Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 123 trang )

Đặt vấn đề
Bản "Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2010" đã
được UBND Tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 275/QĐ-UB ngày
15/3/1997.
Thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ
về công tác quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Sơn La đã kết hợp với Viện
Chiến Lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các Ban ngành của
Tỉnh tiến hành triển khai dự án "Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2001 - 2010". Ngày 7/6/2002 UBND tỉnh Sơn La đã
có Quyết định số 1514/QĐ-UB phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010.
Đến nay Quốc hội đã phê chuẩn chính thức Dự án xây dựng công trình
thuỷ điện Sơn La lớn nhất nước ta. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
92/QĐ-TTg ngày 15/1/2004 về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La.
Thủy điện Sơn La sẽ được khởi công vào ngày 02/12/2005. Việc xây dựng nhà
máy thuỷ điện Sơn La sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội
của tỉnh Sơn La sau này, trên thực tế chúng ta phải mất 2 năm thực hiện những
công việc chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện này, như: nâng cấp
đường quốc lộ 6, đã xây dựng cầu Tạ Khoa qua Sông Đà, xây dựng các điểm tái
định cư mẫu, chuẩn bị mặt bằng cho công trường thuỷ điện v.v… Những biến
đổi này chưa được tính toán đầy đủ trong bản Quy hoạch đã xây dựng. Vì vậy,
nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2020 là rất cần thiết, nhằm định ra phương hướng
phát triển cho tỉnh trong một thời gian tương đối dài - đến 2020 và vạch ra
những việc cần phải thực hiện của những năm trước mắt, phù hợp với tiến trình
xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho
Sơn La và cho cả nước.
Những cơ sở pháp lý và khoa học chủ yếu để xây dựng quy hoạch là:
- Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về công
tác quy hoạch;
- Luận chứng khả thi công trình thuỷ điện Sơn La của Bộ Xây Dựng;


- Quyết định của Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI về việc đầu
tư Dự án thuỷ điện Sơn La với tuyến công trình được chọn là Pá Vinh II thuộc
xã Ít Ong huyện Mường La;
- Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La;
1
- Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La đã được
Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004.
- Căn cứ công văn số: 4935/BKH-KTĐP&LT ngày 14/8/2003 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tại
buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, trong đó có yêu cầu Sơn La điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể KT-XH thời kỳ 2003 - 2010 để phù hợp với yêu cầu khi xây
dựng thuỷ điện Sơn La.
- Căn cứ quyết định số: 2991/QĐ-UB ngày 11 tháng 9 năm 2003 của
UBND tỉnh Sơn La v/v lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Sơn
La thời kỳ 2004 - 2020.
- Quyết định số 398/QĐ-UB của UBND tỉnh Sơn La ngày 23/02/2004 về
việc phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn
La thời kỳ 2004-2020;
- Văn bản Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn
La giai đoạn 2001-2010, tháng 6 năm 2002;
Thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và
Đầu tư đã phối hợp với Viện Chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư cùng
các Sở, ban ngành trong tỉnh tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006- 2020.
Sau 1 năm rưỡi nghiên cứu với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa
học, các cơ quan quản lý Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, đến nay
Bản Quy hoạch tổng thể đã được hoàn thành.
Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời
kỳ 2006 – 2020 gồm các nội dung chủ yếu sau:

Phần 1: Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển
Phần 2: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La
Phần 3: Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 –
2020
Phần 4: Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
Phần 5: Kết luận và một số kiến nghị.
2
Phần thứ nhất
Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển
I. Vị trí địa lý, địa hình
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên
1.412.500 ha, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh
thành phố trong cả nước.
Toạ độ địa lý: 20
0
39' - 22
0
02' vĩ độ Bắc.
103
0
11' - 105
0
02' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; Phía Đông giáp các tỉnh Phú
Thọ, Hoà Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Có chung đường biên giới Việt - Lào dài
250 km. Có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.
Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 974.988 người
năm 2004 (mật độ dân số trên 69 người/km
2

), với 12 dân tộc anh em.
Về mặt địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700m so với mặt
biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông
Đà, Sông Mã. Có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương
đối bằng phẳng.
Tỉnh Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách
Hà Nội 320 km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa khẩu quốc gia với
nước bạn Lào (Chiềng Khương, Pa Háng- Lóng Sập) - vừa có ý nghĩa kinh tế,
vừa có ý nghĩa chính trị. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn
La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ với diện tích gần một triệu ha đất
rừng và rừng, đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, môi trường và phòng hộ
đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Hoà Bình và
công trình thủy điện Sơn La sắp tới. Việc thông thương ra ngoài tỉnh phải nhờ
vào hệ thống đường bộ (QL6, QL 37 qua cầu Tạ Khoa); đường sông (sông Đà,
sông Mã); đường hàng không Nà Sản - Hà Nội, song quy mô còn nhỏ, chủ yếu
để vận chuyển hành khách, hàng hoá dọc hồ thuỷ điện Hoà Bình đến thuỷ điện
Sơn La.
II. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của Sơn La khá đa dạng, còn nhiều tiềm năng
chưa được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội.
1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử
dụng 869.457 ha (năm 2005) chiếm 61,6% đất tự nhiên của tỉnh, so với cả nước
tỉ lệ này là 97%, vùng Trung du miền núi Bắc bộ là 56,14%. Việc tăng diện tích
đất sử dụng phần lớn do sự tăng nhanh diện tích đất lâm nghiệp, phủ xanh đất
3
trống, đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng sản xuất. Diện tích đất sử dụng sẽ có
thay đổi khi thủy điện Sơn La hoàn thành vào năm 2012. Theo tính toán Sơn La
có 3 huyện bị ngập, tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321
ha đất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ mất khoảng 0,65 ha đất nông nghiệp,

trong đó ruộng nước 0,13 ha), đất rừng 2.451 ha, đất chưa sử dụng 7.214 ha…
Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện các vùng bán ngập với diện tích hàng trăm ha, có thể
tận dụng diện tích này để trồng trọt vào mùa chưa bị ngập.
Biểu 1. Hiện trạng tài nguyên đất và dự báo sử dụng quỹ đất tỉnh Sơn La
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
1995 2000 2005 2010 2020
Tổng diện tích tự nhiên ha 1.405.500 1.405.500 1.412.500 1.412.500 1.412.500
1 Đất nông nghiệp ha 367.334,10 521.190,31 828.010,60 971.845 1.050.688
% so với diện tích tự nhiên % 26,14 37,08 58,62 68,80 74,38
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp ha 153.866,19 188.435,39 248.244,01 196.570 198.295
% so với diện tích tự nhiên % 10,95 13,41 17,57 13,92 14,04
1.2 Đất lâm nghiệp ha 212.387,20 331.120 577.638,09 773.025 850.000
% so với diện tích tự nhiên % 15,11 23,56 41 55 60
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 1.077,91 1.627,12 2.087,52 2.216,5 2.368,4
1.4 Đất nông nghiệp khác ha 2,8 7,8 40,98 33,5 24,6
2 Đất phi nông nghiệp ha 32.908,46 37.934,15 41.445,73 50.625 55.812
% so với diện tích tự nhiên % 2,34 2,70 2,93 3,58 3,96
2.1 Đất ở ha 4.859,79 5.755,58 6.534,1 6.766 7.000
% so với diện tích tự nhiên % 0,35 0,41 0,46 0,48 0,50
2.1.1 Đất ở nông thôn ha 4.368,21 5.345,58 6.068,49 5.816 5.500
2.1.2 Đất ở đô thị ha 491,58 410 465,61 950 1.500
2.2 Đất chuyên dùng ha 7.719,65 10.226,13 13.024,75 22.257 23.830
% so với diện tích tự nhiên % 0,55 0,73 0,92 1,58 1,82
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 3.436,66 3.687,02 2.669,29 2.574 2405
2.4
Đất sông suối và mặt nước
CD
ha 15.751,33 18.124,25 19.077,48 18.895,5 22.478,4

2.5 Đất phi nông nghiệp khác ha 60,32 141,17 140,11 132,5 98,6
3 Đất chưa sử dụng ha
1.005.257,
4
846.375,54 543.043,67 388.020 306.000
% so với diện tích tự nhiên % 71,52 60,22 38,45 27,47 21,66
3.1 Đất bằng chưa sử dụng ha 929,62 380,22
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng ha 91.6861,82 78.1619,33 496.451,67 344.975 265.875
3.3 Núi đá không rừng cây ha 87.466 64.375,99 46.592 43.045 40.125
Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La.
Như vậy, đến hết năm 2005, đất chưa sử dụng và sông suối còn rất lớn:
543.043,67 ha, chiếm 38,45% diện tích tự nhiên, trong đó có 496.451,67 ha là
4
đất đồi núi không có rừng cần phải được khai thác để trồng rừng phòng hộ, rừng
kinh tế, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, ngô, khoai sắn tạo thêm
lương thực, vì vậy dự báo đến năm 2020 số diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn
306.000 ha.
Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đặc biệt ruộng nước bình
quân đầu người chỉ có 0,017 ha/người (cả nước là 0,05 ha/người). Hướng tới cần
khai thác hết diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi cho sản xuất nông
nghiệp, dự tính quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè,
cây ăn quả vẫn còn 22.600 ha, quỹ đất cho đồng cỏ trồng chăn nuôi trên 3.000
ha. Nếu công trình thủy điện Sơn La hoàn thành, sẽ có thêm 13.700 ha mặt nước
hồ. Khi đó toàn tỉnh sẽ có khoảng gần 25.000 ha ao, hồ và hồ sông Đà là tiền đề
để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thủy sản.
2. Khí hậu, thuỷ văn
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu
vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong
phú. Vùng Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và con nuôi vùng

ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm,…
Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng
hơn 20 năm trước đây từ 0,5
0
C - 0,6
0
C (Thị xã Sơn La từ 20,9
0
C lên 21,1
0
C Yên
Châu từ 22,6
0
C lên 23
0
C) lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm: Thị xã
từ 1.445 mm xuống 1.402 mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm; độ ẩm
không khí trung bình năm cũng giảm, hiện tại ở Thị xã độ ẩm không khí trung
bình cả năm là 82%, Yên Châu 80%; số ngày có gió Tây khô nóng trung bình
năm tăng lên: Thị xã từ 1,27 ngày tăng lên 4,3 ngày, Yên Châu từ 34 ngày tăng
lên 37,2 ngày.
Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích
canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa
mưa (tháng 3 – 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số
vùng trong tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi
cho sản xuất, đời sống.
Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc Sông Đà
được hình thành có thể tình hình khí hậu khô nóng vào mùa khô sẽ được cải
thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống.
Nước: Sơn La có hệ thống sông suối khá dầy nhưng phần lớn mặt nước

thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết nước là phải làm hồ chứa,
đập dâng cắt lũ mùa mưa, chứa nước mùa khô, ống dẫn, bơm điện, khai thác
nước ngầm và tăng tỷ lệ che phủ của rừng để ổn định nguồn sinh thuỷ… Song,
với địa hình khó khăn hiểm trở, phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng cao.
5
Sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thuỷ điện
khá lớn. Hầu hết mọi nơi trong tỉnh đều có điều kiện làm thuỷ điện cực nhỏ,
ngoài 96 điểm xây dựng được thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 134 MW
còn có công trình thuỷ điện Suối Sập 11,8 MW, thuỷ điện Nậm Chiến công suất
210 MW, thuỷ điện Huổi Quảng công suất 540 MW và đặc biệt là công trình
thuỷ điện Sơn La với công suất 2.400 MW đang được khởi công xây dựng góp
phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ
2005 - 2010 và 2020.
3. Tài nguyên rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát
triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với
nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng
rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm,
có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch, sinh thái
trong tương lai.
Đến năm 2005 diện tích rừng của Sơn La chỉ còn 577.638,09 ha, trong đó
rừng sản xuất 47.856,69 ha, rừng phòng hộ 482.980,42. Độ che phủ của rừng đạt
41% (so với toàn quốc là 40%, như vậy độ che phủ của rừng Sơn La còn thấp so
với yêu cầu và đặc điểm của một vùng đất dốc núi cao, mưa lớn và tập trung
theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh
nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình…
Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu)
27.084 ha; Sốp Cộp 18.709 ha; Copi A (Thuận Châu) 19.354 ha; Tà Xùa (Bắc
Yên) 17.650 ha.
Về trữ lượng rừng: Theo số liệu kiểm kê của Đoàn điều tra quy hoạch và

phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 16,5 triệu m
3
gỗ và 203,3 triệu cây
tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên, còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154
ngàn m
3
và 220 ngàn cây tre nứa.
Toàn tỉnh có 543.043,67 ha đất chưa sử dụng (chiếm 38,45% tổng diện
tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông lâm nghiệp khoảng
440.719 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp). Đây cũng là nguồn tài
nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn
2006-2020.
Khi có thuỷ điện Sơn La sẽ có 1 phần rừng và đất rừng bị ngập, theo tính
toán có khoảng 2.451 ha rừng sẽ bị ngập, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ.
Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu cây trong lòng hồ trước khi nước ngập và
sau đó là trồng rừng phòng hộ dọc theo 2 bên sông Đà và toàn lưu vực để bảo vệ
nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này.
6
4. Khoáng sản
Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau (gần 150 điểm), song chủ yếu
là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều
kiện khai thác không thuận lợi.
+ Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu, tổng số
trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn,
trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Tuy trữ lượng không lớn nhưng
trên dưới 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc, loại than mà hiện nay nước ta
rất thiếu và phải nhập khẩu với giá cao.
Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La có mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu
(trữ lượng vài triệu tấn), mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than
Hang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu

(trữ lượng trên 80 ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên… dự kiến sản lượng
khai thác trong vài năm tới đạt 2-3 vạn tấn than/năm và ngoài năm 2000 nâng lên
20-25 vạn tấn than/năm, để dần dần thay thế việc phải đưa than từ Quảng Ninh
lên vùng Tây Bắc.
+ Nguồn đá vôi và sét: Với trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng,
đang được khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngói
phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Đáng kể
có mỏ sét xi măng Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ
lượng 760 ngàn tấn.
+ Ni ken-đồng có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mông, Bản Khoa, Bản Phúc,
Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Song đáng kể là mỏ Bản
Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng 984.000 tấn quặng với hàm lượng ni ken
3,55%, đồng 1,3%. Đã có dự án khả thi liên doanh với các Công ty tài nguyên
khoáng sản nước ngoài, thời gian khai thác 13 năm với tổng lợi nhuận thu được
60,52 triệu USD và giá trị lãi ròng bình quân/năm từ 1,3 đến 1,56 triệu USD.
+ Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc đều thuộc loại mỏ nhỏ
C1 + C2 < 500 kg, có triển vọng là mỏ vàng sa khoáng Pi Toong huyện Mường
La, Mu Lu huyện Mai Sơn. Cần khuyến khích và thu hút đầu tư, tranh thủ công
nghệ tiên tiến nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này.
+ Bột tan có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc Châu
có trữ lượng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
5. Tiềm năng du lịch
Sơn La có điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiều danh lam
thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng, vùng hồ Sông
Đà, các di tích lịch sử cách mạng như Nhà tù Sơn La, cây đa bản Hẹo, Văn bia
Quế lâm ngự chế... Có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch sinh
thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá… Đặc biệt có triển vọng là phát triển tour
7
du lịch Mộc Châu và thuỷ điện Sơn La - công trình thuỷ điện lớn nhất cả nước.
Sau khi thuỷ điện được hoàn thành, đập và hồ thuỷ điện chắc chắn sẽ là nơi

tham quan, du lịch lý tưởng cho nhiều du khách.
Như vậy sắp tới trên địa bàn tỉnh Sơn La có hồ thuỷ điện Sơn La, cùng
với 4 vườn quốc gia (Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha-Mộc Châu, Khu bảo
tồn thiên nhiên Sốp Cộp, Khu bảo tồn thiên nhiên Co Mạ-Thuận Châu, Tà Xùa -
Bắc Yên), còn có 4 hang động được xếp hạng, 4 mỏ nước nóng, có nhiều bản
làng văn hoá dân tộc, có các lễ hội dân tộc như: lễ hội mùa xuân dân tộc Mông
huyện Mộc Châu; Hội Then dân tộc Thái huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Yên
Châu; Lễ hội cầu mùa dân tộc Khơ Mú huyện Yên Châu; Lễ Mởi dân tộc
Mường huyện Phù Yên… đều có thể khai thác để phục vụ du lịch.
III. Nguồn nhân lực
Ngoài các yếu tố tự nhiên, yếu tố nguồn nhân lực có vai trò quyết định
đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số trung bình toàn Tỉnh Sơn La năm 2004 có: 975.994 người, dân số
năm 2005 khoảng 992.700 người, mật độ bình quân 70 người/km
2
, trong đó nam
là 498.137 người (chiếm 50,18%), nữ 494.563 người (chiếm 49,82%). Dân số
khu vực thành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng số dân
toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2004 là 1,75%/năm, năm 2005
khoảng 1,69% (chủ yếu là tăng dân số cơ học do sức hút của Thuỷ điện Sơn La).
Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000 – 2004 ở mức 1,85%.
Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình quốc gia trên địa bàn tỉnh đã
góp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số, giảm thiểu chất lượng tăng dân
số trong những năm gần đây.
Toàn tỉnh có 12 Dân tộc anh em (là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số), trong đó
dân tộc Thái chiếm có dân số lớn nhất, chiếm gần 55% dân số toàn tỉnh. Các dân
tộc có dân số đông tiếp theo là dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộc
Mường 8,4%, dân tộc Dao 1,82%, dân tộc Khơ Mú 1,89%... Nhìn chung đời
sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể. Phong
tục tập quán của các dân tộc được bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập các

giá trị văn hoá mới, hiện đại. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan… đang dần
được xoá bỏ.
Lao động trong độ tuổi năm 2005 khoảng 524.950 người, chiếm 52,8% dân
số toàn tỉnh, trong đó nam là 293.447 người, nữ là 231.503 người. Bình quân
hàng năm, lực lượng lao động của Tỉnh tăng thêm khoảng 2 vạn người. Lao
động thành thị 88.769 người chiếm tỷ lệ 16,91%, lao động nông thôn 436.181
người chiếm tỷ lệ 83,09% tổng số lao động toàn tỉnh. Theo ngành kinh tế, lao
động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 85% tổng số lao động trong các ngành
kinh tế; lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Chất lượng
nguồn lao động đã được nâng cao đáng kể, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm
8
2004 đạt khoảng 11%. Trong số lao động được đào năm 2004 có bằng cấp trên
10.000 người trong đó: trình độ trên đại học 52 người, đại học cao đẳng 5.521
người, trung học và đào tạo nghề 4.427 người; ngoài ra lao động có trình độ lao
động phổ thông 250.000 người.
Tỷ lệ lao động chưa giải quyết được việc làm đến năm 2004 chỉ còn
4,29%, là mức khá thấp so với bình quân cả nước. Như vậy, số người cần việc
làm trong thời gian tới của Tỉnh không phải là sức ép lớn, vấn đề quan trọng là
đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tuyển
dụng nhân công.
Dự báo tăng dân số tự nhiên:
Giả thiết rằng, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh trong giai đoạn 2006-
2015 cao hơn trung bình cả nước, do đặc điểm miền núi, nhưng sẽ giảm dần tiến
tới tốc độ tăng như cả nước. Hiện nay, do người dân chưa hiểu rõ chính sách dân
số mới, dẫn đến tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm chậm hơn những năm
1990-2000, dự kiến trong giai đoạn 2006-2015 là 0,014-0,015%/năm. Trong giai
đoạn 2016-2020, tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhanh hơn, dự kiến là
0,026%, do biến đổi cơ cấu dân số, tỷ trọng người cao tuổi ngày một tăng.
Biểu 2. Dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên
Dân số

(1000 người)
Dân số trong độ tuổi LĐ
(1000 người)
Lao động/dân số
(%)
2005 992,7 524,95 52,8
2010 1.088 592,4 54,4
2015 1.165 660,9 56,7
2020 1.248 726,6 58,2
Giả thiết rằng tốc độ tăng lực lượng lao động thời kỳ 2006-2020 xấp xỉ tốc
độ tăng dân số trong thời kỳ 1990-2005 do dân số sinh ra trong giai đoạn 1991-
1995 sẽ trở thành lao động trong giai đoạn 2006-2010, tương ứng dân số giai
đoạn 2001-2005 sẽ trở thành lao động giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, một
phần lao động và những người đi theo xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La sẽ ở
lại cũng đóng góp vào lực lượng lao động, bởi chủ yếu là những người trẻ, trong
độ tuổi lao động. Cùng với việc loại trừ một bộ phận trẻ sinh ra không phát triển
lên lực lượng lao động, một phần nguồn nhân lực đi học, thoát ly không quay trở
lại Sơn la, có thể coi tốc độ tăng lực lượng lao động trời kỹ 2006 – 2020 xấp xỷ
tốc độ tăng dân số thời kỳ 1990 – 2005. Theo số thống kê, tốc độ tăng dân số
1991-1995 là 2,92%; 1996-2000 là 2,21%; 2001-2005 là 1,91%. Như vậy có thể
giả thiết, tốc độ tăng lao động giai đoạn 2006-2010 là 2,88%; 2011-2005: 2,19%
và 1,90% trong giai đoạn 2016-2020.
Dự báo tăng dân số cơ học:
Theo tiến độ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La thì thời kỳ cao điểm số
lượng lao động ở đây có thể lên đến 10.000 người, nếu kể cả số người đi theo thì
số dân tăng cơ học này có thể tới 20 ngàn người. Lúc này mọi dịch vụ, ăn, ở, đi
9
lại, việc làm… cần phải được đáp ứng ngay trong thời kỳ xây dựng thuỷ điện và
cả khi thuỷ điện đã hoàn thành vẫn còn một lực lượng không nhỏ có thể ở lại sinh
sống, lao động tại Sơn La (có ý kiến cho rằng khoảng 2 nghìn người sẽ ở lại).

Đại bộ phận nhân dân các dân tộc Sơn La sống ở nông thôn với nghề nông
là chủ yếu, vốn là những người cần cù lao động.
Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và đang từng bước được nâng lên,
trên 80% trẻ em trong độ tuổi 6 -14 được phổ cập giáo dục tiểu học, trên 90%
người lao động ở độ tuổi từ 15 - 35 tuổi được công nhận xoá mù chữ. Kết quả
tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật
trong 10 năm qua được hơn 2 vạn người, hàng vạn lao động được chuyển giao kỹ
thuật sản xuất dạy nghề, hàng nghìn cán bộ được đào tạo lại về lý luận quản lý
kinh tế, quản lý nhà nước, đặc biệt tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ xã, phường.
Số lao động có tri thức ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận với điều
kiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng góp đáng kể cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Một vấn đề quan trọng khác là phải di dân khỏi lòng hồ thuỷ điện. Đây là
một nhiệm vụ vô cùng to lớn. Ngay từ năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Tổng công ty điện lực Việt Nam và UBND của 3 tỉnh Sơn
La, Điện Biên và Lai Châu đã điều tra thống kê thiệt hại của Dự án thuỷ điện Sơn
La theo các phương án tuyến và quy mô công trình. Quy hoạch tổng thể di dân,
tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004. Theo Quy hoạch
này thì số hộ trên địa bàn Sơn La cần phải di chuyển cho xây dựng thủy điện Sơn
La là 12.500 hộ. Bên cạnh đó, các thủy điện Nậm Chiến, Huổi Quảng,... có công
suất khá lớn từ 200 - 540MW đang trong giai đoạn khởi công cũng đòi hỏi việc di
dân, tái định cư. Đây thực sự là một công việc đồ sộ đối với tỉnh từ nay đến 2010.
10
Phần thứ hai
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2005
I. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2004 đạt
1.836 tỷ đồng (giá 1994), tăng 1,5 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh

tế toàn tỉnh năm 2004 đạt 14,21%.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm thời kỳ 1996 - 2000 là
9,15%/năm, thời kỳ 2001 - 2004 là: 10,6%/năm (cả nước là 7,05%/năm). Năm
2005 phấn đấu đạt 16% (bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,65%/năm, cao
hơn mức kế hoạch 9-10%/năm trong quy hoạch tổng thể giai đoạn 2001-2010).
Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước,
chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của khối ngành công nghiệp - xây dựng, giai
đoạn 2001 – 2005 bình quân ngành công nghiệp – xây dựng tăng trưởng
27,2%/năm. Năm 2004, tốc độ tăng ngành công nghiệp đạt 42,59%, một mức tăng
trưởng rất cao, năm 2005 đạt 32,42%.
Biểu 3. Tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 1996 - 2005
Chỉ tiêu
Đơn
vị
1995 2000 2004 2005
Nhịp độ tăng
trưởng
96-2000 01-2005
GDP (giá 94) Tr.đ 791.000 1.226.266 1.836.000 2.135.000 9,15 11,65
- NN Tr.đ 558.000 760.212 920.000 981.000 6,37 5,1
- CN+XD Tr.đ 78.000 129.314 326.000 447.000 10,68 27,2
- Dịch vụ Tr.đ 155.000 336.740 590.000 707.000 16,73 16,5
GDP (giá hh) Tr.đ 1.039.000 1.838.000 3.428.000 4.319.700
Cơ cấu: % 100 100 100 100
- NN % 71,5 60,96 47,99 45
- CN+XD % 9,75 9,49 17,51 19
- Dịch vụ % 18,75 29,55 34,5 36
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La.
Giá trị gia tăng nông-lâm nghiệp, thuỷ sản thời kỳ 2001-2004 tăng bình
quân 4,85%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 6,37%/năm của giai đoạn 1996 –

2000. Năm 2005 tăng 6,01%, tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt
11
5,1%/năm. Mức tăng trưởng cao nhất của ngành trong cả giai đoạn là 14,10%
(năm 1995), đây là một mức cao kỷ lục.
Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng, thời kỳ 2001-2004 tăng bình quân
xấp xỉ 25,95%/năm, cao gấp xấp xỉ 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1996 – 2000, ngành công nghiệp – xây
dựng tăng trưởng chậm, có năm chỉ tăng trưởng 1,8% (năm 1995), năm 1999
cũng chỉ tăng trưởng 5,99%. Nguyên nhân chủ yếu là thời kỳ này tỉnh chưa xây
dựng được các ngành công nghiệp mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao. Năm 2005
tăng 32,42%, bình quân tăng giai đoạn 2001 - 2005 tăng 27,2%/năm.
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kỳ 2001-2004 tăng trưởng bình quân
15,07%/năm, cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP toàn tỉnh
nhưng thấp hơn mức tăng bình quân 16,73%/năm của giai đoạn 1996 – 2000. Năm
2005 tăng 22,49%, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 16,5%/năm. Trong 3
khối ngành thì ngành dịch vụ có mức tăng trưởng ổn định nhất trong suốt giai đoạn
từ năm 1995 đến nay. Năm 2004 tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 3.428 tỷ đồng (giá
hiện hành).
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16,0%; cơ cấu ngành nông, lâm
nghiệp thuỷ sản chiếm 45,0%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 19%; ngành
Dịch vụ chiếm 36%.
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Sơn La giai đoạn 2001 -
2005 cao hơn giai đoạn trước, phù hợp với xu thế phát triển của cả nước nói
chung và của cả vùng Tây Bắc nói riêng. Nền kinh tế của tỉnh những năm gần
đây có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, năm sau đều cao hơn năm trước, trong
đó khối dịch vụ tăng khá, khối công nghiệp và xây dựng tăng mạnh.
2. GDP bình quân đầu người
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định nên GDP bình quân đầu
người tăng đều qua các năm. Năm 1995 đạt 1.279.140 đồng/người (tương ứng
115 USD), năm 2000 tăng lên 2.202.878 đồng/người (142 USD), năm 2004 đạt

3.516.000 đồng/người (225 USD-giá hiện hành).
So với GDP bình quân đầu người cả nước tương ứng các năm là 286
USD/người (năm 1995), 398 USD (năm 2000) và 545 USD (năm 2004) thì Sơn
La vẫn còn thua kém nhiều (khoảng xấp xỉ 40% bình quân cả nước), xu hướng
tăng nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách là chưa rõ và chưa vững. Năm 2004,
GDP bình quân đầu người cả nước đạt 545 USD. Như vậy năm 2004, GDP bình
quân đầu người của Sơn La chỉ xấp xỉ bằng 41,5% GDP bình quân cả nước.
Năm 2005 phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tỉnh Sơn La đạt 4.150.000
đồng (khoảng 258 USD). Mặc dù so với cả nước, GDP toàn tỉnh vẫn còn thấp
song đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện đáng kể.
12
Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa
bàn Tỉnh đã có những đóng góp nhất định vào việc nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo. Tổng vốn đầu tư cho chương trình
xóa đói giảm nghèo 5 năm 2001 – 2005 đạt 65.439 triệu đồng, trong đó vốn
ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư 49.246 triệu đồng. Trong 5 năm đã xoá
được hơn 10.000 nhà tạm; hơn 21.000 hộ thoát khỏi đói nghèo, giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 20% (năm 2001) xuống còn 11,5% ( năm 2005 - theo tiêu chí cũ).
Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn dân cư trong Tỉnh
vẫn còn lớn và có nguy cơ doãng ra. ở các xã đặc biệt khó khăn (chiếm khoảng
35% dân số toàn tỉnh), mức thu bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 1.000.000
đồng - 1.200.000 đồng/năm, chỉ bằng khoảng trên 30% mức thu nhập bình quân
toàn Tỉnh. Như vậy, 35% dân số Tỉnh ở các xã đặc biệt khó khăn chỉ nắm giữ
xấp xỉ 14% thu nhập của tỉnh, 65% dân số còn lại nắm giữ trên 86% thu nhập
toàn tỉnh.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đã có bước chuyển
dịch quan trọng, đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất
nước trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ trong GDP toàn tỉnh tăng dần, đồng thời tỷ trọng nông nghiệp

trong GDP có xu hướng giảm xuống.
- Nông - Lâm nghiệp, Thuỷ sản: Thời kỳ 1996 – 2000, GDP ngành nông – lâm
nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 6,37%/năm, thời kỳ 2000-2004 tăng bình quân
4,87%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trên đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình
quân của nền kinh tế. Vì vậy, tỷ trọng GDP của ngành giảm từ 71,5% (năm 1995)
xuống 60,96% (năm 2000) và đạt 47,99% năm 2004; năm 2005 giảm còn 45%, tuy
nhiên giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng đều.
- Công nghiệp - xây dựng: Thời kỳ 1996 – 2000, ngành công nghiệp của tỉnh
phát triển chậm, tốc độ tăng trưởng không cao, chỉ giao động trong khoảng 9% đến
10%. Sang thời kỳ 2001 – 2004, ngành công nghiệp – xây dựng có bước phát triển
mạnh, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao nên tỷ trọng GDP của ngành tăng từ
9,49% (năm 2000) lên 17,51% năm 2004, năm 2005 tăng lên 19%.
- Dịch vụ: Trong suốt giai đoạn 1996 – 2004, ngành dịch vụ luôn tăng trưởng
mạnh và ổn định, thời kỳ 1996 – 2000, GDP dịch vụ tăng bình quân 16,73%/năm,
thời kỳ 2001 - 2004 tăng bình quân 15,07%/năm. Với đà tăng trưởng đó, tỷ trọng
GDP ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh vẫn tăng đều qua hàng năm, tăng
từ 18,75% (năm 1995) lên 29,55% (năm 2000) và đạt 34,5% năm 2004, năm 2005
tăng lên 36%.
13
Số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La đã có sự chuyển biến
mạnh mẽ trong các năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự
cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Tuy vậy ngành nông lâm
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng không vững
chắc và còn rất thấp, dịch vụ và các ngành khác tăng nhanh hơn.
4. Kinh tế đối ngoại
4.1. Xuất nhập khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 1995 là 1,02 triệu
USD, năm 2000 đạt 3,103 triệu USD, năm 2004 đạt 11 triệu USD, năm 2005 đạt
14 triệu USD, giai đoạn 1996 - 2000 tăng bình quân 25%/năm; giai đoạn 2001 -
2004 tăng bình quân năm 41,55%/năm, ước giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình

quân 38,6%/năm. Xu hướng tăng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2001 – 2005
diễn ra đều đặn và tương đối rõ trong tất cả các năm, tốc độ tăng bình quân cao
hơn giai đoạn 1995 - 2000. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đường kết tinh, cà
phê, chè, ngô hạt.
Hàng hoá nhập khẩu đã thay đổi dần cơ cấu, giai đoạn 1996 - 2000 hàng
hoá nhập khẩu chủ yếu là phương tiện đi lại và hàng hoá tiêu dùng, từ năm 2000
trở lại đây hàng hoá nhập khẩu đã phong phú thêm ngoài một số mặt hàng tiêu
dùng còn nhập các thiết bị dây chuyền sản xuất đồng bộ phục vụ cho sản xuất
công nghiệp, phương tiện vận tải chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhập
khẩu hàng năm. Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 1995 là
3,464 triệu USD đến năm 2000 giảm xuống còn 2,15 triệu USD, năm 2004 đạt
4,5 triệu USD; giai đoạn 2000 - 2004 tăng bình quân 20,25%/năm song mức
tăng giảm là không đều. Năm 2005 đạt khoảng 5,0 triệu USD.
Năm 2005 giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của tỉnh Sơn La đạt xấp
xỉ 14,02 USD/người/năm, giá trị nhập khẩu bình quân đạt xấp xỉ 5 USD/người.
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu qua các năm biến động mạnh, tăng giảm
không đều. Năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 6,6 triệu USD, đã giảm
xuống còn 4,8 triệu USD vào năm 2002 và tăng lên 15,5 triệu USD năm 2004.
Tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu/GDP (tính theo giá hiện hành) đạt thấp: đạt 4,7%
năm 1995, giảm xuống 2,7% năm 2000 và và tăng lên 6,9% năm 2004, chứng tỏ
"độ mở" của nền kinh tế tỉnh Sơn La là rất thấp và thiếu ổn định.
Biểu 4. Kết quả xuất nhập khẩu 1995 – 2004
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu 1995 2000 2004 2005
I. Xuất khẩu 1.020 3.103 11.000 14.000
14
Chỉ tiêu 1995 2000 2004 2005
Trung ương xuất khẩu trực tiếp 4 20
Địa phương xuất khẩu trực tiếp - 349
Uỷ thác xuất khẩu 1.016 2.734

II. Nhập khẩu 3464 355 4500 5.000
Trung ương nhập khẩu trực tiếp - 205
Địa phương nhập khẩu trực tiếp - 130
Uỷ thác nhập khẩu 3464 -
Đầu tư nước ngoài - -
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La.
4.2. Các hoạt động khác
Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu, các hoạt động kinh tế đối ngoại khác
cũng được Tỉnh quan tâm phát triển.
Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được Tỉnh coi trọng nhằm
thu hút các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh. Tính đến hết tháng 6 năm 2005, toàn tỉnh thu hút được 5 dự án có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 25,07
triệu USD. Trong số đó, đã có một số dự án thực hiện với tổng vốn đầu tư 10,63
triệu USD.
Trên địa bàn Tỉnh cũng có một số dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA), góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng khả năng tiếp cận
của nhân dân đối với các dịch vụ xã hội,.. Điển hình là Dự án xóa đói giảm nghèo.
Hoạt động du lịch quốc tế cũng được coi trọng, đặc biệt là dịp kỷ niệm 50
năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Khách du lịch quốc tế đã tăng từ 1821 khách du
lịch năm 1995 lên 5.378 khách du lịch năm 2000 và đạt 11.500 khách du lịch
quốc tế năm 2004. Lượng khách du lịch quốc tế lớn góp phần tăng thu ngoại tệ,
giao lưu văn hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Là Tỉnh biên giới, có chung đường biên giới với Nước CHDCND Lào nên
quan hệ hữu nghị giữa Tỉnh với các Tỉnh phía Bắc Lào cũng được đẩy mạnh,
nâng cao về tầm và chất lượng, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa
nhân dân 2 Nước, 2 Dân tộc. Quan hệ hợp tác với các Tổ chức quốc tế cũng
được cải thiện đáng kể.
15
5. Đầu tư phát triển

Tổng mức đầu tư toàn xã hội thời kỳ 1996-2000 đạt 1.507 tỷ đồng. Bình
quân đầu tư hàng năm đạt 301 tỷ đồng. Mức đầu tư bình quân đầu người năm 2000
đạt 767,5 nghìn đồng/người, bằng 41% mức đầu tư bình quân đầu người cả nước.
Trong 4 năm 2001 – 2004, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Sơn La đạt
9.088 tỷ đồng (giá hiện hành), cao hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư 5 năm 1996
– 2000. Ba lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là nông lâm nghiệp, vận tải kho bãi
và thông tin liên lạc, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Tổng vốn đầu tư so với GDP tăng đáng kể. Năm 2000, tỷ lệ vốn đầu
tư/GDP (tính theo giá hiện hành) đạt 37,8%, và đạt mức 142,8% năm 2005. Mức
đầu tư bình quân đầu người năm 2004 của Tỉnh cũng đã tăng lên và đạt mức
3,056 triệu đồng/người, bằng 79% mức đầu tư bình quân đầu người của cả nước,
năm 2005 đạt 5,93 triệu đồng/người.
Năm 2004, tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng đột biến đạt
4.574,5 tỷ đồng, gấp 2 lần tổng vốn đầu tư năm 2003. Việc tăng đột biến này
chủ yếu nhờ vào việc thực hiện các dự án đầu tư các công trình chuẩn bị thi
công thuỷ điện Sơn La, năm 2005 đạt 5.916 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 5 năm (2001-2005) tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt
15.000 tỷ đồng tăng gấp nhiều lần so với 5 năm trước (1996-2000) và sẽ còn tăng
nhanh hơn trong giai đoạn 2006 – 2010. Tổng mức đầu tư có thể tăng rất cao để
làm đường giao thông, xây dựng nhà máy xi măng, di dân, xây dựng các công
trình phụ trợ khác, đây là yếu tố chính làm cho nền kinh tế tỉnh tăng trưởng cao
trong những năm tới.
6.Thu, chi ngân sách
Năm 2004 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.360 tỷ đồng tăng gấp 2,16
lần so với năm 2000, trong đó thu tại địa phương 220 tỷ đồng (chiếm 16,7% tổng
thu NS), trợ cấp của TW khoảng 1.119,8 tỷ đồng (82,32%). Điều này chứng tỏ
sản xuất hàng hoá trong tỉnh đã từng bước phát triển, thị trường được mở rộng.
Tuy nhiên, trong tổng nguồn thu, thu từ Trợ cấp của Trung ương vẫn chiếm tỷ
trọng lớn nhất đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển của tỉnh. Năm

2005, thu ngân sách tại địa phương đạt 260 tỷ đồng, tăng 11,36% so với năm
2004. Trợ cấp của Ngân sách Trung ương chiếm đến 82,4% tổng thu ngân sách.
Nhìn chung vấn đề thu ngân sách trên địa bàn còn thấp so với khả năng, cần có
biện pháp quản lý tốt để tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Thu, chi ngân
sách trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng khá qua các năm:
Biểu 5. Kết quả thu chi ngân sánh (Triệu đồng)
16
Tổng thu
1995 2000 2004 2005
291.056 630.057 1.360.300 1.684.130
Chỉ số phát triển về thu(%) 216,5 96,4
I. Thu từ kinh tế TW trên địa bàn 26.171 50.971 88.000 115.000
II. Thu từ kinh tế địa phương 46.870 60.690 132.000 145.000
III. Thu từ k/v kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - 23 100 100
IV. Thu kết dư năm trước 30 12.408 188.657 30
V. Trợ cấp từ TW 217.985 501.307 1.120.000 1.394.000
VI. Thu viện trợ - 1.239
VII. Thu được để lại chi qua NSNN - 3.419
VIII. Thu từ các nguồn vốn vay - - 30.000 30.000
Tổng chi 261.253 602.004 1.345.000 1.714.400
Chỉ số phát triển về chi (%) 230,4 137,5
I. Chi đầu tư và phát triển 51.752 167.431 404.362
Tr.đó: Chi đầu tư XDCB 51.432 101.975 117.622 150.000
II. Chi thường xuyên 209.501 434.573 834.690
1. Chi quản lý hành chính 52.571 69.517 150.000
2. Chi sự nghiệp kinh tế 21.758 36.187 80.000
3. Chi sự ngiệp xã hội 100.712 271.093 410.000
- Giáo dục 53.367 181.633 100.295
- Y tế 17.992 30.613 60.427
- Chi bảo đảm xã hội 11.788 6.705 54.588

4. Chi thường xuyên khác 34.460 57.677 194.690
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn la
Tổng chi ngân sách qua các năm đều tăng. Năm 2004 tổng chi ngân sách
đạt 1.345 tỷ đồng, cao gấp trên 2,23 lần so với năm 2000 nhưng giảm so với chi
năm 2003. Nguyên nhân tăng đột biến chi ngân sách năm 2003 là tăng chi quản
lý hành chính. Mặt khác, chi thường xuyên tăng nhanh hơn chi đầu tư phát triển
do tăng chi cho các sự nghiệp giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Chi cho
sự nghiệp giáo dục đào tạo năm 2003, cao gấp 2 lần và chiếm tới 26,9% tổng chi
ngân sách, chi cho sự nghiệp y tế cao gấp 2,3 lần năm 2000.
17
Tuy nhiên qua cân đối cho thấy, thu ngân sách từ kinh tế địa phương so
với chi thường xuyên là rất thấp, năm 2000 đạt gần 14%, năm 2004 cũng chỉ đạt
16,36%. Chi ngân sách của Tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn trợ cấp từ
trung ương.
Qua số liệu thu chi ngân sách trên cho thấy Sơn La còn là một tỉnh nghèo,
thu từ kinh tế địa phương không đủ chi thường xuyên, không có tích luỹ từ nội
bộ nền kinh tế của tỉnh, hàng năm Trung ương còn phải trợ cấp, năm ít như năm
1995 cũng đến 218 tỷ đồng, năm nhiều lên tới 1.119,8 tỷ đồng (năm 2004). Trợ
cấp từ Trung ương cho tỉnh Sơn La năm 2005 khoảng 1.394 tỷ đồng.
II. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản
1. Nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp Tỉnh Sơn La đã có sự phát
triển đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hoá, nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu
mùa vụ, xác định được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từng bước hình
thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với
công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật công nghệ gắn với chính sách đầu tư,
chính sách khuyến nông, coi trọng vai trò kinh tế hộ tự chủ, ổn định sắp xếp lại
dân cư, phát triển mạnh kinh tế trang trại... là những biện pháp có tác động tích

cực trong thời gian vừa qua.
Biểu 6. Kết quả sản xuất nông nghiệp
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2004 2005
GTSX nông nghiệp
(giá hiện hành)
Triệu đ. 758.901 1.073.398 1.637.879 2.754.000
Tr. đó: - Tr. Trọt Triệu đ. 567.485 866.555 1.310.303 2.148.120
- Chăn nuôi Triệu đ. 190.334 200.262 314.473 583.850
- Dịch vụ Triệu đ. 1.082 6.581 13.103 22.030
GTSX nông nghiệp
(giá so sánh 1994)
Triệu đ. - 792.184 1.028.360 1.086.977
1. Lương thực có hạt Tấn 145.016 243.895 352.540 350.000
Lúa: Diện tích Ha 43.639 41.537 38.951 36.095
Sản lượng Tấn 99.400 108.117 133.946 130.000
Ngô: Diện tích Ha 25.244 51.645 68.209 60.700
Sản lượng Tấn 45.600 135.775 218.583 222.000
18
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2004 2005
2. Các sản phẩm khác
Đậu tương: Diện tích Ha 7.956 9.484 13.253 14.000
Sản lượng Tấn 5.169 9.480 14.773 14.800
Chè: Diện tích Ha 2.005 2.246 3.957 4.460
Sản lượng Tấn 6.145 10.758 16.406 16.000
Cà phê: Diện tích Ha 1.591 3.862 2.649 2.900
Sản lượng Tấn 183 377 2122 2.028
Bông: Diện tích Ha 1.584 1.132 2.920 3.000
Sản lượng Tấn 646 539 3.000 3.200
Mía: Diện tích Ha 948 3.742 3.625 3.500
Sản lượng Tấn 29.787 136.574 164.728 180.000

Cây ăn quả: Diện tích Ha 10.896 18.680 24.981 25.900
Sản lượng Tấn 26.956 41.046 55.000 60.000
Dâu tằm: Diện tích Ha 2.024 490 410 473
Sản lượng Tấn 6.771 148 125 250
Nguồn: Niên giám thống kê 2003, Báo cáo kinh tế – xã hội 4 năm (Cục Thống kê).
Sản lượng: Chè: Chè búp tươi, Cà phê: cà phê nhân, Mía: mía cây
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm, năm sau đều
cao hơn năm trước, năm 1995 đạt 758,901 tỷ đồng, năm 2000 đạt 1.073 tỷ đồng,
năm 2004 đạt 1637,8 tỷ đồng (giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành
nông nghiệp đạt khá, giai đoạn 2000 – 2004 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
tăng bình quân 6,7%/năm.
+ Về cơ cấu: Trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu, chiếm tỷ trọng từ 74,8%
năm 1995 tăng lên 80,7% năm 2002 và ở mức 76,03% năm 2004 trong tổng giá
trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tỷ trọng của trồng trọt còn cao thể hiện ngành
nông nghiệp của tỉnh vẫn rất lạc hậu, đời sống đại bộ phận nhân dân còn thấp.
Ngành chăn nuôi tuy có chuyển biến song còn chậm, lại có xu hướng giảm
xuống trong 2 năm 2002 và 2003 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, giảm từ
25% năm 1995 xuống 18,7% năm 2000 và ở mức 18 – 19% trong hai năm 2002
và 2003. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2004 đạt 23,18% - một mức
tăng đáng kể. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp quá nhỏ bé chỉ chiếm tỷ trọng
19
0,14% (1995) - 0,61% (2000) và 0,79% năm 2004. Như vậy, việc phát triển của
ngành chăn nuôi là chưa mạnh, chưa tạo ra được một xu hướng rõ rệt để bứt phá,
trở thành ngành quan trọng. Điều quan trọng là sản xuất nông nghiệp đang trong
thời kỳ chuyển hướng từ sản xuất nhỏ, phân tán, phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên sang sản xuất hàng hoá rất lớn. Hiện có khoảng trên 50% số hộ nông dân
đi vào sản xuất hàng hoá.
1.1. Trồng trọt
- Sản xuất lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định, từ 145.016 tấn năm
1995 tăng lên 243.895 tấn vào năm 2000 và đạt 352.540 tấn vào năm 2004. Giai

đoạn 2000 - 2004 tăng bình quân năm là 9,65%, trong đó phần tăng của diện tích
là 3,55%. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Sơn La tăng
đều qua các năm: Từ 217,8 kg/người năm 1995 tăng lên 269kg/người vào năm
2000, năm 2004 đạt 361 kg/người/năm. Năm 2005, sản lượng lương thực có hạt
toàn tỉnh 365.000 tấn, vượt 1,5 vạn so với mục tiêu kế hoạch trong quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010 ( năm 2005
đạt 35 vạn tấn), bình quân đầu người đạt 351 kg/người, tăng mạnh so với mức
năm 2000. So với cả nước, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của
tỉnh Sơn La năm 2004 mới chỉ bằng 75%. Điều đáng nói là trong sản lượng
lương thực có hạt, sản lượng ngô đã chiếm đến 2/3.
Sơn La đã đảm bảo được an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất
hàng hoá trên cơ sở tập trung thâm canh tăng năng xuất, tăng vụ đối với diện
tích lúa ruộng. Tổng diện tích trồng lúa mùa ruộng năm 2004 đạt 15.353 ha, tăng
1,22 lần so với năm 1995, trong đó diện tích ruộng 2 vụ là 8.382 ha, tăng 2.482
ha so với năm 1995. Diện tích lúa mùa ruộng năm 2005 đã tăng lên 15.350 ha.
Diện tích lúa nương giảm từ 24.997 ha (năm 1995) xuống 20.831 ha (năm 2000)
và còn 14.928 ha năm 2004. Việc giảm diện tích lúa nương đã góp phần làm
giảm diện tích trồng lúa từ 43.639 ha năm 1995 xuống còn 938 ha năm 2004
(giảm 4.701 ha). Bình quân mỗi năm giảm 522 ha. Xây dựng nương định canh,
nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
+ Đối với cây trồng cạn: Đã hình thành các vùng sản xuất cây lương thực
hàng hoá tập trung (cây ngô, cây đậu tương) theo hướng thâm canh, tăng vụ, đưa
giống mới vào sản xuất, giảm diện tích cây ngắn ngày trên nương đất dốc. Diện
tích cây ngô năm 2000 đạt 51.645 ha, tăng 26.645 ha so với năm 1995, năm
2004 tăng lên 68.209 ha, tăng 16.564 ha so với năm 2000. Tổng sản lượng ngô
năm 2004 đã đạt 217.831 tấn.
+ Đã và đang hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung gắn
với công nghiệp chế biến:
20
- Vùng chè tập trung chủ yếu ở Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên,

Thuận Châu. Từng bước khôi phục và phát triển các vùng chè đặc sản có ưu thế như:
vùng chè Tà Xùa (Bắc Yên). Đến năm 2003 tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 3.845 ha
(trong đó 460 ha chè nhập ngoại chất lượng cao), sản lượng chè búp tươi đạt 13.065
tấn. Đã xây dựng được thương hiệu chè Mộc Châu trên thị trường thế giới. Năm
2005 nâng diện tích chè lên 4.460 ha cho sản lượng 16.000 tấn chè búp tươi.
- Vùng cà phê tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thị xã Sơn La, Thuận
Châu, đang phát triển thêm tại các vùng ở huyện Sông Mã, Quỳnh Nhai. Tổng
diện tích cà phê năm 2004 đạt 2.650 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là
2.459 ha. Sản lượng cà phê nhân năm 2004 đạt 2.122 tấn. Năm 2005 được
2.900ha cà phê, trong đó cà phê kinh doanh 2.284 ha, cho sản lượng 2.028 tấn cà
phê nhân.
- Vùng mía nguyên liệu tập trung được phát triển tại các huyện Mai Sơn,
Yên Châu, thị xã Sơn La, Bắc Yên để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy mía
đường của tỉnh. Năm 2004 diện tích mía đạt 3.625 ha, trong đó diện tích vùng
nguyên liệu là 3.500 ha, sản lượng mía cây đạt 164.728 tấn. Năng suất mía cây
bình quân năm 2004 đạt 45,44 tấn/ha, cao gấp 1,24 lần năng suất bình quân năm
2000 song chưa đạt 90% năng suất mía bình quân của cả Nhà nước. Năm 2005,
diện tích mía giảm xuống còn 3.500 ha vùng mía nguyên liệu tập trung cho nhà
máy Mía đường Sơn La (giảm 125 ha so với năm 2004 cho sản lượng 180.000
tấn mía cây.
- Vùng trồng dâu nuôi tằm được hình thành tại các huyện Mộc Châu, Mai
Sơn và Thị xã Sơn La và Thuận Châu. Năm 2004 diện tích dâu đạt 410 ha, sản
lượng kén đạt 125 tấn, sản lượng tơ đạt 12,3 tấn, năm 2005 diện tích dâu tăng
lên 473 ha, sản lượng ước đạt 250 tấn kén.
- Vùng cây ăn quả tập trung đã được hình thành và phát triển ở các huyện
Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thị xã Sơn La và huyện Sông Mã. Năm 2004
tổng diện tích cây ăn quả đạt 24.981 ha, sản lượng quả đạt 55.996 tấn. Sản lượng
cây ăn quả năm 2004 đã tăng mạnh so với năm 2000, tăng 33,0%. Một số cây ăn
quả chủ yếu là nhãn, chuối, xoài, Sơn Tra… Năm 2005 diện tích cây ăn quả đạt
25.900 ha sản lượng quả ước đạt 60.000 tấn, cao hơn mục tiêu kế hoạch trong

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010 là
900 ha.
1.2. Chăn nuôi
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có sự thay đổi đáng kể. Năm 2000, giá trị
sản xuất ngành chăn nuôi đạt 200,26 tỷ đồng, đã tăng lên 390.350 tỷ đồng năm
2004. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chủ yếu do chăn nuôi gia súc quyết
định, chiếm trên 60% giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, cơ cấu
21
giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp có sự biến
động, từ mức 23% (năm 2001) đến 18 – 19% (năm 2002, 2003) và tăng lên
23,18% (năm 2004). Năm 2005, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ước đạt
583,85 tỷ đồng (giá hiện hành), chỉ chiếm 23,82% giá trị sản xuất toàn ngành
nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt
18%/năm trong cả giai đoạn 2000 – 2004, giai đoạn 2001 - 2005 đạt
23,85%/năm. Như vậy tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất toàn ngành nông
nghiệp. Điều đó cho thấy sự phát triển ngành chăn nuôi là khá mạnh trong ngành
nông nghiệp.
Đàn gia súc, gia cầm trong những năm qua tốc độ phát triển ổn định, tuy
có năm có dịch bệnh xẩy ra ở một số xã.
- Đàn trâu từ 107.000 con năm 1995 tăng lên 124.290 con năm 2000 và
đạt 139.595 con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là
2,95%/năm. năm 2005 đạt 144.000 con, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 -
2005 đạt 2,99%/năm.
- Đàn bò từ 71.000 con năm 1995 tăng lên 90.513 con năm 2000 và đạt
114.104 con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là
5,95%/năm. năm 2005 đạt 119.000 con (trong đó bò sữa là 5.000 con). So với mục
tiêu kế hoạch trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La giai
đoạn 2001
-2010, đàn bò sữa đạt chỉ 69,4%, đàn bò thịt chất lượng cao đạt 62,5%.

- Đàn lợn từ 264.338 con năm 1995 tăng lên 399.323 con năm 2000 và đạt
452.857 con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2004 là
3,2%/năm. năm 2005 đạt 478.000 con.
- Đàn gia cầm từ 1.837,64 nghìn con năm 1995 tăng lên 2.841,86 nghìn
con vào năm 2000 và đạt 3.171 nghìn con năm 2004. Tốc độ tăng bình quân giai
đoạn 2000 - 2004 là 2,8%/năm. Do năm 2004 do dịch cúm gia cầm bùng phát
nên toàn tỉnh phải tiêu huỷ gần 14 vạn con gia cầm, năm 2005 số gia cầm tăng
lên 3.450 nghìn con.
Ngoài ra, năm 2004, Sơn La còn có đàn dê khoảng 62 nghìn con, đàn
ngựa 17,8 ngàn con (chủ yếu sử dụng để vận chuyển). Sản lượng thịt giết mổ gia
súc, gia cầm năm 1995 đạt hơn 11 ngàn tấn (riêng thịt lợn hơn 5,2 ngàn tấn),
năm 2004 đạt 18,5 nghìn tấn (trong đó thịt lợn hơn 10 ngàn tấn), dự kiến năm
2005 sản lượng thịt đạt 25.000 tấn. Sản lượng thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu dùng trong tỉnh.
Những năm gần đây chăn nuôi của Sơn La đã chuyển theo hướng đẩy
mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa
dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát triển. Sự
22
chuyển biến tích cực trong chăn nuôi thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giống; nhiều giống gia súc gia cầm
như đàn bò lai Sind, dê bách thảo, đàn lợn hướng nạc được đưa vào sản xuất,
phát triển ở các trung tâm đô thị, thị tứ, bước đầu nâng cao chất lượng và sản
lượng chăn nuôi; các giống gia cầm như gà Tam Hoàng, Vịt siêu thịt, siêu
trứng, ngan Pháp… đang được nhân rộng, nhất là gà thả vườn.
Chăn nuôi bò sữa: điều đặc biệt trong chăn nuôi đại gia súc của Sơn La là
sự phát triển của đàn bò sữa, tập trung ở Mộc Châu. Năm 1998 đã có 1.558 con bò
sữa, đã tăng lên 3.784 con năm 2003, năm 2004 có 4.644 con. Cùng với việc gia
tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc lai
tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australia
cho phép tạo giống mới có năng suất cao (4.000- 4.200 kg sữa/chu kỳ 305 ngày).

Việc đổi mới hình thức quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi cùng với
đầu tư dây truyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyên sản xuất sữa
tươi tiệt trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa cô đặc, bơ,
kem... nên đàn bò sữa đang ổn định và có khả năng phát triển phạm vi phát triển bò
sữa. Riêng mô hình thí điểm thực hiện ở một số khu vực huyện Mai Sơn và Thị xã
Sơn La không có hiệu quả. Đến năm 2004 đã có 7 Doanh nghiệp tham gia chương
trình phát triển bò thịt, bò sữa và có 449 hộ tại 3 huyện: Mộc Châu, Mai Sơn và Thị
xã nhận nuôi bò sữa nhập khẩu tổng số 1.043 con.
Tuy nhiên việc chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạn
chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư khá cao; thị trường tiêu thụ sữa của địa
phương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa; thị trường
chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa; vùng chăn nuôi không tập
trung, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng đã làm tăng
giá thành sản xuất sữa. Các mô hình nuôi bò sữa tại thị xã Sơn La và Mai Sơn
chưa hiệu quả.
Ngoài gia súc gia cầm, những năm gần đây ở Sơn La đã phát triển mạnh
đàn ong với hơn 100 trại nuôi ong. Năm 1996 toàn tỉnh có 985 đàn ong, đến
năm 2000 đã tăng lên 10.000 đàn, cho sản lượng khoảng 310 tấn mật ong/năm.
Năm 2004 có 15.715 đàn ong cho sản lượng 457 tấn mật. năm 2005 đạt 16.500
đàn ong, sản lượng đạt 550 tấn mật ong.
Nhìn chung, Sơn La còn nhiều thế mạnh về chăn nuôi chưa được tận dụng
cần được khai thác với tốc độ nhanh hơn nữa để tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Biểu 7. Kết quả sản xuất chăn nuôi
Đơn vị 1995 2000 2004 2005
GTSX ngành chăn nuôi Triệu đ. 190.334 200.262 314.473 583.850
23
(giá hiện hành)
GTSX ngành chăn nuôi
(giá so sánh 1994)
Triệu. đ - 147.570 218.912 233.501

Số lượng trâu Con 107.304 124.290 139.595 144.000
Số lượng bò Con 71.102 90.513 114.104 119.000
Số lượng lợn Con 306.637 399.923 452.857 478.000
Số lượng dê Con 22.244 36.273 62.000 65.000
Số lượng gia cầm 1.000 con 1.837,64 2.841,87 3.170,8 3.450
Sản lượng thịt giết mổ
gia súc, gia cầm
Tấn 11.075 10.899 18.500 25.000
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2003, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 4
năm (Cục Thống kê)
2. Lâm nghiệp
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ
những năm đầu của thập kỷ 90 một cách cấp bách hơn những thời kỳ trước.
Trong chỉ đạo, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt Luật bảo vệ
và phát triển rừng theo các dự án 219, 327, 661, Chương trình trồng mới 5 triệu
ha của Chính Phủ. Đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp nhà nước với các
Nông lâm trường quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm
nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các lâm trường đã
chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang bảo vệ, xây dựng vốn
rừng và dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các hộ gia đình. Hệ thống rừng trồng,
vườn ươm được xây dựng, củng cố.
Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng nhờ chương trình dự án 327, 747,
1382, chương trình trồng 5 triệu ha rừng (661), chương trình gieo hạt bằng máy
bay và nhất là thực hiện chương trình thâm canh, tăng vụ, phát triển cây lương
thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, vì vậy đã ngăn chặn có hiệu quả tình
trạng phá rừng làm nương rẫy. Năm 2005 diện tích đất có rừng là 577.638,09 ha,
trong đó rừng sản xuất là 47.857 ha, rừng phòng hộ 482.980 ha. Độ che phủ tăng
dần qua các năm từ 9,5% năm 1990 tăng lên 23,56% vào năm 2000 và đạt 37%
năm 2003; năm 2004 đạt 40%, năm 2005 đạt 41%.
Về công tác khai thác lâm sản: Trong những năm gần đây do tăng cường

quản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa rừng nên khối lượng khai thác lâm sản có
xu hướng giảm dần: Bình quân thời kỳ 1995-2000 sản lượng gỗ khai thác giảm
2,43%/năm. Mặt khác tình trạng khai thác trái phép, phát nương làm rẫy ngày
càng được hạn chế.
24
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp không ngừng tăng lên mạnh mẽ (giá
hiện hành) song tỷ trọng trong giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản biến động không đều. Năm 2003, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt
365,5 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 18,2% giá trị sản xuất toàn ngành nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản và năm 2004 đạt tỷ lệ 19,8%. Năm 2004, giá trị sản xuất
ngành lâm nghiệp đạt 438,186 tỷ đồng, năm 2005 đạt 756 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp
gần như không có. Tính theo giá so sánh năm 1994, giá trị sản xuất năm 2000 và
năm 2004 không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu là do đóng cửa rừng
nên các hoạt động khai thác các sản phẩm rừng bị hạn chế.
Biểu 8. Kết quả sản xuất Lâm nghiệp
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2004 2005
1. GTSX Lâm nghiệp (giá h.h) Triệu đ 136.053 322.140 438.186 756.000
2. GTSX Lâm nghiệp (giá 1994) Triệu.đ - 160646 160040 165.996
3. Sản phẩm chủ yếu
DT Trồng rừng tập trung Ha 3.440 7.946 4.489 4.000
Tu bổ, khoanh nuôi rừng Ha 15.785 127.497 172.156 150.000
Bảo vệ rừng Ha 117.737 361.981 493828 520.000
Gỗ tròn khai thác M
3
102.964 87.053 47.690 50.000
Củi khai thác ste 1.116,7 1.319,6 1.500 1.550
Tre luồng khai thác 1000cây 6.127 5.549 6.000 6.200
Nguyên liệu giấy Tấn 3.442 7.605 6.000 6.000
3. Một số chỉ tiêu khác

Độ che phủ rừng % 15,11 23,56 40 41
Diện tích đất có rừng Ha 212.387,2 331.120 562.200 577638,09
Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La 2003, Báo cáo tình hình KT-XH 4 năm (Cục Thống kê).
Đặc điểm tài nguyên rừng tự nhiên của Tỉnh Sơn La chủ yếu là rừng
nghèo và rừng phục hồi, hai loại rừng này chiếm 58,4% diện tích rừng tự nhiên,
rừng giàu hiện chỉ còn 6.517 ha, chiếm 1,48% diện tích rừng tự nhiên.
Tổng trữ lượng các loại rừng trên địa bàn tỉnh khoảng trên 16,5 triệu m
3
gỗ và hơn 203,3 triệu cây tre nứa các loại, trong đó trữ lượng từ rừng tự nhiên
chiếm trên 90% tổng trữ lượng rừng. Diện tích đất trống có khả năng dùng vào
25

×