Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

(Luận văn thạc sĩ) định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
-----#"-----

TRẦN TĂNG HUỆ


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008


LỜI MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ngày càng chứng tỏ là một đầu
tàu kinh tế ở nông thôn, là nhân tố thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà Nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo
điều kiện cho loại hình kinh tế này phát triển. Tuy nhiên, hiện nay việc vận dụng
chủ trương về phát triển kinh tế trang trại vào từng địa phương đang gặp nhiều trở
ngại. Sự quan tâm lớn nhất của các địa phương là phải xác định được hướng phát
triển loại hình tổ chức sản xuất này cho phù hợp với những điều kiện cụ thể.
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có những thuận lợi lớn
về điều kiện phát triển kinh tế trang trại, nhưng Long An cũng đang đứng trước
khó khăn chung này. Nhận thức đây là vấn đề còn nhiều bức xúc, nên tác giả chọn
đề tài:
“ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH LONG AN’’
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1. Đánh giá khái quát kinh tế trang trại ở Long An và rút ra những nhận định về


những thành tựu và những vấn đề đặt ra cho kinh tế trang trại của tỉnh.
2. Kiến nghị về định hướng phát triển kinh tế trang trại ở Long An.
3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay
trong phát triển kinh tế kinh tế trang trại ở Long An.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp của Long An.
3. Nghiên cứu hiện trạng kinh tế trang trại tỉnh Long An về loại hình, qui mô,
hiệu quả, xu thế phát triển.
4. Nghiên cứu định hướng phát triển trang trại Long An trên các vùng sinh thái.
5. Nghiên cứu các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại ở Long An.
IV. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1. Về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, Luận văn
chỉ tập trung giải quyết hai vấn đề: (1)- Những cơ sở pháp lý cho sự hình thành

Trang 1


và phát triển của trang trại ở Việt Nam; (2)- Tình hình phát triển kinh tế trang
trại ở Việt Nam.
2. Về tình hình phát triển nông nghiệp của Long An, Luận văn chỉ tập trung làm
rõ hai vấn đề: (1)- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của
Long An, (2)- Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Long An.
3. Về tình hình trang trại ở Long An, Luận văn tập trung vào nhận diện các loại
hình về qui mô, hiệu quả, tiềm năng phát triển và những khó khăn của chúng.
4. Về định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Long An, Luận văn chỉ
định hướng cho hai tiểu vùng sinh thái lớn là vùng Đồng Tháp Mười và vùng
Hạ Long An. Luận văn không định hướng cho từng huyện, thị.
5. Phần giải pháp, Luận văn tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất của tỉnh.
6. Phạm vi điều tra: Luận văn chọn cách điều tra điển hình các loại hình trang trại

tiêu biểu của Long An và địa bàn được chọn là các huyện có nhiều trang trại.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1. Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện trong điều tra tình hình sản
xuất, đời sống và nguyện vọng của các trang trại ở Long An.
2. Phương pháp phân tích thống kê được dùng để chuẩn hóa và phân tích số liệu
điều tra nhằm mô tả thực trạng và những xu hướng phát triển kinh tế trang trại.
3. Phương pháp so sánh dùng để so sánh các mô hình kinh tế trang trại nhằm rút
ra những nét đặc trưng và sự khác biệt của các loại hình trang trại ở Long An.
4. Phương pháp chuyên gia dùng để xác định các nhân tố cơ bản về kinh tế, kỹ
thuật, xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trang trại ở Long An.
VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Lời mở đầu
Chương 1 : Tổng quát tình hình kinh tế trang trại Việt Nam
Chương 2 : Phân tích hiện trạng kinh tế trang trại tỉnh Long An
Chương 3 : Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh
Long An
Phần kết luận

Trang 2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH
KINH TẾ TRANG TRẠI VIỆT NAM
Trên thế giới, kinh tế trang trại đã ra đời từ hàng trăm năm qua và được các
thể chế chính trị thừa nhận như một tất yếu kinh tế. Sang thế kỷ XIX, trong các nớc
phát triển, nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa, các trang trại đã giảm đáng kể số lượng lao
động, số lượng trang trại giảm đi nhưng diện tích trang trại tăng lên. Ở các nước
đang phát triển mà điển hình là các nước Đông Nam Á, kinh tế trang trại hình thành
muộn hơn và hiện nay đang trong quá trình vừa tăng qui mô, vừa tăng số lượng. Các

trang trại trên thế giới đều dựa trên nền tảng kinh tế hộ, và thường có thuê thêm lao
động. Hiện nay, các trang trại có xu thế liên kết trong một số hoạt động như khuyến
nông, cung ứng đầu vào, hỗ trợ vốn, …
Nhìn chung, kinh tế trang trại đang đóng vai trò đầu tàu của sản xuất nông
nghiệp trên thế giới và tỏ rõ sự thích ứng cao bằng quá trình tự điều chỉnh qui mô
cho phù hợp. Có thể nói, kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế phổ biến trong
nông nghiệp thế giới, không phân biệt về khu vực, trình độ nền kinh tế hay thể chế
chính trị. Trong bối cảnh đó, chúng ta sẽ xem xét quá trình hình thành và phát triển
kinh tế trang trại ở Việt Nam trong những năm gần đây.
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM
Kinh tế trang trại thực chất là kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa với quy
mô lớn hơn, trên cơ sở tích tụ các yếu tố sản xuất cơ bản như lao động, vốn, ruộng
đất, máy móc thiết bị,… Lịch sử phát triển của kinh tế trang trại trên thế giới cho
thấy, việc hình thành kinh tế trang trại cần có hai điều kiện cơ bản:
(1)- Sự tự chủ sản xuất kinh doanh của nông hộ
(2)- Nông hộ có khả năng và được phép tích tụ các yếu tố sản xuất

Trang 3


Kinh tế trang trại là một tất yếu của lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp
trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, sự ra đời của nó gặp nhiều trở ngại.
1.1.1. Giai đoạn trước 1988
• Thời kỳ trước năm 1981
Quốc doanh nông nghiệp và các hình thức hợp tác thống trị trong nông
nghiệp Việt Nam. Nhưng từ 1975 đến 1981, các loại hình tổ chức sản xuất nông
nghiệp nói trên ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, nông dân chán nản và dồn tâm
huyết đầu tư cho ruộng 5%. Trên thực tế, sản xuất trên ruộng 5% của nông dân
hiệu quả hơn hẳn sản xuất của HTX. Tuy nhiên, qui mô diện tích đất 5% của nông

hộ là nhỏ bé và nông hộ không được quyền tích tụ thêm ruộng đất. Như vậy, thời
kỳ này sản xuất nông nghiệp tự chủ của người nông dân chưa hình thành kinh tế
trang trại.
• Từ 1981 đến 1988
Năm 1981, Ban Bí Thư Trung Ương đã ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản
phẩm đến nhóm và người lao động, cho phép các nông hộ làm chủ sản xuất nông
nghiệp trên một diện tích lớn hơn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, kinh tế
trang trại vẫn chưa thể hình thành vì các nông hộ vẫn chưa được tích tụ đất. Năm
1986, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam định hướng nền kinh
tế mở, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đây là cơ sở quan trọng khởi đầu
cho việc trao lại quyền làm chủ quá trình sản xuất cho nông hộ.
1.1.2. Giai đoạn sau 1988
Năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị đã xác định kinh tế nông hộ là
đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp và được giao quyền sử dụng đất trong một
thời gian dài, được tự chủ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Như vậy, so với Chỉ thị
100, Nghị quyết 10 đã mang lại thêm một yếu tố tích cực là cho phép nông hộ làm
chủ quá trình sản xuất nông nghiệp trong thời gian dài. Có thể nói, đây đây, điều
kiện thứ nhất để hình thành kinh tế trang trại đã hoàn tất.

Trang 4


Cũng trong năm 1988 Hội Đồng Bộ Trưởng đã cho phép nông hộ được thuê
lao động thời vụ. Luật Đất Đai năm 1988 và Luật Đất Đai sửa đổi năm 1993 đã
xác lập nền tảng pháp lý về việc coi nông hộ là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông
nghiệp và giao cho nông hộ quyền sử dụng đất lâu dài kèm theo 5 quyền: chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp. Như vậy, đến thời điểm này,
nông hộ không những đã có quyền tự chủ sản xuất mà còn có quyền tích tụ các
yếu tố sản xuất (lao động, ruộng đất và các phương tiện kỹ thuật). Điều đó có
nghóa là, kinh tế trang trại đã có đầy đủ tính pháp lý để hình thành.

Những năm 90, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến
khích kinh tế trang trại phát triển. Tuy nhiên, ngay cả khi được nhà nước thừa nhận
và khuyến khích thì không phải là kinh tế trang trại đã hoàn toàn có được một
hành lang luật pháp thông thoáng để phát triển. Những năm qua, có ba vấn đề
pháp lý gây bức xúc cho kinh tế trang trại như sau:
• Vấn đề hạn điền
Để ngăn chặn việc tích tụ ruộng đất dẫn đến tình trạng một bộ phận nông
dân trở thành “nông dân không đất” hoặc “nông dân thiếu đất”, Nhà nước đã qui
định về “Hạn điền”, chỉ cho phép nông hộ tích tụ ruộng đất dưới một mức nào đó
(vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung không quá 2 ha, Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long không quá 3 ha,…). Như vậy, chính sách này đã bó hẹp
qui mô ruộng đất của trang trại ở quanh mức hạn điền. Chính sách hạn điền áp
dụng những năm qua có những bất cập. Trước hết, hiệu lực thi hành kém vì các
nông hộ đã vô hiệu hóa chính sách này bằng việc tách hộ, “sang nhượng chui”,…
Thứ hai, chính sách này không phù hợp với xu hướng trên thế giới là tăng qui mô
ruộng đất của trang trại.
• Vấn đề Kinh tế trang trại thuộc thành phần kinh tế nào
Một số người cho rằng, kinh tế trang trại là kinh tế hộ phát triển cao (có
nghóa là chỉ nông dân thì mới có thể là chủ trang trại). Số đông ý kiến cho rằng,

Trang 5


không chỉ nông dân mà các tầng lớp khác như trí thức, cán bộ hưu trí, tư nhân
thành thị,… đều có quyền làm trang trại (có nghóa là thành phần sở hữu chủ rất đa
dạng).
• Vấn đề Đảng viên có được làm chủ trang trại không
Một số ý kiến cho rằng, Đảng viên không được làm kinh tế trang trại vì đã
là trang trại thì có thuê mướn lao động và có bóc lột. Một số ý kiến thì cho rằng,
mọi người đều có quyền làm kinh tế trang trại vì đây là loại hình tổ chức sản xuất

lớn, ích nước, lợi dân. Hơn nữa, việc cấm Đảng viên làm chủ trang trại là không
thể thực hiện được vì nếu ai đó muốn phát triển trang trại thì họ có thể núp dưới
danh nghóa người khác.
Để giải quyết những vấn đề bức xúc và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại
phát triển, ngày 02/02/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về kinh tế trang
trại với những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Về khái niệm, Nghị quyết khẳng định: “Kinh tế trang trại là hình
thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ
gia đình”. Với khái niệm này, vấn đề thành phần chủ trang trại có thể hiểu rằng:
Mọi người đều có thể tham gia phát triển kinh tế trang trại.
Thứ hai, về chính sách đất đai: Ngoài phần đất được giao trong hạn mức
của địa phương trang trại có thể được UBND xã xét cho thuê đất. Các hộ phi nông
nghiệp, các cá nhân ở địa phương khác cũng có thể được thuê đất lập trang trại.
Với trang trại vượt hạn điền trước ngày 01/01/1999 thì được tiếp tục sử dụng và
phần diện tích vượt hạn điền được chuyển sang dạng đất thuê.
Thứ ba, Các trang trại hình thành trên đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa
và những diện tích chưa có đầu tư cải tạo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê đất.
Thứ tư, Trang trại được vay vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay.
Thứ năm, chủ trang trại được thuê lao động không giới hạn về số lượng và

Trang 6


trả công trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo qui định chung của pháp
luật.
Thứ sáu, tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu
hóa. Nếu Nhà Nước thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang
trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi. [7/2]
Bảng số 01: Tiêu chí về qui mô trang trại theo Thông tư liên tịch giữa Bộ

Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn và Tổng Cục Thống Kê, ngày 23/06/2000
Các tỉnh còn lại
Đơn vị
Miền Bắc và
Loại hình trang trại
Duyên hải miền
(theo lónh vực sản xuất chủ
Trung
yếu)
Cây hàng năm
Ha
≥ 2
≥ 3
Cây lâu năm
Ha
≥3
≥5
≥ 0,5
≥ 0,5
Riêng hồ tiêu
Ha
Lâm nghiệp
Ha
≥ 10
Trâu, bò sinh sản, nuôi lấy sữa
Con
≥ 10
Trâu, bò nuôi lấy thịt
Con
≥ 50

Lợn sinh sản
Con
≥ 20
Lợn thịt (không kể lợn sữa)
Con
≥ 100
Dê, cừu sinh sản
Con
≥ 100
Dê, cừu thịt
Con
≥ 200
Gia cầm (trên 7 ngày tuổi)
Con
≥ 2.000
Nuôi tôm theo kiểu công nghiệp
Ha
≥1
Nuôi các loại thủy sản khác
Ha
≥2
Các loại hình đặc biệt: hoa, cây
Chỉ có tiêu chí về giá trị
cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống
sản lượng hàng hóa: > 50 Tr.đ
thủy sản, thủy đặc sản
Như vậy, Nghị quyết trên đây đã tháo gỡ hàng loạt những bức xúc trong
thực tiễn. Tiếp theo, Thông tư liên tịch giữa Bộ Nông Nghiệp - Phát Triển Nông
Thôn và Tổng Cục Thống Kê, ngày 23/06/2000 đã hướng dẫn về tiêu chí xác định
kinh tế trang trại [2]. Theo tinh thần của Thông tư này, qui mô của trang trại phải

thỏa mãn hai tiêu chí:
• Về giá trị sản lượng hàng hóa phải đạt không dưới 40 triệu đồng đối với
các tỉnh Miền Bắc và Duyên hải Miền Trung, và không dưới 50 triệu đồng đối với
Trang 7


các địa phương còn lại.
• Về qui mô diện tích và vật nuôi phải đạt mức tối thiểu như bảng số 1.
Như vậy, có thể nói, từ năm 1981 (với Chỉ thị 100) đến năm 2000, chính sách
của Đảng và Nhà Nước đã từng bước tạo hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển kinh tế kinh tế trang trại ở Việt nam.
1.2. TÌNH HÌNH TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
Từ khi Chính Phủ ban hành tiêu chí trang trại theo qui định trong thông tư
liên tịch giữa Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Nghiệp và Tổng Cục Thống kê,
ngày 23/06/2000, đến nay là một khoảng thời gian tương đối ngắn, các địa phương
chưa triển khai thống kê chính xác được về các loại hình trang trại.
Trước đó đã có những nguồn số liệu điều tra về kinh tế trang trại, trong đó,
đáng chú ý là 3 nguồn số liệu sau đây:
• Nguồn báo cáo của các tỉnh
• Nguồn số liệu điều tra của Trường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân trên phạm
vi 15 tỉnh thành (gọi tắt là “Nguồn điều tra của ĐH. Kinh tế Quốc dân)
• Nguồn điều tra của Tổng Cục Thống Kê ở 4 tỉnh: Yên Bái, Thanh
Hóa, Bình Dương, Bình Phước (gọi tắt là Nguồn điều tra của Tổng Cục Thống
Kê)
Tuy nhiên, nguồn báo cáo của các tỉnh và nguồn điều tra của ĐH. Kinh Tế
Quốc Dân dựa theo các tiêu chí địa phương nên không có sự thống nhất và sai
khác lớn so với tiêu chí trang trại hiện hành. [xin xem Phụ lục số 01]. Riêng nguồn
điều tra của Tổng Cục Thống Kê được thực hiện trên hệ tiêu chí tương đối khớp
với hệ tiêu chí hiện hành [xin xem Phụ lục số 02]. Do đó, trong điều kiện chưa có

tổng điều tra kinh tế trang trại (theo tiêu chí của nhà nước), để có một cái nhìn
khái quát, Luận văn tạm phân tích trên nền số liệu điều tra của Cục Thống Kê
năm 1998. Ngoài ra, Luận văn sẽ trích dẫn những nguồn số liệu khác để tham

Trang 8


khảo hoặc làm sáng tỏ thêm.
1.2.1. Số lượng và loại hình trang trại ở Việt nam
Theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (dựa theo báo
cáo của các tỉnh) hiện nay - năm 2000 - Việt Nam có khoảng 113.000 trang trại
[6/3]. Tuy nhiên, Tổng Cục Thống Kê, số lượng trang trại theo báo cáo của tỉnh
cao hơn số lượng thực tế theo tiêu chí hiện hành khoảng 3 lần [xin xem phụ lục số
01], do đó có thể ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 40.000 đến 60.000 trang
trại. Đại đa số các trang trại Việt Nam là kinh doanh tổng hợp. Tỷ lệ các loại hình
trang trại ước chừng như sau:
Bảng số 02: Số lượng trang trại theo điều tra của

Tổng

Cục Thống Kê và ĐH. Kinh Tế Quốc Dân [11/293], [14/287] (đv: %)
Trang trại

Điều tra của T.C Thống Điều tra của ĐH KTQD

Cây hàng năm
19,30
13,90
Cây lâu năm
57,10

63,70
Chăn nuôi
0,50
8,80
Lâm nghiệp
10,70
4,00
Thủy sản
6,10
6,90
Nông-lâm-thủy sản
6,30
2,80
Tổng
100,00
100,00
Qua những kết quả điều tra trên có thể nhận xét rằng, trang trại trồng cây
hàng năm và trang trại trồng cây lâu năm (cây công nghiệp dài ngày và cây ăn
trái) là loại hình phổ biến nhất hiện nay.
1.2.2. Qui mô trang trại
• Qui mô diện tích và số lượng vật nuôi
Theo điều tra của Tổng Cục Thống Kê năm 1998, bình quân một trang trại
có diện tích 3,8 ha. Như vậy so với diện tích bình quân một trang trại của Tây Âu
thì qui mô trang trại của Việt Nam nhỏ hơn nhiều, nhưng so với trang trại ở Nhật,
Đài Loan, Philippin thì diện tích trang trại của Việt nam lớn hôn.

Trang 9


Bảng số 03: So sánh qui mô diện tích trang trại của các nước (đv: ha)

Việt Nam
Năm
1998
Diện tích
3,8
Theo số liệu điều

Anh
Pháp Hà Lan Nhật Đài Loan Thái Lan
1987
1993
1987
1993
1988
1988
71
35,1
16
1,38
1,21
4,52
tra của đại học Kinh Tế Quốc Dân, qui mô diện tích bình

quân của trang trại là 6,63 ha. Trong đó tỉnh có qui mô diện tích bình quân trang
trại lớn nhất là Nghệ An (12,69 ha), nhỏ nhất là Đồng Nai (2,753 ha).
Trang trại thường kinh doanh nhiều lónh vực như cây hàng năm, cây ăn trái,
cây lâm nghiệp, thủy sản, nuôi gia súc, gia cầm,… Theo điều tra của Tổng Cục
Thống Kê, qui mô diện tích và số lượng gia súc, gia cầm bình quân của trang trại
như sau:
Bảng số 04: Qui mô diện tích và số lượng


gia

súc, gia cầm bình quân của một trang trại - 1998 [8,9]
Loại hình

Qui mô diện tích

Qui mô chăn nuôi

trang trại

(ha)

(con)

Tổng

Cây
hàng

Cây lâu Đất lâm Đất thủy Trâu bò
năm

nghiệp

Lợn

Gia


sản

cầm

năm
Cây hàng năm

5,90

4,30

0,40

1,10

0,10

1,70

3,00

62,00

Cây lâu năm

9,40

0,10

9,10


0,10

0,10

0,60

1,30

18,00

Chăn nuôi

4,20

0,80

0,30

2,80

0,30

39,00

18,20

0,30

0,80


17,00

0,10

0,50

3,00

22,00

8,20

0,50

0,20

0,30

7,20

0,00

6,10

65,00

13,30

5,50


0,80

6,00

1,00

3,20

7,20 156,00

Lâm nghiệp
Thủy sản
N-L-thủy sản

72,00 544,00

• Về vốn sản xuất
Theo điều tra của Tổng Cục Thống Kê, năm 1998: vốn đầu tư bình quaân

Trang 10


một trang trại là 97,7 triệu đồng/năm, trong đó vốn vay 12,6 %. Vốn đầu tư bình
quân của một trang trại chăn nuôi là 572 triệu đồng; của một trang trại thủy sản là
38 triệu đồng; của trang trại trồng trọt và lâm nghiệp khoảng 55 triệu đồng.
[14/289]
• Về lao động của trang trại
Theo số liệu điều tra của Tổng Cục Thống Kê, bình quân một trang trại có
12 lao động, trong đó có 8 lao động thuê mướn thời vụ và 2 lao động thuê mướn

thường xuyên. Hầu hết các trang trại chỉ thuê lao động giản đơn. Chủ trang trại là
những người vượt trội so với chủ nông hộ bình thường về ý chí làm giàu, trình độ
kỹ thuật, khả năng quản lý và hiểu biết về thị trường.
• Về trang bị máy móc
Cũng theo điều tra của Tổng Cục Thống Kê, bình quân 100 trang trại có 3
máy kéo lớn, 3 máy kéo nhỏ, 8 máy phát điện, 3 ô tô vận tải, 9 tàu thuyền, 27 máy
bơm nước, 7 máy xay xát, 8 máy tuốt lúa, 4 máy nghiền thức ăn gia súc. Mức độ
trang bị hiện nay còn thấp so với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn nhưng
cao hơn nhiều so với mức trung bình của nông hộ trên cùng địa bàn.1
1.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động trang trại
Có thể đánh giá một cách khái quát kết quả và hiệu quả kinh tế trang trại ở
Việt Nam từ số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 1998. 2

1
2

Nguyễn Sinh Cúc :”Khảo sát kinh tế trang trại” – Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 248 – tháng 1/1999
Nguyễn Sinh Cúc :”Khảo sát kinh tế trang trại” – Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 248 – tháng 1/1999

Trang 11


Bảng số 05: Các chỉ số bình quân về qui mô và hiệu quả
của trang trại 4 tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Bình Dương, Bình Phước - 1997
Bình quân một

Đơn

Cây


Cây CN

Chăn

Lâm

Thủy

Nông-

trang trại

vị

hàng

và cây

nuôi

nghiệp

sản

lâm-

năm

ăn trái


thủy sản

Số lao động

Ng

2,30

2,30

2,70

2,70

2,30

2,40

Đất nông nghiệp

Ha

4,80

28,00

1,80

1,20


0,50

7,30

Đất cây hàng năm

Ha

4,20

0,90

0,30

0,70

0,40

1,40

Đất cây lâu năm

Ha

0,60

9,10

0,20


0,50

0,10

6,00

Đất lâm nghiệp

Ha

1,10

0,30

3,40

16,90

0,60

6,00

Đất nuôi thủy sản

Ha

0,10

0,00


0,10

0,10

7,20

1,00

Số trâu bò

Con

1,70

0,60

39,40

3,70

1,20

3,20

Số heo

Con

2,90


1,30

72,20

4,10

6,10

6,60

Vốn sản xuất

Tr.đ

52,60

73,30

57,20

49,10

82,90

37,90

Tổng giá trị slượng Tr.đ

50,30


52,70 196,80

29,20

71,10

47,80

Thu nhập trang trại Tr.đ

23,30

23,40

46,50

17,60

29,50

21,40

Thu nhập lao động Tr.đ

9,50

9,20

19,60


6,40

12,80

8,50

42,00

43,70

18,50

19,70

58,20

39,00

Giá trị hàng hóa

Tr.đ

Lao động của trang trại chăn nuôi có thu nhập cao nhất. Trang trại lâm
nghiệp có thu nhập bình quân một lao động là thấp nhất. Năm 1997, nếu bình quân
một lao động nông nghiệp Việt Nam tạo ra 3.358.000 đồng (giá cố định 1989)3, thì
một lao động của trang trại đạt từ 6.400.000 - 19.600.000 đồng. Điều đó cho thấy
tính hiệu quả hơn hẳn của kinh tế trang trại so với sản xuất của nông hộ nói chung.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI


3

Tổng cục Thống kê “Số liệu thống kê Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản Việt Nam 1990-1998 và dự báo năm 2000” ,
NXB Thống kê, Hà nội, 1999

Trang 12


1.3.1. Môi trường pháp lý chưa hoàn toàn thuận lợi
Sự thuê mướn không thông qua hợp đồng lao động mà dưới hình thức “hợp
đồng miệng” đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định cuộc sống của người làm
thuê. Bộ luật lao động chưa phát huy sức mạnh trong quản lý nông nghiệp nên đôi
gây khi những căng thẳng giữa chủ trang trại và người làm thuê. Luật thuế thu
nhập trong nông nghiệp đang gây bức xúc cho nhiều trang trại.
1.3.2. Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập
Hiện nay còn nhiều trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài
nên chưa an tâm đầu tư. Chính sách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho
nông dân còn chưa hợp lý. Chính sách thông tin chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất
nông nghiệp khiến nhiều trang trại gặp rủi ro. Chính sách trợ giá nông sản áp dụng
chưa đồng bộ.
1.3.3. Thị trường thế giới và trong nước gây nhiều khó khăn
Những năm gần đây thị trường nông sản thế giới có nhiều biến động phức
tạp. Giá mộât số mặt hàng nông sản như gạo, cao su, cà phê, thủy sản,… giảm
mạnh. Nông sản Việt Nam bị cạnh tranh quyết liệt bởi nông sản của Thái Lan,
Mỹ, Trung Quốc,… Đối với thị trường trong nước đang có xu hướng chuyển biến
nhanh từ lượng sang chất nên nhiều trang trại chưa chuyển hướng sản xuất kịp.
Thương lái không chỉ là lực lượng hỗ trợ tiêu thụ cho trang trại, mà còn chèn ép
nông dân. Quan hệ giữa trang trại với các đơn vị dịch vụ, xí nghiệp công nghiệp
còn mờ nhạt.
1.3.4. Môi trường văn hóa xã hội còn những yếu tố cản trở

Phát triển kinh tế trang trại còn đang làm cho nhiều người e ngại sẽ nảy
mầm sự bóc lột trong nông thôn, từ đó không ít người kỳ thị chủ trang trại. An ninh
ở nhiều vùng nông thôn chưa đảm bảo.
1.3.5. Còn nhiều khó khăn chủ quan của các trang trại
Khó khăn cơ bản là trình độ của chủ trang trại chưa cao, sự tiếp cận tiến bộ

Trang 13


khoa học kỹ thuật chưa đều và chưa đạt đến độ thỏa đáng. Sự phản ứng của đa số
chủ trang trại chưa đủ nhanh trước biến động thị trường. Bên cạnh đó, thiếu vốn
đầu tư là phổ biến của các trang trại; trang bị kỹ thuật còn khiêm tốn.
1.3.6. Nhiều tỉnh chưa có định hướng cụ thể về phát triển trang trại
Đến năm 1998, chỉ có 21 tỉnh, thành báo cáo là có hình thức trang trại,
nhưng trên thực tế không hẳn như vậy. Điều đó nói lên sự thiếu quan tâm, hoặc sự
do dự về kinh tế trang trại còn ngự trị trong lãnh đạo của 40 tỉnh thành còn lại. Mặt
khác, chỉ một số ít tỉnh triển khai điều tra, nghiên cứu và định hướng phát triển,
ngay cả khi Nghị quyết của Chính Phủ về phát triển kinh tế trang trại đã ban hành.

Trang 14


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KINH TẾ
TRANG TRẠI TỈNH LONG AN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP LONG AN
2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển nông nghiệp [15]
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với vùng tứ
giác động lực Đông Nam Bộ nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế - văn

hóa, khoa học để phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ và đa dạng hóa
ngành nghề nông thôn.
2.1.1.2. Đất nông nghiệp
Long An có diện tích tự nhiên khoảng 437.333 ha. Năm 1999 đất nông
nghiệp chiếm 71%, đất lâm nghiệp 8%, diện tích thủy sản 0,01%, Diện tích đất
nông nghiệp bình quân một lao động là 0,56 ha, cao hơn mức bình quân của đồng
bằng sông Cửu Long (0,41 ha). Đất đai ở Long An có thể chia thành 3 nhóm chính:
(1)- Đất phèn chiếm 56,1 %
(2)- Đất xám 21 %
(3)- Đất phù sa ngọt 17,66%
Khoảng 79,2% đất canh tác ở Long An là đất xấu (địa hình trũng, gò cao,
nhiễm phèn mặn, úng lụt).
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, độ ẩm cao, ánh nắng dồi dào, lượng mưa hàng năm lớn, biên độ dao động
nhiệt giữa thấp. Đó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt
đới.
2.1.1.4. Nguồn nước, thủy văn
Trang 15


Nguồn nước mặt của Long An chủ yếu do hệ thống Sông Vàm Cỏ cung cấp.
Mùa khô, nguồn nước này bị nhiễm phèn, mặn nên khả năng sử dụng cho sản xuất
và đời sống rất thấp. Trữ lượng nước ngầm của Long An không được dồi dào, chất
lượng kém, phân bổ sâu trên 200 m nên ít giá trị sử dụng. Long An nằm trong vùng
lũ đồng bằng sông Cửu Long. Những năm 1996, 1998 và đặc biệt là năm 2000 lũ ở
Long An rất lớn. Địa bàn Long An còn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của
Biển Đông, gây ra tình trạng nhiểm mặn ở một số huyện phía Nam Quốc Lộ 1.
2.1.1.5. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái ở Long An tương đối đa dạng với hệ sinh thái nước ngọt, hệ

sinh thái nước mặn, hệ sinh thái rừng. Các giống động vật hoang sơ như rùa, rắn,
ba ba, trăn,… còn tương đối nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Hệ thực vật phổ biến
là tràm gió, tràm bông vàng, lác, bàng,… là đặc trưng còn sót lại của vùng hoang sơ
Đồng Tháp Mười khi xưa. Hệ động thực vật phong phú cho phép Long An phát
triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng.
2.1.1.6. Dân số - lao động
Năm 1999, Long An có khoảng 1,4 triệu nhân khẩu, trong đó có 219.000
nông hộ với 1,07 triệu nhân khẩu. Mật độ dân số của tỉnh khoảng 320 người/km2,
thấp hơn nhiều so với mức bình quân của đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân
số vùng Hạ lớn gấp hơn 4 lần vùng Đồng Tháp Mười. Long An có 576.000 lao
động nông nghiệp, chiếm 67% tổng số lao động toàn Tỉnh.
2.1.1.7. Hệ thống giao thông
Năm 1999, Long An có khoảng 4.000 km đường bộ, trong đó có khoảng 200
km đường nhựa,1.500 km đường trải sỏi đỏ. Giao thông ở các huyện vùng Đồng
Tháp Mười đang còn là vấn đề bức xúc. Toàn tỉnh có 35/183 xã chưa có đường ôtô
[N.1 - 2]. Long An có khoảng 9.000 km đường giao thông thủy, tỏa rộng theo hai
nhánh Vàm Cỏ, qua cửa Soài Rạp ra biển Đông.
2.1.1.8. Hệ thống thủy lợi

Trang 16


Tính đến năm 1998, tỉnh Long An đã xây dựng được 58 công trình thủy lợi
lớn, trong đó phải kể đến hệ thống thủy lợi ở Vùng Đồng Tháp Mười được thiết kế
tương đối khoa học và các công trình thủy lợi ngăn mặn ở Cần Đước, Cần Giuộc,
Tân Trụ, Châu Thành. Tổng diện tích được tưới nước chủ động của tỉnh khoảng
100.000 ha (chiếm 1/3 diện tích canh tác).
2.1.1.9. Tình hình điện khí hóa
Năm 1999, diện đã về tới 175/183 phường - xã, với 69,6% nông hộ được
dùng điện. Đồng Tháp Mười là khu vực hệ thống cung cấp điện kém phát triển

nhất. Chỉ có khoảng 50% cư dân được dùng điện. Theo kế hoạch của tỉnh thì năm
2000 điện sẽ về 100% số xã và 80% nông hộ sẽ có điện.
2.1.1.10. Tình hình cơ giới hóa nông nghiệp
Tính đến năm 1998, trên địa bàn Long An có 4.423 máy kéo, 58.209 máy
bơm, 2.850 máy tuốt lúa, 12 máy nghiền thức ăn gia súc, 933 tàu - ghe - thuyền
đánh cá. Diện tích canh tác do một máy móc thiết bị đảm nhận trên địa bàn Long
An ở mức thấp so với tình hình chung của đồng bằng sông Cửu Long. [15/111]
2.1.2. Những thành tựu chủ yếu về sản xuất nông nghiệp [15]
2.1.2.1. Ngành trồng trọt
Sản xuất lương thực là ngành sản xuất chủ yếu, trong đó lúa chiếm 99%
tổng sản lượng qui thóc. Việc tăng sản lượng lúa chủ yếu dựa vào việc tăng vụ và
mở rộng diện tích, đặc biệt là ở vùng Đồng Tháp Mười. Năm 1999, Đồng Tháp
Mười đạt 1,083 triệu tấn, chiếm 72% tổng sản lượng lương thực của tỉnh. Long An
đã hình thành vùng chuyên canh lúa đặc sản 25.000 ha. Hiện nay, khoảng 70% sản
lượng lúa của tỉnh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Năm 1999 tỉnh đã xuất 300.000 tấn
gạo. Đạt kim ngạch 65 triệu USD, chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
SẢN LƯNG LÚA TỈNH LONG AN (đv: ngàn taán)

Trang 17


1400
1600
1400

1016

1181

1508


1241

1200
1000
800
600
400
200
0
1995

1996

1997

1998

1999

Các cây công nghiệp chủ yếu là mía, lạc, đay, khóm,… mặc dù có những
bước thăng trầm nhưng hiện đang hồi phục. Hiện tại tỉnh đã hình thành vùng
chuyên canh mía dọc sông Vàm Cỏ Đông, vùng sản xuất đậu phộng tập trung tại
Đức Hòa, Đức Huệ. Ngoài ra, các loại cây như cói, thuốc lá sợi vàng, điều, dừa,…
vẫn được duy trì như là những cây truyền thống của tỉnh. Ngoài ra còn có xoài,
chanh và đáng kể là thanh long với sản lượng hàng năm khoảng 12.000 tấn.
SẢN LƯNG MÍA TỈNH LONG AN (đv: ngàn tấn)

Trang 18



950
1000

749
800

572

600

400

400

156
200
0
1995

1996

1997

1998

1999

Cây rau màu đã có sự tăng trưởng 29,9% trong những năm 91 - 95. Tỉnh đã hình
thành được vùng rau. Năm 1999, diện tích rau của tỉnh là 4.000 ha.

SẢN LƯNG RAU MÀU TỈNH LONG AN (đv: ngàn tấn)

100

74

81

86

81
71

80

60
40
20
0
1995

1996

1997

1998

1999

Trang 19



Bảng số 06: Sản lượng một số ngành trồng trọt của Long An, 1995 – 1999
(Đv: ngàn tấn)
Nông sản
1995
Lương thực qui thóc
1.025,00
Lúa
1.016,00
Rau
74,00
Lạc
23,30
Mía cây
572,00
Thuốc lá
0,10
Điều
0,42
2.1.2.2. Ngành chăn nuôi

1996
1.189,00
1.181,00
81,00
28,30
400,00
0,10
0,45


1997
1.249,00
1.241,00
81,00
21,50
156,00
0,20
0,36

1998
1.403,00
1.400,00
71,00
26,00
749,00
0,30
0,12

1999
1.523,00
1.508,00
86,00
26,00
950,00
0,25
0,14

Ngành chăn nuôi của Long An đạt tốc độ tăng trưởng 7,94% trong thời kỳ
91 - 95. Chăn nuôi heo là ngành chăn nuôi chủ yếu. Đàn heo đã nạc hóa được

khoảng 80%. Trong thời kỳ 91 - 95, đàn gà tăng 38%. Năm 1999, đàn gia cầm phát
triển chậm do sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Đàn bò sữa đang phát triển mạnh ở
Đức Hòa và Đức Huệ. Năm 1999, riêng Đức Hòa đã có đàn bò sữa 720 con.
Bảng số 07: Tình hình phát triển chăn nuôi của Long An (1995-1999) - [15/133]
Chủng loại

Đơn vị

1995

1996

1997

1998

1999

1. Trâu

Ngàn con

28,90

28,10

26,50

25,50


24,60

2. Bò

Ngàn con

18,20

18,20

17,90

18,90

19,80

3. Heo

Ngàn con

155,70

180,20

165,60

178,40

183,70


4. Gia cầm

Ngàn con

3.447,20 3.808,70 3.587,30 3.821,00

3.937,00

5. Trứng

Ngàn quả

75.748

118.133

96.070

88.800

81.546

2.1.2.3. Ngành lâm nghiệp
Diện tích rừng của Long An năm 1999 khoảng 34.900 ha, chủ yếu là rừng
tràm. Ngoài ra ước tính toàn tỉnh có khoảng 200 triệu cây phân tán bao gồm tràm,
điều, đước, mắm, vẹt, … Năm 1998, lâm nghiệp đạt 50 tỷ đồng (giá cố định 1989).
2.1.2.4. Ngành thủy sản
Từ 1991 - 1995, tốc độ tăng trưởng của ngành khoảng 29%. Năm 1999,
ngành thủy sản đã đạt giá trị sản lượng 204,194 tỷ đồng, tăng 48,8% so với năm
Trang 20



1995. Ngành thủy sản phát triển nhất là nuôi tôm càng xanh và tôm sú, tập trung ở
vùng Hạ Long An. Từ 1995 đến 1999, diện tích nuôi tôm tăng từ 455 ha lên 1.320
ha và đạt sản lượng 350 tấn (1999).
Nhận xét
Những năm qua Long An đã đạt nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp.
Đây là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tham gia vào “Câu lạc bộ một
triệu tấn lương thực”. Ngành nông nghiệp của Long An có sự phát triển tương đa
dạng với đủ cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Tuy nhiên, ngành nông
nghiệp của Long An cũng đang đứng trước nhiều thử thách lớn như: chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm; năng suất một số cây trồng đã chựng lại; hình
thức quảng canh còn phổ biến;… Trước tình hình đó, để tìm hướng phát triển cho
nông nghiệp của Long An, một trong những công việc quan trọng là phải xem xét
hoạt động của các chủ thể sản xuất - các tế bào của sản xuất nông nghiệp.
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI LONG AN
2.2.1. Quá trình hình thành kinh tế trang trại
2.2.1.1. Giai đoạn trước1975
Trước giải phóng, trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay đã tồn tại một số đồn
điền trồng lúa qui mô hàng trăm ha và rất nhiều hộ phú nông, trung nông với qui
mô ruộng đất trên 3 ha. Với những loại hình này tồn tại ba hình thức tổ chức sản
xuất chủ yếu: (1)- Tổ chức sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghóa, (2)- Phát canh thu
tô, (3)- Sản xuất gia đình có thuê mướn thêm nhân công. Tuy nhiên, do điều kiện
chiến tranh, sản xuất thường bị gián đoạn, nông sản tiêu thụ khó khăn, nên các
loại hình sản xuất này không phát triển ổn định.
2.2.1.2 Giai đoạn 1976 - 1988
• Thời kỳ 1976 - 1981
Qua việc vận động “nhường cơm, xẻ áo”, tỉnh đã cấp được trên 40.000 ha
đất cho 37.129 nông hộ. Một thời gian ngắn sau giải phóng, kinh tế hộ ở Long An


Trang 21


đã có những điều kiện ban đầu để phát triển. Tuy nhiên, con đường phát triển kinh
tế hộ của Long An bị chặn lại bởi phong trào hợp tác hóa theo mô hình Miền Bắc
(đến năm 1985 thì cơ bản hoàn thành). Như vậy, những nền tảng của kinh tế hộ đã
suy giảm. Chính sách hợp tác hóa đã cắt đứt con đường phát triển tuần tự của kinh
tế nông hộ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn theo dạng hình trang trại
• Từ 1981 đến 1988
Năm 1981, Long An thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung Ương về
khoán sản phẩm. Nông dân đã tích cực đầu tư, tạo ra một bước phát triển trong sản
xuất nông nghiệp của Tỉnh. Nhờ đó, đa số nông hộ đã cải thiện được đời sống và
một số nông hộ đã có tích lũy.
Từ 1981 - 1986, vai trò của các HTX ở Long An ngày càng mờ nhạt cùng
với quá trình các nông hộ ngày một vươn lên làm chủ sản xuất. Xu thế đó đã dẫn
đến việc hầu như toàn bộ các HTX nông nghiệp ở Long An bị tan rã vào năm
1986.
Cùng với cả nước, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác lập nền
tảng cho việc đa thành phần kinh tế trong nông nghiệp ở Long An, mở rộng quyền
tự quyết của nông hộ trong một thị trường thông thoáng hơn.
Một nhân tố đặc biệt có ảnh hưởng đến sự phát triển các loại hình sản xuất
qui mô lớn ở Long An là chủ trương coi việc “Đẩy mạnh quá trình khai thác Đồng
Tháp Mười” là một nhiệm vụ trung tâm của tỉnh. Những năm 80, tỉnh đã tự đầu tư
kinh phí hàng trăm tỷ đồng để làm thủy lợi và xây dựng những vùng kinh tế mới ở
Đồng Tháp Mười. Giữa việc gia tăng quyền tự chủ sản xuất của nông hộ ở Long
An và chương trình khai thác Đồng Tháp Mười có sự tương tác hết sức thú vị: chủ
trương khai thác Đồng Tháp Mười đã tạo điều kiện cho nhiều nông hộ gia tăng
diện tích canh tác, và ngược lại, sự gia tăng quyền làm chủ cho nông hộ đã trở
thành động lực mạnh mẽ nhất để nông dân Long An tích cực khai hoang. Sự tương
tác này góp phần làm xuất hiện hàng loạt nông hộ có qui mô diện tích lớn.


Trang 22


Như vậy, việc vận dụng những chính sách của Đảng và Nhà Nước ở tỉnh
Long An đã gia tăng mạnh mẽ quyền tự chủ sản xuất của nông hộ; tạo điều kiện
thuận lợi cho nông hộ tăng qui mô dất và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng. Trên
nền tảng đó, cuối những năm 80, ở Long An đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất
nông nghiệp mang dáng dấp của kinh tế trang trại.
2.2.1.3. Giai đoạn sau 1988
Giai đoạn này, có những nhân tố ảnh hưởng đến sự ra đời của kinh tế trang
trại ở Long An như sau:
• Triển khai Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị (04/1988) và Luật Đất Đai mới,
Tỉnh đã giao cho nông hộ quyền sử dụng đất lâu dài và tạo điều kiện để các
nông hộ thực hiện 5 quyền kèm theo.
• Triển khai nghị quyết Trung Ương V (khóa VII), tỉnh đã thực hiện rất hiệu quả
nhiều đợt di dân lên Đồng Tháp Mười để khai hoang bằng các giải pháp gắn
việc tách hộ với khai hoang, di dân tạm thời. Thực hiện Chương trình 773 của
Chính Phủ, tỉnh đã cho tư nhân mượn đất hoang Đồng Tháp Mười để sản xuất.
• Tỉnh đã sớm có chủ trương cho cá nhân ở những địa phương khác đầu tư thuê
đất, sang nhượng đất để lập trang trại (trước khi có Nghị quyết của Chính phủ
tháng 02/02/2000). Nhờ vậy, những năm 1996 - 1999 ở Long An đã xuất hiện
nhiều trang trại qui mô lớn do các cá nhân từ TP. Hồ Chí Minh xuống đầu tư.
…Từ đó, quá trình tích tụ ruộng đất trên địa bàn Long An diễn ra nhanh
chóng và thuận lợi. Năm 1994, đã có trên 1.000 hộ có diện tích từ 3 - 5 ha. Năm
1998, tổng diện tích canh tác của nhóm hộ này đã là 11.954 ha (2/295). Theo Ban
Kinh Tế Tỉnh Ủy Long An (tại Hội thảo về Kinh tế trang trại ở Trường Đại Học
Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh ngày 24/12/1999) thì đến thời điểm cuối năm 1999, ở
Long An đã có 5.845 hộ tích tụ trên 5 ha. Những năm 90, kinh tế trang trại ở Long
An đã phát triển mạnh mẽ khắp các huyện, trong đó có những trang trại lớn như

trang trại trồng mía 800 ha của bà Bé Hai ở Thủ Thừa, trang trại trồng lúa 160 ha

Trang 23


của ông Phạm Văn Đôn ở Vónh Hưng, trang trại trồng mía 200 ha của ông Võ
Quang Huy ở Đức Hòa.
Như vậy, có thể nói, kinh tế trang trại đã hình thành ở Long An từ năm 1988
và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm 1990. Quá trình này, ngoài tiền đề
quan trọng là môi trường chính sách chung của Nhà Nước, còn có những nhân tố
đặc thù như sau:
• Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh về phát triển các loại hình sản xuất lớn ở địa
phương (mà không phải tỉnh nào cũng có).
• Các huyện Vùng Đồng Tháp Mười của Long An đất rộng, dân thưa nhưng hệ
thống thủy lợi được đầu tư tương đối tốt là một nhân tố đặc biệt thuận lợi cho
kinh tế trang trại phát triển.
• Long An nằm cạnh vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ - nơi cư dân có tiềm lực
vốn lớn nhất nước nên đã thu hút được đầu tư từ ngoài tỉnh cho loại hình kinh tế
trang trại, đặc biệt là từ TP. Hồ Chí Minh.
2.2.2. Số lượng và các loại hình kinh tế trang trại
2.2.2.1. Số lượng trang trại
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Long An, tính đến thời
điểm tháng 07/2000, trên địa bàn tỉnh có 15.530 nông hộ có diện tích canh tác từ 3
ha trở lên (đạt yêu cầu về qui mô diện tích theo tiêu chí hiện hành qui định tại
Thông tư liên tịch ngày 23/06/2000). Tuy nhiên, trong số này chỉ có 7.441 nông hộ
có giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ từ 50 triệu đồng/năm trở lên (thỏa mãn cả
2 tiêu chí). Bên cạnh đó, Long An còn hình thành nhiều trang trại lâm nghiệp,
chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp, thủy sản,… Theo điều tra sơ bộ của Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Long An, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 7.563
trang trại.

2.2.2.2. Loại hình trang trại
Ở Long An có 6.347 trang trại trồng cây hàng năm, chiếm 83,92%, 851

Trang 24


×