Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của tổng công ty dệt may việt nam (VINATEX) sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.68 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
W—X

ĐÀM KIM THƯ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT

KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TỔNG CÔNG TY
DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX) SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ

Chuyên ngành : Ngoại thương
Mã số : 5.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học :

T.S. Đoàn Thị Hồng Vân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2001
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG 1 : THỊ TRƯỜNG DỆT MAY MỸ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM
VỮNG KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY.
1.1. Điểm lại các học thuyết về thương mại quốc tế..................................................Trang 1
1.2. Giới thiệu đôi nét về nước Mỹ ...............................................................................


2
1.2.1. Đất nước, con người và văn hóa Mỹ ..................................................................... 2
1.2.2. Kinh tế Mỹ ............................................................................................................. 3
1.3. Quan hệ Việt – Mỹ.................................................................................................... 6
1.3.1. Những dấu mốc trong quá trình tái thiết lập quan hệ kinh tế giữa Mỹ và VN...... 6
1.3.2. Quan hệ thương mại Việt- Mỹ. .............................................................................. 7
1.3.3. Tình hình đầu tư trực tiếp cuả các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam....................... 7
1.4. Thị trường dệt may Mỹ và những vấn đề cần nắm vững khi xuất khẩu vào thị trường
này...................................................................................................................................... 8
1.4.1. Đặc điểm chung cuả thị trường Mỹ.......................................................................... 8
1.4.2. Tình hình XNK hàng dệt may cuả Mỹ...................................................................... 8
1.4.3. Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ..................... 9
1.4.3.1. Đặc điểm chung cuả doanh nhân Mỹ.................................................................... 9
1.4.3.2. Cơ chế quản lý cuả Mỹ đối với hàng nhập khẩu, nói chung, hàng dệt may,
nói riêng............................................................................................................................ 10
1.4.3.2.1. Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ............................ 10
1.4.3.2.2. Các cơ quan điều hành thương mại Mỹ.............................................................. 13
1.4.3.3. Các hạn chế cuả Mỹ về nhập khẩu hàng dệt may............................................... 14
1.4.3.3.1. Thuế nhập khẩu................................................................................................. 14
1.4.3.3.2. Hạn ngạch nhập khẩu và visa............................................................................ 14
1.4.3.3.3. Quy định về nhãn hàng hoá theo luật XĐSPSD và luật NHSPL....................... 15
1.4.3.3.4. Quy định về tờ khai xuất xứ hàng hoá................................................................ 15
1.4.3.3.5. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy............................................................................... 15
1.4.3.4. Các yêu cầu chung mà mọi hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ cần phải tuân thủ........ 16
1.4.3.5. Sơ bộ về hệ thống tiêu thụ hàng dệt may tại Mỹ................................................... 17
1.4.3.6. Một số bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh XK hàng DM vào Mỹ ........................ 18
Kết luận cuối chương 1......................................................................................................... 19

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY


CUẢ TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX) SANG THỊ TRƯỜNG
TRONG THỜI GIAN QUA .
2.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty dệt may Việt Nam( Vinatex)..........................
2.1.1. Vài nét về ngành dệt may Việt Nam........................................................................
2.1.2. Giới thiệu sơ nét vế Tổng công ty dệt may VN........................................................
2

MỸ
20
20
22


2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Vinatex..............................................
2.1.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của Vinatex............................................................
2.1.4.1. Kết qủa thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu.................................................................
2.1.4.2. Kim ngạch XNK của Vinatex...............................................................................
2.1.4.2.1. Phân tích kim ngạch XK của Vinatex................................................................
2.1.4.2.2. Phân tích kim ngạch NK của Vinatex...............................................................
2.2.Phân tích , đánh giá tình hình XK hàng dệt may của Vinatex vào Mỹ.......................
2.2.1. Tình hình XK hàng dệt may của VN vào Mỹ.........................................................
2.2.2. XK hàng dệt may của Vinatex vào Mỹ..................................................................
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng................................................................................
Phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng.............................................................
2.3.1. Những nhân tố tác động thuận lợi...........................................................................
2.3.2. Những nhân tố tác động không thuận lợi...............................................................
2.3.3. Những điểm mạnh của Vinatex..............................................................................
2.3.4. Những điểm yếu của Vinatex.................................................................................
2.4. Đánh giá chung..........................................................................................................


23
24
24
24
24
28
29
29
31
35
35
35
36
37
38
41

Kết luận cuối chương 2....................................................................................................... 42

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT

MAY CỦA VINATEX SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
3.1. Mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề xuất các giải pháp :............................................... 43
3.1.1. Mục tiêu đề xuất các giải pháp................................................................................ 43
3.1.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................................... 43
3.1.1.2. Những mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 43
3.1.2. Quan điểm đề xuất các giải pháp. ............................................................................ 43
3.1.3. Cơ sở đề xuất các giải pháp. ................................................................................... 44
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh XK hàng dệt may cuả Vinatex sang thị trường Mỹ:............ 44
3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may .................... 44

Giải pháp 1 : giải pháp về tính hợp tác. ............................................................................ 45
Giải pháp 2 : giải pháp về nguồn nguyên liệu................................................................. 47
Giải pháp 3: giải pháp về hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị , công nghệ ................... 49
Giải pháp 4: giải pháp về xây dựng thương hiệu và uy tín................................................ 50
3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác tiếp thị ở thị trường Mỹ............................ 52
Giải pháp 5: Tăng cường thông tin và hiểu biết thị trường Mỹ......................................... 52
Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác tiếp thị vào thị trường Mỹ. ........................................... 53
3.2.3. Nhóm giải pháp 3: Xây dựng chiến lược sản phẩm................................................ 58
3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Chuyển hình thức kinh doanh từ gia công sang FOB................ 59
3.2.5. Nhóm giải pháp 5: Về quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực................. 60
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước và các ban ngành liên quan:.......................................... 61
3.3.1. Về chính sách thuế và tài chính............................................................................... 61
3.3.2. Về chính sách đối với người lao động...................................................................... 61
3


3.3.3. Về ưu đãi đầu tư ...................................................................................................... 62
3.3.4. Về thương mại và hải quan. .................................................................................... 62
Kết luận cuối chương 3...................................................................................................... 63
LỜI KẾT..........................................................................................................................

64

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1 :
Bảng 1.1.
Quan hệ XNK giữa Việt Nam và Mỹ ( 1994-2000).
Bảng 1.2
Đầu tư trực tiếp của Mỹ ở ViệtNam, giai đoạn 1994-6/2000
Bảng 1.3

Các thị trường NK hàng dệt may lớn năm 2000.
Bảng 1.4
Sáu nhóm mặt hàng may mặc NK chủ yếu của Mỹ
Bảng 1.5
10 quốc gia cung cấp hàng dệt may lớn nhất thế giới cho Mỹ năm 2000
CHƯƠNG 2 :
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vinatex
Bảng 2.1.
So sánh một số chỉ tiêu của tòn ngành và Vinatex ( năm 2000)
Bảng 2.2
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Vinatex từ 1996 đến 2000
Bảng 2.3
Kim ngạch XK của Vinatex so với toàn ngành dệt may
Bảng 2.4
Tổng kim ngạch XNK của Vinatex từ 1997 – 2000
Biểu đồ 2.1 Kim ngạch XNK của Vinatex
Bảng 2.5
Tổng hợp tình hình XK của Vinatex từ 1997 đến 2000
Bảng 2.6
Tổng hợi tình hình XK của Vinatex ( phân theo thị trường các châu lục
Bảng 2.7
Tình hình NK của Vinatex từ 1997 – 2000
Bảng 2.8
Kim ngạch XK hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ từ 1994-2000
Bảng 2.9
Các mặt hàng dệt may XK của VN vào thị trươòng Mỹ và tỷ trọng trong tổng
NK các mặt hàng này vào Mỹ
Bảng 2.10 Kim ngạch XK hàng dệt may của Mỹ vào Vinatex
Biểu đồ 2.2 Kim ngạch XK hàng dệt may của Mỹ vào Vinatex

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch XK hàng dệt may của Mỹ vào Vinatex
Bảng 2.11 Kim ngạch XK của Vinatex vào 10 thị trường lớn nhất
Bảng 2.12 Các mặt hàng XK của Vinatex vào Mỹ
CHƯƠNG 3 :
Bảng 3.1 Ma trận SWOT về khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của Vinatex
Bản đồ các tỉnh quy hoạch có thể trồng bông.

4


LỜI MỞ ĐẦU
I.TÍNH CẤP THIẾT CUẢ ĐỀ TÀI:
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ vừa được phê chuẩn bởi Quốc hội hai nước cho phép
Hiệp định chính thức có hiệu lực. Lập tức, nhờ được hưởng lợi do chính sách thuế áp
dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ thay đổi từ cột”non-MFN” sang
cột” MFN” mà mức chênh lệch trung bình đối với hàng dệt may là từ 30 đến 40%,
một cơ hội mới vô cùng thuận lợi được mở ra cho hàng dệt may xuất khẩu cuả Việt
Nam, trong đó có Tổng công ty dệt may V N ( VINATEX) – tổ chức cuả các doanh
nghiệp dệt may hàng đầu cuả Việt Nam thuộc khu vực kinh tế nhà nước khối trung
ương.
Ai cũng biết, khoảng thời gian đầu sau khi Hiệp định song phương có hiệu lực cho tới
khi Việt Nam và Mỹ phải ký kết một Hiệp định dệt may, mà theo đó Mỹ sẽ áp dụng
hạn chế bằng áp dụng hạn ngạch ( quota) nhập khẩu cho hàng dệât may xuất khẩu từ
Việt Nam , sẽ kéo dài không lâu. Và kết quả thực hiện xuất khẩu cuả khoảng thời
gian này sẽ làm căn cứ xây dựng số lượng hạn ngạch áp dụng theo Hiệp định hàng
dệt may sẽ được ký kết giữa hai nước.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, hơn lúc nào hết đã và đang trở nên vô
cùng quan trọng cho tương lai cuả ngành dệt may Việt Nam nói chung. Cùng với
việc cố gắng phổ biến về Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, Nhà nước và một số Bộ
cùng các cơ quan hữu quan đang đưa ra nhiều giải pháp có tính vó mô nhằm trợ giúp

ngành dệt may có thể tận dụng cơ hội này. Tuy nhiên người thực hiện lại không phải
ai khác hơn là chính các doanh nghiệp trong ngành.
Là một cán bộ đã công tác nhiều năm trong ngành dệt may, bản thân tôi không khỏi
bức xúc với những trăn trở cuả Vinatex trong bối cảnh có nhiếu cơ hội mà không ít
thách thức mới này. Vì thế tôi cho rằng viết luận văn : “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CUẢ TỔNG CÔNG TY DỆT
MAY VIỆT NAM (VINATEX) SANG THỊ TRƯỜNG MỸ “ với mục đích đưa ra
những giải pháp nhằm kịp thời đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ cuả Vinatex ,
mang tính cấp thiết và hữu ích thực sự.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:
1. Nghiên cứu về đất nước và thị trường Mỹ nói chung , thị trường dệt may Mỹ nói
riêng để thấy được tiềm năng xuất khẩu vào Mỹ cho hàng dệt may Việt Nam. Đồng
thời giới thiệu một số qui định cuả Mỹ về nhập khẩu hàng dệt may mà các nhà xuất
khẩu cần nắm vững khi thực hiện xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này.
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cuả Tổng công ty dệt may Việt Nam vào Mỹ thời
gian qua trong tổng thể công tác xuất khẩu cuả Tổng Công Ty ; nghiên cứu các yếu
tố quan trọng nhất quyết định sức cạnh tranh cuả các sản phẩm dệt may trong khuôn
5


khổ Vinatex và khả năng xuất khẩu sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu
lực.
3. Phân tích ma trận SWOT trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ cuả Vinatex làm
cơ sở và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện việc đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ
trong thời gian tới.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-Nghiên cứu các quy định của Mỹ về hàng dệt may mà các doanh nghiệp khi thực
hiện xuất khẩu vào Mỹ cần tuân thủ và chú ý.
- Nghiên cứu khả năng xuất khẩu cuả các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty
dệt may Việt Nam trong tổng thể ngành dệt may cả nước.

2.Về thời gian :
Do từ năm 1994 Mỹ mới tuyên bố xóa bỏ áp dụng cấm vận kinh tế đối với Việt Nam
nên chỉ sau khắc thời gian này, quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước mới từng
bước được tạo dựng.
Hàng dệt may cuả Việt Nam, do chịu thuế suất nhập khẩu quá cao ( cột non-MFN)
nên mới bắt đầu những bước thâm nhập hết sức khiêm tốn và còn rất nhỏ bé. Tài
liệu thống kê được lấy hết năm 2000 và do thời điểm hoàn thành luận văn này vào
cuối năm 2001 nên số liệu xuất khẩu vào Mỹ cuả ngành cũng như cuả Vinatex vẫn
chưa được công bố. Tuy nhiên có thể nhận xét rằng, số liệu về kết quả xuất khẩu
năm 2001 không có sự nhảy vọt, do Hiệp định thương mại Việt-Mỹ chính thức có
hiệu lực đã vào tháng 12 cuả năm 2001.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện luận văn này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau
đây:
1. Phương pháp phân tích thống kê :
Tôi đã dùng phương pháp phân tích để đánh giá các số liệu thống kê được sưu tầm
và tập hợp từ các nguồn:
- Các báo cáo tổng kết cuả Vụ u-Bắc Mỹ cuả Bộ thương mại Việt Nam.
- Thống kê cuả Hải quan Việt Nam.
- Các báo cáo tổng kết hàng năm cuả Tổng công ty dệt may Việt Nam.
- Thống kê cuả Hải quan Mỹ khai thác từ Internet.
- Một số tham luận tại các hội thảo về quan hệ thương mại Việt-Mỹ do Phòng
thương mại và công nghiệp VN, Cục xúc tiến Bộ thương mại, Tổng Công Ty dệt may
VN, Trung tâm phát triển ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan đại diện
Phòng thương mại và công nghiệp Mỹ tại VN ... tổ chức thời gian qua tại thành phố
Hồ Chí Minh .
2. Phương pháp chuyên gia:
Do thời gian nghiên cứu có hạn, tôi mới thực hiện gởi phiếu thăm dò sơ bộ đến một
số chuyên gia là các cán bộ chủ chốt thuộc hàng ngũ lãnh đạo Vinatex, Hiệp hội dệt
6



may VN, lãnh đạo cuả một số công ty thành viên hàng đầu thuộc Vinatex. Đây cũng
chính là những người – theo đánh giá cuả cá nhân tôi- rất tâm huyết với công tác
xuất khẩu hàng dệt may và chia sẻ với tôi về ý tưởng khi thực hiện luận văn này.
3. Phương pháp qui nạp, duy vật biện chứng:
Từ việc nghiên cứu các tài liệu, các số liệu tập hợp được , với ý kiến tham gia cuả
một số chuyên gia đầu ngành, tôi cũng cố gắng đưa ra những nhận định có tính chất
tổng hợp, bao quát . Cùng với những đánh giá vừa chủ quan vừa khách quan về thực
trạng xuất khẩu vào Mỹ cuả Vinatex, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu cuả Tổng Công Ty dệt may VN vào thị trường Mỹ.
V.BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Nội dung cuả luận văn kết cấu trong 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1 : THỊ TRƯỜNG DỆT MAY MỸ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM VỮNG KHI
XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY.
Chương này giới thiệu một số nét cơ bản về các mặt đất nước, nền kinh tế, văn hóa
Mỹ, con người và doanh nhân Mỹ. Tiếp theo, luận văn điểm lại quan hệ Việt - Mỹ
kể từ 1994 - năm Mỹ tuyên bố hủy bỏ áp dụng cấm vận kinh tế đối với Việt Nam.
Phần này cũng nghiên cứu về thị trường dệt may Mỹ cùng những vấn đề mà các
doanh nghiệp dệât may cần nắm vững khi thực hiện xuất khẩu vào thị trường này.
Ở phần cuối chương, luận văn nêu ra một số kinh nghiệm cuả các nưóc đi trước đã
thành công trong việc đưa hàng dệt may cuả mình thâm nhập vào thị trưòng Mỹ và
trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực cuả họ như Trung Quốc, Thái Lan, n Độ ...
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA TỔNG
CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM ( VINATEX) VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI
GIAN QUA.
Ở chương này luận văn đã đưa ra giới thiệu tổng quan về Tổng công ty dệt may VN
với vị trí quan trọng đặc biệt của nó trong ngành dệt may của Việt Nam . Phần tiếp
theo cũng là nội dung chính của chương 2, luận văn đi vào phân tích hoạt động kinh
doanh của Vinatex mà chủ yếu là công tác xuất khẩu trong thời gian 5 năm đầu hoạt

động kể từ khi chính thức được thành lập . Qua phần đánh giá này ta có thể thấy được
xuất khẩu của Vinatex đã không ngừng tăng nhanh và khá vững chắc, với những
chủng loại mặt hàng khá phong phú và các khu vực thị trường có tính tương đồng với
toàn ngành. Hoạt động nhập khẩu của TCT cũng được đề cập đến để thấy rõ đặc
điểm quan trọng nhất của XK ở đây phụ thuộc khá nặng nề vào nguồn nhập khẩu,
chính điều này quyết định loại hình XK chủ yếu là thực hiện gia công cho nước thứ 3
– một loại hình hình doanh kém hiệu quả.
XK vào Mỹ là vấn đề được tập trung phân tích trong phần kế tiếp cho thấy Vinatex
đã hết sức cố gắng thâm nhập thị trường mới mẻ và khó tính này . Tuy tốc độ gia
tăng khá cao song có thể thấy kết quả còn rất nhỏ bé, vừa so với tiềm năng của TCT,
vừa so với nhu cầu của thị trường rộng lớn. Tỷ trọng của phần XK vào Mỹ cũng đã
7


chứng tỏ, so với những thị trường XK chính của TCT như Nhật Bản hay EU , thật
không đáng kể nhiều.
Để thấy được những nguyên nhân đã và sẽ tiếp tục tác động đến kết qủa XK của
Vinatex vào Mỹ và cũng để làm cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy
mạnh XK vào Mỹ cuả TCT dệt may VN trong thời gian tới, luận văn đã đi sâu phân
tích các nhân tố thuộc ma trận SWOT ảnh hưởng đến hoạt động này. Những nhân tố
này bao gồm:
- Những nhân tố tác động thuận lợi ( thời cơ).
- Những nhân tố tác động không thuận lợi ( thách đố ).
- Những điểm mạnh của Vinatex .
- Những điểm yếu của Vinatex.
Những đánh giá và phân tích này sẽ làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp và
có hiệu qủa ở chương cuối của luận văn.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY CUẢ VINATEX SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
Lấy việc phân tích các yếu tố cuả môi trường bên ngoài và môi trường bên trong như

phần cuối chương 2 ( phân tích ma trận SWOT) làm cơ sở và với mục tiêu đã định
cuả luận văn nhằm đầy mạnh xuất khẩu vào Mỹ cho Vinatex, luận văn đã đưa ra các
giải pháp cụ thể tóm lược trong 5 nhóm với một số giải pháp cụ thể bao gồm:
Nhóm giải pháp 1: gồm 4 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cuả
hàng dệt may để đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ. Vấn đề này bao trùm các khiá cạnh
như: giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào cho ngành, hiện đại hóa máy móc thiết
bị , xây dựng thương hiệu sản phẩm và sự phối hợp giữa các doanh nghiệp sản xuất.
Nhóm giải pháp 2: có 2 giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị ở thị
trường Mỹ bao gồm việc nâng cao hiểu biết về khách hàng và các công tác tiếp thị
cụ thể.
Nhóm giải pháp 3: Xây dựng chiến lược sản phẩm , xác định mặt hàng mũi nhọn cuả
Vinatex xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Nhóm giải pháp 4: Chuyển dần từ hình thức kinh doanh gia công cho bên thứ ba sang
loại hình xuất khẩu trực tiếp từ nguồn nguyên phụ liệu trong nước ( FOB) .
Nhóm giải pháp 5: Đề cập về vấn đề quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân
lực.
Khi thực hiện luận văn này , chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé của
mình vào việc đưa ra những giải pháp với những bước đi thích hợp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may của Vinatex nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói
chung sang thị trường Mỹ – một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng song cũng không
ít thách thức đối với toàn ngành .

8


Chương 1:
THỊ TRƯỜNG DỆT MAY MỸ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM
VỮNG KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY
1.1. ĐIỂM LẠI CÁC HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ :
Trước khi đi vào nghiên cứu sâu về thị trường Mỹ ( đặc biệt là thị trường dệt

may Mỹ ) và những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ, xin
đựợc điểm lại các học thuyết về thương mại quốc tế :
• Thuyết trọng thương .
• Học thuyết về lợi thế tuyệt đối cuả A. Smith.
• Học thuyết về lợi thế so sánh cuả D.Ricardo.
• Học thuyết về chi phí cơ hội cuả Haberler.
• Thuyết về tỷ trọng nhân tố cuả Heckscher-Ohlin
Do khuôn khổ cuả luận văn rất hạn chế , nên chúng tôi xin không trình bày lại
nội dung cuả các học thuyết này, nhưng từ việc nghiên cứu các học thuyết chúng tôi
rút ra các nhận xét sau:
- Mỗi quốc gia, dù hùng mạnh hay nhỏ bé , đều có thể và có lợi khi tham gia vào
thương mại quốc tế thông qua việc phát huy các lợi thế cuả mình. Theo đó, mỗi
quốc gia sẽ tập trung , chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi
thế để xuất khẩu và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế .
Thông qua đó, lợi ích kinh tế cuả mỗi quốc gia cũng như cuả toàn thế giới đều gia
tăng.
- Với các quốc gia nghèo, đông dân, thì những ngành thâm dụng lao động là những
ngành có lợi thế so sánh.
- Với Việt Nam, dệt may chính là ngành có lợi thế so sánh. Chúng ta cần tập trung,
phát triển mạnh ngành này , không chỉ để đáp ứng yêu cầu trong nước , mà chủ
yếu để xuất khẩu.
- Kinh nghiệm cuả các nước đi trước cho thấy: muốn phát triển ngành dệt may
thành công thì yếu tố thị trường đầu ra chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.
- Mỹ là thị trường dệt may hàng đầu thế giới. Sau khi Hiệp định thương mại ViệtMỹ có hiệu lực, ngành dệt may Việt Nam, nói chung, Tổng công ty dệt may Việt
Nam nói riêng đang tập trung toàn lực để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Muốn xuất khẩu vào Mỹ thành công thì cần hiểu thấu đáo thị trường Mỹ và
cách thức làm ăn với người Mỹ. Phần tiếp theochúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vấn
đề này.

9



1.2. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NƯỚC MỸ:
1.2.1. Đất nước, con người và văn hóa Mỹ:
Mỹ là một quốc gia trẻ, một thuộc địa giành được độc lập bằng chiến tranh.
Diện tích của Mỹ khoảng 9,3 triệu km2, đứng thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và
Trung Quốc. Đây là một đất nước có chiều rộng trải dài từ Đông sang Tây là 3.000
km đi hết 8-10 giờ máy bay và có 3 múi giờ. Mỹ nằm ở trung tâm Châu lục Bắc Mỹ:
phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mehico, phía Đông giáp Đại Tây Dương và
phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Mỹ có dân số khoảng 280 triệu người (tính đến hết năm 2000) chiếm khoảng
5% dân số thế giới, với mật độ dân cư khoảng 30 người/km2. Về dân số Mỹ đứng
hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là quốc gia đa dân tộc
với nền văn hóa đa dạng phong phú. Dân da trắng chiếm đại đa số cư dân (gần 80%),
số còn lại là người da màu. Người da trắng phần lớn là người gốc Tây Ban Nha và
người di cư từ Đức, Ý, Ailen…
Về mặt tôn giáo: phần lớn dân Mỹ theo đạo Tin lành chiếm tới 61% dân số,
25% theo Thiên chúa giáo La Mã, 2% là người Do thái giáo, 5% gồm các tôn giáo
khác và khoảng 7% dân số không theo đạo nào.
Ngôn ngữ chính thức và chủ yếu của Mỹ là tiếng Anh, một số ít người nói tiếng Tây
Ban Nha.
Mỹ là một liên bang gồm 50 bang và một nhóm các đảo nằm ở Thái Bình
Dương.
Đây là một nước phân quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có ba cấp
chính quyền: Nhà nước liên bang, bang và các đơn vị hành chính địa phương. Mỹ có
vô khối các hãng có quyền lực hợp cánh do liên bang hay bang lập nên, có khi có
những hãng có quyền lực tới mức đáng sợ… Nếu như có sự tranh chấp giữa các xí
nghiệp họ thường cầu viện đến tòa án (chính phủ liên bang hay bang không can
thiệp). Khắp mọi nơi trên đất Mỹ có các văn phòng tư pháp và văn phòng luật sư.
Đây là một đặc tính của văn hóa Mỹ.

Điều khó khăn cho tất cả mọi người và đặc biệt cho tất cả các nhà kinh doanh
nước ngoài là sự cùng tồn tại nhiều văn bản có tính chất khác nhau (luật pháp, các
quy tắc) được thừa nhận ở mức độ khác nhau và thường khó mà biết được cái nào
phù hợp hơn cái nào trong từng trường hợp cụ thể). Lịch sử, địa lý, lối sống Mỹ, vai
trò siêu cường đều góp phần hình thành nên nền văn hóa Mỹ và cũng tạo nên chủ
nghóa cá nhân kiểu Mỹ: áp đặt, hiếu thắng. Tất cả những đức tính đó được thể hiện ở
bàn thương lượng mà các đối tác khi làm ăn với người Mỹ cần nắm vững.
1.2.2. Kinh tế Mỹ:
Khoảng thời gian vào đầu và giữa thế kỷ thứ XX nhiều nền kinh tế của Châu
Âu và Châu Á trong đó có Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do hậu quả của hai cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ lại phát
10


triển mạnh nhờ chiến tranh và trở nên giàu có thông qua việc bán vũ khí, bán lương
thực, thực phẩm, của cải và tư bản ở các châu lục khác chuyển tới cất giấu trong
chiến tranh… Khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc vào năm 1945, GNP của Mỹ
chiếm đến 42% tổng GNP của toàn cầu, và trong thế giới tư bản Mỹ chiếm 54,6%
tổng sản lượng công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng.
Bằng sức mạnh áp đảo tuyệt đối về kinh tế sau chiến tranh, Mỹ đã bỏ vốn lớn để
thành lập các tổ chức tài chính tiền tệ như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng tái
thiết và phát triển quốc tế nay là Ngân hàng thế giới (WB). Sau đó Mỹ cùng góp vốn
lớn để thành lập công ty tài chính quốc tế (IFC) vào năm 1956, Hiệp hội phát triển
quốc tế (IDA) năm 1960, Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) năm 1966, Công ty
đầu tư đa biên (MIGA) năm 1990…
Ngoài ra, với sự tài trợ của Mỹ, nhiều tổ chức chi phối hoạt động kinh tế và
thương mại trên thế giới ra đời, như: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
(GATT), ngày nay là Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các tổ chức kinh tế khác
của Liên hiệp quốc như: UNDP, FAO, UNIDO… cũng nhận được sự tài trợ và chịu sự
khống chế của Mỹ. Và cũng chính thông qua các tổ chức tài chính – kinh tế trên đây

Mỹ chi phối rất mạnh nền kinh tế toàn cầu.
• Về tài chính: sức mạnh và khả năng tự do chuyển đổi của đồng đô la Mỹ đã được
duy trì suốt nửa thế kỷ qua: gần 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế
đã được thực hiện qua đồng tiền này. Ngoài ra Mỹ còn duy trì sự thống trị thị
trường tài chính tiền tệ thế giới thông qua việc phát triển nhanh thị trường chứng
khoán: trị giá giao dịch qua thị trường chứng khoán Mỹ năm 2000 đạt khoảng
14.000 tỷ USD so với 2.500 tỷ của các nước NICs. Cùng với EU và Nhật Bản, Mỹ
là một trong 3 chủ đầu tư lớn nhất toàn cầu. Nhờ nắm được tất cả các yếu tố trên,
Mỹ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính thế giới.
• Về công nghiệp: hầu như Mỹ luôn đi đầu trong khám phá và phát triển các ngành
công nghiệp tiên phong. Chính sự năng động này đã giúp cho sự phát triển của
Mỹ không hề suy giảm trong suốt 100 năm qua và họ luôn giữ được vị trí hàng
đầu thế giới. Có thể điểm qua những mốc chính sau đây: cuối thế kỷ 19 Mỹ đi đầu
phát triển khai thác và chế biến dầu mỏ; đầu thế kỷ 20 Mỹ đã tập trung nhằm đưa
công nghiệp sản xuất xe hơi, máy bay, công nghiệp đóng tàu trở thành các ngành
công nghiệp mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung; Vào giữa thế kỷ Mỹ
cùng với các nước công nghiệp phát triển khác đầu tư cho phát triển công nghiệp
điện và điện tử: Cuối thế kỷ thứ XX sang thế kỷ XXI Mỹ tập trung vào phát triển
công nghệ thông tin, tin học và tranh thủ đưa ngay những sản phẩm ấy áp dụng
nhanh trong thực tiễn, chẳng những trong nội bộ nền kinh tế Mỹ mà còn phát triển
khắp toàn cầu.
Một số ngành mũi nhọn đặc biệt phát triển của Mỹ như: công nghiệp năng
lượng, công nghiệp chế tạo…
11


• Về nông nghiệp: Mỹ cũng có một nền nông nghiệp rất phát triển nhờ có diện tích
lãnh thổ rộng lớn, có nhiều miền khí hậu thuận lợi, công nghệ sinh học phát triển
khả năng ứng dụng cao và chính phủ Mỹ giàu có hàng năm giành trên 10 tỷ USD
tài trợ cho phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, tất cả các ngành nông nghiệp của

Mỹ: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản đều rất phát triển. Năm
2000 xuất khẩu nông sản mang về cho Mỹ trên 46 tỷ USD. Mỹ đứng đầu thế giới
về xuất khẩu lúa mì, bắp, thịt các loại, đậu tương, và đứng thứ 3 thế giới về xuất
khẩu gạo, thủy sản và nước trái cây.
• Về dịch vụ: Trước hết phải thấy được dịch vụ tài chính như trình bày phần trên đã
góp phần quan trọng đảm bảo cho Mỹ có được ảnh hưởng lớn tới toàn bộ hoạt
động tài chính thế giới. Bên cạnh đó Mỹ cũng chi phối các loại hình dịch vụ khác
trên thế giới bao gồm: dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ thông tin, dịch vụ bưu
điện, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải biển… Mỗi loại
hình dịch vụ chiếm từ 7-22% thị phần dịch vụ quốc tế. Riêng các sản phẩm âm
nhạc và điện ảnh Mỹ cũng chiếm gần 30% giá trị sản phẩm giao dịch trong lónh
vực này của thế giới.
Văn hóa ẩm thực của Mỹ cũng phát triển và phổ biến nhanh trên toàn cầu với
những đồ uống với thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới như Pepsi, Coca Cola, với thức
ăn nhanh (fast food), bánh mì kẹp thịt (hamburger)… đều là loại thức ăn rất phổ biến
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Hầu như các nước trên thế giới ở các mức độ khác nhau đều sử dụng thông tin
của các hãng truyền thông của Mỹ như CNN, CBS, Network…
Hàng năm các ngành dịch vụ của Mỹ mang lại doanh thu cho đất nước họ
hàng ngàn tỷ USD. Theo dự đoán đến năm 2010 thu nhập từ dịch vụ của nước này
chiếm tới 93% GDP của cả nước.
• Về chính sách đối ngoại: Chính phủ Mỹ chủ trương thúc đẩy nhanh tiến trình
toàn cầu hóa và tự do hóa trong tất cả các lónh vực kinh tế: tài chính, ngân hàng,
thương mại, dvv… bằng cách xây dựng hệ thống thương mại và thị trường thế giới
trên cơ sở các nguyên tắc, sáng kiến của Mỹ. Các nguyên tắc và sáng kiến này
được thể chế hóa bằng các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mỹ dùng cơ chế của WTO để buộc các nước thực hiện các cam kết song phương
và đa phương, mở cửa thị trường của mình, đặc biệt đối với lónh vực mà Mỹ có lợi
thế cạnh tranh hoặc ở thế độc quyền. Đối với các nước đang phát triển, các nước
có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như: Nga, Trung Quốc, Việt Nam,

các nước khối SNG và các nước Đông Âu cũ… Mỹ thi hành chính sách: “cây gậy
và củ cà rốt”, vừa gây sức ép, vừa có chính sách hỗ trợ ưu đãi để thông qua các
hiệp định song phương và đa phương, buộc các nước này phải thực hiện cải tổ nền
kinh tế, phát triển kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập đảm bảo lợi
ích ổn định lâu dài về tài chính, thương mại và đầu tư cho Myõ.
12


Cho đến thời điểm này, tháng 12/2001, Mỹ đã ký khoảng 280 Hiệp định
thương mại song phương, đa phương và các Hiệp định chuyên ngành. Việc thực thi
các Hiệp định này đảm bảo thuận lợi hơn cho sự bành trướng và duy trì vị trí số 1
của nền kinh tế Mỹ trên toàn thế giới.
• Kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái:
Mới đây cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) tại Mỹ đã chính thức
tuyên bố kinh tế Mỹ suy thoái từ tháng 3/2001, sau hơn 120 tháng liên tục phát triển.
IMF, WB và OECD đều thống nhất nhận định: tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2001 chỉ
đạt 1,1%, giảm 4,1% so với mức tăng 5,2% năm 2000.
Cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001 làm cho nền kinh tế Mỹ
trượt dốc mạnh hơn, các ngành sản xuất, hàng không, du lịch, bảo hiểm… tổn thất
nặng nề. Thảm kịch 11/9 dẫn tới việc nước Mỹ lao vào cuộc chiến chống khủng bố.
Kinh tế suy thoái kéo theo nạn thất nghiệp gia tăng. Theo Bộ Lao động Mỹ tỷ lệ thất
nghiệp ở Mỹ trong tháng 12/2001 tiếp tục tăng từ 5,6% trong tháng 11 lên 5,8% trong
tháng 12, với 124.000 công nhân bị sa thải. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong
vòng 6 năm qua và là bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái.
Kinh tế Mỹ suy thoái là một trong những điểm bất lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam khi thâm nhập thị trường Mỹ để thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ
vừa có hiệu lực.

1.3. QUAN HỆ VIỆT – MỸ:


1.3.1. Những dấu mốc trong quá trình tái thiết lập quan hệ kinh tế giữa Mỹ và
Việt Nam.
Sau 20 năm Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh chia cắt đất nước Việt Nam và bị
thất bại hoàn toàn vào 30/4/1975, đã để lại cho đất nước Mỹ nhiều tổn hại nặng nề
mà cho đến nay cái gọi là "Hội chứng sau chiến tranh Việt Nam" vẫn còn âm ỉ. Cuộc
cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam kéo dài trên 15 năm và những sự kiện
đáng chú ý sau đây - đánh dấu sự phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ:
• Ngày 3/2/1994: Chính phủ Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam.
• Ngày 11/7/1995: Tổng Thống Mỹ tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường
hóa quan hệ với Việt Nam.
• Ngày 5/8/1995: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam.
• Tháng 10/1995: Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam dự lễ kỷ niệm 50 năm thành
lập Liên Hợp Quốc và lần đầu tiên thăm Mỹ, tiếp xúc với nhiều quan chức cao
cấp của Chính quyền Mỹ, Hội đồng thương mại Mỹ tổ chức "Hội nghị về bình
thường hóa quan hệ, bước tiếp theo trong quan hệ Mỹ - Việt".
• Tháng 11/1995: Phái đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam tìm hiểu hệ thống luật lệ
thương mại đầu tư của Việt Nam.
• Tháng 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam văn bản "Những yếu tố bình thường hóa
quan hệ kinh tế thương mại với Vieät Nam".
13


• Tháng 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ văn bản "Năm nguyên tắc bình thường hóa
quan hệ kinh tế - thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ".
• Tháng 9/1996: Bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại song phương.
Cuộc đàm phán này kéo dài 4 năm, thực hiện qua 11 vòng (xem Phụ lục 1).
Trong quá trình đàm phán, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ được củng
cố bằng những sự kiện:
- Ngày 10/3/1998: Tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ
sung Jackson–Vanic đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy bình thường hóa quan

hệ thương mại. Từ đây hàng năm quyết định này đều được tiếp tục gia hạn .
- Năm 1999: Việt Nam giành cho Mỹ quy chế tối huệ quốc trong buôn bán, được
gia hạn hàng năm .
- Ngày 16/11/2000 - 19/11/2000: Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới thăm Việt Nam.
- Cuối tháng 1/2001 gần 200 doanh nghiệp Mỹ đang có hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam ký tên gởi kiến nghị lên chính quyền mới của Mỹ - Chính quyền của
Tổng thống Bush - đề nghị: Đưa Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thông qua ở
Quốc hội Mỹ, họp trong tháng 3/2001.
- Từ 3 giờ sáng ngày 11/12/2001 Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có
hiệu lực. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được Quốc hội Mỹ và Quốc hội
Việt Nam thông qua lần lượt vào các ngày 18/10 và 7/12. Tổng thống Mỹ G. Bush
và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký phê chuẩn Hiệp định vào hồi 15 giờ ngày
10/12/2001 (tức 3 giờ sáng ngày 11/12, giờ Hà Nội), tại Washington, Bộ trưởng
Thương mại Vũ Khoan và Đại diện thương mại Mỹ Zoellick đã trao đổi thư phê
chuẩn Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ của Chính phủ hai nước. Kể từ thời điểm
đó, Hiệp định chính thức có hiệu lực ngay lập tức và vô điều kiện.
Tóm lại, trong nửa cuối thế kỷ thứ 20 lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Mỹ
có rất nhiều sự kiện ghi lại bằng máu và nước mắt của hàng triệu người, nhưng 5
năm qua nhờ sự nỗ lực của cả hai phía mà mối quan hệ kinh tế - xã hội được cải
thiện theo hướng hợp tác để phát triển trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc
lập chủ quyền của nhau.
1.3.2. Quan hệ thương mại Việt – Mỹ:
Từ 3/2/1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với
Việt Nam cho đến nay hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ không ngừng gia
tăng (xem bảng 1.1).

14


Bảng 1.1: Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ (1994 - 2000)


Chỉ tiêu

1994

1995

1996

1997

1998

1999

50,4

200,0

308,0

372,0

553,4

601,9

821,7

-


396,8

154

120,8

148,8

108,8

136,5

172,0

252,0

616,0

278,0

269,5

277,3

367,7

So sánh với năm trước (%)

-


146,5

244,4

45,13

96,94

102,9

132,6

Tổng kim ngạch XNK
(triệu USD)

222,4

452,0

924,0

650,0

822,9

879,2

1.189,4


So sánh với năm trước (%)

-

203,2

204,4

70,35

126,6

106,8

135,3

Xuất khẩu (triệu USD)
So sánh với năm trước (%)
Nhập khẩu (triệu USD)

2000

Nguồn: Hải quan Mỹ
Từ bảng 1.1 ta thấy: kim ngạch XNK giữa hai nước không ngừng gia tăng.
Trong điều kiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mới được tái thiết, Mỹ
vừa cho Việt Nam được hưởng MFN (11/12/2001) thì tình hình phát triển thương mại
nêu trên là đáng phấn khởi. Tuy nhiên, sự phát triển trên là quá khiêm tốn, quá nhỏ
bé so với tiềm năng hai nước.
1.3.3. Tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam :
Tuy các nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam muộn hơn các nhà đầu tư khác, nhưng giờ đây

Mỹ đã trở thành một trong 10 nước dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam. ( xem bảng 1.2 )
Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam, giai đoạn 1994 - 6/2000
Năm

Số dự án

Số vốn đăng ký
(triệu USD)

Tỷ trọng trong tổng vốn
đầu tư cả giai đoạn (%)

1994

12

120

10,1

1995

18

391

33,6

1996


16

159

13,5

1997

12

98

8,3

1998

15

306

25,9

1999

14

96

8,1


6/2000

1

-

-

Tổng cộng

90

1.176

100,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

15


Bảng 1.2 cho thấy tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trong 7 năm qua .
Tóm lại :
Nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời gian qua giữa Việt Nam và
Mỹ ta thấy sự phát triển xuất nhập khẩu, quan hệ đầu tư giữa hai nước phát triển khá
tốt, nhưng sự phát triển này chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn cả của
hai phía. Theo chúng tôi, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, cần nghiên cứu
thực trạng xuất khẩu ở từng ngành hàng, đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn
trên thị trường Mỹ từ đó đề xuất các giải pháp giúp các nhà doanh nghiệp Việt Nam
thâm nhập được thị trường này. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thị
trường dệt may Mỹ.


1.4. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY MỸ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM
VỮNG KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY:

1.4.1. Đặc điểm chung của thị trường Mỹ:
Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu với dân số 280 triệu dân và thu nhập bình
quân đầu người vào năm 2000 ước khoảng 42.000 USD (theo Internet). Dân Mỹ được
xem là dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển.
Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp quốc: nếu sức tiêu
dùng của các gia đình Nhật Bản và EU cho là 1, thì con số này của các gia đình ở Mỹ
là 1,7.
Ngoài ra, hàng năm Mỹ xuất khẩu ra thị trường thế giới một trị giá hàng hóa
khoảng gần 900 tỷ USD, trong đó có nhiều loại hàng xuất khẩu cần đến nguyên liệu
nhập khẩu.
Về chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt với phương châm kinh
doanh thương mại là: “tiền nào của nấy”. Mức sống của dân cư cũng rất đa dạng, vì
vậy có hệ thống cửa hàng dành cho người có thu nhập cao, lại có cửa hàng cho người
có thu nhập thấp. Vì vậy hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng và đa loại từ nhiều
quốc gia khác nhau nhằm có thể phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau.
1.4.2. Tình hình XNK hàng dệt may của Mỹ:
Theo thống kê của WTO, năm 2000 buôn bán hàng dệt may toàn thế giới là
334 tỷ USD (hàng dệt 148 tỷ đồng và hàng may 186 tỷ). Trong đó, buôn bán hàng
dệt của Mỹ chiếm 91 tỷ (hàng dệt 24 tỷ - bằng 16,2% của thế giới và hàng may hơn
67 tỷ – bằng 36% của thế giới). Số liệu trên cho thấy Mỹ không những chỉ là nhà
nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới mà còn là một nhà xuất khẩu lớn về hàng
dệt may ra thị trường thế giới.
* Về xuất khẩu: Mỹ xuất khẩu ra thị trường thế giới nhiều nhất là bông thiên
nhiên, xơ, sợi, vải sản xuất bằng công nghệ cao và hiện còn ít nước làm được. Mỹ
16



đứng vị trí thứ 7 về xuất khẩu hàng dệt sau Trung Quốc, Hồng Kông, Đức, Italia, Hàn
Quốc và Đài Loan với kim ngạch năm 2000 là 9,51 tỷ USD – 6,4% tổng xuất khẩu
hàng dệt thế giới và tăng 30% so với năm trước.
Về xuất khẩu hàng may năm 2000 Mỹ đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc,
Hồng Kông và Italia với kim ngạch 8,27 tỷ USD chiếm 4,4% thế giới nhưng lại giảm
6% so với năm trước.
Xuất khẩu vẫn tiếp tục đóng vai trò chính đối với việc tăng trưởng của công
nghiệp dệt Mỹ. Nhiều công ty Mỹ đã thành công trong việc lựa chọn xuất khẩu
những mặt hàng vải đặc biệt chuyên dùng không thể sản xuất ở những nước khác.
Ngoài ra họ còn tiếp tục đầu tư vào các dự án liên doanh với nước ngoài.
Tuy vậy trước xu thế tự do hóa thương mại về hàng dệt may chuyển từ buôn
bán hạn chế bằng hạn ngạch sang môi trường cạnh tranh tự do không còn bị hạn chế
về định lượng đối với các thành viên WTO sau 31/12/2004. Vì vậy Chính phủ Mỹ lo
ngại điều này sẽ gây tổn hại cho công nghiệp dệt may Mỹ.
* Về nhập khẩu: Để thấy được vị trí của Mỹ trên thị trường nhập khẩu hàng
dệt may thế giới, trước hết ta xem xét số liệu trong bảng 1.3. (xem bảng 1.3 )
Bảng 1.3: Các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn năm 2000
Thị trường nhập
1. Mỹ

ĐVT

Sản phẩm
dệt

Sản phẩm
may

Cộng


Triệu USD

14.463

58.389

72.846

% so với năm trước

11,68

12,80

12,57

Triệu USD

34.933

27.142

62.076

% so với năm trước

-14,80

-11,50


-13,39

Triệu USD

23.177

42.216

65.394

% so với năm trước

-6,79

-0,58

-2,87

Triệu USD

6.600

18.884

25.484

% so với năm trước

12,20


18,20

16,10

Triệu USD

5.157

2.951

8.108

% so với năm trước

0,12

0,30

6,23

2. EU
* Nội bộ
* Từ ngoài khối
3. Nhật
4. Canada

Nguồn: Tạp chí dệt may 157/2001

Từ bảng 1.3 ta thấy: Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế

giới, nếu năm 2000, tổng giá trị hàng dệt may xuất khẩu của Mỹ là 72.846 triệu
USD, thì Nhật chỉ nhập 25.484 triệu, Canada 8.108 trieäu USD…

17


Các mặt hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ khá đa dạng, phong phú, nhiều
nhất là 6 nhóm hàng trong bảng 1.4.( xem bảng 1.4 )
Bảng 1.4: Sáu nhóm mặt hàng may mặc nhập khẩu chủ yếu của Mỹ
Chủng loại

Mặt hàng

Tỷ trọng

CAT 352/652 Đồ lót từ sợi cotton và nhân tạo

8,17%

CAT 347/348 Quần dài và quần soọc

5,83%

CAT 369

Hàng trang trí nội thất bằng vải từ sợi cotton

5,81%

CAT 669


Hàng trang trí nội thất bằng vải từ sợi nhân tạo

4,65%

CAT 223

Vải không dệt từ sợi cotton và nhân tạo

4,27%

CAT 338/339 Áo sơ mi dệât kim từ sợi cotton

4,22%
Nguồn: Hải quan Mỹ

Mỹ nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu từ các nước Châu Á (Trung Quốc, Ấn
Độ, Hồng Kông…) và các nước Châu Mỹ (Canada, Mexico…) . Xin xem danh sách 10
nhà cung cấp hàng may mặc chủ yếu vào thị trường Mỹ trong bảng 1.5( xem bảng
1.5)
1.4.3. Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ:
1.4.3.1. Đặc điểm chung của doanh nhân Mỹ:
Người Mỹ ngày nay nói chung được nhìn nhận là cởi mở, thẳng thắn, khá nồng
nhiệt và dễ dàng tạo lập quan hệ bạn bè. Người Mỹ quan niệm giao tiếp xã hội ít
nhất cũng tạo cho người ta cảm giác vui vẻ, dễ chịu và có được những hiểu biết mới
về con người, về thế giới.
Tuy nhiên họ thường coi rằng nếu một người quá huyên thuyên nói hết cả
phần đáng ra để cho người khác nói thì người đó bị đánh giá là ích kỷ. Ngược lại,
người nào nói quá ít thì bị cho là thiếu ý thức trách nhiệm, không có tinh thần tập thể
và đó là biểu hiện bất lịch sự. Nếu trong cuộc gặp gỡ có nhiều gương mặt mới, mọi

người đều phải có bổn phận tự giới thiệu ngay từ phút đầu tiên với khách chưa quen
biết. Cũng như người Châu Âu, người Mỹ luôn tránh những câu hỏi về đời tư.
Điểm cần chú ý là người Mỹ rất có tinh thần tôn trọng pháp luật. Người Mỹ có
thể không tin vào Chính phủ, không tin thậm chí cả cha mẹ, anh chị, vợ con, nhưng
một người duy nhất bao giờ cũng được hoàn toàn tin cậy - đó là luật sư riêng của họ.
Trong kinh doanh, người Mỹ thường yêu cầu luật sư riêng của mình tham gia để tránh
các sơ hở có thể xảy ra trong quá trình ký kết hợp đồng hoặc dành chắc phần thắng
trong các vụ kiện nếu phát sinh. Ngoài ra các công ty Mỹ rất ngại trốn thuế vì nếu
18


chỉ vi phạm một lần mà pháp luật biết tới sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt
động kinh doanh sau này.
Người Mỹ biết tôn trọng lời hứa, nếu nhận thấy điều gì có thể làm được họ sẽ
hứa và thực hiện cho được. Những điều gì cảm thấy khó khăn hoặc không cho phép
hứa hẹn họ sẽ trả lời “không”. Điều này hoàn toàn khác với người Nhật, dù rõ ràng
phải trả lời “không”, người Nhật lại tìm cách tránh né. Vì vậy khi bị người khác thất
hứa, người Mỹ có thể tức giận và hủy bỏ quan hệ.
Ở Mỹ thời gian quý như vàng, với câu “Time is money” được người Mỹ rất ưa
chuộng, họ luôn cảm thấy thiếu thời gian nên luôn sử dụng thời gian biểu chặt chẽ
theo chương trình định trước. Điều quan trọng hơn cả là sự sai hẹn, có khi chỉ ø 5 phút
là điều bất lịch sự mà một số người đã quen sử dụng rành rọt thời gian có thể tức giận
và hủy bỏ cuộc gặp gỡ.
Vì những lý do trên đây mà trong kinh doanh với các thương nhân Mỹ, những
vấn đề cần được lưu tâm tối đa là: cách thức ứng xử trong giao tiếp, công tác chuẩn bị
chu đáo cho thương lượng và việc theo sát tiến trình thương lượng và đàm phán là
chìa khóa để việc giao tiếp với doanh nhân Mỹ thành công.
1.4.3.2. Cơ chế quản lý của Mỹ đối với hàng nhập khẩu, nói chung, hàng dệt may,
nói riêng.
1.4.3.2.1. Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ:

* Một số luật cơ bản điều tiết hoạt động thương mại nói chung:
• Luật thuế suất năm 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu
vào Mỹ bảo vệ chống lại hàng hóa giả, luật này quy định mức thuế rất cao đối với
hàng nhập khẩu. Cho đến nay nhiều điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực,
song thuế suất đã được nhiều lần chỉnh đổi và hạ xuống nhiều.
• Luật buôn bán năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn bán . Nó
bao gồm nhiều điều khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp
của Mỹ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu. Đạo luật này gây nhiều bất lợi cho
hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ vì hàng hóa của họ được Chính phủ đứng sau lưng
bảo hộ.
• Hiệp định buôn bán năm 1979: Đây là một hiệp định bao gồm các điều khoản về
sự bảo trợ của Chính phủ về các chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa
đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế – một loại thuế đánh vào các loại
hàng hóa bị cho là có trợ giá hoặc bán phá giá. Hiệp định này được thông qua
nhằm mục đích thực hiện một số bộ luật được thương lượng tại vòng đàm phán
Tokyo của tổ chức GATT.
• Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988: Luật này ủy nhiệm cho
Tổng thống Mỹ tham gia vòng đàm phán Uruguay, đồng thời thiết lập thủ tục đặc
biệt (SUPER 301) cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các
quyết định không chịu mở cửa cho hàng hóa thâm nhập vào và vi phạm quyền sở
19


hữu trí tuệ của Mỹ như áp dụng cấm vận, áp dụng biện pháp trả đũa (như tăng
thuế, hủy ưu đãi, cấm…). Đây là công cụ chính trị để phân biệt đối xử trong buôn
bán với Mỹ.
* Một số đạo luật cần ghi nhớ trong buôn bán hàng dệt may:
• Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may:
a) Quy định chung của Hiệp định đa sợi (MFA – Multifiber Agreement)
- Cho phép thỏa thuận song phương giữa nước nhập và xuất khẩu hàng dệt.

- Cho phép mỗi nước được đơn phương định đoạt khi thấy thị trường của mình bị
phương hại.
- Cho phép áp dụng hạn ngạch để hạn chế số lượng với mức dựa trên khối lượng
mậu dịch. Hạn ngạch được bù trừ và chuyển hoán qua lại giữa các loại sản phẩm và
giữa các năm.
- MFA lần thứ nhất (MFA I) có hiệu lực 4 năm, kết thúc vào cuối 1977 và gia hạn
thêm 4 năm nữa. MFA II có hiệu lực từ 1977-1981. MFA III có hiệu lực từ 19811986. MFA IV có hiệu lực từ 1986 và hết hạn 31/7/1991. Hiện nay là MFA V.
- Hiệp định này lập Cục Giám sát hàng dệt (TSB Textile surveilance Body) gồm đại
diện các nước tham gia MFA và có nhiệm vụ theo dõi thực hiện Hiệp định và báo
cáo cho Ủy ban hàng dệt trực thuộc GATT.
b) Quy định của Mỹ:
Theo quy định của MFA, Tổng thống Mỹ quyết định việc đàm phán Hiệp định
hàng dệt song phương giữa Mỹ và các nước dựa trên cơ sở thương lượng có hiệu lực
từ 3 đến 6 năm, quy định các điều khoản cơ bản sau:
- Hạn ngạch được xuất sang Mỹ: quy định theo chủng loại hàng (CAT – Category),
khối lượng tính theo m2 (SME) hoặc tương đương.
- Hạn ngạch phân theo các loại: hạn ngạch tổng hợp, loại cụ thể và loại điều chỉnh
linh hoạt.
Với từng điều kiện cụ thể, Hiệp định lại cho phép: chuyển cùng chủng loại
CAT từ năm trước sang, mượn trước cùng chủng loại của năm sau, hay được hoán đổi
giữa các sản phẩm trong năm nhưng phải trong mức hạn ngạch cho phép.
- Hiệp định quy định cơ chế tham khảo ý kiến giữa Mỹ và nước ký kết, và trong
trường hợp nếu nước ký kết không tuân thủ, Mỹ giành quyền đơn phương cắt bỏ hạn
ngạch và cấm nhập khẩu.
c) Quy định về hạn ngạch (quota) hàng dệt may của Mỹ:
Mỹ duy trì một hệ thống quota rất lớn và phức tạp đối với việc nhập khẩu
những sản phẩm dệt và nguyên liệu dệt (chủ yếu là vải). Hầu hết các loại hạn ngạch
này đều đạt được trên cơ sở điều khoản 3 của MFA.
Chương 204 Bộ luật nông nghiệp năm 1954 (đã được sửa đổi) ủy nhiệm Tổng
thống có quyền giới hạn xuất khẩu mặt hàng dệt, nguyên liệu dệt của nước ngoài và

việc nhập khẩu của nước đó vào Mỹ. Năm 1988, Mỹ đã ký kết Hiệp định đôi bên
20


cùng có lợi cho 42 sản phẩm dệt của các nước xuất khẩu, trong đó có 27 mặt hàng
xuất khẩu theo MFA.
Những Hiệp định này kiểm soát 60-65% tổng số buôn bán hàng dệt và vải.
Điều lệ bắt buộc: mỗi quốc gia ký thỏa thuận tay đôi với Mỹ về hàng dệt đều
phải có trách nhiệm bảo đảm không xuất khẩu vào Mỹ lượng hàng quá giới hạn đã
nêu ra trong thỏa thuận.
Hải quan Mỹ có thể giúp Chính phủ nước ngoài bằng cách yêu cầu nhập khẩu
phải được thực hiện theo đúng văn bản xuất khẩu hợp lệ (visa), hải quan có quyền
ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa thiếu visa, hoặc hàng vượt quá hạn ngạch cho
phép. Hải quan đưa ra các báo cáo hàng tuần về việc sử dụng hay tỷ lệ nhập vào của
từng nước theo danh mục các loại quota.
• Quyền tự vệ (Safeguard):
Áp dụng điều 19 của GATT, Mỹ áp dụng quyền tự vệ: nghóa là tuy cho phép
các nước hưởng ưu đãi về thuế và phi thuế nhưng nếu xét thấy sản xuất trong nước bị
phương hại thì Mỹ sẽ giành quyền đơn phương hủy bỏ các ưu đãi đó và áp dụng biện
pháp hạn chế.
• Luật chống bán phá giá (Antidumping) – thuế đối kháng:
Luật Mỹ quy định chống bán phá giá trong thương mại quốc tế. Khi có hiện
tượng một nước bán phá giá vào Mỹ, nước này sẽ điều tra, và nếu khẳng định kết
quả Mỹ sẽ áp dụng thuế đối kháng để triệt tiêu, tức là bán phá giá 5% so với giá phổ
thông thì Mỹ sẽ thu thêm 5% thuế để triệt tiêu tác động các phá giá này gây ra cho
thị trường của họ.
• Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
Phần 337 luật thuế 1930 có quy chế nghiêm cấm sử dụng bất hợp pháp quyền
tác giả, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp. Trường hợp vi phạm sẽ bị Mỹ trừng phạt rất
nặng.

• Luật trách nhiệm sản phẩm:
Luật này quy định người sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng
hóa đối với sức khỏe người tiêu dùng. Nếu sản xuất sai quy chế về chất lượng quốc
gia sẽ bị phạt. Luật này ra đời nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.
1.4.3.2.2. Các cơ quan điều hành thương mại Mỹ:
Luật thương mại của Mỹ được thi hành bởi nhiều tổ chức, cơ quan, những cơ
quan chính phủ có vai trò điều hành hoạt động thương mại bao gồm:
• Văn phòng thương mại quốc tế (International Trade Administration – ITA).
• Ủy ban thương mại quốc tế (International Trade Commission – ITC).
• Tòa án thương mại quốc tế (Court of International Trade – CIT)
• Đại diện thương mại Mỹ (US Trade Representative – USTR).
Ngoài ra còn có các tổ chức liên quan như:
21


• Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA).
• Cơ quan bảo vệ môi trường (CEPA).
• Cục Hải quan liên bang (USCD)
( Xem chi tiết ở Phụ lục 2).
1.4.3.3. Các hạn chế của Mỹ về nhập khẩu hàng dệt may:
1.4.3.3.1. Thuế nhập khẩu:
Muốn xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ thì trước hết cần nghiên cứu kỹ hệ
thống thuế nhập khẩu của Mỹ. Các mức thuế áp dụng cho từng loại hàng hóa nhập
khẩu vào Mỹ được quy định trong Danh mục điều hòa thuế quan Mỹ (Harmonized
Tariff Schedules – HTS). HTS được xây dựng phù hợp với Công ước HS của Tổ chức
Hải quan Quốc tế (WCO).
(Xem chi tiết các quy định về thuế nhập khẩu của Mỹ ở Phụ lục 3).
1.4.3.3.2. Hạn ngạch nhập khẩu và visa:
Nói chung, Mỹ không có giới hạn về hạn ngạch trừ khi trong một hiệp định
hàng dệt may có quy định về hạn ngạch. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, luật thương

mại Mỹ cho phép chính phủ Mỹ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành
chính đối với các loại hàng dệt may. Có hai loại hạn ngach: hạn ngach tuyệt đối và
hạn ngạch tính theo thuế suất.
Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch hạn chế về số lượng. Vì vậy, trong suốt thời
gian áp dụng hạn ngạch, chỉ một số lượng hàng hóa đã được ấn định mới được phép
nhập khẩu. Một số hạn ngạch tuyệt đối được áp dụng trên toàn thế giới, còn một số
chỉ áp dụng đối với một vài quốc gia nào đó. Số hàng nhập khẩu nào dư ra so với hạn
ngạch sẽ bị giữ lại tại một “khu ngoại thương” để bổ sung cho kỳ hạn ngạch sau đó
hoặc được đưa vào kho ngoại quan hoặc cũng có thể bị trả về hoặc tiêu hủy dưới sự
giám sát của nhân viên hải quan. Các hiệp định về hàng dệt có quy định gia tăng các
hạn ngạch theo từng thời điểm.
Hạn ngạch tính theo thuế suất áp dụng cho một số lượng hàng nhập khẩu được
quy định với một mức thuế thấp trong một thời hạn nào đó. Không có giới hạn về số
lượng hàng nhập khẩu trong suốt thời hạn này, nhưng nếu hàng nhập khẩu vượt quá
số lượng cho phép hưởng mức thuế thấp thì số hàng dư đó sẽ phải chịu mức thuế cao
hơn.
Hàng dệt may cần có “visa” mới được vào Mỹ. Một visa hàng dệt may là dấu
xác nhận trên một hóa đơn hoặc một “giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do Chính phủ
nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may và
sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngoài vào Mỹ hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập lậu
mặt hàng này vào Mỹ. Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch
hoặc không hạn ngạch. Hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa
tùy thuộc vào nước xuất xứ. Một visa hàng dệt may không có bảo đảm cho việc nhập
22


khẩu hàng vào Mỹ. Nếu thời gian hạn ngạch chấm dứt mà visa cho hàng dệt may
được cấp sau đó bởi chính phủ nước ngoài và hàng đã nhập vào Mỹ, lô hàng nhập
này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được
cấp phép.

Hệ thống thông tin Visa Điện tử, “ELVIS”, quy định về việc chuyển các thông
tin visa bằng điện tử liên quan đến hàng dệt từ một quốc gia nào đó cho Hải quan
Mỹ. Giúp tránh visa gian lận dùng để lẩn tránh quota. Các nước có ELVIS: Trung
Quốc, Hồng Kông, Bangladesh, Philippines, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Hàn
Quốc, Malaysia, Srilanca, Cambodia.
1.4.3.3.3 Quy định về nhãn hàng hóa theo luật xác định sản phẩm hàng tiêu dùng
(Luật XĐSPSD) và Luật Nhãn hiệu sản phẩm len (Luật NHSPL) năm 1939.
Trừ một số trường hợp ngoại lệ, tất cả các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu
vào Mỹ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn theo đúng quy định
của Luật XĐSPSD và Luật NHSPL. (xem phụ lục 4)
1.4.3.3.4. Quy định về tờ khai xuất xứ hàng hóa dùng cho y ban thực hiện Hiệp
Định Hàng Dệt May và hạn ngạch nhập hàng dệt may.
Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm
ngặt về tờ khai xuất từ hàng hóa (xem chi tiết trong phụ lục 5).
1.4.3.3.5. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy:
Hầu hết các sản phẩm hàng dệt may nhập vào Mỹ để tiêu thụ đều phải tuân
thủ các quy định của Luật về sản phẩm dễ cháy. Luật này có quy định về tính dễ bén
lửa đối với hàng dệt may. Không ai có thể xuất khẩu vào Mỹ các sản phẩm hàng
may mặc hoặc đồ trang trí nội thất hoặc bất kỳ loại vải hay chất liệu liên quan nào
để sử dụng cho các sản phẩm đó nếu họ không tuân thủ các tiêu chuẩn về hàng dễ
cháy. Có một số sản phẩm được nhập vào Mỹ rồi gia công lại để giảm tính chất dễ
cháy của chúng sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn của Luật trên. Điều này phải được
ghi trong hóa đơn hay giấy tờ liên quan khác của lô hàng.
1.4.3.4. Các yêu cầu chung mà mọi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ cần phải tuân thủ:
Ngoài những hạn chế riêng với hàng dệt may đã nêu ở trên, khi xuất khẩu
hàng hóa, nói chung, hàng dệt may, nói riêng, vào Mỹ, còn phải thực hiện các yêu
cầu sau:
• Yêu cầu về môi trường: khách hàng Mỹ chỉ tiến hành kinh doanh với các đối tác
có chung mục đích bảo vệ môi trường. Điều này bao gồm việc tuân thủ các đạo
luật của Chính phủ nước sở tại, các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của Mỹ về

cấm sử dụng hóa chất phá hủy tầng ozone (như chaát hydrocholoro Fluorocarbons)
23















cũng như các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ sinh thái, bảo vệ động thực vật hoang
dã như đã liệt kê trong Đạo luật các loài nguy hiểm năm 1973.
Sức khỏe và an toàn: Khách hàng Mỹ chỉ thiết lập quan hệ kinh doanh với các
đối tác khi họ đảm bảo môi trường làm việc không độc hại và an toàn cho công
nhân của mình.
Pháp lý: Khách hàng Mỹ yêu cầu đối tác kinh doanh tuân thủ các đạo luật và đáp
ứng các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình, tức là các
nhà cung cấp phải tuân thủ các điều khoản đã cam kết, cũng như các điều kiện đã
nêu ra trong hợp đồng mua hàng và xem xét kỹ lưỡng các quy định về xuất xứ
nhằm quản lý phân loại hạn ngạch và nhãn hiệu hàng hóa.
Chế độ tiền lương và phúc lợi: Các đối tác kinh doanh đảm bảo trả lương và chế
độ phúc lợi cho nhân viên phù hợp với các luật hiện hành tại nước sở tại.
Thời gian làm việc: Công nhân nước sở tại không được phép làm việc quá 48

giờ/tuần và chế độ làm việc ngoài giờ phải phù hợp thỏa đáng với luật pháp của
nước đó.
Lao động trẻ em: Sử dụng lao động trẻ em là bất hợp pháp. “Trẻ em” được xác
định là một cá thể trong độ tuổi (hoặc nhỏ hơn) giáo dục phổ cập và dưới 14 tuổi.
Khách hàng Mỹ trong mọi trường hợp đều không cho phép đối tác của mình sử
dụng lao động trẻ em tại nơi sản xuất.
Lao động bị ép buộc hoặc đang trong thời gian cải tạo: Khách hàng Mỹ không
chấp nhận đối tác sử dụng hoặc cho phép sử dụng lao động bị ép buộc hoặc đang
trong thời gian cải tạo ở nơi sản xuất. “Lao động bị ép buộc” được xác định là
những người bị ép buộc phải làm tất cả các công việc hoặc dịch vụ mà bản thân
những người này không tự nguyện làm.
(Xem phụ lục 6 – giới thiệu tiêu chuẩn SA 8000)
Nhãn hiệu, bản quyền và bằng sáng chế: yêu cầu này nhắc nhở các nhà cung
cấp về đạo luật bảo vệ tên tuổi, thiết kế, sáng tạo hoặc phát minh của một công
ty tránh khỏi việc vi phạm quyền sử dụng của một công ty khác. Hàng hóa vi
phạm yêu cầu này lập tức không được phép nhập khẩu vào Mỹ và khách hàng có
thể bị kiện và phải bồi thường cho công ty sở hữu nhãn hiệu và thiết kế đó.

1.4.3.5 Sơ bộ về hệ thống tiêu thụ hàng dệt may tại Mỹ.
Các công ty, cửa hàng bán lẻ là gạch nối quan trọng giữa các nhà sản xuất và
người tiêu dùng Mỹ. Kỹ nghệ bán lẻ hàng may mặc và dụng cụ gia đình ở Mỹ và
ngành kỹ nghệ rất mạnh về tài chính lẫn quy mô tổ chức. Một cách tổng quát có thể
chia các công ty kinh doanh bán lẻ hàng may mặc ở Mỹ thành 7 nhóm theo thứ tự giá
cả mặt hàng như sau:

24


• Công ty chuyên doanh (Speciality store) với mô hình hoạt động là hệ thống các
cửa hàng chuyên về một nhóm sản phẩm có chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng

và giá bán rất cao.
• Công ty siêu thị (Department store) là mô hình hoạt động với hệ thống bán lẻ
tổng hợp hàng tiêu dùng, trong đó chủ yếu là quần áo và dụng cụ gia đình.
• Công ty bán lẻ quốc gia (Chainstore or National account) là mô hình công ty
hoạt động với các cửa hàng chuyên bán quần áo, giày dép, đồ trang sức…, được tổ
chức thành mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.
• Công ty siêu thị bình dân (Discount store): mô hình công ty này được tổ chức
tương tự như loại hình công ty siêu thị nhưng quy mô rất lớn và doanh số bán hàng
cũng rất lớn vì nó phục vụ cho mọi tầng lớp đại chúng.
• Công ty bán hàng giảm giá (Off-price store): mô hình công ty này được tổ chức
tương tự như loại siêu thị bình dân nói trên nhưng giá cả rẻ hơn.
• Công ty bán hàng qua bưu điện, TV, catalog (Mail order): đây là mô hình tổ
chức giới thiệu sản phẩm qua catalog, quảng cáo tờ rơi, qua truyền hình…Họ nhận
đơn đặt hàng và giao nhận hàng hóa tận nhà qua bưu điện, điện thoại …Hiện nay,
hệ thống hoạt động bán hàng của các công ty này ngày càng phát triển lớn mạnh .
1.4.3.6 Một số bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ:
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu vào
Mỹ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Thái Lan…ta có thể rút ra các
bài học sau:
• Tận dụng kiều dân sống ở Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu: Đó là kinh nghiệm của
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines…Họ tận dụng hoạt động kinh tế của
các doanh nghiệp gốc Hoa, gốc Hàn…để làm bàn đạp đưa mạnh hàng hóa vào thị
trường Mỹ mà không cần buôn bán qua trung gian. Với những khu thương mại của
người Hoa ở các thành phố lớn của nước Mỹ mà hàng hóa Trung Quốc, Đài Loan
chiếm lónh thị trường Mỹ mau chóng và hiệu quả.
• Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lónh thị trường: Đó là kinh nghiệm
của Trung Quốc, Thái Lan, Peru…Thật vậy, thị trường Mỹ rất lớn, nhưng người
Mỹ khá thực dụng: giá rẻ vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để chiếm lónh
thị trường, đặc biệt là thị trường bình quân và thu nhập thấp.
Chính nhờ chính sách giá rẻ mà không vi phạm luật chống phá giá của Mỹ , nhiều

mặt hàng như: quần áo, đồ chơi trẻ em, giày dép, hàng dệt kim… của Trung Quốc
chiếm thị phần rất lớn ở Mỹ.
• Đa dạng hóa mặt hàng , cải tiến mẫu mã thường xuyên , cũng là biện pháp
quan trọng đế chiếm lónh thị trường Mỹ: Đó là kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn
Quốc, Trung Quốc.

25


×