cao su Việt nam


54

KẾT LUẬN

55

Phụ lục

57

Tài liệu tham khaûo

62


LỜI MỞ ĐẦU

Ngành cao su là một trong những ngành có vị trí chiến lược trong nền
kinh tế xã hội Việt nam, hàng năm nó mang lại một khoản thu nhập ngoại tệ
hàng trăm triệu USD, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm
ngàn người lao động, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp có
liên quan. Mặt khác, sự phát triển của ngành cao su tác động đến việc củng
cố an ninh quốc phòng, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường sinh
thái, tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách định canh, định cư, chính
sách di dân của nhà nước. Đảng và nhà nước đã khẳng định ngành cao su là
một ngành kinh tế chiến lược trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam.
Từ năm 1996 Chính phủ đã có chủ trương phát triển ngành cao su và mục
tiêu tới năm 2005 cả nước sẽ có khoảng 700.000 ha cao su. Kế hoạch phát
triển này được thực hiện trên cơ sở khuyến khích, động viên và thu hút sự
tham gia của các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh
của ngành diễn ra khá phức tạp, giá cả hạ, sản phẩm ứ đọng tồn kho với số
lượng lớn, hiệu qủa kinh doanh giảm sút. Nhiều nơi xuất hiện tình trạng nhân
dân chặt cây cao su để canh tác các sản phẩm khác hoặc bán gỗ dù chưa hết
thời kỳ khai thác.
Qua quá trình khảo sát nghiên cứu, chúng tôi thấy có nhiều nguyên
nhân khách quan làm hạn chế phát triển ngành cao su, như khủng hoảng kinh
tế châu Á và sự suy giảm kinh tế một số nước trên thế giới... Tuy nhiên về
phương diện chủ quan do ngành phát triển chưa đồng bộ, còn manh mún và


bị động. Xuất phát từ thực tế đó, cần phải có những giải pháp mang tính chất
chiến lược cho hoạt động của ngành cao su Việt nam trong thời gian tới.
Luận văn “Giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su Việt nam
từ nay đến năm 2010” là một đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp
có tính chiến lược để đẩy mạnh sự phát triển của ngành cao su Việt nam;
góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo sự
phát triển ổn định cho ngành, đồng thời tìm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống của công nhân, nông dân – những người đã gắn bó với cây cao su
bao đời nay.
Các phương pháp được sử dụng trong luận án là: phương pháp lịch sử,
phương pháp mô tả, phương pháp tương quan, phương pháp mô hình hoá, tính
toán kinh tế, thống kê.
Kết qủa mong muốn đạt được của luận án là những vấn đề lý luận và
thực tiễn qúa trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, trên
cơ sở đó đề ra một số giải pháp có tính chất chiến lược để phát triển ngành
cao su, nhằm đẩy nhanh qúa trình phát triển của ngành theo mục tiêu đã
được Chính phủ hoặch định.
Trong đề tài này chúng tôi không có tham vọng đề cập đến tất cả các
vấn đề liên quan đến ngành cao su và Tổng công ty cao su Việt nam, mà chỉ

cố gắng phân tích hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành để tìm ra
những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó đề xuất các giải
pháp chiến lược cho ngành cao su Việt nam từ nay đến năm 2010, góp phần
vào sự phát triển của ngành để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính
gồm ba chương sau:
Chương 1: Tổng quan về ngành cao su.
Chương 2: Thực trạng ngành cao su Việt nam thời gian qua.


Chương 3: Giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su Việt nam từ
nay đến năm 2010.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU
1.1 VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CAO SU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis thuộc họ Eu
Phorbiaceae (họ thầu dầu), được con người biết đến khoảng cuối thế kỷ 15
tại vùng chân thổ sông Amzone thuộc Nam Mỹ, ở các nước Brazil, Bolivia,
Colombia, Peru...
Đến cuối thế kỷ 19, khi con người đã nhận ra những lợi ích to lớn của cao
su tự nhiên, nó bắt đầu được trồng với quy mô lớn, trên phạm vi nhiều nước
trên thế giới. Tính đến cuối năm 2000, diện tích cây cao su đạt khoảng 10
triệu ha, sản lượng gần 7 triệu tấn/năm.
Ngày nay, những sản phẩm cao su, như mủ cao su, gỗ cao su và dầu hạt
cao su rất cần thiết cho các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp ô tô,
máy bay, ngành công nghiệp các sản phẩm y tế, các ngành công nghiệp phục
vụ tiêu dùng... đó là những ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế
và đời sống con người.
Chỉ tính riêng thị trường giao dịch sản phẩm mủ cao su thì hàng năm đã

mang lại cho các quốc gia xuất khẩu cao su khối lượng ngoại tệ gần 10 tỉ
USD. Ngoài ra nó còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao
động của từng quốc gia, ổn định nền kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái,
góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác...
Mặc dù ngành cao su nhân tạo đã phát triển, nhưng do đặc tính hơn hẳn
cao su nhân tạo của sản phẩm cao su tự nhiên ở tính co dãn, đàn hồi, bám
dính, chịu lạnh tốt; chống được đứt gãy, ít bị phát nhiệt khi bị co sát, dễ gia


công chế biến... Vì thế cao su tự nhiên vẫn là một loại nguyên liệu không
thể thiếu trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Chính vì vậy, nhiều quốc gia trong đó có Việt nam đã coi sự phát triển
của ngành cao su tự nhiên là một trong những ngành có tính chất chiến lược
đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình chung về sản xuất cao su trên thế giới
Mặc dù có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng nhờ có điều kiện thuận lợi
nên cây cao su lại được phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Châu Á.
Những năm gần đây sản lượng cao su Châu Á chiếm hơn 90% sản lượng cao
su thế giới. Nếu như năm 1990 sản lượng của những nước này là khoảng
4.764 ngàn tấn thì đến năm 2000 sản lượng đã tăng lên 6.000 ngàn tấn. Tốc
độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1970 –1990 là 2,82% và tốc độ tăng trưởng
thời kỳ 1990 – 2000 là 3,8% năm. Trong năm 2000 các nước có lượng cao su
dẫn đầu đó là: Thái lan đạt khoảng 1,9575 triệu tấn (chiếm 29% toàn thế
giới); Indonesia với sản lượng1,6867 triệu tấn (chiếm 25%); Malaysia với sản
lượng đạt 0,768 triệu tấn (chiếm 17%). Tổng cộng 3 nước này chiếm khoảng
70% sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới (Bảng 1.1). Ngoài ra còn một
số nước sản xuất như n độ (chiếm 10%), Trung quốc (chiếm 6%), Việt nam
chúng ta chiếm khoảng 3% sản lượng cao su tự nhiên toàn thế giới (Xem

biểu đồ 1.1).


Biểu đồ 1.1: Mô tả sự phân bổ sản lượng cao su tự nhiên năm 2000
M alaysia

Indonesia

17%

25%

n độ
10%
Trung quốc
6%
Việt nam

Thái lan
29%

Các nước khác

3%

10%

Bảng 1.1: Sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới từ 1985 – 2000
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Năm


Thế

Châu

giới

Á

Các nước châu Á có sản lượng lớn
Thái lan

In đô

Mã lai

n độ

T.Quốc

Châu

Châu

Phi

Mỹ

1985


4335

4059,1

725,7

1130,2

1469,5

198,3

187,9

212,5

63,4

1986

4490

4216,4

786,0

1049,2

1538,6


219,0

209,7

212,6

61,0

1987

4850

4545,4

725,6

1203,3

1578,6

277,4

237,6

248,5

56,1

1988


5130

5763,5

978,9

1235,0

1661,6

254,8

239,8

303,6

62,9

1989

5240

4947,5

1178,9

1256,0

1415,3


288,6

242,8

354,2

61,8

1990

5120

4764,3

1275,3

1262,0

1291,0

323,5

264,2

296,1

62,2

1991


5170

4761,7

1341,2

1284,0

1255,7

360,2

296,4

247,7

59,5

1992

5460

5126,2

1531,0

1387,0

1173,2


383,0

309,0

276,0

57,8

1993

5340

4994,4

1553,4

1301,3

1074,3

428,1

326,0

280,9

64,7

1994


5670

5325,6

1717,9

1360,8

1100,6

464,0

341,0

277,3

67.1

1995

5870

5532,9

1784,4

1456,8

1089,3


499,6

360,0

260,1

77,0

1996

6370

5534,0

1840,4

1527,0

1082,5

540,1

430,0

299,0

85,0

1997


6400

5934,9

1932,7

1504,8

971,1

580,3

440,0

315,0

91,0

1998

6700

6280

2215,9

1714,0

885,7


591,1

450,0

318,0

102,0

1999

6600

6150

1957,5

1686,7

768,9

618,7

460,0

325,0

125,0

2000


6710

6260

2021,0

1637,0

703,7

748,9

491,2

330,0

120,0

Nguồn: Rubber Statistical Bullentin (1985 – 2000)
Hầu hết các quốc gia (trừ Việt nam) đều có cơ cấu về chủng loại mủ cao
su như sau:


-

Mủ cao su CV, L (siêu sạch) dùng trong công nghiệp chế tạo các sản
phẩm ruột xe, các sản phẩm cao cấp khác như dụng cụ y tế, bao cao
su...chiếm 3,8%.

-


Mủ cao su loại trung bình (RSS,10,20) dùng trong công nghiệp sản xuất
vỏ xe, vỏ tivi... chiếm khoảng 90%.

-

Các loại mủ kem (latex) chiếm khoảng 6,2%.

1.2.1.2 Các quốc gia sản xuất cao su chủ yếu trên thế giới


Thái lan: là quốc gia hàng đầu về sản xuất cao su thiên nhiên, tốc

độ tăng trưởng sản lượng hàng năm cao nhất thế giới (giai đoạn 1980 – 1990:
9,11%; giai đoạn 1990 đến nay: 6%), năm 2000 Thái lan đạt khoảng 2 triệu
tấn mủ, chiếm 29% sản lượng toàn thế giới. Theo dự đoán đến năm 2010
ngành cao su Thái lan sẽ đạt sản lượng khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Mô hình tổ
chức sản xuất chính của Thái lan là tiểu điền (chiếm 95%), mỗi điền chủ có
khoảng 2 – 2,5 ha. Sản phẩm chủ yếu của Thái lan là cao su RSS. Với sản
lượng xuất khẩu hàng năm rất cao (năm 2000 xuất khoảng 1,8394 triệu tấn)
vì Thái lan đã hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến cao su theo nhu cầu
của khách hàng và Thái lan đã xây dựng được thị trường tiêu thụ cao su ổn
định với thị trường chính là Nhật bản và các nước công nghiệp phát triển,
như Mỹ, Anh, Pháp... Chính phủ Thái lan đã có nhiều chính sách khuyến
khích và giúp đỡ người trồng cao su, như đầu tư về vốn, kỹ thuật, chính sách
ưu tiên... Ngoài ra, chính phủ Thái lan còn bảo hộ bằng cách sãn sàng bỏ vốn
ra mua những sản phẩm dư thừa để ổn định giá cả trong những trường hợp
cần thiết.
Từ năm 1990 trở lại đây tốc độ tăng trưởng ngành cao su của Thái lan có
phần chậm lại so với giai đoạn trước vì hai lý do cơ bản: tốc độ đưa vào sản



xuất các vùng mới tái canh chậm và sự khan hiếm lao động trong ngành
trồng cao su của Thái lan.
Biểu đồ 1.2: Sản lượng cao su thiên nhiên của Thái lan giai đoạn 1995 –
2000
Đơn vị tính: 1.000 tấn
1995
2500

1784
1996
1800
1800
1784
2000
1997
1840
1500
1998
1933
1999
2216
1000
2000
1958

1840

1933


1997

1998

2216

1958

500
0

1995



1996

1999

2000

Indonisie: là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất và xuất

khẩu cao su thiên nhiên sau Thái lan. Kể từ năm 1984 sản lượng của
Indonesia đã đạt trên 1 triệu tấn, đến năm 2000 với diện tích khoảng 3,2
triệu ha đã đạt 1,686 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân trong
giai đoạn 1970 – 1990 là 2,01%/năm; trong giai đoạn 1991 – 2000 đạt
2,6%/năm. Đặc điểm của ngành cao su thiên nhiên Indonesia là quảng canh
với kỹ thuật về canh tác, khai thác và giống lạc hậu nên năng suất đạt được

khá thấp (chỉ khoảng 0,53 tấn/ha/năm). Indonesia chủ yếu khai thác chủng
loại mủ cao su SIR 20 và 10, hai loại này chiếm hơn 90% sản lượng khai
thác. Thị trường xuất khẩu cao su của Indonesia chủ yếu là Bắc Mỹ (56%),
Châu u (26%), Châu Á (18%).


Biểu đồ 1.3: Sản lượng cao su thiên nhiên của Indo. giai đoạn 1995 –2000
Đơn vị tính: 1.000 tấn
1995
1457
2000
1996 145715001500
1997
1527
1500
1998
1505
1000
1999
1714
2000
1687
500

1527

1505

1997


1998

1714

1687

1999

2000

0
1995



1996

Malaisia: trước đây Malaisia là nước sản xuất lượng cao su tự nhiên

lớn nhất thế giới nhưng nay chỉ đứng thứ 3 sau Thái lan và Indonesia. Kể từ
đầu thập kỷ 90 trở lại đây diện tích và sản lượng cao su liên tục giảm, nếu
năm 1990 sản lượng cao su của Malaisia đạt 1,42 triệu tấn thì năm 2000 chỉ
còn 0,768 triệu tấn, bình quân mỗi năm giảm khoảng 4,49%. Đặc điểm cao
su Malaisia là cao su tiểu điền chiếm 80% diện tích và chiếm 70% sản lượng,
đa số mỗi đồn điền có diện tích dưới 3 ha. Về sản phẩm, cao su Malaisia khá
đa dạng, các loại sản phẩm SMR 20, 10 chiếm khoảng 70%, mủ kem chiếm
khoảng 10%, còn lại là các loại cao su CV, L, RSS. Thị trường nội địa của
Malaisia tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm của chính họ, năm 2000 tiêu thụ
334,4 nghìn tấn cao su nguyên liệu (chiếm 43,4% sản lượng). Sự sụt giảm
sản lượng cao su thiên nhiên Malaisia có hai nguyên nhân chính đó là sự

khan hiếm lao động và chính phủ Malaisia chuyển sang trồng cây cọ dầu
thay thế cây cao su do dễ tiêu thụ và được giá hơn cao su, vì vậy lợi thế
tương đối của cây cao su không bằng cây cọ dầu.


Biểu đồ 1.4: Sản lượng cao su thiên nhiên của Malaysia giai đoạn 1995 –
2000
Đơn vị tính: 1.000 tấn
120019951100
10001996
8001997
6001998
4001999
2002000

1100
1089
1089
1083
971
886
769

1083

971

886

769


0
1995



1996

1997

1998

1999

2000

n độ: là quốc gia đứng thứ tư về sản xuất cao su thiên nhiên, tuy

nhiên sảm phẩm cao su chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước. Từ năm 1990 –
2000 sản lượng cao su của n độ tăng bình quân 7,3%/năm, năm 2000 n độ
đạt 656 ngàn tấn, dự báo đến năm 2010 sẽ đạt 877 ngàn tấn. n độ chủ yếu
sản xuất cao su tiểu điền (chiếm 84% diện tích, 82% sản lượng), mỗi đồn
điền có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 0,5 ha.
Biểu đồ 1.5: Sản lượng cao su thiên nhiên của n độ giai đoạn 1995 –
2000
Đơn vị tính: 1.000 tấn

8001996

540

540
6001997 499 580
1998
591
4001999
618
656
2002000

580

591

618

656

1997

1998

1999

2000

0
1995

1996





Trung quốc: đứng thứ 5 về sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới,

tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su của Trung quốc khá cao (trong thập niên
90 tăng bình quân 6,8%/năm), đến năm 2000 đạt 500 ngàn tấn. Nhưng do nhu
cầu lớn nên sản lượng sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 50% nhu cầu. Dự
đoán Trung quốc chỉ đạt tối đa 600 ngàn tấn vào năm 2020. Như vậy, Trung
quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng sản phẩm cao su vào các năm
tiếp theo.
1.2.1.3 Tiêu thụ cao su trên thị trường thế giới
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp
và do các đặc tính không thể thay thế, nên mức độ tiêu thụ cao su thế giới
ngày càng cao. Nếu như năm 1985 cả thế giới tiêu thụ 4,345 triệu tấn thì đến
năm 2000 đã tiêu thụ 6,686 triệu tấn. Các nước tiêu thụ cao su chủ yếu trên
thế giới là các nước công nghiệp phát triển, như Mỹ, Nhật, Tây u, Hàn
quốc... và các nước đông dân như Trung quốc, n độ... Sau đây là một số
nước tiêu thụ cao su lớn.


Mỹ: là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, năm 2000 nước này tiêu

thụ khoảng 1,115 triệu tấn (chiếm 16% mức tiêu thụ toàn thế giới), tốc độ
tăng tiêu thụ bình quân ở Mỹ là 2,1%/năm. Thị trường nhập khẩu chính của
Mỹ là Indonesia.


Trung quốc: là nước tiêu thụ cao su tự nhiên thứ 2 trên thế giới, tuy


nhiên do sản xuất được ở trong nước nên lượng nhập khẩu hàng năm của
Trung quốc khoảng 50% nhu cầu. Năm 1985 khối lượng tiêu thụ ở Trung
quốc là 415 ngàn tấn, đến năm 2000 tăng lên 916 ngàn tấn, tỷ lệ tăng bình
quân là 14%/năm.


Nhật bản: Với nhu cầu tăng hàng năm khoảng 3,2%/năm, năm 2000

Nhật bản tiêu thụ khoảng 750 ngàn tấn. 100% lượng cao su tiêu thụ ở Nhật
là nhập khẩu, thị trường nhập khẩu chủ yếu là Thái lan, Singapore.




Các nước Tây âu: chủ yếu là Pháp, Anh và Italia, tổng sản lượng

nhập tiêu thụ của 3 nước này năm 2000 là 520 ngàn tấn (Pháp: 230 ngàn tấn;
Italia: 148 ngàn tấn; Anh: 145 ngàn tấn), tốc độ tăng của khu vực này hiện
nay không cao; thị trường nhập khẩu chủ yếu là Malaysia.


Nga và các nước Đông u: hàng năm tiêu thụ khoảng 350- 400 ngàn

tấn, so với các thập kỷ trước đây thì tại các nước này nhu cầu nhập khẩu
đang giảm. Từ năm 1990 đến nay tốc độ giảm bình quân là –9,3%/năm.


n độ: là nước tiêu thụ cao su thiên nhiên khá lớn, nhưng do sản xuất

được ở trong nước nên lượng nhập khẩu ít (năm 2000 n độ sản xuất được

660 ngàn tấn, nhập khẩu khoảng 50 ngàn tấn).


Ngoài ra còn một số nước tiêu thụ cao su thiên nhiên khá nhiều như:

+ Nam Triều Tiên: hiện nhập khoảng 320 ngàn tấn/năm, tốc độ nhập tăng
hàng năm là 3,2%.
+ Đài loan: nhập ổn định hàng năm khoảng 100 – 110 ngàn tấn/năm.
+ Iran: mức tiêu thụ hàng năm khoảng 40 –50 ngàn tấn.
+ Hiện nay Thái lan tiêu thụ hàng năm khoảng 200 ngàn tấn; Malasia tiêu
thụ khoảng 334 ngàn tấn; Indonesia tiêu thụ khoảng 116 ngàn tấn...
1.2.1.4 Cung – cầu cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới.
Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn thế
giới được thể hiện ở bảng số liệu tổng hợp dưới ñaây.


Bảng 1.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
Đơn vị tính: 1000 tấn
Năm

Sản xuất Tiêu thụ

Tốc độ tăng

Tốc độ tăng

trưởng sản xuấttrưởng tiêu thụ
1993

5340


5410

1994

5670

5650

6.18%

4.44%

1995

5870

5950

3.53%

5.31%

1996

6370

6100

8.52%


2.52%

1997

6400

6460

0.47%

5.90%

1998

6700

6560

4.69%

1.55%

1999

6600

6680

-1.49%


1.83%

2000

6710

7120

1.67%

6.59%

Nguồn: Rubber Statistical Bulleith (1993 – 2000)
Biểu đồ 1.6: So sánh khối lượng sản xuất và khối lượng tiêu thụ
1993

5340

5410

5670

5650

1995

5870

5950


1996

6370

6100

4000
1997

6400

6460

1998

6700

6560

1999

6600

6680

20000

6710


7120

8000
1994
6000

2000

Sản xuất
Tiêu thụ

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

1.2.2 Giá cả trên thị trường thế giới
Cũng như nhiều sản phẩm nông sản khác, giá cả cao su cũng có nhiều
biến động lớn trong vòng 20 năm qua (từ 1980 đến 2000). Theo dõi giá cả
loại cao su RSS1 tại thị trường Kuala Lumpur ta thấy năm có giá cao nhất là
năm 1995 (1563USD/tấn), năm có giá thấp nhất là 1999 632 USD/tấn). Các
số liệu về diễn biến giá cả tại Kuala Lumpur được thể hiện ở bảng dưới đây:


Bảng 1.3: diễn biến giá cả tại thị trường Kuala lumpur 1980 –
2000
Đơn vị tính: USD/tấn
Năm

RSS1

RSS3


SM RL

SMR20

1980

1234.4

1180.6

1262.4

1081.8

1981

1018.9

912.2

1011.8

869.1

1982

790

716.2


778.3

693.7

1983

975.8

940.7

1077.5

864.4

1984

886.6

848.6

952.2

826.8

1985

745.5

710.6


807.9

685.8

1986

823.3

798.8

954.9

756.1

1987

980.6

932

1041.1

886.5

1988

1214.5

1199.5


1460.1

1098.4

1989

1037.5

979

1002.4

899.2

1990

931.7

871.9

1051.8

775.9

1991

986

857.3


1032.4

842.3

1992

865.2

840.3

979.1

824.9

1993

843.8

820.2

1034.6

803.6

1994

1159.3

1140.7


1038.7

1156.5

1995

1563.6

1574.7

1700.9

1521.7

1996

1417.4

1379

1534.7

1324.9

1997

1148.8

1095.2


1226

1092

1998

703.2

678.2

775

651

1999

632.6
997.44

609.2
954.25

669.4
1069.56

598.6
911.66

Giá bq


Bảng 1.4: Phân tích sự biến động của giá tại thị trường K.Lumpur
Khoảng biến động giá

Số năm có giá nằm

Tỷ lệ %

(USD/tấn)

trong khoảng biến động
4
8
4
2
2

20%
40%
20%
10%
10%

600 - 800
801 - 1000
1001 - 1200
1201 - 1400
1401 - 1600

.


Từ bảng 3 cho thấy chu kỳ lên xuống biến động của giá cao su (mức
cao nhất hay thấp nhất) diễn ra khoảng 15 năm một lần. Hai năm 1995, 1996
giá cao su lên cao nhất có thể được giải thích như sau: thứ nhất, do nền kinh


tế thế giới tăng trưởng ổn định, các ngành công nghiệp phát triển mạnh, đặc
biệt là công nghiệp xe hơi; thứ hai, lượng nhập khẩu của Trung quốc tăng
mạnh trong các năm (từ 350 ngàn tấn lên 502 ngàn tấn), làm lượng cầu tăng
đột biến. Năm 1999, giá cao su xuống thấp nhất do nguyên nhân sau: khủng
hoảng tiền tệ ở các nước Châu Á làm ngành công nghiệp xe hơi ở các nước
này giảm mạnh, đặc biệt ở Nhật và Hàn Quốc làm cho nhu cầu cao su trên
thị trường giảm nhanh; mặt khác, cuộc khủng hoảng này làm cho đồng tiền
của các quốc gia như Thái lan, Indonesia, Malaysia giảm so với USD đã thúc
đẩy các quốc gia này xuất khẩu cao su nhiều hơn, làm tăng mức cung. Mặt
khác, trong năm 1999 INRO (International natural rubber oganization) bị giải
tán và quyết định bán kho dự trữ làm cho mức cung tăng cao.
Từ năm 1995 đến nay giá cao su có xu hướng giảm liên tục, tuy nhiên
trong suốt 20 năm qua chưa khi nào giá xuống 632,6 USD (thời điểm thấp
nhất năm 1999) mà giá thành sản xuất hiện nay ở Việt nam dưới 500
USD/tấn, ngành cao su vẫn có lãi. Tỷ lệ doanh lợi so với các ngành khác cao
(26,5%). Mặt khác theo dự báo của Ngân hàng thế giới và các nhà xuất khẩu
cao su giá cao su sẽ phục hồi trở lại từ năm 2001 và có thể đạt 2100 USD/tấn
vào năm 2020.
1.3 DỰ BÁO SẢN LƯNG VÀ GIÁ CẢ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1 Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới
Từ năm 2000, các quốc gia trồng cao su lớn trên thế giới như Thái lan,
Indonesia sẽ không thay đổi đáng kể về diện tích và sản lượng, Malaysia
diện tích và sản lượng sụt giảm trong những năm qua và sẽ không tăng trong
thời gian tới. Các vùng khác trên thế giới, như Nam Mỹ, Châu Phi... do
không được sự hỗ trợ và đầu tư thích hợp nên cũng không mở rộng được diện

tích. Chỉ có ở Việt nam, Trung quốc và n độ diện tích cao su mới được mở


rộng đáng kể, dự kiến trong giai đoạn 2001 – 2010 diện tích trồng cao su ở
các quốc gia này tăng khoảng 500 ngàn ha.
Về năng suất: năng suất phụ thuộc vào các yếu tố như giống, kỹ thuật
khai thác, độ tuổi vườn cây... Theo các chuyên gia của ANRPC (Hiệp hội
các nước sản xuất cao su thiên nhiên) thì khả năng gia tăng năng suất bình
quân trên toàn thế giới là 2%/năm trong 10 năm tới (riêng Indonesia năng
suất sẽ tăng cao hơn vì hiện nay rất thấp).
Theo tài liệu “Thị trường cao su thiên nhiên” xuất bản năm 1997, các
nhà nghiên cứu và các chuyên gia dự báo sản lượng cao su thế giới như sau:
Biểu đồ 1.7: Dự đoán sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến 2020
Đơn vị tính: 1.000 tấn
7500

8,000
1970

3,125
6710 7000
1980
3,845
6,000
1990
5,125 5,125
3,845
2000
6710
4,000 3,125

2010
7000
2020
7500
2,000
0

1970

1980

1990

2000

2010

2020

Biểu đồ 1.8: Sự phân bố sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến 2020
Indonesia

Việt nam
Malaysia
6%

Thái lan

Malaysia
Việt nam

14%

n độ
Trung quốc
Các nước k

Thái lan
20%

n độ
24%
14%
20% Trung quốc
8%
14%

6%
14%
8%
14%

Các nước
khác
14%

Indonesia
24%


1.3.2 Dự báo về mức cầu cao su thiên nhiên



Một số quốc gia sau khi khủng hoảng tiền tệ diễn ra vào năm 1998 –

1999, từ năm 2000 đã có nhiều dấu hiệu tốt về sự phục hồi kinh tế. Các nước
như Hà quốc, Nhật bản, Malaysia, Thái lan đã thành công trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế thế giới cũng đưa ra dự báo rằng
nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Điều này thúc
đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp nói chung, đặc biệt là ngành
công nghiệp xe hơi. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên sẽ gia tăng
trong thời gian tới.


Các nước sản xuất cao su cũng có nhu cầu tiêu thụ cao su cao. Theo

dự báo của ANRPC đăng trên tạp chí IRSG Digest tháng 8 năm 1999, mức
tiêu thụ của các nước hội viên ANRPC (Malaysia, n độ, Việt nam...) sẽ
tăng từ 1,4 triệu tấn năm 1999 lên 1,9 triệu tấn năm 2000; 2,3 triệu tấn vào
năm 2005 và 2,8 triệu tấn vào năm 2010.
Theo tiến só Hidde P. Smith phát biểu tại hội nghị thị trường cao su Châu
Á lần 3 thì nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng khoảng 22% trong 10 năm tới.
Bảng 1.5: Dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên giai đoạn 2000 - 2010
Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng bình quâTiêu thụ ở năm cuối giai đoạn
1980 - 1990

36,91%/năm

5200 (ĐVT: 1000 tấn)

1990 - 2000


5,65%/năm

7120 (ĐVT: 1000 tấn)

2000 - 2010

2%/năm

8544 (ĐVT: 1000 tấn)

1.3.3 Dự báo giá cả cao su giai đoạn 2000 – 2010
Qua phần dự báo sản lượng và mức cầu trên ta thấy, từ năm 2002 trở
đi có thể diễn ra tình trạng thiếu hụt cao su. Mặt khác, do sự khan hiếm của
các nguồn lực sẽ làm cho giá thành cao su tăng. Hai yếu tố này sẽ đẩy giá cả
cao su tăng trong giai đoạn 2000 – 2010. Theo dự đoán của Ngân hàng thế
giới thì giá cao su sẽ tăng vào những năm tới từ 620 USD/tấn vào năm 2000
lên 948 USD/tấn vào năm 2005 và 1036 USD/tấn vào năm 2010. Còn văn
phòng Burger & Smith dự đoán lạc quan hơn, giá cao su sẽ là 1800 USD/tấn
vào naêm 2010.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt nam năm 1897 và được bác
sỹ Alexandre Yersin trồng thử nghiệm ở Thủ Dầu Một (Bình dương) và Suối
Dầu (Nha trang). Đến năm 1906 cao su bắt đầu được người Pháp đem trồng

đại trà ở Dầu Giây và từ năm 1907 đến năm 1911 một loạt các công ty kinh
doanh cao su của Pháp được thành lập (đến 1911 đã có 31 cơ sở đồn điền
của người Pháp kinh doanh cao su). Đến năm 1913 tổng diện tích các đồn
điền cao su vào khoảng 10.000 ha, phần lớn được trồng ở Biên Hòa, Thủ
Dầu Một và vùng lân cận Sài Gòn. Nhận thấy sự phù hợp của cây cao su ở
đất Đông nam bộ, đã có thêm nhiều tập đoàn tư bản Pháp đầu tư mạnh việc
trồng và khai thác cao su ở Miền nam, đặc biệt là từ năm 1920 đến năm
1944. Đến năm 1945 tổng diện tích cao su đã lên đến 130.000 ha với sản
lượng đạt 77.000 tấn/năm. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (19461954) diện tích cao su giảm dần, đến năm 1954 chỉ còn 65.800 ha, sản lượng
khoảng 54.000 tấn/năm. Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chính
quyền Sài Gòn cũng khuyến khích trồng cây cao su và tới năm 1963 diện
tích đạt mức cao nhất là 142.000 ha với sản lượng 79.560 tấn/năm. Tuy
nhiên, do chiến tranh tàn phá nặng nề, cây cao su bị sa sút nặng, diện tích bị
thu hẹp rất nhiều, tính đến ngày 30/4/1975 chỉ còn 78.856 ha có khả năng
khai thác với sản lượng 21.000 tấn/năm. Đặc điểm của cây cao su cho đến
lúc này là vườn cây được trồng tập trung với quy mô tương đối lớn (đại


điền); chất lượng vườn cây phần lớn già cỗi, cây trên 30 tuổi chiếm 68%; tất
cả các vườn này đều bị bom đạn, cháy nổ và mật độ sống còn lại thấp.
Tóm lại, diện tích và sản lượng cây cao su từ khi mới bắt đầu phát
triển đến năm 1975 được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thống kê diện tích và sản lượng cao su trước 1975


Diện tích

Sản lượng

m


(ha)

(tấn)

Năm

Diện tích

Sản lượng

(ha)

(tấn)

1920

10.077

3.000 1950

92.400

33.000

1930

70.000

14.000 1955


62.300

22.000

1940

104.000

58.000 1963

142.800

79.560

1945

138.400

77.400 1975

68.400

21.000

Nguồn: Cục Thống kê 1978
Từ sau ngày giải phóng (30/4/1975) ngành cao su Việt nam được Đảng
và chính phủ ta đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển mạnh với
quy mô ngày càng lớn. Trong giai đoạn 1976 – 2000 ngành cao su Việt nam
có những bước phát triển nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng. Tính đến

năm ngày 31/12/1999 diện tích cao su toàn quốc là 361.000 ha, sản lượng đạt
250.000 tấn (trong đó Tổng công ty cao su Việt nam trực tiếp quản lý
211.000 ha, sản lượng 197.984 tấn). Ta có thể mô tả sự phát triển cả về diện
tích và sản lượng của ngành cao su Việt nam giai đoạn 1976 – 1999 ở bảng
2.2


Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cao su việt nam từ 1976- 1999


Diện tích

Sản lượng

m

(ha)

(tấn)

Năm

Diện tích

Sản lượng

(ha)

(tấn)


1976

40.697

31.520 1988

171.551

41.950

1977

45.029

29.528 1989

178.749

42.843

1978

47.622

28.373 1990

184.068

48.000


1979

50.933

34.310 1991

183.547

54.177

1980

52.077

29.703 1992

184.030

62.318

1981

70.084

37.459 1993

181.351

114.000


1982

78.428

41.660 1994

175.292

149.000

1983

90.921

41.766 1995

201.489

154.000

1984

116.562

43.560 1996

250.600

189.000


1985

134.551

42.010 1997

300.000

218.000

1986

159.150

43.560 1998

350.000

213.000

1987

163.109

40.416 1999

361.000

250.000


Nguoàn: Tổng công ty cao su Việt nam
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức quản lý, về cơ cấu vùng và cấu trúc ngành
2.1.2.1 Đặc điểm về tổ chức quản lý
Ngành cao su Việt nam hiện nay có hai khối quản lý chính đó là khối
quốc doanh và khối tư nhân. Trong khối quốc doanh bao gồm khối quốc
doanh trung ương và phần còn lại do các đơn vị quân đội và địa phương quản
lý.


Khối quốc doanh trung ương: đứng đầu là Tổng công ty cao su Việt

nam. Hiện tại Tổng công ty đang quản lý 80% diện tích và sản lượng cao su
của Việt nam; 90% công suất hệ thống các nhà máy sơ chế cao su toàn
ngành. Với thế mạnh hiện tại Tổng công ty là doanh nghiệp đầu đàn, coù vai


trò rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển ngành cao su
Việt nam.


Các đơn vị quân đội và quốc doanh địa phương: khối này hiện nay

có diện tích là 68.000 ha, dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt 170.000 ha (chiếm
24,28% diện tích cao su cả nước).


Khối tư nhân và nông hộ: đây là hình thức tư nhân tự bỏ vốn ra kinh

doanh và tự chịu trách nhiệm về kết qủa sản xuất kinh doanh của mình. Khối
này hiện nay quản lý khoảng 83.000 ha, nhưng có tốc độ phát triển mạnh

trong những năm gần đây do có sự khuyến khích của nhà nước. Dự kiến đến
năm đến năm 2010 sẽ có diện tích khoảng 270.000 ha (chiếm 38,75% diện
tích cao su cả nước).
2.1.2.2 Đặc điểm về cơ cấu vùng
Cao su ở Việt nam chủ yếu được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên (chiếm hơn 90% diện tích toàn quốc). Theo quy hoạch của ngành thì
từ nay tới năm 2010 diện tích cao su ở các vùng Duyên Hải Miền Trung và
Khu Bốn cũ có tăng lên, tuy nhiên diện tích mở rộng cũng chủ yếu tập trung
ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Sự phân bổ diện tích cao su từ nay đến
năm 2010 như sau:
Bảng 2.3: Sự phân bổ diện tích cao su đến năm 2010
Đơn vị tính: ha
HIỆN CÓ
KHU VỰC

Đông nam bộ 163698 3104
Tây nguyên 30622 14166
Miền trung
862
Khu bốn
3205
Tổng DT



QUỐC DOANH
TCTCS Q.ĐỘI

198387


17270

ĐẾN 2010
TỔNG

QUỐC DOANH



Đ.PHƯƠNGNHÂN CỘNG TCTCS Q.ĐỘI Đ.PHƯƠN NHÂN

25082 64224 256108 177929
13948

TỔNG
CỘNG

60208 128549

373500

8527 67263 63558 34505

45502

83905

227500

5826 27800


13184

29666

73650

10353

27955

72100

129247 270075

746750

2754

2210

9033

8735 20973 33792

6814
3000

50817 83696 350170 303079 44319


Nguồn: Tổng công ty cao su Việt nam


2.1.2.3 Đặc điểm về cấu trúc ngành
Ngành cao su Việt nam bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau đây:
-

Các công ty trồng và sơ chế cao su

-

Các nhà sản xuất công nghiệp cao su

-

Các công ty xuất nhập khẩu ngành cao su

-

Các công ty dịch vụ chuyên ngành cao su

-

Các doanh ghiệp nghiên cứu sự nghiệp: viện nghiên cứu cao su, trường
công nhân kỹ thuật, báo cao su...

2.1.3 Cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm
2.1.3.1 Cơ cấu sản phẩm
Sản phẩm cao su Việt nam gồm những chủng loại: SVR CV 50,60;
SVL3L, 5; SVR 10,20; mủ ly tâm; mủ khác. Đặc điểm của các sản phẩm mủ

này như sau:


Các loại cao su chất lượng cao (CV, 3L, 5): dùng để chế tạo ruột xe và

các sản phẩm cao su đòi hỏi độ tinh khiết cao. Loại sản phẩm này chiếm
khoảng 82% lượng sản phẩm sản xuất của ngành cao su Việt nam (năm 1999
đạt khoảng 162.159 tấn). Tuy nhiên nhu cầu trên thế giới về loại sản phẩm
này rất ít (dao động từ khoảng 150.000 đến 180.000 tấn/năm). Sản lượng của
cao su Việt nam tương đương khoảng hơn 90% nhu cầu toàn thế giới về loại
sản phẩm này.


Các loại cao su trung bình, như SVR 10, 20, RSS dùng cho công

nghiệp chế tạo vỏ xe. Loại này có nhu cầu cao trên thế giới, hàng năm cần
khoảng 5 triệu tấn, thường chiếm khoảng 75% tổng sản lượng cầu. Tuy nhiên
loại sản phẩm này của ngành cao su Việt nam lại ít, chỉ đạt khoảng 11% sản
lượng hàng năm.


×