Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Khuyến khích tạo động lực nâng cao việc dạy và học ngoại ngữ bằng cách kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội trong giờ học ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.03 KB, 24 trang )

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NGƠ THÌ NHẬM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Đề tài: Motivate and Enhance English Language Teaching

and Learning by Integrating Social Media in Language Classroom
Khuyến khích tạo động lực nâng cao việc dạy và học ngoại ngữ
bằng cách kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội trong giờ học
ngoại ngữ

NHĨM THỰC HIỆN:
Nhóm giáo viên tiếng Anh:
1. Nguyễn Thị Thanh Huệ
2. Vũ Thị Huế
3. Trần Thị Thu Phương
4. Bùi Thị Nguyệt
5. Đinh Thị Tuyết
6. Lê Thị Thanh Hương

Tam Điệp, tháng 4 năm 2014


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Đối với học sinh, ngoại ngữ tiếng Anh dường như là môn học thử thách nhất
trong quá trình học tập. Hầu hết các học sinh đều học dưới áp lực để thi cử hoặc vì áp
lực từ phía cha mẹ, gia đình chính vì thế các em có động lực học thấp, thiếu tự tin về
bản thân và khơng có thói quen học tập tích cực lắm. Và chỉ một số em là thực


sự có niềm say mê hứng thú học. Hơn nữa, học tập là một cuộc hành trình suốt
đời khơng bao giờ kết thúc . Học sinh có thể thành công nếu các em xây dựng và
phát triển được niềm đam mê học tập, sự ép buộc trong học tập không thể mang lại
hiệu quả thực sự. Chắc chắn rằng nếu học sinh thực sự có đam mê học tiếng Anh, thì
sẽ học tốt. “Học mà vui” khơng phải là một khẩu hiệu mà là yếu tố quan trọng trong
lớp học. Nếu thiếu yếu tố hào hứng và phấn khích trong tiết học, học sinh sẽ sớm
quên những điều vừa học xong. Ngược lại, nếu trải nghiệm trong một tiết học đầy lý
thú và đáng nhớ học sinh sẽ có cơ hội tốt hơn để lĩnh hội ngôn ngữ và có thể sử dụng
trong đời sống thực. Kết hợp sử dụng phương tiện truyền thông trong dạy học ngoại
ngữ là có thể coi là một trong những cách hiệu quả để đạt được điều này.
Chính vì vậy để gây hứng thú cho các học sinh, tạo môi trường học
ngoại ngữ thân thiện, hiệu quả đặt biệt trong những tiết học tự chọn thêm sinh
động. Để mỗi tiết tự chọn thể hiện sự đầu tư, sáng tạo, hiệu quả đối với giáo
viên và tạo sự mới mẻ, hào hứng đối, say mê đối với các em học sinh nên
nhóm tiếng Anh chúng tôi đã mạnh dạn việc kết hợp khai thác một số phương
tiện truyền thông trong giờ dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiết tự chọn. Và đề tài:
“ Motivate

and Enhance English Language Teaching and

Learning by Integrating Social Media in Language Classroom- Khuyến khích
tạo động lực nâng cao việc dạy và học ngoại ngữ bằng cách kết hợp các phương tiện
truyền thông xã hội trong giờ học ngoại ngữ” là một trong những lí do cho sự lựa chọn
của nhóm chúng tôi trong năm học 2013-2014

2


2. Cơ sở nghiên cứu
Trên thực tế thì ngày nay có rất nhiều điều hấp dẫn học sinh, nên khả năng tập

trung của học sinh giảm hơn, các em ít kiên nhẫn và kỷ luật hơn trước. Các em dễ bị
xao lãng, bị cuốn hút vào các hoạt động khác hơn là học tập. Học sinh chưa xác
định được động cơ học đúng đắn, chủ yếu học tiếng Anh chỉ để vượt qua các kỳ
thi, các em khơng u thích q trình học. Các em cịn ngần ngại, hoặc chưa có nhu
cầu sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, để mở rộng hiểu biết, giao lưu với bạn bè quốc
tế.
Vì vậy, người giáo viên cần ý thức rõ trách nhiệm tạo ra khơng khí học ngoại
ngữ tích cực để làm cho học sinh cảm thấy an toàn và thoải mái tham gia vào quá
trình học, tạo những trải nghiệm đầy hào hứng cho học sinh, giúp học sinh phát triển
giá trị tích cực, tư duy phân tích, giúp học sinh nếm trải niềm vui trong học tập.
Theo quan điểm của học thuyết Affective Filter của Krashen, sự tiến bộ về
năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ tiếng Anh phụ thuộc vào:
 Động cơ học tập của học sinh.
 -Sự tự tin mạnh mẽ vào bản thân của học sinh.
 Môi trường học tập thoải mái khơng có lo lắng hay áp lực.
Bên cạnh nhân tố giáo viên thì chính bản thân học sinh cũng góp phần làm
tăng ảnh hưởng tâm lý tình cảm tiêu cực. McCombs & Miller (2007, p.52) đã nêu
“Động lực học, ngược lại, bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của cá nhân, niềm
tin, sự hứng thú say mê, mục tiêu và thói quen suy nghĩ của mỗi cá nhân”.
Ngồi ra, “ Bầu khơng khí học tập tích cực cũng có thể giúp học sinh tạo dựng
tình huống cho mức độ suy nghĩ, tình cảm và cư xử lành mạnh hơn.” (McCombs &
Miller, 2007, trang 58). Học sinh cần được đặt trong tiến trình học thoải mái khơng
gị ép.
The mediocare teacher tells
The good teacher explains
The superior teacher demonstrates
The great teacher inspire
(William Arthur Ward)
Người giáo viên xoàng chỉ cho biết
Người giáo viên khá giải thích

Người giáo viên giỏi hơn minh họa
Người giáo viên vĩ đại truyền cảm hứng

3


(William Arthur Ward)
“ Người giáo viên chỉ cố gắng dạy mà khơng khích lệ học sinh khát khao
để học thì cũng như cố gắng nện búa lên thép nguội mà thôi.” (Horace Mann)
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Thế kỷ 21 là thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin nên các học sinh ngày nay được
tiếp xúc rộng rãi với cơng nghệ hiện đại. Chính vì vậy các phương tiện truyền
thơng có sức hút rất lớn với các em. Ngoài giờ học, học sinh liên tục tham gia vào
các kết nối tương tác: chat, facebook, chia sẻ hiểu biết, tin tức qua các phương
tiện truyền thông. Điều này cũng thay đổi cách học và quan điểm về các vấn đề
được học.
Nắm bắt được điều này nên nhóm chúng tôi đã khai thác, ứng dụng một số phương tiện
truyền thơng vào bài giảng của mình như: phim, truyện ngắn, tranh ảnh, trò chơi qua tranh
ảnh và bài hát tiếng Anh.
• Giáo viên có thể sử dụng phương tiện truyền thơng nhằm mục đích:
- Thu hút, gắn kết học sinh vào bài học
- Làm học sinh hào hứng, phấn khích
- Kích thích trí tị mị, ham hiểu biết
- Kích thích óc sáng tạo
- Tái tạo các hoạt động trong cuộc sống thực
- Khuyến khích tìm hiểu về các chủ đề mới
- Thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ trong hoạt động nhóm.
Một câu hỏi đơn giản được đặt ra là “ Tại sao học sinh nhớ mọi thứ chiếu trên
ti vi và quên những điều ta giảng dạy?” (Willingham’s 2009)– bởi vì phương tiện

nghe nhìn :
• Minh họa rõ ràng, hợp lý. các kiến thức ngôn ngữ trừu tượng
• Phương tiện nghe nhìn khiến cho các khái niệm dễ tiếp cận hơn so với chữ viết
và giúp nhớ lại dễ hơn. (Cowen, 1984).
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong một số giờ học mà chúng tôi đã quan sát, trong trạng thái tích
cực, giáo viên tạo ra bầu khơng khí lớp thân thiện, thoải mái, học sinh khi
đó tích cực tham gia vào quá trình học tập hơn. Trong một số giờ học khác,

4


khi giáo viên quá nghiêm khắc đã gây ra mức độ căng thẳng và lo sợ cao
trong giờ học, học sinh rơi vào tình trạng im lặng và thụ động, học sinh có
thể học, hiểu bài song sẽ nhanh chóng qn điều các em vừa học. Nói cách
khác, ngơn ngữ mà học sinh vừa học trong bài không thực sự được lĩnh hội
trong não bộ của học sinh.
Khi chia sẻ kinh nghiệm, một số giáo viên tự nhận thấy chính họ đã vơ tình
làm tăng yếu tố tâm lý tiêu cực ở học sinh. Một số giáo viên đã dạy và kiểm
tra từ vựng một cách kém hiệu quả, không gắn liền với ngữ cảnh, cố gắng
để học sinh nắm được kiến thức ngơn ngữ bằng các cơng thức, ví dụ và bài
tập, đòi hỏi học sinh tái tạo sản phẩm ngơn ngữ q sớm, học sinh chưa có
đủ thời gian chuẩn bị, quá tập trung chú trọng chữa lỗi sai, đặt áp lực thi cử
và nhấn mạnh vào kết quả thi đối với học sinh với mong muốn rằng dưới áp
lực đó học sinh sẽ học hành tốt hơn.
Trong khi đó các học sinh vốn rất hiếu động, thích khám phá, phát
triển và sáng tạo theo cách riêng của mình. Các em thích những gì có liên
quan đến đời sống thực, những gì có soạn sẵn trong sách vở đơi khi khơ
cứng và nhàm chán với các em. Ví dụ: khi nói về sở thích, các em khơng
thích nói đến sưu tầm tem hay chơi đàn như trong sách giáo khoa, những

thứ đó dường như đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp, giáo viên có thể tìm cách
tiếp cận khác như tìm các đoạn hội thoại có liên quan trên các trang mạng
cho học sinh xem và đóng vai thực hành và phát triển nói về chính bản thân
mình. Qua đó xây dựng và phát triển trong học sinh niềm đam mê học tập
lâu dài, giúp học sinh lĩnh hội và kết hợp ngôn ngữ vào cuộc sống hàng
ngày bởi vì một ngơn ngữ phải là một phương tiện để giao tiếp. Ngoài ra,
chúng ta cũng cần đánh thức đam mê biết sử dụng thành thạo tiếng Anh ở
học sinh, giúp các em thấy rằng tiếng Anh là một ngơn ngữ quốc tế và đó là “
cánh cửa đến với thế giới” . Nếu các em thực sự muốn mở rộng hiểu biết về
các nước khác và giao lưu với bạn bè quốc tế, các em cần thành thạo ngơn
ngữ tiếng Anh.
Vì vậy, người giáo viên cần thiết kế những hoạt động có ý nghĩa, cung
cấp cho học sinh trải nghiệm thú vị qua một số những ứng dụng của các
phương tiện truyền thông đa dạng để “Học mà vui”

5


III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Những loại phương tiện truyền thông nào giáo viên nên sử dụng, và hiệu quả
đem lại là gì?
Phương tiện truyền thơng có thể dùng trong bất cứ môn học nào, đặc biệt là
môn ngoại ngữ, giúp nâng cao việc học, không những trong giờ học trên lớp mà cịn
trong các bài tập ngồi giờ.
Để khơi dậy niềm say mê của học sinh, chúng tôi sử dụng những tài liệu gắn liền
với cuộc sống thực tế bằng tiếng Anh như truyện ngắn, lời bài hát và hình ảnh như phim tài
liệu, phim ảnh, video Youtube, hình ảnh và truyện tranh, có liên quan đến chủ để học sinh
đang học, để học sinh đánh giá và thảo luận, giúp học sinh phát huy sự sáng tạo và suy
nghĩ sâu sắc về các vấn đề liên quan đến cuộc sống và con người, cung cấp cho học sinh giá
trị giáo dục và tư duy phân tích.

3.2. Ích lợi của việc sử dụng các phương tiện truyền thông đối với học sinh
3.2.1 Phim , tranh ảnh, hoạt hình
Những phương tiện phổ biến như (phim, nhạc, You tube) rất gần gũi và quen
thuộc với học sinh, giúp học sinh chú ý và say mê trong quá trình thảo luận để lĩnh
hội kiến thức ngơn ngữ. Những tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh này cung cấp cho
chúng ta môi trường phong phú cho việc dạy và học tiếng. Phim ảnh có thể chuyển
tải những thơng tin phức tạp tới học sinh một cách hiệu quả, và nếu được sử dụng
một cách sáng tạo có thể trở thành một cơng cụ biểu đạt mạnh mẽ.
3.2.2.Truyện ngắn
Truyện ngắn giúp giáo viên dạy cả bốn kỹ năng với tất cả các trình độ.
Murdoch (2002: 9) chỉ rõ rằng “ truyện ngắn, nếu được lựa chọn và khai thác một
cách phù hợp,có thể cung cấp nội dung chất lượng giúp nâng cao năng lực ngoại ngữ
cho học sinh ở mức độ cao” Truyện ngắn có thể là cơng cụ hữu ích để củng cố và
phát triển ngôn ngữ bằng cách sử dụng chúng trong các hoạt động học như thảo
luận, viết và đóng vai các nhân vật hội thoại với nhau.
Nhiều giáo viên đã sử dụng truyện ngắn hết sức hiệu quả để thiết kế hoạt động
trong tiết học và kết quả cho thấy truyện ngắn có thể khiến học sinh hào hứng và học
một cách tích . Chúng ta đều biết rằng học sinh thích kể và nghe kể chuyện . Thay vì
sử dụng tiếng mẹ đẻ, chúng ta có thể tạo cơ hội để học sinh kể và nghe truyện bằng
tiếng Anh. “ Kể chuyện hầu như không gây tốn kém gì cả, mà chúng cịn thú vị, có
thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất kỳ nơi nào. ‘(Zabel-1991.) truyện cũng giúp học sinh

6


thu được lợi ích quan trọng: học sinh cảm thấy tự tin hơn vào bản thân. Chúng ta có
thể cùng lúc vừa giúp học sinh hào hứng, vừa xây dựng và phát triển năng lực ngôn
ngữ ở học sinh . Garvie (2005) cho thấy truyện đặc biệt hữu ích trong lớp học ngơn
ngữ bởi vì “ nó giúp ngữ cảnh hóa những đơn vị ngơn ngữ riêng lẻ thường được
trình bày một cách khô cứng trong sách giáo khoa.”

Giáo viên có thể sử dụng các truyện được sử dụng kèm hình ảnh, phụ đề tiếng
Anh, âm thanh lời thoại khai thác từ các trang youtube, clip.vn, British Council, cho
học sinh xem và thiết kế các hoạt động phù hợp như: nối câu/ từ với hình ảnh, tìm
các động từ, thì của động từ, tên các lồi vật,đóng vai nhân vật và hội thoại, sắp xếp
lại câu theo tiến trình câu chuyện, ..v..v tùy vào mục tiêu của bài học.
Truyện không chỉ giúp kích thích học sinh lĩnh hội ngơn ngữ nói chung mà cịn
cho học sinh cơ hội kích thích khả năng nghe và nói trong giờ học. Lý do chính để
sử dụng truyện trong giờ học là bởi đó là một trong những cách hay nhất thu hút sự
chú ý của học sinh và khuyến khích khả năng giao tiếp.
3.2.3 Bài hát
Medina, (1993), âm nhạc và ngôn ngữ được xử lý và lĩnh hội trong cùng một
vùng não bộ. Là một cách hiệu quả để giới thiệu một chủ đề hoặc cấu trúc ngữ
pháp hay khuyến khích và phát triển kỹ năng nghe qua các hoạt động được thiết
kế cụ thể.
Bài hát cịn giúp củng cổ chức năng ngơn ngữ, khuyến khích luyện phát âm, ngữ
điệu, trọng âm: Các bài hát tiếng anh được hát bởi rất nhiều người từ các quốc gia
khác nhau vì vậy khi nghe các bài hát tiếng Anh, học sinh có cơ hội nghe phát âm các
từ ngữ tiếng anh qua vô số các giọng khác nhau (giọng Anh, Mỹ , Úc hay cả những
người sử dụng tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ …. ). Bài hát giúp học sinh làm
quen với trọng âm và ngữ điệu, nhịp điệu mà các từ được nói hoặc hát, điều này giúp
học sinh học và ghi nhớ.
Hiệu quả trong việc giới thiệu từ, thực hành và làm giàu vốn từ vựng: bài hát
thường chứa những từ ngắn, thông dụng, với các từ ngữ thường dùng trong giao tiếp
hàng ngày, thời gian và địa điểm thường được ẩn chứa, lời bài hát thường được hát ở
mức độ chậm hơn so với ngơn ngữ nói và có sự lặp lại về từ và ngữ pháp ( Murphy,
1992). việc lặp lại giúp ích cho q trình học. Học sinh có thể nhớ cả các cụm từ
thường đi với nhau, điều đó sẽ giúp các em rất nhiều trong các cuộc nói chuyện thực
hoặc trong ngơn ngữ viết bằng tiếng Anh.

7



Giáo viên có thể sử dụng bài hát tiếng Anh để giúp nâng cao năng lực ngôn
ngữ và phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Chúng ta nên lựa
chọn những bài hát đơn giản, có sự lặp lại về từ ngữ và thường chứa những cấu trúc
ngữ pháp có ích cho việc dạy học. Bên cạnh đó, một số bài hát khó hơn lại thường
chứa những từ vựng, những thành ngữ, hoặc thông điệp, chủ đề , câu chuyện thú vị
mà học sinh có thể thảo luận, giải thích, tranh cãi, và viết về chúng ở bất kỳ trình độ
nào.
Ngồi ra, bài hát cịn là cầu nối để học sinh tiếp cận kiến thức văn hóa của các
nước. Các bài hát giúp giảm các yếu tố tâm lý tiêu cực (Affective Filter), hay nói
cách khác,bài hát gây hứng thú giúp tạo động lực khuyến khích học sinh học, có thể
khuấy động, lơi cuốn những học sinh chưa tích cực.
• Giáo viên có thể thiết kế nhiều hoạt động đa dạng dựa trên việc sử dụng các
clip nhạc tiếng Anh có kèm theo lời để học sinh nhìn và hát theo:
- Thử khả năng ghi nhớ lời bài hát qua bài tập điền từ, bài tập trắc nghiệm hoặc
game “ Don’t forget the lyrics”
- Cho học sinh tìm ý chính, chủ điểm, thơng tin chi tiết.
Ví dụ :
+ Bài “ if you are happy and you know it” để học sinh hiểu thêm về “ nonverbal
communication .
+ Bài “ Earth song” của Micheal Jackson để kích thích học sinh với chủ điểm “
environment and conservation” ,
+ Các bài hát “ because I love you”, “ if I don’t have you” để khai thác về câu
điều kiện, bài “ happy new year” để giới thiệu chủ để “ celebration”.
Đây là một phương pháp rất đơn giản và đã được nhiều giáo viên áp dụng. Nếu
hiểu đúng được ý nghĩa của phương pháp này và vận dụng một cách sáng tạo, sẽ
không chỉ giúp học sinh học được thêm nhiều từ vựng mà cịn có thể tạo cho học
sinh sự thích thú và hào hứng trong giờ học tiếng Anh.
3.3. Một số điều cần lưu ý đối với việc khai thác, sử dụng các phương tiện

truyền thông.
Bên cạnh việc khai thác các lợi ích khi kết hợp sử dụng phương tiện truyền
thông trong giờ học ngoại ngữ, giáo viên cần cân nhắc một số nhược điểm:
• Việc dùng một số phương tiện truyền thông như âm nhạc, phim…. đơi khi
cịn gây tiếng ồn ảnh hưởng tới những lớp học xung quanh.

8


• Một số học sinh chưa ý thức động cơ học tập: một số khơng thích hát hay
chỉ thích nghe bài hát hoặc xem phim mà khơng thích học.
• Có thể gặp trục trặc về kỹ thuật với máy phát (đài, đầu đĩa…) , hay virus.
Giáo viên cần lưu ý:
• Hiểu rõ khối lượng cơng việc phải thực hiện.
• Có kỹ năng nhận dạng và đánh giá nội dung học liệu được khai thác nhằm
đáp ứng mục đích nâng cao việc dạy và học. Khi cho học sinh xem hoặc
nghe một nội dung khơng phải để giải trí đơn thuần, mà phải phát triển kỹ
năng, kiến thức hoặc tạo động lực cho học sinh.
• Khi thiết kế một bài giảng hay chương trình, chúng ta cần xác định mục
tiêu cần đạt, và cân nhắc các hoạt động nên sử dụng khơng chỉ trong q
trình học sinh thực hành mà cịn cả những hoạt động khi bắt đầu và kết
thúc bài.
• Các hoạt động cần đa dạng và phong phú, được thay đổi liên tục để xây
dựng môi trường học tập có tính thử thách, kích thích, hấp dẫn.
• Giáo viên cần nêu rõ yêu cầu, mục tiêu cần đạt, thời gian cho mỗi hoạt
động và kết quả mong muốn.
3.4 Một số những bài tập được thiết kế qua việc ứng dụng các phương tiện
truyền thông trong tiết học tự chọn.
3.4.1 Phim , tranh ảnh, hoạt hình, games
Chủ đề “Celebration” trong chương trình lớp 11 được chúng tơi lồng ghép vào tiết tự

chọn với một số games: crosswords nhằm mục đích giúp các em hảo hứng hơn trong
học tập và ghi nhớ từ vựng liên quan đến chủ đề này.

9


Nhằm mục đích cung cấp thêm vốn từ vựng cũng như tạo nhu cầu giao tiếp đối với
các học sinh lớp 10 khi học đến chủ đề “ Technology and you” thì bộ phim hoạt hình
“Mr. Bean” là một lựa chọn để khai thác.

10


Talking points:
1. What things do you usually buy at the shopping mall?
__________________________________
2. Are there any differences in your country between the things men and women
buy at the mall?
__________________________________________________
3. How do you pay when you go shopping at the mall? By cash or credit card?
_______________________________________________________
4. Where can people get credit cards in your country?
_____________________
5. Do you need to deposit some money at the bank before getting a credit card?
_______________________________________________
6. What differentiates your credit card from another person’s?
_____________________________

11



7. What can you do with a credit apart from shopping with it?
____________________________________________________
8. Can you withdraw money from an ATM with your credit card?
_________________________________________________
9. When you go shopping where do you put your credit card?
__________________________________________________
10. What things do people usually put in their wallet?
_______________________________________________
11. What other services do banks offer in your country?
_________________________________
12. When you take a bus in your country do you pay with a card or cash?
___________________________________
Với bộ phim “Cast Away - By Tom Hanks” chúng tôi thiết kế dạng bài tập sắp xếp
để qua đó giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, rèn khả năng ghi nhớ cho
các em sau khi được xem phim.
Put the following events in the correct order by writing numbers next to them
____ He took off the dead man’s shoes and flash light
____ The plane crashed into the Pacific Ocean.
____ He landed on a lonely island.
____ The flight crew were experiencing turbulence.
____ He split open the coconut with a stone and drank the juice.
____ He found a dead body floating near the beach.
____ He buried the dead man and wrote him an epitaph.
____ Tom Hanks used a raft to stay afloat.
____ He walked round the island and climbed a hill.
____ He called out for help.

12



3.4.2 Truyện ngắn
Với truyện ngắn “ The Ugly Duckling” được thiết kế một số dạng bài:
Task 1, Fill in the blanks with the prepositions.
1, The mother duck was sitting ………… her eggs.
2, Baby ducklings came …………….. the eggs.
3, “I will run …………..”
4, Two wild geese flew …………….. the ugly duckling.
5, Two wild geese fell ………………. the grass.
6, The big dog didn’t talk ……… the ugly duckling.
7, Some white birds flew ………………
8, The ugly duckling knocked ………… the door.
9, “ Ugly duckling, get ………….” The farmer ‘s wife was angry.
10, The ugly duckling flew ……………..
Task 2 , Arrange the sentences to make the story “ The Ugly Duckling”
1, The ugly duckling waddled away.
2, The ugly duckling came out of the egg.
3, The baby ducklings didn’t like the ugly duckling .
4, The ugly duckling was frozen.
5, After a long time, spring came.
6, The ugly duckling was alone.
7, The ugly duckling started to fly, became a swam
8, A farmer helped the ugly duckling.
9, The farmer’s wife didn’t like the ugly duckling and wanted the ugly duckling to
get out.
10, The ugly duckling went to many places, but nobody liked him.
Task 3: Retell the story

13



3.4.3 Bài hát
Ví dụ như bài hát: If I were a Boy By Beyoncé
Task 1. Listen to the first part of the song and fill in the blanks with the words in
the box.
chase, confronted, day, girls, stick up, beer, chase, bed, wanted
If I were a boy
Even just for a _______
I'd roll out of_______in the morning
And throw on what I________ and go
Drink ________ with the guys
And _________after girls
I'd kick it with who I _______
And I'd never get ________ for it
Because they'd ___________for me.
Task 2. Put the verses in the right order
If I were a boy
I swear I'd be a better man
When you loose the one you wanted
And everything you had got destroyed!
Cause he's taken you for granted
Cause I know how it hurts
How it feels to love a girl
I'd listen to her

1. _____________________________
2. _____________________________
3. _____________________________
4. _____________________________
5. _____________________________

6. _____________________________
7. _____________________________

14


I think that I'd understand

8. _____________________________
9. _____________________________

Task 3. Put the verbs in brackets in the right tense

If I were a boy
I__________ (turn off) my phone
Tell everyone that it's broken
So they _________(think)
That I ___________(sleep) alone
I___________(put) myself first
And _________(make) the rules as I go
Cause I know she __________(be) faithfull
__________(wait for) me to come home
Task 4. Put the words in bold in the right column according to their

pronunciation.
It's a little too late for you to come back
Say it's just a mistake
Think I forgive you like that
If you thought l would wait for you
You thought wrong


15


Task 5. Read the following verses and say or write if you agree or disagree with

boys and girls feel and behave in a different way. Do you think the message of
the song is sexist?
But you are just a boy
You don't understand
How it feels to love a girl
Someday you'll wish you were a better man
You don't listen to her
You don't care how it's hurts
Until you lose the one you wanted
Cause you taken her for granted
And everything that you had got destroyed
But you are just a boy
Bài hát: Thank you by Dido
Task 1. I got two versions of the song, but neither of them are right. Listen to the
first part of the song and decide which lines are in the song and which are not.
Rewrite the song correctly.
My tea's gone old, I'm thinking
My tea's gone cold, I'm wondering
why
why
I Got out of bed at four
I Got out of bed at all
The morning rain clouds up my
The morning pain clouds up my

window
window
And I can't see at all
And I can't see at all
And even if I could it'd all be great And even if I could it'd all be grey
But your picture on my wall
But your picture on my door
It reminds me that it's not so sad It reminds me that it's not so bad
It's not so sad
It's not so bad
I drank too much last night, got I drunk too much last night, got bills

16


bills to pay
to pay
My head just feels in pain
My head just feels insane
I missed the bus and there'll be I missed the bus and there'll be hell
red today
today
I'm late for work again
I'm late four work again
And even if I'm there, they'll all
And even if I'm there, they'll all
imply
imply
That I might not pass the day
That I might not last the day

And then you call me and it's not And then you call me and it's not so
so sad
bad
It's not so sad
It's not so bad
Task 2.- Match as many opposite as you can in the following table:
LATE
SUN
THIRSTY

CALM
HEAVEN
COLD

GREY
BAD
OLD

WORST
EARLY
RAIN

HELL
LIGHT
GOOD

HOT
FAT
BEST


Task 3. Now, before listening to the Chorus try to reorder the words in the
lines. Then listen and check.
to and I you want thank
For my the best life giving of me day
and oh with just to be you
having Is my best of the day life
Task 4.- Listen to the second part of the song and complete the gaps with one of
the following prepositions: at, down, near, through
Push the door, I'm home _____ last
And I'm soaking _____ and _____
Then you handed me a towel
And all I see is you
And even if my house falls _____
I wouldn't have a clue
Because you're me _____

17


Task 5.-Match the verbs with the meaning. Use the dictionary, if neccessary.

Remind
Wonder
Miss
Push
Soak
Hand

Give, pass something
Become completely wet by being in liquid

Fail to catch something
Put pressure on something
Ask oneself

Task 6.-Complete the sentences with the correct forms of the verbs in the table
above
a) Sorry, I'm late because there was lot of traffic and I _________the train
b) _______the red button and it will start recording the sound
c) Could you ______ me that grey book?
d) Leave it to _______ all night in red wine
e) I ______you that we are having an exam next week
f) I _______ why you are here on a Saturday night

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Với những ý tưởng thực hiện và hiệu quả mong muốn của chuyên đề mà nhóm tiếng
Anh chúng tơi đã thực hiện “Khuyến khích tạo động lực nâng cao việc dạy và học
ngoại ngữ bằng cách kết hợp các phương tiện truyền thông trong giờ học ngoại
ngữ” đặc biệt là đối với tiết học tự chọn đã thu lại được một số kết quả khả quan:
- Tạo khơng khí sơi nổi trong giờ học, khơng gị ép đối với các học sinh

18


- Tiến trình học tích cực, để học sinh cảm thấy an tồn và thoải mái tham gia vào q
trình học một cách tự nhiên.
- Tạo ra những trải nghiệm đầy hào hứng cho học sinh, giúp học sinh phát triển giá
trị tích cực, tư duy phân tích, nếm trải niềm vui trong học tập.
- Thu hút, gắn kết học sinh vào bài học
- Kích thích trí tị mị, ham hiểu biết
- Kích thích óc sáng tạo

- Tái tạo các hoạt động trong cuộc sống thực
- Khuyến khích tìm hiểu về các chủ đề mới
- Thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ trong hoạt động nhóm.
Với việc khai thác hiệu quả một số các phương tiện truyền thông không những tạo
khơng khí học tập tích cực, sơi nổi trong giờ học tự chọn mà còn giúp phát triển một
số các kĩ năng. Và dưới đây là kết quả mà chúng tôi đã thu được khi khảo sát học
sinh khối 10, 11 và khối 12 trong năm học 2013-2014.
KẾT QUẢ

Với ý tưởng khả quan khi thực hiện chuyên đề này chúng tơi sẽ vận dụng sáng tạo,
hồn thiện hơn nữa trong những năm học tiếp theo, hy vọng sẽ đạt được kết quả như
mong đợi.

19


V. KẾT LUẬN
Để khuyến khích tạo động lực cho học sinh, người giáo viên cũng cần có động
lực, niềm đam mê, là người khích lệ, động viên niềm đam mê học tập, gắn kết học
sinh với mỗi bài học, là người đem đến những điều ngạc nhiên thú vị trong giảng dạy
và học tập.
Hãy nghĩ về một bài giảng chúng ta sắp dạy, hãy thêm sức sống mới cho
bài giảng đó bằng cách thử kết hợp phương tiện truyền thơng trong tiết học. Có
thể điều đó sẽ làm hào hứng ngay chính chúng ta và cả học sinh của chúng ta,
đồng thời bài học cũng sẽ thú vị hơn và ý nghĩa hơn cho tất cả!

VI. KIẾN NGHỊ:
Để SKKN được áp dụng một cách có hiệu quả hơn, tạo sự hứng thú học tập cho học
sinh trong các tiết học tự chọn , tơi có một số kiến nghị sau:
+ Đối với học sinh:

 Cần chuẩn bị tốt phần từ vựng ở nhà trước khi đến lớp trong các tiết học.
 Ý thức được tầm quan trọng cũng như mục tiêu của việc học đặc biệt là môn
tiếng Anh, để các cảm thấy ngày càng say mê, u thích mơn học này.
+ Đối với giáo viên:
 Việc chọn phương tiện truyền thơng thích hợp.
 Nguồn tư liệu được chọn phải liên quan đến chủ đề ,việc thiết kế cách task sao
cho phù hợp, đạt mục tiêu của bài học.

20


 Luôn thay đổi cách thiết kế các task cũng như việc lựa chọn phương tiện
truyền thơng thích hợp tạo sự hấp dẫn với đa dạng nhiều hình thức khác nhau ,
nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
 Cần phải chuẩn bị một số tình huống có thể xảy ra ngoài những nội dung trong
bài để tránh bị thụ động trong quá trình học của học sinh.
Trên đây ý tưởng mà nhóm tiếng Anh của chúng tơi đã xây dựng và áp dụng. Chúng
tôi cũng hi vọng nhận được sự đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp để SKKN
được ngày càng hoàn thiện hơn và tạo ra nhiều ứng dụng khai thác hiệu quả hơn nữa.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dictionary - Oxford University Press
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT.
3. Sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11, 12 – Nhà xuất bản Giáo Dục.
4. Phim, games trong trang web: />5. Truyện ngắn có phụ đề trong trang web: />v=MtNzZ5f5EUw
6. Bài hát trong trang web: />
MỤC LỤC


22


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
2. Cơ sở nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
2. Cơ sở thực tiễn:
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Những loại phương tiện truyền thông nào giáo viên nên sử dụng, và hiệu quả
đem lại là gì?
3.2. Ích lợi của việc sử dụng các phương tiện truyền thông đối với học sinh
3.2.1 Phim , tranh ảnh, hoạt hình
3.2.2 Truyện ngắn
3.2.3 Bài hát
3.3. Một số điều cần lưu ý đối với việc khai thác, sử dụng các phương tiện truyền
thông.
3.4 Những bài tập được thiết kế qua việc ứng dụng các phương tiện truyền thông
trong tiết học tự chọn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
V. KẾT LUẬN
VI. KIẾN NGHỊ:

23


24




×