Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN một số thủ thuật nhằm nâng cao kỹ năng nghe cho học sinh khối 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.98 KB, 25 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ THỦ THUẬT NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHE
CHO HỌC SINH KHỐI 10 THPT"


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận của việc chọn đề tài
Việt Nam đang trên con đường hội nhập với thế giới và các nước trong khu vực, đất
nước đang chuyển mình trong nền kinh tế thị trường. Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng
và là cầu nối tới những quốc gia đã phát triển, giúp chúng ta tiếp cận với những thành tựu
mới nhất của con người về khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội và hiểu biết lẫn nhau hơn.
Do đó đòi hỏi nước ta phải có một nguồn nhân lực ngoài việc được đào tạo về chuyên
môn có hệ thống bài bản chất lượng cao còn phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp quốc tế. Để
đạt được điều đó học sinh phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp dưới các dạng
kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết - đó là hành trang giúp các em học sinh vững bước vào cuộc
sống mới sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Cũng do yêu cầu như vậy nên ở bậc THPT, tiếng Anh là một trong những môn học
chính thức và môn thi tốt nghiệp bắt buộc.
Kĩ năng nghe là một trong bốn kĩ năng quan trọng đối với những người học ngoại
ngữ. Muốn giao tiếp được thành công thì người học phải vận dụng được rất nhiều kiến
thức nền và kỹ năng khác để nghe và hiểu được những gì người khác diễn đạt một cách
chính xác. Nghe tiếng Anh tốt sẽ khuyến khích học sinh say mê, tự tin trong học tập hơn
và củng cố được các kĩ năng khác như nói, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...
Trên thực tế đã học tốt kĩ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá
trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác
nhau.
Tuy nhiên, dạy tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng nghe nói riêng ở Việt Nam trong
những năm qua đã gặp phải rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như sách giáo khoa chưa đồng


nhất, trình độ chung của giáo viên chưa đồng đều, phương pháp giảng dạy cũ, không hiệu
quả, thiếu phương tiện giảng dạy, thiếu môi trường thực hành giao tiếp dẫn đến chất
lượng dạy và học còn chưa cao. Học sinh thiếu động cơ học tập vì trong các cuộc thi
quan trọng như thi tốt nghiệp hay thi đại học đều không kiểm tra kĩ năng nghe.


Từ những thực tế trên tôi nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng
Anh nói chung và kĩ năng nghe ở cấp Trung học phổ thông nói riêng là việc làm cần thiết
, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cũng là góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho đất nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
2. Cơ sở thực tiễn của việc chọn đề tài
Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường phổ thông, tôi đã
nhận thấy một thực tế là đa số các em học sinh phổ thông nhất là học sinh vùng miền núi
ngại học môn tiếng Anh, thường có cảm giác nặng nề trong những giờ học, sau khi tốt
nghiệp đều không thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ mà mình đã học. Thường thì khi bắt
đầu cấp học mới (Đại học, Cao đẳng) hoặc khi cần thiết các em lại phải bắt đầu lại từ
đầu. Hơn nữa, do môi trường giao tiếp vô cùng hạn hẹp nên khi tình huống giao tiếp tình
cờ xuất hiện (chẳng hạn gặp một người nước ngoài hay một người nói tiếng Anh), các em
không thể giao tiếp được, nhiều em còn nói rằng các em thấy ngại khi nói tiếng Anh.
Vậy, phải làm thế nào để học sinh hứng khởi với việc học ngoại ngữ, cụ thể là môn
tiếng Anh. Làm sao để giờ học tiếng Anh trở thành một giơ học mà các em trông đợi và
không phải sốt ruột mong cho nhanh hết giờ vì chán học? Làm sao để các em có thể
nghe, nói được những câu tiếng Anh đơn giản một cách tự nhiên? Đó là mọt số trăn trở
của tôi trong quá trình dạy học, vì vậy tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra những
giải pháp hữu hiệu nhất nhằm làm cho bài giảng của mình có sức cuốn hút đối với học
sinh, cũng là nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn trên cơ sở cải tiến phương
pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm.
Đối với chương trình tiếng Anh hệ 7 năm - chương trình chuẩn hiện nay cả 4 kĩ năng
nghe, nói, đọc và viết đã được biên soạn rất công phu và rõ ràng, và được phân bố thời

lượng như nhau, kĩ năng nghe được sạy sau kĩ năng đọc và nói. Các em đã được trang bị
vốn từ vựng, các ngữ liệu nói, các thông tin liên quan đến chủ đề. Tuy nhiên, các giờ học
nghe thường khô khan, không sinh động, học sinh thường thụ động, chỉ có một số học
sinh khá là làm việc tích cực. Kiến thức nền và hiểu biết về các lĩnh vực xã hội liên quan
đến các chủ đề của một số học sinh còn hạn chế.


Riêng với học sinh lớp 10A, 10B, 10C, 10D năm học 2010 - 2011 do tôi đảm nhiệm,
khi mới bắt đầu học những tiết nghe đầu tiên của chương trình tiếng Anh 10, hầu hết học
sinh đều sợ giờ nghe và cho rằng kĩ năng nghe quá khó, các em nghe được ít và không
hiểu mình đang nghe gì. Qua tìm hiểu tôi cũng biết thêm là ở các lớp bậc THCS các em ít
khi được nghe băng đài cassette và tiết học nghe chưa được chú trọng nên kĩ năng nghe
và kĩ năng làm các bài tập nghe của các em còn yếu.
Từ những lý do nêu trên kết hợp với những gì đúc kết được sau một quá trình giảng
dạy tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm tổ chức một giờ dạy nghe tiếng Anh lớp 10 chương trình chuẩn hợp lý và hiệu quả hơn cũng như phát huy được tốt nhất kiến thức và
năng lực của học sinh.
II. Thực trạng của việc dạy và học kĩ năng nghe ở trường THPT Dân tộc Nội
trú tỉnh
1. Đối với học sinh
1.1. Thuận lợi
Hầu hết học sinh lớp 10 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đã học chương trình tiếng
Anh THCS và kiến thức các em được cung cấp ở cấp học này là tương đối nhiều cả về
ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng giao tiếp.
Một số học sinh do được đào tạo bài bản từ cấp THCS cho nên kiến thức rất chắc và
hiểu biết xã hội cũng rất rộng.
Đối tượng của chương trình này là những học sinh lớp 10 thuộc Ban Khoa học Tự
nhiên và Ban Cơ bản do mới vào lớp 10 nên các em chưa chịu nhiều áp lực của kì thi Đại
học và Cao đẳng; chính vì vậy các em vẫn rất hào hứng thậm chí có một số còn cảm thấy
say mê đối với môn học này.
Bản thân học sinh và các bậc phụ huynh cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan

trọng của việc học tiếng Anh ngay từ khi bước vào lớp 10 nên đã có sự quan tâm và đầu
tư thích đáng về nhiều mặt cho môn học này, nó không còn bị xem là một môn học phụ
như trước đây nữa.


Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất như phòng máy chiếu đa
năng, sách, băng, đài giúp cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học được thực
hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.
Không khí lớp học rất sôi nổi khi học sinh gặp những chủ đề quen thuộc, gần gũi
như: “The day in the life off”, “School talks”, “The story of my village”. “Music”, “Films
and cinema”, “The World Cup”...
1.2. Khó khăn
Trình độ học sinh không đồng đều. Như đã nêu ở trên, có nhiều học sinh có kiến
thức sâu và rộng về tiếng Anh nhưng bên cạnh đó còn không ít học sinh chưa nghe nói
thành thạo thậm chí một số những câu giao tiếp sơ đẳng nhất như hỏi tuổi, quê quán, nơi
ở.
Một số chủ đề nói trong chương trình khá xa lạ với học sinh miền núi như:
Technology and you, Undersea World, Conservation, National Parks, Cities.
Nhiều học sinh yếu về kĩ năng nghe, không hiểu được mình phải làm gì trong các
hoạt động nghe.
Một số học sinh có vốn từ vựng của các lớp dưới rất ít ỏi nên không đủ từ hay ngôn
từ để hoàn thành các Task.
Một số học sinh rất ngại phát biểu, thụ động sợ nói sai.
2. Về phía giáo viên
Từ những đặc điểm của học sinh được nêu trên tôi nhận thấy giáo viên có thể gặp
phải một số thuận lợi và khó khăn như sau trong quá trình giảng dạy.
2.1. Thuận lợi
Cơ sở vật chất của trường như máy chiếu, băng, đài đầy đủ. Ban giám hiệu quan tâm
và tạo mọi điều kiện để giáo viên phát huy hết khả năng của mình.
Đa số học sinh là ngoan, có ý thức học tập.

Không khí lớp học rất sôi nổi khi học sinh gặp những chủ đề quen thuộc, gần gũi
như “School talks”, “Music”, “Films and cinema”, “The World Cup”...
2.2. Khó khăn


Do trình độ của học sinh không đồng đều nên trong một khoảng thời gian giới hạn
có học sinh đã hoàn thành được các yêu cầu của hoạt động nghe nhưng cũng có học sinh
chỉ hoàn thành được 50% công việc và thậm chí là 30%.
III. Mục đích nghiên cứu
1. Đề tài góp phần tìm ra phương pháp phù hợp và hiệu quả để dạy kĩ năng nghe
sách Tiếng Anh lớp 10 - Ban Cơ bản.
2. Góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận của việc nâng cao phương pháp dạy kĩ
năng nghe.
IV. Tính khả thi của đề tài
1. Đối với giáo viên
Đây là phương pháp dạy nghe có hiệu quả cao.
Chúng ta đang cải cách sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Nếu không tìm ra
phương pháp có hiệu quả cho việc dạy nghe thì việc sử dụng sách giáo khoa sẽ không đạt
kết quả tốt và mục tiêu đề ra của môn học sẽ không hoàn thành.
Các bước dạy nghe theo phương pháp giao tiếp rất dễ thực hiện và rất phù hợp với
từng đơn vị bài dạy trong sách giáo khoa.
Giáo viên có thể kết hợp nhiều kĩ năng cho bài dạy của mình làm cho bài học thêm
sinh động. Phương pháp giao tiếp sẽ giúp các em cuốn hút vào bài giảng, kích thích sự
sáng tạo trong học tập, đặc biệt có hiệu quả đối với các lớp có trình độ hỗn hợp.
Với một số thủ thuật, đề tài này giúp giáo viên nâng cao phương pháp dạy và học giờ
nghe. Đem lại cách nhìn hoàn toàn mới trong giảng dạy: Lấy học sinh làm trung tâm của
giáo dục. Giáo viên luôn động viên, khuyến khích các em sáng tạo trong học tập, không
thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
2. Về phía học sinh
Học sinh sẽ được hưởng lợi từ cách giảng dạy mới. Các em sẽ được tham gia bài học

của mình một cách chủ động và sáng tạo. Giờ nghe khô khan sẽ trở nên hấp dẫn, sôi nổi,
bổ ích hơn giúp các em có học lực yếu cảm thấy tự tin hơn khi nghe, nói tiếng Anh. Giúp
học sinh bước đầu có khả năng nghe nói trong giao tiếp.


Áp dụng phương pháp dạy giao tiếp giúp các em có thể tự mình vượt qua rào cản về
sự khác biệt ngôn ngữ, hòa mình vào môi trường giao tiếp.
Những học sinh yếu, kém không cảm thấy khoảng cách trong học tập, các em có thể
tự tin hơn vào khả năng của mình để tham gia giờ học.
Dạy nghe theo phương pháp giao tiếp khuyến khích phát triển các kĩ năng khác: đọc,
viết, nói tạo thói quen tốt trong học ngoại ngữ. Sự vận động trong mỗi cá nhân là rất quan
trọng không ai, không máy móc phương tiện nào / thể thay thế. Chính phương pháp giảng
dạy hiện đại sẽ trợ giúp, thúc đẩy, cải thiện được việc dạy và học ở trường THPT, đồng
thời phát triển được kĩ năng nghe – một trong những kĩ năng được coi là khó và yếu nhất
trong việc dạy và học tiếng Anh ở các trường phổ thông hiện nay.


PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận:
1. Mục đích dạy học:
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức của
ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói
riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh
thể hiện qua các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Kĩ năng nghe tiếng Anh của học sinh được
hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học
tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các
phương thức khác nhau.
Nghe và kĩ năng tiếp thu là quá trình giải mã âm thanh, cho nên ở đây có sự quan hệ
mật thiết và âm vị học và ngữ nghĩa học.
Có thể nói rằng Nghe là một kĩ năng đòi hỏi sự phán đoán nắm bắt nhanh nhạy và

khả năng tổng hợp rất cao về nhiều mặt của người nghe. Do đó, muốn nghe tốt, ngoài
kiến thức ngôn ngữ, người học cần phải có kiến thức nền về văn hóa của đích ngữ, có vốn
sống và hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như xã hội và kiến thức
ngôn ngữ chuyên ngành.
Nói cách khá nghe là quá trình hiểu và lĩnh hội tri thức một chiều, nghĩa là người nghe
phải dùng năng lực ngôn ngữ để giải mã một chuỗi các phát ngôn trong một tình huống xa
lạ qua cảm thụ âm thanh. Vì vậy làm thế nào để dạy tốt môn nghe cho học sinh bậc THPT
có kết quả vẫn còn là một vấn đề khá nan giải.
2. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe
2.1. Giáo viên
Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều
khiển học sinh hoạt động trong giờ học.
Để tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố
cơ bản sau:
- Chọn và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật nghe phù hợp với từng nội dung bài dạy.
- Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.


- Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học phục vụ dạy nghe.
- Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy.
- Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
2.2. Phương pháp - kĩ thuật dạy nghe (Listening Techniques)
Phương pháp dạy nghe (Listening Techniques) được quy định bởi nội dung dạy
nghe, nói cách khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp
các phương pháp, các kĩ thuật dạy nghe. Mỗi kĩ thuật dạy học phù hợp với một hình thức
bài dạy cụ thể (dạy ngữ pháp, dạy nói, dạy viết...).
2.3. Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe
Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung
và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của
SGK. Trong tất cả đơn vị bài học chương trình SGK mới phần nội dung của bài nghe

được ghi trong băng cát sét còn SGK chỉ in các bài tập luyện nghe. Muốn thực hiện tốt
các bài luyện nghe này thì người học phải được nghe các nội dung bài học trong băng.
Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp
dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú học tập.
* Các thiết bị cần cho môn học:
- Máy thu phát băng cassette.
- Máy ghi âm các bài đọc và nghe theo SGK.
- Tranh ảnh minh họa nội dung bài học trong SGK.
- Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo...
2.4. Học sinh
Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ chức, điều
khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ
của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên.
Để tiết dạy nghe được tốt thì học sinh cần phải có những kĩ năng cần thiết trong việc
nghe hiểu bằng tiếng Anh.
II. Một số giải pháp thực tế để tiến hành một tiết dạy nghe đạt hiệu quả
1. Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe


1.1. Đối với giáo viên
Để một tiết dạy nghe được tốt thì người giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu kĩ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên:
SGK, SGV là cơ sở quan trọng, để giáo viên hoạch định việc giảng dạy của mình
cho tiết học, việc nghiên cứu kĩ SGK, SGV sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiết
dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động
một cách khoa học.
- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy:
Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được
sau tiết dạy học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích, yêu cầu của tiết dạy là
giúp học sinh luyện tập và phát triển các kĩ năng: Listening, Speaking, Reading, Writing

(trong đó kĩ năng nghe là chủ yếu), sau khi kết thúc phần nghe học sinh hiểu được nội
dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó.
- Lựa chọn và phối hợp các kĩ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh
hoạt và phù hợp:
Việc lựa chọn kĩ thuật dạy nghe phải được xác định trên căn cứ là nội dung của tiết
dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe gồm có 3
giai đoạn: Giai đoạn trước khi nghe (Pre-Listening), giai đoạn trong khi nghe (WhileListening), giai đoạn luyện tập “Post-Listening”. Trong mỗi giai đoạn có các kĩ thuật dạy
nghe đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó.
- Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe:
* Sử dụng đài cassette:
+ Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị đài tốt, băng rõ và pin dự phòng khi mất
điện.
+ Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác.
+ Tuyệt đối không để học sinh tự ý sử dụng nếu chưa được hướng dẫn.
+ Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn...
* Sử dụng tranh minh họa:


+ Tranh hình trong SGK: Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo
chương trình mới là có nhiều tranh hình minh họa. Việc tận dụng đến mức tối đa các
tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả
các bài học.
+ Trang hình minh họa (tự tạo hoặc mua): để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu
cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh họa phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, nhưng phải
có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Nếu không có điều kiện mua thì có thể
phóng to tranh minh họa trong SGK.
- Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học.
Giáo viên cần hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các
hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh. Chuẩn bị các
handouts, thiết kế lại các bài tập khó và dài.

- Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy trong tổ chuyên môn, với đồng nghiệp.
Hiệu quả của tiết dạy nghe sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra
thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy, việc làm này không chỉ mang lại kết quả tích
cực cho tiết dạy nghe mà kĩ năng khác cũng có kết quả như vậy.
1.2. Đối với học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách”
- Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời
gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu...
- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy nghe mà
đối với các tiết dạy kĩ năng khác cũng có kết quả như vậy.
- Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn đề,
câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy.
2. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiết
dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production. Tiến trình của một tiết dạy
nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While-Listening và Post-Listening.
Tiến tình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử


dụng kĩ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải
xác định rõ ràng mục đích yêu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học
sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.
2.1. Pre-Listening
Mục đích
- Tạo tâm thế nghe bằng cách cuốn hút học sinh vào nội dung/ chủ đề nghe.
- Gây hứng thú cho học sinh đối với bài sắp nghe.
- Động viên kiến thức nền (background knowledge) của học sinh về chủ đề bài nghe
giúp học sinh dùng kiến thức đó để nghe dễ hơn.
- Giúp học sinh nghe có mục đích (có vấn đề gì về nội dung gì và thực hiện các loại
bài tập gì).

- Các loại bài tập (tasks/activities): Predicting, Discussing (guiding questions),
Matching, Word square, Question-answer exchange\role play, Brainstorming, Preteaching (difficut key words/structures).
Đây là bước đầu tiên học sinh tiếp xúc với chủ đề bài học. Vì vậy trước khi nghe về
một chủ đề gì đó, tôi thường tìm hiểu các thông tin và hình ảnh có liên quan đến bài
nghe, trong những phút đầu tiên của giờ học nghe tôi thường gây hứng thú để tạo môi
trường ngoại ngữ trong giờ học cho học sinh bằng cách đặt ra các câu hỏi tiếng Anh ngắn
gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc và thú vị để học sinh suy nghĩ và trả lời bằng
tiếng Anh, từ đó dẫn dắt học sinh vào bài.
- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt
gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc ừ và đoán xem các em
chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai. Giới thiệu cho học sinh biết sơ lược về chủ đề,
bối cảnh, sự kiện, thời gian và không gian (số người tham gia hội thoại), v.v... Điều này
sẽ giúp học sinh có một cái nhìn tổng thể và phần nào đó có thể phán đoán được nội dung
của bài nghe.
- Chẳng hạn khi học nghe Unit 13: “Films and cinema”, bức tranh trong sách là một
cảnh trong bộ phim Titanic. Tôi có thể đặt rất nhiều câu hỏi cho học sinh thông qua nó.
e.g. Have you seen the film Titanic?


What are the names of the main charaters?
What is it about?
Do you know the song in this film?
.................
Sau khi trả lời được các câu hỏi này, tôi cho học sinh nghe một đoạn bài hát trong
phim Titanic “My heart will go on”.
Hoặc khi học bài nghe Unit 14 “The world cup”. Tôi cho học sinh xem bức tranh các
cầu thủ trong sách giáo khoa: Pele, Zidane, Maradona, Barthe và Beckham, sau đó tôi đặt
các câu hỏi:
Can you name these famous football players of the world?
Where are they from?

Who do you like best? Why?
Do you know who is considered the best soccer player of all times? And what do you
know about him?
....................
- Nếu bài nghe có nội dung khó, từ mới hoặc ngữ điệu phức tạp thì giáo viên nên
cung cấp cho người học một số từ ngữ quan trọng quyết định đến việc hiểu nội dung bài
nghe. Tôi đã lồng ghép để giới thiệu và dạy các từ ngữ khó xuất hiện trong bài nghe cho
học sinh. Ví dụ khi nghe Unit 15 “The cities”. Tôi đã giới thiệu các từ hoàn toàn mới đối
với học sinh thông qua bài tập “Matching” dựa trên bức tranh trong sách giáo khoa
(Trang 160- Listening)
Kết quả là hầu hết các em đều nắm được các từ mới và hứng thú học bài.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp
nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe. Có thể các em nói không chính xác với
những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe.
- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm hay
cấu trúc mới, các kiến thức nền.


- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và
nêu yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi, ...).
2.2. While-Listening (about 25 minutes)
Mục đích: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe và thực hiện một số yêu cầu bài tập
luyện nghe.
Các loại bài tập: Comprehension, questions, True-false statements, Gap filling, grill,
filling, multiple choice, listen and check, sentence completion, listening and correcting,
facts, listening and note talking.
Đây là giai đoạn học sinh có cơ hội luyện tập. Ở giai đoạn này giáo viên đư ra các
dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy
giáo viên chú ý cần sửa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng.
Cho học sinh có đủ thời gian đọc và hiểu được các yêu cầu cũng như nội dung các

câu hỏi của bài luyện nghe, sau đó giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần (nếu
nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần). Cho học sinh nghe bằng lần thứ nhất để
nắm ý tổng thể hoặc đại cương nội dung bài nghe (pendown). Lần thứ hai nghe thông tin
chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu
chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng
thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài
để họ nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe
lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những đoạn khó để khẳng định đáp án. Nên
hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học
có t hói quen phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe và lần thứ hai để nắm ý chi tiết.
Nếu bài nghe có nội dung tương đối dài và khó thì ta nên dùng phương pháp cắt
ngắn từng câu. Việc ngắt câu phải đảm bảo hết một ý hoặc một lượt lời hoặc hết một trao
đổi ngắn giữa hai tham thoại A và B nào đó thì người nghe mới có thể hiểu được.
Khi luyện nghe chúng ta nên tua lại những từ ngữ quan trọng và các phát ngôn
chuyển tải nội dung thông tin trọng tâm của bài nghe mà học sinh chưa hiểu được qua hai
lần nghe băng. Tua băng ở đâu và bao nhiêu lần còn tùy thuộc vào độ khó của từng
trường hợp cụ thể.


- Tôi đã chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy nghe để
lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hình thức hoạt động, các kĩ
thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết dạy nghe.
- Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kĩ năng cần thiết trong khi nghe như đoán từ,
đoán nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép thông tin với tranh, nghe điền thông tin vào
bảng...
- Có những bài tập nghe khó như trả lời câu hỏi, thường học sinh không làm được tôi
đã thiết kế lại thành các dạng bài tập như hoàn thành câu bỏ ngỏ, hay điền từ vào chỗ
trống. Sau khi làm bài này, học sinh có thể quay lại trả lời câu hỏi trong SGK dễ dàng
hơn.
Ví dụ như khi nghe bài “Unit 9 Undersea world”. Task 2 của bài là dài và khá khó

với học sinh vì câu hỏi dài và khó.
Task 2. Listen again and then answer the following questions.
1. What is the length and weight of the blue whale?
2. Why do whales like to feed in the cold oceans?
3. According to the listening passage, what are the good feeding grounds for
whales?
4. What is the main reason for the decrease in whale popultations?
5. What have conservation groups asked the International Whaling Comission to
do?
6. What would happen if we didn’t take any measures to protect whales?
Tôi đã thiết kế thành dạng bài tập “Filling in the gaps”
Tepescript
Whales are mammals that live their entire lives in the water. Some whales are huge.
The blue whale, for example, grows to ... (1)... in length and over ...(2)... in weight. It is
the largest animal that has ever lived on earth. Whales may also be ...(3)... animals in the
ocean.
Whale populations decrease quickly due to ...(7).... Conservation groups asked the
International Whaling Commission ...(8).... However, Native American hunters, such as


the Eskimo, are still allowed to hunt ...(9)... of whales to feed their communities. If no
effective measures were taken to protect whales, these wonderful animals would ...(10)...
forever.
Khi nghe bài “Unit 14 The world cup”. Task 2 của bài là khá khó đối với hầu hết học
sinh, tôi sẽ cho học sinh nghe hai lần nếu em nào có kiến thức tốt sẽ trả lời được 80% 90% các câu hỏi. Sau đó tôi sẽ đưa ra một dạng bài tập khác “TRUE OR FALSE” để các
em này kiểm tra lại câu trả lời của mình còn các em học yếu hơn sẽ có cơ hội tham gia
vào bài học một cách tích cực và tự tin hơn.
Task: Listen again and answer the following questions.
1. What was Pele’ fomous for as a fooball palyer?
2. How many World Cups did he participate in?

3. Where did he play football before he retired?
4. What did Pele’ do after his retirement?
Handout
TRUE OR FALSE:
1. ____ Pele’ was famous for his powerful kicking and controlling the ball.
2. ____ Pele’ becamke the only player to participate in four World Cups.
3. ____ Pele’ played for an English club for two years before he retired.
4. ____ After retirement, he became an international ambassador for the sports,
working to promote peace and understanding through friendly sport activities.
Brainstorming
Hoạt động khởi động này nhằm giúp học sinh ôn lại vốn từ có lien quan đến bài
nghe và bổ xung thêm các từ mới. Hoạt động này có thể áp dụng vào các bài 10, 9, 8,
6. Khi áp dụng những hoạt động này học sinh sẽ đề cập đến những từ, cụm từ sẽ được
nghe trong đoạn nghe. Hơn nữa, nhờ hoạtđộng này giáo viên dẫn các em tiếp cận gần
hơn đến đáp án của bài nghe, giúp các em nghe dễ hơn và hiểu bài dễ hơn.
Ví dụ ở bài 10: “Conservation”, có thể sử dụng hoạt động này để học sinh đưa ra
những nguyên nhân của vụ cháy rừng


Dry, hot
weather in
summer
People fire
for
farmland

Heap of
dry leaves

Reasons

for
Forest
ffFire

Campfire

People
smoking
cigarette
in the
forest

Một ví dụ khác nữa là: ở bài 9 tiếng anh lớp 10 khi dạy về thế giới đại dương. Trong
bài dạy kĩ năng nghe hiểu, hoạt động khởi động Brainstorming giúp cho học sinh nghe
và hiểu bài dễ hơn nhờ có những từ và cụm từ đã được học sinh đưa ra trong hoạt động
khởi động


Feeding
grounds
Largest
animals

Their food

Whales
The most
intteligent

Length

Weight

Một ví dụ khác nữa là: ở bài 6 tiếng Anh lớp 10 khi dạy về tham quan du lịch trong
bài nghe hiểu. Giáo viên đưa ra hoạt động khỏi động Brainstorming, nhằm giúp học sinh
tìm được và nghe được thông tin trong bài nghe và hoàn thành các bài tập Task 1, Task 2,
Task 3 dễ dàng hơn .
Sleep
Have lunch

Play games
Things to
do during
the trip

Take
photos

Sing
Dance


- Ngoài ra trong thời gian ở nhà, hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi,
nghe các bài hát bằng tiếng Anh... tôi đã chọn lọc các bài hát tiếng Anh hay ghi vào đĩa,
giới thiệu và cho các em mượn về nhà nghe hoặc sao lại. Bằng việc tạo ra các môi trường
ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập tốt kĩ năng nghe và các kĩ năng giao
tiếp khác.
2.3. Post - Listening
Mục đích: Giúp HS sử dụng thông tin đã nghe để thực hiện một việc gì có liên quan
đến thông tin đó thông qua các hoạt động nói hoặc viết.
Các loại bài tập:

Role play, discussion, story-telling, writing, notes/letters/reports...
Sau khi nghe, chúng ta có thể cho học sinh tóm tắt lại ý chính của bài nghe, hoặc kể
lại một số tình tiết thú vị của một câu chuyện vừa mới được luyện tập. Bước này rất quan
trọng vì nó giúp củng cố việc nghe - nói và hồi đáp của học sinh. Cũng cần chú ý rằng
nghe để hiểu thái độ, diễn biến tâm lý của các nhân vật tham gia hội thoại trong băng là
rất khó ngay cả đối với người bản xứ vì muốn nghe và hiểu các sắc thái biểu đạt tâm lý
người nghe cần phải có kiến thức về phân tích ngôn bản và ngữ dụng học tức là một
ngành học giúp giải thuyết các khía cạnh thuộc tâm lý ngôn ngữ học, văn học, ...
Ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ đã được luyện
tập ở giai đoạn "While-Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau
khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về
kết quả bài tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo
viên cần phải kết hợp các kĩ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall,
write-it-up, discussion...
Ở giai đoạn luyện tập sau khi nghe, ngoài các bài tập sách giáo khoa, tôi đã đưa ra các
bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao. Chẳng hạn yêu cầu HS tóm tắt lại bài
nghe bằng chính ngôn ngữ của mình, hoặc có thể áp dụng ngữ cảnh đó để nói về chính
cuộc sống hằng ngày của các em thông qua các gợi ý.


Chẳng hạn sau khi nghe xong Unit 15 "The cities", tôi yêu cầu học sinh gấp sách lại
và phát cho các em một "handout" và đưa ra yêu cầu:
Complete the dialogue and practice speaking it with a partner
A: Hello. How are you?
B: Hi. I'm fine. Thank you. And you?
A: I'm fine. Thanks. I have been to New York Harbor.
B: Oh. Have you seen the Statue of Liberty?
B: Yes. Of course. Do you want to know about it?
A: Yes, I do. What's its formal name?
B: It's formal name is .................................

A: How weight is it?
B: .................................
A: And what about the height?
B: .................................
A: What is its material?
B: .................................
A: What is the base made of?
B: .................................
A: Can you tell me about the opening time?
B: It often opens at ................................. and closes at ..............
A: Thank you.
B: You're welcomed!
Hoặc sau khi nghe xong bài "Unit 14 The world cup", tôi yêu cầu học sinh gấp sách
lại và phát cho các em một "handout" và đưa ra yêu cầu:
Work in pairs to talk about Pele's life.
Outline
− Born: 23rd October, 1940 in Tres Coracoes, Brazil
− Full name: Edison Arantes do Nascimento


− Playing position: forward/striker
− From 1952 to 1956: played for Bauru AC, Brazil
− From 1956 to 1974: played for Santos, Brazil
− 1962: let the team to its first world club championship
− Became the only player to participate in three World Cup in 1958, 1962, 1970
− 1974: scored 1200th goal
− Before retirement: played for an American football club.
− Retired: 1977
− After retirement: became an international ambassador for the sport.
Sau khi cho học sinh luyện theo cặp với nhau tôi sẽ yêu cầu một số em trình bày

thuộc lòng trước lớp.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đối chứng
Trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm việc đổi
mới phương pháp dạy nghe tiếng Anh lớp 10 - Chương trình chuẩn. Kết quả như sau:
* Thực nghiệm: Tôi chọn 4 lớp 10A, 10B, 10C, 10D và chia làm 2 nhóm:
Nhóm thực nghiệm: Lớp 10B, 10D; nhóm đối chứng: lớp 10A, 10C
Lớp

Sĩ số

10A
10B
10C
10D

32
32
30
28

Giỏi
SL
10
8
7
10

Khá
%

31
25
23
36

SL
12
10
13
10

%
38
31
44
36

Trung bình
SL
%
10
31
14
44
10
33
8
28

Yếu

SL
0
0
0
0

%
0
0
0
0

Sau khi áp dụng phương pháp đổi mới này cho học sinh ở các lớp 10A, 10B, 10C,
10D và qua lần thực nghiệm này tôi nhận thấy trong bài dạy nếu vận dụng việc đổi mới
phương pháp dạy kĩ năng nghe cho học sinh thì bản thân tôi đã gặt được những kết quả
đáng khả quan như sau:
- Phần lớn học sinh có thể nghe hiểu ngay tại lớp.


- Các em tỏ ra say mê học tập, tự tin trong các hoạt động giao tiếp.
- Học sinh không còn sợ giờ nghe.
- Học sinh thích nghe băng cassette.
- Học sinh đã nắm được một số kĩ năng nghe và cách làm các dạng bài tập nghe.
- Kĩ năng nghe của học sinh có tiến bộ.
- Tạo ra được nhiều tình huống kích thích sự sáng tạo của học sinh.
- Giúp các em nâng cao hiểu biết về văn hóa, xã hội, khoa học thông qua các bài
nghe.
Tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp đổi mới để dạy bài nghe cho học sinh của tôi
là một hướng đi đúng có thể mang lại hiệu quả khá khả quan trong quá trình dạy và học môn
ngoại ngữ nhà trường phổ thông trong điều kiện hiện nay.

2. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện
Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng
kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
2.1. Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng
tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh,
giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ
thuộc.
Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong
giao tiếp.
Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em
nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó
đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm
thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói. Khen ngợi các ý tưởng trong bài đối thoại hoặc bài thảo
luận chứ không phải vì sự chính xác của ngôn từ.
Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình thức "vừa
chơi - vừa học".
Trong thời gian ở nhà hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các
bài hát bằng tiếng Anh...


Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập
tốt kĩ năng nghe và các kĩ năng giao tiếp khác.
2.2. Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hình
thức hoạt động, các kĩ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết dạy nghe.
2.3. Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội dung của bài nghe: tranh ảnh, mô
hình, băng... (cụ thể bản thân tôi đã thực hiện thu một bài nghe tiếng Anh từ đĩa 3 đến 4
lần điều này rất thuận tiện trong thao tác và tiết kiệm thời gian trên lớp).
2.4. Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kĩ
thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy. Giai đoạn luyện tập sau khi nghe, ngoài các
bài tập sách giáo khoa, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp

thực tế cao.
2.5. Trong giờ nghe phải cho học sinh cơ hội phát triển kĩ năng giao tiếp cũng như là
luyện tập nói một cách đơn giản. Đặt ra các hoạt động cẩn thận để học sinh biết ngôn từ
và cách để hoàn thành nhiệm vụ được giao thành công.
2.6. Cố gắng cá nhân hóa hoạt động cá nhân càng nhiều càng tốt. Điều này làm cho
hoạt động nghe, nói thực tế và khuyến khích học sinh giao tiếp. Các hoạt động theo
nhóm, cặp phải được tổ chức thật khoa học. Luôn đặt câu hỏi tại sao hoạt động này phải
được thực hiện theo cặp, theo nhóm, liệu có đạt được mục đích đề ra hay không?
2.7. Giáo viên phải có sự cải tiến bài giảng cho phù hợp với từng trình độ của học
sinh, tạo điều kiện để học sinh yếu cũng có thể tự tin tham gia vào giờ học đầy hứng thú.
Trên hết là không kiểm soát lớp quá nhiều. Nếu học sinh đang thực hành mà giáo
viên đặt câu hỏi thì học sinh sẽ không có cơ hội luyện tập.
Tóm lại:
Để thực hiện một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau
đây:
- Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng.
- Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, máy ghi âm để giúp học sinh nghe được
giọng đọc của người bản ngữ.


- Nếu bài nghe do giáo viên đọc, phải được đọc chuẩn xác, rõ ràng, tốc độ trung bình
không nhanh quá không chậm quá.
- Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kĩ năng cần thiết trong khi nghe như đoán từ,
đoán nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép thông tin với tranh, nghe điền thông tin vào
bảng...
- Đối với một số bài nghe có nội dung phức tạp hơn thì giáo viên cố gắng áp dụng tốt
3 bước nghe hiểu để tạo điều kiện phát huy khả năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ của
học sinh.
- Các kĩ năng cần được phối hợp linh hoạt trong quá trình dạy nghe.
3. Những kiến nghị

Dạy nghe là một hoạt động khó trong dạy ngôn ngữ, vì vậy trước hết người giáo viên
cần phải có những nhận thức đúng đắn về kĩ năng cũng như các bước tiến hành một bài
dạy nghe theo đúng đường hướng giao tiếp, giáo viên phải tự nâng cao phương pháp
giảng dạy và kiến thức chuyên môn bằng nhiều cách như tự học trong các giáo trình, các
chương trình trên Internet, trên truyền hình, học qua đồng nghiệp, tham gia các khóa học
chuyên đề, tập huấn.
Trên đây chỉ là một số đổi mới mà bản thân tôi đã áp dụng vào giảng dạy kĩ năng
nghe - Tiếng Anh lớp 10 - Ban Cơ bản. Hy sọng đó chỉ là những tham luận nhỏ bé của tôi
giúp đồng nghiệp trong quá trình dạy nghe. Sự năng động sáng tạo của giáo viên là rất
quan trọng cho sự thành công của việc áp dụng phương pháp này. Tôi rất mong được sự
quan tâm và đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiếng Anh lớp 10 - Sách giáo khoa
- Tiếng Anh lớp 10 - Sách giáo viên
- Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Tiếng Anh 10 - tác giả Hoàng Văn Vân
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh TPTH - Tác giả Vũ
Thị Lợi, Nguyễn Hải Châu
- Teach English - A training course for teachers - Tác giả Adrian Doff
- New Ways in teaching Listening - Tác giả Kathleen M. Bailey và Lance Savage
- Adrian, D (1988),Teach English, Cambidge University Press in asosiation with
British Council
- Harmer, J (1981), How to teach English, London – Longman Press
- Website… google… com.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới Lớp 10
Trung học phổ thông – Nhà xuất bản giáo dục - 2006
- Sổ tay người dạy Tiếng Anh- Hoàng Thái Nguyên – Nhà xuất bản giáo dục
- Dạy Tiếng Anh ở các trường phổ thông – Hồ Tấn - Nhà xuất bản giáo dục



×