Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Trần Thị Thanh

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ THỊ HÓA
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Trần Thị Thanh

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ THỊ HÓA
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên)
Mã số: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học


TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu là kết quả của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thong tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cơ
TS.Phạm Thị Xuân Thọ, Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh
đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt q trình hồn thành đề tài
nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Địa Lý, Phịng Sau Đại Học
trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc
học tập, trang bị kiến thức để có thể hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các ban ngành: Sở Tài Nguyên và Môi trường
tỉnh Đồng Nai, Sở Xây Dựng, Sở Cơng Thương, Ban Quản lí các khu cơng
nghiệp và Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình giúp
đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu tham khảo quý báu, hữu ích để tác giả hồn thành
tốt luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã bên cạnh, động viên, giúp đỡ tác
giả trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT .......................................................... 7
1.1. Đơ thị hóa......................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 7
1.1.2. Những biểu hiện cơ bản của q trình đơ thị hóa ........................................... 8
1.1.2.1. Dân số đơ thị ngày càng tập trung đông vào các đô thị ......................... 8
1.1.2.2. Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng .................................................. 9
1.1.2.3. Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị vào nông thôn .................................. 10
1.2. Cơ cấu sử dụng đất ....................................................................................................11
1.3. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất..........................12
1.3.1. Đơ thị hóa ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất .......... 12
1.3.2. Đô thị hóa ảnh hưởng gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất .......... 14
1.4. Thực tiễn q trình đơ thị hóa và q trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở
Việt Nam và Đông Nam bộ ......................................................................................16
1.5. Kinh nghiệm sử dụng đất trong q trình đơ thị hóa của một số nước châu Á 25
Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................ 30
2.1. Khái quát chung về tỉnh Đồng Nai .........................................................................30
2.1.1. Vị trí địa lí..................................................................................................... 30
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội ............................................................................... 35

2.2. Cơng nghiệp hóa – đơ thị hóa tỉnh Đồng Nai .........................................................40


2.2.1. Cơng nghiệp hóa ........................................................................................... 40
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế .......................................... 40
2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................. 42
2.2.2. Đơ thị hóa tỉnh Đồng Nai ............................................................................. 46
2.3. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
ở tỉnh Đồng Nai .........................................................................................................49
2.3.1. Biến động diện tích đất tự nhiên ................................................................... 49
2.3.2. Đơ thị hóa ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở tỉnh
Đồng Nai từ năm 2000 đến 2010 .................................................................. 52
2.3.3. Đơ thị hóa ảnh hưởng gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất .......... 74
2.3.3.1. Đơ thị hóa làm cho giá trị của đất tăng lên .......................................... 74
2.3.3.2. Đơ thị hóa ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế-xã hội ........................... 75
2.3.3.3. Đơ thị hóa làm cho mơi trường đất ngày càng ô nhiễm....................... 82
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT .............................................................................. 85
3.1. Cơ sở định hướng.......................................................................................................85
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ............ 85
3.1.2. Quy hoạch hệ thống đô thị Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.................. 85
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Đồng Nai ................................. 89
3.1.3.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 89
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội và môi trường ................................ 89
3.2. Định hướng về phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và chuyển dịch cơ cấu
sử dụng đất tỉnh Đồng Nai........................................................................................93
3.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển................................................................ 93
3.2.1.1. Các quan điểm phát triển ..................................................................... 93
3.2.1.2. Các mục tiêu phát triển ........................................................................ 93
3.2.2. Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn

tỉnh Đồng Nai................................................................................................ 94
3.2.2.1. Mức tăng trưởng dân số đô thị ............................................................. 94


3.2.2.2. Phân loại đơ thị và cấp quản lí đơ thị .................................................. 94
3.2.2.3. Tổ chức hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh ........................................... 97
3.2.2.4. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn....... 100
3.2.2.5. Định hướng bố trí sử dụng đất tỉnh Đồng Nai từ 2015 đến 2020 ...... 101
3.3. Giải pháp phát triển đơ thị và sử dụng hợp lí tài ngun đất ở tỉnh Đồng Nai ...............103
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 106
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 109


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các nước có tỉ lệ thị dân cao năm 2010 ......................................................... 9
Bảng 1.2 Dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000-2010 ...................... 16
Bảng 1.3 Cơ cấu sử dụng đất cả nước năm 2000 và 2009 .......................................... 18
Bảng 1.4 Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị giữa các địa phương trong cả nước
năm 2000 và 2009 ........................................................................................ 20
Bảng 1.5 Cơ cấu sử dụng đất phân theo địa phương trong cả nước năm 2009 .......... 22
Bảng 2.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 20002010 ............................................................................................................. 36
Bảng 2.2 Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Đồng Nai phân theo địa
phương giai đoạn 2000-2010 ....................................................................... 37
Bảng 2.3 Tổng sản phẩm quốc nội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2010.................... 41
Bảng 2.4 Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2000-2010. ................................................................................................... 42
Bảng 2.5 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế tỉnh
Đồng Nai năm 2000 và 2010 ...................................................................... 44
Bảng 2.6 Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Đồng Nai

giai đoạn 2000-2010 .................................................................................... 46
Bảng 2.7 Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của tỉnh Đồng Nai phân theo
địa phương giai đoạn 2000-2010 ................................................................. 47
Bảng 2.8 Biến động diện tích đất tự nhiên tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến
năm 2010 ..................................................................................................... 50
Bảng 2.9 Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai năm 2000 ....................................... 52
Bảng 2.10 Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai năm 2005 ....................................... 53
Bảng 2.11 Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai năm 2010 ....................................... 55
Bảng 2.12 Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 20002010 ............................................................................................................. 58


Bảng 2.13 Biến động diện tích đất nơng nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử
dụng của tỉnh Đồng Nai từ năm 2005-2010 ................................................ 62
Bảng 2.14 Tỉ lệ đất phi nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phân theo địa phương năm
2005-2010 .................................................................................................... 73
Bảng 2.15 Lao động và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2000-2010 ................................................................... 75
Bảng 2.16 Cơ cấu đất đô thị và dân số đô thị tỉnh Đồng Nai phân theo địa
phương năm 2005-2010 ............................................................................... 81
Bảng 3.1 Dự báo phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến
2020 ........................................................................................................... 100
Bảng 3.2 Định hướng bố trí, sử dụng đất tồn tỉnh Đồng Nai đến năm 20152020 ........................................................................................................... 102
Bảng 3.2 Quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 ............................................................................................. 103


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
*DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1


Sự gia tăng dân số thành thị nước ta giai đoạn 2000-2010 ................... 17

Biểu đồ 1.2

Sự thay đổi cơ cấu dân thành thị và nông thôn nước ta từ 20002010 ....................................................................................................... 18

Biểu đồ 1.3

Cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 2000 và 2009 .................................... 19

Biểu đồ 1.4

Cơ cấu tỉ lệ dân thành thị theo địa phương trong cả nước năm
2000 và 2009 ......................................................................................... 21

Biểu đồ 1.5

Cơ cấu sử dụng đất vùng Đông Nam Bộ năm 2000 và 2009................ 23

Biểu đồ 2.1

Tốc độ tăng trưởngGDP của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2010 ....... 50

Biểu đồ 2.2

Tổng sản phẩm GDP tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2010 ................... 52

Biểu đồ 2.3

Sự thay đổi cơ cấu GDP theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2010 ....... 53


Biểu đồ 2.4

Cơ cấu dân thành thị và nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2000-2010. ............................................................................................ 56

Biểu đồ 2.5

Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2000-2010 ............................. 61

*DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai .................................................................. 31
Hình 2.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2010 ............................... 57
Hình 3.1 Sơ đồ định hướng khơng gian Đồng Nai trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh .....91


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, là địa bàn để xây dựng cơ sở cư trú, xây
dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng. Vấn đề sử dụng đất theo
mục đích có sự khác nhau trong q trình phát triển của xã hội lồi người. Trong xã
hội lạc hậu, đất đai là địa bàn cư trú và phục vụ chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
Khi xã hội phát triển, nhất là trong xã hội công nghiệp hiện nay thì đất sản xuất
nơng nghiệp được chuyển sang sử dụng vào nhiều mục đích: xây dựng các khu công
nghiệp và xây dựng các khu đô thị mới ngày càng nhiều.
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí
địa lí vô cùng quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng và là tỉnh có
tốc độ phát triển kinh tế cao và q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn ra mạnh
mẽ. Q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất công nghiệp và đất đô thị làm
cho giá trị sử dụng đất có sự thay đổi mạnh mẽ và tạo nên sự biến động lớn về cơ

cấu sử dụng đất. Vấn đề sử dụng đất nhiều khi chưa hợp lí và ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế-xã hội và mơi trường. Do đó tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Ảnh
hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở tỉnh Đồng Nai” làm đề
tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng
Nai và tìm ra nguyên nhân, đề xuất phương hướng giải quyết để sử dụng tài nguyên
đất hợp lí hơn.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở
tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả nhất vốn đất đai trên địa bàn tỉnh trong
thời gian tới.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tổng quan cơ sở lí luận về đất đai, cơ cấu sử dụng đất, các nhân tố ảnh
hưởng đến sử dụng đất.
-Nghiên cứu q trình đơ thị hóa của tỉnh Đồng Nai.


-Thu thập số liệu về đất đai và sử dụng đất tỉnh Đồng Nai.
-Nghiên cứu quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hiện trạng sử
dụng đất của tỉnh Đồng Nai.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
của tỉnh Đồng Nai và tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên
đất hợp lí hơn.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Không gian lãnh thổ: Đề tài tập trung nghiên cứu q trình đơ thị hóa và vấn đề
sử dụng đất tỉnh Đồng Nai. Sự khác biệt trong chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giữa
các huyện, thị..

* Nội dung: Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ
cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Nai.
* Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2000-2010 và có thể phân tích
thêm một số năm trước để thấy rõ nguyên nhân và hiện trạng chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất tỉnh Đồng Nai.

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1 Các quan điểm nghiên cứu chủ yếu
5.1.1 Quan điểm tổng hợp
Trong một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tạo nên một thể tổng hợp thống nhất và hoàn chỉnh. Nền kinh tế
phát triển, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trình đơ thị
hóa cũng diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi các quá trình kinh tế-xã hội. Chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất chịu tác động tổng hợp của quá trình phát triển kinh tế, phát triển
cơng nghiệp và q trình đơ thị hóa. Do đó khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất cần phải dựa trên quan điểm tổng hợp.
5.1.2 Quan điểm lịch sử-viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng vận động và biến đổi theo không
gian và thời gian, tức là chúng ln ở trạng thái động. Q trình đơ thị hóa diễn ra
mạnh mẽ, sự thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội diễn ra từng ngày. Vì vậy, khi nghiên


cứu sự chuyển dịch cơ cấu diện tích đất của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể quan hệ
với những thay đổi về thể chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách
CNH trong q trình lịch sử, nhất là giai đoạn trước và sau Đổi mới và trong các
thời kì CNH-HĐH. Vì vậy, tác giả nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đât
trong giai đoạn 2000-2010. Để từ đó đánh giá thực trạng đơ thị hóa dến chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất, khả năng sử dụng đất và đề ra những phương hướng và giải
pháp sử dụng đất hợp lí trong tương lai.
5.1.3 Quan điểm lãnh thổ

Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và được xem là đặc trưng của Địa lí
học, đó là: khi xem xét các sự vật hiện tượng địa lí phải đặt chúng trong mối quan
hệ về khơng gian. Quan điểm này luôn chiếm được sự đồng thuận bởi trong thực tế
các sự vật và hiện tượng địa lí ln ln có sự phân hóa về khơng gian, làm cho
chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của
đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, tác giả ln đặt đơ thị hóa tỉnh Đồng
Nai trong mối quan hệ không gian với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam để xem xét và đánh giá.
5.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với yêu cầu hiện tại đồng thời phải
bảo vệ được tương lai. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn nên việc sử dụng phải đi
đôi với vấn đề bảo vệ, sử dụng một cách hợp lí, hiệu quả nhằm đảm bảo sản xuất
lâu bền trong tương lai.
Trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến chuyển dịch
cơ cấu đất ở tỉnh Đồng Nai cũng phải xem xét đến ảnh hưởng của nó đến mơi
trường xung quanh và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát
triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các
nghiên cứu địa lí kinh tế- xã hội nói chung và nghiên cứu đơ thị hóa, đất đai và mối


quan hệ giữa chúng nói riêng. Các cơng trình nghiên cứu không thể phát triển được
nếu thiếu các số liệu thống kê. Các nguồn tài liệu về đơ thị hóa và đất đai tương đối
đa dạng, phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan
lưu trữ và các cơ quan khác nhau theo chương trình hay đề tài nghiên cứu hoặc theo
những vấn đề nghiên cứu riêng cũng như trong các báo cáo tình hình phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh. Từ số liệu thống kê, tác giả tổng hợp, xây dựng các bảng số liệu
để thấy được sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở Đồng Nai.

5.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Sau khi đã thu thập được tài liệu về đơ thị hóa và vấn đề sử dụng đất đai, tác
giả luận văn xử lí theo mục tiêu nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng các phương pháp
truyền thống như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để rút ra các đặc điểm
CNH-HĐH và những tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Nai.
Việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp có ý nghĩa quan trọng
trước hết đối với cơ cấu sử dụng đất theo mục đích, nguyên nhân biến động diện
tích đất. Thơng qua các phương pháp này, nguồn tài liệu được xử lí phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp so sánh, tác giả đã tiến
hành so sánh để thấy được sự khác biệt về biến động cơ cấu sử dụng đất theo thời
gian và theo không gian giữa các huyện, thị.
5.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lí trên thực địa, giúp cho
việc thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng địa lí một cách
khoa học và trực quan nhất. Phương pháp bản đồ còn là phương pháp trực quan thể
hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch và tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội.
Tác giả đã sử dụng phương pháp bản đồ để nghiên cứu về sự phân bố dân cư,
đô thị, các khu công nghiệp của tỉnh, nghiên cứu về sự biến động diện tích đất từ đất
nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất đô thị một cách rõ ràng nhất.
Cùng với bản đồ, các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, q trình
thay đổi của các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội theo thời gian hoặc không gian.


Biểu đồ thể hiện sự biến động các sự vật hiện tượng, giúp cho việc thể hiện các kết
quả nghiên cứu trở nên trực quan và sinh động. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả
đã sử dụng nhiều loại biểu đồ khác nhau để thể hiện rõ hơn sự gia tăng dân số đô
thị, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh.
5.2.4 Phương pháp ứng dụng GIS
Hệ thống thông tin Địa lí (GIS) cho phép nhập thơng tin, lưu trữ, quản lí
cũng như phân tích và xử lí các thơng tin. Khóa luận đã sử dụng phần mềm Mapinfo

để phân tích chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Nai.
5.2.5 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính khoa học và đưa ra được
những dự báo chính xác, hợp lí... Tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực quy hoạch, kinh tế, môi trường bằng cách
gặp trao đổi với các chuyên gia để đánh giá xác thực hơn về sự chuyển dịch cơ cấu
sử dụng đất tỉnh Đồng Nai.

6. Đóng góp của đề tài
-Tổng quan cơ sở lí luận về CNH-ĐTH
-Tổng quan vấn đề về tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất tỉnh Đồng Nai
-Góp phần định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên đất tỉnh Đồng Nai.

7. Lịch sử nghiên cứu
+ Đơng Nam Bộ (trong đó có Đồng Nai) có diện tích đất bazan rộng lớn, nên ngay
từ những năm 1930, các chuyên gia thổ nhưỡng người Pháp đã có những cơng trình
nghiên cứu về đất đai và sử dụng đất vùng này nhằm mục đích cho việc lập đồn điền cao
su. Đáng chú ý nhất là cơng trình nghiên cứu của Fr MoosMan (1958) và Thái Công
Tụng (1971) nghiên cứu sự phân bố địa lí đặc điểm một số loại đất chính và phần nào đề
cập đến việc sử dụng đất
+ Trên cơ sở tài liệu của Fr MoosMan (1958) và Thái Công Tụng (1971), Viện quy
hoạch thiết kế Nông nghiệp với một số tuyến khảo sát bổ sung để xây dựng bản đồ đất
1/250 000 cho các tỉnh Đông Nam Bộ (trong đó có Đồng Nai). Các tác giả này chuyển
đổi phân loại đất theo quan điểm phát sinh.


+ Đặc biệt năm 1995, một cơng trình đánh giá đất đai vùng Đông Nam Bộ trên bản
đồ đất tỉ lệ 1/25.000 đã xây dựng (Phạm Quang Khánh 1995) trong đó Đồng Nai được
nghiên cứu đánh giá chi tiết và đưa ra nhận xét “Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng đất nông
nghiệp vào loại bậc nhất của vùng”.

+Gần đây nhất là luận văn tốt nghiệp của tác giả Trịnh Văn Anh (2004), bước đầu
tìm hiểu vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên chưa có tác
giả nào nghiên cứu về vấn đề “Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất của tỉnh Đồng Nai”.
Các đế tài nghiên cứu trên là tư liệu quý giá cho tác giả luận văn tham khảo trong quá
trình nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn:
Gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. trong đó phần
nội dung gồm có 3 chương:
+Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đơ thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất đai
+Chương 2: Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
tỉnh Đồng Nai.
+Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển đô thị và chuyển dịch cơ cấu
sử dụngđất tỉnh Đồng Nai.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ
HĨA VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 ĐƠ THỊ HĨA
1.1.1 Khái niệm
Đơ thị hóa là q trình biến các điểm quần cư nông thôn thành quần cư đơ
thị. Đơ thị hóa diễn ra rất sớm từ thế kỷ IV trước Công nguyên. Nhưng thuật ngữ
này mới được phổ biến vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi q trình đơ thị hóa
phát triển mạnh mẽ trên quy mơ tồn cầu.
Đơ thị hóa là khái niệm đa chiều, đa diện về kinh tế-xã hội và môi trường với
những biểu hiện thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất và đời sống như sự di chuyển dân
cư, thay đổi nơi ở, sự phát triển của sản xuất công nghiệp và sự thay đổi lối sống,
mức sống biến thành xã hội văn minh hơn.

Đơ thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cách
mạng khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố của
lực lượng sản xuất và phân bố dân cư, sự thay đổi cơ cấu về nghề nghiệp, văn hóa
xã hội, kết cấu giới tính, lứa tuổi dân cư, làm thay đổi mạnh mẽ môi trường sống.
Đơ thị hóa là một phạm trù kinh tế-xã hội, là q trình chuyển hóa và vận
động phức tạp mang tính quy luật, là q trình phổ biến diễn ra trên quy mơ tồn
cầu, mang tính chất đặc trưng nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời hiện
đại.
Trong giai đoạn đầu, đơ thị hóa được hiểu theo nghĩa hẹp là “Qúa trình biến
nơng thơn thành đơ thị”, sự phát triển thành phố và việc nâng cao vai trị của nó
trong đời sống kinh tế-xã hội. Tuy nhiên khơng nên đồng nhất đơ thị hóa với sự
tăng số lượng các đô thị, tăng quy mô dân số đô thị cũng như ảnh hưởng của nó đối
với các vùng xung quanh mà còn phải chú ý đến những thay đổi mang tính chất đa
dạng về mặt kinh tế-xã hội của quá trình này gắn liền với sự phát triển công nghiệp,
thương nghiệp, dịch vụ và sự phân bố dân cư, phân bố sản xuất.
Đơ thị hóa đã chuyển hóa sự phân bố dân cư phân tán ở các các vùng nông
thôn sang dạng phân bố dân cư tập trung ở các đô thị gắn với các hoạt động sản xuất


phi nơng nghiệp, làm cho vai trị của các ngành dịch vụ tăng lên, cùng với tác động
của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với nền kinh tế-xã hội thế giới, làm cho tỉ
lệ dân cư sống trong các đơ thị ngày càng tăng lên.
Đơ thị hóa cũng không ngừng làm thay đổi cách ứng xử và thái độ của con
người đối với thiên nhiên, cũng như làm thay đổi lối sống, cách sinh hoạt của chính
bản thân con người trong đơ thị.
Đơ thị hóa được hiểu theo nghĩa rộng với nội dung sau:
Quá trình tập trung dân cư vào các đô thị (sự chuyển cư vào các đơ thị), hình
thành và phát triển đơ thị mới.
Q trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị lớn.
Q trình mở rộng khơng ngừng diện tích đơ thị theo chiều rộng, chiều cao và

chiều sâu.
Quá trình phổ biến lối sống đơ thị.
Q trình hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật đô thị.
1.1.2 Những biểu hiện cơ bản của q trình đơ thị hóa
1.1.2.1 Dân số đô thị ngày càng tập trung đông vào các đô thị
Dân cư trên thế giới ngày càng tập trung đông vào các đô thị làm cho số
lượng đô thị trên thế giới ngày càng tăng nhanh chóng về số lượng thị dân lẫn quy
mô dân số đô thị. Để đánh giá mức độ đơ thị hóa, người ta thường dựa vào tỉ lệ dân
số đô thị và tốc độ tăng dân số đô thị. Các nước kinh tế phát triển cao thường có tỉ
lệ dân số đơ thị cao (mức độ đơ thị hóa cao), ngược lại các nước đang phát triển
thường có tỉ lệ dân số đơ thị thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số đô thị khơng phản ánh đầy
đủ mức độ đơ thị hóa cũng như tốc độ đơ thị hóa và chất lượng đơ thị hóa của tất cả
các nước.
Tỉ lệ dân số đơ thị thế giới đạt 45% năm 1995 (khoảng 2,6 tỉ người), năm
2008 dân số thế giới sống trong các đô thị đã vượt ngưỡng 50%, dự báo đến năm
2015 sẽ có 4,1 tỉ dân đơ thị và đến năm 2025 có khoảng 5,1 tỉ dân số đơ thị, với tỉ lệ
dân số đô thị khoảng 61%. Với xu hướng này, dân số đô thị thế giới vẫn tiếp tục
tăng nhanh đến giữa thế kỷ XXI.


Bảng 1.1 Các nước có tỉ lệ thị dân cao năm 2010
(Đơn vị :%)
Nước

Tỉ lệ thị

Nước

dân


Tỉ lệ thị
dân

Xingapo (Singapore)

100

Na-u-ru (Nauru)

100

Bỉ (Belgium)

99

Man-ta (Malta)

94

Côoét (Kuwait)

98

U-ru-goay (Uruguay)

94

Ixraen (Israel)

92


Ahentina (Argentina)

91

Cata (Quatar)

100

Mônacô (Monaco)

100

Ba-ren (Bahrain)

100

Aixơlen(Iceland)

93

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)
1.1.2.2 Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng
Đơ thị hóa thể hiện q trình mở rộng diện tích đơ thị và sự tập trung dân cư
vào các đô thị lớn, tăng số lượng đô thị cũng như phổ biến lối sống đô thị vào nông
thôn. Quá trình đơ thị hóa làm cho diện tích đơ thị ngày càng chiếm nhiều diện tích
của Trái Đất. Đơ thị cần xây dựng các tuyến đường giao thơng chính, các khu dân
cư, khu thương mại, khu giải trí và khu cơng nghiệp.
Đơ thị nhiều khi cịn phát triển ra ngồi ranh giới hành chính của chúng. Đơi
khi sự gia tăng diện tích lãnh thổ đơ thị cịn tăng nhanh hơn sự gia tăng dân số đô thị.

Thực tế các đô thị lớn lên và có khả năng thu hút các điểm dân cư nông
nghiệp và các đô thị nhỏ xung quanh dần dần tập hợp các vùng ảnh hưởng này
thành các ngoại ơ lớn hơn. Q trình mở rộng lãnh thổ đơ thị cũng là q trình
chuyển đất nơng nghiệp thành đất đô thị (hay là sự lấn chiếm đất nông nghiệp để
xây dựng thành đô thị, các cơ sở công nghiệp dân dụng...).
Theo thống kê và kinh nghiệm của thế giới, nhu cầu sử dụng đất bình quân
đầu người của dân cư thành thị trong mấy chục năm gần đây đã tăng lên rất nhiều.
Đó là các nhu cầu về nhà ở, cây xanh, công viên, câu lạc bộ.. ngày càng nhiều. Q
trình đơ thị hóa làm tăng tỉ lệ dân đô thị, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp làm


giảm diện tích đất nơng nghiệp, tăng diện tích đất đô thị và quỹ đất đô thị ngày càng
được sử dụng hợp lí hơn
1.1.2.3 Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị vào nông thôn
Lối sống bao gồm những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con
người, là đặc trưng của xã hội, giai cấp, tầng lớp nhất định. Đơ thị hóa là q trình
chuyển đổi lối sống nơng thơn sang lối sống đơ thị.
Q trình phổ biến lối sống đô thị làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt
động sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn, làm cho các hoạt động của nơng thơn xích
lại gần với đô thị. Trước hết là sự di chuyển kiểu con lắc một số lượng lớn dân cư
và lao động từ nông thôn vào đô thị, đặc biệt là sự di chuyển các dịng hàng hóa và
thơng tin từ đơ thị vào nông thôn, làm cho lối sống đô thị truyền vào nông thôn một
cách thường xuyên đều đặn. Ở đây, có thể nhận thấy sự chuyển động con lắc của
dân cư khơng chỉ trong sản xuất mà cịn cả trong các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ
khác nhau như học tập, sinh hoạt văn hóa vì các dịch vụ cao cấp lại thường nằm
trong các đô thị lớn. Các sinh hoạt văn hóa, dịch vụ sẽ được chuyển vào nông thôn
làm thay đổi lối sống nông thôn theo kiểu đơ thị.
Đơ thị hóa như là một quy luật khơng chỉ gắn với sự phát triển cơng nghiệp
mà cịn gắn với sự phát triển các ngành dịch vụ như giao thơng vận tải, thơng tin
liên lạc, tài chính-ngân hàng, khoa học giáo dục. Q trình đơ thị hóa ảnh hưởng rất

lớn đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống ở
nông thôn. Nhưng về sản xuất cơ bản nông thôn vẫn gắn với hoạt động sản xuất
nơng nghiệp là chính, nhưng nhờ áp dụng máy móc, khoa học kĩ thuật và các dịch
vụ do đô thị cung cấp, các vùng nông thôn đã có sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao
động sản xuất: lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp giảm xuống, lực lượng lao
động trong các ngành phi sản xuất tăng lên nhanh chóng. Đời sống sinh hoạt các
vùng nơng thôn cũng được nâng cao rõ rệt.
Lối sống đô thị thường gắn với sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ,
gắn với thị trường. Q trình đơ thị hóa làm phổ biến rộng rãi lối sống đô thị ra các
vùng nông thôn, nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng


tăng, do đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của vùng nơng thơn. Diện tích đất trồng
cây lương thực, cây công nghiệp giảm, đất sản xuất công nghiệp, đất giao thông, đất
kho tàng, đất thương mại, dịch vụ, đất ở ngày càng tăng, cơ cấu sử dụng đất có sự
thay đổi mạnh mẽ.

1.2- CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
1.2.1 Khái niệm đất
Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình
thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời
gian. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá: Là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông
nghiệp, lâm nghiệp, thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, môi trường
sống của sinh vật, là địa bàn cư trú, xây dựng các cơng trình và là nơi tiến hành các
hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của con người.
1.2.2 Cơ cấu sử dụng đất
Trong quá trình sinh sống, con người sử dụng đất vào các mục đích khác
nhau, đất nơng nghiệp (để sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy
sản), và đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, đất tơn giáo tín ngưỡng, đất

nghĩa trang, nghĩa địa, sơng suối và mặt nước chuyên dùng), còn một phần là đất
chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá khơng có
rừng cây).
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn mà sự gia tăng dân số ngày càng nhiều,
q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ như hiện nay, nhu cầu về vật chất, văn hoá
tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, do đó cần phải quy hoạch, quản lý sử dụng triệt
để và có hiệu quả các loại đất nhất…


1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
1.3.1 Đơ thị hóa ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
Đô thị hóa gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa, cùng với sự chuyển dịch
cơ cấu ngành, thành phần và lãnh thổ kinh tế, cơ cấu sử dụng đất đai cũng có sự
thay đổi theo. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch từ khu vực I sang khu vực II, III
đặc biệt là khu vực II- công nghiệp, xây dựng và việc hình thành các khu cơng
nghiệp, trung tâm cơng nghiệp, cụm công nghiệp, lãnh thổ công nghiệp, các dịch vụ
kiến trúc đô thị phát triển để phục vụ cho quá trình phát triển, như vậy làm cho nhu
cầu phải chuyển một diện tích lớn diện tích đất nơng nghiệp sang đất chuyên dùng
và đất sản xuất kinh doanh, làm giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp và diện
tích đất hoang hóa bạc màu, đất núi đá ít có giá trị sử dụng được sử dụng ngày càng
hiệu quả hơn.
Đô thị hóa làm tăng tỉ lệ dân đơ thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị, các
thành phố lớn, cực lớn –nơi có điều kiện thuận lợi để người dân sống và làm việc đã
làm cho diện tích đất đô thị không ngừng tăng lên, gia tăng việc lấn chiếm đất nông
nghiệp làm khu vực cư trú, làm cơng xưởng, làm khu vui chơi giải trí, phúc lợi công
cộng (công viên, viện bảo tàng, sân vận động), đất thương mại, giao thơng...Đất đơ
thị có giá trị rất lớn do chức năng và tính sử dụng cao độ của nó.
Đất đơ thị sử dụng vào các mục đích khác nhau cần phải có sự đánh giá tiềm
năng, giá trị của từng loại, cần có thiết kế và quy hoạch xây dựng cụ thể để sử dụng

hợp lí, có hiệu quả kinh tế cao nhất và phải phù hợp với quy mô dân số và khả năng
phát triển kinh tế của đô thị và các chức năng khác nhau của từng khu vực trong đô
thị, đồng thời tạo ra môi trường sống thuận lợi cho nhân dân thành phố.
Đất đô thị có thể chia thành các loại đất:
Đất cơng nghiệp: là đất xây dựng các xí nghiệp cơng nghiệp, thủ cơng
nghiệp, được bố trí ở các khu vực khác nhau, trong đó bao gồm cả đường giao
thơng nội bộ, các kho bãi, các cơng trình cơng cộng, vùng trồng cây xanh trong khu
công nghiệp. Khu đất công nghiệp là bộ phận quan trọng, thường là khu vực sản


xuất chủ đạo của đô thị. Nhưng do yêu cầu phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường
sống cho con người, nên khu đất công nghiệp thường được bố trí xa nơi tập trung
dân cư hoặc bố trí ra ngoại ơ. Ngược lại, một số xí nghiệp cơng nghiệp sạch, ít gây
ảnh hưởng đến mơi trường và sản phẩm khó vận chuyển gần khu dân cư hay gần
trung tâm đô thị.
Đất dân dụng: là đất phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở, các câu lạc bộ,
khu vực nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân, bao gồm đất xây dựng nhà ở, hệ thống
đường giao thông, các công trình phục vụ cơng cộng, cây xanh. Diện tích đất dân
dụng có xu hướng tăng lên gắn liền với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân
cư và sự quy hoạch hợp lí.
Đất thương mại, dịch vụ: là đất dành cho các trung tâm giao dịch thương
mại, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khốn, …. thường tập trung ở trung tâm
đô thị.
Đất kho tàng: là đất để xây dựng các loại kho tàng trực thuộc thành phố hoặc
trung ương…
Đất giao thông: như đất làm đường sắt, đường ô tô, đường thủy, hàng
không…là đất phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải trong đô thị và nối liền đơ thị
với bên ngồi
Đất đặc biệt: là khu vực đất dành cho quân sự, ngoại giao, nghĩa trang…
Nhìn chung diện tích đất đơ thị có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là

đất dân dụng và đất công nghiệp. Khi quy hoạch đất đô thị, phân chia đất đô thị cho
các mục đích khác nhau, cần có sự đánh giá nghiên cứu thật kĩ càng, đầy đủ, phải
chọn lựa các loại đất phù hợp với từng loại chức năng. Đồng thời tạo điều kiện cho
việc phát triển mở rộng đơ thị, tạo điều kiện cho đơ thị có khả năng phát triển mạnh
về kinh tế, giao thông vận tải thuận lợi, các khu đất chức năng khác nhau không
gây cản trở nhau trong quá trình phát triển, tạo nên một khơng gian đơ thị đẹp, hài
hịa hợp lí, hiện đại, phù hợp với tự nhiên, phong tục tập quán sinh hoạt và thuận lợi
cho sản xuất, mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất.


1.3.2 Đơ thị hóa ảnh hưởng gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
1.3.2.1 Đơ thị hóa làm tăng giá trị sử dụng đất
Đơ thị hóa là q trình kinh tế xã hội, q trình đó thường gắn liền với q
trình cơng nghiệp hóa thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kéo theo sự
chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Trong q trình đó, diện tích đất để phục vụ nhu
cầu phát triển sản xuất công nghiệp, khu đô thi, khu dân cư và xây dựng cơ sở hạ
tầng, kĩ thuật rất lớn. Cho nên, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại,
diện tích đất phi nơng nghiệp ngày càng tăng nhanh, nhất là diện tích đất phục vụ
cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Các loại đất nơng nghiệp khi
được chuyển đổi sang mục đích sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ thì giá cả cao hơn,
được sử dụng đa dạng và triệt để hơn, hiệu quả mang lại lớn, tạo nhiều cơ hội việc làm.
Đơ thị hố kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn
trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh, làm giàu trên mãnh đất của mình.
Để thu hút các nguồn vốn, công nghệ phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong những năm qua, Nhà nước và chính quyền
các địa phương đã thực hiện chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh doanh. Trên cả nước,
cả nước bình quân hàng năm, tính từ 2001 đến 2010, hơn 10 vạn ha đất nông nghiệp
được thu hồi đã phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thơng,

khu dân cư; khoảng 50% diện tích đất nơng nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm, trong đó, 80% thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm.
Do quy hoạch chưa tốt, kế hoạch quản lí, sử dụng đã cùng với tư tưởng chạy
theo lợi ích kinh tế trước mắt đã đưa tới tình trạng sử dụng đất tuỳ tiện, lãng phí.
Hầu hết các khu cơng nghiệp, dịch vụ, dân cư… đều bám dọc các quốc lộ huyết
mạch, các vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục vạn ha “đất cấu tượng” đất
“bờ xôi, ruộng mật” - bao đời nay là tư liệu sản xuất quan trọng và quý giá nhất của
người nông dân; nền tảng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia - đã bị sử dụng phí
phạm, tác động mạnh đến cơng ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục


vạn hộ gia đình nơng thơn với hàng triệu lao động nông nghiệp. Đi liền với thực
trạng này là sự nảy sinh phân hố, thậm chí cả mâu thuẫn xã hội. Đây là một vấn đề
búc xúc, cần được nhìn nhận thấu đáo và khắc phục sớm.
1.3.2.2 Đơ thị hóa ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế-xã hội và môi trường
+ Đơ thị hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển kinh tế -xã hội
Đơ thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất có tác động mạnh tới quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Hoạt động sản xuất chủ yếu ở các đô thị là
sản xuất phi nông nghiệp, cho nên sự chuyển dịch từ khu vực I sang khu vực II, III
và đặc biệt là khu vực II là phù hợp với xu thế phát triển. Do vậy phải cần sử dụng
một diện tích đất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng-vật chất kĩ thuật, giao thơng,
thương mại... vì các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật,
có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài
nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc sử dụng đất đô
thị hiệu quả sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Chính vì vậy, các đơ thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của
các địa phương, các vùng trong nước, làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, khu vực đô
thị đóng góp lớn trong cơ cấu GDP.
+ Đơ thị hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên

Ðất thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động cuả con người. Q trình phát triển
đơ thị hóa nhanh cùng với sự phát triển của công nghiệp làm cho môi trường đất
càng ngày càng bị ơ nhiễm. Ơ nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh
thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt
động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập trung. Các tác
nhân gây ơ nhiễm có thể phân loại thành tác nhân hố học, sinh học và vật lí. Các
thành phần của môi trường tự nhiên trong đô thị bị thay đổi mạnh mẽ.
+Bầu khí quyển đang bị ơ nhiễm nặng nề do công nghiệp, xây dựng và giao
thông vận tải thải chất độc, khói, bụi, tiếng ồn vào mơi trường, them vào đó là rác


×